Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

đánh giá tình hình phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân sách cấp huyện ở tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.35 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
*****
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC PHÂN CẤP QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Đề tài: Đánh giá tình hình phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ
chi đối với ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Mai
Học viên thực hiện : Nguyễn Quốc Cường
Lớp : Cao học HCC 16M
Huế, tháng 01/2013
1
Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 đã được Quốc hội khóa XI, kỳ
họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách
2004. Đây là một Luật quan trọng trong hệ thống pháp luật về tài chính của
nước ta. Qua hơn 8 năm thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước đã phát huy
được nhiều mặt tích cực, nâng cao được hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách
và tài sản nhà nước, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân, củng cố kỷ luật tài chính, tăng cường tích lũy, sử dụng tiết
kiệm Ngân sách Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội
của đất nước. Trong quá trình thực hiện, phâp cấp quản lý ngân sách là một
vấn đề nổi cộm cần phải được tổng kết, phân tích, đánh giá để sửa đổi cho phù
hợp nhằm hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tài chính phục vụ mục tiêu
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy nền kinh tế
nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước
nói chung và việc điều hành Ngân sách Nhà nước nói riêng.
Ở bài viết này, tác giả tập trung đi sâu phân tích, nhận xét đánh giá việc
phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thừa
Thiên Huế.
I. Ngân sách Nhà nước.


Ngân sách Nhà nước: Theo luật Ngân sách Nhà nước, Ngân sách Nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách
Nhà nước gồm hai hoạt động là thu và chi ngân sách.
Thu Ngân sách Nhà nước: Về mặt bản chất, thu Ngân sách Nhà nước
là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá
trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình.
2
Chi Ngân sách Nhà nước: Chi Ngân sách Nhà nước thể hiện các quan
hệ tiền tệ phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà
nước nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội mà Nhà nước
đảm nhận.
* Vai trò Ngân sách Nhà nước.
- Điều tiết lĩnh vực kinh tế: Tác động tới cơ cấu kinh tế; tác động tới
ngành, lĩnh vực kinh tế.
- Điều tiết lĩnh vực xã hội: Cung cấp hàng hóa công cộng; duy trì hoạt
động bộ máy nhà nước; an ninh – quốc phòng; an sinh xã hội; hoạt động văn
hóa, y tế, giáo dục; phân phối lại thu nhập.
- Điều tiết lĩnh vực thị trường: Ổn định giá cả; kiểm soát lạm phát (thuế,
công cụ vay nợ, thắt chặt chi tiêu).
II. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân sách cấp huyện ở tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Căn cứ vào Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Thông tư
số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 06 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, tỉnh Thừa Thiên Huế có Nghị quyết số
4b/2005/NQ-HĐND ngày 4 tháng 11 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế khoá V, kỳ họp chuyên đề thứ 4 về việc phân cấp nguồn thu,

nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Quyết định số
2751/2005/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp
chính quyền địa phương; theo đó quy định phấn cấp ngân sách cấp huyện như
sau:
1. Thu ngân sách huyện.
1.1. Các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%.
3
- Thu từ các khoản phải nộp ngân sách theo qui định của pháp luật (thuế
giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn
bài, phí, thuế tài nguyên…) hạch toán theo chương của đơn vị theo mục lục
NSNN từ các đơn vị:
+ Doanh nghiệp tư nhân (trừ doanh nghiệp trong Khu kinh tế Chân Mây
Lăng Cô, các Khu Công nghiệp do UBND tỉnh hoặc ủy quyền cho các Ban
Quản lý khu cấp giấy phép hoạt động);
+ Sự nghiệp công lập có hoạt động kinh tế do huyện quản lý;
+ Doanh nghiệp có vốn nhà nước do thành phố Huế trực tiếp quản lý;
(Không gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng
hàng hóa nhập khẩu ngân sách trung ương hưởng 100% theo qui định).
- Thu từ các hoạt động khác.
+ Các khoản phí, lệ phí do các đơn vị cấp huyện thu phần nộp ngân
sách theo qui định của pháp luật;
+ Lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ nhà, đất);
+ Các khoản thu sự nghiệp do các đơn vị cấp huyện thu phần nộp ngân
sách theo qui định của pháp luật;
+ Tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước do các huyện, thành phố Huế
quản lý khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
+ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước
do huyện quản lý;
+ Thu từ các khỏan tiền phạt, tịch thu theo qui định của pháp luật nộp

ngân sách huyện;
+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho
huyện theo qui định của pháp luật;
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
4
+ Thu chuyển nguồn của ngân sách huyện từ năm trước sang năm sau;
+ Thu kết dư ngân sách huyện;
+ Các khoản thu khác của ngân sách huyện theo qui định pháp luật;
+ Thu nhập từ vốn góp của ngân sách thành phố, tiền thu hồi vốn của
ngân sách thành phố tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản
thu khác của doanh nghiệp có vốn nhà nước do thành phố quản lý, phần nộp
ngân sách theo qui định của pháp luật.
1.2. Các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gồm công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty hợp doanh, công ty cổ phần (trừ doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ
kinh tế cá thể).
1.3. Các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp huyện với ngân sách
cấp xã.
- Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế môn bài, thuế tài nguyên … từ đơn vị kinh tế tập thể; hộ cá thể có
bậc môn bài từ 1 đến 6 ( kể cả hộ cá thể ở các chợ);
- Lệ phí trước bạ nhà đất, phí chợ, thuế chuyển quyền sử dụng đất trên
địa bàn phường;
- Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước, tiền đền bù thiệt
hại về đất do huyện, xã quản lý.
2. Chi ngân sách huyện.
2.1. Chi đầu tư phát triển.
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không
có khả năng thu hồi vốn do huyện quản lý. Riêng thành phố Huế có nhiệm vụ
chi đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục thuộc thành phố Huế quản lý; các

5
công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, an toàn giao
thông, vệ sinh đô thị.
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Chi thường xuyên :
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn
hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ,
môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan cấp huyện quản lý:
+ Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo và các hoạt
động giáo dục khác;
+ Đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng
khác;
+ Phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động
y tế khác theo quy định của pháp luật;
+ Cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt
động xã hội khác;
+ Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn
hóa khác;
+ Truyền thanh, phát lại sóng truyền hình và các hoạt động thông tin
khác;
+ Bồi dưỡng vận động viên các đội tuyển cấp huyện; các giải thi đấu
cấp huyện; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể
dục, thể thao khác;
+ Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công
nghệ khác;
6
+ Các sự nghiệp khác do huyện quản lý;
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do huyện quản lý:
+ Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và
các công trình giao thông; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao

thông trên các tuyến đường;
+ Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: duy tu,
bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai ; công
tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; bảo vệ, phòng chống cháy rừng,
bảo vệ nguồn lợi thủy sản; phòng chống dịch bệnh thủy sản.
+ Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa
hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị
chính khác;
+ Các hoạt động sự nghiệp địa chính theo phân cấp;
+ Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;
+ Các sự nghiệp kinh tế khác do huyện quản lý;
- Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân
sách huyện bảo đảm theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn
thực hiện;
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt
Nam cấp huyện;
- Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện: Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp huyện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18
của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;
7
- Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do cấp huyện
quản lý (kể cả chi thăm hỏi các gia đình chính sách trong dịp lễ, Tết Nguyên
đán). Mức chi tối đa do UBND tỉnh quy định cụ thể;
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
2.3. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
2.4. Chi chuyển nguồn năm trước sang năm sau.
III. Tình hình thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân

sách cấp huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Những kết quả đạt được.
- Nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp tỉnh và cấp huyện được phân
cấp phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và trình
độ quản lý của mỗi cấp; Thúc đẩy phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực
hành tiết kiệm, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công; sử
dụng có hiệu quả Ngân sách Nhà nước; khuyến khích xã hội hóa các lĩnh vực
văn hóa thông tin, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, môi trường… nhằm huy
động các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Ngân sách các cấp huyện được phân cấp nguồn thu để chủ động trong
thực hiện nhiệm vụ được giao:
- Tăng cường phân cấp nguồn thu cho ngân sách huyện tương ứng với
nhiệm vụ chi ngân sách đã thúc đẩy sự quan tâm đến công tác thu của cấp
huyện. Tăng dần khả năng tự cân đối của ngân sách cấp huyện.
- Trong thời kỳ ổn định ngân sách, cấp huyện được chủ động sử dụng
nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách cấp mình hưởng để phát triển kinh tế -
xã hội trên địa bàn và sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng
tự cân đối.
8
- Việc phân cấp tạo điều kiện để xác định tỷ lệ phân chia đơn giản,
thuận tiện trong hạch toán thu Ngân sách Nhà nước; dễ kiểm tra, đối chiếu
việc phân chia giữa ngân sách các cấp.
- Đã phân cấp rõ nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách
cấp đó đảm bảo; trường hợp cấp tỉnh ủy quyền cấp huyện thực hiện nhiệm vụ
chi của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp tỉnh cho cấp huyện để
thực hiện nhiệm vụ ủy quyền đó.
2. Những hạn chế, vướng mắc.
2.1. Đối với thu ngân sách huyện.
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gồm công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp doanh, công ty cổ phần Ngân sách tỉnh hưởng 70%, Ngân

sách huyện hưởng 30% nên chưa thúc đẩy sự quan tâm đến công tác thu của
cấp huyện.
- Thu tiền sử dụng đất thông qua đấu giá: cấp tỉnh hưởng 50%, cấp
huyện hưởng 30%, cấp xã hưởng 20% nên chưa thúc đẩy sự quan tâm đến
công tác thu của ngân sách cấp huyện, xã. Đây là nguồn thu khá lớn để phục
vụ đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới.
2.2. Đối với chi Ngân sách huyện.
- Trong Nghị quyết số 4b/2005/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, Quyết
định số 2751/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh có phân cấp chi đầu tư phát
triển, nhưng trên thực tế từ năm 2000 đến nay, tỉnh không phân bổ kinh phí
đầu tư phát triển cho cấp huyện mà tập trung quản lý tại tỉnh thông qua Sở Kế
hoạch và Đầu tư, do vậy vẫn tồn tại cơ chế “xin-cho”, đầu tư một số công
trình chưa thật sự cấp thiết đối với địa phương, các địa phương xin được dự án
là triển khai thực hiện.
- A Lưới là địa bàn huyện miền núi, vùng cao, ngoài Đài Phát thanh
Truyền hình huyện còn có xây dựng 04 Trạm tiếp sóng truyền hình vùng lõm
tại 4 cụm xã. Nhưng không được tỉnh phân cấp kinh phí, biên chế. Do vậy, chỉ
9
sau thời gian ngắn đi vào hoạt động đã phải đóng cửa, gây lãng phí cho Ngân
sách Nhà nước, trong khi nhân dân lại không được xem truyền hình.
- Định mức phân bổ chi thường xuyên trên một biên chế cán bộ, công
chức, viên chức cấp huyện, xã các huyện là như nhau là chưa thật sự hợp lý và
công bằng, đơn cử huyện A Lưới quãng đường đến Trung tâm Thành phố xa
do đó chi công tác phí chiếm tỷ lệ lớn, có phụ cấp khu vực 0,7 trên lương tối
thiểu nhưng định mức bằng với các huyện đồng bằng.
- Phân cấp chưa rõ ràng, còn chồng chéo nhiệm vụ chi sự nghiệp môi
trường, cây xanh, thu gom chất thải rắn.
IV. Giải pháp thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân
sách cấp huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Để phân cấp quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế có

hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, tác giả đề xuất như
sau:
1. Đối với thu ngân sách huyện.
- Thu ngân sách của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gồm công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, công ty cổ phần Ngân sách tỉnh
hưởng 30%, Ngân sách huyện hưởng 70% nhằm thúc đẩy sự quan tâm đến
công tác thu của cấp huyện.
- Thu tiền sử dụng đất thông qua đấu giá: cấp tỉnh hưởng 30%, cấp
huyện hưởng 30%, cấp xã hưởng 40% để thúc đẩy sự quan tâm đến công tác
thu của ngân sách cấp huyện, xã.
2. Đối với chi Ngân sách huyện.
- Kinh phí đầu tư phát triển giao cho cấp huyện ngay từ đầu năm theo
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trên cơ sở đó, Hội đồng nhân dân
huyện sẽ Quyết nghị những công trình nào thật sự cấp bách, cần thiết đối với
địa phương để ưu tiên bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả
nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước.
10
- Đối với các huyện miền núi, vùng cao như A Lưới, Nam Đông, Phú
Lộc cần phải phân cấp và bố trí nguồn kinh phí, biên chế cho các Trạm tiếp
sóng truyền hình vùng lõm, bình quân mỗi Trạm khoảng 200 triệu đồng/năm
và 2 cán bộ hợp đồng để thay nhau trực máy 24/24 và duy trì hoạt động của
Trạm.
- Định mức phân bổ chi thường xuyên/biên chế cán bộ, công chức, viên
chức cấp huyện, xã: Phân bổ theo hướng tách quỹ lương và các khoảng có
tính chất lương riêng, chỉ phân bổ định mức chi thường xuyên khác; đồng thời
có sự khác nhau giữa các huyện trong tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế
của các địa phương.
- Phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường, cây xanh, thu
gom chất thải rắn.
Tóm lại: Việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương, trong đó có ngân

sách cấp huyện là một phần quan trọng trong phân cấp quản lý ngân sách ở
nước ta. Đây là vấn đề được Nhà nước rất quan tâm, với điều kiện của từng
địa phương mà việc phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền địa
phương cũng rất khác nhau. Hiệu quả của việc phân cấp quản lý ngân sách ở
địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của cả nước, nếu
việc phân cấp quản lý các cấp chính quyền địa phương tốt nó không những
đảm bảo việc thực hiện tốt được các nhiệm vụ đề ra mà còn thể hiện sự tự
chủ, sáng tạo của địa phương trong việc sử dụng Ngân sách Nhà nước./.
11

×