Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Dòng họ đinh và đinh bạt tụy trên vùng đất nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 152 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học vinh
---------------------

Nguyễn văn thăng

dòng họ đinh và đinh bạt tụy
trên vùng đất Nghệ An
Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam
MÃ số: 60.22.54

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Người hướng dẫn khoa học:
ts. Trần văn thức

Nghệ An, 2012


MỤC LỤC
Trang

2


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Những tưởng thời gian sẽ đi qua xóa nhịa tất cả những gì thuộc về
quá khứ, nhưng những gì là giá trị đích thực thì tồn tại mãi mãi và thách thức
cùng với thời gian. Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua bao thăng trầm biến
động, với những cuộc thiên di đắp đổi vẫn sáng ngời những chiến tích âm


vang và thật đáng tự hào. Trong bản hùng ca chung ấy có cội nguồn của mỗi
tên đất, tên làng, có lịch sử của mỗi phong tục tập quán và đặc biệt là có lịch
sử đi về của mỗi dịng họ, giống nịi.
Trong mạch nguồn của văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, vẫn
tồn đọng lâu dài và dai dẳng ở đó yếu tố của văn hóa làng xã và văn hóa dịng
họ. Trong đó văn hóa dịng họ vừa có những nét chung của văn hóa dân tộc
nhưng cũng có những nét riêng khác biệt. Dịng họ cũng là một môi trường
lưu giữ những phong tục tập quán như lễ hội, cúng tế mang đậm những dấu
ấn riêng của mỗi địa phương, nó tạo nên bộ mặt riêng cho từng địa phương
đồng thời dựng nên những di sản văn hóa vơ giá cho cả dân tộc.
1.2. Bề dày lịch sử của mỗi quốc gia là do chính người dân của quốc gia
đó xây dựng nên. Và những người làm nên lịch sử ấy trở thành những nhân
vật lịch sử. Theo suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, trên mọi miền của đất
nước đã xuất hiện những gương mặt, những nhân vật lịch sử kiệt xuất. Gương
xưa và gương nay là một dịng chảy khơng ngừng mà mỗi chúng ta nhất là thế
hệ trẻ hôm nay cần biết để tự hào về q hương, để soi sáng lịng mình qua
các nhân vật lịch sử. Vì vậy việc nghiên cứu các nhân vật lịch sử có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam, vì một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.3. Từ xưa nhân dân ta đã có những câu ca dao, tục ngữ như: “uống
nước nhờ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Chim có tổ nguời có tơng”.

3


Đó là truyền thống là đạo lý của con người Việt Nam. Do đó, tìm hiểu
nghiên cứu về dịng họ là nhằm góp phần củng cố và ni dưỡng ý thức về
cội nguồn, tình yêu quê hương, đất nước, ý thức cộng đồng của con người
Việt Nam. Đó là bản sắc văn hóa là sức mạnh của truyền thống Việt Nam
đã giúp con người Việt Nam vượt qua những thử thách trong lịch sử và

vững bước đi tới tương lai.
Hiện nay xu hướng tìm về cuội nguồn đã phát triển mạnh mẽ và đi vào
chiều sâu. Các dòng họ người ta chắp nối lại gia phả, trùng tu lại từ đường,
xây lăng mộ… Từ đó khơi dậy truyền thống của dân tộc, gia phong của dòng
họ, thể hiện lòng thành kính biết ơn tổ tiên. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu
về dịng họ và các danh nhân của dịng họ nhằm gợn đục khơi trong góp phần
củng cố khối đại đồn kết dân tộc.
1.4. Trên mảnh đất khơ cằn sỏi đá xứ Nghệ, xã Hưng Trung là một vùng
quê nghèo của huyện Hưng Nguyên, cuộc sống của người dân ở đây cịn gặp
rất nhiều khó khăn. Song cũng chính từ mảnh đất này đã sản sinh ra không
biết bao nhiêu người con ưu tú cho dân tộc, trong đó khơng thể khơng nhắc
đến dịng họ Đinh và Đinh Bạt Tụy. Đinh Bạt Tụy là hiện thân tiêu biểu cho
con người mảnh đất nơi đây và cũng chính ơng là người đầu tiên có những
đóng góp cho vùng quê nghèo khó mà hiếu học này. Cuộc đời và sự nghiệp
của Đinh Bạt Tụy là tấm gương sáng cho lớp lớp con cháu hậu thế học tập và
noi theo.
1.5. Đinh Bạt Tụy, là một trí thức nho học tài năng trên nhiều phương
diện từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước thời Hậu Lê.
Dù ở cương vị nào ơng cũng hồn thành xuất sắc nhiệm vụ mà nhà vua giao
phó, hết lịng vì dân vì nước, được bà con quê hương nói riêng và nhân dân cả
nước kính trọng. Ơng thực sự là một nhân vật có những đóng góp to lớn cho
lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỷ XVI nói chung và vùng đất xứ Nghệ nói riêng.

4


Đinh Bạt Tụy là một trí thức phong kiến có học vấn uyên thâm. Thế nhưng,
cũng như các trí thức phong kiến đương thời, ông bước vào con đường công
danh, sự nghiệp trong bối cảnh đất nước không mấy thuận lợi. Đó là lúc nhà
Lê Sơ sau một thời gian phát triển cực thịnh nay bước vào thời kỳ khủng

hoảng và đó cũng là lúc chế độ phong kiến Việt Nam chuyển từ phong kiến
tập quyền sang phân quyền cát cứ.
Cho tới nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về dòng họ Đinh Bạt
ở Hưng Nguyên cũng như con người Đinh Bạt Tụy nên việc nghiên cứu về
dòng họ Đinh Bạt cũng như cuộc đời và sự nghiệp của Đinh Bạt Tụy là một
điều rất cần thiết, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc, về một thế hệ
trí thức trưởng thành từ “cửa khổng sân trình”. Qua đó góp phần hiểu rõ hơn
truyền thống tốt đẹp của vùng đất Hưng Nguyên, Xứ Nghệ nói riêng và cả
nước nói chung. Từ đó giữ gìn và phát huy những truyền thống hiếu học cũng
như khích lệ tinh thần sáng tạo của thế hệ trẻ.
1.6. Dòng họ Đinh đã sinh ra Thượng thư Bộ binh - tương đương với bộ
trưởng bộ quốc phòng ngày nay, sống trọn trong giai đoạn trung hưng nhà Lê.
Có những đóng góp quyết định vào sự thắng lợi của nhà Lê. Nhưng cho tới
nay, cơng lao cũng như vai trị của ơng chưa được lịch sử biết đến nhiều.
Nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng mong muốn khỏa lấp những khoảng trống
lịch sử đó.
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tơi chọn vấn đề “Dịng họ Đinh và
Đinh Bạt Tụy trên vùng đất Nghệ An” để làm luận văn tốt nghiệp cao học
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nghiên cứu về đề lịch sử dòng họ và nhân vật lịch sử là một trong những
mảng đề tài lý thú, hấp dẫn đối với những người thích tìm hiểu về những vấn
đề quá khứ của lịch sử xã hội loài người, nhưng là một mảng đề tài khó nó địi

5


hỏi sự cơng phu và lịng kiên trì. Đồng thời phải có cái nhìn sâu sắc, bao qt,
tồn diện và khách quan về bối cảnh lịch sử mà nó tác động lên thời điểm mà
dịng họ đó phát sinh, phát triển cũng như thời điểm mà nhân vật đó sống và

hoạt động.
Dựa trên nguồn tài liệu thu thập và tiếp cận được chúng tơi nhận thấy.
Hiện nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu tồn diện và sâu sắc về đề
tài mà chúng tơi nghiên cứu, chỉ có một số cơng trình nghiên cứu có đề cập
tới một khía cạnh nhỏ của đề tài đó là về khía cạnh nhân vật cịn về khía cạnh
dịng họ thì chưa có một tài liệu nào đề cập tới. Trong đó phải kể đến:
Thứ nhất, là các tác phẩm viết trong thời kỳ phong kiến có chứa đựng
những nội dung liên quan đến đề tài, vấn đề này chủ yếu được đề cập trong
các bộ sử của các triều đại phong kiến và của một số học giả thời phong kiến
như: Tác phẩm “Đại Việt sử ký toàn thư”, của tác giả Ngô Sĩ Liên và các sử
thần nhà Lê do nhà xuất bản Văn hóa thơng tin Hà Nội phát hành năm 2006.
Đây là bộ sử được viết theo kiểu biên niên, phản ánh theo tiến trình thời gian
về nhiều mặt của các triều đại phong kiến. Tác phẩm này cũng đã đề cập tới
nhân vật Đinh Bạt Tụy cũng như giai đoạn lịch sử mà ông sống và làm việc.
Tác phẩm “Đại Nam nhất thống chí”, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội
năm 1971, đã đề cập đến nhiều nội dung nhằm phản ánh một cách khái quát
về các địa phương. Trong tác phẩm phần viết về tỉnh Nghệ An, đã đề cập đến
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư, truyền thống văn hóa, phần nhân vật
cũng đã giới thiệu về Đinh Bạt Tụy. Tác phẩm “Lịch triều hiến chương loại
chí”, của Phan Huy Chú, nhà xuất bản Sử học, Hà Nội năm 1961, có phần
“Khoa mục chí” trình bày tương đối đầy đủ về các năm mở khoa thi, họ tên
những người đỗ đại khoa, sách ghi “Lê Trung Tơng, năm Thuận Bình thứ 6
(1554), khoa Giáp Dần mới thi chế khoa, lấy đỗ xuất thân và đồng xuất thân
13 người. Đỗ đầu đệ nhất giáp Đinh Bạt Tụy, người xã Bùi Khổng, huyện

6


Hưng Nguyên”. Tác phẩm “Quốc triều hương khoa lục” của Cao Xuân Dục,
nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1993, giới thiệu các khoa

thi và người đỗ đầu của các địa phương. Tuy vậy mới chỉ dừng lại ở mức độ
thông báo, như khoa thi mở vào năm nào, có bao nhiêu người đỗ đại khoa và
quê quán của các người đỗ. Trong một số tác phẩm khác được viết theo thể
“Chí” thì nội dung cũng có đề cập đến một số nhân vật tiêu biểu của các triều
đại, nhưng do những tác phẩm này thường đề cập tới nhiều vấn đề và viết về
nhiều địa phương nên khi viết về các nhân vật thường chỉ viết vắn tắt.
Thứ hai, là những tác phẩm được viết trong thời hiện đại, chủ yếu tập
trung trên lĩnh vực giáo dục. Trong đó phải kể đến cuốn “Các nhà khoa bảng
Việt Nam” (1075 - 1919), do tác giả Ngô Đức Thọ chủ biên, nhà xuất bản
Văn Học ấn hành năm 2006, ở đây tác giả đã có dịp giới thiệu những điều
chủ yếu về tiểu sử, học vị các nhà trí thức nho học Việt Nam đã trúng tuyển
trong các kỳ thi đại khoa do triều đình phong kiến tổ chức ở cấp toàn quốc
(gồm 2.898 người chiếm học vị cao nhất trong hơn 10 thế kỷ). Cuốn sách
cũng đã giới thiệu sơ lược về Đinh Bạt Tụy cũng như quê quán của ông.
Cuốn “Văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội”, của Đỗ Văn Ninh biên soạn, nhà
xuất bản Văn hóa thơng tin, Hà Nội năm 2000, giới thiệu phần dịch các văn
bia tiến sĩ còn đang được lưu giữ tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám Hà Nội. Qua
cuốn sách người đọc có thể tìm hiểu về danh sách những người đỗ tiến sĩ
đến trạng nguyên trong các khoa thi tính từ năm 1442 đến năm 1919, trong
đó cũng có giới thiệu về Đinh Bạt Tụy. Hay cuốn “Văn miếu Quốc Tử Giám
và 82 bia tiến sĩ” do tác giả Ngô Đức Thọ chủ biên, nhà xuất bản Hà Nội
phát hành năm 2007, trong đó có giới thiệu về Quốc Tử Giám, các bài ký
trên các văn bia cũng như họ tên, quê quán của những người đỗ đạt trong các
kỳ thi đã được khắc tên lên văn bia. Tuy vậy những tác phẩm trên không
phải là những công trình chuyên sâu, chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về họ tên

7


quê quán của Đinh Bạt Tụy, vì vậy cũng rất khó khăn cho tác giả trong việc

tìm hiểu những thơng tin về Đinh Bạt Tụy.
Thứ ba, là những tác phẩm nghiên cứu về vùng đất xứ Nghệ. Đây là
những công trình mang tính chất lịch sử địa phương được một số tác giả
nghiên cứu ở nhiều thời kỳ khác nhau. Cho đến nay, đã có một số cơng trình
mà tiêu biểu: Cuốn “Hoan châu ký” của Nguyễn Cảnh Thị, đây được xem là
bộ tiểu thuyết chương hồi cổ nhất của nước ta, một cuốn sách viết về lịch sử
của một dòng họ (họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An) đã cung cấp nhiều nguồn tư
liệu cụ thể phong phú có giá trị bổ sung cho nội dung của các bộ sử chính
thức viết về giai đoạn trung hưng nhà Lê. Qua tác phẩm này cho chúng ta biết
chi tiết hơn về cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều, là nguồn tài liệu quý báu để
tác giả hoàn thành cuốn luận văn này.
Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ Hưng Nguyên”, tập I, (1930 - 1945) cũng
đã giới thiệu về Đinh Bạt Tụy, ông là một tấm gương sáng về khổ học và học
giỏi. Ông đỗ “Đệ nhất giáp, Đệ nhất danh” vào làm quan dưới thời trung hưng
nhà Lê, từng được cử giữ nhiều chức vụ từ Hàn lâm viện rồi Đông các hiệu
thư, rồi lên Thượng thư Bộ binh. Dù ở cương vị nào thì ơng cũng quan tâm
đến đời sống của nhân dân, việc học hành, thuần phong mỹ tục nên được nhân
dân u q.
Trong cuốn “Địa chí văn hóa Hưng Nguyên” do tác giả Ninh Viết Giao
chủ biên, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2009. Thơng qua việc
giới thiệu về địa lý, khí hậu, tài nguyên cũng như quá trình hình thành và phát
triển của huyện Hưng Nguyên, các tác giả của cuốn sách cũng đã có dịp sơ
lược về Đinh Bạt Tụy như năm sinh, năm mất nhưng chưa chính xác.
Trong cuốn “Danh nhân Nghệ An”, do nhà xuất bản Nghệ An phát hành
năm 1998. Trong cuốn sách này tác giả Trần Hữu Đức cũng đã phác thảo
được đôi nét về Đinh Bạt Tụy. Tác giả có nhận xét rất đáng chú ý “Từ mồ

8



cơi thất học vươn lên thành một trí thức khoa bảng, thao lược đối với nhà Lê,
Đinh Bạt Tụy đã bốn mươi năm làm quan, có nhiều cơng tích. Ý thức sống
tận tụy và đức tính thanh liêm của ơng có ảnh hưởng tốt đối với dịng họ Đinh
và cũng được nhân dân trong vùng quý trọng”. [23 ;113]
Hay cuốn “Từ điển nhân vật xứ Nghệ” của tác giả Ninh Viết Giao, do
nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2008. Đây là một
cơng trình tổng hợp, sử học, xã hội học, dân tộc học, văn hóa. Quan hệ tới
mọi nhà, dịng họ, làng xã, phủ huyện trong tỉnh. Nó ghi danh tuyên dương
những nhân vật có cơng với nước với dân, mà lịch sử thường nhắc tới, được
nhân dân truyền tụng qua các chặng đường lịch sử. Trong đó tác giả cũng đã
nhắc tới Thượng thư Bộ binh Đinh Bạt Tụy.
Trong hồ sơ khoa học về “Đền thờ Đinh Bạt Tụy”, của ban quản lý di
tích và danh lam thắng cảnh Nghệ An thuộc sở Văn hóa thơng tin (nay là sở
Văn hóa thể thao và Du lịch) lập năm 1991. Trên cơ sở giới thiệu, khảo tả đền
thờ Đinh Bạt Tụy một di tích lịch sử - văn hóa. Nhiều vấn đề về thân thế và
sự nghiệp của Đinh Bạt Tụy cũng đã được đề cập tới nhưng cịn sơ lược.
Trong cuốn khóa luận tốt nghiệp đại học năm 2010, lưu tại Thư viện
Nguyễn Thúc Hào - trường Đại học Vinh, có nhan đề “Giáo dục khoa cử nho
học ở Nghệ An từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII”, của tác giả Nguyễn Thị Lài,
tác giả sau khi giới thiệu về tình hình giáo dục khoa cử từ thế kỷ XVI đến thế
kỷ XVIII, cũng như đóng góp của nho sĩ Nghệ An đối với lịch sử dân tộc,
trong mục Một số gương mặt nho sĩ tiêu biểu tác giả cũng đã giới thiệu tới
Đinh Bạt Tụy.
Hay bài viết “Đinh Bạt Tụy - Danh nhân xứ Nghệ” của tác giả Bùi Văn
Chất đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An số 46 (tháng 3 năm 2004) và được
tạp chí Xưa và Nay số 249, của hội khoa học lịch sử Việt Nam đăng lại vào
năm 2005. Tác giả cho chúng ta biết đôi nét về tiểu sử của Đinh Bạt Tụy. Bài

9



viết “Họ Đinh ở Nghệ An và Hải Dương” của Giáo sư Trần Bá Chí, đăng trên
tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 7 năm 2005, sau khi giới thiệu dòng họ Đinh ở
Cát Ngạn huyện Thanh Chương, tác giả cũng có nhắc tới “Ở Nghệ An có
dịng họ Đinh ở Hưng Nguyên cũng rất phát đạt... ở tộc phả ghi từ động Hoa
Lư dời vào. Họ này đông đúc tiêu biểu nhất là số con cháu ở thôn Thổ Ngọa,
xã Bùi Khổng, tổng Hải Đơ. Có những người văn võ kiêm toàn như Đinh Bạt
Tụy, đậu Tiến sĩ khoa Giáp Dần đời Hậu Lê (1554), làm đến chức Binh bộ
Thượng thư, phong tước Quận cơng” [48; 69].
Nhìn một cách tổng qt các cơng trình nghiên cứu trên dù ít hay nhiều,
dù trực tiếp hay gian tiếp đều đề cập tới nhiều khía cạnh của đề tài do chúng
tơi lựa chọn. Song chưa có một cơng trình nào đề cập tới một cách hệ thống,
đầy đủ, toàn diện về con người ơng cũng như dịng họ Đinh Bạt. Do đó chưa
làm rõ được mỗi quan hệ tác động của gia đình, quê hương và thời đại đến
con người và sự nghiệp của ơng. Mặt khác các cơng trình nói trên chỉ dừng lại
ở mức độ thông báo, chưa làm rõ được mỗi quan hệ giữa việc đỗ đạt và cống
hiến tài năng của Đinh Bạt Tụy, đây là những vấn đề mới cần được tìm hiểu
để qua đó giúp chúng ta thấy được công lao của ông đối với quê hương cũng
như công cuộc trung hưng nhà Lê.
Mặc dù vậy, những cơng trình nghiên cứu trên là cơ sở vơ cùng q giá
để chúng tơi nghiên cứu. Đó sẽ là nguồn tài liệu bổ sung để cho tơi nghiên
cứu hồn thành đề tài khoa học này.
3. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài mà chúng tơi tập trung tìm hiểu là “Dòng họ Đinh và Đinh Bạt
Tụy trên vùng đất Nghệ An”. Trên cơ sở những tài liệu hiện có và khả năng
của bản thân, chúng tơi tiến hành tìm hiểu về dòng họ Đinh Bạt và Đinh Bạt
Tụy, nhưng đề tài giành phần lớn nội dung để tìm hiểu làm rõ cuộc đời và sự

10



nghiệp của Thượng thư Bộ binh Đinh Bạt Tụy – một người con tiêu biểu của
dòng họ Đinh Bạt trong lịch sử trung đại Việt Nam. Tuy nhiên để thấy được
cuộc đời và sự nghiệp của ơng, ngồi phần viết về dịng họ Đinh tác giả có
khái qt thêm về quê hương và thời đại ông sống cũng như sự tri ân của hậu
thế đối với sự nghiệp của ông.
3.2. Nhiệm vụ khoa học của đề tài.
Luận văn tập trung tìm hiểu những vấn đề sau:
- Tìm hiểu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của dịng họ Đinh
Bạt ở Hưng Nguyên, Nghệ An
- Tìm hiểu thuở thiếu thời cũng như từng bước trưởng thành trong cái
nôi của gia đình, dịng họ cũng như q hương Hưng Ngun nơi ơng sinh ra
và lớn lên.
- Đi sâu tìm hiểu về Đinh Bạt Tụy, từ một cậu bé nhà nghèo sớm mồ côi
cha, mẹ nhưng học giỏi đến một Thượng thư Bộ binh và khi qua đời được sắc
phong là Thượng đẳng phúc thần.
- Tìm hiểu các sắc phong, đền thờ, bia mộ của Đinh Bạt Tụy, một di sản
văn hóa quý giá để lại cho hậu thế.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
* Nguồn tài liệu.
Đây là đề tài tương đối mới mẻ đối với học viên cao học, và nó rất có ý
nghĩa đối với vấn đề giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của cả
nước nói chung và xứ Nghệ nói riêng. Do vậy, khi tiến hành nghiên cứu
chúng tôi chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu đáng tin cậy và những tài liệu đã
được dịch từ các nhà xuất bản có uy tín như nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Viện sử học, nhà xuất bản Giáo Dục.., các tạp chí nghiên cứu đầu ngành như
tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí xưa và nay, tạp chí hán nơm…. Trong đó
phải kể đến.


11


* Tài liệu gốc.
Chúng tơi tham khảo Gia phả dịng họ Đinh Bạt ở xã Hưng Trung,
huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, gia phả của các chi nhánh dòng họ Đinh
trên quê hương xứ Nghệ, các sắc phong, hoành phi, câu đối và văn bia ở
đền thờ Đinh Bạt Tụy. Gia phả dòng họ Nguyễn Đăng ở xã Hưng Yên,
huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, văn bia ở chùa Hến thuộc Hưng Nguyên,
và bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Hoan Châu Ký, bộ Đại Việt thông sử, bộ
Đại Nam nhất thống chí...
* Tài liệu nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này, chúng tơi cịn tham khảo các tài liệu lịch sử văn
hóa như: Lịch sử Việt Nam tập I, nhà xuất bản Giáo dục - 1998 của tác giả
Trương Hữu Quýnh. Nghệ An Ký của tác giả Bùi Dương Lịch, nhà xuất bản
Khoa học xã hội - 2004. Địa chí văn hóa Hưng Nguyên, do tác giả Ninh Viết
Giao (cb) nhà xuất bản Khoa học xã - 1998. Danh nhân Nghệ An, do nhà xuất
Nghệ An, ấn hành năm 1998. Văn hóa các dòng họ Nghệ An (kỷ yếu hội thảo
khoa học), nhà xuất bản Nghệ An 1997...
* Tài liệu điền dã.
Để có thêm nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu chúng tơi cịn có những
chuyến đi khảo sát thực tế ở nhà thờ dòng họ Đinh Bạt ở Hưng Trung, Hưng
Nguyên, bia, mộ Đinh Bạt Tụy. Đồng thời chúng tôi cũng gặp gỡ trao đổi
với các bô lão, con cháu của tất cả các chi nhánh dòng họ Đinh Bạt trên
vùng đất Nghệ An. Bên cạnh đó chúng tơi cũng đi khảo sát một số địa điểm
diễn ra những trận đánh quân Mạc do Đinh Bạt Tụy chỉ huy như Đò Gang,
Núi Đụn, Chợ Hến, Chùa Hến, Truông Hến, Giềng Lầy, Núi Roi, Bãi Hàng,
đập Trùng Sang,…

12



4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Sưu tầm tài liệu: để có nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề
tài chúng tôi đã tiến hành sưu tầm tham khảo và tích lũy tư liệu ở Bảo tàng
tổng hợp tỉnh Nghệ An, ban quản lý di tích danh lam và thắng cảnh tỉnh Nghệ
An. Sao chép dịch gia phả, dập chụp bia ký và câu đối ở đền thờ Đinh Bạt
Tụy và chùa Hiến. Nghiên cứu thực địa và thu thập tài liệu trực tiếp tại di tích,
tìm kiếm tư liệu tại Phịng văn hóa thơng tin huyện Hưng Ngun, văn miếu
Quốc Tử Giám ở Hà Nội…
Xử lý tư liệu: Thực hiện đề tài khoa học này, tác giả sử dụng phương
pháp lịch sử để làm trình bày về quê hương, gia đình, dịng họ và thời đại
cũng như thân thế và sự nghiệp của ông. Đồng thời sử dụng phương
pháp logic để làm rõ ảnh hưởng của quê hương và gia đình, dịng họ đến sự
nghiệp của ơng.
Phương pháp điền giã, điều tra xã hội học, dân tộc học tại địa điểm có
di tích, các chi nhánh của dịng họ, miếu, lăng, chùa… mà chúng tôi nghiên
cứu đã quan sát, gặp gỡ, trao đổi với các bậc cao niên trong dòng họ Đinh
Bạt, những nhà sưu tầm, nghiên cứu để đánh giá phân tích, tổng hợp nêu lên
mỗi quan hệ chặt chẽ, sự tác động qua lại giữa cống hiến tài năng và sự tri ân
của hậu thế, tác động của di tích đối với đời sống tinh thần của nhân dân
quanh vùng.
Ngồi ra, tác giả cịn dụng các phương pháp hỗ trợ khác như phân tích,
giải thích, đối chiếu, so sánh, quy nạp, diễn dịch…, để rút ra những nhận xét,
kết luận mang tính khoa học và khách quan về dòng họ Đinh Bạt cũng như
thân thế và sự nghiệp của Đinh Bạt Tụy.
5. Đóng góp của luận văn.
Thực hiện đề tài này ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ của khóa học cịn
là nguồn tài liệu rất bổ ích cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương và những


13


ai quan tập tới mảng đề tài này. Đề tài cũng góp phần bù đắp lại những
khoảng trống về mợt dòng họ lớn trên đất Nghệ An nói riêng và cả nước nói
chung; về một nhân vật có những đóng góp lớn cho lịch sử nhưng chưa được
lịch sử nhắc đến nhiều.
Qua luận văn này tác giả cũng muốn giới thiệu một cách đầy đủ hơn về quê
hương, gia đình và dòng họ Đinh Bạt. Đồng thời giúp độc giả hiểu hơn về lịch
sử địa phương huyện đất Hưng Nguyên, một vùng quê nghèo song nổi tiếng về
truyền thống hiếu học và học giỏi. Chính từ vùng đất này đã sản sinh ra biết bao
nhiều con người tài năng cho đất nước như Bạch Liêu, Nguyễn Trường Tộ, Lê
Hồng Phong… Từ đó góp phần giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, hình thành ở họ
niềm tự hào, ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống tốt
đẹp của quê hương.
Trong xu thế khu vực hóa, tồn cầu hóa, hội nhập và phát triển, chiến
lược phát triển con người Việt Nam trong thời đại mới là rất quan trọng. Thực
hiện đề tài này, chúng tôi muốn góp một phần nhỏ bé cơng sức của mình, giúp
các nhà hoạch định chính sách rút ra được những bài học kinh nghiệm quý
báu trong việc bồi dưỡng đào tạo nhân tài cho đất nước. Đồng thời góp phần
thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đi đến thành cơng,
vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
6. Bố cục của đề tài.
Đề tài “Dòng họ Đinh và Đinh Bạt Tụy trên vùng đất Nghệ An”, ngoài
phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Nội dung của đề tài
được trình bày trong ba chương.
Chương 1. Quê hương và dòng họ Đinh Bạt
Chương 2. Đóng góp của Đinh Bạt Tụy đối trong sự nghiệp trung
hưng nhà Lê
Chương 3. Di sản về Đinh Bạt Tụy và sự tri ân của hậu thế.


14


B. NỘI DUNG

Chương 1. QUÊ HƯƠNG VÀ DÒNG HỌ ĐINH BẠT
1.1. Quê hương.
1.1.1. Vài nét về vùng đất và con người Hưng Nguyên - Nghệ An
* Đặc điểm địa lý và dân cư.
Ngược dòng lịch sử, Hưng Nguyên là một bộ phận không thể tách rời
của Tổ quốc kể từ ngày các vua Hùng dựng nước. Từ thời Hùng Vương,
Hưng Nguyên là một vùng đất có cư dân Việt cổ sinh sống, thuộc bộ Hoài
Hoan, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Từ thời Bắc thuộc, Hưng Nguyên
là một phần đất của huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân, do nhà Hán đặt
ra. Trải qua đời Lý, đời Trần có duyên cách địa lý rộng hẹp, với nhiều tên gọi
khác nhau như huyện Thượng Lộ đời thời Hồ, huyện Lộ Bình thời thuộc
Minh. Đến thời nhà Lê, “Năm 1469, vua Lê Thánh Tông hiệu Quang Thuận,
thứ 10, đã ra chỉ dụ điều chỉnh lại bản đồ hành chính và chia đạo Nghệ An ra
làm 8 phủ, 18 huyện, 2 châu. Tên “huyện Hưng Nguyên” ra đời từ đó. Hưng
Nguyên cùng với Nam Đường lúc đó là hai huyện thuộc phủ Anh Đô, riêng
Hưng Nguyên gồm 42 xã, 3 thôn, 3 sở, 2 giáp” [47; 662].
Thời Pháp thuộc, Hưng Nguyên là một phủ thuộc tỉnh Nghệ An gồm có
6 tổng, 109 làng.
Sau năm 1946, nhiều làng xã được nhập về huyện Nam Đàn, Nghi Lộc,
Vinh. Từ năm 1972, Hưng Nguyên có 23 xã, năm 1998 xã Hưng Thái được
chuyển thành thị trấn Hưng Nguyên. Năm 2008, chính phủ ra Nghị quyết số
45/NĐ - CP quyết định sát nhập xã Hưng Chính và một phần của xã Hưng
Thịnh vào thành phố Vinh. Theo đó hiện nay Hưng Ngun cịn 22 đơn vị
hành chính.


15


Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh
Nghệ An, có tọa độ địa lý: 18035' đến 18047' vĩ độ bắc và 105 035' - 105040'
kinh độ đơng, với diện tích tự nhiên 15.920,24km 2. Phía Bắc và Đơng Bắc
giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây giáp huyện Nam Đàn, phía Đơng giáp thành
phố Vinh; phía Tây Nam và Đông Nam là con sông Lam uốn khúc và bao bọc
huyện với bờ bên kia là huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Tuy là một huyện đồng bằng có quy mơ trung bình của tỉnh, chiều dài từ
Bắc đến Nam khoảng 30 km, từ Đông sang Tây khoảng 15 km, nhưng Hưng
Ngun cũng có núi sơng điểm tơ cảnh vật thêm hùng vĩ, tơn nghiêm.
Nằm dọc phía Tây Bắc Hưng Nguyên là dãy núi Đại Hải, thuộc địa phận
làng Hương Cái, tổng Hải Đô cũ, “thế núi cao lớn ngay ngắn, trơng như bức
bình phong, phía đơng cách Ngư Hải chừng 5, 6 dặm, có lẽ vì biển dâu biến
đổi từ xưa nên đặt tên núi là Đại Hải” [36; 181].
Phía Tây huyện Hưng Nguyên giáp huyện Nam Đàn là một vùng đất
thiêng lắm người tài giỏi, trong đó có làng Đan Nhiễm quê hương Phan Bội
Châu một nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX, làng Sen (Kim Liên) quê
phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đầy trung nghĩa khí khái với người con ưu tú là
Hồ Chí Minh.
Phía Nam của huyện có núi Lam Thành, là dãy núi mang nhiều dấu ấn
lịch sử. Sách Đại Nam nhất thống chí viết “Núi Hùng Sơn xưa gọi là núi
Tuyên Nghĩa, lại có tên là núi Lam Thành, núi Đồng Trụ, núi Nghĩa Liệt; ở
giữa đồng bằng nổi lên một dãy núi cao lớn, hùng vĩ trơng ra sơng Lam, có
một ngọn còn lại nền cũ Thành phủ Nghệ An do Trương Phụ nhà Minh đắp,
trên đỉnh núi có lỗ cắm cờ…”[36; 181 - 182].
Trong đó, núi Lam Thành là ngọn núi bao đời nay trở thành biểu tượng
cho mảnh đất Hưng Nguyên “Địa linh nhân kiệt”, đầy nắng gió nhưng hết sức

anh hùng. Ngọn núi này gắn với lị sở Nghệ An trong một thời gian dài. Sách

16


Nghệ An ký có viết “Núi Lam Thành ở xã Phú Điền, huyện Hưng Nguyên
xưa gọi là núi Đồng Trụ, lại có tên là núi Tuyên Nghĩa và núi Hùng Sơn. Núi
cao lớn hùng vĩ đột xuất nổi lên giữa đồng bằng, trong một ngọn có thành
của Trương Phụ nhà Minh. Trên đỉnh có lỗ cắm cờ. Tương truyền là chỗ
này ngày xưa Mã Viện có dựng cột đồng” [30; 118]. Thân núi có chùa An
Quốc. Thời Trùng Quang nhà Trần (1409 - 1414), ngự sử Nguyễn Biểu
vâng lệnh đi sứ cầu phong, bị Trương Phụ giết ở nơi này. Phía Tây có một
con suối, nước rất ngon ngọt. Phía Nam núi, sông Lam chảy rất rộng, là nơi
sông La của huyện Thiên Lộc (Đức Thọ, Hà Tĩnh ngày nay) chảy vào. Từ
bao đời nay, Lam Thành Sơn được xem là đại danh thắng, nơi sơn thủy hữu
tình bậc nhất xứ Nghệ.
Phía Đơng và Đơng Bắc có núi Dũng Quyết, núi Con Mèo, núi Đầu
Rồng. “Núi Đầu Rồng ở xã Hoàng Lao, huyện Hưng Nguyên, mạch núi từ núi
Đại Hoạch dẫn đến đây thì nổi vọt lên trơng như hình đầu rồng; chân núi có
giếng chỉ cách chỗ nước mặn chừng một thước mà vẫn ngọt, tục gọi là giếng
Ngọc” [36;182]. “Núi Dũng Quyết có tên gọi là núi Văn Sơn... Trơng ra bến
n Lạc trên dịng sơng Lam, phía Đơng Nam có núi động xun vào trong
núi ước hơn 10 trượng… Dũng Quyết là ngọn núi có tiếng”. “Núi Kỳ Lân ở
phía Tây núi Dũng Quyết hình dáng trơng giống con thú nằm, cũng gọi là núi
Mèo” [36; 184].
Sông Lam, là con sông lớn nhất của tỉnh Nghệ An, bắt nguồn từ Thượng
Lào chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua 12 xã cũ của huyện Hưng
Nguyên trước khi đổ ra biển. Sơng Lam có vị trí quan trọng về kinh tế, giao
thơng… đối với Nghệ An nói chung và Hưng Nguyên nói riêng. Sách Đại
Nam nhất thống chí viết “Sơng Lam là sơng lớn của vùng Nghệ An, xưa gọi

là sơng Long Thành; có hai nguồn: một là nguồn Hiếu, hai là nguồn Tương.
Nước nguồn Hiếu phát nguyên từ động Thanh, huyện Quế Phong, phủ Quỳ

17


Châu. Nguồn Tương từ bãi đá huyện Kỳ Sơn… phía đơng có bến đị là chỗ cư
trú của khách bn phương Bắc, nhà cửa, thuyền bè tấp nập, gọi là phố Phù
Thạch (nay thuộc Đức Thọ - Hà Tĩnh)… Ở đây nước sơng trong mát, cây cỏ
xanh tươi, gần có phố, xa có thơn, phong cảnh như tranh vẽ thật là nơi danh
thắng của Châu Hoan” [36;191 - 193].
Bên kia bờ sông Lam đối diện với Hưng Nguyên là huyện Đức Thọ (Hà
Tĩnh), có bến nước Tam Soa dưới chân núi Tùng Lĩnh, nơi hợp lưu của hai
con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố đổ về sông La, là nơi có phong cảnh nên
thơ, hữu tình, có xã Tùng Ảnh quê của Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của
Đảng cộng sản Việt Nam.
Hưng Nguyên ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt “mùa
nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thời kỳ đầu có gió Phơn Tây Nam gây nắng
nóng, nhiệt độ trung bình 23,9 0C. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau,
có gió mùa Đơng Bắc mang theo khơng khí lạnh gây mưa dầm gió rét, trời âm
u, nhiệt độ trung bình 190C, thấp nhất 60C” [15; 233].
Số giờ nắng trung bình trong năm 1.637 giờ. Bức xạ mặt trời
74,6 kcal/cm3. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 - 1.900mm, lớn nhất là
2.500mm, nhỏ nhất là 1.110mm. Độ ẩm trung bình năm là 86%, cao nhất là
89% thường diễn ra từ khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thấp nhất là
60% khoảng từ tháng 6 đến tháng 10. Điều kiện khí hậu ở đây thuận lợi để
phát triển đa dạng giống cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên biên độ lớn, phân li
theo mùa cũng gây khơng ít khó khăn cho cây trồng, vật nuôi và sức khỏe của
con người. Nỗi vất vả của người dân Hưng Nguyên do thiên nhiên gây ra đã
đi vào ca dao, dân ca xứ Nghệ:

“Chớ về Đồng Nứa, Cồn Trăm
Cả đời vất vả quanh năm đói nghèo
… Cây đa ba nhánh chín chồi
Ai về Thông Lạng cạp cồi lô ngô”.

18


Ngược lại thiên nhiên cũng dành cho nhân dân ở đây những ưu đãi lớn.
Như các bãi bồi ven sông Lam màu mỡ, được bồi đắp phù sa hàng năm, thích
hợp với nhiều loại cây cơng nghiệp và rau màu. Con sông Lam cùng với các
kênh đào nội huyện, khe suối là nguồn nước tưới dồi dào và nguồn thủy sản
nước ngọt quan trọng. Dưới đất có khoảng sản quý như mỏ Mangan ở núi
Thành. Núi đồi có thể trồng cây công nghiệp, cây lấy gỗ, làm nơi chăn thả
trâu, bò, dê…. Cuộc đấu tranh với thiên nhiên đòi hỏi con người ở đây phải
giàu nghị lực, kiên cường và giàu óc sáng tạo mới khai thác được những
thuận lợi và khắc phục được thiên tai.
Cùng với lịch sử dân tộc, vùng đất Hưng Nguyên có lịch sử phát triển
lâu đời và tràn đầy sức sống. Ngay từ thời Hùng Vương, Hưng Nguyên đã có
cư dân người Việt cổ sinh sống. Điều ngày được minh chứng qua hàng loạt
các di chỉ khảo cổ học đã được tìm thấy ở “Vùng rú Trăn, rú Trác đánh dấu
con người sinh sống ở giai đoạn văn hóa Đơng Sơn” [4; 5]. Theo dọc triền
sông Cả, lại nằm trong vùng đất phù sa màu mỡ rất thuận lợi cho việc phát
triển nông nghiệp trồng cây lúa nước và các loại cây lương thực khác. Chính
điều này đã góp phần sớm biến Hưng Ngun sớm trở thành nơi “đất lành
chim đậu”. Sự quần tụ đầu tiên của loài người cổ trên đất Hưng Nguyên là từ
nhiều hướng khác nhau: “Men theo bờ sông cả, từ phía Tây xuống và cũng
có thể từ hướng của bể phía Đơng ngược lên” [4; 6]. Chính các tộc người này
đã góp phần tạo nên nền văn hóa Đơng Sơn trên địa bàn Hưng Nguyên.
Từ khi có con người sinh sống trên mảnh đất Hưng Nguyên đến nay,

vùng đất Hưng Nguyên đã trường tồn gắn bó với những bước thăng trầm,
biến động của lịch sử dân tộc. Trong quá trình đó, do tác động của nhiều nhân
tố khác nhau, nên thành phần dân cư cũng như số lượng dân cư của Hưng
Nguyên có sự biến động liên tục.

19


Về thành phần dân cư khá đa dạng, có người Kinh, người Hoa, người
Chăm… cùng nhau sinh sống. Trong đó người Kinh có số lượng đơng nhất,
đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội Hưng Ngun.
Trong lịch sử thì người Chăm Pa cũng có số lượng và những đóng góp đáng
kể cho vùng đất Hưng Nguyên. Người Chăm sinh sống ở ba làng chính: “Sở
Vện Chính hay làng Vệ Chính xã Hưng Phú; sở Mộc Hoàn sau đổi là Phục
Hoàn, nay là làng Long Giang ở xã Hưng Lam; sở Thượng Phù sau này là
làng Thượng Phù ở tổng Phù Long, sau cách mạng chuyển sang huyện Đức
Thọ” [19; 75]. Dân ở các sở này vốn là các chiến tù từ Chăm Pa, đến nay họ
đều sinh sống, làm ăn, có phong tục tập quán như người Kinh. Bên cạnh
người Chăm, ở Hưng Nguyên còn có cả người Hoa sinh sống, chủ yếu là từ
đời nhà Minh di cư sang, họ chủ yếu là làm nghề buôn bán sống ở Lam Thành
Sơn mà chủ yếu là phố Phú Thạch. Sau năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa được thành lập, những người Hoa này xin về nước, giờ đây việc
xác định ở Hưng Nguyên có ai là gốc gác người Hoa sinh sống hay không là
một vấn đề không đơn giản.
Dân cư ở Hưng Nguyên cũng phân bố không đều, các vùng dọc theo
sông Lam ven thành phố, dọc đường quốc lộ có mật độ khá cao, tính đến năm
2010, dân số của huyện Hưng Nguyên hơn 11 vạn người, trong đó có 2,2 vạn
người theo đạo Thiên chúa chiếm khoảng 20% dân số tồn huyện, thu nhập
bình qn đầu người là 13,2 triệu đồng. Cịn vùng thuộc tổng Hải Đơ cũ thì
dân cư thưa thớt, dân số toàn huyện năm 1930 theo một số tài liệu có khoảng

56.400 người, trong đó đồng bào theo đạo Thiên Chúa chiếm khoảng 18%.
Một số xã gần nhà Chung Xã Đoài phần lớn là đồng bào theo đạo thiên chúa,
như Hưng Trung, Hưng Yên, Hưng Tây.
Cư dân Hưng Nguyên sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác
nguồn lợi thủy sản ven sông Lam, luôn luôn phải đương đầu với thiên nhiên

20


khắc nghiệt, nền kinh tế tiểu nông cơ sở vật chất nghèo nàn. Nhưng con người
nơi đây rất sáng tạo họ đã tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi làm thêm
một số ngành nghề thủ công tăng thêm thu nhập cho gia đình. Như nghề đan
dè cót ở Xn Nha, nghề làm mũ nón ở Rú Rang, nghề dệt vải ở Hồng
Cần… Các nghề thủ cơng đã thu hút được một lực lượng lao động nhất định
và phần nào cải thiện được cuộc sống của cư dân làng xã nơi đây. Đến nay
đời sống cư dân huyện Hưng Nguyên đã được cải thiện đáng kể.
* Truyền thống văn hóa - lịch sử.
Nhân dân Hưng Nguyên nói riêng và xứ Nghệ nói chung đã kế
thừa được nhiều truyền thống văn hóa lịch sử mà tổ tiên để lại. Hiện nay tồn
huyện Hưng Ngun cịn lưu giữ được trên 60 di tích lịch sử văn hóa, trong
đó có 10 di tích được xếp hạng quốc gia, 4 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.
Đây là di sản vô giá chứng minh cho truyền thống văn hóa, yêu nước và cách
mạng của mảnh đất “địa linh nhân kiệt” này.
Hưng Nguyên có đền Chiêu Trưng thờ Lê Khôi tại xã Triều Khẩu, để ghi
nhớ công đức của ông khi làm tổng trấn Nghệ An, đồng thời là một vị tướng
lừng danh có cơng lớn phò vua Lê đánh quân Minh đầu thế kỷ XV. Đây là
một trong bốn đền thờ đẹp nổi tiếng mà nhân dân xứ Nghệ xưa vẫn tự hào:
“Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”.
Lam Thành Sơn vừa là một danh lam thắng cảnh vừa là một di tích lịch
sử văn hóa lâu đời. Nhiều danh nhân của đất nước đến đây vãn cảnh và để lại

nhiều bài thơ hay còn lưu truyền trong sử sách: La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp,
Bùi Dương Lịch, Đặng Nguyên Cẩn… ngay cả nhà vua tài giỏi Lê Thánh
Tông cũng đã từng đến đây và để lại bài thơ vịnh cảnh Lam Thành.
Nơi đây cũng từng là chiến trường diễn ra bao cuộc giao tranh ác liệt
giữa quân ta với quân xâm lược phong kiến phương Bắc, từ đời Hán cho tới
nhà Minh. Trong cuộc chiến đấu ác liệt ấy được sự phù hộ của hồn thiêng

21


sông núi phần thắng luôn thuộc về quân và dân ta. Sau những chiến thắng lẫy
lừng ấy, các vua Trần, vua Lê đều chọn nơi đây làm lị sở. Đại Nam nhất
thống chí có chép rằng: “ Đời hậu Lê lị sở Thừa Ty và Hiến Ty ở huyện Hưng
Nguyên gọi là Lam Thành (vì ở đây có Rú Thành và sơng Lam)” [37;129].
Cũng trong sách này cịn ghi cụ thể “Thành cũ Hùng Sơn, ở đỉnh núi Hùng
Sơn phía Nam huyện Hưng Nguyên, có thành đá cao 6 - 7 thước. Chu vi
chừng 1 dăm (hiện nay vẫn còn dấu vết di tích)…, lại phía tây thành ngang
với xã Nghĩa Liệt (Hưng Lam hiện nay) là lị sở của Hiến Ty Sát đời Lê.
Ngang với xã Triều Khẩu (Hưng Khánh ngày nay) là lị sở của ty Thừa Chính,
ngang với phường Vệ sở (Hưng Phú hiện nay) là lị sở của ty Trần
Thủ” [37;155].
Lam Thành cùng với Kỳ Lân, Dũng Quyết là 2 nơi dừng chân của vua
Quang Trung - Nguyễn Huệ, một lần từ bắc về, một lần vào năm 1789 từ Phú
Xuân ra lấy thêm quân tại Nghệ An, tổ chức duyệt binh lớn tại đây và hội
kiến cùng với La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp về cuộc chiến. Núi Dũng Quyết là
nơi Quang Trung quyết định xây dựng “Phượng Hồng Trung Đơ” và hiện
nay là quần thể di tích lịch sử văn hóa đền thờ vua Quang Trung.
Đền thờ vua Lê được xây dựng từ thế kỷ XV tại làng Lộc Điền - Hưng
Khánh ngày nay, ngơi đền này là một di tích lịch sử văn hóa thể hiện lịng biết
ơn và sự sùng kính của nhân dân nhân dân nơi đây về vị anh hùng cứu nước Lê

Lợi. Ngơi đền là một cơng trình kiến trúc có giá trị và bề thế nhất ở Hưng
Nguyên hiện nay. Từ xa nhìn lại tồn cảnh ngơi đền chững chạc và uy nghiêm.
Hưng Nguyên cũng được nhà nước thời phong kiến chọn làm địa điểm
thi chọn nhân tài cho đất nước, đó là tại xã Triều Khẩu. Sau khi trường này
được chuyển ra Trường Thi (thành phố Vinh), nhân dân đã triển khai lập chợ
tại bãi đất nay gọi là chợ Tràng. Nay vùng này bị xói lở xuống sông, chợ
Tràng được dời đi nơi khác.

22


Ngồi các đền, miếu, Hưng Ngun cịn có chùa Cần Linh tại xã Hưng
Vĩnh (nay thuộc thành phố Vinh). Ngôi chùa được xây dựng khá đẹp được
bao bọc bởi cây xanh xung quanh, tạo nên một không gian tĩnh lặng. Các
thiện nam, thiện nữ và khách thập phương thường đến đây tụng kinh niệm
phật, vãn cảnh chùa.
Hưng Nguyên không chỉ là vùng đất giàu truyền thống văn hóa mà cịn
là vùng đất giàu truyền thống yêu nước cách mạng. Đây cũng là vùng đất
“Địa linh nhân kiệt”, từ mảnh đất này đã sản sinh ra biết bao anh hùng, danh
nhân nổi tiếng của cả nước.
Theo dòng lịch sử của dân tộc, chúng ta có thể kể đến về những người
học rộng tài cao của vùng đất Hưng Nguyên như: Bạch Liêu vị trạng nguyên
đầu tiên của Nghệ An. Hiện nay trong dân gian vẫn truyền tụng những câu ca
nói về ông:
“Trạng nguyên đệ nhất tam khôi
Nhất danh, nhất giáp, đầu ngơi bảng vàng
Mũ rồng áo tía vua ban
Lọng xanh đi trước, lọng vàng theo sau …”.
Nhà thờ trạng nguyên Bạch Liêu hiện nay ở xã Hưng Phú đã được nhà
nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

Hưng Ngun cịn là vùng đất tổ của vị anh hùng dân tộc kiệt
xuất Nguyễn Huệ, người đã lãnh đạo nhân dân ta hồi cuối thế kỷ XVIII viết lên
những trang sử chống ngoại xâm vô cùng vẻ vang, oanh liệt.
Đến thế kỷ thứ XIX, xuất hiện một nhà cải cách lớn của dân tộc đó
là Nguyễn Trường Tộ - một trí thức theo đạo Thiên Chúa với những đề nghị,
những kiến nghị cải cách dâng lên vua Tự Đức về canh tân, đổi mới đất nước.
Nhưng tiếc thay những bản điều trần, đề nghị cải cách đó đã khơng được triều
đình phong kiến thực hiện một cách nghiêm túc.

23


Ngày nay, mọi người đều biết đến Hưng Nguyên là quê ngoại của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, quê hương của vị lãnh tụ xuất sắc của Đảng cộng sản Đông
Dương, ủy viên ban chấp hành Quốc tế cộng sản khóa VII - Lê Hồng Phong.
Từ năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình phong
kiến nhà Nguyễn nhanh chóng đầu hàng làm tay sai cho thực dân Pháp. Đất
nước mất độc lập, nhân dân phải nai lưng làm giàu cho thực dân Pháp. Hưởng
ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, nhiều trí thức phong kiến ở Hưng
Nguyên đã đứng lên đi theo phong trào Cần Vương, cùng các tầng lớp nhân
dân phất cờ đánh Pháp.
Ở tổng n Trường có ơng tú tài Nguyễn Diên, ơng Nguyễn Trọng
Khánh (ở Hoàng Cần) đã đứng lên chiêu tập quân sĩ và phối hợp chiến đấu
với nghĩa quân Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh, Nguyễn Xn Ơn ở Diễn Châu...
Hầu khắp các làng xã ở Hưng Nguyên đều có người tham gia phong trào
Cần Vương hoặc là trực tiếp hoặc gián tiếp. Tiêu biểu đó là bà Nguyễn Thị
Lân, ở làng Phúc Hậu hiện nay là Hưng Xuân. Bà được Phan Bội Châu suy
tôn “Bậc nữ hào kiệt đất Lam Hồng”, một người giàu có và cũng giàu lịng
u nước. Bà đã giao toàn bộ gia tài gồm 200 mẫu ruộng cùng với 3.000 đồng
bạc cho con trai và con rể đứng ra chiêu tập nghĩa quân, rèn đúc vũ khí, sắm

sửa quân lương, tham gia nghĩa quân của Phan Đình Phùng. Bà từng nói với
con trai và con rể rằng: “Người ta sinh ra, rồi ai mà chẳng chết… Đường
đường là một đấng nam nhi ưu tú, không chết trong cánh tay người thiếu nữ,
mà được chết vì việc nước cịn ân hận nỗi gì!”. Khi được tin con trai hy sinh
bà nói: “Con ta khơng làm nhục ta, đó là điều an ủi ta vậy”.[19 ;189]
Phong trào Cần Vương thất bại nhiều người con ưu tú của Hưng Nguyên
bị thực dân Pháp bắt đi tù, chém giết. Nhưng nhân dân Hưng Nguyên không
hề lùi bước. Khi phong trào Đông Du theo khuynh hướng tư sản được phất
lên, nhiều người con yêu nước của Hưng Nguyên đã đứng lên hưởng ứng,

24


tham gia tích cực như các ơng: Lê Q, Nguyễn Liên, Cư Lai, Khoa Nghĩa…
Khi phong trào Đông Du và Duy Tân Hội bị chính phủ Nhật trục xuất, một số
người ở Hưng Nguyên cũng bị Pháp bắt và kết án tù chung thân, đày đi Cơn
Đảo, có người bị giam đến chết ở nhà lao Vinh như ông Uông Đạt.
Thất bại của phong trào Cần Vương cũng như phong trào Đơng Du khơng
làm cho ý chí của nhân dân Hưng Nguyên phai nhạt, nhiều nơi trên địa bàn
Hưng Nguyên nhân dân đã nổi lên chống áp bức bóc lột, chống cả thực dân Pháp
lẫn triều đình phong kiến, vì vậy ở Nghệ An đến nay còn truyền câu ca:
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”
Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, tại Hưng Nguyên đã xảy ra
26 cuộc đấu tranh lớn nhỏ của nhân dân, diễn ra trong 24 làng, thuộc 6 tổng.
Từ năm 1920 đến năm 1928 nông dân nhiều làng như Yên Thái, Phù Xá,
Hoàng Cần, Long Cù… đã liên tục nổi dậy đấu tranh đòi hào lý phải trả lại
ruộng đất công đã chiếm đoạt để chia lại cho dân.
Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh của nhân dân với một số kết quả đã giành
được, vẫn là những cuộc đấu tranh mang tính lẻ tẻ, rời rạc, cục bộ địa phương,

phản ảnh tư tưởng tiểu nông của người nơng dân cá thể, khơng nhóm thành
một phong trào quy tụ vào một hướng, không tập hợp được dưới một ngọn cờ.
Do đó, chưa đủ sức mạnh để làm lay chuyển nền thống trị đã hơn nửa
thế kỷ của thực dân Pháp, cấu kết với thế lực phong kiến phản động đầu hàng
trong giai cấp phong kiến địa chủ.
Nhưng những điều này hoàn toàn thay đổi khi Đảng cộng sản
Việt Nam ra đời, với con đường cách mạng khoa học và đúng đắn đã đưa
cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào đấu tranh của nhân dân Hưng
Nguyên nói riêng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là con đường

25


×