Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách tổ chức hiện nay_8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.59 KB, 6 trang )

TIỂU LUẬN
Môn: Quản lý và điều hành tổ chức công
Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà-Phó Trưởng khoa Văn bản và CNHC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Khởi-Học viên lớp CH16M
1. Phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và
cải cách hành chính hiện nay?
1.1 Một số khái niệm
Điều hành: Điều hành là sắp xếp công việc, tác động đến từng nhân sự cụ thể, tài liệu
cụ thể để đạt đến từng mục tiêu cụ thể
Tổ chức gồm nhiều yếu tố: con người, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc,
yếu tố môi trường.
Tổ chức công là nơi tổ chức các hoạt động công vụ, là bộ phận cấu thành nên khu vực
công hoạt động theo luật định; Có trụ sở công, công sản để hoạt động; có quyền lực, là
một pháp nhân; được thành lập để kiểm soát các công việc quản lý hành chính của các
mặt đời sống xã hội.
Tổ chức công có đặc điểm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phạm vi hoạt động
rộng, cung cấp hàng hóa công, dịch vụ công, sử dụng ngân sách công, thuộc quyền sở
hữu của Nhà nước.
Quản lý tổ chức công khác với quản lý tổ chức tư:
Về mục tiêu hoạt động, quản lý tổ chức công phục vụ lợi ích công; quản lý tổ chức tư
để có lợi nhuận;
Về tính công bằng và hiệu quả, quản lý tổ chức công tạo ra sự công bằng giữa các bộ
phận cấu thành khác nhau trong tổ chức; quản lý tổ chức tư nhấn mạnh đến hiệu quả
và việc thực hiện mang tính cạnh tranh.
Về phương thức tác động đối với đối tượng quản lý, quản lý tổ chức công chú trọng
biện pháp tuyên truyền giáo dục, biện pháp hành chính; quản lý tổ chức tư sử dụng
nhiều biện pháp kinh tế và tác động tâm lý đối với đối tượng quản lý của mình.
Về nhân sự, quản lý tổ chức công giống với quản lý tổ chức tư
Về đánh giá hiệu quả quản lý, quản lý tổ chức công không có các tiêu chí đánh giá rõ
rang, chủ yếu bằng các dư luận xã hội; Quản lý tổ chức tư trên cơ sở lợi nhuận, thị
phần và năng lực cạnh tranh.


Mục đích điều hành của tổ chức công là nhằm đạt được hiệu quả hoạt động của tổ
chức; phối hợp tốt công việc
1.2 Điều hành tốt tổ chức công
Muốn điều hành tốt tổ chức công cần xác định 02 mục tiêu: Mục tiêu hướng nội và
mục tiêu hướng ngoại.
Mục tiêu hướng nội:
Xác định hợp lý trách nhiệm và nghĩa vụ
Xây dựng quy trình làm việc hiệu quả
Phát triển nhân viên(được đào tạo, phát triển tốt hơn)
Xây dựng bầu không khí làm việc tốt “Văn hóa tổ chức”
Quản lý hiệu quả nguồn thông tin
Tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát
Xây dựng tổ chức thành tổ chức học tập
Mở rộng khả năng và kích thích tiềm năng
Mục tiêu hướng ngoại:
Tạo dựng sự hiểu biết đúng đắn, sự hỗ trợ đối với tổ chức công
Tạo dựng hình ảnh tích cực về tổ chức công
Mở rộng quan hệ công tác
Tăng cam kết và sự hứng khởi làm việc cho nhân viên
1.3 Nguyên tắc quản lý điều hành tổ chức công
Nhóm nguyên tắc chung: Tuân thủ pháp luật; Khoa học, hướng tới hiệu lực hiệu quả
Nhóm nguyên tắc cụ thể: Công khai, dân chủ; Tăng cường sự tham gia; Liên tục, ổn
định; Theo thẩm quyền và trách nhiệm; Theo kế hoạch; Tăng cường hiệu quả kiểm tra,
phát huy tính tự giác; Vận dung tri thức về tâm lý quản lý(tính lan truyền); Phù hợp
với văn hóa và đạo đức công vụ; Thích ứng và đổi mới.
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành
Yếu tố bên ngoài:
Môi trường tự nhiên;
Môi trường kinh tế-xã hội;
Môi trường chính trị;

Môi trường pháp lý.
Yếu tố bên trong:
Chỉ huy, hoạch định, kiểm soát, ra quyết định;
Tổ chức;
Nguồn nhân lực, văn hóa tổ chức;
Thúc đẩy, phát triển.
1.5 Những khó khăn thách thức đối với điều hành tổ chức công hiện nay:
Cơ cấu tổ chức bất hợp lý;
Lãng phí nhân công;
Quy trình thủ tục rườm rà không thực chất;
Xung đột;
Chậm thay đổi, sức ỳ lớn;
Xáo trộn thường xuyên, mang tính hình thức;
Lãnh đạo thiếu tầm nhìn…
1.6 Mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách
hành chính hiện nay
Đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính hiện nay có mối
quan hệ gắn bó. Điều đó thể hiện ở chỗ: mục đích điều hành của tổ chức công là nhằm
đạt được hiệu quả hoạt động của tổ chức; phối hợp tốt công việc. Trong khi mục đích
của cải cách hành chính là nhằm đạt đến có nền hành chính nhà nước hoạt động hiệu
lực, hiệu quả. Vậy nên, đổi mới phương thức điều hành tổ chức công là một nội dung
quan trọng của cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay. Trong nội dung cải cách
hành chính đang triển khai tập trung các nội dung: cải cách thể chế, quy trình thủ tục
hành chính; tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa
công sở và thực hiện chính phủ điện tử. Thì trong đổi mới phương thức điều hành tổ
chức công tập trung xây dựng tổ chức hoạt động hiệu quả để nền hành chính nhà nước
hoạt động hiệu lực. Hay nói cách khác là cải cách hành chính hướng đến mô hình quản
trị nhà nước tốt, theo xu hướng của hầu hết các nhà nước trên thế giới. Trong đó vai
trò của tổ chức công là yếu tổ cùng các yếu tố khác cấu thành nền hành chính nhà
nước.

Cải cách hành chính hiện nay tạo cơ sở pháp lý và các điều kiện vật chất, kỹ thuật
trong đổi mới điều hành tổ chức công
Ngược lại đổi mới điều hành tổ chức công là thực tiễn sinh động để cải cách hành
chính định hướng đúng đắn nhiệm vụ trong từng giai đoạn, tránh chệch hướng trong
khi cải cách nền hành chính.
2. Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức công và vai trò của văn hóa
trong tổ chức công?
2.1.Một số khái niệm
Quan niệm về văn hóa. Hiện nay có rất nhiều quan niệm về về văn hóa. Văn hóa là tất
cả những gì liên quan đến con người về do con người tạo ra.
Theo học giả Taylor: Văn hóa là tổ hợp các tri thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, phong tục và năng lực, thói quen mà con người với tư cách là thành viên
của xã hội tiếp thu được
Quan niệm thứ hai: Văn hóa là tích cực, là những gì tốt đẹp, thậm chí hoàn hảo. Văn
hóa là giá trị tinh hoa của đời sống vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch
sử
Văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức là sự pha trộn riêng biệt của các giá trị,niềm tin
trông đợi và chuẩn mực được hình thành và duy trì trong tổ chức, phù hợp với chuẩn
mực chung của xã hội, tạo nên một dấu ấn riêng biệt, giúp phân biệt tổ chức này với tổ
chức khác.
Vai trò của văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức tạo nên niềm tin, thái độ làm việc của
cán bộ, công chức, viên chức; văn hóa phản ánh các quan hệ trong tổ chức công, văn
hóa cụ thể hóa những giá trị được coi trọng tổ chức(lòng trung thành, sự say mê công
việc,,,); văn hóa tổ chức tác động đến nhận thức, suy nghĩ, hành động của các cá nhân;
tạo dấu ấn của tổ chức; phản ánh uy tín, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tổ
chức, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành.
Một số góc nhìn khác nhau về văn hóa tổ chức: Qua nếp sống và các quan hệ trong tổ
chức; Qua điều kiện và môi trường làm việc; Qua cách tổ chức công việc trong tổ
chức; hiệu quả của việc điều hành
Biểu hiện của văn hóa tổ chức:

Mức độ tự giác sự đoàn kết trong công việc;
Năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao;
Cách thức chỉ huy, lãnh đạo;
Phương tiện và lề lối làm việc;
Hiệu quả công tác;
Quy chế làm việc và mức độ tuân thủ quy chế;
Truyền thống của tổ chức;
Lợi ích tập thể được đề cao;
Thái độ;
Mức độ bầu không khí tổ chức;
Các chuẩn mực để đánh giá công việc;
Cách sử dụng tiềm lực của tổ chức;
Cách giải quyết các xung đột nội bộ tổ chức;
Thái độ, cách ứng xử của công chức trong quan hệ với công dân.
Cũng có thể nhìn thấy biểu hiện văn hóa tổ chức qua: biểu tượng của tổ chức; khẩu
hiệu, phương châm hành động; trang phục của cán bộ, công chức,viên chức; dư luận;
quy trình làm việc; quan hệ dân sự, thái độ, tính trách nhiệm trong hành động cách
thức giải quyết xung đột,thái độ đối với cái mới hoặc những thay đổi quan trọng trong
tổ chức….Hoặc qua kiến trúc trụ sở; logo nghi lễ; khung cảnh làm việc; Ngôn ngữ.
Hoặc qua chuẩn mực giá trị niềm tin, ý tưởng, động cơ làm việc; phong cách quản lý,
không khí của tổ chức…
Tầm quan trọng của văn hóa tổ chức:
Văn hóa tổ chức tạo động lực làm việc(Rõ về mục tiêu, định hướng, công việc,môi
trường làm việc);
Điều phối, kiểm soát hành vi cá nhân(qua chuyện, truyền thuyết, chuẩn mực, thủ tục,
quy trình, quy tắc…);
Quản lý tốt xung đột trong tổ chức, giảm xung đột do gắn kết, hòa nhập, thống nhất
Tạo lợi thế canh tranh, tăng hiệu quả hoạt động, tạo sự khác biệt.
2.2 Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức công và vai trò của văn hóa
trong tổ chức công

Về các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức công: giá trị, niềm tin, chuẩn mực. Giá trị văn
hóa tổ chức là những gì hữu ích mà tổ chức mang lại cho chính con người trong tổ
chức đó và cho xã hội, phù hợp với chuẩn mực giá trị văn hóa tại cùng thời điểm. Ví
dụ, tổ chức công mang lại giá trị vật chất tiền thưởng cho người lao động, mang lại giá
trị vật chất và tinh thần cho công dân và xã hội là được cung cấp dịch vụ công tốt, phù
hợp chuẩn mực tiền thưởng, mức độ hài lòng, chất lượng dịch vụ công của xã hội cùng
thời điểm…Niềm tin của tổ chức công thể hiện ở mức độ tin cậy của chính các thành
viên trong tổ chức và xã hội đối với tổ chức. Niềm tin của tổ chức công không có ngay
khi tổ chức hình thành mà được đánh giá qua hiệu quả hoạt động của tổ chức. Đó là
cách đối xử với chính người lao động của tổ chức và chất lượng hoạt động của tổ chức
trong phục vụ xã hội. Chẳng hạn tính liên tục, nhanh chóng, kịp thời, chính xác của tổ
chức công trong phục vụ xã hội; công bằng, ổn định, quan tâm đến con người trong tổ
chức đó. Sự chuẩn mực của tổ chức thể hiện ở chỗ công tâm khách quan, không thiên
vị, không định kiến khi giải quyết công việc, thực hiện theo đúng quy định thẩm
quyền mà pháp luật giao cho.
Về vai trò của văn hóa trong tổ chức công: Xây dựng được văn hóa của tổ chức tạo
được niềm tin xã hội đối với người lao động làm việc trong tổ chức công và bản thân
tổ chức công đó. Mở ra khả năng phối hợp, kết hợp hoạt động của tổ chức công với
các tổ chức khác một cách dễ dàng để giải quyết công việc của tổ chức công đó…Với
nội bộ của tổ chức, tạo được bầu không khí làm việc dân chủ cởi mở, và mong muốn
gắn bó, cống hiến cho tổ chức của người lao động trong tổ chức đó. Giảm xung đột,
mở rộng khả năng liên kết trong cùng tổ chức và với bên ngoài. Thuận lợi cho việc
kiểm tra, kiểm soát hoạt động của tổ chức phòng ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức
và người lao động trong tổ chức đó.

×