Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi an giang_luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 90 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG








ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THUỘC DỰ ÁN TRIG

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ
VƯỜN(CÂY XOÀI) TRÊN VÙNG ĐẤT NÚI AN GIANG








Chủ nhiệm đề tài: ThS. TRẦN VĂN KHẢI







Long Xuyên, tháng 6 năm 2013


i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG








ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THUỘC DỰ ÁN TRIG

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ
VƯỜN(CÂY XOÀI) TRÊN VÙNG ĐẤT NÚI AN GIANG





BAN GIÁM HIỆU LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI






CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI





ThS. TRẦN VĂN KHẢI





Lon
g
Xu
y
ên
,

t
hán
g
6năm 2013


ii
CẢM TẠ


Chân thành cám ơn:
- Chính quyền địa phương, Hội nông dân xã Lê Trì, Lương Phi, TT. Ba Chúc
(Tri Tôn); xã An Cư, An Hảo, TT. Chi Lăng (Tịnh Biên); đã tạo mọi điều kiện về đất
đai, tổ chức hội thảo, phỏng vấn nông hộ và tạo mọi thuận lợi trong quá trình thực hiện
nghiên cứu đề tài trên địa bàn từ năm 2009 đến năm 2011.
- Th.S. Nguyễn Văn Mì, Trưởng phòng Nông Nghiệp &PTNT Tri Tôn đã tạo
điều kiệ
n thuận lợi về chuyên môn và tiếp xúc địa phương, cung cấp thông tin về KIP,
về bình chọn mô hình bền vững.
- Th.S. Nguyễn Văn Huệ, Trưởng phòng Nông Nghiệp &PTNT Tịnh Biên đã tạo
điều kiện thuận lợi về chuyên môn và tiếp xúc địa phương, cung cấp thông tin về KIP,
bình chọn mô hình bền vững.
- Các Anh Trưởng Trạm Khuyến Nông Tri Tôn, Tịnh Biên đã hỗ trợ phương tiện
giúp các SV hoàn thành nhiệm vụ đồng thời đ
áp ứng các cuộc phỏng vấn về KIP và
bình chọn mô hình bền vững.
- Các anh Chủ tịch Hội Nông Dân, Cán Bộ Nông Nghiệp các xã Lê Trì, Lương
Phi, TT. Ba Chúc (Tri Tôn); xã An Cư, An Hảo, TT. Chi Lăng (Tịnh Biên); đã tạo mọi
điều kiện để hoàn thành các cuộc PRA, KIP và phiếu điều tra tại xã nhà.
- Gia đình anh Anh Ngưỡi ở Lương Phi và Anh Tám ở An Cư đã hợp tác và hỗ
trợ phương tiện, địa điểm, đất trồng, vườ
n xoài để làm thí nghiệm từ năm 2009-2011.
- Anh Lâm Hữu Hòa (CB Trạm BVTV Tịnh Biên) đã hỗ trở và giúp đỡ tôi trong
quá trình tìm điểm thí nghiệm.
- Các sinh viên ĐH7TT gồm Anh Tuấn, Hoàng Điểm, Bá Tri, Văn Tuyền và các
sinh viên ĐH8TT gồm Hoài Thanh, Danh Thành và Thu Trang đã hỗ trợ tôi trong quá
trình thực hiện thí nghiệm
- Các Học sinh lớp TTT9A1 Minh Nhựt, Nhân, Hoài, Hiếu, Hậu và Băng.
- Các đồng sự trong Bộ Môn Khoa học Cây trồng đã góp công sức vào quá trình
thực hiện trong đó có các thầy cô Nguy

ễn Văn Minh, Dương Thị Nguyễn Quyên,
Nguyễn Thanh Điền, Trần Vĩnh Sang đã không ngại khó trong chủ trì các cuộc PRA tại
các địa phương.
Chủ nhiệm đề tài




TRẦN VĂN KHẢI

iii
TÓM TẮT
Đề tài “Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế vườn (cây xoài) trên vùng đất núi An
Giang” được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu: chọn các mô hình canh tác vườn cây ăn
trái (xoài) triển vọng và bền vững. Nhằm cải tạo vườn xoài già cõi và kém chất lượng của
vùng nghiên cứu, từ đó đề xuất các chính sách hợp lý để phát triển mô hình kính tế vườn (cây
xoài) triển vọng.
Phương pháp nghiên cứu gồm: (i) Điều tra và đánh giá hiện trạng HTCT và nguồn tài
nguyên nông hộ (120 phiếu) để tìm hiểu nguồn lực, thu nhập và thuận lợi khó khăn của mô
hình trồng cây ăn trái (ii) Khảo nghiệm 3 hợp phần kỹ thuật để chọn mô hình tối ưu và bền
vững tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên từ tháng 1/2009 đến tháng 3/2011. Kết quả cho thấy:
Thu nhập trên đầu người hàng tháng trung bình của nhóm hộ nghèo 1.767.000 đồng,
nhóm hộ khá 3.672.000đ, nhóm giàu 4.277.000đ. Thu nhập hộ nghèo ở huyện Tịnh Biên thấ
p
nhất (522.000đ) và nhóm giàu (4.433.000đ) cao hơn nhóm giàu ở huyện Tri Tôn 4.355.000đ).
Khảo sát sự phát tiển của mắt ghép xoài cát Hoà Lộc lên 3 loại gốc ghép xoài Thanh Ca,
Xoài Quéo và Cát Hoà Lộc cho thấy: đường kính của thân xoài cát Hoà Lộc phát triển tốt
nhất (2.386 cm), kế đến là
xoài Thanh Ca (1.346 cm) và phát triển kém nhất giống xoài
Quéo có đường kính thấp nhất (0.798 cm). Song song sự phát triển về đường kính thì

chiều cao cây cũng ghi nhận tương tự chiều cao của giống xoài Quéo (42.2 cm) vẫn có
chiều cao thấp nhất kế đó là giống xoài Thanh Ca (119.2 cm) và tốt nhất là giống xoài
Cát Hoà Lộc (146.4 cm). Đối với sự phát triển rễ của xoài Thanh Ca có chiều dài nhất
(487.7 cm), kế đến là xoài Cát Hoà Lộc (179 cm) và thấp nhất là giống xoài Quéo
(128.4 cm).
Tỷ lệ sống c
ủa các mắt ghép xoài cát Hoà Lộc trên gốc xoài Thanh Ca, xoài Quéo
20 năm tuổi ở điểm thí nghiệm cho thấy tỷ lệ mắt ghép xoài cát Hoà Lộc lên gốc ghép
xoài Thanh Ca điều cao hơn xoài Quéo cụ thể là Xoài cát Hoà Lộc (60%), xoài Quéo
(40%).
Hiệu quả của các loại vật liệu bao trái xoài vào giai đoạn trái 45 ngày sau khi đậu
trái cho thấy sự tăng trưởng đường kính kích thước trái ở thời điểm thu hoạch của
nghiệm thức bao giấy đài loan trắ
ng (6.680 cm) và bao đài loan đen (6.866 cm) tăng
trưởng hơn nghiệm thức bao giấy dầu (6.128 cm) và đối chứng (5.762cm).
Kết quả phân loại trái ở thời điểm thu hoạch xoài chủ yếu là ở loại 3, xoài loại 1
chiếm tỷ lệ rất thấp chủ yếu ở các nghiệm thức: bao giấy đài loan đen (23.9%),
nghiệm thức bao giấy đài loan trắng (10.8%), nghiệm thức bao giấy dầu (2.8%)
Số lượ
ng trái bị hao hụt do các loài sâu đục hột, ruồi quả và bệnh hại tấn công
điều gia tăng theo thời gian cụ thể cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (36%), nghiệm
thức bao giấy dầu (28%), nghiệm thức bao giấy đài loan trắng (26%), nghiệm thức
bao giấy đài loan đen (6%).
Đánh giá về mặt chất lượng thì nghiệm thức bao giấy đài loan trắng có hàm lượng
acid (1.62%) thấp nhất (ít chua nhấ
t) và có hàm lượng đường cao nhất (16.27%).
Lợi nhuận thu của việc bao trái xoài ở các nghiệm thức điều có lời. Tuy nhiên lợi
nhuận cao nhất là nghiệm thức bao giấy đài loan đen (175.500đồng/1 cây xoài) và lợi
nhuận thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (21.500đồng/1 cây xoài).




iv

MỤC LỤC

TT ĐỀ MỤC Trang
Trang phụ bìa………………………………………………………………… i
Cảm tạ……………………………………………………………………… ii
Tóm tắt …………………………………………………………………… iii
Mục lục……………………………………………………………………… iv
Danh sách bảng……………………………………………………………… ix
Danh sách hình………………………………………………………………. xi
Những từ viết tắt …………………………………………………………… xii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU……………………………………………… 1
1.1 Đặt vấn đề……………………………………………………………………. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………. 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát…………………………………………………………… 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể………………………………………………………………. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu………………………………………………………… 2
1.4 Thời gian và phạm vi nghiên cứu……………………………………………. 2

CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU…………………………………. 3
2.1 Khái quát về ngành cây ăn quả………………………………………………. 3
2.1.1 Tình hình sản xuất…………………………………………………………… 3
2.1.2 Tình hình tiêu thụ và xuất nhập kh
ẩu……………………………………… 3
2.2 Sự phát triển ngành trồng cây ăn quả ở Việt Nam…………………………… 4
2.2.1 Dự kiến………………………………………………………………………. 4

2.2.2 Các mặt thuận lợi và bất lợi…………………………………………………. 5
2.2.2.1 Thuận lợi……………………………………………………………………. 5
2.2.2.2 Bất lợi……………………………………………………………………… 5

v
2.3 Phát triển cây ăn quả ở Đồng Bằng Sông Cửu Long………………………… 6
2.4 Phát triển cây ăn quả của tỉnh An Giang…………………………………… 6
2.5 Giới thiệu về cây xoài……………………………………………………… 6
2.5.1 Nguồn gốc…………………………………………………………………… 7
2.5.2 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng……………………………………………… 7
2.5.3 Đặc tính thực vật…………………………………………………………… 8
2.5.3.1
Rễ ……………………………………………………………………………. 8
2.5.3.2
Thân, cành, lá……………………………………………………………… 8
2.5.3.3
Hoa…………………………………………………………………………… 9
2.5.3.4
Trái (quả) ……………………………………………………………………. 9
2.5.3.5
Hột (hạt) …………………………………………………………………… 9
2.6 Đặc điểm giống xoài Thanh Ca……………………………………………… 10
2.7 Đặc điểm giống xoài Cát Hoà Lộc…………………………………………… 10
2.8 Qui trình chăm sóc…………………………………………………………… 11
2.9 Đặc điểm ra hoa của cây xoài……………………………………………… 11
2.9.1 Giai đoạn đâm chồi (ra đọt) ………………………………………………… 12
2.9.2 Giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng………………………………………… 12
2.9.3 Giai đoạn phát triển rễ……………………………………………………… 12
2.9.4 Giai đoạn nghỉ ngắn………………………………………………………… 12
2.9.5 Giai đoạn đủ khả năng ra hoa và bắt đầu tượng hoa…………………………. 12

2.9.6 Giai đoạn miên trạng…………………………………………………………. 13
2.9.7 Giai đoạn quyết định sự ra hoa………………………………………………. 13
2.9.8 Giai đoạn ra hoa……………………………………………………………… 13
2.10 Quy trình xử lý ra hoa xoài………………………………………………… 13
2.11 Một s
ố sâu bệnh hại chính trên xoài…………………………………………. 14

vi
2.11.1 Sâu hại trên xoài…………………………………………………………… 14
2.10.1.1
Rầy bông xoài……………………………………………………………… 14
2.11.1.2
X
én tóc
đ
ục thân, cành xoài (Plocaderus ruficornis)……………………… 15
2.11.1.3
Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis) ………………………………………… 15
2.11.1.4 Sâu đục chồi, cành non (Chlumetia transversa)…………………………………
16
2.11.1.5 Sâu đục hột xoài (Deanolis albizonalis)
17
2.11.1.6
Bọ cắt lá (Deporaus marginatus) 17
2.11.2 Bệnh hại trên xoài 18
2.11.2.1 Bệnh thán thư (Colletotricum gloeosporiodes)…………………………………
18
2.11.2.2
Bệnh nứt trái xì mủ (Xanthomonas campestris pv) 19
2.11.2.3 Bệnh khô đọt - thối trái (Lasiodiplodia theobromae)……………………………

19
2.11.2.4 Bệnh cháy lá (Macrophoma mangifera)
20
2.11.2.5
Bệnh nấm bồ hóng (Capnodium mangifera và C. Ramosum)……………… 20
2.11.2.6
Bệnh đốm da ếch (Chaetothyrium sp.)………………………………………. 20
2.12 Công dụ
ng của việc bao trái…………………………………………………. 20

CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Vật liệu………………………………………………………………………. 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 22
3.2.1 Chọn vùng và điểm nghiên cứu……………………………………………… 22
3.2.2 Thu thập các số liệu thứ cấp…………………………………………………. 22
3.2.3 Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn với bảng câu hỏi……………………. 22
3.2.3.1 Chọn mẫu điều tra theo phương pháp hệ thống………………………………….
22
3.2.3.2 Nội dung và hình thức điều tra……………………………………………………
22
3.2.4 Phỏng vấn các nhóm KIP: (Key Informant Panel)………………………… 23
3.2.5 Đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân (PRA)…………………. 23

vii
3.2.6 Phân tích kết quả…………………………………………………………… 23
3.2.6.1
Phân tích nguồn lực nông hộ………………………………………………… 23
3.2.6.2
Cơ cấu thu nhập của hộ……………………………………………………… 23
3.2.6.3

Phân tích sản xuất các mô hình canh tác…………………………………… 23
3.2.6.4
Phân tích tài chính các mô hình canh tác…………………………………… 23
3.2.7 Thí nghiệm các hợp phần kỹ thuật…………………………………………… 24
3.2.7.1
Địa điểm và thời gian thí nghiệm……………………………………………. 24
3.2.7.2
Bố trí thí nghiệm…………………………………………………………… 24

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 27
4.1 Mô tả vùng nghiên cứu………………………………………………………. 27
4.1.1 Lý do chọn vùng nghiên cứu………………………………………………… 27
4.1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng và 6 xã điểm nghiên cứu………. 27
4.1.3 Mặt cắt sinh thái vùng nghiên cứu…………………………………………… 28
4.1.4
Diễn biến lịch sử cây trồng, vật nuôi ở 6 điểm thuộc 2 huyện Tri Tôn và
Tịnh Biên……………………………………………………………………
30
4.1.5 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của 6 điểm và vùng nghiên cứu…………. 32
4.1.6 Lịch thời vụ vùng nghiên cứu……………………………………………… 33
4.1.7 Phân tích xu hướng phát triển cây trồ
ng, vật nuôi trong tương lai………… 34
4.2 Lịch sử các sự kiện về mô hình canh tác xoài……………………………… 35
4.3 Lịch thời vụ và chăm sóc xoài………………………………………………. 36
4.4 Hiện trạng canh tác………………………………………………………… 37
4.4.1 Đặc điểm tình hình canh tác…………………………………………… 37
4.4.2 Kỹ thuật canh tác và chăm sóc vườn trồng………………………………… 38
4.4.3 Tình hình dịch hại……………………………………………………………. 39
4.4.4
Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…………………………………………

40
4.5 Tình hình áp dụng IPM và tiến bộ kỹ thuật trên xoài……………………… 41

viii
4.6 Mối quan hệ giữa hộ trồng xoài với các định chế nông thôn………………… 43
4.7 Phân tích swot của mô hình kinh tế vườn xoài………………………………. 44
4.7.1 Kết quả SWOT………………………………………………………………. 44
4.7.2
Chiến lược SWOT…………………………………………………………………….
46
4.7.2.1
Chiến lược SO: Phát huy những thuận lợi và cơ hội để phát triển mô hình
vườn xoài……………………………………………………………………………
46
4.7.2.2
Chiến lược WT: Khắc phục khó khăn và rủi ro để hoàn thiện mô hình vườn
xoài…………………………………………………………………………………….
46
4.8 Phân tích xu hướng phát triển kinh tế vườn xoài……………………………. 46
4.9 Phân tích nguồn lực và kinh tế hộ…………………………………………… 47
4.9.1 Nguồn lực nông hộ…………………………………………………………… 47
4.9.1.1
Nguồn lực lao động………………………………………………………………….
47
4.9.1.2
Nguồn lực đất đai…………………………………………………………………….
49
4.9.1.3
Phương tiện sinh hoạt và sản xuất nông hộ………………………………………
50

4.9.2 Cơ cấu thu nhập hộ vùng điều tra……………………………………………. 51
4.9.2.1
Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp…………………………………………………
51
4.9.2.2
Cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp …………………………………………………
54
4.9.2.3
Chi tiêu gia đình……………………………………………………………………
55
4.9.2.4
Thu nhập, chi tiêu và tích luỹ của nông hộ hàng năm…………………………
57
4.10 Khảo nghiệm các hợp phần kỹ thuật đề xuất mô hình canh tác xoài ……… 58
4.10.1
Khảo sát đặc tính sinh trưởng của xoài cát Hoà Lộc tháp trên 3 loại gốc ghép
trồng bằng hột (xoài Thanh Ca, Xoài Quéo và Cát Hoà Lộc)……………….
58
4.10.1.1
Ghi nhận tổng quát về hiện trạng canh tác xoài ở vùng nghiên cứu…………. 58
4.10.1.2
Đường kính và chiều cao của các giống xoài thí nghiệm…………………… 58
4.10.1.3
Khả năng phân nhánh của các giống xoài………………………………….……. 60
4.10.1.4 Khả năng sinh trưởng rễ của các giống xoài ……………………………….
62

ix
4.10.2
Tỷ lệ sống của các mắt ghép xoài cát Hoà Lộc trên gốc xoài Thanh Ca,

Xoài Quéo…………………………………………………………………….
63
4.10.2.1 Ghi nhận tổng quát vườn trước khi ghép…………………………………….
63
4.10.2.2 Tỷ lệ sống của các mắt (bo) ghép…………………………………………… 63
4.10.3 Hiệu quả ứng dụng các loại vật liệu bao trái trên xoài Cát Hoà Lộc………… 63
4.10.3.1
Tình hình chung sâu bệnh trong vườn xoài thí nghiệm…………………………
63
4.10.3.2 Sự tăng trưởng kích thước trái……………………………………………… 64
4.10.3.3 Tỷ lệ trái phân loại theo trọng lượng khi thu hoạch……………………… 66
4.10.3.4 Tỷ lệ trái bị hao hụt ở các nghiệm thức……………………………………… 67
4.10.3.5 Hàm lượng đường và Acid trong trái xoài khi thu hoạch……………………. 68
4.10.3.6
Chỉ số Đường/Acid của xoài………………………………………………….
69
4.10.3.7 Hiệu quả kinh tế ở các nghiệm thức………………………………………… 70

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………………………… 71
5.1 Kết luận……………………………………………………………………… 71
5.2 Đề nghị ………………………………………………………………………. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… 73
Phụ chương 1: Phiếu phỏng vấn nông hộ và mô hình canh tác 76
Phụ chương 2: Các bảng phân tích số liệu (ANOVA)……………… 86
Phụ chương 3: Hình ảnh quá trình thực hiện đề tài ……………… 94


ix
DANH SÁCH BẢNG
TT TỰA BẢNG Trang

Bảng 2.1 Năm loại cây ăn quả có diện tích lớn ở nước ta (1999) 3
Bảng 2.2 Mức độ vị đối với chỉ số đường/acid trong quả 8
Bảng 4.1 Các sự kiện lịch sử cây trồng, vật nuôi tại 6 điểm thuộc Tri Tôn & Tịnh
Biên

31
Bảng 4.2 Dự báo mô hình canh tác tương lai hiệu quả cao
34
Bảng 4.3 Lịch sử các sự kiện về mô hình kinh tế vườn xoài tại vùng nghiên cứu 35
Bảng 4.4 Đặc điểm vườn điều tra nông dân 37
Bảng 4.5 Kỹ thuật canh tác và chăm sóc vườn trồng của nông dân 38
Bảng 4.6 Tỉ lệ vườn có sâu bệnh và mức độ thiệt hại 40
Bảng 4.7 Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trồng xoài 40
Bảng 4.8 Các yếu tố có liên quan đến áp dụng IPM và kỹ thu
ật mới của hộ trồng
xoài
42
Bảng 4.9 Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội và rủi ro của mô hình vườn xoài 45
Bảng 4.10 Dự báo các yếu tố liên quan đến tương lai phát triển kinh tế vườn xoài ở
vùng nghiên cứu
47
Bảng 4.11 Tuổi, kinh nghiệm chủ hộ, dân tộc, nhân khẩu và lao động hộ
48
Bảng 4.12 Trình độ học vấn của chủ hộ và thành viên
48
Bảng 4.13
Doanh thu từ sản xuất nông nghiệp của nông hộ 51
Bảng 4.14 Chi phí sản xuất nông nghiệp của nông hộ
52
Bảng 4.15 Lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp của nông hộ 53

Bảng 4.16 Cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ 54
Bảng 4.17 Chi tiêu gia đình
56
Bảng 4.18 Thu nhập, chi tiêu và tích luỹ của nông hộ 57
Bảng 4.19 Đường kính trung bình thân cây của các giống xoài 59
Bảng 4.20 Chiều cao trung bình thân cây của giống xoài 59

x
Bảng 4.21 Khả năng phân nhánh của các giống xoài lần 1 60
Bảng 4.22 Khả năng phân nhánh của các giống xoài lần 2 61
Bảng 4.23 Khả năng phân nhánh của các giống xoài lần 3 62
Bảng 4.24 Chiều dài và đường kính rễ 62
Bảng 4.25 Kích thước trái các lần lấy chỉ tiêu 64
Bảng 4.26 Phân loại trái theo trọng lượng khi thu hoạch 67
Bảng 4.27 Tỷ lệ trái bị hao hụt qua các lần lấy chỉ tiêu 68
Bảng 4.28 Hiệu quả kinh tế ở các nghiệm thứ
c 70


xi
DANH SÁCH HÌNH
TT
TỰA HÌNH Trang
Hình 2.1 Chín (9) giai đoạn trong quá trình ra hoa xoài 12
Hình 2.2
Quy trình xử lý ra hoa trái vụ trên cây xoài
14
Hình 3.1
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng
25

Hình 4.1
Bản đồ vị trí 6 điểm nghiên cứu
28
Hình 4.2 Mặt cắt sinh thái vùng nghiên cứu 29
Hình 4.3
Lịch thời vụ vùng nghiên cứu Bảy Núi - An Giang
34
Hình 4.4
Lịch thời vụ chăm sóc mùa thuận và mùa nghịch cho xoài
36
Hình 4.5
Sơ đồ VENN về mối quan hệ giữa hộ trồng xoài với các cơ quan và tư
nhân
43
Hình 4.6
Tỉ lệ nhóm tuổi chủ hộ
48
Hình 4.7
Tỉ lệ số năm kinh nghiệm chủ hộ
48
Hình 4.8
Diện tích đất sở hửu của nông hộ
49
Hình 4.9
Tỉ lệ nhóm diện tích đất lúa
49
Hình 4.10
Tỉ lệ giá trị tài sản các nhóm hộ
50
Hình 4.11

Giá trị tài sản các nhóm hộ
50
Hình 4.12
Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp
55
Hình 4.13
Tỷ lệ các khoản chi tiêu gia đình trung bình của 3 nhóm hộ
56
Hình 4.14
Số lượng rễ con
62
Hình 4.15
Tỷ lệ sống của các mắt ghép
63
Hình 4.16 Kích thước trái qua các lần lấy chỉ tiêu 66
Hình 4.17 Tỷ lệ trái được phân loại theo trọng lượng khi thu hoạch 67
Hình 4.18 Tỷ lệ trái còn lại ở các nghiệm thức 68
Hình 4.19
Hàm lượng đường và Acid trong trái
69
Hình 4.20 Chỉ số Đường/Acid
70


xii
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

TGST Thời gian sinh trưởng
ĐC Đối chứng
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐX Đông Xuân
HT Hè Thu
HQKT Hiệu quả kinh tế
HTCT Hệ thống canh tác
KHKT Khoa học kỹ thuật
MRR Marginal Rate of Return: Thu nhập biên (lợi nhuận biên tế)
NN Nông nghiệp
PRA
Participatory Rural Appraisal: Phương pháp đánh giá nông
thôn có sự tham gia của người dân
PTNT Phát triển nông thôn
RAVC Return above variable cost: Thu nhập trên biến phí
SWOT
Strenght Weak Opportunity Threat: Phân tích mạnh, yếu, cơ
hội và thách thức
TĐ Thu
Đông
TT Thị trấn
UBND Ủy Ban Nhân Dân
XLRH Xử lý ra hoa
BVTV Bảo vệ thực vật
IPM Intergrated Pest Managenment (quản lý dịch hại tổng hợp)





1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Việt nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng có rất nhiều chủng
loại trái cây phong phú và đặc sản như: dừa, chuối, xoài, khóm, đu đủ, bưởi, cam
quýt, vú sữa, mãng cầu, hồng, ổi, mít v.v…có rất nhiều giống có chất lượng cao và
hương vị đặc biệt (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006). Nói chung cây ăn quả là nhóm cây có
rất nhiều triển vọng phát triển ở nước ta. Điều kiện khí h
ậu, sông ngòi và đất đai rất
thích hợp với nhiều loại cây ăn quả, trong đó có những loại quả có thể trở thành đặc
sản có giá trị trên thị trường trong nước và trên thế giới. Nông nghiệp nước ta đã có
nhiều thành tựu trong sản xuất lúa và chúng ta đã có những thành công đối với phát
triển cây công nghiệp.
Chắc chắn chúng ta cũng có nhiều kết quả tốt trong việc phát triển cây ăn quả

trên con đường phát triển nông nghiệp toàn diện. Cho đến nay tiềm năng nước ta
chưa được khơi dậy và chưa chuyển thành hiện thực. Đã đến lúc chúng ta cần có
những nỗ lực tập trung hơn nữa để phát triển nhóm cây không những có giá trị về
dinh dưỡng, về kinh tế mà còn có nhiều giá trị về y học, về nông nghiệp, về nhân văn
và về môi trường. Khả năng phát triển cây ăn quả
của nước ta nói chung và Đồng
Bằng Sông Cửu Long nói riêng là rất lớn, nhưng phát triển mạnh được là không dễ
dàng.
Nước ta được xem là một trong những vương quốc “xoài” ở châu Á, đặc biệt là
ở Nam Bộ, với vị ngọt thanh tao khó tả và hương vị đặc trưng sẽ không thể nào nhằm
lẫn với xoài ở những nơi khác. Diện tích trồng xoài ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
chiếm 72% diện tích cả
nước, đứng đầu là tỉnh Tiền Giang. Những giống xoài nổi
tiếng như Cát Hoà Lộc có xuất từ huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang đã có mặt ở khắp
mọi miền đất nước (Nông Nghiệp Việt Nam, 2006). Cách đây không lâu người ta gọi
xoài là “vua các quả”. (Nguyễn Văn Luật và Vũ công Hậu, 2004, trích dẫn bởi Phan
Thanh Tuyền, 2006). Nhiều năm qua, trái cây Việt Nam không chỉ cung cấp cho thị

trường trong nước mà dần đ
ã tìm được chỗ đứng ở một số thị trường nước ngoài.
Ngày nay, vấn đề trái cây phải đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Do đó đã có nhiều quy trình kỹ thuật mới được áp dụng vào quy trình thâm canh cây
ăn trái nhằm bảo vệ và làm cho trái cây trở nên hấp dẫn hơn, trong đó có kỹ thuật
mới là “bao trái”. Bao trái có tác dụng bảo vệ trái trong suốt quá trình trái phát triển
ở trên cây. Bao trái còn hạn chế
được sâu bệnh tấn công gây hại trái (Văn Cương,
2006).
Theo Trần Văn Hâu (2008): Cây ăn trái là thế mạnh kinh tế thứ hai sau cây
lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Với diện tích 282.000 ha, chiếm 36,4%
diện tích cây ăn trái của cả nước (Cục Trồng Trọt, Bộ NN&PTNT, 2008). ĐBSCL là
nguồn cung cấp trái cây quan trọng cho các thành phố lớn trong cả nước, đồng thời là
nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực cũng như m
ột số thị trường lớn trên
thế giới như Châu Âu và sắp tới là Hoa Kỳ. Cùng với sự phát triển của các ngành
công nghiệp, trái cây ở ĐBSCL còn là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong
khu vực và Thành Phố Hồ Chí Minh. Do đó, cây ăn trái có vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển kinh tế của ĐBSCL.

2
Ở ĐBSCL cây ăn trái ra hoa theo mùa nên ở thời điểm thu hoạch trái cây ở chợ
tràn ngập, giá rất rẻ; trong khi vào mùa nghịch rất khan hiếm và giá lại rất cao. Xuất
phát từ thực tế nầy, từ rất lâu nhà vườn đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm sản xuất
trái cây nghịch vụ để bán được giá cao, đồng thời cũng góp phần đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ của xã hội. Sự
phát triển liên tục của cây ăn trái trong thời gian qua đòi hỏi
nhà vườn phải áp dụng nhiều biện pháp thâm canh, tăng năng suất mà trong đó kỹ
thuật xử lý ra hoa đã trở thành một kỹ thuật quan trọng không thể thiếu trong quy
trình canh tác cây ăn trái ở ĐBSCL.

Vùng Bảy Núi thường có tập quán trồng giống xoài Thanh Ca từ rất lâu đời, do
thích hợp với điều kiện đất đai vùng cao thuộc loại
đất xám nghèo dinh dưỡng,
không có nước tưới chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa. Cho nên, dù giá trị
thương mại của giống xoài nầy không cao nhưng vẫn được bà con nông dân trồng
phổ biến. Trong những năm gần đây, một số hộ nhà vườn đã bước đầu áp dụng một
số biện pháp kỹ thuật vào việc canh tác xoài Thanh Ca nhằm tăng thu nhập cải thiện
đời sống nhưng đã gặ
p trở ngại trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của sản
phẩm. Mặc dù các hộ canh tác xoài Thanh Ca đã cố gắng hết mức nhưng do giá đầu
ra của xoài Thanh Ca quá thấp nên thu nhập mang lại không đáng kể, đôi khi còn bị
lỗ vốn nếu thời tiết không thuận hợp. Do vậy, đề tài được thực hiện nhằm đưa ra
những biện pháp kỹ thuật cải tạo vườn xoài Thanh Ca b
ằng xoài cát Hoà Lộc có giá
trị kinh tế để nâng cao thu nhập cho người dân.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm ra một số biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển HTCT cây ăn trái vùng Bảy
Núi thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiệu quả kinh tế của các HTCT cây ăn trái để tìm ra biện pháp nâng
cao năng suất và thu nhập cho nông hộ.
- Ứng dụng các biện pháp ghép xoài cát Hoà Lộc trên gốc xoài bản địa (xoài
Thanh Ca, xoài Quéo) nhằm tă
ng tính chịu hạn, phù hợp với điều kiện đất đai để tăng
năng suất, phẩm chất trái để tăng thu nhập cho nông hộ.
- Ứng dụng biện pháp xử lý ra hoa trái vụ và IPM (bao trái, quản lý dịch hại
chặt chẽ) để nâng cao hiệu quả kinh tế của các vườn xoài cát Hoà Lộc.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra cơ bản để nắm được tình hình kinh tế hộ, hiệ

u quả kinh tế của HTCT
vườn cây ăn trái bằng các phương pháp KIP, PRA và phiếu phỏng vấn.
- Từ kết quả điều tra cơ bản có được, khảo nghiệm các hợp phần kỹ thuật để cải
tạo và quản lý cây ăn trái có tính thích nghi, chất lượng tốt hơn.
- Sau khi kết thúc các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật chuyển giao và tập huấn cho
người Khmer tại hai xã Thới Sơn (Tinh Biên) và Lương Phi (Tri Tôn).
1.4 Th
ời gian và phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm tiến hành tại 2 xã Lương Phi thuộc huyện Tri Tôn & xã An Phú
huyện Tịnh Biên - tỉnh An Giang. Thời gian thực hiện 1/2009 đến tháng 3/2011.

3
CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1. Khái quát về ngành cây ăn quả
2.1.1. Tình hình sản xuất
Theo Nguyễn Văn Kế (2001) cho biết rằng: thống kê của FAO năm 1994 đã
ước lượng tổng sản lượng quả của toàn cầu là 338 triệu tấn. Á châu sản xuất được
141 triệu tấn chiếm 41,7% sản lượng toàn cầu. Trung Quốc và Ấn Độ có sản lượng
cao nhất trong khu vực, lần lượt là 37,3 và 33,2 triệu tấn, nhưng do dân số đông nên
m
ức tiêu thụ trái cây trên mỗi đầu người còn ở mức rất thấp (dưới 30 kg/người/năm).
Trung Quốc nổi tiếng về cây vải, riêng tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc có trên 200
giống vải khác nhau, năm 1996 có diện tích trồng vải là 230.000 ha. Ấn Độ lại nổi
tiếng về ngành trồng xoài, chiếm 60% sản lượng xoài của thế giới. Thái Lan nổi
tiếng về sầu riêng (750.000 tấn), Philippines đã thành công trong việc trồ
ng chuối
xuất khẩu với sản lượng trên 3 triệu tấn, trong đó xuất khoảng 1 triệu tấn, riêng thị

trường Nhật 800.000 tấn/năm… Mỹ nổi tiếng về ngành trồng cam quýt, thơm (dứa),
Nhật nổi tiếng với giống quýt Satsuma, hồng (kaki), Pháp nổi tiếng về cây nho và
công nghiệp rượu vang, các nước quanh Địa Trung Hải nổi tiếng về cam quýt, nhất là
cam ruột đỏ, chanh núm. Equador, Jamaica, …về ngành trồng chuố
i…
Tại Việt Nam năm 1999 diện tích trồng cây ăn quả đã lên đến 496.000 ha với
sản ngạch tổng cộng ước lượng khoảng 5,1 triệu tấn.
Bảng 2.1: Năm loại cây ăn quả có diện tích lớn ở nước ta (1999)
Cây ăn quả Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
Nhãn, vải, chôm chôm
Chuối
Họ cam quýt
Xoài
Thơm
131.200
94.600
63.400
40.700
32.300
545.400
1.242.600
405.100
188.600
262.800
Nguồn: Nguyễn Văn Kế 2001.
2.1.2. Tình hình tiêu thụ và xuất nhập khẩu
Theo Nguyễn Văn Kế (2001) trích dẫn, Chandra (1993) cho biết: mức độ tiêu
thụ quả trong khu vực Đông Nam Á tăng từ 3,5% đến 4,0%/năm trong khi sản xuất
chỉ tăng bình quân 2,9% mỗi năm Như vậy toàn khu vực còn nhiều tiềm năng cho sự
phát triển cây ăn quả. Xu hướng tiêu thụ quả ngày một tăng theo trình độ phát triển

kinh tế của từng nước, các nướ
c có lợi tức cao thường tiêu thụ quả nhiều hơn các
nước nghèo rất nhiều. Chỉ tính riêng cam quýt, mỗi đầu người Mỹ, Israel đã tiêu thụ
trên 40 kg/năm… Sản lượng quả bình quân mỗi đầu người của nước ta mới ở mức 47
kg/năm, so với Thái Lan 104 kg và Philippines 114 kg/người/năm.

4
Tại Việt Nam, phần lớn quả được tiêu thụ trong nước, một phần rất nhỏ được
xuất khẩu dưới dạng xuất tươi, đồ hộp, đông lạnh, sấy khô…các thành phố lớn, nơi
mà thị dân có thu nhập cao hơn là nơi có nhiều khách du lịch, là thị trường chính.
Chẳng hạn như thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Hà Nội… Tính riêng cho
TP.HCM, lượng quả tươi về hai chợ đầu m
ối là Cầu Muối và Mai Văn Thưởng được
ước lượng từ 120.000 tấn đến 130.000 tấn/năm. Nhưng cần nhấn mạnh rằng vai trò
của các chợ đầu mối ngày một giảm do các thương lái có xu hướng ăn mối thẳng với
các chợ bán lẻ. Bên cạnh các loại quả được sản xuất trong nước, quả của nước ngoài
đã tràn vào Việt Nam khá nhiều, chỉ tính riêng cho 2 chợ đầu mối kể
trên cũng đã có
trên 20.000 tấn (Bùi Xuân Khối, SOFRI, 1997), chủ yếu là cam, táo, lê, nho…từ các
nước Mỹ, Úc, Trung Quốc…
Theo báo của Vegetexco HCM, các loại quả xuất khẩu chính là chuối, dứa,
cam, chanh. Đỉnh cao là năm 1987 Vegetexco HCM đã xuất được 14.000 tấn chuối
già, 5.000 tấn cam, chanh, 1.000 tấn dứa tươi. Năm 1993 chỉ xuất chuối được cho
Hàn Quốc, và 1.800 tấn chuối cho Liên Xô cũ. Mỗi năm Việt Nam xuất được 5.000 –
6.000 tấn thanh long, Vegetexco chiếm vào khoảng 1.000 tấn. Nă
m 1997 lượng rau
quả tươi xuất khẩu là 40.000 tấn và xuất không chính thức qua biên giới Trung Quốc
độ 100.000 tấn. Thị trường chính là Hongkong, Singapore, Đài Loan và một ít qua
Canada, Pháp, Thụy Sĩ,…
Thơm và chôm chôm xuất dưới dạng chế biến được nhiều, có lúc đến 11.000

tấn, đặc biệt gần đây Mỹ đã trở thành một khách hàng quan trọng. Xoài, nhãn là mặt
hàng đang được chú ý ở các thị trường Trung Quốc, Campuchia…Tuy nhiên các thị
trường này nhiều b
ấp bênh. Công suất của các nhà máy chế biến ở miền Nam nước ta
hơn 100.000 tấn/năm trong khi hiện nay mới chỉ sản xuất ở mức 15.000 tấn/năm.
Gần đây một số công ty chế biến rau quả đã được thành lập và đi vào hoạt động. Như
vậy tiềm năng chế biến các loại quả còn rất lớn.
Các khó khăn trong việc xuất khẩu quả là:
- Ch
ất lượng quả của nước ta còn kém, cả về mặt mẫu mã, kích thước, vệ
sinh…Cần phải nhấn mạnh tới sự kiểm dịch thực vật hết sức khắt khe ở các thị
trường tư bản, đặc biệt là trứng ruồi trái cây.
- Tính không đồng nhất của sản phẩm do thu gom từ các vườn sản xuất nhỏ,
nhiều giống khác nhau, kỹ thuật áp dụng khác nhau… tứ
c là do các hệ thống sản xuất
nhỏ gây ra.
- Một số loại quả không đạt tiêu chuẩn, như quả nhỏ chiếm tỉ lệ quá nhiều.
Thí dụ: chuối già xuất tươi giá ở đồng bằng sông Cửu Long là 115 – 120 USD/tấn
chưa kể bao gói, trong khi giá FOB Ở Philippines là 110 – 115 USD/tấn với số lượng
nhiều, sản phẩm đồng nhất…Tình trạng tương tự đối với xoài thơm…
2.2 Sự phát triển ngành tr
ồng cây ăn quả ở Việt Nam
2.2.1 Dự kiến
Diện tích sẽ tăng từ 346.000 ha (1995) lên đến 750.000 ha và đạt sản lượng
khoảng 9 triệu tấn vào năm 2010. Giá trị xuất khẩu rau quả đạt 350 triệu USD. Sử
dụng giống chọn lọc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào vườn cây, cải tiến khâu hậu thu
hoạch. Tăng cường khâu chế biến. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường…

5
Tùy theo đặc tính của từng vùng và lợi điểm tương đối sẵn có mà chọn chủng

loại cây thích hợp. Các loại trái cây dự kiến phát triển là: xoài, nhãn, thanh long, sầu
riêng, chôm chôm, măng cụt, chuối, dứa, vú sữa, bòn bon Thái, ổi, hồng, nho… như
vậy bao gồm cả trái cây đặc sản và trái cây thông thường. Trong mỗi loại trái cây tập
trung vào vài loại tốt với sự áp dụng qui trình đồng đều để tạo sự đồng nhất cho s
ản
phẩm…
2.2.2 Các mặt thuận lợi và bất lợi
2.2.2.1 Thuận lợi
Theo truyền thống dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, ham học hỏi và
áp dụng nhanh nhạy các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các nông dân Việt Nam đã tích
lũy nhiều kinh nghiệm, chẳng hạn: có kinh nghiệm về thiết kế đồng ruộng: nhiều
vùng đất để tự nhiên không thể trồng cây ăn quả được nhưng nông dân
đã bỏ nhiều
công sức để lên líp, lên mô trồng chuối, thơm, xoài, nhãn… Để cải thiện đặc tính l ý
hoá của đất họ đã bón vôi, tro…Áp dụng các kỹ thuật để kiểm soát cây ra hoa như
xiết nước cho cây nhãn, phun nitrate kali cho xoài, đổ nước bão hòa khí acétylene
cho thơm ra hoa, thắp đèn sáng chủ động cho thanh long ra hoa…
Quả là một loại nông phẩm đem lại lợi tức cao: suốt trong thập niên vừa qua,
diện tích vườn cây ăn quả đã gia tă
ng nhanh chóng vì chúng thường đem lại lợi tức
lớn hơn nhiều loại hoa màu khác. Tuỳ loại mà lợi tức hơn 1,5 đến 10 lần lúa. Nhưng
cần phải cải thiện phẩm chất, nghiên cứu cải tiến khâu sau thu hoạch và chế biến,
đồng thời phát triển thị trường để giải quyết đầu ra của các loại trái cây, một loại
nông sản khó tồn trữ.
Nước ta trải dài từ v
ĩ tuyến 8
0
tới 23
0
Bắc bán cầu, phía bắc có mùa đông

lạnh, phía nam nóng quanh năm nên phát triển được cả các cây ăn quả nhiệt đới và á
nhiệt đới.
Khả năng mở rộng diện tích còn khá lớn như miền Trung du, Đông Nam bộ,
Tây Nguyên.v.v…
Tài nguyên giống phong phú, là nơi hội tụ nguồn thực vật từ Trung Quốc
xuống, Ấn Độ, Thái Lan sang, Indonesia…lên. Nhiều nhà vườn đã tuyển chọn được
các giống tốt, rồi dùng các phươ
ng pháp chiết, ghép…nhân lên. Chẳng hạn tại Cái
Mơn (tỉnh Bến Tre) đã tìm được các giống sầu riêng hột lép. Tiền Giang với những
giống nhãn Thái long tiêu, Long Tiêu sa. Vũng Tàu với nhãn bánh xe, nhãn xuồng…
Có sự khuyến khích phát triển ngành trồng cây ăn quả của Nhà nước, nhiều
nông dân đã đầu tư vào việc mở rộng diện tích vườn cũng như cải tạo lại các vườn
cây tạp mà trước đây ít chăm sóc, năng suấ
t thấp kém. Có biện pháp hỗ trợ nông dân
về tín dụng, miễn giảm thuế trong thời gian đầu lập vườn…Thúc đẩy việc nghiên cứu
chế biến trái cây để giải quyết đầu ra…Để thúc đẩy sự phát triển ngành trồng cây ăn
quả, Nhà nước đã có chính sách khuyến khích, lập Viện Cây ăn quả miền Nam (Long
Định) (Bùi Xuân Khôi, 1997).
2.2.2.1 Bất lợi
Cây ăn quả lâu thu lợi: Phần lớn các cây ăn quả là cây lâu nă
m (đa niên)
thường phải mất từ 3 tới 5 năm mới cho thu hoạch, như vậy thời kỳ kiến thiết vườn
khá dài, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Nhà vườn phải tính tới biện pháp xen
canh, lấy ngắn nuôi dài.

6
Thị trường bấp bênh: Đầu ra của nhiều loại quả còn bị hạn chế và bấp bênh
(trừ cam quít do chưa bão hoà thị trường), nhất là từ khi Liên Xô cũ và các nước
Đông Âu sụp đổ. Tại thị trường địa phương giá cả lên xuống mạnh: chôm chôm đầu
vụ 8.000 – 10.000 đ/kg, giữa vụ 3.000 đ/kg; thanh long đầu vụ 15.000 đ/kg, giữa vụ

1.500 đ/kg. Tình trạng tương tự cho hầu hế
t các loại trái cây. Vài nhà máy chế biến
đã hoạt động cầm chừng, không hết công suất vì thiếu thị trường hải ngoại, vì kỹ
thuật lạc hậu…Sự chen chân vào các thị trường truyền thống khó khăn vì hầu hết
các nước buôn bán với nhau theo hình thức công ty tổ chức theo hàng dọc. Các mặt
hàng của họ đã được chuẩn mực một cách khoa học (ISO 9002, gần đây Phân viện
Sau thu hoạch đã thực hi
ện cho quả thanh long ở Bình Thuận). Kỹ thuật sau thu
hoạch đạt trình độ rất cao. Trong khi ở nước ta khâu hậu thu hoạch chưa phát triển,
ngay cả dây chuyền công nghệ xử l ý trứng ruồi trái cây…
Do thu mua ở nhiều vườn khác nhau nên chúng không đồng nhất, đây là một
trở ngại khi xuất quả tươi.
Những vườn cây ăn quả cũ thường có những giống không tốt, cần phải cải
thiện giố
ng.
Hầu hết cây giống do tư nhân sản xuất, nên chất lượng cây giống không được
bảo đảm. Đặc biệt là vấn đề bảo vệ thực vật, chẳng hạn bệnh Greening trên cam quít
đã làm hạn chế sự phát triển cây này.
Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng chưa tốt, chẳng hạn bón phân mất cân đối,
lạm dụng đạm, cụ thể bón đạm vào giai đoạn nuôi trái th
ơm nên con ngọn to, nước
quả nhiều nitrate…Một số nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho
phép như ngành trồng nho, táo. Ngược lại, cũng có nhiều nông dân chẳng chú ý gì tới
bảo vệ thực vật nên mẫu mã quả rất kém.
Tóm lại, cây ăn quả cùng với cây rừng, phần lớn là cây đa niên, chúng góp
vào việc cải thiện môi trường. Với gần 500.000 ha cây ăn quả hiện nay, chúng đóng
vai trò như nhữ
ng lá phổi làm sạch môi trường bị ô nhiễm. Tạo cảnh quan đẹp phục
vụ cho du lịch, cung cấp cho nhân dân quả tươi, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị và
làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến…với chính sách phát triển của Nhà nước và

quyết tâm cao của bà con nông dân trong thập niên tới cây ăn quả chắc chắn sẽ đóng
vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế nước ta.
2.3 Phát triển cây ăn quả ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
N
ăm 2005, Việt Nam có khoảng 755.000 ha diện tích trồng cây ăn trái với
sản lượng đạt 6.5 triệu tấn. Diện tích trồng xoài ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm
72% diện tích cả nước, đứng đầu là tỉnh Tiền Giang có 11.197 ha. Những giống xoài
nổi tiếng như cát Hoà Lộc có xuất xứ từ huyện Cái Bè (Tiền Giang) và Cái Mơn
(Bến Tre) đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước (Nguyễn Hươ
ng Lan, 2006).
2.4 Phát triển cây ăn quả của tỉnh An Giang
Diện tích cây ăn trái của tỉnh An Giang năm 2005 là 7.130 ha (tăng so với
năm 2000 là 6.454,5 ha) trong đó diện tích cây xoài là 3.821 ha (chiếm hơn phân nửa
diện tích cây ăn trái), tăng vượt mức so với năm 2004 chỉ có 1.897,5 ha và đạt sản
lượng 5.745 tấn so với năm 2004 chỉ có 4.640 tấn (Niên Giám Thống Kê An Giang,
2006). Điều đó cho thấy tầm quan trọng của cây xoài trong phạm vi của tỉnh.
2.5 Giới thiệ
u về cây xoài

7
2.5.1 Nguồn gốc
Xoài là loại cây ăn trái nhiệt đới có nguồn gốc ở Bắc Ấn Độ và Bắc Miến Điện
và cũng có lẽ ở Tây Tây Lan.Từ đó được phân phối đến Đông Nam Á và quần đảo
Mã Lai. Cây xoài được trồng nhiều ở Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Florida, Hawai,
Mehico, Nam Phi, Úc…
Xoài là cây thuộc họ Anacardiaceae có tên khoa học là Manifera indica, trong chi
Mangifera có khoảng 41 loài (Nguyễn Thanh Triều, 2005).
Xoài Cát Hoà Lộc, quận Giáo Đức, Tỉnh Định Tườ
ng nay là ấp Hoà Lộc, xã Hoà
Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nên được mang tên là Xoài Cát Hoà Lộc. Đây

là vùng đất phù sa ven sông nên giàu chất dinh dưỡng, rất thích hợp cho Xoài Cát
Hoà Lộc sinh trưởng và phát triển (Sở Thương Mại - Du Lịch Tiền Giang, 2010).
2.5.2 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng
Khi phân tích thịt quả xoài có: 85% là nước, 10 - 12% là đường, 4,8 mg
vitamin A, nhiều chất khoáng, tổng số chất tan là 16%.Tỷ lệ phần ăn được của quả
xoài là 70%.
Vỏ quả chữa kiết l
ị, hoại huyết. Vỏ cây xoài già chữa sốt, đau răng. Lá chữa
ho, sưng họng. Nếu cho trâu bò ăn lá xoài rồi lấy nước dãi của trâu bò đó chế thuốc
nhuộm tốt. Rễ cây xoài cũng có thể nhuộm vải. Hoa xoài là nguồn mật cho ong
(Phạm Văn Duệ, 2005).
Theo Nguyễn Thanh Triều (2005) quả xoài có chứa nhiều vitamin A, C, chứa
14,7% chất khô, 15,4% đường, là loại trái cây được sử dụng rộng rãi khi chín và cả
khi trái còn xanh. Xoài còn được sử
dụng để chế biến như: đóng hộp, làm nước trái
cây, làm mức, làm kẹo, làm kem, xoài khô, dưa chua (ủ chua)… để tiêu thụ nội địa
và để xuất khẩu. Ngoài ra, xoài còn có nhiều công dụng khác như: lá cho gia súc ăn,
trong dịch lá và vỏ cây có chứa chất có thể sử dụng làm thuốc nhuộm, hạt xoài có
chứa nhiều Tanin có thể sử dụng làm thuốc trị giun sán, bệnh tiêu chảy, xuất huyết
nội. Cành, nhánh dùng làm chất đốt, thân làm gỗ
… Xoài cũng là một cây xanh quanh
năm có nhiều bóng râm có thể xem như cây che phủ đất. Hoa xoài nở cung cấp cho
việc nuôi ong lấy mật…
Xoài Cát Hoà Lộc là một trong những giống xoài nổi tiếng nhất ở ĐBSCL
(Việt Nam). Đây là vùng đất phù sa ven sông nên giàu chất dinh dưỡng, rất thích hợp
cho xoài Cát Hoà Lộc sinh trưởng và phát triển. Do chất lượng ngon, hương vị đậm
đà nên hiện nay giống xoài Cát Hoà Lộc được trồng với quy mô công nghiệp. Quả
xoài Cát Hoà Lộc có tr
ọng lượng trung bình 350 - 450 gam /quả, có dạng hình thuôn
dài, bầu tròn ở phần cuống. Khi chín vỏ màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng tươi, cấu

trúc thịt chắc, mịn và ít xơ, vị rất ngon và thơm. Độ Brix /axit ≥ 8% (quả già thịt còn
chắc), Brix ≥ 12%, Axit citric < 1,5%, Axit ascorbic ≥ 25 mg /100 gam. (sở Thương
Mại - Du Lịch Tiền Giang).
Thịt xoài Cát Hoà Lộc có màu vàng tươi, dày, ngọt và thơm rất được thị
trường ưa chuộng (Nông Nghiệp Việt Nam, 2006).
Hầu h
ết các loại quả chứa acid ở mức độ thừa cần thiết cho hoạt động của chu
trình TCA và các đường hướng chuyển hóa khác. Lượng thừa acid có thể tập trung ở
không bào và là yếu tố quan trọng về vị. Thực vật thường chứa các loại acid thay đổi
và số lượng của chúng phản ánh bằng độ pH (Nguyễn Minh Thủy, 2003).

8
Các acid hữu cơ có nhiều trong quả. Các acid này cùng với các chất khác có
vai trò tạo mùi vị cho quả. Tổng các loại acid hữu cơ trong phần lớn quả không quá
1% (Nguyễn Xuân Phương và ctv, 2006). Acid hữu cơ có trong quả dưới dạng tự do,
dạng muối và este. Một số acid hữu cơ bay hơi và liên kết với ete tạo ra mùi thơm
(Phạm Văn Côn, 2006).
Xoài có pH nằm trong khoảng 3,3 ÷3,7 chứa hai loại acid chính là: acid citric
và acid tartaric (Lê Văn Tán, 2008).
Độ chua của rau quả phụ thu
ộc vào hàm lượng acid, độ pH của nước chiết và hàm
lượng đường trong đó. Người ta đưa ra chỉ số đường/acid (chỉ số Đ/A) để mô tả
tương quan này.
Bảng 2.2: Mức độ vị đối với chỉ số đường/acid trong quả
Chỉ số đường/acid Vị
25÷30 Không thấy vị chua
10÷20 Chua nhẹ
5÷10 Chua
<5 Rất chua
(Nguồn: Trần Xuân Ngạch, 2007)

2.5.3 Đặc tính thực vật
2.5.3.1 Rễ
Rễ phần lớn rễ tập trung trong phạm vi cách gốc khoảng 2m, ở tầng đất
1,25m, chỉ có rễ cái có thể ăn sâu đến 6 ÷ 8m. Trong những năm đầu, bộ rễ phát triển
nhanh hơn các bộ phận khác trên cây (Nguyễn Bảo Vệ, 2004).
Theo Phạm Văn Duệ (2005) thì rễ xoài thuộc rễ cọc gồm: rễ phụ phân bố ở
tầng sâu 0 - 50 cm, còn rễ cái thì phân bố ở độ sâu 1.25 - 3.8 m, rễ xoài có thể ăn
rộng ra đến 9 m, nhưng tập trung ở vùng bán kính 2 m. Nói chung rễ xoài khỏe giúp
cây chịu hạn tốt.
2.5.3.2 Thân, cành, lá
Lá cây đại mộc, có tán tròn, đâm cành xiên, tán lá dày, đuôi lá nhọn và dài,
mép lá gợn sóng, lá non màu tím nhạt (Trần Thị Bé Hồng và ctv, 2000, trích dẫn).
Thân gỗ cao to, tán lá lớn, đường kính tán rộng. Lá non có màu tím hồng hoặc
phớt nâu, lá già có màu xanh đậm. Lá có kích thước lớn (rộng 6 - 10 m, dài khoảng
35 cm) thời gian tồn tại của lá là 3 năm. Lá m
ọc vòng tròn và so le nhau, không đối
xứng (Phạm Văn Duệ, 2005).
Theo Trần Thế Tục và Ngô Hồng Bình (2001) thì xoài là loại cây ăn quả thân
gỗ mọc rất khỏe, cây thường xanh, cao to, thân cao tới 10 - 20 m. Tuy nhiên, tán cây

9
to, nhỏ, cao, thấp, tuổi thọ dài, ngắn còn tùy thuộc vào cách nhân giống, điều kiện
trồng. Lá xoài thuộc lá đơn, mọc so le, tập trung trên ngọn, trên ngọn cành, phía gốc
cành ít lá hơn. Lá có chiều dài 10 - 15 cm, rộng 8 - 12 cm. Kích cỡ lá ngoài mối quan
hệ về dinh dưỡng còn phụ thuộc vào giống xoài.
2.5.3.3 Hoa
Theo Phạm Văn Duệ (2005) thì hoa mọc thành chùm có 200 - 4000 hoa. Một
cây có hàng triệu hoa. Hoa có kích thước nhỏ (chỉ 6 - 8 mm), gồm 2 loại: hoa lưỡng
tính và hoa đực. Hoa xoài thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Sau khi hoa n
ở 12 - 24 giờ

thì hạt phấn chết.
Hoa thường trổ vào tháng 12 - 3 dương lịch tùy theo thời tiết và tùy theo
giống. Hoa mọc ở chồi ngọn, dài 6 - 40 cm, đường kính từ 3 - 25 mm, hoa có 5 đài
hoa đài hoa màu xanh có 5 cánh hoa màu sắc cành hoa thay đổi, (từ vàng, cam, hồng,
đỏ) tùy theo giống. Phát hoa có một trục chính và nhiều trục phụ, trên mỗi cây
trưởng thành có từ vài trăm đến vài nghìn phát hoa. Số lượng hoa trên một phát hoa
rất nhiều từ 500 - 1000 hoa. Ở mỗi phát hoa thường có 2 loại hoa: hoa đực và hoa
l
ưỡng tính (thường mọc gần trục chính), tỉ lệ hoa lưỡng tính chiếm từ 1 - 36 % hoặc
cao hơn. Nhìn chung số lượng phát hoa, số hoa trên phát hoa, tỉ lệ hoa lưỡng tính so
với hoa đực thay đổi trong cùng một giống và cả trên một cây từ mùa này sang mùa
khác (Nguyễn Thanh Triều, 2005).
2.5.3.4 Trái (quả)
Quả hình dạng, kích thước, màu sắc trái chỉ thị cho ta biết giống xoài. Quả có
hình trứng đến thuôn dài, từ vàng đến vàng nhạt, hơi đỏ, hoặc màu hơi lụ
c, mùi thơm
dễ chịu. Giữa trái có hột, vỏ bao hột rất cứng, hình dạng và kích thước tùy theo
giống, nhiều hoặc ít xơ (Nguyễn Bảo Vệ, 2004). Quả xoài cát Hòa Lộc có kích thước
lớn, có dạng hình thuôn dài, bầu tròn ở phần cuống. Thời vụ thu hoạch từ tháng 3 ÷ 5
(Ngô Hồng Bình, 2006).
Theo Trần Văn Hâu (2005), sự phát triển quả xoài cát Hòa Lộc theo bốn giai
đoạn. Giai đoạn 28 ngày sau khi đậu trái trái phát triển chậm do sự phân chia tế
bào
sau khi đậu trái. Từ 28 đến 56 ngày sau khi đậu trái là giai đoạn trái phát triển nhanh
do sự tăng trưởng của tế bào. Giai đoạn từ 56 đến 77 ngày là giai đoạn trái trưởng
thành. Đây là giai đoạn quyết định phẩm chất trái, sau đó trái sẽ trưởng thành hoàn
toàn, không tăng trọng cũng như kích thước nữa và đi dần dần quá trình chín.
Cũng theo Nguyễn Thanh Triều (2005), thì trái xoài hình tròn đến hơi dài. Vỏ
trái chín có màu vàng đến đỏ. Trái có chiề
u dài và hình dáng thay đổi tùy theo giống,

có thể dài từ 2.5 - 30 cm, hình tròn đến thuôn dài, đầu trái thường nhọn thẳng. Vỏ trái
cứng, dày, màu xanh, khi chín có màu vàng, hồng đỏ, thịt trái chín mềm có xơ, dẽo,
dai có mùi thơm hay không tùy theo giống.Trái khi còn non thường hay bị rụng do
nhiều nguyên nhân: rụng sinh lý, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước, côn trùng phá hoại…
2.5.3.5 Hột (hạt)
Hột có hình dạng dẹp hay tròn và độ lớn thay đổi tuỳ theo giống, hột được bao
kín trong một vỏ cứng có nhiều xơ dính vào th
ịt trái, xơ dày hay mỏng tùy theo
giống. Hột được bao bọc bởi hai màng màu trắng bạc và một màng màu nâu nhạt.
Hột trắng có điểm hồng và có những phôi nhỏ dính liền nơi hai tử diệp lớn bên cạnh
phôi bình thường (Nguyễn Thanh Triều, 2005).

10
Theo Trần Thế Tục và Ngô Hồng Bình (2001) thì hạt hình dẹt, rắn, bên ngoài
có nhiều thới sợi. Hạt có những lớp vỏ mỏng, màu nâu. Cấu tạo hạt xoài bao gồm:
Gân, xơ, lớp vỏ cứng dày màu nâu, lớp vỏ màu vàng trong suốt, nằm sát với lớp vỏ
cứng, bao màu nâu mềm bao quanh lá mầm nối liền với cuống bằng một sợi nhỏ, lá
mầm. Sau khi thụ tinh xong hạt bắt đầu phát triển, trong kho
ảng 7 tuần lễ đầu hạt
phát triển rất chậm. Sau đó, hạt phát triển rất nhanh ở tuần thứ 11 - 12 rồi chậm lại.
Sau khoảng 13 tuần thì hạt không lớn nữa và già dần, lúc này chiều dài hạt bằng
khoảng 2/3 chiều dài quả.
2.6 Đặc điểm giống xoài Thanh Ca
Xoài Thanh Ca được trồng nhiều ở Bình Định, Cam Ranh (Khánh Hòa), Bình
Chánh (Tp. HCM), Bảy Núi (An Giang), hoặc trồng xen trong vườn cây ăn quả và
vườn xoài ở các t
ỉnh ĐBSCL là một trong những giống ngon được người tiêu dùng
ưa thích. Đặc biệt cây có nhiều đợt quả trái vụ trong năm nên càng có giá trị kinh tế.
Quả hình trứng dài, nặng trung bình 350 – 580 g, vỏ quả màu vàng tươi, rất bóng nên
hấp dẫn. Thịt quả màu vàng tươi từ ngoài vào trong, ít xơ, nhiều nước, nhiều bột ăn

ngon và thơm.
Từ giống Thanh Ca miền Tây Nam bộ có một dòng tách ra có tên là Thanh
Ca chùm (Mỹ Tho, Rạch Giá, Cần Thơ) vì thường trên phát hoa có nhiều qu
ả (có
phát hoa tới 10 quả) nặng trung bình mỗi quả 200 – 300 g. Lúc chín thịt quả có màu
vàng tươi không đều. Quả mọng nước, ngọt, ít bột, hơi có mùi nhựa thông nên người
tiêu dùng không thích bằng xoài Thanh Ca. Giống xoài Thanh Ca ở vùng Bảy Núi có
lẽ là Thanh Ca chùm nhưng có vỏ dầy rất thích hợp cho xuất khẩu vì chịu được vận
chuyển nhiều ngày mà không hư. Tuy nhiên, trái có nhiều xơ nên chất lượng xuất
khẩu chỉ ở mức trung bình (Trần Thế Tụ
c và Ngô Hồng Bình, 2001).
2.7 Đặc điểm giống xoài Cát Hoà Lộc
Cây xoài Cát Hoà Lộc đầu tiên trồng bằng hạt vào năm 1928, khi cây cho trái
vào năm 1939 đem thi đấu xảo ở Mỹ Tho được hạng nhất, từ đó xoài Cát Hoà Lộc
được trồng khắp các tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre… Ngày 18 tháng 10 năm
1997, giống xoài Cát Hoà Lộc được Trung Tâm Cây Ăn Quả tuyển chọn và đề nghị
phát triển trên quy mô rộng trong sản xuất để phục vụ
xuất khẩu. Ngày 29 tháng 7
năm 1997, Bộ Trưởng Bộ NN và PTNT đã đưa ra quyết định công nhận giống xoài
Cát Hoà Lộc được đưa vào sản xuất ở các tỉnh phía Nam (Trần Thị Bé Hồng và ctv,
2000).
Theo Trần Thế Tục và Ngô Hồng Bình (2001) thì quả xoài Cát Hoà Lộc có
kích thước lớn, trọng lượng quả 350 g - 500 g có dạng hình thuôn dài, bầu tròn ở
phần cuống, khi chín vỏ quả màu vàng chanh, thịt có màu vàng tươi, dày, ăn ngọt và
thơm. Nông dân ĐBSCL r
ất ưa chuộng và bán được giá cao. Đây là một giống quý
nhưng do vỏ quá mỏng nên khó vận chuyển và xuất khẩu vì dễ bị dập nếu chuyên
chở không cẩn thận. Thời gian từ trổ hoa đến chín trung bình 3,5 tháng. Về chất
lượng, quả xoài Cát Hoà Lộc được xếp đứng đầu và có chất lượng quả ngon, rất ngọt
(độ Brix>20%) thịt mịn, chắc, ít xơ, hạt dẹp (<10%) tỷ lệ phầ

n ăn được cao (>80%).
Thời vụ thu hoạch tháng 3 - 5.
Thịt xoài Cát Hoà Lộc có màu vàng tươi, dày ngọt và thơm rất được thị trường
ưa chuộng (Nông Nghiệp Việt Nam, 2006).

11
Xoài cát Hoà Lộc xuất xứ từ Cái Bè (Tiền Giang) và Cái Mơn (Bến Tre).
Hiện nay, xoài cát Hòa Lộc được trồng nhiều và tập trung ở Tiền Giang, Đồng Tháp
và Cần Thơ. Tuy nhiên, hầu hết các tỉnh khác đều có trồng, nhất là ở các vườn mới
lập trong vài năm gần đây. Cây được trồng từ cây tháp nên phát triển khỏe và khá
đồng nhất, và sau 3 ÷ 5 năm trồng, cây ra hoa kết quả. So với các giống xoài khác,
xoài cát Hòa Lộc khó ra hoa và ra hoa không tập trung, dẫn
đến số lượng trái trên cây
ít và không đồng đều. Dù vậy, diện tích trồng giống cây này vẫn tăng nhanh do
phẩm chất vượt trội của nó. Xoài cát Hòa Lộc có cỡ trái khá to, đây là đặc tính được
ưa chuộng đối với thị trường nội địa. Phần thịt trái rất dày (2,5cm), và hạt lại nhỏ
(8,2% trọng lượng trái) (Nguyễn Bảo Vệ, 2004). Quả có trọng lượng quả 350 ÷ 500
gram. Khi chín vỏ quả có màu vàng chanh, thịt vàng tươi, dày, ă
n ngọt và thơm. Về
chất lượng quả, xoài cát Hòa Lộc được xếp đứng đầu và có chất lượng quả ngon
(Ngô Hồng Bình, 2006).
2.8 Qui trình chăm sóc
Khoảng đầu tháng 3 sau khi thu hoạch xoài, tiến hành cắt tỉa các cành sâu bệnh,
cành chết. Vệ sinh vườn và thu gom những trái sâu bệnh trong vườn cũngnhư các trái
còn soát lại trên cây. Sau đó bón phân hổn hợp NPK (16 -16 – 8) với liều lượng 0,5
kg/ gốc xoài.
Vào đầu mùa mưa trong thời gian cây đang ra lộc tỉa cành bị sâu b
ệnh, cành còn
nhỏ không đủ sức ra trái, cành bị che khuất, cành trong thân cây, cành vượt. Sau đó
bón phân NPKS (16 - 16 - 8 - 13S) với liều lượng 1 kg/ gốc xoài.

Cây ra đọt và lá non thường bị sâu đục chồi, bọ cắt lá phá hại bằng đục chồi và
cắt lá rơi lả tả xuống đất. Dùng Cyperan để trị. Vào lúc nầy phòng trị bệnh thán thư
là yêu cầu bức thiết để giữ cho lá phát triển đầy đủ. Dùng Carbendazyme,
Appencarb, Benomyl và Antracol để phòng trị.
Dùng Actara với liề
u lượng 1 gói 2 g/ 8 lít nước để diệt rầy bông xoài, bọ trĩ sau
khi cây trổ hoa để bảo vệ hoa và trái. Sau khi đậu trái phun Atonik, Komik để nuôi
trái. Phun NAA nồng độ 20 ppm hoặc pha 2,4D 20 ppm để hạn chế rụng trái.
Thời gian ra hoa mùa nghịch vào tháng 8, 9, 10 âm lịch có mưa rất nhiều, ẩm độ
cao bệnh thán thư dễ tấn công trên hoa và trái nên thường dùng Appencarb, Antracol
để phòng ngừa. Nếu không phòng ngừa trái sẽ không đậu.
2.9. Đặc điểm ra hoa của cây xoài
Phát hoa xoài mọc ở ngọn các chồi, các nhánh
đã phát triển đầy đủ về dinh
dưỡng. Tuổi của chồi đáp ứng tốt nhất với các chất kích thích ra hoa từ 4 đến 9 tháng
(Bugante, 1995, do Trần Văn Hâu, 2008 trích dẫn). Điều nầy đưa đến một ứng dụng
là có thể gây ra hoa trái vụ ở bất cứ thời điểm nào trong năm nếu ta có cây xoài đã
thay lá và hầu hết số chồi tuổi lớn hơn 4 tháng. Do đó, ngườ
i ta có thể phun thuốc
cho ra đọt non ngay sau khi hái trái để tranh thủ thời gian.
Theo Bugante (1995, do Trần Văn Hâu 2008 trích dẫn) quá trình ra hoa xoài gồm
9 giai đoạn: giai đoạn ra đọt, giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng, giai đoạn phát triển
rễ, giai đoạn nghỉ ngắn, giai đoạn đủ khả năng ra hoa, giai đoạn bắt đầu tượng hoa,
giai đoạn miên trạng, giai đoạn quyết định sự ra hoa và giai đoạ
n trổ hoa (Hình 2.1).

×