Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

sự chuyển dịch vai trò giới trong gia đình có vợ đi xuất khẩu lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.83 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
ĐINH THỊ DƯƠNG
K56 – XÃ HỘI HỌC
MSV: 11030145
XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: SỰ CHUYỂN DỊCH VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ VỢ ĐI
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Là một nước đông dân với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
phát triển chưa ổn định như Việt Nam thì vấn đề việc làm luôn luôn là một vấn đề
nổi cộm trong xã hội. Và xuất khẩu lao động được coi là chìa khóa để giải quyết
việc làm trong nước.
Theo báo cáo của Cục quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động làm việc ở
nước ngoài 7 tháng đầu năm 2011 là 54.532 người (17.933 là lao động nữ), đạt
62,5% kế hoạch đề ra (87.000 lao động), tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2010.
Như vậy, theo thống kê gần đây thì lao động nữ hiện chiếm khoảng gần 1/3 tổng số
lao động Việt Nam ở nước ngoài. Con số này phản ánh vai trò và vị thế mới của phụ
nữ và những đóng góp to lớn của họ cho nền kinh tế.[10]
Giải phóng phụ nữ và tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện là một
trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Nó
đã và đang có những đóng góp vô cùng to lớn cho thu nhập quốc dân vì hiện
nay xuất khẩu lao động nữ chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong cơ cấu xuất khẩu
lao động. Điều này cũng minh chứng thêm vai trò to lớn của người phụ nữ hiện
nay. Tuy nhiên xuất khẩu lao động nữ của nước ta hiện nay đặc biệt trong khu
vực nông thôn đã tạo ra những thay đổi về cơ cấu hay vai trò của các thành
viên trong gia đình. Đây là một bài toán khó của toàn xã hội. Nếu như trước
đây người phụ nữ chỉ quen với việc đồng áng và chăm sóc con cái thì nay họ
tham gia đảm đương cả công việc kiếm tiền nuôi sống gia đình tương ứng với
vai trò trụ cột của người đàn ông trước đây. Ở đây có sự chuyển dịch vai trò
giới - vai trò của người phụ nữ trong gia đình được hoán đổi cho người đàn


ông. Một vấn đề đặt ra hiện nay là sự chuyển dịch vai trò có gây ra những khó
khăn cho người chồng hay không? Liệu người chồng có đảm nhiệm tốt hay
không? Đồng thời xem cách mà người chồng ứng phó với những khó khăn đó
như thế nào?
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
1
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
2. NỘI DUNG CHÍNH
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xuất khẩu lao
động, việc làm đối với người lao động và nhiều công trình khác, như:
Nghiên cứu: “Tác động của xuất khẩu lao động tới cuộc sống gia đình tại
tỉnh Thái Bình” đã được tiến hành năm 2008 với sự phối hợp giữa HealthBridge
Canada tại Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu phụ nữ thuộc Trung ương Hội Phụ
nữ Việt Nam.[6] Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu tác động của xuất khẩu lao
động đến các chức năng của gia đình, từ đó có những can thiệp phù hợp cho dự án,
góp phần nâng cao hiệu quả các chương trình di cư đi nước ngoài và nâng cao năng
lực nghiên cứu cho các đối tác địa phương tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu cho
thấy việc xuất khẩu lao động đã có tác động nhất định tới sự bền vững của gia đình,
đồng thời nghiên cứu đã cung cấp một số bằng chứng để khẳng định cho nhận định
sau: “Xuất khẩu lao động được xem là một trong những giải pháp cho lực lượng lao
động dư thừa và được xem là một hướng trong xóa đói giảm nghèo”.
Trong công trình nghiên cứu: “Vai trò của người chồng trong gia đình có vợ
đi xuất khẩu lao động” của Nguyễn Hà Đông, tác giả đã tìm hiểu vai trò sản xuất và
tái sản xuất trong gia đình có người vợ đi xuất khẩu lao động tại xã Vũ Hội – Vũ
Thư – Thái Bình.
Đề tài: “Xuất khẩu lao động ở Chí Linh, thực trạng và giải pháp” của tác giả
Nguyễn Thị Mai đã mô tả thực trạng xuất khẩu lao động thông qua các chỉ báo số
lượng , ngành nghề, thị trường, thu nhập, nêu ra những thuận lợi và khó khăn, đồng

thời cũng khẳng định xuất khẩu lao động là một trong những chiến lược giải quyết
việc làm, đặc biệt số lượng tham gia xuất khẩu lao động ngày càng chiếm tỷ lệ cao.
[7]
Theo thống kê của cục Quản lí lao động nước ngoài, năm 2005 có 43 vụ vi
phạm xuất khẩu lao động bị phát hiện trong đó có 25 vụ liên quan đến tuyển dụng
lao động bất hợp pháp của tổ chức cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động.
Năm 2006, 117 vụ bị phát hiện trong đó 58 vụ tuyển dụng lao động bất hợp pháp,
năm 2007 có 121 vụ trong đó có 44 vụ lừa đảo liên quan đến xuất khẩu lao động của
tổ chức cá nhân không có chức năng tiến hành, 77 vụ liên quan đến doanh nghiệp
xuất khẩu lao động. [11]
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
2
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
Theo Báo cáo của Cục quản lí lao động nước ngoài năm 2007, có 470.000
lao động đi làm việc tại nước ngoài trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Trong 4 tháng
đầu năm 2008, cả nước có 29.733 lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài. Phấn đấu
đến 2015, có khoảng 1 triệu lao động làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, đã có nhiều rất nhiều đề tài nghiên cứu khac nhau nhưng vẫn chưa có đề
tài nào nghiên cứu tác động của xuất khẩu lao động đến vai trò giới, mối quan hệ
trong gia đình, xuất phát từ thực tế khách quan, nhóm chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu: “Sự chuyển dịch vai trò trong gia đình có người vợ đi xuất khẩu lao động’’
2.1. Phương pháp luận
Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
Lênin để giải thích và làm cơ sở phương pháp luận chung. Áp dụng vào nghiên
cứu ta thấy phải đặt vấn đề trong các mối quan hệ với những vấn đề khác, đặt
nó vào những nguyên nhân và hoàn cảnh cụ thể của xã hội. Từ đó tìm ra
nguyên nhân và hệ quả mà vấn đề mang lại.
2.2. Các lí thuyết áp dụng
2.2.1. Lí thuyết cơ cấu chức năng của T.Parson (1902-1979)

Theo Parson thì hệ thống bất kì nào cũng phải đáp ứng bằng hệ thống chức
năng (AGIL), đây là sơ đồ chức năng nhằm giải thích mọi cấp độ hoạt động của các
hệ thống.[9, tr 236]
- Sự thích nghi (Adaptation: A)
Chính là những đòi hỏi về mặt thích nghi, thích ứng của một hệ thống đối với
những yêu cầu cấp bách của ngoại cảnh. Hệ thống phù hợp với môi trường, đồng
thời nó cũng làm môi trường phải phù hợp với những đòi hỏi của hệ thống đó.
- Sự hướng đích (Goal Attainment : G)
Một hệ thống xác định phải đạt tới mục tiêu xác định vì bản chất của sự tồn tại
là hành động, mà hành động thì luôn phải có mục tiêu.Mục tiêu là đòi hỏi tất yếu để
duy trì hành động.
- Sự liên kết (Integration : I)
Đó là sự hội nhập liên kết, điều phối mối quan hệ giữa các thành viên của nó với
nhau. Với nội bộ trong hệ thống, nó đảm bảo sự liên kết tạo ra quan hệ chỉnh thể
của hệ thống và đồng thời nó kiểm tra và điều khiển cả ba chức năng còn lại A, G,
L.
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
3
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
- Sự duy trì khuôn mẫu (Latency pattern maintenance : L)
Sự cung cấp và duy trì động cơ hành động của chủ thể cũng như những khuôn mẫu
văn hóa đã được xã hội tạo ra, chống lại những áp lực từ bên ngoài. Duy trì khuôn
mẫu là hoạt động không thể thiếu để đảm bảo được vị trí, vai trò, chức năng của các
hệ thống và tiểu hệ thống xã hội nên cũng là duy trì tính ổn định xã hội.
Đưa mô hình lý thuyết này vào phân tích giới, Parsons cho rằng xã hội hóa
giới cần phải tuân thủ các nguyên tắc để hướng phụ nữ và nam giới thực hiện các
chức năng đã được quy định sẵn của họ trong cơ cấu ổn định của xã hội.
Thuyết chức năng đem tới cho chúng ta sự giải thích tương đối có lý về
nguồn gốc của sự khác biệt vai trò giới và cũng thể hiện sự hữu dụng của chức năng

về những nhiệm vụ được quy định và phân công trên cơ sở giới. Trong gia đình,
người chồng- người cha sẽ thực hiện vai trò công cụ giúp duy trì cơ sở xã hội, hoàn
thiện cơ sở vật chất gia đình, là cầu nối giữa gia đình và thế giới bên ngoài còn
người vợ- người mẹ sẽ thực hiện vai trò tình cảm tức là người tạo các mối quan hệ
gắn bó, tình cảm và nuôi dưỡng gia đình, đảm bảo cho gia đình luôn êm ấm. Tuy
nhiên trong xã hội hiện đại cũng sẽ xuất hiện những sai lệch về vai trò, những sai
lệch này có thể được điều chỉnh hoặc sẽ tạo ra một trạng thái cân bằng mới về vai
trò trong gia đình.
Áp dụng vào nghiên cứu: có thể thấy trước những yêu cầu cấp bách của
ngoại cảnh, thì cá nhân người chồng phải đảm nhận những công việc mà người vợ
để lại. Mặc dù đó không phải là chức năng của người chồng mà xã hội gán cho. Tuy
nhiên, sự đảm nhận chức năng thay người vợ của người chồng đã làm thay đổi quan
điểm của xã hội. Sự chuyển dịch này nó sẽ tạo ra sự cân bằng chức năng trong gia
đình, khoảng cách về chức năng trong gia đình sẽ được rút ngắn. Để người chồng
thực hiện được chức năng của người phụ nữ cần phải có sự liên kết giữa các thành
viên trong gia đình, sự hỗ trợ từ các thành viên thì người chồng mới có thể hoàn
thành nhiệm vụ của mình trước hoàn cảnh đặt ra.
2.2.2. Lí thuyết vai trò
Mỗi cá nhân có một loạt vai trò, được đem lại từ những hình mẫu xã hội khác
nhau mà anh ta tham dự, một vai trò là một tập hợp các mong đợi, các quyền và
những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể. Thực hiện vai trò là những hành vi
thực tế của một cá nhân đang chiếm giữ một địa vị. Như vậy vai trò xã hội là sự tập
hợp những hành vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt buộc mà xã hội mong đợi đối với
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
4
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
một vị thế xã hội nhất định và sự thực hiện của cá nhân có vị thế đó. Vai trò là
những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội, nhưng đòi hỏi này được xác
định căn cứ vào các chuẩn mực và giá trị xã hội.

Áp dụng lí thuyết vào đề tài thì ta thấy, vai trò của người chồng hay người
vợ có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống gia đình, mỗi người đã đảm nhiệm
những vai trò cụ thể cho mình và thực hiện tốt những vai trò đó, tuy nhiên khi người
vợ đi xuất khẩu lao động sang cho người chồng đảm nhiệm những công việc mà
người vợ để lại thì người chồng phải gánh vác thêm nhiều công việc, người chồng
vẫn có thể hoàn thành tốt những công việc mà người vợ để lại.
2.3.Vai trò giới của người vợ và người chồng trong gia đình
Để đảm bào cuộc sống của các thành viên của mình, gia đình phải biết tiến hành
một loạt các hoạt động sống. Tùy vào từng gia đình khác nhau mà các thành viên
trong gia đình phải đảm nhận những vai trò nhất định
Như chúng ta đã biết người phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình, họ đảm
nhiệm thiên chức làm mẹ và công việc nội trợ trong gia đình, công việc đồng áng và
nhiều công việc khác. Vì sự khéo léo nên xã hội đã gán cho họ những công việc đó
trong gia đình
Bảng2.1: Người chủ yếu làm công việc nội trợ và chăm sóc con cái (tỷ lệ %)
Loại công việc Vợ Chồng
Vợ chồng ngang
nhau
Người khác
Mua thức ăn 88,9 5,5 1,7 4,2
Nấu cơm 79,9 3,3 4,3 12,5
Giặt giũ 77,3 2,8 6,4 13,5
Rửa bát 71,1 1,8 2,5 24,6
Dọn nhà 70,9 3,7 8,6 16,8
Chăm sóc người
ốm
52,1 3,7 33,3 10,9
Chăm sóc con
cái
54,6 2,7 38,2 4,5

[Nguồn:Lê Thái Thị Băng Tâm, 2008, Bảng 5.1; Trích từ Hoàng Bá Thịnh
(2008), Giáo trình Xã hội học về giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà nội]
Dựa vào bảng trên ta thấy công việc nội trợ và chăm sóc con cái người vợ là
người đảm nhiệm chủ yếu chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với nam giới
Nguyên nhân của sự chênh lệch giữa công việc của người vợ và người chồng
trong gia đình là do đặc điểm sinh lí và những quan niệm truyền thống từ trước đến
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
5
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
nay cho rằng người vợ phải tề gia nội trợ gánh vác việc gia đình để người đàn ông
lo phát triển kinh tế gia đình hoặc làm những việc trọng đại khác. Đây là sự phân
công lao động trong gia đình khá rõ rệt.
Bảng2.2: Phân công lao động trong gia đình ( đơn vị: %)
Sản xuất
Người đảm nhận Vợ Chồng Con Người khác
Trồng trọt 63,5 29,7 2,4 4,4
Chăn nuôi 73,5 17,5 4,3 4,7
Nuôi cá 28,9 56,2 5,2 9,7
Làm thuê 20,8 68,5 4,7 6,0
[Nguồn: Gia đình và môi trường phát triển (CGFED), 1997; Trích từ Hoàng Bá
Thịnh (2008), Giáo trình Xã hội học về giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội]
Như vậy có thể khẳng định người vợ là người thường xuyên làm những công việc
trong gia đình trước khi đi xuất khẩu lao động còn người chồng thường làm những
công việc nặng trong gia đình và thường phải xa nhà để kiếm thêm thu nhập
2.4. Những biểu hiện của sự chuyển dịch vai trò giới khi người vợ đi xuất khẩu
lao động.
Theo nghiên cứu cho thấy trong tổng số 120 người chồng được hỏi thì tất cả đều
trả lời rằng hiện tại họ đều là những người đảm nhiệm những công việc chính trong

gia đình và khi vợ mình đi xuất khẩu lao động thì rõ ràng người chồng phải đảm
nhận những công việc của người vợ trước đó trong gia đình. Ngoài ra người chồng
còn có thể nhận được sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình
Biểu đồ 1: Những biểu hiện của sự chuyển dịch vai trò giới tại 1 xã ở Thái Bình
(năm 2011)
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
6
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
Như vậy có sự chuyển dịch vai trò giới trong gia đình thể hiện ở việc người chồng
đảm nhận những công việc của người vợ trước đó như chăm sóc con cái, nội trợ,
công việc đồng áng, tham gia hoạt động cộng đồng và các việc khác khi vợ đi xuất
khẩu lao động.
2.5. Mức độ chuyển dịch của vai trò giới
Thời gian là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định mức độ chuyển dịch vai
trò giới theo chiều hướng nào
Biểu đồ 2: Mức độ chuyển dịch vai trò giới thông qua yếu tố thời gian (đơn
vị:Điểm)

số điểm tương ứng với mức độ chuyển dịch nhiều hay ít.
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
7
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
Ta thấy thời gian mà người chồng đảm nhận những công việc thay vợ là rất nhiều
trong đó công việc mà người chồng giành thời gian chủ yếu là chăm sóc con cái và
công việc đồng áng vì đó là hai công việc quan trọng cũng là một thử thách lớn đối
với người chồng
2.6. Thái độ của người chồng trước những công việc mà người vợ đảm nhiệm
trước kia

Thực hiện những công việc mà trước kia mình chưa từng làm một điều tất yếu là
người chồng sẽ gặp phải những khó khăn khi đảm nhiệm tất cả những công việc
trước đó của vợ mình, nhiều áp lực, tâm lí ảnh hưởng từ con người của người chồng
.vì sợ sẽ bị nhười khác khinh thường khi khong làm được những công việc trong gia
đình.Áp lực về sĩ diện.
Có 30,9% số người chồng có vợ đi xuất khẩu lao động được hỏi trả lời rằng họ
gặp phải những khó khăn vì công việc quá nhiều, thời gian rảnh rỗi ít không có thời
gian nghỉ ngơi. Có 13,4% số người gặp khó khăn trong việc tính toán chi tiêu trong
gia đình vì trước kia người vợ thường chi tiêu các công việc trong gia đình. Vì vậy
bây giờ người chồng cũng phải chi tiêu sao cho hợp lí. Chưa quen công việc cũng là
một khó khăn với 24,7% số người đồng tình. Như vậy người chồng cũng đã có sự
thích nghi khá lớn đồi với những công việc của người vợ
Biểu đồ 3: Những khó khăn mà người chồng gặp phải trong quá trình đảm nhiệm
công việc thay vợ ( đơn vị:%)
Rõ ràng trước khi vợ đi xuất khẩu lao động trong gia đình đã có một sự phân công
lao động rất lớn
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
8
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
2.7. Cách ứng phó với những khó khăn của người chồng khi đảm nhận những
công việc thay vợ
Đối mặt với những khó khăn như đã nói ở trên, những người chồng cũng đã tìm
ra những phương pháp phù hợp với mình để giải quyết và khắc phục những khó
khăn để đảm nhiệm một cách thành công công việc của vợ trước đó để làm tăng
thêm tính gắn kết của người chồng với gia đình. Có rất nhiều phương pháp được sử
dụng biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7: Những ứng phó của người chồng khi đảm nhận những công việc thay vợ
(đơn vị %)
Ứng phó của người chồng Tỷ lệ (%)

Tập thích nghi với công việc 29,7
Cố gắng chịu đựng 11,3
Nhờ sự giúp đỡ của người thân 27,2
Thuê người làm 19,1
Nhận sự giúp đỡ của hàng xóm 3,1
Dành nhiều thời gian cho gia đình hơn 9,3
Ứng phó khác 0,3
Tổng 100
Rõ ràng người chồng đã cố gắng tập thích nghi với công việc mới với số lượng là
29,7%. Điều đấy chứng tỏ người chồng hoàn toàn có thể làm tốt những công việc
của vợ vấn đề chỉ là thời gian. Nhờ sự giúp đỡ của người thân chiếm tỉ lệ cao thứ
hai với 27,2%
Số liệu trên đã cho thấy người chồng đã sử dụng khá nhiếu những biện pháp để
giảm bớt gắng nặng và khắc phục những khó khăn đồng thời tăng khả năng chịu
đựng của bản thân để có thể làm những công việc của người vợ.
3. Những hệ quả từ sự chuyển dịch vai trò giới trong gia đình.
Sự chuyển dịch vai trò giới trong gia đình là một sự tác động lớn có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới gia đình từ nhận thức của người chồng, người vợ, hơn nữa ảnh hưởng
tới cấu trúc, chức năng của gia đình
Sự ảnh hưởng trên có hai mặt tích cực và tiêu cực
Ảnh hưởng tích cực được biểu hiện ở chỗ chúng ta có thể thấy ngay đó là xuất
khẩu lao động đã mang lại kinh tế cao cho gia đình, cải thiện đời sống vật
chất………hơn nữa xuất khẩu lao động đã tác động tích cực tới nhận thức của
người chồng cũng như người vợ có cơ hội được hiểu những công việc của nhau hơn.
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
9
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
Từ đó tình cảm gia đình ngày càng trở nên gắn bó hơn. Tuy nhiên, không phải gia
đình nào cũng thế vì vẫn còn nhiều gia đình khi người phụ nữ đi xuất khẩu lao động

thì gia đình gặp nhiều khó khăn đặc biệt là về tình cảm gia đình con cái vì không có
nhiều thời gian để quan tâm chăm sóc và dạy dỗ
Thứ hai nâng cao nhận thức của người chồng về vai trò giới
“Trong gia đình có người phụ nữ đó mới là gia đình hạnh phúc, mới là tổ ấm mĩ
mãn vào trường hợp như các chú sống cảnh “gà trống nuôi con” mới thấy bế tắc
như thế nào. Nhiều lúc chỉ muốn vợ về thiếu thốn một chút cũng được. Vợ chồng
con cái cùng làm cùng ăn gia đình ấm cúng thế là được” [ Nam, người chồng có vợ
đi xuất khẩu lao động, 45 tuổi].
Biểu đồ 5: Sự thay đổi nhận thức của người chồng về vai trò giới (đơn vị:%)
Chú thích:
A: biết chia sẻ nhiều hơn với vợ G:Gắn chặt hơn quan hệ vợ chồng
B: Nhận ra những khả năng của bản
thân
H: Chán gia đình vì công việc nhiều
C: Được các con đánh giá cao hơn I: Gia đình coi thường
D: Tự nhận thấy vai trò của mình cao
hơn
K: Thiếu tự tin trong cuộc sống
E: Được gia đình coi trọng L: Hệ quả khác
F: Làm tiền đề thay đổi quan niệm xh
Ngoài ra khoảng thời gian người vợ chua đi xuất khẩu lao động thì người chồng
không phải làm những công việc mà hằng ngày phụ nữ phải làm nên họ chưa nhận
ra được những khả năng của mình nên việc chuyển dịc vai trò giưới trong gia đình
đã tạo cơ hội cho nhưng người chồng thấy được những khả năng của mình.
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
10
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
Tiếp đó là nhận thức của người vợ cũng thay đổi
Thong qua xuất khẩu lao động người phụ nữ đã nhận thức được vai trò kinh tế của

mình thay vì chỉ làm những công việc nội trợ,đồng áng,chăm sóc con cái trước
kia.Vai trò xã hội mới này của người phụ nữ cũng được đánh giá cao
Những ảnh hưởng của chuyển dịch vai trò giới tới cấu trúc ,chức năng của gia
đình
Đây là ảnh hưởng tiêu cục của việc xuất khẩu lao động của người vọ
Gia đình của chúng ta tồn tại với số lượng thành viên ít theo xu hướng hạt nhân
hóa.trước khi người vợ đi xuát khẩu lao động thì gia đình đó đầy đủ các thành viên
nhưng từ khi người vợ đi xuất khẩu lao động thì gia đình đã khuyết thiếu thành viên
chính.Vậy nên xuất khẩu lao động đã phá vỡ cấu trúc gia đình.
Rạn nứt tình cảm trong gia đình
Theo nghiên cứu của báo Gia đình 2009 thì số thanh niên xa vào các tệ nạn xã hội
có 26,8% là mẹ di xuất khẩu lao động.
Ngoài ra có nhiều trường hợp ly hôn sau khi người vợ đi xuất khẩu lao động
Những điều trên ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng của gia đình.Đặc biệt là
chức năng sản xuất và tái sản xuất.
Như vậy sự chuyển dịch vai trò giới tác động hai mặt tới gia đình có người
vợ đi xuất khẩu lao động. Một mặt, đã nâng cao nhận thức của người chồng cũng
như người vợ về vai trò giới, làm thay đổi nhiều quan niệm phong kiến trước đây về
giới khi cho rằng phụ nữ thì chỉ có vai trò sinh đẻ, chăm sóc con cái, nội trợ, còn
đàn ông thì có vai trò trụ cột kinh tế ra ngoài kiếm tiền nuôi sống gia đình. Nhưng
thông qua kết quả nghiên cứu này, đã cho thấy dưới tác động của xuất khẩu lao
động đã làm thay đổi căn bản nhận thức của chồng và vợ về vai trò giới hiện nay.
Đặc biệt là sự thay đổi nhận thức của người chồng, nghiên cứu cho thấy khi
vợ mình đi xuất khẩu lao động thì họ là người đảm nhận thay các công việc của vợ
để lại, qua một thời gian đảm nhận những công việc đó họ đã biết chia sẻ các công
việc ấy với vợ nhiều hơn, được các con đánh giá cao hơn vai trò của Bố, được gia
đình coi trọng đồng thời người chồng cũng nhận ra được những khả năng của bản
thân khi làm các công việc này, điều này đã và đang góp phần vào việc phá bỏ
những quan niệm xã hội về vai trò giới đã lỗi thời. Tuy nhiên, bên cạnh những hệ
quả tích cực của sự chuyển dịch vai trò giới mang lại thì sự chuyển dịch này cũng

mang lại những hệ quả tiêu cực như khi người chồng đảm nhận những công việc
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
11
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
thay cho vợ đôi khi họ còn bị coi thường, chán vì công việc quá nhiều, hay thiếu tự
tin trong công việc những hệ quả tiêu cực này đã và đang được khắc phục dần.
4.kết luận
Xuất khẩu lao động đang là một trào lưu của xã hội trong thời đai ngày nay, là một
con đường làm giàu của nhiều gia đình. Vì vậy những gia đình có nhu cầu thì vẫn
cần thiết tham gia xuất khẩu lao động để có thể cải thiện đời sống của gia
đình.Giảm áp lực việc làm trong nước Từ đó làm tiền đề phát triển quê hương đất
nước.
Mỗi người trong gia đình cần có những vai trò và trách nhiệm khác nhau, và
cần phải được thực hiện tốt những vai trò đó. Trong gia đình thì người đàn ông đảm
nhiệm những vai trò với những công việc nặng hơn, còn người phụ nữ đảm nhận
những công việc mang tính chất nhẹ nhàng. Tuy nhiên khi người vợ đi xuất khẩu
lao đông thì người đàn chồng phải biết chia sẻ nhiều hơn với người vợ của mình,
chăm lo việc nhà, công việc đồng áng, nhiều công việc khác. Người đàn ông cần có
trách nhiệm hơn với gia đình.
Người chồng cần phải sẵn sàng đối mặt với những công việc mà người vợ để
lại. Khi gặp phải khó khăn thì tìm ra những giải pháp thích hợp như: Tập thích nghi
với công việc, nhờ sự giúp đỡ của người than, giành nhiều thời gian cho gia đình và
nhiều giải pháp khác để có thể đảm nhiệm được những công việc của gia đình. Thực
hiện tốt những công việc gia đình để có thể nâng cao vai trò của mình và nhận được
sự coi trọng gia đình và xã hội.
Người chồng cần phải thực sự có trách nhiệm với gia đình, gắn chặt với gia
đình để gia đình được hạnh phúc hơn. Không nên có những tư tưởng thụ hưởng thái
quá khi có đồng tiền trong tay.
Mọi người cần có những quan niệm thoáng hơn về những công việc mà vai

trò của người vợ, cũng như người chồng trong gia đình. Cần phải thay đổi quan
niệm người vợ phải thực hiện và hoàn thành tốt những công việc của gia đình như
nội trợ, chăm sóc con cái hay là công việc đồng áng và nhiều công việc khác. Còn
người chồng thì đảm nhận những công việc khác mà. Đó là quan niệm truyền thống
chưa hoàn toàn đúng mà cần có sự thay đổi. Người chồng hoàn toàn có thể làm tốt
những công việc mà người phụ nữ vẫn thường làm trong gia đình.Không nên có sự
phân biệt, mà người chồng, người vợ cần phải có sự chia sẻ lẫn nhau về những công
việc của gia đình.
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
12
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
5.Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Mai Huy Bích (2003), Giáo trình xã hội học gia đình, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội
2. Mai Kim Châu (1986), Người phụ nữ Việt Nam trong gia đình nông thôn”,
Tạp chí Xã hội học số 2 (14), trang 28
3 G. Endweit và G. Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới
4. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, nxb ĐHQGHN, Hà
Nội
5. Lê Ngọc Hùng – Phạm Tất Dong, (2008), xã hội học, nxb ĐHQG HN, Hà Nội
6. HealthBridge Canada tại Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu phụ nữ thuộc
Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam,(2008) Tác động của xuất khẩu lao động tới cuộc
sống gia đình tại tỉnh Thái Bình” với sự phối hợp giữa
7. Nguyễn Thị Mai (2011), “Xuất khẩu lao động ở Chí Linh, thực trạng và giải
pháp”, Luận văn Ths ngành Xã hội học- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn- ĐHQGHN
8. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình xã hội học về giới, nxb ĐHQGHN, Hà nội
9. Lê Văn Tùng (2003), xuất khẩu lao động Việt Nam thưc trạng và triển vọng
đến 2010, Luận văn tốt nghiệp ngàng xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Bộ lao động thương binh xã hội, Xuất khẩu lao động 7 tháng đầu năm tăng
gần 24% so với cùng kỳ năm 2010
/>VN/Default.aspx?seo, Cập nhật ngày 20/2/2012
11. Đào Công Hải, Xuất khẩu lao động:càng mở thị trường, càng dễ bị lừa
/>mo-thi-truong-cang-de-bi-lua.htm, Cập nhật ngày 22/2/2012
12.nghiên cứu vai trò giơi của Ngô Văn Dương.
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
13
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ-XHH GIA ĐÌNH
KHOA XÃ HỘI HỌC GV: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
o/?pg=tpdetail&id=6872&catid=11, Cập nhật ngày 17/3/2012
13. Thanh sơn- Khánh Ly, Làng Xuất khẩu lao động
/>dong.aspx ,cập nhật ngày 20/2/2012
SVTH: ĐINH THỊ DƯƠNG-K56 XHH
14

×