Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

dự báo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của thành phố hồ chí minh trong giai đoạn 2011 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 150 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TRUNG TÂM BR&T



BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu ngày 20 tháng 5 năm 2011)


DỰ BÁO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS. CAO HÀO THI





THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 07/2011


ii
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
DỰ BÁO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2020






Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Đào tạo
Quản trị Doanh nghiệp (BR&T)
Khoa Quản lý Công nghiệp
Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Tp.HCM




Chủ nhiệm đề tài: TS. Cao Hào Thi
Khoa QLCN - ĐHBK Tp.HCM




Các thành viên thực hiện:

TS. Nguyễn Thanh Hùng Khoa QLCN - ĐHBK Tp.HCM
Th.S. Trương Minh Chương Khoa QLCN - ĐHBK Tp.HCM
Th.S. Lương Vinh Quốc Duy Khoa Kinh Tế - ĐH Kinh Tế Tp.HCM
Th.S. Trương Thanh Vũ Viện Chiến Lược Phát Triển -
Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế Miền Nam
Th.S. Đoàn Kim Thành Viện Nghiên Cứu Phát Triển Tp.HCM
Th.S. Hà Văn Hiệp Khoa QLCN - ĐHBK Tp.HCM
Th.S. Nguyễn Ngọc Bình Phương Khoa QLCN - ĐHBK Tp.HCM










Tp. Hồ Chí Minh, 07/2011


iii
LỜI CẢM TẠ

Nhóm nghiên cứu chân thành cám ơn:
Sở Khoa học & Công nghệ Tp.HCM
tin & T thông Tp.HCM
Sở Lao động Thương binh & Xã hội Tp.HCM
Viện Nghiên cứu Phát triển Tp.HCM
Cục Thống kê Tp.HCM
Trung tâm Thông tin Khoa học & Công nghệ Tp.HCM
Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực & Thông tin Thị trường Lao động Tp.HCM
h .HCM
Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam
Tạp chí Thế giới Vi tính
Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Đào tạo Quản trị Doanh nghiệp (BR&T)
Khoa Quản lý Công nghiệp – Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM
Các đồng nghiệp ở các Trường Đại học và các Viện Nghiên cứu tại Tp.HCM
Đã hợp tác, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này.


iv
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Ở Việt Nam (VN), dự báo cung và cầu của nguồn nhân lực ngày càng trở nên cần thiết
trong mọi lĩnh vực kinh tế nói chung và trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT)
nói riêng. Trong thời gian gần đây, một số cơ quan quản lý nhà nước đã đặt yêu cầu cho
các nhà nghiên cứu xây dựng các mô hình dự báo nguồn nhân lực. Cụ thể, Sở Khoa học
& Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu dự báo nguồn nhân lực trong lĩnh
vực CNTT, một trong bốn ngành trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM).
Mục tiêu của đề tài là dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011
đến 2020. Cụ thể:
Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM (năm 2008);
Xây dựng và kiểm định mô hình dự báo nguồn nhân lực CNTT;
Dự báo cung và cầu nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011 đến
2020.
Việc đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM chủ yếu dựa trên nguồn
dữ liệu thứ cấp và việc tổng quan về các nghiên cứu đã được các chuyên gia của các
trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước, hội tin học và các
doanh ngiệp CNTT tại Tp.HCM thực hiện trước đây.
Để xây dựng mô hình và dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM, đề tài đã thu thập
dữ liệu liên quan đến các mô hình dự báo nguồn nhân lực CNTT; phân tích thống kê
mô tả và phân tích tương quan; đã xây dựng các mô hình dự báo và dự báo nguồn nhân
lực CNTT bao gồm mô hình chuỗi thời gian, mô hình nhân quả và mô hình cân đối liên
ngành I-O.
Về dự báo số tuyển sinh đại học (ĐH) và cao đẳng (CĐ) CNTT của Tp.HCM từ năm
2010 đến 2020, mô hình dự báo theo thời gian được đánh giá là mô hình thích hợp nhất.
Theo kết quả của mô hình này, đến năm 2020, số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của
Tp.HCM là 31.119 sinh viên.
Kết quả hồi qui nhân quả cho thấy biến Dân số và GDP Tp.HCM có ý nghĩa thống kê
nhân quả đối với số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM, và có thể dùng phương
trình hồi qui này để hoạch định số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM khi biết
Dân số và GDP Tp.HCM trong tương lai.
Kết quả phân tích cũng cho thấy có thể sử dụng mô hình cân đối liên ngành I-O để dự

báo số cầu lao động CNTT của Tp.HCM. Theo kết quả dự báo của mô hình I-O, số cầu
lao động CNTT của Tp.HCM năm 2020 cho ngành CNTT ứng với hai phương án tốc
độ tăng trưởng của ngành CNTT là 11% và 30% lần lượt là 67.324 và 129.084 người.
Tuy nhiên, các mô hình dự báo không thể tránh khỏi một số sai số vì thiếu các dữ liệu
hoặc các dữ liệu không được định nghĩa rõ ràng, thiếu đồng bộ và thiếu thống nhất.
Mặc dù có một số giới hạn, các kết quả tìm ra là đủ hợp lý để có thể được sử dụng như


v
một tài liệu tham khảo để định hình các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho
ngành CNTT của Tp.HCM.
Cuối cùng, nghiên cứu này cũng đưa ra một số kết luận và kiến nghị, trong đó trình bày
các kết quả đạt được của nghiên cứu, các hàm ý về quản lý và chính sách, cùng các hạn
chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


vi
ABSTRACT
In Vietnam, forecasting for the need of human resource is becoming more important in all
fields of the economy, particularly, in Information Technology (IT). Recently, some
governmental authorities have set requirements for researchers to build up forecasting models
for human resource need. In this tendency, The Department of Science and Technology of
Hochiminh City has a demand to forecast the human resource need in IT, one of the four
industries of great importance of the City.
The objective of this research is to forecast human resource need for IT of the City during the
period of 2011 – 2020. Details of the research objective are:
Assessment of the current status quo of IT human resource of the City (2008)
Building and verifying the forecasting model for the IT human resource .
Forecasting the IT human resource need from both supply and demand sides from 2011 to
2020.

The assessment of the IT human resource of the City has been carried out basing mainly on the
secondary data, and the reviews of previous researches performed by researchers at
universities, research institutes, governmental authorities, informatics associations, and IT
businesses
To build up the forecasting models and performing forecasting for IT human resource need of
the City, this research collected data for various forecasting models for IT human resource
need, conducted descriptive statistics and covariance analysis and established some forecasting
models such as time series forecasting, causal forecasting, and I-O models. Forecasting of IT
human resource need has been proceeded with these models.
For the forecasting of supply side (training/educating) of IT human resource from 2011 to
2020, the forecasting model of time series is the most suitable one as compared with the other
models. This model gives the result that the forecasting number of students to be educated at
universities and/or colleges in this field in 2020 will be 31, 119.
Results of the causal model prove that the City population and GDP have statistically
significant impact on the number of students entering IT universities, colleges. Hence, this
model can be used to forecast the number of students entering IT universities, colleges if the
future City population and GDP are given.
Research results show that the I-O model to forecast the demand side of IT human resource
need. According to this model, the forecasting number of IT human resource in the two
scenarios of IT development rate of 11% and 30% are 67.324 and 129.084 persons
respectively.
However, these forecasting models have some shortfalls due to their shortage of data,
confused/unclearly defined data or inconsistent data. In spite of these shortfalls these research
models are reasonable to be considered as a reference for the development of policies for IT
human resource development of the City.
This research offers some conclusions and suggestions for IT human resource development,
some limitation of the research as well as directions for further researches.


vii

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ iii
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU iv
ABSTRACT vi
MỤC LỤC vii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT x
DANH SÁCH BẢNG BIỂU xi
DANH SÁCH HÌNH xiii
Chƣơng 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do hình thành nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu 2
1.5 Bố cục của nghiên cứu 2
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1 Tổng quan về nguồn nhân lực CNTT 4
2.1.1 Đặc trưng ngành CNTT 4
2.1.2 Đặc trưng nguồn nhân lực CNTT 5
2.1.3 Đặc trưng trong đào tạo nhân lực CNTT 6
2.2 Tổng quan các phương thức phân loại nguồn nhân lực CNTT 7
2.2.1 Các chuyên ngành đào tạo CNTT 8
2.2.2 Nghề CNTT 11
2.2.3 Chuẩn kỹ năng CNTT 16
2.2.4 Các loại sản phẩm-dịch vụ CNTT và loại hình công nghiệp CNTT 18
2.3 Tổng quan các phương thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT 22
2.3.1 Vai trò của nguồn nhân lực CNTT 22
2.3.2 Tổng quan các phương thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực
CNTT 23



viii
2.3.3 Một số kinh nghiệm về việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực
CNTT 24
2.4 Tổng quan về các mô hình dự báo nguồn nhân lực CNTT 27
2.4.1 Tổng quan về các mô hình dự báo nguồn nhân lực 27
2.4.2 Tổng quan về các mô hình dự báo nguồn nhân lực CNTT Tp.HCM
trong giai đoạn 2011-2020 30
Chƣơng 3. NGUỒN NHÂN LỰC CNTT CỦA TP.HCM 34
3.1 Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM 34
3.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực CNTT của VN 34
3.1.2 Thực trạng nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM 40
3.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM đến năm 2020 46
3.2.1 Định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT của VN đến năm 2020 46
3.2.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM đến năm
2020 50
Chƣơng 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO NGUỒN NHÂN LỰC CNTT
CỦA TP.HCM TRONG GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 2020 57
4.1 Thu thập dữ liệu 57
4.1.1 Các dữ liệu kinh tế của VN và của Tp.HCM 59
4.1.2 Các tài liệu định hướng phát triển ngành CNTT của VN và Tp.HCM 61
4.1.3 Các dữ liệu nguồn nhân lực CNTT của VN và Tp.HCM 62
4.2 Phân tích thống kê mô tả 65
4.2.1 Thống kê mô tả 65
4.2.2 Phân tích tương quan 67
4.3 Xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực CNTT của VN và Tp.HCM
trong giai đoạn 2011 đến 2020 68
4.3.1 Xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực CNTT của VN và
Tp.HCM theo mô hình chuỗi thời gian 68
4.3.2 Xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực CNTT của VN và

Tp.HCM theo mô hình nhân quả 75
4.3.3 Tổng kết các mô hình dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT theo
thời gian và nhân quả 79


ix
4.3.4 Xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực CNTT của VN và
Tp.HCM theo mô hình cân đối liên ngành I-O 82
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
5.1 Các kết quả nghiên cứu 90
5.2 Các kiến nghị về mặt quản lý và chính sách cho Tp.HCM 93
5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ NƢỚC VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CNTT 101




x
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Các từ thông dụng:
 CĐ: Cao đẳng
 CNTT: Công nghệ Thông tin
 CNTT&TT: Công nghệ Thông tin và Truyền thông
 ĐH: Đại học
 SĐH: Sau đại học
 SV: Sinh viên
 TC:
 Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

 VN: Việt Nam
:
 ACM: Association for Computing Machinery
 ESCAP: Economic and Social Commission for Asia and the Pacific
 GCIT: Governor’s Commission on Information Technology
 ILO: International Labour Organization
 ITAA: Information Technology Association of America
 USDC: United States Department of Commerce
Việt Nam:
 DIC-HCM: Department of Information and Communications of HCM
(Sở Thông tin & Truyền thông Tp.HCM)
 GSO: General Statistics Office (Tổng cục Thống kê)
 HCA: HCM Computer Association (Hội Tin học Tp.HCM)
 MIC: Ministry of Information and Communications
(Bộ Thông tin & Truyền thông)
 MOET: Ministry of Education and Training (Bộ Giáo dục & Đào tạo)
 PCW: PC World VN (Tạp chí Thế giới Vi tính)
 PSO: .HCM)
 VITEC: Vietnam Training and Examination Center
(Trung tâm Sát hạch và Hỗ trợ Đào tạo CNTT)


xi
DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Đặc trưng của các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT tại VN 7
Bảng 2.2 Tóm tắt các phương thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT
của các tổ chức nhà nước 25
Bảng 2.3 Kinh nghiệm quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT tại một số
nước 26

Bảng 3.1 Cơ cấu bậc học và nguồn đào tạo của nguồn nhân lực trong các doanh
nghiệp CNTT&TT 36
Bảng 3.2 Thống kê số lượng trường có đào tạo ngành CNTT&TT 37
Bảng 3.3 Thống kê toàn quốc số trường có ngành đào tạo liên quan đến
CNTT&TT 38
Bảng 3.4 Thống kê tuyển sinh ngành CNTT&TT 38
Bảng 3.5 Cơ cấu các chuyên ngành đào tạo về CNTT&TT hay có liên quan đến
CNTT&TT 39
Bảng 3.6 &TT Tp.HCM 41
Bảng 3.7 .HCM 41
Bảng 3.8 .HCM 42
Bảng 3.9 .HCM 43
Bảng 3.10 Các định hướng phát triển nhu cầu nhân lực CNTT 54
Bảng 4.1 Số liệu về Dân số và GDP của VN và Tp.HCM 60
Bảng 4.2 Số liệu so sánh về Dân số, GDP và GDP đầu người của VN và Tp.HCM . 61
Bảng 4.3 Số liệu tuyển sinh ĐH&CĐ CNTT của VN 63
Bảng 4.4 Số liệu tuyển sinh ĐH&CĐ CNTT của Tp.HCM 64
Bảng 4.5 Số trường có đào tạo CNTT của VN và của Tp.HCM 64
Bảng 4.6 Thống kê mô tả số liệu về Dân số, GDP và GDP đầu người của VN và
Tp.HCM từ năm 1996 đến 2009 65
Bảng 4.7 Thống kê mô tả số liệu về Tỉ lệ tăng trưởng Dân số, GDP và GDP đầu
người của VN và Tp.HCM từ năm 1996 đến 2009 66
Bảng 4.8 Thống kê mô tả số liệu tuyển sinh CNTT của VN và của Tp.HCM từ
năm 2001 đến 2009 67
Bảng 4.9 Kết quả phân tích tương quan giữa số tuyển sinh ĐH&CĐ CNTT, Dân
số và GDP của VN 68


xii
Bảng 4.10 Kết quả phân tích tương quan giữa số tuyển sinh ĐH&CĐ CNTT, Dân

số và GDP của Tp.HCM 68
Bảng 4.11 Kết quả dự báo dân số VN theo thời gian từ năm 2010 đến 2020 69
Bảng 4.12 So sánh dự báo dân số VN từ năm 2010 đến 2014 giữa kết quả của đề
tài và Economy Watch 69
Bảng 4.13 Kết quả dự báo dân số Tp.HCM theo thời gian từ năm 2010 đến 2020 70
Bảng 4.14 Kết quả dự báo GDP VN theo thời gian từ năm 2010 đến 2020 71
Bảng 4.15 So sánh dự báo GDP VN từ năm 2010 đến 2014 giữa kết quả của đề tài
và Economy Watch 72
Bảng 4.16 Kết quả dự báo GDP Tp.HCM theo thời gian từ năm 2010 đến 2020 72
Bảng 4.17 Kết quả dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của VN theo thời gian
từ năm 2010 đến 2020 73
Bảng 4.18 Kết quả dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM theo thời
gian từ năm 2010 đến 2020 74
Bảng 4.19 Kết quả dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của VN theo Dân số từ
năm 2010 đến 2020 76
Bảng 4.20 Kết quả dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM theo dân
số từ năm 2010 đến 2020 77
Bảng 4.21 Kết quả dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của VN theo GDP từ
năm 2010 đến 2020 78
Bảng 4.22 Kết quả dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM theo GDP
từ năm 2010 đến 2020 79
Bảng 4.23 Kết quả dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của VN từ năm 2010
đến 2020 80
Bảng 4.24 Kết quả dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM từ năm
2010 đến 2020 81
Bảng 4.25 Bảng Đầu vào-Đầu ra loại nhập khẩu phi cạnh tranh 84
Bảng 4.26 Tăng trưởng kinh tế của Tp.HCM trong giai đoạn 2008 – 2010 và 2011
–2020 87
Bảng 4.27 Kết quả tổng cầu và giá trị tăng thêm ngành công nghiệp phần cứng của
Tp.HCM 87

Bảng 4.28 Dự báo nguồn nhân lực ngành công nghiệp phần cứng của Tp.HCM 87
Bảng 4.29 Dự báo số lao động ngành CNTT của Tp.HCM năm 2015 và 2020 (số
người) 88



xiii
DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Năm chuyên ngành trong lĩnh vực điện toán 9
Hình 2.2 Các thành phần nhân lực CNTT&TT 15
Hình 2.3 13 loại hình công việc của những người phát triển và ứng dụng CNTT 17
Hình 2.4 &D 30
Hình 2.5 Đường dự báo cung và cầu nguồn nhân lực 31
Hình 2.6 32
Hình 3.1 Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực CNTT&TT từ phía doanh nghiệp 44
Hình 3.2 Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của nguồn nhân lực CNTT&TT từ
phía doanh nghiệp 44
Hình 3.3 Đánh giá khả năng thích ứng với các thay đổi công nghệ của nguồn
nhân lực CNTT&TT từ phía doanh nghiệp 44
Hình 3.4 Đánh giá trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực CNTT&TT từ phía
doanh nghiệp 45
Hình 4.1 Mô hình dự báo dân số VN theo thời gian 69
Hình 4.2 Mô hình dự báo dân số Tp.HCM theo thời gian 70
Hình 4.3 Mô hình dự báo GDP VN theo thời gian 71
Hình 4.4 Mô hình dự báo GDP Tp.HCM theo thời gian 72
Hình 4.5 Mô hình dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của VN theo thời gian 73
Hình 4.6 Mô hình dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM theo thời
gian 74
Hình 4.7 Mô hình dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của VN theo dân số 75

Hình 4.8 Mô hình dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM theo dân
số 77
Hình 4.9 Mô hình dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của VN theo GDP 78
Hình 4.10 Mô hình dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM theo GDP. 79


Dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011-2020


1

Chƣơng 1. MỞ ĐẦU


1.1 Lý do hình thành nghiên cứu
Dự báo cung và cầu của nguồn nhân lực đã qua đào tạo là một phần không thể thiếu
trong việc hoạch định nhân lực đối với mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ, mọi lĩnh vực
, đào tạo, v (Harvey
& Murthy, 1998).
Tuy nhiên, việc dự báo nguồn nhân lực cũng gây ra nhiều tranh luận trong lĩnh vực học
thuật trong và ngoài nước. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc dự báo này là không
cần thiết bởi vì không thể dự báo, kết
, họ cho rằng dù sao có làm dự báo vẫn tốt hơn không làm (Wilson &
ctg, 2004).
Ở VN, dự báo cung và cầu của nguồn nhân lực được đào tạo ngày càng trở nên cần
thiết trong mọi lĩnh vực kinh tế nói chung và trong lĩnh vực CNTT nói riêng. Trong
thời gian gần đây, một số cơ quan quản lý nhà nước đã đặt yêu cầu cho các nhà nghiên
cứu xây dựng các mô hình dự báo nguồn nhân lực. Cụ thể, Sở Khoa học & Công nghệ
Tp.HCM đã yêu cầu dự báo nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT, một trong bốn
ngành trọng điểm của Tp.HCM.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011
đến 2020. Cụ thể:
Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM (bao gồm phân loại nguồn
nhân lực CNTT, nguồn cung và nhu cầu cho các loại tương ứng với cơ cấu trình độ
lao động);
Xây dựng và kiểm định mô hình dự báo nguồn nhân lực CNTT;
Dự báo cung và cầu nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011 đến
2020.
Dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011-2020


2
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài được giới hạn trong việc đánh giá và dự báo số lượng các loại nguồn
nhân lực CNTT của Tp.HCM theo cơ cấu trình độ lao động từ CĐ, cử nhân, thạc sĩ và
tiến sĩ.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 06/2009 đến tháng 3/2011.
1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu này sẽ tổng quan các mô hình dự báo thường được sử dụng trong việc dự
báo nguồn nhân lực CNTT ở trong và ngoài nước dựa trên một nguyên tắc phân loại
các phương pháp dự báo có tính hệ thống.
Từ đó, dựa trên yêu cầu của các nhà hoạch định chính sách, dựa trên cơ sở dữ liệu đã có
và các điều kiện hỗ trợ cho việc thu thập dữ liệu của Tp.HCM, đề tài sẽ xây dựng và
kiểm định một vài mô hình thích hợp để dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM
trong giai đoạn 2011 đến 2020. Qua đó, đề tài cũng sẽ đề xuất một khung phân tích và
xây dựng mô hình dự báo cung và cầu nguồn nhân lực CNTT.
Đề tài sẽ tiếp cận giải quyết vấn đề bằng việc sử dụng tổng hợp cả hai loại phương pháp
dự báo định tính và định lượng, trong đó chú ý phát triển các mô hình định lượng.

Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của nghiên cứu này sẽ cho thấy hiện trạng nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM
(bao gồm phân loại nguồn nhân lực CNTT, nguồn cung và nhu cầu cho các loại) và dự
báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011 đến 2020. Điều này sẽ
giúp cho các nhà quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo/cung ứng và các doanh nghiệp sử
dụng nguồn nhân lực CNTT có thêm các thông tin cần thiết trong việc hoạch định
chính sách/chiến lược phát triển và việc quản lý nguồn nhân lực CNTT này.
1.5 Bố cục của nghiên cứu
Nghiên cứu này gồm năm chương với các nội dung như sau:
Chương 1 là chương mở đầu, sẽ giới thiệu lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và bố cục của nghiên cứu.
Chương 2 sẽ tổng quan các cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực CNTT, các phương thức
phân loại nguồn nhân lực CNTT, các phương thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực
CNTT, các mô hình dự báo nguồn nhân lực CNTT.
Chương 3 sẽ đánh giá thực trạng nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM và các định
hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM đến năm 2020
Dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011-2020


3
Chương 4 sẽ trình bày các cơ sở dữ liệu và việc thu thập dữ liệu phục vụ cho các mô
hình dự báo. Dựa trên các dữ liệu, đề tài sẽ xây dựng mô hình dự báo và tiến hành dự
báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011 đến 2020.
Chương 5 là chương kết luận và kiến nghị, sẽ trình bày các kết quả đạt được của nghiên
cứu, các hàm ý về quản lý và chính sách, cùng các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp
theo.

Dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011-2020



4

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Trước tiên, Chương 2 sẽ tổng quan về nguồn nhân lực CNTT, được trình bày với ba
đặc trưng bao gồm đặc trưng của ngành CNTT, nguồn nhân lực CNTT, và
đặc trưng trong đào tạo nhân lực CNTT. Nghiên cứu cũng đề cập đến các phương thức
phân loại nguồn nhân lực CNTT qua việc giới thiệu các chuyên ngành đào tạo CNTT,
các nghề CNTT trong xã hội, chuẩn kỹ năng CNTT, và các loại sản phẩm-dịch vụ
CNTT và loại hình công nghiệp CNTT phổ biến tại VN và nước ngoài. Vai trò của
nguồn nhân lực CNTT, các phương thức cũng như một số kinh nghiệm về quản lý và
phát triển nguồn nhân lực CNTT cũng được trình bày. Cuối cùng, Chương 2 cũng sẽ
tổng quan các mô hình dự báo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực CNTT nói
riêng tại Tp.HCM trong giai đoạn 2011-2020 làm nền tảng cho nghiên cứu này.
2.1 Tổng quan về nguồn nhân lực CNTT
Việc tổng quan nguồn nhân lực CNTT tại VN đòi hỏi phải xem xét cẩn thận nhiều yếu
tố, trong đó đặc trưng ngành CNTT, đặc thù của nguồn nhân lực CNTT, và đặc trưng
của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt.
2.1.1 Đặc trƣng ngành CNTT
CNTT là một ngành công nghệ cao, với hàm lượng trí tuệ lớn, là sự tích hợp của nhiều
ngành khoa học và công nghệ hiện đại. Có nhiều định nghĩa khác nhau về CNTT
(Information Technology):
CNTT là việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, triển khai, hỗ trợ và quản lý hệ thống
thông tin dựa trên máy tính, đặc biệt là các ứng dụng phần mềm và phần cứng máy
tính (ITAA, 1997).
CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật
hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và
sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng
trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội (Võ Văn Kiệt, 1993).

CNTT là tổ hợp các công nghệ liên quan đến thu thập, lưu giữ, xử lý và sử dụng
thông tin trên máy tính. CNTT bao gồm các công nghệ về phần cứng, phần mềm,
truyền thông, quản trị cơ sở dữ liệu, và các công nghệ xử lý dữ liệu khác sử dụng
trong một hệ thống thông tin dựa trên máy tính. Công nghệ Thông tin và Truyền
thông (CNTT&TT) là thuật ngữ mới, nhấn mạnh sự không thể tách rời hiện nay của
Dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011-2020


5
CNTT với công nghệ truyền thông, chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống
mạng hiện nay. Viễn thông trong CNTT hiện nay gắn bó hữu cơ đến mức như là
một thành phần đương nhiên (Cao Kim Ánh & ctg, 2005).
Ngành CNTT, với sự phát triển mạnh mẽ, đã thật sự là một trong những ngành công
nghiệp chiến lược cho sự phát triển của thế giới nói chung và của từng quốc gia nói
riêng. Nghiên cứu của Ngô Thị Kim Dung & Hà Xuân Quang (2008) và Nguyễn Hoàng
Nhiên (2008) cho thấy ngành CNTT có các đặc điểm sau:
Tốc độ phát triển cao.
Hiệu quả kinh tế nhanh nhất.
Tác động sâu rộng nhất đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội.
Đòi hỏi chất xám lớn nhất.
Vòng đời sản phẩm ngắn.
Chi phí nghiên cứu và phát triển ngành cao.
Tính tích hợp cao.
Bản quyền sáng chế và bản quyền trí tuệ là cơ sở pháp lý quyết định động lực phát
triển của CNTT.
CNTT làm hình thành khái niệm mới: thế giới phẳng
1
, thế giới ảo, đạo đức trên
mạng, công dân mạng…
2.1.2 Đặc trƣng nguồn nhân lực CNTT

Có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực CNTT:
Nhân lực CNTT là lực lượng lao động thực hiện công việc như nghiên cứu, thiết kế,
phát triển, ứng dụng, hỗ trợ và quản lý hệ thống thông tin dựa trên máy tính đặc biệt
là những ứng dụng phần mềm và phần cứng máy tính (ITAA, 1997).
Hiểu ở cấp độ rộng nhất, một công việc thuộc về ngành CNTT liên quan đến việc
sáng tạo, cất giữ, trao đổi và/hoặc sử dụng thông tin thông qua các phương tiện công
nghệ. Cụ thể hơn, nó bao gồm các nghề nghiệp đòi hỏi việc thiết kế và phát triển
các hệ thống phần cứng và phần mềm; cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho các máy
tính và hệ thống ngoại vi; nó tạo ra và quản trị các hệ thống mạng và các cơ sở dữ
liệu” (GCIT, 1999).


1
Thomas Friedman trong tác phẩm “Thế giới phẳng” đã khẳng định “CNTT là một trong những yếu tố
then chốt tạo nên làn sóng toàn cầu hóa thứ ba và làm cho thế giới trở nên phẳng”.
Dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011-2020


6
Nguồn nhân lực CNTT bao gồm nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp viễn
thông, doanh nghiệp công nghiệp CNTT; nhân lực cho ứng dụng CNTT; nhân lực
cho đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông và người dân sử dụng các ứng dụng CNTT
(Lê Doãn Hợp, 2007).
Theo Nguyễn Hoàng Nhiên (2008), với những đặc thù riêng của ngành CNTT, nguồn
nhân lực CNTT có các đặc điểm chính:
Trình độ Anh ngữ tốt.
Tư duy toán học tốt.
Trình độ cao (để bắt kịp sự phát triển của ngành).
Năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao.
Năng động, sáng tạo và lòng say mê nghiên cứu.

Trẻ và nam giới chiếm đa số.
Theo Ngô Thị Kim Dung & Hà Xuân Quang (2008), hầu hết các chuyên gia CNTT và
các chuyên gia giáo dục đều nhất trí rằng những người muốn theo đuổi ngành CNTT
cần có những năng lực cơ bản sau:
Trình độ Anh ngữ tốt (tiêu chuẩn hàng đầu của nhân lực CNTT).
Tư duy toán học tốt.
Liên tục say mê, sáng tạo, cập nhật.
Năng lực trí tuệ tổng hợp giữa toán học, kỹ thuật và kinh doanh.
Tại VN hiện nay, nhân lực CNTT là một vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm.
Nguồn nhân lực CNTT trên cả nước hiện đang thiếu cả về số lượng, yếu về chất lượng.
Thiếu kiến thức chuyên ngành, khả năng ứng dụng thực tế, hạn chế trong khả năng làm
việc theo nhóm, hạn chế về trình độ ngoại ngữ và thiếu các kỹ năng chuyên nghiệp
trong công việc. Thiếu các chuyên gia quản trị dự án, thiết kế giải pháp, chưa thu hút
được tối đa và hiệu quả nhất các nguồn lực xã hội vào đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực CNTT.
2.1.3 Đặc trƣng trong đào tạo nhân lực CNTT
Ngành CNTT là một ngành công nghệ cao, do vậy khoảng cách thời gian giữa nghiên
cứu ứng dụng và sản xuất kinh doanh rất ngắn, điều này tạo nên một đặc trưng riêng về
cơ cấu nhân lực và cơ cấu tổ chức đào tạo riêng biệt với sự tham gia của các công ty
CNTT rất lớn (Ngô Thị Kim Dung & Hà Xuân Quang, 2008).
Bảng 2.1 trình bày đặc trưng của các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT tại VN hiện nay.
Hiện nay, ở VN cũng như nhiều nước khác trên thế giới, do tốc độ phát triển quá nhanh
Dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011-2020


7
của ngành CNTT nên giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng nhân lực CNTT đều có khoảng
cách, hầu hết các kỹ sư CNTT cần có thời gian nhất định để cập nhật kiến thức và kỹ
năng theo nhu cầu thực tế, chỉ có điều là khoảng cách này là lớn hay nhỏ tùy thuộc vào
mô hình bảo đảm chất lượng đào tạo.

Bảng 2.1 Đặc trưng của các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT tại VN
Các cơ sở đào
tạo
Đặc trƣng đào tạo
Định hƣớng
chức năng và
nhiệm vụ
trong hệ thống
đào tạo
Điểm mạnh
Điểm yếu
Nguyên nhân
Các trường ĐH
Đào tạo cơ bản
tốt
Kỹ năng ứng
dụng hạn chế
Thiết bị đào tạo
thiếu, lạc hậu
Giáo viên trình
độ chưa đều
Nội dung đào tạo
chưa cập nhật
thường xuyên
Đào tạo cơ bản
Các trung tâm
đào tạo của các
tập đoàn công
nghệ lớn trên thế
giới

Đào tạo ứng
dụng tốt
Ít đào tạo cơ bản
Không có mục
tiêu tự đào tạo
lấy nhân lực mà
chỉ tiếp thu và
đào tạo nâng cao.
Đào tạo ứng
dụng nghề
nghiệp
Đào tạo cập
nhật
Đào tạo nâng
cao
Các trung tâm
đào tạo của VN
Đào tạo các kỹ
năng ứng dụng
tốt
Chưa có quy
trình đào tạo cơ
bản
Không đầu tư dài
hạn
Đào tạo tin học
phổ thông
Nguồn: Ngô Thị Kim Dung & Hà Xuân Quang, 2008
2.2 Tổng quan các phƣơng thức phân loại nguồn nhân lực CNTT
Xác định những ai là nhân lực CNTT, công việc nào được coi là công việc thuộc về

CNTT không phải là công việc đơn giản. Nghề nghiệp hay công việc trong ngành
CNTT được hiểu rất khác nhau từ các góc độ kỹ thuật và các kỹ năng cần thiết khác.
Các công việc này không chỉ hoàn toàn thuộc về ngành CNTT (ngành nghề có phạm vi
kinh doanh cơ bản là tạo ra và bán các sản phẩm CNTT, các hệ thống và các dịch vụ)
và chúng cũng không phải chỉ có liên quan đến việc thiết kế và tạo lập các công cụ, sản
Dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011-2020


8
phẩm CNTT. Thay vào đó, chúng được phân bố trong tất cả các thành phần của xã hội,
trong các hoạt động của các cơ quan chính phủ, các tổ chức, các ngành kinh tế khác
nhau,… Các công việc đó có thể liên quan đến nhiều người trong việc đề xuất, triển
khai thực hiện, gia tăng lợi ích và duy trì các hệ thống dựa trên nền CNTT.
Mục này trình bày một số phương pháp phân loại nguồn nhân lực CNTT đã được áp
dụng trên thế giới và VN. Theo đó, có thể phân loại nguồn nhân lực CNTT dựa trên
chuyên ngành đào tạo CNTT, nghề CNTT, chuẩn kỹ năng CNTT và phân loại dựa trên
sản phẩm-dịch vụ hoặc loại hình CNTT.
2.2.1 Các chuyên ngành đào tạo CNTT
Tại các cơ sở đào tạo CNTT ở VN, ngành CNTT (Information Technology) thường
được đánh đồng với ngành tin học (Informatics), và được hiểu theo nghĩa rộng là điện
toán (Computing). Các ngành này thường có chương trình đào tạo tương tự nhau.
Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử
để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm
kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội (Hồ Sĩ Đàm & ctg, 2006).
Điện toán là bất kỳ hoạt động nào cần đến máy tính hay tạo ra máy tính. Do đó, điện
toán bao gồm thiết kế và xây dựng các hệ thống phần cứng và phần mềm nhằm các
mục đích khác nhau; xử lý, kết cấu, và quản lý các dạng thông tin khác nhau; thực
hiện các nghiên cứu khoa học bằng máy tính; thực hiện các hệ thống máy tính hành
xử thông minh; tạo và sử dụng các phương tiện truyền thông và giải trí; tìm và thu

thập thông tin phù hợp cho bất kỳ chủ đích cụ thể nào, v.v… (Shackelford & ctg,
2006).
Theo chuẩn ACM
1
(Shackelford & ctg, 2006), ngành điện toán bao gồm năm chuyên
ngành (xem Hình 2.1):
Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering): Học về phần cứng, bao gồm cả mạng
và viễn thông.
Khoa học máy tính (Computer Science): Chuyên ngành khoa học, nghiên cứu các
khía cạnh lý thuyết của máy tính.


1
Đây không phải là một chương trình cụ thể của một trường ĐH nào trên thế giới mà là kết quả nghiên
cứu, phân tích, tổng kết trên 500 chương trình đào tạo CNTT hàng đầu của thế giới của các chuyên gia
CNTT của Hoa Kỳ. Vì vậy, có thể tham khảo các kết quả nghiên cứu này để xây dựng một chương
trình CNTT áp dụng cho phù hợp với nhu cầu thực tế của nền kinh tế VN.
Dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011-2020


9
Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering): Chuyên ngành kinh tế kỹ thuật liên
quan đến sản xuất phần mềm.
Hệ thống thông tin (Information System): Chuyên ngành kỹ thuật ứng dụng, đào tạo
các chuyên gia tích hợp các công cụ phần cứng và phần mềm vào hoạt động của
doanh nghiệp.
Ứng dụng CNTT (Information Technology): Chuyên ngành ứng dụng, đào tạo
những người đứng về phía doanh nghiệp phối hợp với các chuyên gia IS để triển
khai các ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp.


Hình 2.1 Năm chuyên ngành trong lĩnh vực điện toán
1

Nguồn: Shackelford & ctg, 2006
Trong khi đó, đa số các trường ĐH tại VN hiện nay triển khai đào tạo ngành CNTT
theo năm chuyên ngành sau (điển hình là trường ĐH CNTT - ĐHQG Tp.HCM):
Khoa học máy tính (Computer Science) đào tạo kỹ sư nắm vững kiến thức cơ bản
và chuyên môn sâu về khoa học máy tính, trong đó chú ý đến các lĩnh vực tiên tiến
về CNTT như: các hệ thống điều khiển thông minh, các hệ thống đa truyền thông,
các hệ thống khai thác xử lý tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên,… SV tốt nghiệp có
thể tham gia giảng dạy CNTT trong các trường ĐH, tham gia nghiên cứu trong các
phòng thí nghiệm R&D, tư vấn về CNTT cho các đơn vị, doanh nghiệp cũng như
tham gia viết các sản phẩm phần mềm. Cử nhân khoa học máy tính làm việc ở các
chức danh: cán bộ nghiên cứu và ứng dụng CNTT ở các viện, trung tâm nghiên cứu
và các trường ĐH, CĐ; giảng viên CNTT ở các trường ĐH, CĐ, TC và dạy nghề;
cán bộ quản lý dự án CNTT ở các cơ quan, ngành, tổng cục, công ty; tiếp tục được
đào tạo SĐH để nhận các trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, trở thành các chuyên gia trong
lĩnh vực CNTT.


1
EE (Electrical Engineering) là chuyên ngành kỹ thuật điện có liên quan đến CNTT .
Dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011-2020


10
Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) đào tạo kỹ sư nắm vững các nguyên lý
cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế vi
mạch. Sau khi hoàn thành chương trình, kỹ sư ngành này có khả năng nghiên cứu và
thiết kế các bộ phận chức năng của máy tính, tham gia làm việc trong các dự án sản

xuất các thiết bị máy tính cho các tập đoàn lớn trên thế giới đã đầu tư vào VN như:
Intel, IBM, Samsung,…
Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) trang bị cho SV kiến thức tổng quát về
quy trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm; có khả năng phân tích,
thiết kế và quản lý các dự án phần mềm; cung cấp phương pháp luận và công nghệ
mới để SV có thể nắm bắt và làm chủ các tiến bộ khoa học. SV được cung cấp kiến
thức cơ bản về tổ chức và quản lý công nghệ phần mềm để có khả năng xây dựng
mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế.
Hệ thống thông tin (Information System) đào tạo kỹ sư đáp ứng các yêu cầu về
nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT của xã hội. SV tốt nghiệp ngành hệ thống
thông tin có khả năng tham gia xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ cho các
hướng ngành đang có nhu cầu rất lớn của xã hội, là: giáo dục điện tử, thương mại
điện tử, chính phủ điện tử, các hệ thống thông tin địa lý (GIS),…; có khả năng tư
vấn, xây dựng các hệ thống thông tin theo đặc thù phục vụ cho doanh nghiệp. SV
tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin làm việc ở các chức danh: nghiên cứu viên,
giảng viên, cán bộ quản lý dự án,
Mạng máy tính và viễn thông (Networking and Telecommunication) đào tạo kỹ sư
nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành nghề, đáp ứng yêu cầu về
nghiên cứu, ứng dụng, có khả năng thiết kế chế tạo, bảo trì, sản xuất, thử nghiệm,
quản lý các hệ thống mạng máy tính và truyền thông. SV tốt nghiệp có khả năng
đảm nhận các chức năng tham mưu, tư vấn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách
là một chuyên viên trong lĩnh vực CNTT.
Như vậy, so với chuẩn ACM, VN dư một chuyên ngành (mạng máy tính và viễn thông
theo chuẩn ACM được đưa thành chuyên ngành hẹp của kỹ thuật máy tính) và thiếu
một chuyên ngành (ứng dụng CNTT). Tuy vậy, cũng có một số ĐH như FPT sử dụng
khung giáo trình chuyên ngành dựa theo chuẩn ACM (Lê Trường Tùng, 2008).
Ngoài ra, có thể kể thêm vài ngành khác liên quan đến CNTT như Đồ họa, Điện tử -
Viễn thông, Toán - Tin, Sư phạm tin,… Theo thống kê của Hội Tin học Tp.HCM
(Trương Mỹ Dung, 2008), cơ cấu ngành nghề đào tạo CNTT bao gồm:
Khoa học máy tính

Kỹ thuật máy tính
Công nghệ phần mềm
Mạng máy tính
Dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011-2020


11
Hệ thống thông tin
 Hệ thống thông tin kinh tế
 Hệ thống thông tin quản lý
 An toàn thông tin
 Thương mại điện tử
Viễn thông - Điện tử
Viễn thông - Tin học
Tin học ứng dụng
Lý - Tin
Toán - Tin
Tin học
Tin sư phạm
Tin học công nghiệp
Tin học xây dựng
Tin học doanh nghiệp
Tin học kế toán
Tin học quản lý
Đồ họa
Tin học tài chính – kinh tế
Tin học trắc địa
Tin học mỏ
Toán – Tin học ứng dụng
Thông kê – Tin học

2.2.2 Nghề CNTT
Việc phân loại công việc trong nghề CNTT không đơn giản bởi nghề CNTT rất đa dạng
về kỹ năng yêu cầu và thâm nhập vào hầu hết mỗi khía cạnh của xã hội. Bộ Thương
mại Hoa Kỳ (USDC, 2000), trong các báo cáo về nguồn nhân lực CNTT, đã chấp nhận
hai khái niệm tách biệt:
Các nhân viên CNTT nòng cốt (core IT workers)
Các nhân viên làm nghề có liên quan đến CNTT (IT-related occupations)
Dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011-2020


12
Theo Văn phòng Thống kê Lao động, Bộ Lao động Hoa Kỳ (Meares & Sargent, 1999),
các nhân viên CNTT nòng cốt bao gồm bốn loại nhân viên được coi là quan trọng cơ
bản đối với việc phát triển CNTT và cũng là trung tâm của các vấn đề thiếu hụt nhân
lực CNTT:
Nhà khoa học máy tính (Computer Scientists): Các nhà khoa học máy tính hoạt
động trong các lĩnh vực như: thiết kế máy tính, lý thuyết ứng dụng, phát triển các
ngôn ngữ chuyên dụng, hoặc các công cụ lập trình, cải tiến các thiết kế hoặc cải tiến
việc sử dụng máy tính. Các nhà khoa học máy tính được phân biệt với các chuyên
gia về máy tính khác ở cấp độ cao hơn về kinh nghiêm và sự cải tiến mang tính lý
thuyết mà họ áp dụng và ở việc sáng tạo hoặc ứng dụng các công nghệ mới.
Kỹ sư máy tính (Computer Engineers): Kỹ sư máy tính làm việc với phần cứng và
phần mềm máy tính trên các phương diện thiết kế và phát triển hệ thống. Các kỹ sư
phần mềm thiết kế và phát triển cả các phần mềm gói và phần mềm hệ thống.
Chuyên viên phân tích hệ thống (Systems Analysts): Chuyên viên phân tích hệ
thống sử dụng kiến thức và các kỹ năng của mình trong việc giải quyết, triển khai
máy tính nhằm đạt được các yêu cầu cụ thể của một tổ chức. Họ nghiên cứu các số
liệu thuộc các lĩnh vực kinh doanh, khoa học và kỹ thuật để xử lý các vấn đề, thiết
kế giải pháp mới cho việc sử dụng máy tính. Các chuyên viên phân tích hệ thống có
thể thiết kế toàn bộ các hệ thống mới, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, hoặc họ

có thể tạo thêm các ứng dụng phần mềm đơn lẻ mới để gia tăng năng lực của máy
tính. Họ làm việc nhằm hỗ trợ một tổ chức có được lợi ích tối đa từ các khoản đầu
tư vào thiết bị, con người và các chu trình kinh doanh.
Lập trình viên (Computer Programmers): Lập trình viên viết và duy trì các câu lệnh
cụ thể, được gọi là “chương trình” hoặc “phần mềm”, các câu lệnh cụ thể này được
liệt kê theo một trình tự logic với các bước mà các máy tính phải tuân thủ để thực
hiện các chức năng của chúng. Trong nhiều tổ chức lớn, các lập trình viên tuân theo
các bản mô tả được các nhà phân tích hệ thống soạn thảo, sau khi họ đã nghiên cứu
các công việc mà hệ thống máy tính sẽ phải thực hiện.
Theo hệ thống phân loại ngành nghề tiêu chuẩn của Hoa Kỳ (USDC, 2000), các nhân
viên làm nghề có liên quan đến CNTT bao gồm 23 loại thuộc các ngành nghề có sử
dụng nhiều CNTT hoặc liên quan mật thiết với ngành CNTT:
Kỹ sư, các nhà quản trị khoa học và nhà quản trị hệ thống máy máy tính
Nhà quản lý cơ sở dữ liệu
Nhà phân tích hệ thống
Lập trình viên máy tính
Kỹ thuật viên truyền thông

×