Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

tiểu luận môn ngân hàng quốc tế các trung tâm tài chính và ngân hàng hải ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.16 KB, 37 trang )

Cỏc trung tõm ti chớnh v ngõn hng hi ngoi
Lụứi Giụựi Thieọu
- Trang 1 -
Trong nhng nm gn õy, nhu cu tỡm hiu tng tn v cỏc hot
ng ca cỏc trung tõm ti chớnh hi ngoi OFCs ó ngy cng
nhn c s quan tõm v nhỡn nhn nhiu hn. Bi vỡ cỏc trung
tõm ny ó chim mt t l ỏng k trong hot ng chu chuyn ti
chớnh ton cu. S tn ti ca cỏc trung tõm ti chớnh hi ngoi ó
tỏc ng n hot ng ca cỏc Qu ti chớnh theo nhiu cỏch. u
tiờn, hiu rừ v cỏc hot ng din ra trong OFCs cú th úng gúp
rt ln trong vic giỏm sỏt h thng ti chớnh bng cỏch ci thin
kh nng xỏc nh v i phú vi cỏc ri ro bao quanh trong giai
on u. Th hai, OFCs thng c s dng khụng ch bi cỏc
nc cụng nghip ln, m cũn bi cỏc nn kinh t mi ni vi h
thng ti chớnh cú l d b tn thng hn so vi nhiu nc khỏc
trong vic o chiu cỏc dũng vn, hu ht h thng ti chớnh ca
cỏc nc ny u nhanh chúng tớch ly n ngn hn, khụng t
phũng nga trong vic tip xỳc vi cỏc bin ng tin t cng nh
trong vic chn lc t do húa ti khon vn. Cui cựng, hiu rừ cỏc
hot ng ca OFCs cú ý ngha cho hot ng ca cỏc Qu ti
chớnh trong vic thỳc y vic qun tr tt hn vỡ hot ng ca nú
thng khú kim soỏt v cú th lm gim tớnh minh bch, k c
thụng qua vic khai thỏc cỏc cu trỳc quyn s hu phc tp v cỏc
mi quan h gia cỏc khu vc phỏp lý khỏc nhau cú liờn quan n
nú. Vỡ l ú m i vi Qu Tin T Quc T - IMF thỡ mt nh
ngha rừ rng v nhng gỡ to nờn OFCs s t ra hu ớch c bit l
trong bi cnh cn cú mt s ỏnh giỏ li v hot ng ca cỏc
trung tõm ny.
 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trương Thị Hồng Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC TRUNG TÂM TÀI CHÍNH HẢI NGOẠI


1.1. Sự hình thành các trung tâm tài chính hải ngoại:
Trung tâm tài chính là một bộ phận của đô thị nơi có các định chế tài chính tập
trung.Thông thường, sự hình thành và phát triển của một trung tâm tài chính là một quá
trình dần dần trong đó các hoạt động tài chính được mở rộng do sự tăng trưởng của lĩnh
vực kinh doanh và ngược lại. Lấy trường hợp New York làm ví dụ, ban đầu nhằm cung
cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tài chính bán buôn thuộc khu vực hải cảng của
thành phố, vì thế các định chế tài chính tại New York, các công ty đa quốc gia đã di
chuyển các hội sở chính để tìm kiếm các nguồn lợi thu được thông qua việc ứng dụng
những tiến bộ của công nghệ thông tin và thông qua các dịch vụ tài chính chất lượng
hơn… Việc tập trung các hoạt động tài chính đã giúp giảm chi phí tài trợ do giảm lãi vay,
vì thế, việc kinh doanh được mở rộng.
Các trung tâm tài chính quốc tế phát triển là kết quả của việc mở rộng các trung tâm tài
chính quốc gia. Tại các trung tâm tài chính quốc gia, chỉ có giao dịch một chiều là những
người cho vay cung cấp vốn, thông qua các trung gian tài chính trong nước hoặc trực tiếp
thông qua các thị trường chứng khoán, tới người đi vay. Trong khi đó, trong một trung
tâm tài chính quốc tế ngoài giao dịch một chiều trên, có thêm ba dạng giao dịch nữa là:
- Giữa người cho vay nước ngoài và người đi vay trong nước
- Giữa người cho vay trong nước và người đi vay nước ngoài
- Giữa người cho vay nước ngoài và người đi vay nước ngoài
Dạng giao dịch cuối cùng được gọi là giao dịch offshore. Trong trường hợp này, trung
tâm tài chính chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc cho vay và đi vay nước ngoài.
Thuật ngữ "ở nước ngoài" hay “hải ngoại” - "offshore" bắt nguồn từ Đảo Isle of Man,
cái nôi của các thiên đường thuế khóa sơ khai nằm ở ngoài khơi Vương quốc Anh. Dần
dần, họ bắt đầu sử dụng thuật ngữ này để mô tả ngành, còn Đảo Isle of Man trở thành
trung tâm ngân hàng quốc tế lớn do các lợi ích và quy định về thuế. Đó là những nơi tối
ưu để lưu giữ và bảo đảm tài sản ở nước ngoài hoặc để tiết kiệm và đầu tư. Các tài khoản
tại ngân hàng ở nước ngoài thường chịu sự điều chỉnh ít hơn so với các ngân hàng nội địa
do họ phải chịu ít quy định hơn từ Chính phủ của mình. Điều này cho phép các ngân
- Trang 2 -
 Các trung tâm tài chính và ngân hàng hải ngoại 

hàng ở nước ngoài có nhiều loại tài khoản hơn và cách kiểm soát chúng cũng đa dạng
hơn.
Các trung tâm tài chính offshore - Offshore Financial Centers, gọi tắt là OFCs đầu tiên
xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 theo sáng kiến của một loạt các quốc gia nhỏ, nhưng hướng
tới sự phát triển trên cơ sở nền tảng của việc kinh doanh đa quốc gia. Đó là những điểm
tích trữ và trung chuyển trong việc dịch chuyển tư bản trên toàn cầu. Chính phủ của các
quốc gia này ganh đua nhau đến mức tối đa trong việc cung cấp những ưu đãi về thuế,
đơn giản hoá những thủ tục trong việc báo cáo tài chính và giữ bí mật về thành phần cổ
đông của các công ty offshore. Những dịch vụ này trở nên hấp dẫn đến mức, hiện nay có
thể nói về việc hình thành cộng đồng thương mại thế giới về nền tiểu văn hoá offshore.
Đến cuối những năm 1960, các giao dịch offshore tăng lên và dần chiếm ưu thế, dạng
trung tâm tài chính truyền thống bị thay thế nhanh chóng. Với việc quốc tế hoá một cách
triệt để các giao dịch tín dụng, các trung tâm tài chính chỉ cung cấp các nguồn vốn dư
thừa cho nhu cầu trong nước không còn nữa. Cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ và các trung
tâm tài chính mới xuất hiện thay thế dần các trung tâm tài chính truyền thống. Các khu
vực nhỏ và trước đây chưa được biết tới dần trở thành các trung tâm ngân hàng quan
trọng như Nassau của Bahamashay Singapore, Luxemburg, Hong Kong. Thậm chí, một
vài thành phố ở Trung Đông như Kuwait và Bahrein đã nổi tiếng với tham vọng trở thành
các trung tâm tài chính quốc tế.
Hiện tại, dịch vụ ngân hàng ở nước ngoài đã trở thành một ngành lớn trên toàn thế giới
với dòng vốn luân chuyển mỗi ngày lên đến 2 nghìn tỷ USD. Đó là một khoảng cách rất
xa so với vài thập kỷ trước, khi số trung tâm tài chính ở nước ngoài còn rất hạn chế và
thường được bao bọc trong lớp màn bí ẩn của tiền từ kinh doanh ma túy và các hoạt động
phi pháp.
1.2. Khái niệm về tài chính hải ngoại và các trung tâm tài chính hải ngoại:
Tài chính hải ngoại là việc cung cấp các dịch vụ tài chính của các ngân hàng và các đại lý
khác đến những người không cư trú. Những dịch vụ này bao gồm việc vay và cho vay
đến những người không cư trú. Điều này có thể mang hình thức cho vay cho các doanh
- Trang 3 -
 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trương Thị Hồng Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4


nghiệp và các tổ chức tài chính khác, được tài trợ bởi các khoản nợ từ các văn phòng của
ngân hàng cho vay ở nơi khác, hoặc tới các thành viên tham gia thị trường. Nó cũng có
thể mang hình thức của việc lấy các khoản tiền gửi từ các cá nhân, và đầu tư số tiền thu
được trong các thị trường tài chính ở những nơi khác.
OFC là một trung tâm nơi mà phần lớn các hoạt động của khu vực tài chính ở hải ngoại
trên cả hai mặt của bảng cân đối kế toán, điều này có nghĩa là các đối tác của đa số các
khoản nợ và tài sản của các định chế tài chính là không cư trú, nơi các giao dịch được
khởi xướng ở nơi khác, và nơi mà phần lớn của các định chế có liên quan được kiểm soát
bởi không cư trú. Vì vậy, OFCs thường được gọi là:
- Khu vực pháp lý có số lượng khá lớn các định chế tài chính hoạt động chủ yếu
trong kinh doanh với người không cư trú,
- Các hệ thống tài chính với tài sản bên ngoài và nợ phải trả tương ứng với tỷ lệ
trung gian tài chính sở tại được thiết kế để tài trợ cho các nền kinh tế trong nước,

- Phổ biến hơn, các trung tâm cung cấp một số hoặc tất cả các dịch vụ sau: đánh
thuế thấp hoặc miễn thuế, quy định về tài chính thấp hoặc trung bình; bí mật ngân
hàng và ẩn danh.
Ngoài ra có thể định nghĩa một OFC phụ thuộc vào việc sử dụng của nó, có thể phân loại
như sau:
- Các trung tâm tài chính thế giới - IFCs như London, New York, và Tokyo – là các
trung tâm lớn với đầy đủ các dịch vụ quốc tế với hệ thống thanh toán và bù trừ tiên
tiến, hỗ trợ các nền kinh tế nội địa lớn. IFCs thường vay ngắn hạn từ người không
cư trú và cho vay dài hạn với người không cư trú. Về tài sản, London thực sự là
trung tâm lớn nhất và lâu đời nhất, theo sau là New York.
- Các trung tâm tài chính khu vực - RFCs có sự khác biệt so với IFCs, trong đó họ
đã phát triển thị trường tài chính và cơ sở hạ tầng và các quỹ trung gian trong và
ngoài khu vực của họ, nhưng có nền kinh tế nội địa tương đối nhỏ. Các trung tâm
khu vực bao gồm Hong Kong, Singapore, nơi mà hầu hết các kinh doanh hải ngoại
được xử lý thông qua các đơn vị tiền tệ Châu Á riêng biệt và Luxembourg.

- OFCs có thể được định nghĩa theo loại hình thứ ba chủ yếu là nhỏ hơn nhiều so
với hai loại hình trên, và cung cấp các dịch vụ chuyên môn cũng hạn chế hơn.
- Trang 4 -
 Các trung tâm tài chính và ngân hàng hải ngoại 
OFCs như được định nghĩa trong loại hình thứ ba này, nhưng đến một phạm vi nào đó
cũng tốt như hai loại hình còn lại, thường là miễn toàn bộ hoặc một phần các định chế tài
chính từ một loạt các quy định đối với các định chế tài chính trong nước.Ví dụ, tiền gửi
có thể không phải dự trữ bắt buộc, các giao dịch ngân hàng có thể được miễn thuế hoặc
được đối xử theo chế độ tài chính ưu đãi, và có thể được tự do kiểm soát lãi suất và ngoại
tệ. Các ngân hàng hải ngoại có thể chỉ chịu một hình thức giám sát các quy định ít chặt
chẽ hơn, và yêu cầu công bố thông tin có thể không bị áp dụng một cách chặt chẽ.
1.3. Đặc điểm của các trung tâm tài chính hải ngoại:
- Là nơi tập trung một số lượng lớn các định chế tài chính, có các định chế tài chính
phát triển trong đó có các ngân hàng mạnh về vốn, uy tín cao.
- Là nơi tập trung các chuyên gia tài chính giỏi, có trình độ để phát triển được
những kỹ năng nghiệp vụ.
- Có khối lượng giao dịch tài chính chiếm tỷ trọng chi phối trong toàn hệ thống tài
chính - ngân hàng.
- Các điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, mức độ phát triển về kinh tế, hạ tầng kỹ
thuật, công nghệ hơn hẳn so với các khu vực khác.
- Định hướng của kinh doanh đối với người không cư trú là chủ yếu. Trung tâm tài
chính hải ngoại hoạt động chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng vay và gửi
tiền không phải là người cư trú. Sự hấp dẫn chính của các trung tâm tài chính hải
ngoại (đối với ngân hàng cũng như người tham gia) là việc cho phép các luồng
vốn nước ngoài nhập cảnh tự do bằng cách áp dụng cơ chế thuế và các quy định có
liên quan một cách linh hoạt.
- Môi trường pháp lý thuận lợi. Động lực hàng đầu của hoạt động trung tâm tài
chính hải ngoại là việc tránh né các luật lệ. Chính phủ các nước, để thu hút ngoại
tệ và đầu tư nước ngoài, thường không chế tài các hoạt động ngân hàng mà họ
nghĩ là không ảnh hưởng đến thị trường địa phương của họ. Do vậy, tại các trung

tâm này, yêu cầu giám sát rất thấp và công bố thông tin ở mức tối thiểu.
- Mức thuế suất thấp hoặc bằng không. Tại các trung tâm tài chính hải ngoại, thuế
lợi tức doanh nghiệp thông thường chỉ là một vài phần trăm hoặc đôi khi là không
tồn tại. Thuế tài sản ở mức tối thiểu, thuế đánh vào các khoản thu nhập (cổ tức,
- Trang 5 -
 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trương Thị Hồng Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4

tiền lãi ngân hàng…) rất thấp hoặc không có. Do đó, việc giữ tài sản, các công
việc kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tài chính có thể được tiến hành với những
lợi thế rất lớn về thuế.
- Thiếu cân đối giữa quy mô của khu vực tài chính và nhu cầu tài chính trong
nước.Quy mô của hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoàn toàn không liên quan
đến quy mô của nhu cầu thị trường trong nước.
- Kinh doanh những loại tiền tệ không phải là nội tệ của nước bản địa.
- Hoạt động chủ yếu là trung chuyển kinh doanh. Trung tâm tài chính hải ngoại sử
dụng nguồn tiền gửi từ nước ngoài để cho đối tượng nước ngoài khác vay lại. Do
đó, đây là những điểm tích trữ và trung chuyển trong việc dịch chuyển tư bản
(vốn) trên toàn cầu. Việc có những thỏa thuận về việc tránh đánh thuế kép giữa
những trung tâm tài chính hải ngoại tạo điều kiện thực hiện trung chuyển tiền tệ
qua các vùng này với những chi phí về thuế nhỏ nhất.
- Tách biệt khỏi các đơn vị hành chính chính yếu. Sự tách biệt này có thể về mặt địa
lý hoặc pháp lý. Các trung tâm tài chính hải ngoại thường tọa lạc tại những một số
nước Tây Âu như Luxembourg, Thụy Sĩ, vùng nội địa hoặc các vùng đất núi
(Liechtenstein, Andorra), các vùng đất ven biển (Monaco)., hoặc phổ biến nhất tại
các quốc đảo ở vùng nhiệt đới như Caymans, Bahamas.
- Quy định kiểm soát ngoại hối linh hoạt.
- Ngân hàng bảo mật.
- Môi trường chính trị ổn định.
1.4. Các hoạt động chủ yếu của các trung tâm tài chính hải ngoại:
- Cấp giấy phép ngân hàng hải ngoại. Một công ty đa quốc gia thiết lập một ngân

hàng hải ngoại để xử lý các hoạt động giao dịch ngoại hối của mình hoặc để tạo
thuận lợi về mặt tài chính của một công ty liên doanh quốc tế. Một ngân hàng sở
tại thành lập một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn trong một OFC để cung cấp
các dịch vụ quản lý quỹ hải ngoại, ví dụ tích hợp đầy đủ lưu ký toàn cầu, kế toán
quỹ, quản lý quỹ, và dịch vụ đại lý chuyển nhượng. Chủ sở hữu của một ngân
hàng sở tại được quy định thành lập một ngân hàng “song song” trong một OFC.
Các điểm thu hút của một OFC có thể bao gồm không đánh thuế vốn, không khấu
- Trang 6 -
 Các trung tâm tài chính và ngân hàng hải ngoại 
trừ thuế đối với cổ tức hoặc tiền lãi, không đánh thuế chuyển nhượng, không đánh
thuế công ty, không đánh thuế lãi vốn giữ lại, không kiểm soát ngoại hối, quy định
và giám sát ở mức thấp, các yêu cầu báo cáo ít nghiêm ngặt, và các hạn chế giao
dịch cũng ít nghiêm ngặt hơn.
- Các tổ chức hải ngoại hoặc các tổ chức kinh doanh quốc tế - IBCs. IBCs là loại
hình trách nhiệm hữu hạn được đăng ký trong một OFC. Chúng có thể được sử
dụng để sở hữu và vận hành doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc
huy động vốn theo những cách khác. Chúng có thể được sử dụng để tạo ra các cấu
trúc tài chính phức tạp. IBCs có thể được thiết lập với một giám đốc duy nhất.
Trong một số trường hợp, các cổ đông của một nước chủ nhà của OFC có thể hoạt
động như một giám đốc ứng cử để che giấu danh tính của các giám đốc công ty
thực sự. Trong một vài OFCs, cổ phiếu vô danh có thể được sử dụng. Trong các
OFCs khác, cổ phiếu đã đăng ký được sử dụng, nhưng không ban hành rộng rãi
việc đăng ký của các cổ đông được duy trì. Trong nhiều OFCs, chi phí của việc
thiết lập IBCs là tối thiểu và chúng thường được miễn tất cả các loại thuế. IBCs là
loại hình phổ biến để quản lý các quỹ đầu tư.
- Công ty bảo hiểm. Một công ty thương mại thành lập một công ty bảo hiểm chịu
chi phối trong một OFC để quản lý rủi ro và giảm thiểu tối đa thuế. Một công ty
bảo hiểm sở tại thành lập một công ty con trong một OFC để tái bảo hiểm rủi ro
nhất định bảo hiểm bởi công ty mẹ và giảm thiểu các yêu cầu về vốn và dự trữ
tổng thể. Một công ty tái bảo hiểm sở tại kết hợp với một công ty con trong một

OFC để tái bảo hiểm các rủi ro nghiêm trọng. Các điểm thu hút của một OFC
trong những trường hợp này bao gồm thu nhập ưu đãi/ khấu trừ thuế đánh trên vốn
có mức độ và các yêu cầu dự trữ tính toán bảo hiểm thực thi và tiêu chuẩn vốn
thấp.
- Loại hình chuyên dùng. Một trong những ứng dụng phát triển nhanh nhất của các
OFCs là việc sử dụng các loại hình chuyên dùng (special purpose vehicles –
SPVs) để tham gia vào các hoạt động tài chính trong một môi trường thuế thuận
lợi hơn. Một tổ chức sở tại thành lập một IBC trong một trung tâm hải ngoại để
tham gia vào một hoạt động cụ thể. Việc phát hành chứng khoán đảm bảo bằng tài
- Trang 7 -
 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trương Thị Hồng Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4

sản là hoạt động thường được diễn ra nhất của SPVs. Tổ chức sở tại có thể chỉ
định một tập hợp các tài sản cho SPV hải ngoại, ví dụ thế chấp, các khoản phải thu
nợ thẻ tín dụng. SPV sau đó cung cấp một loạt các chứng khoán cho các nhà đầu
tư dựa trên các tài sản cơ bản. SPV, và qua đó tổ chức sở tại, được hưởng lợi từ
việc xử lý thuế ưu đãi trong OFC. Các tổ chức tài chính cũng sử dụng SPVs để tận
dụng lợi thế ít quy định hạn chế trên các hoạt động của họ. Các ngân hàng, đặc
biệt sử dụng chúng để tăng vốn cấp I trong các môi trường thuế thấp của OFCs.
SPVs cũng được thành lập bởi các định chế phi tài chính ngân hàng để tận dụng
lợi thế của các quy tắc tự do bù trừ hơn phải đối mặt ở nước sở tại, giảm thiểu các
yêu cầu về vốn của họ.
- Hoạch định thuế. Các cá nhân giàu có tận dụng môi trường thuế ưu đãi và các
điều ước quốc tế về thuế với OFCs, thường liên quan đến các công ty hải ngoại,
quỹ tín thác. Các công ty đa quốc gia với lộ trình hoạt động thông qua thuế thấp
OFCs để giảm thiểu tổng hóa đơn thuế của họ thông qua chuyển giá, nghĩa là,
hàng hóa có thể được thực hiện tại nước sở tại nhưng hóa đơn được phát hành ở
hải ngoại bởi một IBC thuộc sở hữu bởi công ty đa quốc gia, chuyển lợi nhuận tại
nước sở tại thành mức thuế thấp.
- Thiên đường thuế. Rất nhiều công ty, đặc biệt là các công ty tài chính, được đăng

ký ở các nước có luật thuế thu nhập doanh nghiệp dễ dãi và mức thuế thấp, thậm
chí bằng không nếu nguồn thu nhập chính ở bên ngoài lãnh thổ nước đó. Những
thiên đường thuế này điển hình là Thụy Sĩ, Monaco, Liechtenstein, Luxembourg,
và những hòn đão cựu thuộc địa như Quần đảo Cayman, Quần đảo Bristish Virgin.
Nhiều quỹ đầu tư hoạt động ở Việt Nam cũng được đăng ký tại các thiên đường
thuế này.
- Chuyển giá. Bên cạnh việc đăng ký ở các thiên đường thuế, các công ty đa quốc
gia còn có một hình thức kinh doanh chênh lệch khác rất phổ biến là chuyển giá,
nghĩa là khai thác lỗ ở các vùng lãnh thổ có thuế thu nhập doanh nghiệp cao và
dồn lợi nhuận vào các chi nhánh ở các thiên đường thuế. Hiện nay đa số các nước
đều coi chuyển giá là bất hợp pháp, nhưng rất khó để kiểm soát
- Trang 8 -
 Các trung tâm tài chính và ngân hàng hải ngoại 
- Trốn thuế và rửa tiền. Ngoài ra còn có các cá nhân và doanh nghiệp dựa vào tính
bí mật thông tin ngân hàng để tránh kê khai tài sản và thu nhập cho cơ quan thuế
có liên quan. Dòng tiền chuyển động thu được từ các giao dịch bất hợp pháp còn
thu được từ các bí mật thông tin tối đa từ thuế và điều tra tội phạm.
- Quản lý và bảo vệ tài sản. Các cá nhân giàu có và các doanh nghiệp trong các
nước có nền kinh tế yếu kém và hệ thống ngân hàng mong manh có thể muốn giữ
tài sản ở nước ngoài để bảo vệ chúng chống lại sự sụp đổ của đồng tiền trong nước
và các ngân hàng trong nước, và nằm ngoài tầm kiểm soát hiện tại hoặc tiềm tàng.
Nếu các cá nhân này cũng tìm cách bí mật, thì một tài khoản trong một OFC
thường là loại hình để lựa chọn. Trong một vài trường hợp, sự bảo mật này là rất
quan trọng. Ngoài ra, nhiều cá nhân phải đối mặt với trách nhiệm vô hạn trong các
khu vực pháp lý của họ trong việc tìm cách cơ cấu lại quyền sở hữu tài sản của họ
thông qua các quỹ tín thác hải ngoại để bảo vệ các tài sản từ các vụ kiện tại nước
sở tại.
Như vậy, OFCs có thể được sử dụng cho các lý do chính đáng, tận dụng các lợi thế: (1)
giảm thuế phải khai và kết quả là tăng lợi nhuận sau thuế, (2) khuôn khổ quy định đảm
bảo an toàn thuế đơn giản và giảm mức thuế ngầm, (3) tối thiểu các thủ tục thành lập

công ty, (4) sự tồn tại của khuôn khổ pháp lý đầy đủ là bảo vệ sự toàn vẹn của các mối
quan hệ chính như đại lý, (5) gần gũi với các nền kinh tế lớn, các quốc gia thu hút dòng
vốn đầu tư, (6) danh tiếng của các OFCs cụ thể, và các dịch vụ chuyên cung cấp, (7) tự
do kiểm soát ngoại tệ và (8) là cách thức để bảo vệ tài sản từ ảnh hưởng của việc kiện
tụng…
OFCs cũng có thể được sử dụng cho các mục đích không rõ ràng, chẳng hạn như trốn
thuế và rửa tiền, bằng cách tận dụng lợi thế tiềm năng cao của một môi trường hoạt động
kém minh bạch, bao gồm một mức độ cao về bí mật thông tin, để thoát khỏi các báo cáo
tới các cơ quan thực thi pháp luật trong nước chủ nhà của chủ sở hữu lợi ích của các quỹ.
2. CÁC TRUNG TÂM GIAO DỊCH HẢI NGOẠI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI
Từ các định nghĩa, cùng với thực tế từ các thống kê có sẵn đã định hình nên vùng phủ
sóng của OFCs bởi các định chế tài chính quốc tế và từ các nhà bình luận khác nhau,
- Trang 9 -
 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trương Thị Hồng Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4

vùng từ 14 OFCs được liệt kê từ các thống kê tổng hợp về nợ nước ngoài của BIS - IMF -
OECD – World Bank tới 69 OFCs được liệt kê trong Errico and Musalem năm 1999.
Bảng 1 cung cấp một danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ, và các thể chế với OFCs
theo phạm vi bảo hiểm
Bảng 1. Quốc gia, vùng lãnh thổ, và các thể chế với OFCs
Châu Phi Châu Á và Thái Bình
Dương
Châu Âu Trung Đông Tây Bán Cầu
Djibouti Cook Islands (FSF) Andorra (FSF) Bahrain (J) (OG)
(FSF)
Anguilla (FSF)
Liberia (J) Guam Campione Israel Antigua (FSF)
Mauritius (OG)
(FSF)
Hong Kong, SAR (J)

(OG) (FSF)
Cyprus (OG)
(FSF)
Lebanon (J)
(OG) (FSF)
Aruba (J) (OG) (FSF)
Seychelles (FSF) Japan
1
Dublin, Ireland
(FSF)

Bahamas (J) (OG) (FSF)
Tangier Labuan, Malaysia (FSF) Gibraltar (OG)
(FSF)

Barbados (J) (OG) (FSF)

Macao, SAR (FSF) Guernsey (OG)
(FSF)

Belize (FSF)

Marianas Isle of Man (OG)
(FSF)

Bermuda (J) (OG) (FSF)

Marshall Islands (FSF) Jersey (OG) (FSF)

British Virgin Islands

(FSF)

Micronesia Liechtenstein
(FSF)

Cayman Islands (J) (OG)
(FSF)

Nauru (FSF) London, U.K.

Costa Rica (FSF)

Niue (FSF) Luxembourg (FSF)

Dominica

Philippines Madeira

Grenada

Singapore
2
(J) (OG)
(FSF)
Malta (OG) (FSF)

Montserrat

Tahiti Monaco (FSF)


Netherlands Antilles (J)
(OG) (FSF)

Thailand
3
Netherlands

Panama (J) (OG) (FSF)

Vanuatu (J) (OG) (FSF) Switzerland (FSF)

Puerto Rico

Western Samoa (FSF)

St. Kitts and Nevis (FSF)

St. Lucia (FSF)

St. Vincent and
Grenadines (FSF)
- Trang 10 -
 Các trung tâm tài chính và ngân hàng hải ngoại 

Turks and Caicos Islands
(FSF)

United States
4


Uruguay

West Indies (UK) (J)
5
Source: Based on Errico and Musalem (1999), IMF Working Paper WP/99/5 (unless otherwise indicated).
Legenda:
(J) = Joint BIS-IMF-OECD-World Bank Statistics on External Debt.
(OG) = Offshore Group of Banking Supervisors.
(FSF) = Financial Stability Forum's Working Group on Offshore Financial Centers (Press Release of May
26, 2000).
1
Japanese Offshore Market (JOM).
2
Asian Currency Units (ACUs).
3
Bangkok International Banking Facilities (BIBFs).
4
U.S. International Banking Facilities (IBFs).
5
Includes Virgin Islands, Anguilla, and Monserrat.
Bảng 2 cung cấp danh sách của Diễn đàn ổn định tài chính về 42 phạm vi lãnh thổ mà
họ cho rằng có các hoạt động hải ngoại đáng kể. Danh sách được sắp xếp theo các
nhóm của FSF, được định nghĩa như sau: Nhóm thứ nhất - Nhóm I có phạm vi lãnh
thổ được xem như một nơi có tính cộng tác cao, với chất lượng giám sát, mà chủ yếu
tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhóm thứ hai - Nhóm II là phạm vi lãnh thổ thường
được xem là có thủ tục giám sát và hợp tác tại chỗ, nhưng hiệu suất thực tế giả xuống
dướ tiêu chuẩn quốc tế, và có sự cải thiện được xem là đáng kể. Nhóm thứ ba - Nhóm
III là phạm vi lãnh thổ được xem là khu vực có chất lượng giám sát thấp, và hoặc
không hợp tác với các giám sát tại nước sở tại, và với ít nỗ lực hoặc không thực hiện
tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bảng 2. Các thông tin cơ bản về OFCs được đánh giá theo
Diễn đàn ổn định tài chính

Trung tâm tài
chính hải ngoại
Thành
viên IMF
Hiệp hội lịch sử
với thành viên
IMF
Dân số
(Triệu
người)
Số ngân hàng
được cấp phép
(Triệu) Cơ quan giám sát
- Trang 11 -
 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trương Thị Hồng Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4

Group I
1 Dublin (Ireland) Yes n/a n.a. 54 Central Bank of Ireland
2 Guernsey No U.K. Crown
Dependency
0.07 77 Guernsey Financial
Services Commission
3 Hong Kong, SAR No Part of China 6.85 454 Hong Kong Monetary
Authority
4 Isle of Man No U.K. Crown
Dependency
0.07 67 Financial Supervisory

Commission
5 Jersey No U.K. Crown
Dependency
0.09 79 Jersey Financial
Services Commission
6 Luxembourg Yes n/a 0.42 221 Comm. de Surv. du
Sect. Financier
7 Singapore Yes n/a 3.87 212 Monetary Authority of
Singapore
8 Switzerland Yes n/a 7.1 n.a. Federal Banking
Commission
Group II
1 Andorra No France and Spain 0.06 n.a. n.a.
2 Bahrain Yes U.K. independ.
since '71
0.62 102 Bahrain Monetary
Agency
3 Barbados Yes U.K. independ.
since '66
0.26 63 Central Bank of
Barbados
4 Bermuda No U.K. Overseas
Territory
0.06 3 Bermuda Monetary
Authority
5 Gibraltar No U.K. Overseas
Territory
0.03 32 Financial Services
Commission
6 Labuan

(Malaysia)
Yes n/a n.a. n.a. Labuan Offshore
Financial Services
Auth.
7 Macao, SAR No Part of China 0.44 n.a. Mon. and Foreign Exch.
Auth. of Macao
8 Malta Yes n/a 0.38 20 Central Bank of
Malta/Fin. Services
Centre
9 Monaco No France 0.03 n.a. n.a.
Group III
1 Anguilla No U.K. Overseas
Territory
0.01 6 Directorate of Financial
Services, MOF
2 Antigua &
Barbuda
Yes U.K. independ.
since '81
0.07 55 MOF and Sup. of
Banking and Trust
Corps.
3 Aruba No Part of the
Netherlands
0.07 6 Central Bank of Aruba
- Trang 12 -
 Các trung tâm tài chính và ngân hàng hải ngoại 
4 Bahamas Yes U.K. independ.
since '73
0.3 418 Central Bank of the

Bahamas
5 Belize Yes U.K. independ.
since '81
0.24 5 Central Bank of Belize
6 British Virgin
Islands
No U.K. Overseas
Territory
0.02 13 Financial Services
Inspectorate
7 Cayman Islands No U.K. Overseas
Territory
0.04 575 Cayman Islands
Monetary Authority
8 Cook Islands No In Free Assoc.
with N.Z.
0.02 n.a. n.a.
9 Costa Rica Yes n/a 3.53 28 Banking
Superintendency
10 Cyprus Yes U.K. independ.
since '60
0.77 46 Central Bank of Cyprus
11 Lebanon Yes n/a 3.14 98 Banking Control
Comm., Banque du
Liban
12 Liechtenstein No n/a 0.03 11 Financial Services
Authority
13 Marshall Islands Yes n/a 0.07 n.a. n.a.
14 Mauritius Yes n/a 1.16 20 Bank of Mauritius
15 Nauru No Former UN

Trustee
0.01 n.a. n.a.
16 Netherlands
Antilles
No Part of the
Netherlands
0.2 56 Bank van de
Netherlandse Antillen
17 Niue No In Free Assoc.
with N.Z.
0.002 n.a. n.a.
18 Panama Yes n/a 2.76 97 Superint.cy of Banks of
the Rep. of Panama
19 Samoa Yes n/a 0.17 n.a. n.a.
20 Seychelles Yes n/a 0.08 6 Central Bank of
Seychelles
21 St. Kitts and
Nevis
Yes n/a 0.04 n.a. MOF, ECCB
22 St. Lucia Yes n/a 0.15 7 Fin. Serv. Sup. Dept. of
MOF, ECCB
23 St. Vincent and
Grenadines
Yes n/a 0.11 17 MOF, ECCB
24 Turks and Caicos No U.K. Overseas
Territory
0.02 n.a. Financial Services
Commission
25 Vanuatu Yes n/a 0.18 7 Vanuatu Financial
Services Commission

- Trang 13 -
 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trương Thị Hồng Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4

Sources: International Financial Statistics (February 2000); "Participation of Offshore Centers in the 2001
Coordinated Portfolio Investment Survey" (IMF, Statistics Department, January 2000); Financial Stability
Forum's Press Release of May 26, 2000.
Legenda: (n/a) = not applicable; (n.a.) = not available; MOF = Ministry of Finance; ECCB = Eastern
Caribbean Central Bank; BIS = Bank for International Settlements.
Một vài trung tâm tài chính hải ngoại điển hình trên thế giới:
2.1 Trung tâm tài chính hải ngoại Bermuda:
2.1.1 Bối cảnh kinh tế:
Bermuda là một quốc đảo nhỏ ở giữa Đại Tây Dương với diện tích 53 km
2
vuông và dân
số là 62.000 người. Từ những ngày đầu thanh toán trong thế kỷ 17, Bermuda đã được
tham gia trong một số hình thức kinh doanh quốc tế. Từ săn bắt cá voi, xây dựng tàu và
cào muối trong quần đảo Turks vào thế kỷ 17, xuất khẩu các loại rau mùa xuân tới miền
đông Hoa Kỳ trong thế kỷ 19, thương mại quốc tế đã là một đặc tính lâu dài của lịch sử
kinh tế của Bermuda. Nền kinh tế hiện đại của nó được dựa chủ yếu vào du lịch và kinh
doanh quốc tế. Bộ Tài chính đã ước tính GDP của Bermuda năm 2007 ở mức 5,8 tỷ USD.
Nền kinh tế của Bermuda đã phát triển trong khoảng thế kỷ 20, ngành du lịch là nguồn
lực chủ yếu của việc làm, đặc biệt là đối với những bộ phận dân cư không được làm việc
trong các ngành nghề quản lý, chuyên môn và kỹ thuật. Tuy nhiên, trong nửa cuối của
những năm 1990, việc làm tại các khách sạn, nhà hàng, và các lĩnh vực khác liên quan
đến du lịch đã giảm đáng kể. Ngược lại, mức độ việc làm trong các dịch vụ tài chính mở
rộng và các lĩnh vực kinh doanh quốc tế có xu hướng tăng.
Vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, hoạt động kinh doanh quốc tế và cung cấp các dịch
vụ kinh doanh đã đẩy vị trí của chúng như là các lĩnh vực hàng đầu của nền kinh tế
Bermuda, cùng chiếm khoảng 45% GDP. Những lĩnh vực hàng đầu này đã giúp duy trì
tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 4% trong khoảng thời gian 2000-2006.

Đối với một quốc đảo nhỏ cách 600 dặm ngoài khơi từ các lục địa Bắc Mỹ, Bermuda -
chủ yếu thông qua các doanh nghiệp quốc tế và định chế tài chính của mình - đã thừa
hưởng những lợi thế kinh tế từ vị trí địa lý của đất nước ở các điểm giao nhau giữa Bắc
Mỹ, châu Âu và vùng biển Caribbean để cung cấp cho các giải pháp thúc đẩy thị trường
với tốc độ của hoạt động kinh doanh hiện đại.
- Trang 14 -
 Các trung tâm tài chính và ngân hàng hải ngoại 
2.1.2 Vai trò:
Nền kinh tế hiện đại của Bermuda được dựa chủ yếu vào kinh doanh quốc tế và du lịch.
Bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế là thành phần chiếm ưu thế của hoạt động kinh doanh
quốc tế. Khối lượng của các dòng tiền bảo hiểm lên đến 116 tỷ USD và quy mô của tổng
tài sản hơn 440 tỷ USD trong năm 2006 đã đưa vị trí của Bermuda như là một trong
những thị trường bảo hiểm hàng đầu thế giới.
Là một thị trường thế giới về bảo hiểm và tái bảo hiểm, Bermuda ủng hộ ổn định tài
chính toàn cầu thông qua sự lan truyền hiệu quả và đa dạng hóa rủi ro bảo hiểm và cung
cấp các giải pháp định hướng thị trường với tốc độ của hoạt động kinh doanh hiện đại.
Bermuda đã không được điều chỉnh cơ sở thuế để thu hút vốn di động từ các quốc gia
khác. Bermuda có truyền thống mạnh mẽ của KYC trong văn hóa kinh doanh của mình.
Khuôn khổ thể chế và pháp lý cho việc giám sát và theo dõi các dịch vụ tài chính dựa trên
các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận được thành lập bởi các cơ quan xây dựng tiêu
chuẩn cho mục đích tăng cường tính minh bạch và ổn định tài chính.
Bermuda bao hàm hợp tác quốc tế và được coi như là một thể chế hợp tác, minh bạch và
có trách nhiệm
2.1.3 Lợi thế so sánh:
Sự phát triển của kinh doanh quốc tế tại Bermuda, đặc biệt là các dịch vụ tài chính, cả hai
tình cờ và ngẫu nhiên. Không có các chiến dịch tiếp thị, không soạn lại luật, không có thu
nhập đặc biệt được tạo ra hoặc bộ luật thuế thu nhập doanh nghiệp được thiết kế để thu
hút các công ty tại nước sở tại để thiết lập thị trường quốc tế của Bermuda. Thay vào đó,
các doanh nghiệp phát triển đầu tiên. Một khi nó đã bắt rễ, chính phủ tìm cách – trải qua
một khởi đầu thời kỳ khoảng thời gian sáu mươi năm từ 1947 - để đảm bảo có một khuôn

khổ pháp lý phù hợp để quản lý các hoạt động trong lĩnh vực mới nổi. Trong số những
yếu tố đã thu hút các công ty quốc tế tới Bermuda là (1) một khuôn khổ pháp lý có hiệu
quả, (2) một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, (3) các dịch vụ kinh doanh và chất lượng chuyên
nghiệp, (4) gần kề về địa lý với các thị trường lớn ở Hoa Kỳ và Canada và (5) ổn định
chính trị.
- Trang 15 -
 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trương Thị Hồng Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4

Vào cuối năm 2007, đã có 15.358 công ty quốc tế và quan hệ đối tác quốc tế tới đăng ký
kinh doanh ở Bermuda so với 13.509 vào năm 2003. Đa số các thực thể quốc tế đăng ký
tại Bermuda được sở hữu và kiểm soát bởi các công ty nhóm “Fortune 1000”.
Tại Bermuda, bảo hiểm quốc tế là thành phần chính của lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Với
tổng phí bảo hiểm hàng năm 116 tỷ USD, vốn và thặng dư đạt 158 tỷ USD và tổng tài sản
440 tỷ USD ghi nhận trong năm 2006, Bermuda là một đối thủ chiếm ưu thế trong thị
trường bảo hiểm và tái bảo hiểm toàn cầu. Trong quá trình thiết lập vị trí này, Bermuda
kết hợp với các trung tâm lớn khác như London và New York lan truyềnvà đa dạng hóa
rủi ro bảo hiểm trên toàn thế giới. Vai trò này là quan trọng đối với thị trường tài chính
toàn cầu như nó điều hòa nồng độ rủi ro và do đó ủng hộ ổn định tài chính trong sự trỗi
dậy của một sự kiện kích hoạt yêu cầu bồi thường.
Các thực thể dịch vụ tài chính đang hoạt động ở Bermuda bao gồm:
- Quản lý tài sản
- Các ngân hàng thương mại
- Các dịch vụ doanh nghiệp
- Quản lý quỹ
- Cung cấp dịch vụ đầu tư
- Bảo hiểm và tái bảo hiểm
- Quỹ tương hỗ
- Công ty tín thác
Bermuda đã đạt được một mức đáng kể trong việc phát triển các dịch vụ bảo hiểm và tái
bảo hiểm. Trong khi quốc gia này không phải là một trung tâm ngân hàng quốc tế, chỉ có

4 ngân hàng hoạt động tại Bermuda, thế nhưng nó đã đạt được những tiến bộ đáng kể
trong việc cung cấp dịch vụ cho quỹ tín thác, quỹ tương hỗ và quản lý tài sản. Vào cuối
năm 2007, đã có khoảng 1.300 Quỹ tài chính đặt tại Bermuda kết hợp với một giá trị tài
sản ròng là 249 tỷ USD.
2.2 Trung tâm tài chính hải ngoại Hong Kong:
2.2.1 Bối cảnh kinh tế:
Theo cuộc điều tra của tổ chức Heritage Foundation và tờ báo Wall Street Journal tại Mỹ,
Hong Kong được chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới năm 2007 và đây cũng là
năm thứ 13 liên tiếp Hong Kong đứng đầu danh sách xếp hạng. Bản điều tra được
tiến hành với 157 nền kinh tế trên thế giới, dựa trên 50 tiêu chí độc lập về kinh tế
- Trang 16 -
 Các trung tâm tài chính và ngân hàng hải ngoại 
được chia thành 10 nhóm như mức độ tự do về thương mại và đầu tư, mức độ can
thiệp chính quyền vào kinh tế, thu chi ngân sách, chính sách tiền tệ, các quy định về
lương và giá cả, quyền tác giả
Còn theo báo cáo của Viện Cato Institute- một trung tâm nghiên cứu chính sách phi lợi
nhuận, có trụ sở chính ở Washington D.C, luôn cổ vũ cho tự do thương mại, cắt giảm
thuế và giảm thiểu sự tham gia của Nhà nước- thì Hong Kong luôn là nền kinh tế tự do
nhất. Báo cáo trên được lập bắt đầu từ năm 1996 cùng với sự hợp tác của viện
Fraser Institute of Canada và 50 tổ chức nghiên cứu chính sách khác trên khắp thế
giới, dựa trên 42 tiêu chí như tự do kinh doanh, tự do thương mại, tự do tài khóa, tự
do tiền tệ…
2.2.2 Vai trò:
Hong Kong là một cửa ngõ ra vào tối quan trọng của Trung Quốc đại lục và thế giới bên
ngoài. Từ đầu những năm 1990, thị trường vốn Hong Kong đã trở thành nơi cung cấp vốn
lớn cho Trung Quốc đại lục, chiếm tới hơn 80% vốn nước ngoài mà các doanh nghiệp
Trung Quốc huy động được. Hiện nay, với sự bùng nổ của Trung Quốc, Hong Kong càng
đóng vai trò quan trọng đối với nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tiếp cận và đầu tư vào
thị trường Trung Quốc.
Hong Kong với vị trí ở trung tâm Châu Á, Hong Kong có mối quan hệ giao dịch và kinh

doanh gần gũi cùng các nền kinh tế trong khu vực. Vì vậy, Hong Kong là địa bàn chiến
lược trong khu vực tăng trưởng nhanh này. Thị trường chứng khoán Hong Kong cung cấp
cơ hội gia tăng nguồn vốn cho nhiều công ty trong khu vực cũng như công ty đa quốc
gia.
Ngày nay, Hong Kong tiếp tục là trung tâm dịch vụ: thương mại, tài chính, luật pháp,
logistics, cảng hàng không, cảng container của khu vực và thế giới. Do dịch vụ vận tải tại
Hong Kong phát triển đồng thời thuế suất gần như bằng 0 tính trên hàng hoá nên Hong
Kong là cảng trung chuyển hàng hoá cho nhiều nước trên thế giới, hàng hoá được nhập
để xuất khẩu đi nước thứ ba. Năm 2006, Hong Kong là thị trường IPO đứng thứ hai thế
giới với tổng giá trị gần 43 tỷ USD.
- Trang 17 -
 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trương Thị Hồng Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4

Trong lĩnh vực tài chính, Hong Kong là một trong số rất ít các trung tâm mậu dịch. Về
dịch vụ ngân hàng, Hong Kong là trung tâm giao dịch quốc tế xếp thứ 15 trên thế giới,
xếp thứ 3 tại châu Á, là trung tâm ngân hàng quốc tế lớn thứ hai tính theo giá trị của các
lệnh thanh toán. Hong Kong cũng là thị trường hối đoái lớn thứ ba châu Á tính theo giá
trị giao dịch hàng ngày với con số 102 tỷ USD trong tháng 4 năm 2004.
Năm 2004, Hong Kong là thị trường chứng khoán lớn thứ 15 tính trên lượng vốn mới huy
động và là thị trường chứng khoán huy động vốn quan trọng nhất Châu Á, với tổng số
vốn huy động là 36 tỷ USD. Cuối tháng 3 năm 2005 giá trị vốn hoá của thị trường chứng
khoán Hong Kong lên tới 843 tỷ USD, đứng thứ hai ở Châu Á sau Nhật Bản và thứ chín
trên thế giới. Năm 2004, Hong Kong vượt Đức, Italia, Thụy Sỹ để trở thành thị trường
hấp dẫn nhất tính theo giá trị giao dịch trong số các thị trường chứng khoán phái sinh.
Hong Kong cũng là thị trường quan trọng của đầu tư mạo hiểm và đầu tư trực tiếp tại
Châu Á, hiện tại chiếm tới hơn 25% tổng số vốn này trong khu vực. Trong quý đầu năm
2006, doanh số trung bình hàng ngày của chứng khoán phái sinh ở Hong Kong là 6.1 tỷ
HKD, chiếm 19.6% tổng thị trường thế giới.
Năm 2004, Hong Kong là thị trường có phí bảo hiểm lớn thứ hai Châu Á sau Nhật Bản.
Theo các nghiên cứu, trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á tháng 10 năm 1997 đến

tháng 3 năm 1998, ảnh hưởng từ thị trường bất động sản ở Hong Kong gây tác động tới
53% thị trường bất động sản tại Australia, 40% thị trường Nhật Bản, 45% thị trường Hoa
Kỳ.
2.2.3 Lợi thế so sánh:
Hong Kong luôn khẳng định lợi thế về pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và mở cho các hoạt
động tài chính; kinh nghiệm tài chính, quản lý chính quyền. Độ mở của thị trường tài
chính rất cao khi không có sự quản lý ngoại hối, có một cơ chế tự do với ngân hàng nước
ngoài và quyền sở hữu tài sản. Hong Kong duy trì sự cân bằng giữa vốn trong nước và
vốn nước ngoài trên sức hút được tạo ra dựa trên tính công khai, minh bạch của thị
trường cũng như việc quản lý tốt các rủi ro.
Trung tâm tài chính này có một chính sách cởi mở với chủ thể nước ngoài, dòng thông tin
tự do và hiệu quả, các ngân hàng và môi giới tài chính tại Hong Kong sẵn sàng cạnh
- Trang 18 -
 Các trung tâm tài chính và ngân hàng hải ngoại 
tranh hiệu quả với bất kỳ đối thủ của Hong Kong ở bất kỳ nơi nào. Lợi thế của hòn đảo
này còn là phổ biến tiếng Anh vốn là ngôn ngữ toàn cầu và quan hệ gần gũi với thị
trường toàn cầu. Thị trường tài chính hoà hợp được với những đổi mới trên thị trường
vốn toàn cầu. Vì thế, thành phố được coi là thành phố thế giới.
Hong Kong còn đáp ứng nhu cầu nhân lực cấp cao, thạo tiếng Anh cho giới đầu tư nước
ngoài. Lợi thế này tương tự như London - nơi đã vượt qua những tên tuổi lớn ở châu Âu,
đặc biệt là vượt qua thành phố tài chính số 1 của Đức - Frankfurt, để trở thành trung tâm
tài chính số 1 châu Âu nhờ vào nhân lực cấp cao thông thạo tiếng Anh.
Hệ thống thuế ở Hong Kong rất đơn giản, rõ ràng và công bằng, thuế suất thấp. Chính
quyền Hong Kong vừa công bố quyết định thuế suất chuẩn đối với cá nhân là 15% và
thuế thu nhập doanh nghiệp là 16%.
Chính quyền Hong Kong chỉ đánh thuế các thu nhập và tiền lương có nguồn gốc trên lãnh
thổ Hong Kong. Thu nhập và lợi nhuận từ các nguồn ngoài Hong Kong của người cư trú
tại Hong Kong không có nghĩa vụ đóng thuế. Không có thuế lãi vốn và thuế trên cổ tức,
thuế trên lãi hoặc tiền bản quyền. Thuế tính trên các hàng hoá gần như bằng 0. Quy định
về thành lập doanh nghiệp dễ dàng, dịch vụ vận tải và ngân hàng nhanh chóng thuận lợi,

chi phí thấp đã khiến phương thức kinh doanh quá cảnh Hong Kong rồi xuất đi nước thứ
3 đã trở thành hình thức kinh doanh rất phát triển ở Hong Kong và rất nhiều nước xuất
khẩu lớn trong khu vực đã tận dụng việc quá cảnh Hong Kong như một phương thức để
đẩy mạnh xuất khẩu.
Rất nhiều nước miễn thuế trên lợi nhuận khi lợi nhuận này đã chịu thuế tại Hong Kong,
vì thế, nguy cơ bị đánh thuế hai lần đối với các cá nhân hoặc tổ chức hoạt động tại Hong
Kong là rất thấp. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành, các công ty vận tải biển và hàng
không dễ dàng phải chịu thuế trùng và chính quyền Hong Kong đang tiến hành thương
lượng để tránh đánh thuế trùng với các doanh nghiệp này. Hiện tại, Hong Kong đã có
thoả thuận tránh đánh thuế trùng với Trung Quốc lục địa, Bỉ và Thái Lan, đang thương
thảo với Luxembourg, Cộng hoà Séc, Italia, Kuwait, Macao, Hà Lan, Pakistan và Việt
Nam.
Ngoài ra, Hong Kong là lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường
Trung Quốc. Một phần vì vị trí Hong Kong, nhưng phần lớn là vì hệ thống luật, trong đó
- Trang 19 -
 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trương Thị Hồng Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4

có chính sách thuế của Hong Kong linh hoạt hơn, minh bạch, rõ ràng hơn so với luật
Trung Quốc. Vì thế, nhà đầu tư thường tối đa hoá sự linh hoạt và hiệu quả trong hoạt
động của mình thông qua một công ty mẹ Hong Kong.
Hong Kong có những khu phố tài chính hiện đại kiểu London. Những văn phòng chen
nhau trong những toà cao ốc, hoạt động 24/24h mỗi ngày với đầy đủ các dịch vụ phụ trợ
cho những định chế và nhà hoạt.
Lĩnh vực chứng khoán và ngân hàng luôn được tự hào về tính lành mạnh và vững chắc
dựa trên hạ tầng giao dịch, thanh toán và bù trừ tiên tiến. Hơn nữa, Hệ thống bù trừ bằng
đôla Mỹ của cơ quan quản lý tiền tệ cho phép các định chế tài chính ngay tại địa phương
thực hiện giao dịch USD và giao nhận đôla Hong Kong cùng thời điểm với khu vực Á
châu, cho dù múi giờ lệch 12 tiếng muộn hơn so với giờ New York. Điều này làm giảm
rủi ro thanh toán ngoại tệ giữa đôla Hong Kong và đôla Mỹ do chênh lệch thời gian.
Hong Kong còn là trung tâm vận tải và chuyển tải quốc tế đứng đầu thế giới. Hải cảng

Hong Kong luôn đứng đầu trong danh sách các cảng có số lượng hàng hoá bốc dỡ lớn
nhất thế giới nên hàng đến và đi rất thuận tiện. Hong Kong còn là cảng hàng không lớn
của quốc tế và khu vực, mỗi tuần có khoảng 4.900 chuyến bay chở khách cùng 700
chuyến bay chở hàng định kỳ từ Hong Kong đi 139 thành phố trên thế giới
Khuynh hướng quốc tế hoá của ngành dịch vụ tài chính Hong Kong là rất rõ ràng. Ngành
dịch vụ luôn chiếm hơn 90% GDP. Bên cạnh thuế suất thấp, Hong Kong có thế mạnh của
một trung tâm vận tải và chuyển tải quốc tế đứng đầu thế giới với các sân bay và hải cảng
luôn đứng đầu trong danh sách các cảng có số lượng hàng hoá bốc dỡ lớn nhất thế giới
nên hàng đến và đi rất thuận tiện.
3. NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ VÀ CÁC TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHÍNH
3.1. Ngân hàng đại lý:
3.1.1 Khái niệm ngân hàng đại lý:
Một ngân hàng đại lý, được hiểu như ngân hàng đóng vai trò ngân hàng đại lý, là một
ngân hàng địa phương tại một nơi nào đó cung cấp dịch vụ cho ngân hàng khác.
Như vậy, ngân hàng đại lý là ngân hàng đóng vai trò đại lý cho một ngân hàng khác ở
nước ngoài và thay mặt cho ngân hàng này thực hiện một số dịch vụ ngân hàng như đã
- Trang 20 -
 Các trung tâm tài chính và ngân hàng hải ngoại 
thỏa thuận. Ngân hàng đại lý giữ chức năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các
khách hàng mà nó nhận làm đại lý.
Một ngân hàng có thể đóng vai trò ngân hàng đại lý cho nhiều ngân hàng, hoặc có thể có
nhiều đại lý tại các ngân hàng khác. Các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện chủ
yếu bằng chuyển khoản qua ngân hàng, bù trừ lẫn nhau trên các tài khoản mở tại các
ngân hàng.
3.1.2 Đặc điểm ngân hàng đại lý:
- Khách hàng của ngân hàng đại lý là các ngân hàng thương mại hoặc các định chế
tài chính trung gian. Mối quan hệ giữa ngân hàng thương mai và các ngân hàng
đại lý của mình là quan hệ đối tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Thông qua một
thỏa ước ngân hàng đã ký kết có quy định rõ về các trách nhiệm và quyền hạn,
ngân hàng đại lý sẽ tiến hành cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu. Đối tượng phục

vụ của ngân hàng đại lý là khách hàng của các ngân hàng thương mại mà nó có
quan hệ đại lý. Quan hệ đại lý giúp giảm thiểu chi phí hoa hồng và chi phí với thời
gian, chính vì vậy khách hàng khi giao dịch với các ngân hàng có quan hệ đại lý
với nhau sẽ nhận được nhiều quyền lợi và ưu đãi.
- Nghiệp vụ ngân hàng đại lý được xem là một trong các giao dịch bán buôn của các
ngân hàng thương mại. Phần lớn các nghiệp vụ đại lý sẽ được thực hiện thông qua
mạng truyền thông SWIFT với phương thức bù trừ tài khoản. Do vậy, xét về tổng
thể, nghiệp vụ ngân hàng đại lý giải quyết phần nào các giao dịch bán buôn giữa
các ngân hàng thương mại với nhau nhằm giảm bớt áp lực tiền mặt và củng cố
quan hệ đối tác giữa các ngân hàng.
- Nghiệp vụ ngân hàng đại lý hỗ trợ cho các nghiệp vụ kinh doanh khác như thanh
toán, tín dụng, đầu tư, bảo lãnh…Giao thương quốc tế phát triển đặt ra nhu cầu
thanh toán rất cao cho các bên đối tác. Bất kỳ hoạt động nào của ngân hàng có tính
đến yếu tố xuyên biên đều kết thúc bằng việc chuyển giao và chu chuyển luồng
tiền giữa hai ngân hàng. Chính vì vậy, một khi hai ngân hàng có quan hệ đại lý với
nhau, nghiệp vụ ngân hàng đại lý sẽ giúp đơn giản hóa cũng như hỗ trợ rất nhiều
cho các dịch vụ khác mà ngân hàng đang khai thác.
- Trang 21 -
 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trương Thị Hồng Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4

- Nghiệp vụ ngân hàng đại lý là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc nâng
cao tính cạnh tranh của ngân hàng. Hệ thống tài chính toàn cầu phát triển buộc các
ngân hàng phải liên kết với nhau - một mặt để mở rộng thị trường và đối tượng
khách hàng, mặt khác nhằm nâng cao tính cạnh tranh dựa trên mối quan hệ đại lý
đã mở với những ngân hàng khác có uy tín. Thay cho việc phải mở một chi nhánh
ngân hàng nước ngoài sẽ vấp phải rào cản pháp lý và những quy định của nước sở
tại, thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài được xem là một trong
những phương thức đơn giản, hiệu quả và chi phí thấp khi một ngân hàng có ý
định thâm nhập thị trường mới. Chính vì vậy, phân phối dịch vụ thông qua ngân
hàng đại lý thường áp dụng đối với những ngân hàng chưa có chi nhánh. Do đó,

ngân hàng thường thông qua một ngân hàng có trụ sở tại địa điểm kinh doanh làm
đại lý về một nghiệp vụ nào đó và ngân hàng đại lý được hưởng hoa hồng như đại
lý thanh toán, đại lý chuyển tiền, sec du lịch. Đây là một trong các loại kênh phân
phối có xu thế phát triển cùng với xu thế toàn cầu hóa thị trường tài chính quốc tế.
Đồng thời, đây cũng là bước đệm để ngân hàng thăm dò và tìm hiểu văn hóa địa
phương cũng như các quy định pháp lý trước khi chính thức thâm nhập thị trường
ngoài nước.
3.1.3 Các loại tài khoản sử dụng trong hoạt động ngân hàng đại lý:
• Tài khoản Nostro:
Tài khoản Nostro (Nostro theo tiếng Latin là "của chúng tôi") là tài khoản tiền gửi không
kỳ hạn "của chúng tôi" mở tại ngân hàng đại lý (chúng tôi là chủ tài khoản, còn ngân
hàng đại lý là người giữ tài khoản cho chúng tôi).
Tài khoản Nostro có số dư bằng ngoại tệ nên sẽ linh hoạt trong việc thanh toán do không
phải mất thời gian và chi phí để chuyển đổi đồng tiền.
Trên phương diện Việt Nam, tài khoản Nostro là tài khoản tiền gửi giao dịch vốn của các
ngân hàng thương mại Việt Nam mở và duy trì tại các ngân hàng nước ngoài.
• Tài khoản Vostro:
- Trang 22 -
 Các trung tâm tài chính và ngân hàng hải ngoại 
Tài khoản Vostro (hay còn gọi là tài khoản Loro – theo tiếng Latin là "của các bạn") là tài
khoản tiền gửi không kỳ hạn "của quý vị" mở tại ngân hàng chúng tôi (quý vị là chủ tài
khoản, ngân hàng chúng tôi là người giữ tài khoản cho quý vị). Tài khoản Vostro có số
dư bằng nội tệ.
Trên thực tế, thuật ngữ Nostro và Vostro thường dễ gây nhầm lẫn và thường gọi chung là
tài khoản Nostro khi muốn nói về tài khoản một ngân hàng khác mở tại ngân hàng đang
xem xét.
Tài khoản Nostro hay tài khoản Vostro có thể được duy trì bằng một ngoại tệ tự do
chuyển đổi được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Điều này là phổ biến đối với
các nước có đồng tiền chưa được tự do chuyển đổi phải dùng ngoại tệ mạnh trong thanh
toán quốc tế.

Nếu tiền được chuyển từ Việt Nam cho nước ngoài thì:
- Trường hợp tiền chuyển là ngoại tệ, tài khoản Nostro sẽ được sử dụng bằng cách
ghi nợ tài khoản Nostro.
- Trường hợp tiền chuyển là nội tệ, tài khoản Vostro sẽ được sử dụng bằng cách ghi
có tài khoản Vostro.
3.1.4 Nghiệp vụ ngân hàng đại lý:
• Thanh toán bù trừ:
Thanh toán bù trừ trong hoạt động ngân hàng đại lý là việc chỉ thanh toán phần chênh
lệch giữa các giao dịch mua và các giao dịch bán có cùng cặp tiền tệ hoặc của một loại
tiền tệ của nhiều cặp tiền tệ khác nhau, cùng ngày giá trị thanh toán giữa ngân hàng với
ngân hàng đại lý.
Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán bù trừ là đồng tiền clearing tức là đồng tiền không
được chuyển đổi ra bất kỳ đồng tiền nào khác, không được chuyển khoản sang các tài
khoản khác, bên nào dư nợ sẽ phải trả bằng ngoại tệ tự do hoặc chuyển sang tài khoản
vay nợ năm sau. Tùy theo sự thỏa thuận của hai bên, tiền tệ clearing có thể được lựa chọn
là tiền tệ của một trong hai nước của hai bên hoặc tiền tệ của nước thứ ba. Với phương
thức thanh toán này có thể qui định cả hai bên phải mở tài khoản hoặc chỉ cần một bên
mở tài khoản.
• Tín dụng quốc tế:
- Trang 23 -
 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trương Thị Hồng Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4

Cho vay các ngân hàng thương mại
Quan hệ đại lý giúp các ngân hàng phá vỡ khoảng cách địa lý. Trong trường hợp một
ngân hàng thiếu hụt ngoại tệ trên tài khoản Nostro tại ngân hàng đại lý nước ngoài, ngân
hàng đại lý này có thể xem xét và cho ngân hàng đối tác vay toàn bộ hoặc vay hỗ trợ một
phần lượng ngoại tệ cần thiết thanh toán.
Cho vay hợp vốn
Cho vay hợp vốn (hay còn gọi là đồng tài trợ) là hình thức cho vay do một nhóm các tổ
chức tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốn cho một khách hàng vay và trong đó có

một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợp các bên tài trợ khác để thực hiện, nhằm nâng
cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và
của các tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tham gia thường là các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, ngân hàng
đầu tư và các tổ chức tài chính khác.
Trong quan hệ đại lý giữa các ngân hàng, nghiệp vụ cho vay hợp vốn được tiến hành
trong các trường hợp sau:
- Nhu cầu vốn vay hoặc bảo lãnh của chủ đầu tư vượt quá giới hạn tối đa cho phép
cho vay của một tổ chức tín dụng.
- Các ngân hàng muốn phân tán rủi ro trong kinh doanh.
- Khả năng nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu vốn
của dự án.
Cho vay hợp vốn phần lớn được sử dụng trong những tổ chức cho vay rất lớn, việc liên
kết với nhau cho phép một tổ chức có thể cung cấp một khoản vay lớn mà vẫn đảm bảo
và kiểm soát được nguồn tín dụng cho vay và chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng, bởi vì số
tiền đó là của nhiều ngân hàng gộp lại.
• Tài trợ ngoại thương:
Tín dụng ngân hàng quốc tế thường do các ngân hàng thương mại cung cấp nhằm tài trợ
cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư nước ngoài. Loại hình này
được thực hiện dưới các hình thức phổ biến sau:
Tài trợ xuất khẩu
Bao gồm các dịch vụ cơ bản
- Trang 24 -
 Các trung tâm tài chính và ngân hàng hải ngoại 
- Bao thanh toán quốc tế: Là nghiệp vụ bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất khẩu
hàng hóa mà khách hàng và con nợ là những doanh nghiệp ở các nước khác nhau
mà ngân hàng của hai bên có quan hệ đại lý. Vai trò của đơn vị bao thanh toán là
thu tiền nợ nước ngoài bằng việc tiếp cận với nhà xuất khẩu tại đất nước của mình
và truy đòi lại nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng của nhà nhập khẩu.
- Chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ: Để đáp ứng nhu cầu

vốn, nhà xuất phẩu sau khi giao hàng có thể thương lượng với ngân hàng để ngân
hàng thực hiện chiếu khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền trước khi bộ chứng từ
được thanh toán. Sau đó, ngân hàng sẽ chủ động theo dõi và nhận lại tiền từ ngân
hàng xuất trình – lúc này đóng vai trò là ngân hàng đại lý của ngân hàng đó tại
nước nhà nhập khẩu.
- Cho vay trên cơ sở chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu: Khi ngân hàng
xử lý bộ chứng từ và gửi đi nhờ thu, ngân hàng sẽ cung cấp một khoản ứng trước
theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận dựa trên các khoản nhờ thu tồn đọng chưa nhận
được tiền cho nhà xuất khẩu. Phương thức này tương tự hình thứ chiết khấu bộ
chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ. Đối với loại hình này, vì rủi ro rất
cao nên lãi xuất nợ cũng cao hơn so với các hình thức tài trợ khác, đôi khi ngân
hàng yêu cầu nhà xuất khẩu phải có tài sản đảm bảo là chứng từ gửi hàng mang lại
quyền kiểm soát hàng hóa cùng tờ hối phiếu đang trong quá trình nhờ thu.
Tài trợ nhập khẩu
Bao gồm các dịch vụ ngân hàng thương mại cho bên nhập khẩu vay bằng việc ngân hàng
chấp nhận trả tiền cho người xuất khẩu, hoặc bảo lãnh vay vốn nước ngoài, ký quỹ mở
L/C…
3.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng đại lý:
Hoạt động ngân hàng đại lý là sự khởi đầu của việc thiết lập quan hệ hợp tác song
phương giữa hai ngân hàng bằng sự trao đổi SWIFT CODE và các hồ sơ pháp lý cho
nhau nhằm mục đích phục vụ các hoạt động thanh toán quốc tế. Một mạng lưới ngân
hàng đại lý rộng rãi mang lại cho bản thân mỗi ngân hàng nhiều tiện ích về năng lực
thanh toán cũng như khả năng cạnh tranh. Bên cạnh liên kết với các ngân hàng địa
- Trang 25 -

×