Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

giáo an ngữ văn học kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.88 KB, 93 trang )

Tr ường THPT Long Trường – Q9
Tuần 20 Làm văn
Tiết 59 CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA
VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài học
Kiến thức : - Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản TM: theo thời gian, không gian, logíc
của đối tượng và nhận thức của người đọc.
Kỹ năng : Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
B. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế giáo án.
C. Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
5p
10p
10p
+ GV : Văn thuyết minh là gì?
+ GV :Có mấy kiểu thuyết minh?
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu văn
bản
 Thao tác 1 : Phân tích kết
cấu của văn bản 1.
+ Cho HS đọc bài tập.
+ GV : phân nhóm cho HS thảo luận,
sau đó cử đại diện trình bày kết quả,
GV nhận xét rút ý chính:
+ Xác định mục đích, đối tượng từng


văn bản?
+ Tìm ý chính để tạo thành nội dung
thuyết minh?
+ Cách sắp xếp các ý?
 Thao tác 2 : Phân tích kết
cấu của văn bản 2.
* Văn thuyết minh:
- Là kiểu văn bản nhằm giới thiệu trình bày
chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất,
quan hệ, giá trị… của một sự vật , hiện tượng,
một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội con người.
- Có 2 kiểu:
+ Kiểu thuyết minh trình bày, giới thiệu (tác
phẩm, di tích lịch sử, phương pháp…)
+ Kiểu thuyết minh thiên về miêu tả sự vật,
hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu
tính hình tượng.
I. Kết cấu của văn bản thuyết minh
 Đọc 2 văn bản và trả lời câu hỏi
1. Phân tích kết cấu của văn bản 1:
a. Thuyết minh về: Hội thổi cơm thi ở Đồng
Vân.
- Mục đích; Giới thiệu thời gian, địa điểm,
diễn biến, ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống
tinh thần người dân Bắc Bộ.
b. Ý chính
- Thời gian, địa điểm.
- Diễn biến: thi nấu cơm, chấm thi.
- Ý nghĩa.
c. Các ý được sắp xếp theo:

- Trình tự logíc: thời gian, địa điểm, diễn
biến, ý nghĩa.
- Trình tự thời gian: thủ tục, diễn biến, chấm
thi.
2. Phân tích kết cấu văn bản 2:
a. Thuyết minh: về bưởi Phúc Trạch. Qua đó
người đọc cảm nhận được hình dáng, màu
sắc, hương vị, sự bổ dưỡng của bưởi Phúc
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
1
Tr ường THPT Long Trường – Q9
10p
10p
 Thao tác 3 : Tìm hiểu hình
thức kết cấu của văn bản
thuyết mình.
 Thao tác 4 : Tìm hiểu cách
lựa chọn hình thức kết cấu.
+ GV : Hướng HS vào phần ghi nhớ.
Gọi HS đọc to và rõ ghi nhớ.
 Hoạt động 2 : Làm bài luyện
tập
+ GV : Gợi ý cho HS làm bài tập.
- Về nhà làm.
Trạch.
b. Ý chính
- Hình dáng bên ngoài của bưởi PT.
- Hương vị đặc sắc.
- Sự hấp dẫn và bổ dưỡng.
- Danh tiếng của bưởi.

c. Các ý được sắp xếp theo:
- Trình tự không gian: từ ngoài vào trong.
- Trình tự logíc: phương diện khác nhau của
quả bưởi, quan hệ nhân quả.
3. Các hình thức kết cấu chủ yếu của văn
bản thuyết minh: là sự tổ chức, sắp xếp các
thành tố thành một đơn vị thống nhất, hoàn
chỉnh, có ý nghĩa.
 Ghi nhớ: SGK (168)
II. Luyện tập
 Bài tập 1
- Giới thiệu chung: tác giả, thể loại, nội dung.
-Thuyết minh giá trị nội dung: hào khí, sức
mạnh của quân đội nhà Trần, chí làm trai theo
tinh thần Nho giáo (lập công, lập danh).
- Giá trị nghệ thuật: Sự cô đọng, súc tích,
nhấn mạnh tính kì vĩ về thời gian, không gian,
con người.
 Bài tập 2: HS chọn đối tượng
- Thuyết minh về : vị trí , quang cảng, sự tích,
sức hấp dẫn, giá trị.
- Sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian,
logích.
E/ Củng cố:
 Kết cấu của văn bản thuyết mình
 Lựa chọn hình thức kết cấu
F/ Dặn dò:
- Làm bài tập
- Soạn: Làm dàn ý bài văn tuyết minh.
  

Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
2
Tr ường THPT Long Trường – Q9
Tuần 20 Làm văn
Tiết 60 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài học:
Thái độ : Thấy được sự cần thiết của việc lập dàn ý.
Kỹ năng :
- Củng cố kĩ năng lập dàn ý.
- Vận dụng lập dàn ý có đề tài gần gũi với cuộc sống , học tập.
B. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế giáo án.
C. Cách thức tiến hành:
Kết hợp hình thức thảo luận, thực hành.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết cấu của một văn bản tuyết minh?
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
  Hoạt động 1: Tìm hiểu cách
lập dàn ý văn thuyết minh
+ GV: Phát vấn câu hỏi 2, 3, 4 trong
SGK?
 Hoạt động 2: Cách lập dàn ý
văn thuyết minh
 Hoạt động 1: Xác định đề tài
+GV: Muốn lập dàn ý bài văn thuyết
minh trước hết phải làm gì?
 Hoạt động 2: Xây dựng dàn ý

+ Mở bài?
+ Thân bài?
I. Dàn ý bài văn thuyết minh
1. Lập dàn ý là một kĩ năng quan trọng khi tạo
lập văn bản gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết
bài.
2.
3. So sánh bài văn tự sự – thuyết minh
- Bài văn tự sự: thuật lại mở đầu câu chuyện,
kết thúc.
- Thuyết minh: Giới thiệu đối tượng thuyết
minh, nhấn mạnh đối tượng, tạo ấn tượng.
4. Cả 4 ý.
II.Lập dàn ý bài văn thuyết minh
1. Xác định đề tài
2. Xây dựng dàn ý:
a. Mở bài
- Nêu đề tài TM.
- Dẫn dắt tạo chú ý cho người đọc về đề tài
TM: có thể nêu nhận xét khái quát , nêu một ấn
tượng đặc biệt sâu sắc, dẫn một câu nói của
danh nhân, một đoạn thơ một câu thơ nói về đối
tượng đó.
b. Thân bài
- Tìm ý, chọn y.
- Sắp xếp ý: trình bày theo trình tự nào cho phù
hợp.
* Cụ thể:
- Nếu đề bài yêu cầu thuyết minh về một danh
lam thắng cảnh cần giới thiệu các ý sau: Giới

thiệu vị trí địa lí, những cảnh quan đặc sắc của
đối tượng, cách hưởng ngoạn đối tượng.
- Nếu giới thiệu thuyết minh về phong tục tập
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
3
Tr ường THPT Long Trường – Q9
+ Kết bài?
+GV chốt lại phần ghi nhớ.
 Hoạt động 3: Luyện tập
+Chia nhóm cho HS thực hành.
+Đại diện nhóm trình bày.
+GV nhận xét, củng cố.
quán: thì có thể lần lượt nói rõ lịch sử hình
thành, những biểu hiện cũng như thái độ tình
cảm của con người đối với những phong tục tập
quán đó.
- Nếu đối tượng là một danh nhân văn hoá: thì
có thể giới thiệu hoàn cảnh xã hội, thân thế và
sự nghiệp, đánh giá của xã hội đối với người đó
c. Kết bài
- Nhấn lại đề tài TM.
- Lưu lại suy nghĩ cảm xúc nơi người đọc.
 Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
 Bài tập 1
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát họ tên, tuổi,
quê quán.
b. Thân bài
- Cuộc đời và sự nghiệp văn học.
+ Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình,

học vấn.
+ Các chặng đường sáng tác và tác phẩm chính.
- Phong cách nghệ thuật.
c. Kết bài
- Khẳng định vị trí , suy nghĩ, cảm nhận tác giả.
 Bài tập 2: Giới thiệu về một tấm
gương học tốt
a. Mở bài: Giới thiệu chung là ai ? ở đâu?
b. Thân bài
- Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập.
- Quá trình phấn đấu và kết quả trong học tập.
c. Kết bài:- Khẳng định về tấm gương học tập.
- Suy nghĩ về bài học rút ra cho bản thân và mọi
người.
E/ Củng cố, dặn dò:
- Làm bài tập 3,4 SGK;
- Soạn: Phú sông Bạch Đằng
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
4
Tr ường THPT Long Trường – Q9
Tuần 21 Văn
Tiết 61-62 PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
Trương Hán Siêu
A. Mục tiêu bài học
Kiến thức : Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú.
Kỹ năng : Đặc trưng cơ bản của thể phú.
Thái độ : Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng những địa danh lịch sử,
danh nhân lịch sử.
B. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế giáo án.

C. Cách thức tiến hành:
Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, thảo luận, trả lời câu hỏi SGK.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ:
Đọc thuộc lòng và phân tích các bài thơ Hai-kư của Ba-sô?
3.Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tác
giả và tác phẩm
+GV: Phần tiểu dẫn giới thiệu nội
dung gì?
+HS đọc văn bản
+GV: Chia bố cục?
 Hoạt động 2: Tìm hiểu nội
dụng và nghệ thuật
- Thao tác 1: Tìm hiểu
hình tượng nhân vật
khách
+GV: Phát vấn câu hỏi 2 SGK
+GV: Phát vấn câu hỏi 3 SGK
- Tại sao vui? (sông nước hùng vĩ,
thơ mộng)
- Tại sao buồn? (trơ trọi, hoang vu)
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả: SGK.
2. Sông Bạch Đằng: SGK.
3. Đặc trưng thể phú: SGK.
4. Văn bản: Phú cổ thể - 4 đoạn
+ Đoạn mở

+ Đoạn giải thích
+ Đoạn bình luận
+ Đoạn kết
5. Bố cục
- Đoạn 1 : Cảm xúc lịch sử của nhân vật
khách trước cảnh sắc sông Bạch Đẳng
- Đoạn 2 : Lời các bô lão kể với « khách » về
những chiến công lịch sử trên sông Bạch
Đằng
- Đoạn 3 : Suy ngẫm và lời bình luận của các
bô lão về những chiến công xưa
- Đoạn 4 : Lời ca khẳng định vai trò và đức độ
của con người
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hình tượng nhân vật “khách”
(khách… còn lưu)
- Khách: là sự phân thân của tác giả (có tâm
hồn khoáng đạt và hoài bão lớn) dạo chơi vừa
để thưởng thức thiên nhiên vừa nghiên cứu
cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức.
- Có 2 loại địa danh:
+ Lấy trong điển cố Trung Quốc: Nguyên,
Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ… : tưởng tượng
hình ảnh không gian rộng lớn.
 Thể hiện tráng chí 4 phương của “ khách”.
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
5
Tr ường THPT Long Trường – Q9
- Thao tác 2: Hình tượng
các bô lão

+GV : Nhân vật bô lão là ai ? (nhân
dân địa phương, hư cấu)
+Phát vấn câu hỏi 4 SGK.
+ Ta: yêu nước, sức mạnh chính
nghĩa.
+ Giặc: thế cường, mưu ma, chước
quỉ.
-Thiên thời: trời cũng chiều người
- Địa lợi: đất hiểm.
- Nhân hoà: người tài.
+GV : Phát vấn câu hỏi 5 SGK.
+ Địa danh của đất Việt: Cửa Đại Than, Đông
Triều, Bạch Đằng… (có tính chất đương đại,
hình ảnh trước mắt): thật hùng vĩ, hoành tráng
song ảm đạm hiu hắt
 Tâm trạng vừa vui, tự hào, vừa buồn đau,
nuối tiếc.
2. Hình tượng các bô lão
(Bên kia… ca ngợi)
* Các bô lão kể về trận Bạch Đằng
- Bô lão: có thể thật, có thể hư cấu.
- Thái độ của bô lão: Nhiệt tình, hiếu khách,
tôn kính “khách”.
- Lời kể theo diễn biến tình hình:
+ Ngay từ đầu: ta và địch tập trung binh lực
quyết chiến
+ Sau đó : diễn ra gay go quyết liệt (đối đầu
về lực lượng ý chí).
+ Nhật nguyệt / mờ Hình tượng kì vĩ,
Trời đất / đổi thế đối lập.

 Báo hiệu cuộc thuỷ chiến kinh thiên động
địa.
+ Cuối cùng: chính nghĩa thắng, giặc « hung
đồ hết lối » chuốc nhục muôn đời.
- Thái độ giọng điệu khi kể: đầy nhiệt huyết,
tự hào là cảm hứng của người trong cuộc.
- Lời kể: súc tích, cô đọng gợi được không
khí, diễn biến trận đánh.
+ Câu dài, dõng dạc: gợi không khí trang
nghiêm. « Đây là nơi chiến địa buổi Trùng
Hưng… »
+ Câu ngắn gọn: dựng khung cảnh căng thẳng
gấp gáp. « Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp
phới. … Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng
chói »
* Lời suy ngẫm, bình luận của các bô lão về
chiến thắng Bạch Đằng. (Tuy nhiên… lệ
chan)
- Chỉ ra nguyên nhân ta thắng địch thua: thiên
thời « trời cũng chiều người », địa lợi « đất
hiểm », nhân hòa « nhân tài ».
- Yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất là nhân
hoà ( người tài) « nhân tài giữ cuộc điện an »
 Khẳng định sức mạnh và vị trí con người
đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn, có
tầm triết lí sâu sắc.
* Lời ca của bô lão và “khách” (Còn lại)
 Lời ca của các bô lão : mang ý nghĩa
tổng kết: tuyên ngôn về chân lí.
+ Bất nghĩa « như Lưu Cung » thì tiêu vong.

Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
6
Tr ường THPT Long Trường – Q9
- Thao tác 3 : Tìm hiểu lời ca và
cũng là lời bình luận của khách
 Hoạt động 3 : Tổng kết
bài học
+ Nhân nghĩa « như Ngô Quyền, Trần Hưng
Đạo » thì lưu danh thiên cổ.
=> Tác giả khẳng định sự vĩnh hằng của chân
lí đó giống như sông Bạch Đằng « Luồng to
sóng lớn dồn về biển Đông » theo quy luật
muôn đời
3. Lời ca của “khách”
+ Ca ngợi sự anh minh 2 vua Trần Thánh
Tông, Trần Nhân Tông.
+ Ca ngợi chiến tích sông Bạch Đằng.
+ Biện luận và khẳng định chân lí: Nhân kiệt
là yếu tố quyết định (so với địa linh).
 Nêu cao vai trò vị trí con người  Tự hào
dân tộc + tư tưởng nhân văn cao đẹp.
III. Tổng kết bài học
1. Nội dung
 Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm tiêu
biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần
 Bài phú thể hiện lòng yêu nước và
niềm tự hào dân tộc – tự hào về truyền
thống anh hùng bất khuất và truyền thống
đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt
Nam

 Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân văn
cao đẹp qua việc đề cao vai trò và vị trí của
con người.
2. Nghệ thuật
 Tác phẩm là đỉnh cao nghệ thuật của
thể phú trong văn học Việt Nam thời trung
đại: Cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục
chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ
thuật sinh động, ngôn từ vừa sang trọng vừa
lắng đọng
E/ Củng cố
- Nội dung: Yêu nước + tự hào dân tộc (truyền thống anh hùng bất khuất + đạo lí nhân nghĩa) +
tư tưởng nhân văn cao đẹp.
- Nghệ thuật: Đỉnh cao nghệ thuật thể phú: cấu tứ đơn giản, hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lời văn
linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, ngôn từ trang trọng gợi cảm.
F/ Dặn dò:
- Học thuộc lòng phần 1.
- Soạn: Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi.
  
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
7
Tr ường THPT Long Trường – Q9
Tuần 22 văn
Tiết 63-64-65 ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
Nguyễn Trãi
A. Mục tiêu bài học
Kiến thức - Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi.
- Hiểu rõ giá trị lớn về nội dung, nghệ thuật của ĐCBN- bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của
dân tộc, áng văn sáng ngời tư tưởng nhân văn, kết hợp yếu tố chính luận và văn chương.
Kỹ năng-Nắm được đặc trưng cơ bản của thể Cáo.

Thái độ- Giáo dục bồi dưỡng tinh thần dân tộc, yêu quí di sản văn hoá dân tộc.
B. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành:
Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận ,trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ
- Đọc thuộc lòng đoạn 1, phân tích hình tượng nhân vật “ khách”?
- Các bô lão kể về trận Bạch Đằng như thế nào? Ghi nhớ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
 Hoạt động 1: Tìm hiểu
tác giả
- Thao tác 1: Tìm hiểu
cuộc đời
+ HS đọc SGK- trình bày những
điểm cơ bản về truyền thống gia
đình, sự kiện chính về cuộc đời
NT?
+GV: Kể cho HS nghe những giai
thoại về NT (3 giọt máu của con
rắn rơi xuống khi NT đang đọc
sách báo trước điềm phải tu di
tam tộc…)
+ GV: Sau khi tìm hiểu về NT em
chú ý đặc điểm nào?
A. Phần một: TÁC GIẢ
I. Cuộc đời
- 1380-1442, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại

( Chí Linh, Hải Dương) sau về Nhị Khê.
- Gia đình: có truyền thống lớn yêu nước và văn
học.
+ Cha: Nguyễn Phi Khanh học giỏi đỗ thái học
sinh.
+ Mẹ : Trần Thị Thái con quan tư đồ Trần Nguyên
Đán
- Cuộc đời
+ Thuở ấu thơ chịu nhiều mất mát đau thương
(mất mẹ, ông ngoại).
+ 1407: cha bị giặc Minh đưa sang Trung Quốc,
khắc ghi lời cha dạy NT đã giúp Lê Lợi kháng
chiến chống quân Minh và chiến thắng vẻ vang.
+ Đầu 1428: hăm hở tham gia vào công cuộc xây
dựng lại đất nước  bị nghi vấn, không được tin
dùng.
+ 1439: về ở ẩn Côn Sơn.
+ 1440: Ra giúp nước khi Lê Thái Tông mời.
+ 1442: Bị án oan Lệ Chi Viên khép vào tội
“Tru di tam tộc”.
+ 1464: Lê Thánh Tông minh oan cho NT.
 NT là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn
tài hiếm có, một danh nhân văn hoá thế giới.
 Một con người phải chịu oan khiên thảm khốc
nhất trong lịch sử giai đoạn phong kiến Việt Nam.
II. Sự nghiệp thơ văn
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
8
Tr ường THPT Long Trường – Q9
- Thao tác 2: Tìm hiểu sự

nghiệp
+GV: Trình bày những tác phẩm
chính của NT?
+GV: Thơ văn NT có những nội
dung nào?
+ Bui một tất lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều
đông
(Thuật hứng 2)
+ Vườn quỳnh dầu chim kêu hót
Cõi trần có trúc đứng ngăn
(Tùng)
+ Phượng những tiếc cao diều hãy
liệng
Hoa thường hay héo cỏ thường
tươi
(Tự thuật 9)
+GV: Nội dung chính của thơ trữ
tình? Dẫn chứng?
+ GV phân tích ví dụ SGK.
-Kình ngạc băm vằm non mấy
khúc
Giáo gươm chìm gãy bãi bao
tầng
(Cửa biển Bạch Đằng)
-Nước non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên
lầu
1. Những tác phẩm chính
- Tác phẩm :

+Chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại
cáo, Ức Trai thi tập…
+ Chữ Nôm: Quốc âm thi tập (254 bài thơ)
- Ngoài ra còn bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam
(Dư địa chí).
2. Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất
- Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất,
để lại khá lớn văn chính luận; tư tưởng chủ đạo
xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước
thương dân.
+ Quân trung từ mệnh tập: mang tính luận chiến
bậc thầy (có sức mạnh bằng 10 vạn quân- Phan
Huy Chú).
+ BNĐC: là áng văn yêu nước lớn, bản cáo trạng
đanh thép, là bản anh hùng ca.
- Nghệ thuật: đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực
về đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích
hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
3. Nguyễn Trãi- nhà thơ trữ tình sâu sắc
- Nguyễn Trãi vừa là người anh hùng vĩ đại vừa là
con người trần thế.
 Lí tưởng anh hùng:
- Hoà quyện giữa nhân nghĩa với yêu nước thương
dân.
- Phẩm chất càng sáng ngời trong chiến đấu chống
ngoại xâm chống cường quyền, bạo ngược vì công
lí.
 Con người trần thế:
- Ông đau nỗi đau của con người - yêu thương con
người

- Khao khát sự hoàn thiện của con người, mơ ước
xã hội thái bình thịnh trị “Dân Nghiêu Thuấn, vua
Nghiêu Thuấn”.
- Dành cho tình yêu thiên nhiên: có những bức
tranh hoành tráng (chữ Hán), có khi xinh xắn
phảng phất phong vị thơ Đường (chữ Nôm). Đặc
biệt thiên nhiên rất bình dị, dân dã  tạo môi
trường sống thanh tao, gắng giữ vẻ đẹp nguyên sơ
(SGK).
- Thơ NT nói về nghĩa vua tôi, tình cha con xiết
bao cảm động (SGK).
- Ca ngợi tình bạn.
- Tha thiết với quê hương.
4. Nghệ thuật
- Văn chương của NT là sự kết tinh 2 bình diện cơ
bản: thể loại- ngôn ngữ (thể thất ngôn xen lục
ngôn - việt hoá thơ Đường).
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
9
Tr ường THPT Long Trường – Q9
(BKCG- 26)
-Quân thân chưa báo lòng canh
cánh
Tình phụ cơm trời áo cha
(Ngôn chí 7)
- “Bao giờ nhà dựng đầu non
Pha trà nước suối gối hòn đá
rơi”
“ núi… anh tam”.
(Lê Trí Viễn “ Nguyễn Trãi là

bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của
thơ Nôm Việt Nam”)
+GV: Trình bày những nét chính
về nghệ thuật?
 Thao tác 3: Kết luận
+GV: Chúng ta kết luận gì về
cuộc đời, con người, nội dung và
nghệ thuật thơ văn NT?
+HS đọc to và rõ ghi nhớ.
* Củng cố:
- Qua phần tác giả em rút ra cho
mình bài học gì?
 Hoạt động 2: Tìm hiểu
tác phẩm
- Thao tác 1: Tìm hiểu
chung
+ HS đọc tiểu dẫn.
+GV: Phần tiểu dẫn giới thiệu nội
dung gì? ( HS phát hiện - GV
chốt ý lại)
- Bố cục?
- Chủ đề?
+ HS đọc bài Cáo theo từng đoạn
( tự hào, căm thù, mạnh mẽ… )
- Thao tác 2: Tìm hiểu nội dung
và nghệ thuật bài cáo
+GV: Em hiểu thế nào là nhân
nghĩa?
+GV: Vì sao giặc xâm lược nước
ta là phi nghĩa mà ta chống xâm

lược lại là chính nghĩa?
- Sử dụng từ thuần việt, vận dụng thành công tục
ngữ, ca dao và lời ăn tiếng nói hằng ngày của
nhân dân
III. Kết luận
- Cuộc đời, con người: NT trở thành một hình
tượng văn học kết tinh truyền thống văn hoá Lí –
Trần( ½ đầu thế kỉ XV) mở đường cho cả một giai
đoạn phát triển mới.
- Nội dung văn chương: Hội tụ 2 nguồn cảm hứng
lớn yêu nước - nhân đạo.
- Nghệ thuật: ông là nhà văn chính luận kiệt xuất,
nhà thơ khai sáng VH tiếng việt, với sáng tác
bằng chữ Nôm góp phần làm cho tiếng việt trở
thành ngôn ngữ dân tộc giàu và đẹp.
 Ghi nhớ: SGK
B. Tác phẩm: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
I. Tiểu dẫn
1. Hoàn cảnh sáng tác: SGK
2. Ý nghĩa của BNĐC: SGK
3. Thể loại: Cáo
4. Hiệu quả nghệ thuật của nhan đề: SGK
5. Bố cục:SGK
6. Chủ đề
Bài cáo khẳng định tư tưỡng nhân nghĩa và chân
lí độc lập dân tộc của Đại Việt, tố cáo tội ác giặc
Minh. Nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa
và tuyên bố kháng chiến thắng lợi rút ra bài học
lịch sử.
II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đoạn 1: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và
chân lí độc lập dân tộc
 Tư tưởng nhân nghĩa:
- Nhân nghĩa:
+ Mối quan hệ tốt đẹp giữa người – người trên cơ
sở tình thương và đạo lí.
+ Yên dân trừ bạo: tiêu trừ tham tàn bạo ngược,
bảo vệ cuộc sống yên bình của người dân.
 Nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược phù ta
chính nghĩa, giặc phi nghĩa (vì bảo vệ độc lập dân
tộc).
 Chân lí khách quan về sự tồn tại độc
lập, có chủ quyền của nước Đại Việt
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
10
Tr ường THPT Long Trường – Q9
+GV: NT đã đưa ra những yếu tố
nào để xác định chủ quyền? So
sánh với bài“Nam quốc sơn hà”-
LTK có gì khác?
+ LTK dựa vào lãnh thổ và chủ
quyền
+ NT dựa vào lịch sử, văn hiến,
phong tục tập quán
+GV: Tác giả vạch trần âm mưu
của giặc như thế nào?
+HS tìm dẫn chứng, phân tích
+GV: Phát vấn câu hỏi 3 SGK
+ GV gợi ý, phân tích cho HS
hiểu 2 hình tượng này.

+GV: Tg dùng hình ảnh nào khắc
ghi tội ác của giặc?
+GV: Nhận xét về lời văn của
bản cáo trạng?
+GV: Phát vấn câu hỏi 4 SGK
+GV: Tìm những từ ngữ hình ảnh
diễn tả tâm trạng của vị lãnh tụ
Lê Lợi?
+ Cho HS so sánh nỗi lòng của
Lê Lợi với nỗi lòng của TQT
( Hịch tướng sĩ): cùng căm giận
- Cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử: “từ trước,
vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác”  hiển
nhiên, vốn có lâu đời.
- Những yếu tố cơ bản để xác lập chủ quyền dân
tộc: Cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền
văn hiến lâu đời và có cả lịch sử riêng, chế độ
riêng với“hào kiệt đời nào cũng có”.
2. Đoạn 2: Tố cáo, lên án tội ác giặc Minh
- Vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Minh, vạh
trần luận điệu xảo trá bịp bợm “ Phù Trần diệt
Hồ” thực ra chỉ là “mượn gió bẻ măng”  đứng
trên lập trường dân tộc.
- Tố cáo chủ trương cai trị thâm độc và tội ác của
giặc. Huỷ hoại môi trường sống bằng hành động
diệt chủng, tàn sát người dân vô tội , bốc lột sức
lao động, nặng thuế khoá  đứng trên lập trường
nhân bản.
- Nghệ thuật: dùng hình tượng để diễn tả tội ác kẻ
thù.

+ Trước vô số tội ác của giặc Nguyễn Trãi đã khái
quát lại bằng 2 hình tượng “nướng dân đen, vùi
con đỏ.” Hủy hoại cuộc sống con người bằng
hành động diệt chủng, tàn sát người dân vô tội
 diễn tả thực tội ác man rợ của giặc Minh .
 Lòng căm thù càng khắc ghi.
+ Hình ảnh đối lập: Hình ảnh kẻ thù xâm lược “
thằng há miệng, đứa nhe răng… ”=> bộ mặt khát
máu người của quân xâm lược
+ Kết thúc bản cáo trạng bằng câu văn đầy hình
tượng:“ Độc ác… sạch núi”  Lấy cái vô hạn
này để chỉ cái vô hạn kia ( Trúc Nam Sơn - tội ác
của giặc), Lấy cái vô cùng (nước Đông Hải) để
nói cái vô cùng ( sự nhơ bẩn của kẻ thù).
+ Lời văn của bản cáo trạng: đanh thép thống thiết
(khi uất hận trào sôi, khi căm thù tha thiết, khi
nghẹn ngào tấm tức… ) đứng trên lập trường
nhân bản, hơn nữa đứng về quyền sống của người
dân vô tôi để tố cáo, lên án giặc Minh, BNĐC như
bản tuyên ngôn nhân quyền.
3. Đoạn 3: Diễn biến của cuộc kháng chiến
a. Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến
- Tập trung miêu tả hình tượng Lê Lợi từ đó khắc
hoạ được những khó khăn gian khổ và ý chí quyết
tâm của toàn dân tộc.
+ Hình tượng Lê Lợi: Tuy xuất thân bình thường
(chốn… nương mình) nhưng là một lãnh tụ có
lòng căm thù giặc sâu sắc (há đội trời chung, thề
không cùng sống) , có lí tưởng hoài bão lớn (Tấm
lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về đông)

Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
11
Tr ường THPT Long Trường – Q9
trào sôi – ruột đau như cắt, nước
mắt đầm đìa (TQT), đau lòng
nhức óc (LL). Cùng nuôi chí lớn
– tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ
gối (TQT), nếm mật nằm gai…
quên ăn vì giận (LL)
+GV: Vì đâu cuộc khởi nghĩa
giành được thắng lợi mặc dù khó
khăn?
+GV liên hệ bài “VTNSCG”-
NĐC: cũng ca ngợi hình tượng
người nông dân.
+GV: Gọi HS tìm những cụm từ
miêu tả sức mạnh của ta, thất bại
của giặc, khung cảnh chiến
trường?
+GV: Em có suy nghĩ gì khi giặc
thua chạy, ta lại tha chết?
- Trở lại câu văn đầu khẳng định
lại cho HS lí tưởng nhân nghĩa
- Phát vấn câu hỏi 5 SGK?
 Xã tắc từ đây vững bền
 Muôn thuở nền thái bình
vững chắc
và quyết tâm thực hiện lí tưởng (quên ăn vì giận,
đau lòng nhức óc)
 Là người anh hùng áo vải xuất thân từ nhân

dân.
+ Buổi đầu còn gặp nhiều khó khăn: Giặc mạnh,
thiếu nhân tài, thiếu quân, lương thực nhưng nhờ “
tấm lòng cứu nước, gắng chí” và nhất là “ nhân
dân 4 cõi một nhà” “ tướng sĩ một lòng phụ tử”
nên cuộc kháng chiến đã vượt qua được khó khăn
ban đầu để tổng phản công giành thắng lợi 
Tuyên ngôn về vai trò sức mạnh của nhân dân ( tư
tưởng lớn).
b. Giai đoạn 2: Các cuộc khởi nghĩa
* Dựng lên toàn cảnh bức tranh khởi nghĩa
Lam Sơn với bút pháp nghệ thuật đậm chất
anh hùng ca.
- Những trận đánh: Bồ Đằng- Trà Lân; Tây kinh,
Đông Đô-Tốt Động , Ninh Kiều; Chi Lăng – Mã
Yên  Ở mỗi trận khí thế ta rất hùng mạnh đều
giành thắng lợi vẻ vang, còn giặc thì đại bại thảm
khốc.
- Những bút pháp nghệ thuật:
+ Hình tượng: phong phú đa dạng, đo bằng sự
rộng lớn kì vĩ của thiên nhiên:
 Chiến thắng của ta : “ sấm vang chớp giật,
trúc chẻ tro bay, sạch không kình ngạc,
tan tác chim muông, trút sạch lá khô”.
 Sức mạnh của ta : “đá núi cũng mòn, nước
sông phải cạn”.
 Thất bại của giặc : “máu chảy thành sông,
máu trôi đỏ nước…
+ Ngôn ngữ: động từ mạnh, tính từ chỉ mức độ ở
điểm tối đa

+ Câu văn: khi dài, khi ngắn biến hoá linh hoạt.
+ Nhạc điệu: Dồn dập, sảng khoái, âm thanh giòn
giã, hào hùng như sóng trào bão cuốn, bút pháp
liệt kê ( ngày 18, 20, 25…) , chiến thắng liên tiếp
hoặc “gươm… chim muông”.
- Xen giữa bản anh hùng ca là hình ảnh kẻ thù:
Ham sống sợ chết, hèn nhác  khi đó càng tôn
thêm khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến.
- Tạo điều kiện để kẻ thù sống - tha tội chết :
Nguyễn Trãi càng làm nổi bật tính chính nghĩa,
nhân đạo sáng ngời của cuộc khởi nghĩa.
4. Đoạn 4: Lời tuyên bố độc lập dân tộc
- Dùng lời văn trịnh trọng vui mừng để truyền lời
tuyên bố.
- Bài học lịch sử: Thay đổi nhưng thực chất là
phục hưng (bĩ rồi lại thái, hối rồi lại minh)
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
12
Tr ường THPT Long Trường – Q9
 Bốn phương biển cả thanh
bình, ban chiếu duy tân
khắp chốn
+Hướng HS vào phần ghi nhớ.
 Viễn cảnh đất nước diễn ra rất huy hoàng tươi
sáng.
- Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và thời
đại “nhờ có… đỡ”, “một cổ… năm”.
Ghi nhớ: SGK
E/ Củng cố
- ĐCBN là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV

- ĐCBN là áng “thiên cổ hùng văn” có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn
chương
- Lập sơ đồ kết cấu của BMĐC và phân tích tác dụng của nghệ thuật.
F/ Dặn dò
- Học thuộc lòng phần mở đầu.
- Soạn: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn TM.
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
13
Tr ường THPT Long Trường – Q9
Tuần 22 Làm văn
Tiết 66 TÍNH CHUẨN XÁC VÀ HẤP DẪN
CỦA VĂN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài học
Kiến thức- Nắm được những kiến thức cơ bản và tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết
minh.
Kỹ năng - Bước đầu vận dụng những kiến thức cơ bản để viết bài văn thuyết minh.
B. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế giáo án.
C. Cách thức tiến hành:
Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu
hỏi SGK.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Lập kế hoạch cá nhân là gì? Cách lập?
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tính
chuẩn xác trong văn bản
thuyết minh.
 Thao tác 1: Lí thuyết

+GV: Mục đích của VBTM?
+GV: Tính chuẩn xác là gì? Làm sao
để bảo đảm tính chuẩn xác?
(* Những yêu cầu của VBTM chuẩn
xác: Đòi hỏi những tri thức trình bày
giới thiệu phải có cơ sở khoa học, phải
được kiểm chứng, phù hợp chuẩn mực
được công nhận, chứ không phải
phỏng đoán thiếu căn cứ).
- Thao tác 2: Luyện tập
+ HS đọc bài tập.
+GV: Phát vấn câu a, b, c.
+ HS thảo luận. GV chốt ý lại.
I. Tính chuẩn xác trong văn thuyết minh
1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm
bảo tính chuẩn xác trong văn bản TM
- Mục đích của VBTM là cung cấp những tri
thức về sự vật khách quan nhằm giúp cho sự
hiểu biết của người đọc (người nghe) thêm
chính xác phong phú. Vì thế chuẩn xác là yêu
cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng
nhất của VBTM.
- Những điểm cần chú ý:
+ Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
+ Thu thập tài liệu tham khảo, tìm được tài
liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà
khoa học có tên tuổi, các cơ quan có thẩm
quyền về vấn đề thuyết minh.
+ Chú ý thời điểm xuất bản của các tài liệu để
có thể cập nhật những thông tin mới và những

thay đổi thường có.
2. Luyện tập
a. Chưa chuẩn xác vì:
- Chương trình ngữ văn 10 không phải chỉ có
VHDG.
- Chương trình ngữ văn 10 VHDG không phải
chỉ có ca dao, tục ngữ.
- Chương trình ngữ văn 10 VHDG không có
câu đố.
b. Câu nêu trong SGK chưa chuẩn xác vì
không phù hợp với ý nghĩa thực của những từ
“ thiên cổ hùng văn” là “áng hùng văn của
nghìn đời” chứ không phải là “áng hùng văn
viết cách đây 1000 năm”.
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
14
Tr ường THPT Long Trường – Q9
 Hoạt động 2: Tìm hiểu tính
hấp dẫn của văn bản thuyết
minh
 Thao tác 1: Tính hấp dẫn và
một số biện pháp tạo tính hấp
dẫn
 Thao tác 2: Luyện tập
+HS thảo luận 2 văn bản, GV chốt lại
ý.
+GV: Gọi HS đọc to và rõ ghi nhớ.
 Hoạt động 3: Làm bài tập
+GV:Hướng dẫn HS làm bài tập.
c. Không thể sử dụng để thuyết minh về NBK

vì nội dung không nói đến NBK với tư cách là
nhà thơ.
II. Tính hấp dẫn
1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo
tính hấp dẫn của VBTM
- VBTM không hấp dẫn thì người ta sẽ không
đọc  văn bản không có tác dụng.
- Các biện pháp làm cho VBTM hấp dẫn:
SGK/25.
2. Luyện tập
- VB1: “Nếu tước đi… kìm hãm”.
Là luận điểm khái quát, tác giả đã đưa ra
nhiều chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít
được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của
con chuột nhốt trong hộp rỗng… để làm sáng
tỏ luận điểm  Từ đó luận điểm khái quát trở
nên cụ thể, dễ hiểu  sự thuyết minh vì thế
hấp dẫn, sinh động.
- VB2: Bài thuyết minh kể về hồ Ba Bể- trở
nên hấp dẫn hơn khi tác giả nói đến những sự
tích, truyền thuyết giúp ta như trở về một thuở
xa xưa, thần tiên, kì ảo. Ngắm phong cảnh với
cảm xúc như thế tâm hồn ta sẽ giàu có sâu sắc
hơn.
 Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu: Câu đơn,
câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu
khẳng định.
- Dùng những từ ngữ giàu tính hình tượng,

liên tưởng (Một bó hành hoa xanh như lá
mạ).
- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc:
+ Trông mà thèm quá.
+ Có ai lại đừng vào ăn cho được.
E/ Củng cố:
- Chất lượng của VBTM phụ thuộc vào điều gì?
F/ Dặn dò: - Làm bài tập
- Soạn: Tựa trích diễm thi tập.
  
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
15
Tr ường THPT Long Trường – Q9
Tuần 23 Văn
Tiết 67
TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”
Hoàng Đức Lương
A. Mục tiêu bài học
Kiến thức : - Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong
việc bảo tồn di sản văn học của các tiền nhân.
Thái độ : - Có thái độ trân trọng và yêu quí di sản .
B. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế giáo án.
C. Cách thức tiến hành:
GV kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phát vấn, gợi mở, thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Bài cũ: Theo câu hỏi SGK (bài BNĐC).
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt

 Hoạt dộng 1: Tìm hiểu tiểu dẫn
+ HS đọc tiểu dẫn. Phần tiểu dẫn giới
thiệu nội dung gì?
+ Tác giả.
+ Tác phẩm: lời tựa viết 1497
+ HS đọc to, rõ toàn bài.
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu
- Thao tác 1: Tìm hiểu nguyên
nhân
+GV: Phát vấn câu hỏi 1 SGK?
+GV: Nhận xét về nghệ thuật lập luận?
I. Tiểu dẫn:
- Hoàng Đức Lương nguyên quán ở Văn
Giang (Hưng Yên), trú quán ở Gia Lâm (Hà
Nội) (chưa rõ năm sinh, năm mất)
- Trích diễm thi tập do Hoàng Đức Lương
sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn (không rõ
năm soạn).
- Tuyển tập này bao gồm thơ của các nhà thơ
từ thời Trần đến thời Lê thế kỉ XV, việc biên
soạn nằm trong trào lưu chung của thời đại
phục hưng dân tộc thế kỉ XV.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn
của người xưa không được lưu truyền
đầy đủ cho đời sau:
 Có 6 nguyên nhân:
- Bốn nguyên nhân chủ quan:
+ Khó hiểu (chỉ có thi nhân mới hiểu).
+ Người có trách nhiệm, khả năng thì không

làm.
+ Người quan tâm đến thi ca thì không đủ
năng lực và tính kiên trì.
+ Không có lệnh của vua.
 sưu tầm khó khăn.
- Hai nguyên nhân khách quan:
+ Thời gian làm huỷ hoại sách vở.
+ Chiến tranh binh lửa làm thiêu huỷ thư
tịch.
* Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, đầy sức
thuyết phục, cách nói đầy hình tượng, lời lẽ
thiết tha.
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
16
Tr ường THPT Long Trường – Q9
- Thao tác 2:
+GV: Phát vấn câu hỏi 2 SGK?
- Thao tác 3:
+ GV: Phát vấn câu hỏi 3 SGK?
+ HS thảo luận, GV gợi ý, hướng các em
vào 2 đoạn cuối của văn bản, từ đó phát
biểu cảm nghĩ?
+GV: Cảm xúc của tác giả khi sưu tầm
thơ văn?
 Thao tác 4:
+ GV: Phát vấn câu hỏi 4 SGK? Gợi cho
HS nhớ lại đoạn mở đầu BNĐC của
Nguyễn Trãi.
+ HS đọc to và rõ ghi nhớ.
2. HĐL thuật lại công việc đã làm để sưu

tầm thơ văn
a. Công việc khó khăn vất vả:
- Thư tịch cũ đã không còn.
- Tác giả phải:
+ Nhặt nhạnh ở giấy tàn rách nát.
+ Hỏi quanh khắp nơi.
+ Thu lượm thêm thơ của các vị quan đương
triều.
+ Góp thêm vài bài do tác giả viết.
+ Phân loại và chia quyển.
b. Bố cục: Gồm 6 quyển, chia 2 phần.
- Phần chính: gồm thơ ca của các tác giả từ
thời Trần đến Hậu Lê.
- Phần phụ lục: Thơ ca của chính tác giả.
3. Điều thôi thúc tác giả sưu tầm thi ca
- Muốn thể hiện niềm tự hào về văn hiến dân
tộc.
- Ý thức trách nhiệm của tác giả trước di sản
văn hoá bị thất lạc.
- Tinh thần dân chủ, ý thức tự cường trong
văn học.
 Sưu tầm đầy kiên quyết lẫn nhiệt huyết .
4. Trước “Trích diễm thi tập” đã có
Nguyễn Trãi nói về “văn hiến” thể hiện niềm
tự hào về sức mạnh dân tộc,bảo vệ độc lập
dân tộc trong suốt thời kì lịch sử.
 Ghi nhớ: SGK
E/ Củng cố:
- Cảm nhận chung của em về toàn bài “TDTT”?
- Suy nghĩ gì về công việc của TĐL?

F/ Dặn dò
- Soạn : Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
  
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
17
Tr ường THPT Long Trường – Q9
Đọc thêm Tuần 23 Tiết 68
HIỀN TÀI LÀ
NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
Thân Nhân Trung
(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

A. Mục tiêu bài học
Kiến thức :- Khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia.
- Khắc bia tiến sĩ để khuyến khích hiền tài  ý nghĩa lâu dài cho hậu thế.
- Chính sách trọng nhân tài của triều Lê Thánh Tông  rút ra bài học lịch sử quí báu.
Kỹ năng : Hiểu được kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chiết của văn bản.
Thái độ : Trân trọng, đề cao những người hiền tái của đất nước.
B. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế giáo án.
C.Cách thức tiến hành:
Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Bài cũ: Theo HĐL có những nguyên nhân nào khiến thơ văn không được lưu truyền đầy đủ
cho đời sau? Ông đã làm gì để sưu tầm thơ văn của các tiền nhân?
3. Bài mới
Hoạt động GV, HS Yêu cầu cần đạt
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tác
giả - tác phẩm

+ GV: Phần tiểu dẫn giới thiệu nội
dung gì?
 Hoạt động 2: Tìm hiểu văn
bản
+ HS đọc to, rõ văn bản.
- Thao tác 1: Tìm hiểu tầm quan
trọng của hiền tài
+ GV: Phát vấn HS các câu hỏi
SGK?
+ HS thảo luận.
+ GV chốt lại ý chính.
-Thao tác 2: Ý nghĩa, tác dụng của
việc khắc bia tên tiến sĩ
I. Tiểu dẫn
* Tác giả
- Thân Nhân Trung (1418 – 1499), tự Hậu Phủ
- Người làng Yên Ninh- Yên Dũng- Bắc Giang
- 1469 đỗ tiến sĩ, được Lê Thánh Tông tin dung
và ban là Tao Đàn phó nguyên súy.
* Tác phẩm
- 1439 Triều Lê đặt lệ xướng danh, yết bảng, ban
mũ áo, cấp ngựa… cho những người đỗ đạt cao
để khuyến khích nhân tài.
- Bài kí do TNT soạn năm 1484, là một trong 82
văn bia ở Văn Miếu.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Bài kí khẳng định tầm quan trọng của hiền
tài đối với quốc gia
- “ Hiền tài… gia”: Người tài cao học rộng làm
nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã

hội, quyết định sự thịnh suy của đất nước.
- Nhà nước từng trọng đãi hiền tài làm ở mức cao
nhất để khích lệ: đề cao, phong chức tước, ghi tên
bảng vàng, ban yến tiệc…
- Khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách.
2. Ý nghĩa tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ
- Khuyến khích nhân tài khiến “kẻ sĩ trông vào
mà phấn chấn, hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng
sức giúp vua”
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
18
Tr ường THPT Long Trường – Q9
 Thao tác 3: Bài học lịch sử
+GV: Ngày nay câu nói “hiền tài là
nguyên khí của quốc gia” có còn ý
nghĩa không? Chứng minh?
- Thao tác 4: Lập sơ đồ
+GV: Hướng dẫn HS lập sơ đồ.
- Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác. “kẻ ác
lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”
- Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu
“dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn
giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh
mạnh cho nhà nước”
3. Bài học lịch sử
- Thời nào cũng phải biết quí trọng nhân tài.
- Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự
thịnh suy của đất nước (ví dụ triều Lê Thánh
Tông).
- Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo

dục là quốc sách hàng đầu, trọng dụng người tài.
Thấm nhuần quan điểm Hồ Chí Minh: một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu.
4. Lập sơ đồ kết cấu bài văn bia của Thân
Nhân Trung
Vai trò quan trọng của hiền tài

Khuyến khích hiền tài
Việc đã làm Việc tiếp tục làm: khắc bia tiến sĩ

Ý nghĩa, tác dụng của việc
kh c bia ti n s ắ ế ĩ
E/ Củng cố:
- Tầm quan trọng của hiền tài Ý nghĩa việc khắc bia tiến sĩ.
F/ Dặn dò:
- Viết bài làm văn số 5.
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
19
Tr ường THPT Long Trường – Q9
Tuần 23 Làm văn
Tiết 69
VIẾT BÀI VĂN SỐ 5
A. Mục tiêu bài học
Kiến thức : - Tiếp tục củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn thuyết minh cũng như cá kĩ năng lập
dàn ý, diễn đạt.
Kỹ năng : - Vận dụng những hiểu biết đó để làm được một bài thuyết minh vừa rõ ràng, sinh
động lại vừa sinh động, hấp dẫn về một sự vật, sự việc hiện tượng, con người gần gũi quen thuộc
trong đời sống.
Thái độ : - Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần
thiết để làm bài văn thuyết minh đạt hiệu quả tốt hơn.

B. Phương tiện thực hiện:
SGV,SGK, thiết kế giáo án.
C. Cách thức tiến hành:
GV yêu cầu ôn tập kiến thức về văn thuyết minh , gợi ý một số đề cho HS tham khảo trước. Lên
lớp GV ra đề , đưa ra yêu cầu, gợi ý HS làm bài tại lớp.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
- GV viết đề trên bảng.
+ Gợi ý.
+ Bao quát trong khi HS làm bài.
+ Thu bài.
Đề bài : Anh (chị) hãy viết một bài văn thuyết
minh về một danh lam thắng cảnh của đất
nước.
 Yêu cầu
1. Về kĩ năng: HS biết cách làm một bài văn
thuyết minh, vận dụng tốt phương pháp TM
nhất là các phương pháp có khả năng tạo ra
sức cuốn hút cho việc trình bày giới thiệu; bố
cục và cách diễn đạt sao cho nội dung thuyết
minh vừa khúc chiết, mạch lạc trong sáng lại
vừa có tính nghệ thuật không sai chính tả.
2. Về nội dung
- Việc thuyết minh không chỉ đem lại những tri
thức chuẩn xác, khoa học, khách quan mà còn
sinh động hấp dẫn người đọc, người nghe.
- HS phải biết quan sát, tìm hiểu danh lam

thắng cảnh qua thực tế, tranh ảnh, sách báo để
tìm ra được những nét đặc sắc cuốn hút người
đọc.
- Thể hiện sự am hiểu và cảm xúc của bản thân
trước đề tài.
 Thang điểm:
- Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn
viết lưu loát ,hấp dẫn, lôi cuốn, giàu cảm xúc,
có thể sai vài lỗi.
- Điểm 7-8: Đáp ứng 2/3 yêu cầu, còn mắc sai
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
20
Tr ường THPT Long Trường – Q9
sót về diễn đạt, có cảm xúc trước đề tài.
- Điểm 5-6: Đáp ứng ½ yêu cầu, chưa hấp dẫn,
lôi cuốn, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được 1/3 yêu cầu, văn
viết lủng củng nghèo cảm xúc.
- Điểm 1-2: Bài viết quá yếu, không diễn đạt
được hoặc thuyết minh sai lạc địa danh.
- Điểm 0: lạc đề, bỏ giấy trắng.
E/ Dặn dò
- Soạn: Khái quát lịch sử tiếng việt.
Tuần 24 Tiếng việt
Tiết 70
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
A.Mục tiêu bài học
Kiến thức- Nắm được một cách khái quát những tri thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ họ hàng
của tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa TV với một số ngôn ngữ khác trong khu vực.
Kỹ năng - Nhận thức rõ quá trình phát triễn của TV gắn bó với lịch sử phát triễn của dân tộc, đất

nước.
Thái độ- Ghi nhớ lời dạy của Bác về TV: “ tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng
quí báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó và làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”.
B. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế giáo án.
C. Cách thức tiến hành:
GV hướng dẫn gợi ý, phát vấn. HS đọc từng mục, tìm và nêu bật tri thức chủ yếu, tìm ví dụ minh
hoạ, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
 Hoạt động 1: Tìm hiểu lịch sử
phát triển của Tiếng Việt
+GV: Tiếng Việt chia làm mấy thời
kì? Đặc điểm của từng thời kì?
- Thao tác 1: Tìm hiểu nguồn
gốc và mối quan hệ
+GV: Tiếng Việt là tiếng nói của dân
I. Lịch sử phát triển của Tiếng Việt
1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước
a. Nguồn gốc Tiếng Việt
- Có nguồn gốc bản địa.
- Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
b. Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt
- Tiếng việt thuộc họ Môn- khơ me.
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
21
Tr ường THPT Long Trường – Q9

tộc nào? Vai trò?
+ GV: Tiếng Việt có nguồn gốc từ
đâu?
+GV: Có quan hệ họ hàng với tiếng
nào?
-Thao tác 2: Tìm hiểu quá
trình phát triển của Tiếng
Việt trong thời kì Bắc thuộc
-Thao tác 3: Tiếng Việt dưới
thời kì độc lập tự chủ
-Thao tác 4: Tiếng Việt trong
thời kì Pháp thuộc
-Thao tác 5: Tiếng Việt từ sau
Cách mạng tháng 8 đến nay
+GV: Chữ quốc ngữ có ảnh hưởng đến
TV như thế nào?
+GV: Hướng HS đến phần ghi nhớ.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu chữ
viết Tiếng Việt
+GV: Có những hình thức chữ viết
nào?
-Thao tác 1: Tìm hiểu chữ Nôm
+GV: Chữ Nôm xuất hiện khi nào?
Đặc điểm?
+GV: Sự ra đời của chữ Nôm có ý
nghĩa gì?
- Thao tác 2: Tìm hiểu chữ Quốc
ngữ
+GV: Hình thành do đâu?
+ Qui tắc cấu tạo?

+ Ưu thế?
- Quan hệ họ hàng tiếng Mường, Khơme,
Ba-na, Ca-tu.
- Quan hệ tiếp xúc tiếng Thái, tiếng Hán.
2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và
chống Bắc thuộc
- Tiếng Việt bị chèn ép do tiếng Hán tràn vào
và chính sách đồng hoá của phong kiến
phương Bắc.
- Để tồn tại và phát triển, TV đã vay mượn
nhiều từ ngữ Hán, Theo hướng Việt hoá:
+ Giữ nguyên nghĩa, cấu tạo, khác cách đọc.
+ Rút gọn (lạc hoa sinh

lạc).
+ Đảo vị trí các yếu tố (nhiệt náo

náo
nhiệt).
+ Thay đổi nghĩa (phương phi: hoa thơm cỏ
lạ

béo tốt).
+ Việt hoá chữ Hán (hồng nhan

má hồng).
3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ
- Xuất hiện chữ Nôm  TV khẳng định ưu
thế ngày càng tinh tế, tronh sáng, uyển
chuyển, phong phú

4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc
- Tiếng Việt vẫn bị chèn ép.
- Nhờ sự thông dụng của chữ quốc ngữ,
Tiếng Việt ngày càng tỏ rõ tính năng động.
5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng 8
đến nay
- Trở thành ngôn ngữ quốc gia.
 Phải bảo vệ sự trong sáng, tính giàu đẹp
của Tiếng Việt, phải nói viết đúng Tiếng
Việt, chống lạm dụng từ ngữ nước ngoài.
 Ghi nhớ: SGK
II. Chữ viết Tiếng Việt
1. Chữ Nôm
- Xuất hiện cùng với sự du nhập của chữ
Hán.
- Là một hệ thống chữ viết ghi âm, dùng chữ
Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại
để ghi Tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết
trên sơ sở cách đọc chữ Hán của người Việt.
 Thành quả văn học lớn nhất của người
Việt.
- Nhược điểm: không được chuẩn hoá, muốn
đọc chữ Nôm phải thông suốt chữ Hán.
2. Chữ quốc ngữ
- Hình thành từ thế kỉ XVIII do các giáo sĩ
Phương tây truyền giáo.
- Là thứ chữ ghi âm tiếng việt dựa vào bộ
chữ cái La tinh. Có nhiều ưu điểm như đơn
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
22

Tr ường THPT Long Trường – Q9
+ GV: Quá trình phát triễn diễn ra như
thế nào?
+GV: Hướng HS đến phần ghi nhớ.
 Hoạt động 3: Luyện tập
+ HS thảo luận, tìm dẫn chứng.

giản, sử dụng chữ cái Latinh, cách viết và
cách đọc có sự phù hợp khá cao; thuộc chữ
cái ghép vầnđọc được
- Lúc đầu chỉ sử dụng hạn chế trong các xứ
đạo, dần dần được phổ biến.Sau Cách mạng
tháng 8: TV giành được vị trí xứng đáng
trong mọi hoạt động của đất nước.
 Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
 Bài tập 1
- Vay mượn trọn vẹn chữ Hán chỉ Việt hoá
âm đọc: Cách mạng, chính phủ.
- Rút gọn.
- Đảo vị trí các yếu tố.
- Đổi yếu tố.
- Đổi nghĩa, mở rộng, thu hẹp nghĩa.
- Dịch nghĩa: không phận

vùng trời.
- Tạo từ mới bằng các yếu tố tiếng Hán: sản
xuất bồi đắp, binh lính.
 Bài tập 2
- Dễ viết, dễ đọc, dễ nhớ.

- Có thể ghi tất cả các âm thanh mới dù
không biết nghĩa.
E/ Củng cố:
- Ghi nhớ lời dạy của Bác: giữ gìn và phát triển TV.
F/ Dặn dò
- Soạn: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên).
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
23
Tr ường THPT Long Trường – Q9
Tuần 24 Văn Tiết 71-72
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư )
Ngô Sĩ Liên
A. Mục tiêu bài học
Kiến thức- Hiểu, cảm phục, tự hào về tài năng đức độ lớn của người anh hùng dân tộc TQT,
đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quí báu cũng là bài học làm người mà ông để lại cho
người sau.
Kỹ năng- Thấy được cái hay , sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua
nghệ thuật kể chuyện khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử của tác giả và cũng hiểu được thế nào
là “văn sử bất phân”.
B. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế giáo án.
C. Cách thức tiến hành:
Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm,thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Bài cũ:
- Nêu ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ?
- Bài học lịch sử rút ra? Lập sơ đồ kết cấu bài văn bia?
3. Bài mới

Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả,
tác phẩm, trích đoạn
+GV: Phần tiểu dẫn giới thiệu nội dung
gì?
+ Tác giả?
+ Tác phẩm?
+GV: Bằng kiến thức đã học ở THCS em
nêu vài nét về tác giả TQT?
I Giới thiệu chung
1. Tác giả:
- Ngô Sĩ Liên (không rõ năm sinh- năm mất)
người làng Chúc Lí – Chương Đức (nay
thuộc huyện Chương Mĩ – Hà Nội)
- 1442 đỗ tiến sĩ – viện hàn lâm
- Soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư theo lệnh
Lê Thánh Tông.
2. Tác phẩm “Đại việt sử kí toàn thư”
- Một tác phẩm sử kí đậm tính văn học
bằng chữ Hán gồm 15 quyển ghi chép lịch
sử từ thời Hồng Bàng Lê Thái Tổ lên ngôi
(1428).
- Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa
có giá trị sử học, vừa có giá trị văn học.
3. Trích đoạn
a. Xuất xứ: Quyển 6 của bộ ĐVSKTT.
b. Vài nét về TQT ( 1226-1300 )
- Là danh tướng Việt Nam, anh hùng dân tộc
đủ các đức: Nhân, trí, dũng dược nhân dân
tôn kính, phong thánh “Đức thánh Trần” và

được thờ phụng ở nhiều đền trong nước.
c. Chủ đề
Qua việc khắc hoạ chân dung một nhân vật
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
24
Tr ường THPT Long Trường – Q9
 Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
- Thao tác 1: Tìm hiểu phẩm chất của
TQT
+GV: Em rút ra được điều gì qua lời trình
bày của TQT với vua về kế sách giữ
nước?
+GV: Hãy kể những sự kiện lịch sử đoàn
kết thời nhà Trần? ( hội nghị Bình Than,
Diên hồng)
+GV: Chi tiết TQT đem lời cha dặn hỏi ý
kiến gia nô và 2 con và phản ứng của ông
khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa
như thế nào?
+GV: Đoạn từ “ mùa thu… hết” em còn
phát hiện những nhân cách đáng quí nào
ở TQT?
lịch sử, đoạn trích ca ngợi phẩm chất, tài
năng, đức độ của vị anh hùng TQT.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn
- Phẩm chất nổi bật là trung quân ái quốc
thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý
thức trách nhiệm công dân

a. Lời trình bày của TQT với vua về kế
sách giữ nước.
- Nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp,
vận dụng linh hoạt không theo khuôn mẫu.
- Trọng dụng người tài
- Đoàn kết toàn dân  chiến thắng.
- Thượng sách giữ nước là “ khoan thư sức
dân”
 Là vị tướng tài năng, mưu lược, nhìn xa
trông rộng, sáng suốt, thương dân, trọng
dân.
b. Đối với lời cha dặn.
- “Để điều đó trong lòng nhưng không cho
là phải”.
- Hỏi ý kiến để thử lòng 2 gia nô và 2 con:
+ Trước lời nói Yết Kiêu, Dã Tượng: Cảm
phục đến khóc, khen ngợi hai người.
+ Trước lời nói của Hưng Vũ Vương: ngầm
cho là phải.
+ Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương
TQT: nổi giận rút gươm muốn chém, không
cho gặp mặt khi chết.
 Là người trung nghĩa, có tình cảm chân
thành, thẳng thắn, nghiêm khắc trong việc
dạy con.
c. Qua những chi tiết khác và qua lời bình
của tác giả.
- Là vị tướng anh hùng đầy dũng khí, tài
năng mưu lược:
+ “Đời Trùng Hưng lập nên công nghiệp…

không dám gọi tên”
+ Câu nói đầy dung khí “bệ hạ chém đầu tôi
trước rồi hãy hàng”
+ Cống hiến những tác phẩm quân sự có giá
trị. (Binh gia diệu lí yêu lược, Vạn Kiếp tông
bí huyền thư)
=> Qua cách trình bày với vua thời thế,
tương quan giữa ta và địch, sách lược của
địch, đối sách của ta… có thể thấy rõ tầm
nhìn sáng suốt, xa rộng của một vị tướng tài
ba.
Tr ương Hoàng Thảo Trang – G iáo án Ngữ văn lớp 10 – HK2
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×