Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách tổ chức hiện nay_15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.75 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
TIỂU LUẬN MÔN
QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hà
Người thực hiện: Nguyễn Văn Nam
Lớp: Cao học Hành chính công 16M
HUẾ - 2013
2
Câu hỏi:
1. Phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức
công đối với cải cách hành chính Việt Nam hiện nay
2. Phân tích các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công. Vai trò văn hoá trong tổ
chức công
3
Câu 1. Mối quan hệ giữa đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức
công đối với cải cách hành chính hiện nay
Trước yêu cầu đẩy mạnhsự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
vàtiến trình hội nhập quốc tế, một trong những vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động quản lý của hệ thống hành chính nhà nước đối với nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước
cùng với những sự thay đổi to lớn của bối cảnh quốc tế đặt ra những yêu cầu và
thách thức mới, đòi hỏi cải cách hành chính trong giai đoạn tới phải thay đổi ngay
từ trong lòng tổ chức công, mà cụ thể là đổi mới phương thức quản lý và điều hành
tổ chức.
Phương thức quản lý và điều hành tổ chức công là phương pháp, cách thức tổ
chức hoạt động, biện pháp có tính công nghệ vận dụng hoạt động của bộ máy quản
lý để giải quyết công việc của các tổ chức hoạt động trong khu vực công
Cải cách hành chính đặt ra nhiều nhiệm vụ cấp bách mà mục tiêu chung là hướng
tới việc đảm bảo cho các cơ quan hành hành chính Nhà nước đủ năng lực hoạt động
có hiệu lực và hiệu quả. Đấy cũng chính là mục tiêu của việc đổi mới phương thức
quản lý và điều hành tổ chức công.


Phương thức quản lý và điều hành đang được áp dụng ở nước ta từ trước đến
nay đã được hình thành và gắn liền với những đặc điểm của truyền thống văn hóa
Việt Nam. Trong khi đó, đất nước ta lại đang thực hiện quá trình cải cách hành
chính, chuyển đổi kinh tế một cách sâu rộng và mới đây nhất là ta đã gia nhập vào
Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì tổ chức công nhất thiết phải tự đổi mới, mà
cụ thể và trước tiên hết là đổi mới phương thức quản lý và điều hành để phù hợp
với tình hình xã hội luôn chuyển biến và phát triển cũng như hội nhập thế giới.
Trong bộ máy tổ chức công, việc đổi mới phương thức quản lý và điều hành
giúp tổ chức có thể quản lý được các công việc được tốt hơn, thuận lợi cho việc
kiểm tra thực hiện các quyết định quản lý hành chính nhà nước. Giúp cho tổ chức
làm việc một cách khoa học, logic, chặt chẽ, tạo ra thói quen, nề nếp làm việc khoa
học trong tổ chức. Đổi mới phương thức quản lý và điều hành góp phần làm giảm
bớt các thủ tục hành chính rườm rà, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thêm nhịp
điệu hoạt động của cơ quan. Ví dụ như: Cơ chế một cửa, một dấu và một cửa liên
thông như hiện nay chính là kết quả của sự đổi mới từ nhận thức đến phương thức
quản lý và điều hành của người cán bộ quản lý hành chính.
Những kết quả đạt được từ việc đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ
chức công tạo ra ý nghĩa khác trên bình diện kinh tế - xã hội - chính trị.
Xét trên phương diện kinh tế thì đổi mới phương thức quản lý và điều hành
tổ chức công là điều kiện quan trọng nâng cao năng suất lao động của tổ chức và
4
góp phần làm giảm nhiều chi phí không cần thiết trong quá trình vận hành công
việc hằng ngày của các cơ quan hành chính nhà nước.
Về mặt chính trị, đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công là
thực hiện chủ trương về cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Xét về mặt xã hội, hoạt động đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ
chức công sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan tổ chức công và người dân,
từ đó làm tăng lòng tin của nhân dân với hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Như vây, đổi mới phương thức quản lý và điều hành trong tổ chức công hiện

nay cần phải hướng theo việc xây dựng và áp dụng phương thức quản lý và điều
hành hiện đại kết hợp với truyền thống; Bảo đảm tính khoa học của quá trình điều
hành; Tạo được sự điều hành thuận lợi, đơn giản và phù hợp; Giảm nhẹ cường độ
và nâng cao năng suất lao động, góp phần tinh giảm biên chế.
Các biện pháp đổi mới phương thức quản lý và điều hành có thể kể đến: Xây
dựng mô hình mẫu và quy trình chuẩn cho quá trình điều hành hoạt động của các
cơ quan; Tăng cường sử dụng thiết bị hiện đại để xử lý công việc, đặc biệt là thu
thập, xử lý thông tin, truyền đạt các quyết định; Xây dựng các định mức cần thiết
và thực hiện việc tiêu chuẩn hoá trong công việc; Đổi mới quy trình kiểm tra hoạt
động của cơ quan, tổ chức công; Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho cán bộ, công
chức. Các biện pháp đổi mới phương thức quản lý và điều hành khi tiến hành cần
đảm bảo được mục tiêu cải cách hành chính.
Từ việc nhận thức được tầm quan trọng và mối quan hệ giữa đổi mới phương
thức quản lý và điều hành trong bối cảnh cải cách hành chính của đất nước ta hiện
nay, chúng ta cần quyết tâm thực hiện đổi mới phương thức quản lý và điều hành
tổ chức công một cách toàn diện và sâu sắc để có thể hoàn thành tốt quá trình cải
cách hành chính.

Câu 2. Phân tích các yếu tố cấu thành Văn hoá Tổ chức công. vai trò Văn hoá
trong Tổ chức công
Văn hoá ứng xử trong các môi trường xã hội đóng vai trò không kém phần
quan trọng trong việc hình thành nhân cách của những công dân tương lai. Các
Mác đã từng nói: Xét về mặt xã hội, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội.
Điều này hoàn toàn đúng, xét đến cùng thì con người hình thành nhân cách tốt đẹp
hay tha hoá về mặt nhân cách đều ở trong một môi trường xã hội nhất định và chịu
tác động của môi trường đó.
5
Trong mội hình thức giáo dục, mà đặc biệt là trong giáo dục tri thức, ông
cha ta đã đặt trên hết. Ấy vậy mà có những giai đoạn, chúng ta xao nhãng việc giáo
dục đạo đức, nhân cách cho học sinh trong nhà trường, các thang giá trị đạo đức, xã

hội không còn được coi trọng và bị đảo lộn. Thậm chí, nếu có ai đó hành xử khuôn
phép, chuẩn mực, thì lập tức bị một số người cho rằng phong kiến, cổ hủ.
Văn hoá ứng xử trong cơ quan nhà nước nói chung, ở các nhà trường nói riêng là
một bộ phận trong văn hoá ứng xử xã hội. Nhưng lại là một bộ phận đặc biệt quan
trọng ảnh hưởng đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia, ảnh hưởng đến
niềm tin của nhân dân với bộ máy nhà nước nói chung với hệ thống giáo dục nói
riêng. Hiện nay, Bộ Tài chính, đặc biệt là Học viện Tài chính đang tích cực xây
dựng và triển khai văn hoá doanh nghiệp, trong đó có văn hoá ứng xử giữa cán bộ
công nhân viên với nhân dân và sinh viên, giữa cấp trên với cấp dưới trong toàn
ngành, nhằm làm cho bộ máy doanh nghiệp chỉnh chu, quy củ, hoạt động kinh
doanh có hiệu quả, củng cố niềm tin trong sinh viên và nhân dân.
Các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công rất đa dạng, phong phú và mỗi
yếu tố đều có ảnh hưởng nhất định tới tâm lý, thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán
bộ, công chức. Có một số cách để phân loại các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức,
như yếu tố vật thể, phi vật thể; khách quan hay chủ quan Tuy nhiên, ta sẽ phân
loại các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công thành yếu tố cấu thành bên trong và
bên ngoài tổ chức công.
Các yếu tố bên trong cấu thành văn hoá tổ chức công bao gồm:
- Con người: là nhân tố quan trọng và then chốt nhất. Trong các nguồn lực có
thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa học - công nghệ, nguồn lực
con người thì nguồn lực con người là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác
chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy. Con người
tác động đến việc hình thành văn hóa tổ chức công thì đồng thời văn hóa tổ chức
công với những giá trị bền vững của nó sẽ tác động trở lại đối với việc hoàn thiện
nhân cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân tồn tại trong nó.
- Thể chế: Văn hoá tổ chức, đặc biệt là tổ chức công không thể hình thành
một cách tự phát giữa mối quan hệ các cá nhân trong tổ chức mà được hình thành
thông qua các hoạt động, thể chế của tổ chức. Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế,
đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hoá tác
động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện văn hoá tổ chức. Thể chế trong

tổ chức công đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động
của tổ chức diễn ra theo quy định, chuẩn mực đề ra một cách hệ thống, có sự phối
hợp đồng bộ giữa các cá thể, bộ phần trong tổ chức.
- Điều kiện tài chính và vật chất của tổ chức công: Tài chính của tổ chức
công phần lớn xuất phát nguồn ngân sách nhà nước. Nguồn tài chính trong tổ chức
công không chỉ dùng để duy trì đảm bảo các hoạt động của tổ chức mà còn góp
6
phần xây dựng nên văn hoá tổ chức. Bởi đặc thù tài chính trong tổ chức công phải
tuân theo các nguyên tắc: Công khai; Liên tục; Phân công rõ ràng về nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong tổ chức công; Dân
chủ hoá trong quá trình điều hành; Tuân thủ pháp luật.
- Yếu tố tổ chức: Nền tảng văn hóa của tổ chức là yếu tố ảnh hưởng lớn đến
đạo đức, tác phong làm việc của các thành viên trong tổ chức công. Vấn đề đạo đức
và trách nhiệm của người quản lý và các thành viên trong tổ chức là nhân tố tinh
thần, tác động. Văn hóa tổ chức là cách ứng xử, giao tiếp, cách phối hợp thực hiện
công việc giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các nhân viên với công dân.
Phải làm sao để nhân viên trong tổ chức thấy rằng họ có cơ hội để làm việc tốt
nhất.
- Thông tin: trong tổ chức công có vai trò rất khác biệt đối với thông tin bình
thường. Thông tin trong tổ chức công là tài sản của Chính phủ có giá trị liên tục
nhất. Thông tin góp phần tạo nên văn hoá tổ chức công. Bởi tuỳ theo đặc điểm tổ
chức công, mà thông tin công mang những nguyên tắc khác nhau: công khai hay bí
mật, phục vụ cho đối tượng, tầng lớp chính trị nào. chính sự công khai, cung cấp
thông tin đối với công chúng lại tác động ngược lại vào sự tín nhiệm nhà nước, ảnh
hưởng lên văn hoá tổ chức công.
- Mục tiêu tổ chức: Các mục tiêu được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công
việc theo mục tiêu cao hay thấp. Có những trường hợp đề ra mục tiêu quá cao trong
khi tổ chức đó không có đủ điều kiện để thực hiện thì mức độ hoàn thành công việc
cũng không cao. Cho nên khi đề ra các mục tiêu cần chú ý tới điều kiện hoàn cảnh
ở trong tổ chức đó.

- Cơ cấu tổ chức: Việc sắp xếp bố trí nhân sự trong các tổ chức công có phù hợp
hay không cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng. Nhân viên làm
việc trong các cơ quan tổ chức có được sắp xếp vào đúng vị trí, đúng ngành nghề,
phù hợp với năng lực mà họ có, có phát huy được năng lực làm việc hay không
cũng là vấn đề cần chú ý vì nó liên quan đến chất lượng, đến hiệu quả làm việc
trong các tổ chức công.
Ngoài ra văn hoá tổ chức công còn bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài, bao gồm:
- Môi trường chính trị
- Hệ thống cơ sở pháp luật của nhà nước
- Xu thế hoạt động của thế giới
- Các yếu tố của môi trường tự nhiên
- Các mối quan hệ của tổ chức
- Các công dân tại nơi tổ chức hoạt động
- Văn hóa hành chính của hệ thống công vụ
7
- Tiến độ phát triển của khoa học kỹ thuật
- Đời sống kinh tế văn hoá của đất nước
Từ các phân tích trên, ta có thể thấy các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức công
không hề đơn giản. Để có thể khơi dậy, phát huy hết nguồn nội lực của tổ chức
công thì cần xác định vai trò của văn hóa tổ chức công. Sơ lược thì vai trò văn hóa
tổ chức công bao gồm ba nội dung, đó là:
+ Đối với tổ chức công, phải xây dựng được văn hóa tổ chức công tiến bộ,
văn minh, hiện đại từ đó góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương,
dân chủ. Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi
trường văn hóa tổ chức công tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của CBCC với cơ quan,
với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công.
+ Tính tự giác của CBCC trong công việc sẽ đưa tổ chức công này phát triển
vượt hơn lên so với tổ chức công khác.
+ Văn hóa tổ chức công cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những
tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài tổ chức công, từ quá khứ đến tương lai cho

nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp tổ chức công tạo nên những chuẩn mực,
phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên. Hướng các CBCC
đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa
của tổ chức công. Đó chính là làm cho CBCC hoàn thiện mình.
+ Mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển của tổ
chức công.
Kiểu văn hóa quyền lực giúp tổ chức công có khả năng vận động nhanh, tạo
nên tính bền vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình.
Kiểu văn hóa vai trò giúp tổ chức công phát huy hết năng lực của CBCC,
khuyến khích họ hăng say với công việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu của
tổ chức công.
Xây dựng, đổi mới, chấn chỉnh không ngừng hoàn thiện tổ chức công giúp
tổ chức công phát triển bền vững, nhanh chóng đạt hiệu quả cao.
Thắng lợi của mỗi tổ chức công không chỉ là mục tiêu kinh tế, chính trị hay xã hội
mà trước hết và hơn hết đó là văn hóa tổ chức công.
Con người tác động đến việc hình thành văn hóa tổ chức công thì đồng thời
văn hóa tổ chức công với những giá trị bền vững của nó sẽ tác động trở lại đối với
việc hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân tồn tại trong nó.
Trong thời đại ngày nay, thời đại của toàn cầu hóa kinh tế, và môi trường
hoạt động đa văn hóa, chúng ta có thể khẳng định rằng, xây dựng văn hóa tổ chức
là một trong những vấn đề quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi tổ
chức. Do vậy, các tổ chức cần phải nhận thức được vai trò của việc xây dựng và
phát triển văn hóa tổ chức phù hợp; có như vậy mới phát huy được sức mạnh tổng
8
hợp; khai thác các yếu tố văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; đồng thời
khắc phục những xung đột, mâu thuẫn mà cốt lõi của nó là sự khác biệt về văn hóa.

9

×