1
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận
1.1. Lý do chọn đề tài 3
1.2. Mục tiêu của đề tài 3
1.3. Nội dung nghiên cứu 4
1.4. Đối tượng nghiên cứu 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu 4
1.6. Giới hạn phạm vi khảo sát 4
1.7. Giả thuyết khoa học 5
1.8. Một số khái niệm cơ bản 5
1.9. Vấn đề hướng nghiệp ở các nước 13
Chương 2: Thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệ
p xã hội
2.1. Kết quả khảo sát ý kiến học sinh tạo một số trường Thpt Tp. Hồ Chí Minh
- Mẫu phiếu M01 14
2.2. Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên tại một số trường thpt tp. Hồ chí minh
-Mẫu phiếu M02 28
2.3. Kết quả khảo sát ý kiến sinh viên tại một số trường đh, cđ trên địa bàn TP.
Hồ CHÍ MINH
- Mẫu phiếu M03 43
2.4. Kết quả khảo sát ý kiến PHHS tại một số trườ
ng THPT TP. Hồ Chí Minh.
- Mẫu phiếu M04 60
2.5. Khái quát về thực hành định hướng giá trị nghề nghiệp xã hội 71
2.6. Hoạt động hướng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 78
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp định hướng giá trị nghề nghiệp xã hội.
3.1. Nguyên nhân 82
3.2. Giải pháp 86
Kết luận 95
Tài liệu tham khảo 96
2
* Tài liệu đính kèm:
1 – Bộ tập hợp số liệu khảo sát ý kiến với các đối tượng:
1. Học sinh THPT (Mẫu phiếu M01)
2. Giáo viên THPT (Mẫu phiếu M02)
3. Sinh viên (Mẫu phiếu M03)
4. Phụ huynh học sinh (Mẫu phiếu M04)
(Do sở KH và CN TP. HCM xử lý, tổng hợp số liệu)
2 – Kỷ yếu hội thảo khoa học
* Các thành viên thực hiện đề tài:
1 – Chủ nhiệm đề tài: TS. Hồ Hữu Nhựt
NCV. Nguyễn Văn Huyên
2 – Danh sách cộng tác viên:
TT Họ và tên Đơn vò công tác
1 TS. Nguyễn Kim Dung Viện NCGD
2
PGS.TS. Nguyễn Thiện Tống Trường ĐHBK TP
HCM
3
PGS.TS. Lê Văn Tiến Trường ĐHSP TP
HCM
4 NCVC. Quang Dương Viện NCGD
5 ThS. Lê Thò Thanh Tâm Viện NCXH TP HCM
6 ThS. Phạm Thò Lan Phượng Viện NCGD
7 ThS. Nguyễn Ngọc Tài Viện NCGD
8 ThS. Đỗ Thò Phương Anh Viện NCGD
9 Nguyễn Văn Bừng Trường ĐH Hồng Bàng
3
Chương 1
TỔNG QUAN VÀ CỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá – Hiện đại hoá và đổi
mới đất nước, chuyển đổi cơ chế quản lý từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường định hứơng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống các giá trị xã hội đã và đang
có nhiều biến động làm ảnh hưởng tới nhận thức giá trị và nhất là định hướng
giá trị
nghề nghiệp xã hội của thế hệ trẻ.
Thực tiễn cho thấy học sinh trung học của chúng ta chưa được giáo dục
đầy đủ về giá trị nghề nghiệp xã hội dẫn đến việc định hướng giá trị nghề nghiệp
và chọn nghề, chọn ngành thường chủ quan và tự phát hoặc chỉ mang ý kiến chủ
quan của cha mẹ.
Kết quả
đa phần học sinh còn “mù” về nhận thức giá trị và thiếu định
hướng giá trị nghề nghiệp đúng đắn, đã có nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh
vực chọn ngành học, nghề đào tạo, như không ít học sinh, sinh viên cho rằng:
“Đại học là con đường duy nhất để vào đời…” (Xem diễn đàn: “Đại học có phải
là con đường duy nhất?” – Báo Tuổi trẻ ngày 10/10/2005, trang 8); từ đ
ó, áp lực
vào đại học ngày một nặng nề xã hội không tránh khỏi “thừa thầy, thiếu thợ”, tạo
ra nguy cơ mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo và cơ cấu lao động xã
hội….
Công tác tuyển sinh cho thấy số lượng sinh viên hàng năm cho thấy số
lượng sinh viên đến độ tuổi chọn trường, ngành học, nên đến hàng triệu, nhưng
phần lớn học sinh không theo một chu
ẩn mực được định hướng đúng đắn. Do
vậy, cần có một định hướng giá trị nghề nghiệp xã hội chuẩn mực cho học sinh
Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, giúp các em phát huy năng
lực của mình ở mức cao nhất và xã hội sử dụng được nhân loại hiệu quả nhất…
Chính vì lý do nêu trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã chọn đề tài: “Định
hướng giá trị nghề nghiệp xã hội – Thực trạng và gi
ải pháp” nhằm góp phần vào
việc giáo dục và nhận thức đúng đắn giá trị nghề nghiệp xã hội cho thế hệ trẻ
phù hợp với thế giới quan, nhân sinh quan khoa học hiện nay.
1.2. Mục tiêu của đề tài
4
1.2.1. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tìm hiểu thực trạng về giáo dục và
định hướng giá trị nghề nghiệp của nhà trường trung học phổ thông (THPT) và
xã hội.
1.2.2. Phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp cần thiết nhằm giáo dục
và định hướng đúng đắn hệ thống giá trị nghề nghiệp xã hội cho học sinh, sinh
viên góp phần cân đối cơ cấu lao động xã hội, tạo ti
ền đề và nâng cao hiệu quả
cho công tác hướng nghiệp
1.3. Nội dung nghiên cứu
1.3.1. Nghiên cứu lý luận, sưu tầm, tra cứu các tư liệu trong và ngoài nước
có liên quan như: giá trị, thang giá trị, giá trị nghề nghiệp, định hướng giá trị và
định hướng giá trị nghề nghiệp và các tài liệu và báo cáo của Sở GD&ĐT, Sở
Lao động Thương binh và xã hội.
1.3.2. Xây dựng (thiết kế, thử nghiệm) các mẫu phiếu khảo sát, điều tra
thực trạng giáo dục và định hướng giá tr
ị nghề nghiệp xã hội, cùng nguyên nhân
và các giải pháp. Các đối tượng được khảo sát được chọn mẫu gồm các học sinh
THPT, giáo viên THPT, sinh viên, phụ huynh học sinh.
1.3.3. Tìm hiểu thực tiễn giáo dục hướng nghiệp của nhà trường phổ thông
trung học và xã hội hiện nay, từ đó tìm các biện pháp bổ khuyết cần thiết.
1.3.4. Khái quát, tổng hợp các kết quả nghiên cứu (thực trạng nhà trường
và thực tiễn xã hộ
i), tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp và điều kiện nhằm
giáo dục và định hướng đúng đắn các giá trị nghề nghiệp truyền thống và hiện
đại trên cơ sở đề xuất định hướng giá trị nghề nghiệp đúng đắn cho học sinh,
sinh viên.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Khảo sát định hướng giá trị nghề nghiệp xã hội của học sinh, sinh viên,
giáo viên, phụ huynh…
Hoạt động và kết quả haọt động giáo dục và định hướng giá trị nghề
nghiệp xã hội của nhà trường và xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
* Cách tiếp cận vấn đề: Đề tài có 2 cách tiếp cận vấn đề đó là:
Tiếp cận khách quan và tiếp cận chủ quan.
Tiếp cận khách từ việc điều tra nghiên cứu xã hội học.
Tiếp cận chủ quan theo phương pháp luận tiếp cận hệ thống và tiếp cận
phức hợp. Thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài chủ yếu dùng các phương pháp
5
nghiên cứu cụ thể: phương pháp nghiên cứu mô tả kết hợp so sánh, phân tích,
tổng hợp và khái quát vấn đề.
* Nghiên cứu tiếp cận khách quan: Với 4 loại phiếu khảo sát, thiết kế
dành cho các đối tượng (khách thể nghiên cứu) được chọn mẫu khách quan:
Phiếu 01
: - Một số học sinh (nam, nữ) thuộc khối 11 và 12 của học
sinh THPT trên đại bàn thành phố (Theo giới thiệu của Sở GD&ĐT). Phiếu 02
–
Một số học sinh (nam, nữ), thuộc các khối lớp, ngành nghề tiêu biểu trong một
số trường ĐH, CĐ. Phiếu 03
– Các giáo viên thuộc các trường THPT (đã chọn
theo phiếu 01). Phiếu 04
– Các vị phụ huynh học sinh theo lớp học của các
trường THPT (đã chọn theo phiếu 01).
* Các nội dung khảo sát được hội tụ về những điểm sau: Phản ánh và
đánh giá thực trạng về nhận thức giá trị (trong đó có giá trị học tập), thang giá trị,
giá trị nghề nghiệp.vv…Những ảnh hưởng của chuyển đổi cơ chế thị trường và
hội nhập
đối với nhận thức, thái độ, ý thức cá nhân và kết quả định hướng giá trị
nghề nghiệp xã hội, kết quả chọn ngành học, nghề đào tạo của học sinh, sinh
viên cùng nguyên nhân và đề xuất phải pháp, điều kiện cho việc giáo dục và định
hướng đúng đắn hệ thống giá trị nghề nghiệp xã hội của nhà trường và xã hội
phù hợp với thế giới quan và nhân sinh quan khoa họ
c hiện nay.
1.6. Giới hạn phạm vi khảo sát
Đề tài giới hạn phạm vi khảo sát thực trạng trên địa bàn TP HCM là chính
với các đối tượng (khách thể nghiên cứu) là học sinh THPT (cuối cấp, giữa cấp)
và sinh viên. Các đối tượng khác như giáo viên, sinh viên, phụ huynh học sinh
chỉ dể tham khảo. Một số kinh nghiệm nước ngoài và ngoài thành phố Hồ Chí
Minh.
1.7. Giả thuyết khoa học
Trong hoàn cảnh thực tiễn hiện nay, hiện tượng “bao vây đại học”, gây áp
lực nặng nề vào đại học, hay “thiếu thợ, thừa thầy” phải chăng do việc giáo dục
và định hướng giá trị nghề nghiệp nhà trường và xã hội đã bỏ ngỏ hoặc chưa có
một chuẩn mực được định hướng đúng đắn?
1.8. Một số khái niện cơ
bản
Về giá trị, định hướng giá trị, định hướng giá trị nghề nghiệp xã hội.
Thời cổ đại, loài người đã đưa ra hệ thống giá trị chân, thiện, mỹ, cho đến
nay, đây vẫn là giá trị phổ quát khắp mọi nơi.
6
Một số nét nổi bật trong hệ thống định hướng giá trị của con người Việt
Nam thời xưa là: Coi trọng cộng đồng hơn cá nhân, coi trọng tình nghĩa hơn lý
lẽ, coi trọng giá trị tinh thần hơn vật chất, coi trọng việc học đạo lý hơn kỹ thuật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những giá trị đạo đức cách mạng để định hướng
giá tr
ị xã hội cho mọi người hiện nay.
Trung với nước, hiếu với dân
Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư
Nhân, nghĩa, chí, dũng, tín.
Ở Việt Nam trước những năm 80 (thế kỷ 20), có lúc chúng ta nhận thức
chưa đúng đắn, phiến diện hoặc sai lệch về con người như:
- Có xu hướng chính trị hoá, nhấn mạnh mặt giai cấp hơn mặt nhân bản,
nhân văn.
- Nhấn mạnh con người công dân, xem nh
ẹ cá nhân, con người gia đình.
- Nhấn mạnh con người lý tưởng xem nhẹ con người gia đình.
- Nhấn mạnh lý tưởng, xem nhẹ con người đời thường…
Do đó định hướng giá trị đúng đắn là một yêu cầu cấp thiết bởi vì trong
nhà trường của ta chưa có giáo dục về giá trị và định hướng giá trị, đặc biệt là
định hướng giá trị xã hội, nghề nghiệp. Trong giáo dục, một thời mọ
i người đổ
xô vào ngành Y khoa vì quan niệm “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ
qua sư phạm”…
Nhận thức giá trị nghề nghiệp xã hội sai lầm dẫn đến quan niệm: “Chuột
chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Trong khi đó trên thế giới thì ngành sư phạm
lại rất được coi trọng, không chỉ vì giá trị nghề nghiệp của ngành sư phạm là
ngành đào tạo “máy cái” mà còn thể hiện cụ thể b
ằng việc tuyển chọn khó khăn,
trả thù lao và học bổng lớn. Thời phong kiến, thầy giáo ở vị trí rất cao trong xã
hội “quân, sư, phụ”. Hiện nay, do nhận thức chưa đúng đắn và phiến diện, do tác
động của cơ chế thị trường xã hội, học sinh, sinh viên đổ xô vào đại học, vào
những ngành nghề có thể kiếm được nhiều tiền, mà không cần biết đến những
đi
ều kiện tâm sinh lý và kiến thức của mình có phù hợp với thuộc tính tâm lý và
yêu cầu của nghề nghiệp hay không? Hoặc xem nhẹ các trường đào tạo trung cấp
chuyên nghiệp, đào tạo nghề. Dẫn đến xã hội có “nhiều thầy hơn thợ”.
Ngày nay, một số nước trên thế giới đã đưa giáo dục giá trị vào nhà
trường trở thành môn “giá trị học”.
Do đó vấn đề tìm hiểu về giá trị ngh
ề nghiệp xã hội một cách đúng đắn là
một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.
1.8.1. Khái niệm giá trị:
7
Giá trị là một khái niệm lúc đầu được sử dụng trrên lĩnh vực kinh tế, Các
Mác đã nghiên cứu chủ nghĩa tư bản từ tế bào của nó là hàng hoá. Theo Mác,
hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là công
dụng của hàng hoá, là một phạm trù vĩnh viễn, xã hội nào cũng cần có dụng cụ;
giá trị của hàng hoá là lao động kết tinh trong hàng hoá. Do hàng hoá phải tiến
hành trao đổi, mua bán thì phải dự
a vào giá trị xã hội của hàng hoá nào được sản
xuất trong điều kiện bình thường với trình độ trung bình của xã hội.
Chỉ đến ba, bốn thập kỷ gần đây khái niệm giá trị mới được sử dụng rộng
rãi trong các ngành khoa học xã hội. Trong những thập kỷ qua vấn đề giá trị và
định hướng giá trị đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Vậy giá trị là gì?
Có nhiều quan
điểm, định hướng khác nhau về giá trị.
Giá trị là thuộc tính của các đối tượng, hiện tượng, hành động, tư tưởng,
trong đó ý nghĩa của chúng đối với xã hội nói chung hoặc đối với một nhóm
người nói riêng được thể hiện. Có giá trị thực và giá trị được thừa nhận. Giá trị
thực là ý nghĩa khách quan của một cái gì đó, còn giá trị thừa nhận là giá trị đã
được m
ột nhóm hoặc một cá nhân công nhận. Giá trị thừa nhận có thể trùng hợp
hoặc khác với giá trị.
Còn giáo sư G.VOXIPOP coi “giá trị là những hiện tượng của đời sống
xã hội được xét trên giác độ ý nghĩa mà xa hội nói chung, một giai cấp hay một
tập đoàn xã hội gắn cho nó…Nó là là những vật điều hoà hành vi, lợi ích và
quan hệ của cá nhân; là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cơ c
ấu
của tập đoàn xã hội, tạo ra ở cá nhân và tập đoàn xã hội đó những tố chất cho
một hành vi nhất định và những cơ sở để đánh giá hành vi đó”.
Nghiên cứu giá trị có liên quan trực tiếp đến chuẩn mực xã hội. Giá trị,
theo quan niệm của nhiều nhà khoa học là một phẩm chất cái đáng quý, cái có
ích, cái có tác dụng. Nó là cái mà người ta có thể định hướng vào nó, soi vào nó
mà điều chỉ
nh hành vi của mình (song không mang tính bắt buộc). Còn chuẩn
mực, ví dụ: chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực sư phạm lại là
cái mà ai đó vi phạm có thể sẽ bị trừng phạt. Giá trị và chuẩn mực đều là những
hiện tượng khách quan, phổ biến song không đồng nhất với nhau mà có ý nghĩa
bổ sung cho nhau. Bất kì một thiết chế xã hội nào cũng cần được tổ ch
ức trên cơ
sở của các giá trị và chuẩn mực nhất định. Nói một cách khác, các giá trị, chuẩn
mực là cơ sở cho sự tác động của các thiết chế xã hội cũng như những chức năng
xã hội mà thiết chế đó thực hiện.
Giá trị không phải là bất biến mà là một phạm trù lịch sử; nó được hình
thành và biến đổi cùng với những biến đổi của th
ực tiễn và sự nhận thức của con
người. Không thể nói đến sự tồn tại của xã hội mà lại không nói đến sự hiện diện
của các giá trị. Mỗi xã hội luôn bao hàm trong đó những giá trị vật chất và giá trị
tinh thần. Trong mỗi loại giá trị đó, được phân ra thành nhiều nhóm giá trị khác.
Ví dụ: trong loại giá trị tinh thần lại có các giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức, pháp
8
luật, chính trị xã hội, vv…Đồng thời cùng tồn tại với nó là các chuẩn mực tương
ứng.
Một tổ hợp các giá trị hay một hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật
tự nhất định được gọi là thang giá trị. Cũng như các giá trị và chuẩn mực xã hội.
TGT cũng được hình thành và biến đổi cùng với thực tiễn xã hội. TGT được một
ch
ủ thể xã hội (dân tộc, nhóm cộng đồng) tạo ra nhằm để hướng dẫn hoặc điều
chỉnh hành vi cũng như vận dụng làm công vụ để đánh giá hành vi của con
người được gọi là thước đo giá trị. Các giá trị lại được chia thành các giá trị
truyền thống và các giá trị hiện đại: Các giá trị chung như: hoà bình, dân chủ,
nhân đạo, nhân quyền, vv…và các giá trị riêng như học vấn sáng tạo, lễ
độ,
khiêm tốn, tự trọng, vv…giá trị còn được chia thành các giá trị cốt lõi, những giá
trị mang tính phổ quát cho toàn thế giới như: Chân, Thiện, Mỹ và những giá trị
kém phần khái quát hơn như những giá trị đặc trưng và chỉ có ý nghĩa điều chỉnh
trong một khu vực, một quốc gia, một cộng đồng xã hội nào đó. Mỗi giá trị trên,
khi hình thành trong mỗi cộng đồng xã hội nó lại biểu hiệ
n thành những sắc thái
đặc thù riêng, đồng thời nó cũng lại được biến đổi và được nhận thức không
hoàn toàn đồng nhất với nhau, trong giai đoạn lịch sử khác nhau.
Điều quan trọng là nghiên cứu và nhận thức các giá trị đã giúp chúng ta
có thể vận dụng được những gì vào việc cắt nghĩa và phân tích sự biến đổi về
mặt giá trị, thang giá trị, từ đó mà có những đề xuất, kiế
n nghị lên Đảng và nhà
nước, các đoàn thể xã hội cũng như các cơ quan chức năng, nhằm đưa ra một
định hướng đúng đắn nhất, phù hợp nhất về giá trị và thang giá trị ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
Người ta chia ra: giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị khoa học, giá trị
chính trị, giá trị pháp quyền, giá trị đạo đức, giá trị văn hoá, giá trị nghề nghi
ệp.
Theo từ điển tâm lý học (tiếng Nga 1990) (Nhà xuất bản sách chính trị Moscva,
tác giả Petropski và Inrosepski – trang 442):
“Giá trị là khái niệm được dùng trong triết học và xã hội học, để chỉ các
sự vật hiện tượng, các thuộc tính của chúng, cũng như tư tưởng trừu tượng,
trong đó có bao hàm lý tưởng xã hội và nhờ đó đóng vai trò chẩn mực cần
thiết”.
Có 3 dạng giá trị:
+ giá trị mang lý tưởng trừu tượ
ng xã hội do ý thức xã hội tạo ra. Có giá
trị chung của nhân loại, vĩnh cửu (như sự thật, chân lý, cái đẹp, sự công bằng…)
có giá trị mang tính chất lịch sử cụ thể như chế độ phụ quyền…
+ giá trị thể hiện dưới dạng khách quan hoá, tức là thể hiện trong các sản
phẩm văn hoá vật chất, tinh thần, hoặc sản phẩm của hành vi con người trong đó
bột lộ
các lý tưởng giá trị xã hội (giá trị đạo đức, thẩm mỹ, chính trị, pháp
luật,…).
9
+ giá trị xã hội được chuyển hoá, khúc xạ qua lăng kính của đời sống cá
nhân và tham gia vào cấu trúc tâm lý của cá nhân dưới dạng giá trị cá nhân – giá
trị cá nhân là một trong những nguồn gốc, động lực của họ. Mỗi cá nhân có một
hệ thống giá trị xắp xếp theo thứ bậc một cách đặc trưng. Hệ thống giá trị này là
mắt xích nối liền văn hoá tinh thần của xã hội và đời sống tinh th
ần của cá nhân,
nối liền thực tại xã hội và sự tồn tại của cá nhân.
Hệ thống giá trị của cá nhân được hình thành trong hoạt động có đối
tượng của cá nhân và chứa nội dung giá trị xã hội mà các giá trị này thể hiện
trong sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần. Giá trị cá nhân có đặc trưng là thể
hiện ý thức tự giác cao và được thể hiện dưới dạng định hướ
ng giá trị và định
hướng giá trị này là nhân tố quan trọng điều khiển quan hệ giữa người – người
và hành vi xã hội của cá nhân.
Theo J.H.F. Fichter, nhà xã hội học Mỹ “Tất cả những cái gì có lợi, đáng
ham chuộng hoặc đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội đều có một giá
trị” (J.H.F. Fichter – Xã Hội học 1973 – trang 173).
Theo “Value Education for the Philipins 1988”, Bản dịch “Một vật có giá
trị khi nó được thừa nhậ
n là có ích và cần có”. Không chỉ có hàng hoá vật chất
mà cả lý tưởng và những khái niệm đều có giá trị, như “sự thật”, “lương, thiện”
và “công lý”…
Xunimop trong tác phẩm “Giáo dục cộng sản” đã định nghĩa: “Giá trị là
tất cả những gì mà cá nhân và xã hội hoặc nhóm xã hội cho là cần thiết, cái có
khả năng đáp ứng nhu cầu, mục đích và lợi ích của mình”. Cơ sở khách quan để
xác đị
nh là nhu cầu và lợi ích con người. Con người tồn tại như một thực thể
sinh vật và xã hội nên cũng có những nhu cầu mang tính sinh vật và nhu cầu
mang tính xã hội – cho nên giá trị cũng có hai loại: Loại giá trị do nhu cầu sinh
vật quy định và loại giá trị do những nhu cầu xã hội quy định. Những giá trị xã
hội – trong nhóm giá trị xã hội có hai bộ phận: “Một bộ phận mang tính nhân
loại phổ biến và một bộ phậ
n mang tính giai cấp”.
Tóm lại:
- Bất cứ sự vật, vật chất hay tinh thần nào cũng có thể được xem là giá trị
miễn là các sự vật ấy được các thành viên xã hội thừa nhận, cấp cho nó một vị
trí quan trọng (hay rất quan trọng) trong đời sống của họ, nó có ý nghĩa và
người ta cần đến nó.
- Giá trị thực luôn mang tính khách quan, sự xuất hiện, tồn tại hay mất đ
i của
một giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý muốn của con người.
10
- Mỗi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, chúng có tính chất lựa
chọn, hay hướng dẫn và chúng bao gồm một số yếu tố tình cảm – các giá trị
được sử dụng như là những chuẩn của sự lựa chọn hành động.
1.8.2. Định hướng giá trị
Từ điển tâm lý - Sổ tay dành cho lãnh đạo, tựa đề: Con người - Sản xuất -
Quản lý – Nhà xuất bản Lenigrad 1982 – Tác giả Crulof, trang 134 “Định hướng
giá trị là hệ thống thái độ
của cá nhân đối với các chuẩn mực chính trị, xã hội và
đạo đức xã hội”.
Hệt thống định hướng giá trị là một trong những đặc điểm ổn định bền
vững nhất của cá nhân, thường quan hệ mật thiết với các chuẩn mực mà cá nhân
hướng vào trong cuộc sống của mình, với các lý tưởng mà con người theo đuổi.
Hệ thống giá trị có cấu trúc tầng bậ
c, đỉnh cao nhất là các giá trị rất gần
với động cơ, lý tưởng – trên thực tế người ta chia định hướng giá trị thành giá trị
mục đích và giá trị phương tiện.
Sổ tay tâm lý học – Ban Tâm lý xã hội biên soạn – 1990 tác giả Trần Hiệp
- Đỗ Long – trang 30, 31:
“- Cơ sở tư tưởng chính trị đạo đức, thẩm mỹ giúp chủ thể đánh giá thực
tại xung quanh và định hướng thực tại đó.
- Là phương pháp phân loại khách thể
của cá nhân theo giá trị của
chúng”.
“Trong cấu trúc của hoạt động con người, định hướng giá trị gắn liền với
đặc điểm nhận thức và ý chí của nhân cách. Hệ thống định hướng giá trị tạo
thành nội dung xu hướng của nhân cách và là cơ sở bên trong của các mối quan
hệ giữa các nhân và thực tại”.
Theo Xulinop: “Định hướng giá trị là những giá trị được nhào nặn trong
ý thứ
c con người trở thành những cấu thành tinh thần, định hướng cho con
người vào những loại hình hoạt động và những hành vi nhất định. Nếu giá trị
chịu ảnh hưởng quyết định của nhu cầu thì định hướng giá trị chịu ảnh hưởng
quyết định của lợi ích
”.
Tóm lại:
- Định hướng giá trị là hiện tượng tâm lý có nguồn gốc khách quan.
- Hình thành thông qua sự chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của chủ thể và thể
hiện trong mục đích, động cơ, lý tưởng, niềm tin, hứng thú,…của cá nhân.
- Định hướng giá trị có liên quan mật thiết với khía cạnh nhận thức, tình
cảm và ý chí cá nhân.
11
- Nội dung và xu hướng cơ bản của định hướng giá trị thể hiện trong tình
cảm, động cơ, suy nghĩ và hành vi con người, quy định phong cách tư duy và
phong cách sống, quy định cái đặc thù của nhân sinh quan và thế giới quan.
- Mỗi xã hội đều có hệ thống giá trị đặc trưng cho xã hội đó. Định hướng
giá trị của mỗi người và nhóm người có những nét riêng, đồng thời cũng chị
u
ảnh hưởng của hệ thống giá trị của xã hội đó.
- Định hướng giá trị không phải bất biến, nhất là các giá trị vật chất, nó thay
đổi theo môi trường thực tiễn.
Định hướng giá trị được hình thành có thể đúng hoặc sai lệch; do đó sự
phát triển các định hướng giá trị đúng đắn là dấu hiệu trưởng thành của nhân
cách và là nhiệm vụ hàng đầu của công tác giáo d
ục thanh thiếu niên.
1.8.3. Giá trị nghề nghiệp và định hướng giá trị nghề nghiệp xã hội
Giá trị nghề nghiệp là những giá trị dựa trên thực hành nghề nghiệp và
còn là giá trị do nghề nghiệp mang lại và đồng thời nghề nghiệp như một giá trị.
Giá trị nghề nghiệp, về nguyên tắc, là ở chỗ nghề nào mang lại lợi ích
nhiều nhất cho cộng đồng và xã hội,
đồng thời tạo nên thành đạt bản thân, nghề
nào có khả năng sáng tại và không chỉ làm ra của cải mà còn góp phần tạo dựng
và phát huy nhân cách cao nhất; nghề nào phù hợp với nhu cầu xã hội và khả
năng của gia đình, năng khiếu của bản thân.
Giá trị văn hoá xã hội hay giá trị sống là nền tảng của nhân cách, còn giá
trị nghề nghiệp là giá trị hành động, thực hành, giá trị là mũi nhọn, trực tiế
p. Cả
hai loại giá trị này gắn liền với giá trị lao động tạo ra giá trị kinh tế hay giá trị
văn hoá và cũng tạo thành giá trị nhân cách theo đúng nghĩa rộng, vì chính trong
khi hành nghề người ta không chỉ xác nhận trình độ nghề nghiệp mà qua đó thấy
tính cách của họ, dù mang tính gián tiếp…
Giá trị nghề nghiệp là giá trị tay nghề, trình độ tay nghề gồm cả tri thức,
thông hiểu, kinh nghiệm tay nghề, trách nhiệm trong lao động, hoạt
động và kỹ
năng nghề nghiệp. Giá trị nghề nghiệp làm nên chất lượng và số lượng sản phẩm,
làm nên giá trị hàng hoá. Nhưng đồng thời nó cũng làm nên giá trị thẩm mỹ, giá
trị đạo đức, giá trị xã hội nói chung.
12
Theo định nghĩa giá trị và định hướng giá trị kể trên có thể suy ra nội hàm
của định hướng giá trị nghề nghiệp xã hội.
Giá trị nghề nghiệp là các thuộc tính của nghề nghiệp trong đó ý nghĩa
của chúng đối với xã hội nói chung hoặc đối với một nhóm nói riêng được thể
hiện. Nghề gì có lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân và xã hội
đều “có m
ặt giá trị”. Nghề được xác nhận là có giá trị khi nó được thừa nhận là
có ích và cần cho cá nhân hoặc một nhóm.
Giá trị nghề nghiệp có hai bộ phận: Một loại mang tính chất nhân loại phổ
biến và một loại mang tính giai cấp.
Giá trị nghề nghiệp tồn tại trong mối liên hệ với nhu cầu của con người,
một nhóm người hay cộng đồng.
Mỗi giá trị nghề nghiệp đều ch
ứa đựng một yếu tố nhận thức, tình cảm.
Các giá trị nghề nghiệp được sử dụng như là tiêu chuẩn của sự lựa chọn khi hành
động.
Định hướng giá trị nghề nghiệp xã hội là hệ thống thái độ của xã hội đối
với các chuẩn mực nghề nghiệp định hướng cho con người.
Định hướng giá trị nghề nghiệp xã hội phụ thuộ
c vào nhiều yếu tố, trong
đó có một số yếu tố sau:
- Các yếu tố thuộc về tâm lý cá nhân và xã hội như: động cơ, lý tưởng, thái
độ, tình cảm đối với nghề. Ví dụ: chọn nghề có công việc mình yêu thích, nghề
có cơ hội tiếp xúc nhiều…
- Các yếu tố về giá trị nghề nghiệp xã hội như: Nghề phù hợp với sức khoẻ
và trình độ để ph
ục vụ cho đất nước và kiếm sống; nghề được xã hội kính trọng;
nghề có điều kiện phát huy năng lực cá nhân…
- Những giá trị nghề nghiệp xã hội đã được công bố gián tiếp thông qua tiền
lương hoặc thu nhập cá nhân hoặc của một nhóm người như: Nghề có thu nhập
cao, nghề đảm bảo an tâm suốt đời…
- Những tác động của dư lu
ận xã hội, gia đình, bạn bè, chương trình hướng
nghiệp của nhà trường như: nghề có thể giúp ích cho nhiều người, nghề theo
truyền thống gia đình, nghề dễ chuyển đổi sang nghề khác…
13
1.9. Vấn đề hướng nghiệp ở các nước.
Mỹ: Phòng tư vấn nghề đầu tiên trên thế giới do F.Parsons thành lập ở
Boston vào năm 1908. Tại Mỹ, các trường trung học đều có giáo viên hướng dẫn
chọn nghề.
Từ điển Bách khoa tư vấn nghề nghiệp với khoảng 20.000 nghề được giới
thiệu chi tiết về nội dung nghề, yêu cầu cụ thể của ngh
ề.
Hiện nay, thành phố Harrisbung thuộc tiểu bang Pennsylvania vừa quyết
định đưa vào chương trình giảng dạy nhiều môn học phục vụ việc định hướng
nghề nghiệp cho học sinh, bắt đầu từ lớp 3.
Nhật: Trước khi chọn nghề học sinh phải làm 12 bài test. Với các bài tét
này học sinh được đo lường khả năng ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, trí nhớ…Kết
quả của các bài test s
ẽ cho điểm số cụ thể và tương ứng với một số nghề nào đó.
Đức: Định hướng nghề cho học sinh được thực hiện ngay từ lớp 6, học
sinh sẽ được làm các bài Test cộng với kết quả học tập sẽ được xếp vào các
trường kỹ thuật hay phổ thông. Đặc biệt hệ thống các trường kỹ thuật phát triển
rất m
ạnh nên hầu hết các học sinh đều vào học tại các trường kỹ thuật.
Pháp: Công tác hướng nghiệp cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 10. Hiện nay
có 400 trung tâm thông tin và hướng nghiệp.
Singapore: Mọi người trước khi vào guồng máy kinh tế - xã hội đều phải
trải qua trắc nghiệm tư vấn nghề. Công tác tư vấn nghề nghiệp được thực hiện từ
cấp trung học đến cao đẳng, chươ
ng trình kỹ thuật tổng hợp được đưa vào trường
phổ thông để định hướng nghề cho cung cấp thông tin nghề nghiệp, xác định
năng lực học tập và phẩm chất cá nhân.
Chúng ta cần tham khảo các mô hình hướng nghiệp ở các nước trên để
đổi mới công tác hướng nghiệp ở nước ta.
14
Chương 2
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP XÃ HỘI
2.1. Kết quả khảo sát ý kiến học sinh tại một số trường THPT Tp. Hồ Chí
Minh – Mẫu phiếu M01.
2.1.1. Mô tả mẫu khảo sát.
2.1.1.1. Trường, lớp, học sinh.
Các trường khảo sát đại diện cho 3 vùng của Tp. Hồ Chí Minh đó là:
- THPT Trung Phú, huyện Củ Chi (ngoại thành).
- THPT Trần Hưng Đạo, quận Gò Vấp (vùng ven).
-
THPT Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh (nội thành).
Tổng số học sinh được khảo sát gồm 267 HS, thuộc 2 khối lớp 11 và 12.
Số học sinh được khảo sát tương ứng ở 3 trường trên là 88, 93, 95 học sinh.
Nhìn chung tần số xuất hiện và tỷ lệ phần trăm ở đây tương đối hợp lý.
2.1.1.2. Giới tính và độ tuổi.
- Về giới tính:
Số nam sinh tham gia điền phiếu ở cả 3 trường có 96 HS, chi
ếm tỷ lệ
35,6% và số nữ sinh có 174 HS chiếm tỷ lệ 64,4%.
- Về độ tuổi:
Ở 2 khối 11 và 12 HS có độ tuổi từ 16 đến 17 là đúng tuổi học.
2.1.1.3. Khen thưởng cao nhất.
- Đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường: có 77 em, tỷ lệ 28,51% (trong
đó trường THPT Trần Hưng Đạo chiếm 53 em).
- Đạt danh hiệu HS cấp quận, huyện có 25 em, tỷ lệ 9,25% Ở các nước
mức cao hơ
n là cấp thành phố có 10 em, tỷ lệ 3,7% và HS giỏi cấp quốc gia có 2
em, tỷ lệ 0,74%.
15
2.1.2. Kết quả khảo sát động cơ học tập của HS (trả lời câu hỏi 8)
Có 5 mức lựa chọn: Rất đồng ý (5), Đồng ý (4), Không có ý kiến (3),
Không đồng ý (2), Hoàn toàn đồng ý (1).
Bảng 1. Động cơ học tập của HS
Mức chọn (4 và 5) Mức chọn(1và 2)
Động cơ
Tần số
chọn
Số lượng Tỷ lệ % Số
lượng
Tỷ lệ
%
1.Sau này trở nên giàu có 274 210
76.7
6 2.2
2.Được mọi người kính trọng 271 212
78.2
10 3.7
3.Phục vụ cho đất nước 270 206 76.2 5 1.8
4
.Tự khẳng định để kiếm
sống
275 257
93.4
2 0.8
5.Làm vui lòng gia đình 275 194 70.6 18 6.5
6.Trở nên nổi tiếng 270 67 24.8 63 23.3
7.Theo ý thích của mình 270 191 71.0 19 7.1
8 Không thua kém bạn bè 274 174 63.5 21 7.7
9.Sau này có việc làm tốt 275 264
96.0
2 0.7
10.Có thể đi du học 274 146 53.3 24 8.7
11.Làm lãnh đạo 268 103 38.4 45 16.8
12.Hiểu biết trau dồi kiến
t
hức cho bản thân
271 244
90.0
5 1.8
13.Khác 8 - - - -
Chú thích: tần số chọn là tổng số người trả lời (phiếu điền hợp lệ)
Mức chọn (4 và 5): là kết quả gộp chung cho hai mức chọn Đồng ý và Rất
đồng ý
Mức chọn (1 và 2): là kết quả gộpơ chung của hai mức chọn Hoàn toàn
không đồng ý và Không đồng ý.
Theo kết quả trên thì những động cơ có mức lựa chọn (4 và 5) được sự
đồng tình cao và có giá trị lớn đó là nh
ững động cơ có số thứ tự là: 9, 4, 12, 2, 1,
3,…Cụ thể là:
Chỉ có 2,2% trả lời là không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý “sau này
trở nên giàu có”.
- Sau này có việc làm tốt (96,0%), (mức chọn 1+2 là 0,7%).
- Tự khẳng định để kiếm sống (93,4%), (mức chọn 1+2 là 0,8%).
- Hiểu biết để trau dồi kiến thức cho bản thân (90,0%), (mức chọn 1+2 là
1,8%).
- Được mọi người kính trọng (78,2%), (mức chọn 1+2 là 3,7%).
- Sau này trở
nên giàu có (76,7%), (mức chọn 1+2 là (2,2%).
- Phục vụ cho đất nước (76,2%), (mức chọn 1+2 là 3,7%).
16
Động cơ nhận được sự đồng tình cao nhất (Đồng ý và Rất đồng ý) là Sau
này có việc làm tốt (96,0%). Điều này thể hiện rằng đa phần học sinh đánh giá
cao mối quan hệ thống nhất giữa việc học tập ở nhà trường với việc làm sau này
ngoài xã hội, đó cũng chính là tinh thần nguyên lý giáo dục: “…nhà trường gắn
liền với xã hội”. Đứng thứ hai là động cơ
Tự khẳng định để kiếm sống cũng nhận
được sự đồng tình cao (93,4%), điều đó càng củng cố nhận thức của HS về giá trị
thực tiễn của nhận thức của học vấn. HS dường như coi học vấn là chìa khoá của
sự thành công trong xã hội ngày nay và một công cụ để vươn đến thành công
trong nghề nghiệp và khẳng định bản thân.
Động cơ
học tập để làm lãnh đạo (38,4%) để trở nên nổi tiếng (24,8%) ít
nhận được sự đồng tình nhất của HS. Có đây là những động cơ không có tính
phổ biến nên không nhận được nhiều sự đồng tình của HS. Điều này không có gì
bất thường, nó càng chứbng tỏ HS ngày nay có những động cơ hết sức thiết thực,
gần với khả năng của bản thân và giá trị th
ực tiễn hơn.
2.1.3. Kết quả khảo sát nguyện vọng của HS (trả lời câu 9)
Ở bảng 2 mẫu người được HS mong muốn nhiều nhất là nhà kinh doanh
(có 155 phiếu chọn, chiếm 58,1%). Tục ngữ Việt Nam có câu “phi thương bất
phú”, có lẽ vì nhà kinh doanh (hay thương nghiệp) thường đồng nghĩa với sự
giàu sang, phú quý, nên đông đảo HS chọn mẫu người này, kế đến là các mẫu
người được lựa ch
ọn lần lượt như: nhà ngoại giao (27,3%), người lãnh đạo
24,3%) và nhà khoa học (17,2%). Cuối cùng không kể mẫu người vận động viên
thì số HS mong muốn trở thành người lao động bình thường chiếm tỷ lệ ít nhất
(6,4%).
Bảng 2. Mẫu người HS mong muốn trở thành trong tương lai
Tần số chọn Tỷ lệ phần trăm
1. Người lãnh đạo 65
24,3
2. Nhà khoa học 46
17,2
3. Người nghệ sỹ 32 12,0
4. Vận động viên 8 3,0
5. Nhà kinh doanh 155
58,1
6. Nhà chính trị 21 7,9
7. Nhà ngoại giao 73
27,3
8. Giáo viên 35 13,1
9. Giảng viên đại học 19 7,1
10. Người lao động bình thường 17
6,4
11. Khác 68 25,5
17
Ở đây rõ ràng có một nghịch lý là khoảng cách giữa nguyện vọng và thực
tế là rất xa nhau. Sự lựa chọn mẫu người lao động bình thường, chỉ có 6,4%
trong khi người lao động bình thường là lực lượng lao động đông đảo nhất mà xã
hội cần.
Mặc dù mong muốn của HS và nhu cầu của thị trường lao động là một
klhác biệt song không thể ngan cản HS mơ ước và thực hiện ướ
c mơ của mình.
Chúng ta chỉ nên lưu ý các em rằng thực tế mơ ước trở thành người có vị trí cao
trong xã hội là một con đường dài, ngoài tố chất cong đòi hỏi nhiều cố gắng và
khổ luyện.
2.1.4. Kết quả khảo sát dự định sau khi học xong THPT (trả lời câu
hỏi 10)
Học xong THPT, hầu hết HS ở bảng 3 đều dự định thi vào đại học với 251
phiếu ch
ọn, chiếm (91,9%). Rất ít HS dự định thi vào trường dạy nghề ngắn hạn
(1,1%) và trung cấp chuyên nghiệp (0,7%). Đây là thực trạng khá phổ bíên tại
các vùng thành thị cũng như các thành phố lớn trong cả nước, trong đó có TP.
HCM Hàng năm, các trường đại học, cao đẳng chỉ thu hút được khoảng 25%
1
lượng HS tốt nghiệp THPT. Như vậy sẽ có khoảng 75% HS tốt nghiệp THPT
phải rẽ theo hướng học nghề hoặc đi làm. Do công tác hướng nghiệp cần kết hợp
giáo dục nhận thức và giáo dục nhận thức và định hướng giá trị nghề nghiệp xã
hội cho HS mới mong giảm bớt áp lực thi vào đại học.
Bảng 3. Dự định của HS sau khi học xong THPT
Dự định sau khi học xong T
ần số chọn Tỷ lệ phần trăm
Ra đi làm 7 2,6
Thi vào đại học 251 91,9
Thi vào trung cấp chuyên nghiệp 2 0,7
Thi vào cao đẳng 8 2,9
Vào trường dạy nghề ngắn hạn 3 1,1
Khác 2 0,7
…Mặt khác, nhà trường cũng cần giới thiệu cho HS các chương trình đào
tạo liên thông để HS thấy được những cơ hội học tập lên cao của mình nếu quyết
định công nhân kỹ thuật hay trung cấp chuyên nghiệp.
2.1.5. Kết quả khảo sát các yếu tố “giá trị” ảnh hưởng đến việc chọn
nghề của HS (trả lời câu 11)
1
Theo PGS. TS. Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Tp. HCM
18
Có 5 mức lựa chọn: Rất đồng ý (5); đồng ý (4), không có ý kiến (3),
không đồng ý (2), hoàn toàn không đồng ý (1).
Bảng 4 ởcác mức chọn cao nhất (4 và 5) cho thấy các yếu tố “giá trị” tác
động mạnh đến việc chọn nghề của đông đảo HS đó là các nguyên tố có giá trị
từ: 27, 9, 11, 13, 1, 12,…Cụ thể là:
- Phù hợp với năng khiếu bản thân (97,7%)
- Công việc mà mình yêu thích (96,5%)
- Nghề phù hợp với s
ức khỏe và trình độ (95%)
- Nghề có điều kiện phát triển năng lực cá nhân (94,9%)
- Nghề có thu nhập cao (94,5%)
- Nghề có điều kiện chăm lo cho gia đình (90,9%)…
Bảng 4. Các giá trị ảnh hưởng đến việc chọn nghề
Mức chọn (4
và 5)
Mức chọn
(1 và 2)
Các giá trị
Tần
số
chọn
SL % SL %
1. Có thu nhập cao. 270 255
94.5
2 0.7
2. Có cơ hội tiếp xúc nhiều. 229 196 85.6 5 2.2
3. Công việc nhẹ nhàng. 197 113 57.3 25 12.7
4. Nghề được mọi người tôn trọng. 215 177 82.4 7 3.3
5. Nghề được nhiều người yêu thích. 164 46 28.1 41 25.0
6. Được đi lại nhiều. 205 135 65.8 16 7.8
7. Luôn có người dìu dắt, giúp đỡ 152 24 15.8 76 50.0
8. Theo truyền thống gia đình 150 11 7.4 92 61.4
9. Công việc mà mình yêu thích. 263 254
96.5
3 1.2
10. Công việc nhàn hạ. 160 46 28.8 46 28.8
11. Nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ.
222 211
95.0
1 0.5
12. Nghề có điều kiện chăm lo cho gia đình.
229 208
90.9
3 1.3
13. Nghề có điều kiện phát triển năng lực cá
nhân.
236 224
94.9
1 0.4
14. Nghề đảm bảo an tâm suốt đời.
188 144 76.6 8 4.3
15. Nghề có thể giúp ích cho nhiều người.
207 175 84.5 3 1.5
19
16. Nghề được hành nghề tự do 150 49 32.7 32 21.3
17. Nghề nhiều cạnh tranh. 161 65 40.4 38 23.6
18. Nghề phiêu lưu mạo hiểm. 149 40 26.9 54 36.2
19. Nghề dễ kiếm việc làm. 176 106 60.3 24 13.7
20. Nghề dễ chuyển đổi sang nghề khác. 145 34 23.4 48 33.1
21. Nghề có điều kiện học lên. 198 176 88.9 5 2.5
22. Nghề nghiêng về lao động trí óc. 213 185 86.8 4 1.9
23. Nghề nghiêng về lao động chân tay. 138 13 9.4 78 56.5
24. Làm theo lời khuyên của cha, mẹ, bạn bè,
người thân.
157 46 29.3 36 22.9
25.Noi theo một số người mà mình hâm mộ 83 17 20.4 45 54.2
26. Chỉ muốn có một nghề ổn định cuộc
sống, dù đó là nghề gì.
149 34 22.8 68 45.6
27. Phù hợp với năng lực, năng khiếu bản
thân.
217 212
97.7
0 0
28. Khác. 2 2 0.7
Chú thích: Mức chọn (4 và 5) là kết quả gộp chung của mức chọn Đồng ý
và Rất đồng ý
Mức chọn (1 và 2) là kết quả gộp chung của mức chọn Hoàn toàn không
đồng ý và Không đồng ý.
Rõ ràng kết quả khảo sát này là hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết và
mô hình định hướng nghề nghiệp của công tác hướng nghiệp ở nhà trường phổ
thông…Theo mô hình công tác hướng nghiệp của Platunop (Nga) kết quả chọn
nghề hẹp phương pháp khoa học là
sự phù hợp tối ưu giữa đặc điểm nhân cách
cá nhân (gồm năng lực, hứng thú, tính cách, sức khỏe…) với các yêu cầu nghể
nghịêp và thị trường lao động.
Ở đây theo nhận thức của HS, nghề giá trị được chọn, trước tiên phải là
nghề phù hợp với năng lực, năng khiếu bản thân (97.7%), (mức chọn 1+2 là 0%).
Còn nghề có thu nhập cao chỉ đứng thứ 5 (94,5%), (m
ức chọn 1+2 là 0,7%)…và
đương nhiên nghề nghiêng về lao động trí óc (86,8%), (mức chọn 1+2 là 1,9%)
sẽ có giá trị hơn nghề nghiêng về lao động chân tay (9,4%), (mức chọn 1+2 là
56,5%).
2.1.6. Kết quả khảo sát các ngành nghề chọn học của HS theo định
hướng giá trị (trả lời câu 12)
Kết quả bảng 5 cho thấy vị trí các ngành nghề HS chọn theo học tổng hợp
cả 3 ưu tiên theo thứ tự từ cao đến thấp là
kinh tế (50,4%), ngân hàng (37%),
Y,dược (30,4%), bách khoa (24,6%), thương mại (23,9%), sư phạm (20,7)%.
Tuy nhiên ở mức độ ưu tiên 1 lại có chút đảo ngược giữa bách khoa và ngân
20
hàng, thứ tự là: kinh tế (18,1%), bách khoa (13,4%),Y, dược (12,3%), thương
mại (10,1%), ngân hàng (8,0%), sư phạm (6,5%)…
Bảng 5. Các nghề theo học
Ưu tiên 1 (%) Ưu
tiên
2
Ưu
tiên
3
Tổng hợp
(%)
1. Bách khoa 37
13.4%
13 18 68
24.6%
2. Y, dược 34
12.3%
36 14 84
30.4%
3. Kinh tế 50
18.1%
50 39 139
50.4%
4. Sư phạm 18
6.5%
17 22 57
20.7%
5.thương mại 28
10.1%
12 26 66
23.9%
6. Luật. 7 2.5% 8 10 25 9.1%
7. Xây dựng 3 1.1% 5 3 11 4.0%
8. Kiến trúc 14 5.1% 11 12 37 13.4%
9. Tài chính 3 1.1% 7 22 32 11.6%
10. Ngân hàng 22
8.0%
40 40 102
37.0%
11. Giao thông vận tải 1 0.4% 2 3 6 2.2%
12. Nông nghiệp 0.0% 3 1 4 1.4%
13. Lâm nghiệp 0.0% 2 1 3 1.1%
14. Thuỷ sản 0.0% 1 1 0.4%
15. Các ngành KH tự nhỉên 13 4.7% 13 11 37 13.4%
16. Các ngành KH xã hội 4 1.4% 3 7 14 5.1%
17. Dịch vụ 16 5.8% 20 18 54 19.6%
18. Mỹ thuật 7 2.5% 5 10 22 8.0%
19.khác 17 6.2% 4 4 25 9.1%
Ngành kinh tế luôn được HS chọn là ưu tiên hàng đầu trong tất cả các ưu
tiên có lẽ bởi vì kinh tế có rất nhiều chuyên ngành nên cơ hội thi đậu vào các
trường kinh tề và có được việc làm tốt thuộc lĩnh vực này rất cao. Hơn thế nữa,
giữa kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng là các ngành nghề rất gần gũi
nhau nên tốt nghiệp về kinh tế đều có thể làm việc ở những ngành nghề còn lại.
Những thập niên (60, 70) của thế lỷ 20, giá trị nghề nghiệp ở Việt Nam
được định hướng theo thứ tự “Nhất y nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư
phạm”. Thì nay (năm 2007), theo kết quả tổng kết ưu tiên 1 và cả 3 ưu tiên, sư
phạm đã được đứng hàng thứ 6 (20.7%).
21
2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn hướng học nghề của HS
(trả lời câu hỏi 13)
Số liệu trong bảng 6 cho thấy chính bản thân HS có vai trò quan trọng nhất
trong việc chọn nghề, với 87.7%. Điều này cho thấy HS đã nắm vững yêu cầu
của việc lựa chọn nghề nghiệp, phải chính các em, chứ không phải ai khác là
người quyết định hướ
ng tương lai nghề nghiệp của mình.
Những yếu tố khác cũng có ảnh hưởng lớn như gia đình (47.1%), tư vấn
của nhà trường 21.4% và thầy cô (12.3%) đồng thời ảnh hưởng của dư luận xã
hội và bạn bè cũng có nhưng không nhiều (10.9%; 8.0%).
Bảng 6. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề
Các yếu t
ố Tần số Tỷ lệ
1. Gia đình. 130 47.1
2. Thầy cô 34 12.3
3. Dư luận xã hội 30 10.9
4. Bạn bè. 22 8.0
5. Tư vấn của nhà trường 59 21.4
6. Chính bản thân 242 87.7
7. Khác 1 0.4
2.1.8. Tự đánh giá các mặt hoạt động của HS (trả lời câu hỏi 14)
Số liệu ở Bảng 7 cho thấy kết quả tự đánh giá về các mặt hoạt động của HS
là khá trung thực.
Các mặt hoạt động tích cực có điểm trung bình cao là Đạo đức (4,16), cư
sử với mọi người (3,92) và học tập đứng thứ ba (3,69).
Các mặt hoạt độ
ng khác còn thiếu năng động điểm số thấp nhất đó là sinh
hoạt đoàn, đội (3,01) và hoạt động văn nghệ (2,99).
Bảng 7. Tự đánh giá các mặt hoạt động của HS
Nội dung Tần số chọn Điểm trung bình
1. Học tập 276 3.69
2. Đạo đức 273
4.16
3. Văn nghệ 275 2.99
4. Ngoại ngữ 274 2.34
22
5. Tin học 275 3.13
6. Thể thao 275 3.16
7. Cư sử với mọi người 274
3.92
8. Sinh hoạt đoàn, hội 270 3.01
9. Năng khiếu thẩm mỹ 270 3.12
Chú thích: có 5 mức điểm đánh giá theo thang tuyến tính đó là:
- Rất tốt (5), Tốt (4), Trung bình (3), Yếu (2), Rất yếu (1)
- Điểm trung bình: là trung bình điểm đánh giá của mỗi HS đối với 1 nội
dung hoạt động.
2.1.9. Mức độ hài lòng của HS đối với việc học (trả lời câu 15)
Có 5 độ lựa chọn:
Rất hài lòng (5), Hài lòng (4), Bình thường (3), Không hài lòng (2) và Rất
không hài lòng (1)
Kết quả khảo sát ở
Bảng 8 cho thấy có khá nhiều HS chiếm (46,4%)
Không hài lòng và Rất không hài lòng với việc học tập hiện nay (mức 1 và 2);
trong khi chỉ có 14,5% hài lòng và rất hài lòng với việc học tập (mức 4 và 5).
Do vậy, nhà trường, gia đình và xã hội đều phải xem lại và nên hỏi tại sao như
vậy? Trong nhiều lý do, phải chăng lý do về nhận thức của HS về giá trị của việc
học còn chưa rõ ràng, thoả đáng? Điều
đó sẽ khó tạo tiền đề cho việc nhận thức
và định hướng giá trị nghề nghiệp xa hội của HS sau này.
Bảng 8. Mức độ hài lòng trong học tập
Mức (4 và5) Mức (1 và 2)
Tần số
chọn
Số lượng % Số lượng %
Học tập
275 40
14.5
128
46.4
Chú thích: - Mức (4 và 5) là gộp chung kết quả hai mức khảo sát Hài lòng và Rất
hài lòng.
- Mức (1 và 2) là gộp chung kết quả hai mức khảo sát Rất không hài
lòng và Không hài lòng.
2.1.10. Phản ánh tình hình học thêm bên ngoài (trả lời câu 16)
Tham khảo kết quả bảng 9a cho thấy khá nhiều HS tập trung học thêm bên
ngoài nhà trường về văn hoá (65,4%), kế đến là học ngoại ngữ, tin học (47,2%)
còn học các môn khác là không đáng kể. Phải chăng đó cũng là những cố
gắng
23
cần thiết của mỗi cá nhân chuẩn bị đáp ứng cho nền kinh tế thị trường và hội
nhập?
Bảng 9a. Tình hình học thêm
Có Không
Học thêm Tần số
chọn
Số lượng % Số lượng %
Về văn hoá 240 57 65.4 83 34.6
Về ngoại ngữ, tin học 199 94 47.2 105 52.8
Bảng 9a. Lý do học thêm
Yêu cầu
của
trường
Yêu cầu
của cha
mẹ
Sợ thầy
cô
Tự bản
thân
Theo bạn
bè
Không rõ
lý do
Tần
số
chọn
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
200 1 0.5 21 10.5 2 1.0 179 89.5 5 2.5 3 1.5
Lý học thêm ở bảng 9b cho thấy phần lớn các em trả lời là do tự bản thấn
thấy cần thiết (89.5%), rất ít các lý do khác như học thêm theo yêu cầu của cha
mẹ (10.5%) hay theo chân bạn bè, bạn bè đều đi học (2.5%)…
Học thêm có lẽ vừa là nhu cầu cừa là mục đích vươn tới của nhiều HS và
cha mẹ các em, song không nên lạm dụng tràn lan, vượt khỏi đối tượng cần đượ
c
học thêm như HS lớp chuyên, kèm phụ đạo HS yếu…Vì một cách khách quan,
đánh giá việc học sẽ không phản ánh được thực chất giá trị theo đúng nghĩa của
nó (học là phải tự giác, tích cực, bình đẳng,…).
2.1.11. Các yếu tố được cho là quan trọng đối với bạn bè xung quanh
(trả lời câu 17)
Qua Bảng 10, yếu tố HS xem là quan trọng và rất quan trọng hiểu theo
nghĩa giá trị đối với bạn bè xung quanh
đứng đầu là sự trung thực trong công
việc (có 253 ý kiến, tỷ lệ 93.0%). Các yếu tố khác cũng được HS nhìn nhận khá
cao đó là sự vui vẻ thoải mái (91.7%), sự tôn trọng của mọi người (91.0%), sự
tin tưởng của mọi người (90.5%)…Từ nhận định của HS về các yếu tố được xem
là quan trọng đối với bạn bè xung quanh cho thấy HS đánh giá cao những yếu tố
như trung th
ực, tôn trọng, tin tưởng và tín nhiệm.
24
Ngoài ra những yếu tố khác cũng có quan hệ tới bạn bè nhưng chỉ được
xem là thứ yếu như: có chức quyền và nổi tiếng (19.9% và 15.5%).
Bảng 10. Nhận định của HS về điều quan trọng đối với bạn bè
Tần
số
chọn
Mức chọn (4
và 5)
Mức chọn (1 và
2)
Điều quan trọng đối với bạn bè
SL % SL %
1. Kiến thức 273 223 81.7 14 5.1
2. Sự giàu có 274 98 35.8 97 35.4
3. Nổi tiếng 271 42 15.5 133 49.1
4. Sự tin tưởng của mọi người 275 249 90.5 7 2.5
5. Sự an toàn 266 67 25.2 90 33.9
6. Được yêu mến 268 197 73.5 24 9.0
7. Gia đình hạnh phúc 271 214 79.0 30 11.0
8. Sự hiểu biết 271 234 86.3 11 4.0
9. Sự vui vẻ, thoải mái 275 252 91.7 4 1.0
10. Cuộc sống sinh động. 273 204 74.7 8 2.9
11. Công việc thú vị 270 190 70.4 20 7.4
12. Sự tín nhiệm của mọi người 272 241 88.6 7 2.6
13. Sự tôn trọng của mọi người 276 243 91.0 6 2.2
14. Đạt được chuẩn mực cao trong
công việc
265 171 64.5 24325 9.4
15. Sự trung thực trong công việc 272 253 93.0 4 1.5
16. Có chức quyền 266 53 19.9 107 39.8
17. Khác 7 6 2.2 0 0
Chú thích: - Mức chọn (4 và 5) là gộp chung kết quả hai mức Quan trọng (4) và
Rất quan trọng (5).
- Mức chọn (1 và 2) là gộp chung kết quả hai mức Hoàn toàn không
quan trọng (1) và Không quan trọng (2)
2.1.12. Nhận thức giá trị nghề nghiệp qua công tác hướng nghiệp (trả lời câu
hỏi 18)
Kết quả thăm dò ở Bảng 11 cho thấy có gần phân nửa trong tổng số HS trả
lời là không biết về giá trị nghề nghiệp
qua công tác hướng nghiệp ở nhà trường
(48.5%). Điều đó thật dễ hiểu vì Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa đưa vào nội dung
chương trình hướng nghiệp các bài học về giáo dục giá trị và định hướng giá trị
nghề nghiệp cho HS trung học.
25
Bảng 11. Thăm dò nhận thức giá trị nghề nghiệp
Trả lời
Tần số
chọn
Có Không
Số lượng % Số lượng %
268
138 51.5 130
48.5
Do vậy đã đến lúc công tác hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông cần kết
hợp giáo dục và định hướng giá trị nghề nghiệp xã hội cho HS để các em có
thêm tiêu chí tham khảo khách quan việc quyết định lựa chọn các hướng học lên
hay đi đào tạo nghề sau khi rời ghế nhà trường.
2.1.13. Đề xuất các biện pháp định hướng giá trị nghề nghiệp cho HS
(trả lời các câu hỏi mở, câu 19).
* V
ề phía nhà trường
Đa phần HS đề nghị những biện pháp (hay hình thức cần có) đối với nhà
trường để góp phần định hướng giá trị nghề nghiệp xã hội cho HS (tại bảng 12a)
đó là: nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá, giao lưu, mời chuyên
gia, nghệ nhân nói chuyện có 112 ý kiến đề xuất, chiếm 57,4%).
Bảng 12a. Các biện pháp định hướng giá trị nghề nghiệp của nhà trườ
ng
Các biện pháp Tần số
chọn
Tỷ lệ
phần
trăm
1. Tổ chức hoạt động ngoại khoá, giao lưu, mời nói chuyện 112 57.4
2. Tổ chức các lớp dạy nghề 8 4.1
3. Tổ chức dạy học theo phân ban. 9 4.6
4. Hướng nghiệp cho HS phù hợp với sở thích và năng lực 91 46.7
5. Thầy cô nên làm gương tốt cho HS. 2 1.0
6. Cho HS thành lập “câu lạc bộ nghề nghiệp” 2 1.0
7. Hướng nghiệp ngay khi HS vào lớp 10 3 1.5
8. Khác 2 1.0
Nhà trường cần hướng nghiệp cho HS phù hợp với sở thích, năng lực, (có
46.7% ý kiến). Ngoài ra cũng có ý kiến đề xuất với nhà trường như: tổ chức dạy
học theo phân ban, tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn hoặc thành lập “câu lạc
bộ nghề nghiệp”, song những ý kiến đó không nhiều (số lượng ý kiến chiếm
khoảng từ 1,0-4,6%). Tuy vậ
y tất cả các giải pháp đề xuất trên đây của HS THPT