Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

ghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn cần giờ tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.67 MB, 153 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH







BÁO CÁO NGHIỆM THU



Đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ
THỰC VẬT TRONG PHÂN KHU BẢO VỆ
NGHIÊM NGẶT CỦA KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH”



















Thành phố Hồ Chí Minh
3/2008


2

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH











BÁO CÁO NGHIỆM THU




Đề tài: “Nghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật trong phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn
Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh”



Chủ nhiệm đề tài : TS. Viên Ngọc Nam
Cộng tác viên : Th.S Huỳnh Đức Hoàn
KS. Cao Huy Bình
KS. Phạm Văn Quy
KS. Bùi Nguyễn thế Kiệt
KS. Phan Văn Trung
KS. Nguyễn Thị Thu Hiền





Thành phố Hồ Chí Minh
3/2008


i


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐDSH Đa dạng sinh học
RNM Rừng ngập mặn

UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations
Environment Programme).
UNESCO Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hiệp
Quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization).
IUCN Tồ chức Bảo tồn thiên nhiên và Các nguồn tài nguyên thiên
nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of
Nature and Natural Resources).
WWF Quỹ hoang dã thế giới (World Wild Fund).
WCMC Trung tâm Giám sát bảo tồn thế giới (World Conservation
Monitoring Centre).
WRI Viện tài nguyên thế giớ (World Resource Institute).
TK Tiểu khu













ii


PHỤ LỤC


CÁC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu
Hình 4.2: Tỉ lệ % số ô điều tra trên các dạng lập địa
Hình 4.3: Đồ thị MDS các tiểu khu phân tích theo dạng lập địa
Hình 4.4: Độ thị số loài với số ô đo đếm
Hình 4.5: Đồ thị tương quan giữa số lượng loài và diện tích đo đếm
Hình 4.6: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng
Hình 4.7: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 1
Hình 4.8: Đồ thị PCA ở tiểu khu 1
Hình 4.9: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 1
Hình 4.10: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng
Hình 4.11: Sơ đồ MDS của các ô đo đếm ở tiểu khu 2b
Hình 4.12: Đồ thị PCA ở tiểu khu 2b
Hình 4.13: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 2b
Hình 4.14: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng
Hình 4.15: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 3
Hình 4.16: Đồ thị PCA ở tiểu khu 3
Hình 4.17: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 3
Hình 4.18: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng
Hình 4.19: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 4
Hình 4.20: Đồ thị PCA ở tiểu khu 4
Hình 4.21: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 4
Hình 4.22: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng
Hình 4.23: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 6
Hình 4.24: Đồ thị PCA ở tiểu khu 6
Hình 4.25: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 6

iii


Hình 4.26: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng
Hình 4.27: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 9
Hình 4.28: Đồ thị PCA ở tiểu khu 9
Hình 4.29: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 9
Hình 4.30: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng
Hình 4.31: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 11
Hình 4.32: Đồ thị PCA ở tiểu khu 11
Hình 4.33: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 11
Hình 4.34: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng
Hình 4.35: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 12
Hình 4.36: Đồ thị PCA ở tiểu khu 12
Hình 4.37: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 12
Hình 4.38: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng
Hình 4.39: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 13
Hình 4.40: Đồ thị PCA ở tiểu khu 13
Hình 4.41: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 13
Hình 4.42: Sơ đồ nhánh của các loài theo mức độ tương đồng
Hình 4.43: Đồ thị MDS các ô đo đếm ở tiểu khu 16
Hình 4.44: Đồ thị PCA ở tiểu khu 16
Hình 4.45: Đồ thị PCA của chỉ số đa dạng Shannon (H’) ở tiểu khu 16
Hình 4.46: Mức độ ưu thế loài của các tiểu khu
Hình 4.47: Đồ thị nhánh mối quan hệ giữa các tiểu khu
Hình 4.48: PCA của các 10 tiểu khu
Hình 4.49: Quan hệ giữa các chỉ số đa dạng sinh học H’, J; và D
Hình 4.50: Chỉ số đa dạng Shannon ở các tiểu khu
Hình 4.51: Đồ thị ANOVA chỉ số Shannon H’.
Hình 4.52: Đồ thị ANOVA của chỉ số Shannon H’ theo cấp lập địa.

Hình 4.53: Hệ thống truy cập cơ sở dữ liệu về đa dạng thực vật rừng ngập
mặn tại Cần Giờ.


iv

Hình 4.54: Phân bố Quao nước (1), Có đỏ (2), Đước sp (3) và Đước đôi (4) ở
các tiểu khu theo số lượng
CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích tự nhiên các tiểu khu nghiên cứu
Bảng 4.2: Dạng lập địa của các ô đo đếm theo tiểu khu
Bảng 4.3: Danh sách các loài cây rừng ngập mặn trong 10 tiểu khu
Bảng 4.4: Số loài cây rừng ngập mặn trong từng tiểu khu
Bảng 4.5: Các chỉ tiêu đo đếm của các tiểu khu
Bảng 4.6: Chỉ số Caswell ở các tiểu khu trong khu vực nghiên cứu
Bảng 4.7: Chỉ số đa dạng Shannon H’ theo LSD
Bảng 4.8: Chỉ số đa dạng Shannon H’ theo lập địa

























v

MỤC LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………… i
PHỤ LỤC……………………………………………………………………ii
CÁC HÌNH……………………………………………………………… ii
CÁC BẢNG……………………………………………………………… iv
Chương 1: MỞ ĐẦU…………………………………………………………1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………… 1
1.3. Phạm vi nghiên cứu:…………………………………………………… 2
Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………….……… 3
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước……………………………………… 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước……………………………………… 8
Chương 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….14
3.1. Nội dung ……………………………………………………………… 14
3.2. Phương pháp nghiên cứu….…………………………………………….14
3.3. Xử lý số liệu ………………………………………………………… 17
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………….… 19
4.1. Vị trí và dạng lập địa của các tiểu khu nghiên cứu …………….… 19
4.1.1. Vị trí các ô đo đếm………………………… ………………… 19

4.1.2. Dạng lập địa các ô đo đếm trong khu vực nghiên cứu ………… 20
4.2. Mối quan hệ giữa thành phần loài với diện tích điều tra ……………….23
4.3. Các chỉ tiêu đo đếm theo tiểu khu …………………………………… 24
4.3.1. Tiểu khu 1 24
4.3.2. Tiểu khu 2b 30
4.3.3. Tiểu khu 3 34
4.3.4. Tiểu khu 4 39
4.3.5. Tiểu khu 6 44
4.3.6. Tiểu khu 9 49
4.3.7. Tiểu khu 11 53

vi

4.3.8. Tiểu khu 12 57
4.3.9. Tiểu khu 13 62
4.3.10. Tiểu khu 16 66
4.4. Số loài trong khu vực nghiên cứu…………………………………… 70
4.5. Mối quan hệ giữa các tiểu khu trong khu vực nghiên cứu…………… 73
4.6. Các chỉ số đa dạng sinh học theo tiểu khu…………………………… 75
4.7. So sánh chỉ số đa dạng Shannon H’ trong các tiểu khu……………… 77
4.8. So sánh chỉ số đa dạng Shannon H’ ở các dạng lập địa……………… 79
4.9. Biện pháp bảo tồn………………………………………………………81
Chương 5: Kết luận và kiến nghị ……………………………………… 89
5.1. Kết luận…………………………………………………………….… 89
5.2. Kiến nghị…………………………………………………………….….91
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………92
TIẾNG VIỆT…………………………………………………………… ….92
TIẾNG NƯỚC NGOÀI ……………………………………………………93
INTERNET………………………………………………………………….95















1


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Thành phố Hồ Chí Minh có rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ. Rừng ngập
mặn này đã được UNESCO công nhận (năm 2000) là Khu Dự trữ sinh quyển
rừng ngập mặn của thế giới và là Khu Dự trữ sinh quyển đầu tiên của nước ta,
đồng thời Thành phố cũng phê duyệt dự án đầu tư Khu Bảo tồn thiên nhiên
rừng ngập mặn Cần Giờ. Như thế, hiện nay ở Cần Giờ có 2 loại vùng lõi đó là
vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển gồm tiểu khu 3, 4b, 6, 12, 13 và một phần
của tiểu khu 11 với diện tích 4.721 ha. Trong Dự án đầu tư Khu bảo tồn thiên
nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ thì phân khu bảo vệ nghiệm ngặt gồm tiểu khu 1,
2, 3, 4b, 6b, 9, 11, 12, 13 và 16 với diện tích 10.388 ha, như thế trên một khu
rừng đã có đến 2 khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi) có diện tích khác nhau. Để

xác định các vùng lõi từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu. Để
có cơ sở khoa học cho việc xác định thống nhất các vùng lõi ở Cần Giờ, đề tài
tiến hành nghiên cứu đa dạng thực vật trong các tiểu khu của vùng lõi để cung
cấp thông tin làm cơ sở cho việc chọn lựa vùng lõi thống nhất giữa Khu Dự trữ
sinh quyển và Khu Bảo tồn thiên nhiên, đồng thời cung cấp thông tin và tài liệu
ban đầu về đa dạng thực vật trong các tiểu khu nghiên cứu và làm cơ sở cho
việc nghiên cứu đa dạng thực vật rừng ngập mặn trong tương lai.
1. 2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng đa dạng thực vật bằng định lượng thông qua các chỉ
số đa dạng sinh học và từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn, đề xuất chọn lựa các

2

tiểu khu trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng
ngập mặn Cần Giờ.
- Điều tra, đánh giá đa dạng cây rừng ngập mặn ở các tiểu khu trong
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần
Giờ làm cơ sở cho việc theo dõi, bảo tồn đa dạng sinh học theo không gian và
thời gian, các tác động ảnh hưởng đến sự phân bố thành phần thực vật rừng
ngập mặn.
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý thực
vật rừng ngập mặn phục vụ du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học trong
tương lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực vật rừng ngập mặn trong các tiểu
khu trong vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển và một số tiểu khu trong Khu
Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ ở mức độ đa dạng loài và quần xã,
không nghiên cứu đa dạng gen.















3


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Theo định nghĩa của Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên – WWF thì “Đa
dạng sinh học (ĐDSH) là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, bao gồm
hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong
các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi
trường”.
Đa dạng sinh học (ĐDSH) chia thành 3 mức độ đó là đa dạng di truyền, đa
dạng loài và đa dạng hệ sinh thái (Hiệp ước Bảo tồn ĐDSH, 1992).
- Đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen gồm có đa dạng di truyền
các quần thể, cá thể, nhiễm sắc thể, genes và các nucleotít.
- Đa dạng loài là sự phong phú về số loài và trữ lượng các loài trong hệ
sinh thái, ĐDSH loài gồm có đa dạng về giới, lớp, họ, chi, loài, quần
thể, cá thể.

- Đa dạng hệ sinh thái trên trái đất gồm có đa dạng sinh học về sinh
quyển, vùng sinh học, sinh cảnh, các hệ sinh thái, nơi cư trú, ổ sinh thái
(niche) và các quần thể,
Ngoài ra còn có đa dạng văn hóa (Cultural diversity): Con người
thường tác động lên ở các mức độ (UNEP, 1995 được dẫn bởi Macintosh, D. J.
và Ashton, E. C., 2002).
Công ước ĐDSH có ba mục tiêu chính là bảo tồn đa dạng sinh học, sử
dụng bền vững ĐDSH và chia sẽ lợi nhuận môt cách công bằng và bình đẳng.
Theo các tài liệu trước đây thì có khoảng 1,4 triệu loài sinh vật đã được
mô tả (Parker, 1982; Arnett, 1988 dẫn bởi Richard B. Primack, 1999). Khoảng

4

750.000 loài là côn trùng, 41.000 loài là động vật có xương sống (Vertebrata)
và 250.000 loài thực vật (thực vật có mạch và rêu Bryophyta). Còn lại là vô số
các động vật không xương sống, nấm, tảo và vi sinh vật. Dựa vào số lượng các
loài đã có, hiện nay, tổng số loài hiện diện trên trái đất có khoảng từ 5 triệu đến
100 triệu loài. Trong đó, tổng số loài đã được xác định khoảng 1,7 triệu loài,
còn lại chủ yếu là côn trùng và vi sinh vật. Theo công tác bảo tồn thì số loài trên
trái đất có thể xác định được là 12,5 triệu loài. Như thế, còn rất nhiều loài chưa
được biết đến, nhiều môi trường sống chưa được nghiên cứu điều tra như vùng
biển sâu, vùng san hô, hải đảo
Ở mức độ toàn cầu có đã nhiều công trình nghiên cứu ĐDSH như trong
báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) phối hợp với tổ chức phát triển
Liên hiệp quốc (UNDP) và Ngân hàng thế giới (WB) năm 2005 đã đánh giá tình
hình các nguồn tài nguyên trên thế giới, trong đó có đề cập đến ĐDSH trong
việc quản lý các hệ sinh thái nhằm chiến đấu với khó nghèo (p-
wcmc.org).
Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Trung tâm Giám sát
nguồn tài nguyên thế giới (WCMC) (2004) đã thống kê những loài động vật,

thực vật và chim trên thế giới. Ngoài ra, Tổ chức IUCN (2006) cũng đã công bố
danh sách các loài có nguy cơ trên thế giới, trong đó có đế cập đến từng quốc
gia theo động vật, thực vật, chim, lưỡng cư, bò sát theo tiêu chuẩn phân cấp
đe doạ của IUCN (
Các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Đông Nam Á có thể
kể đến như: Chương trình “Bảo vệ đa dạng sinh học của rừng mưa nhiệt đới cuả
các nước thuộc lưu vực sông Amazôn”, “Chiến lược toàn cầu bảo tồn các loài
linh trưởng” của IUCN (1977), WWF, Birdlife. “Ngân hàng gen” để lưu trữ
nguồn gen trên thế giới. “Bảo tồn đất ngập nước của tổ chức Wetland Asia”;
Chương trình “Bảo tồn đa dạng sinh học” của WWF thực hiện ở các nước Đức,

5

Áo, Hà Lan từ những năm 1995 – 2000 v.v
Như vậy có thể nói ĐDSH là vấn đề mang tính toàn cầu, không còn là
việc làm của từng quốc gia mà cần có sự phối hợp của nhiều quốc gia, nhiều tổ
chức quốc tế và địa phương nhằm bảo vệ tài nguyên sinh vật trên hành tinh này
nhằm phục nhu cầu cho con người được bền vững
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Vấn đề đa dạng sinh học đã được nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới
quan tâm nghiên cứu. Viêc nghiên cứu này đa số theo phạm vi mức độ theo
vùng hay quốc gia, còn tầm toàn cầu thì có một số tổ chức quốc tế như United
Nations Environment Programme (UNDP), United Nations Educational,
Scientific and Cultural Organization (UNESCO), International Union for
Conservation of Nature and Natural Resources (IUCN), World Wild Fund
(WWF), Wetland, World Conservation Monitoring Centre (WCMC), World
Resource Institute (WRI)… Trong đó UNESCO đã thành lập được 531 Khu Dự
trữ sinh quyển ở trên 105 quốc gia (tính đến tháng 2/2008)
(www.unesco.org/mab/) để bảo tồn đa dạng sinh học trên hành tinh này.
Millennium Ecosystem Assessment, 2005 với chủ đề “Các hệ sinh thái và sự

thịnh vượng của nhân loại: Tổng quan về đa dạng sinh học đã nêu lên định
nghĩa, gía trị, lý do mất và khuynh hướng đưa đến mất mát DDSH, nêu lên
những phản ứng và hành động của con người để bảo tồn DDSH đến 2010 theo
nguyên tắc của Công ước DDSH.
World Bank, ISME, CenTER Aarhus (2004) đã đưa ra các nguyên tắc
cho việc hướng dẫn thực hiện việc quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái
rừng ngập mặn đã đề xuất việc quản lý đa dạng sinh học trong các khu rừng
ngập mặn, trong đó cũng đưa ra các thí dụ của các nước đã thực hiện công tác
bảo tồn đa dạng sinh hoạt trong thời gian qua và đưa ra 12 nguyên tắc cho việc
quản lý và sử dụng rừng ngập mặn trong tương lai.

6

Tổ chức Ramsar (2005) đã đưa ra hướng dẫn cho việc đánh giá nhanh đa
dạng sinh học ở đất liền , ven biển, và đất ướt. Các phương pháp đã đề cập đến
đa dạng sinh học cần có sự tham gia của cộng đồng của khu vực nghiên cứu.
(
Kitayama and Mueller - Dombois (1997) đã xây dựng phương pháp đánh
giá đa dạng sinh học ở các quần đảo thuộc các nước Đông Nam Á từ Melanesia,
Micronesia đến Polynesia và bao gồm các hải đảo ở phía Đông dọc theo các lục
địa của Mỹ để nghiên cứu chức năng của đa dạng sinh học trong một hệ sinh
thái, chương trình này có tên là PABITRA (Pacific-Asia Biodiversity Transect).
Macintosh và Ashton (2002) đã tổng quan về quản lý và bảo tồn DDSH
rừng ngập mặn, các tác giả đã nêu lên vai trò quan trọng của hệ sinh thái rừng
ngập mặn, chiến lược bảo tồn, khôi phục lại các nơi cư trú, các tổ chức có liên
quan, chủ sở hữu và các vấn đề quản lý rừng ngập mặn.
Theo Tomlinson (1986) thì trong rừng ngập mặn có 54 loài cây rừng
ngập mặn thực sự thuộc 20 Chi thuộc 16 họ, ngoài ra còn có 60 loài cây gia
nhập thuộc 46 chi. Theo Duke, N. C. (1993) thì có 62 loài cây rừng ngập mặn
thực sự thuộc 27 chi thêm 7 chi lai.

Rừng ngập mặn có đa dạng sinh học thấp so với những rạn San hô và các
khu rừng mưa nhiệt đới có ĐDSH cao, ngược lại có mức độ phân loại cao, như
nơi cư trú RNM tiến hoá ít nhất 16 lần trong 16 họ khác nhau. Đặc điểm chung
của RNM là tiến hoá hội tụ không theo sự truyền lại phổ thông. Hầu hết các họ
được đại diện bởi vài loài. Tuy nhiên, ngoài 34 loài đại diện thành phần 25 loài
chính thì thuộc 2 họ là Avicenniaceae và Rhizophoraceae, đây là 2 họ chiếm ưu
thế trong RNM trên thế giới (Macintosh và Ashton, 2002).
Mới đây UNEP (2006) trong báo cáo số 179 đề cập đến rừng ngập mặn
của các đảo Thái Bình Dương trong việc thay đổi khí hậu và nước biển dâng
cũng đề cập đến đa dạng sinh học của rừng ngập mặn và nhấn mạnh đến Hiệp

7

ước về Đa dạng sinh học trong đó đã đưa ra chương trình hoạt động các chỉ tiêu
phát triển bền vững đa dạng sinh học.
Macintosh. D. J và ctv (2002) đã nghiên cứu ĐDSH trong rừng ngập mặn
ở Ranong đã đề cập đến cấu trúc quần xã thực vật đã không có mối quan hệ với
các biến môi trường đã được đo. Tác giả đã sử dụng các chỉ số như: Độ phong
phú A (Abundance), độ giàu có loài S, chỉ số giàu có Margalef, chỉ số ĐDSH H
(Shannon diversity), chỉ số tương đồng Pielou J’ (Pielou evenness), chỉ số ưu
thế D (Simpson dominance) để so sánh giữa các quần xã. Thành phần loài cũng
phản ảnh trong các chỉ số đa dạng sinh học. Trong rừng thành thục hỗn giao có
chỉ số ĐDSH Shannon và chỉ số Margalef đều cao nhất, ngược lại trong rừng
trồng thuần loại thì các chỉ số này đều thấp.
Richard King và ctv (2006) đã nghiên cứu ĐDSH các quần xã rừng ngập
mặn ở Đảo Danjugan, Philippine, tác giả đã định lượng về mức độ phong phú
và phân bố từng loài cây rùng ngập mặn ở Danjugan, trên cơ sở đó so sánh các
quần xã RNM ở các nơi khác nhau. Nghiên cứu đã định lượng bằng cách tính số
lượng loài (S), tổng số cá thể, chỉ số Shannon và chỉ số tương đồng Pielou để so
sánh. Các kiểu trong thành phần của quần xã. Đã sử dụng phần mềm PRIMER

(Plymouth Routines in Multivariate Ecological Research) của Clarke và
Warwick (1994a) để phân tích thành phần loài bằng cách chuyển đổi 2 lần căn
bậc hai của số liệu để giảm bớt ảnh hưởng của các loài ưu thế và hiếm. Dùng
tương đồng Bray – Curtis để tính toán trật tự của các cặp. Mối quan hệ giữa các
mẫu (ô đo đếm) qua thứ bậc bằng đồ thị nhánh (Cluster).
Khu vực sông Mekong đang thực hiện chương trình bảo tồn đa dạng sinh
học của vùng sông Mekong trong giai đoạn 2005 – 2008, mục tiêu của dự án
này là cải thiện việc quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo
tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam và vùng sông Mekong rộng lớn. Phát triển
một hành lang đa dạng sinh học bền vững và chắc chắn để từ đó cung cấp

8

những bài học kinh nghiệm thích hợp cho chương trình hành động hành lang đa
dạng sinh học cho tiểu vùng sông Mekong do Ngân hàng Châu Á thực hiện
(ADB). Chương trình này đang được tổ chức Winrock International thực hiện
cùng với tổ chức IUCN, Hiệp hội FFF và Winrock International India.
Nhìn chung các công trình nghiên đa dạng sinh học trên thế giới rất đa
dạng, các nước phát triển có nhiều công trình nghiên cứu hơn các nước đang
phát triển.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo các chuyên gia của Bird Life Quốc tế ở Việt Nam, dân số ở khu vực
không ngừng tăng, tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, tài nguyên thiên nhiên tại
đây bị khai thác quá mức, v.v…, là các nguyên nhân khiến đa dạng sinh học ở
đây không còn bền vững. “Giải quyết các vấn đề mất sinh cảnh liên tục và nạn
săn bắn là những ưu tiên trước mắt nếu chúng ta muốn bảo tồn các giá trị đa
dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu ở khu vực đồng bằng Bắc bộ cho các
thế hệ mai sau”
Nhận thức được tầm quan trọng về văn hoá và kinh tế của tính đa dạng
sinh học, Việt Nam đã trải qua thập kỷ tiến hành những bước để bảo quản tài

nguyên của mình. Một số tài liệu quy hoạch chiến lược cho công tác bảo tồn đã
được xây dựng, đó là Chiến lược Bảo tồn Quốc gia (1985), Kế hoạch quốc gia
về môi trường và phát triển bền vững (1991) và Kế hoạch hành động Lâm
nghiệp nhiệt đới (1991). Việt Nam đã ký Công ước về tính đa dạng sinh học
năm 1993 và phê chuẩn một năm sau. Kế hoạch hành động Đa dạng Sinh học
(BAP) của Việt Nam đã đề xuất những khu vực bảo tồn như biển và các vấn đề
ven biển, đất ướt và nông nghiệp; những hệ sinh thái quan trọng chưa được nêu
vào những tài liệu quy hoạch bảo tồn trước đây. Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ số 845/TTg ngày 22 tháng 12 năm 1995 về việc phê duyệt "Kế
hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam". Hiện nay ở Việt Nam

9

có 30 vườn quốc gia và 60 khu bảo tồn thiên nhiên (2006). Một số tỉnh như Tây
Ninh, Bình Dương, Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Tràm Chim, Xẻo Quýt,
Láng Sen, một số sân chim ở đồng bằng sông Cửu Long đã bước đầu điều tra sơ
bộ về đa dạng sinh học.
Theo Kế hoạch hành động Quốc gia về Đa dạng sinh học năm 1995, Việt
Nam là nơi sinh sống của 275 loài động vật có vú, 800 loài chim, 180 loài bò
sát, 80 loài động vật lưỡng cư, 2.470 loài cá, 7.500 loài côn trùng và các động
vật xương sống khác, 12.000 loài cây (trong đó mới chỉ nhận diện được 7.000
loài) khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm. Việt Nam có tới 10%
các loài động vật có vú, chim và cá trên thế giới và người ta cho rằng hơn 40%
các loài thực vật ở Việt Nam không tồn tại ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Nhiều chương trình đã được tiến hành với sự trợ giúp của các tổ chức
trong nước và quốc tế như: Chương trình cứu hộ rùa biển (WWF thực hiện),
Chương trình điều tra, khảo sát cỏ biển và Du gông, Chương trình phát triển du
lịch sinh thái. Dự án trình diễn quản lý môi trường biển và ven biển do Ngân
hàng Châu Á ADB tài trợ. Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học biển do
WWF - Đông dương, Viện Hải dương học Nha Trang, Đại học Kinh tế kỹ thuật

Hông Kông thực hiện năm 1998 - 2000 (DANIDA tài trợ).
Trong các thập kỷ qua, các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học của Việt
Nam đã tăng lên đáng kể. Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN năm 2000
đã liệt kê 245 loài động vật và thực vật bị đe dọa toàn cầu có ở Việt Nam, trong
khi đó trong Sách đỏ Việt Nam đã liệt kê 713 động vật và thực vật bị đe dọa ở
mức quốc gia. Nguyên nhân chủ yếu gây ra mất đa dạng sinh học là khai thác
quá mức và mất sinh cảnh.
- Báo cáo mới nhất của Bird Life Quốc tế tại Việt Nam nhận định đa
dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được cải thiện. Việt Nam là một
trong những quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao trên thế giới, vì

10

vậy cần phải có những cách tiếp cận và đầu tư sáng tạo để bảo vệ và sử dụng
một cách bền vững những tài sản tự nhiên quý giá, đó là kết luận của Báo cáo
Diễn biến Môi trường Việt Nam 2005 về đa dạng sinh học do UNDP và SIDA
công bố tại Hà Nội.
- Primack (1999) (Võ Quý và ctv biên dịch) trong cuốn “Cơ sở sinh học
bảo tồn” đã nêu chi tiết về khái niệm và công tác về sinh học bảo tồn và đa dạng
sinh học, những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và đề ra chiến lược bảo
tồn quần thể, loài, quần xã. Cuốn sách trang bị những lý thuyết cơ sở về sinh
học bảo tồn – là căn cứ áp dụng để đề ra chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học
phù hợp với từng khu vực nghiên cứu.
- Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004) đã thực hiện công
trình nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Pù Mát. Các tác giả đã
áp dụng phương pháp điều tra theo tuyến và lập ô tiêu chuẩn điển hình có kích
thước 2.000 m
2
để thu thập số liệu. Đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật của
khu vực thông qua đánh giá thành phần loài, quần xã thực vật, giá trị tài nguyên

và mức độ bị đe dọa, dạng sống, yếu tố địa lý thực vật. Kết quả nghiên cứu bao
gồm: Xây dựng được bảng danh lục thực vật; đánh giá đa dạng thảm thực vật
thể hiện ở việc ghi nhận số lượng họ, chi, loài và số cá thể trong mỗi ô, tính chỉ
số diện tích tán, độ tàn che chung cho toàn bộ ô tiêu chuẩn, mật độ cây từ đó
xác định những loài ưu thế trong cấu trúc phân tầng của thảm thực vật. Đánh
giá đa dạng loài của các chi (xác định chi nhiều loài, xác định tỷ lệ% số loài các
chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật); đánh giá đa dạng về các yếu tố
địa lý thực vật bằng cách xây dựng phổ yếu tố địa lý thực vật; đánh giá đa dạng
về dạng sống bằng cách xây dựng phổ dạng sống. Ngoài ra còn đánh giá về giá
trị tài nguyên và mức độ bị đe dọa, đánh giá mức độ gần gũi giữa các hệ thực
vật. Đây là công trình nghiên cứu lớn, tốn nhiều thời gian và kinh phí. Nghiên
cứu đã điều tra, phân loại loài, chi, họ, ngành của hệ thực vật Vườn Quốc gia Pù

11

Mát. Tuy vậy, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ điều tra, định danh, thống
kê, mô tả mà không đi vào định lượng tính toán các chỉ số đa dạng sinh học.
Nghiên cứu chỉ dùng công thức của Sorenson để đánh giá mức độ quan hệ của
khu vực với các hệ thực vật lân cận.
- Lê Quốc Huy (2005) đã giới thiệu “Phương pháp nghiên cứu phân tích
định lượng các chỉ số đa dạng sinh học thực vật” đã trình bày các chỉ số đa dạng
sinh học thực vật như chỉ số giá trị quan trọng (IVI), chỉ số đa dạng sinh học
loài H’ (Shannon và Weiner’s Index), chỉ số ưu thế Simpson, chỉ số tương đồng
Pielou, đường cong đa dạng ưu thế (D - D curve). Những chỉ số này đã được sử
dụng trong nhiều dự án ở các nướng như Thái Lan, Mỹ, Nhật, Ấn Độ … nhưng
còn hạn chế ở Việt Nam. Đây là tài liệu giới thiệu nghiên cứu ĐDSH theo
hướng định lượng.
- Công trình nghiên cứu có hệ thống về RNM đầu tiên ở Việt Nam là luận
án tiến sĩ của Vũ Văn Cương (1964) về các quần xã thực vật ở Rừng Sác thuộc
vùng 2 Sài Gòn - Vũng Tàu. Tác giả đã chia thực vật ở đây thành 2 nhóm:

nhóm thực vật nước mặn và nhóm thực vật nước lợ và ghi nhận có 25 loài cây
ngập mặn chính thức.
- Viên Ngọc Nam và cộng sự (1993) đã công bố Thảm thực vật và tài
nguyên rừng huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Các tác giả đã ghi nhận ở Cần Giờ có
105 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 29 loài cây ngập mặn chính
thức.
- Nguyễn Bội Quỳnh (1997) đã xác định ở Cần Giờ có 188 loài thực vật
được chia thành 3 nhóm: nhóm loài cây ngập mặn chủ yếu có 31 loài, nhóm loài
tham gia rừng ngập mặn có 36 loài và nhóm loài nhập cư có 121 loài gặp ở nơi
đất cao, ven đường, trồng ở các nhà dân.
- Theo Trần Hợp (2001) Cần Giờ có 15 quần xã như sau: Quần xã Mấm
trắng – Bần trắng; Quần xã Mấm trắng – Mấm đen; Quần xã Mấm đen – Đước;

12

Quần xã Đước – Mấm đen; Quần xã Đước – cây bụi; Quần xã Dà – Cóc – Giá;
Quần xã Bần chua – Mấm trắng – Mái dầm; Quần xã Dừa nước – Cóc kèn – Ô
rô; Quần thể Mấm trắng; Quần thể Đước; Quần thể Đưng; Quần thể Mấm biển;
Quần thể Cóc trắng; Quần thể Chà là; Quần thể Ráng. Nếu chi tiết hơn, có thể
kể đến các quần thể đang được gây trồng với diện tích nhỏ thành các thể khảm
thuần loại như quần thể trang, quần thể Dà vôi, quần thể Dà quánh, quần thể
Vẹt đen, quần thể Xu …
- Phạm Văn Ngọt, Viên Ngọc Nam, Phan Nguyên Hồng (2006) đã ghi
nhận được 220 loài thực vật bậc cao có mạch ở RNM Cần Giờ với 155 chi,
thuộc 60 họ, được xếp vào 2 ngành:
+ Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 6 loài
+ Ngành Mộc lan (Magnoliophyta): 214 loài
Trong số 60 họ thực vật của RNM Cần Giờ, các họ nhiều loài là:
- Họ Cúc (Asteraceae) có 8 loài.
- Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 9 loài

- Họ Đước (Rhizophoraceae) có 13 loài
- Họ Cói (Cyperaceae) có 20 loài
- Họ Hoà thảo (Poaceae) có 20 loài
- Họ Đậu (Fabaceae) có 29 loài
Những họ thực vật quan trọng tạo thành các quần xã RNM, có giá trị về môi
trường, giá trị kinh tế, giá trị cảnh quan thuộc:
- Họ Đước (Rhizophoraceae)
- Họ Mấm (Avicenniaceae)
- Họ Bần (Sonneratiaceae)
- Họ Bàng (Combretaceae)
- Họ Cau (Arecaceae)
Trong thành phần loài thực vật có:

13

- 36 loài cây ngập mặn chủ yếu
- 46 loài cây tham gia rừng ngập mặn
- 138 loài nhập cư, sống trên đất cao
- Lê Văn Khôi, Viên Ngọc Nam và Lê Đức Tuấn (2006) với công trình
về khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, thành
phố Hồ Chí Minh 1978 – 2000 đã trình bày quá trình khôi phục và phát triển hệ
sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ từ 1978 – 2000. Công trình đã được giải
thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 2005. Công trình đã phục hồi
các quần xã động, thực vật, các loài vi sinh vật, tảo, bảo vệ nguồn gen quý
hiếm, góp phần phục hồi tính đa dạng sinh học của rừng ngập mặn Cần Giờ.
Tóm lại
Qua phần tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho
thấy nghiên cứu ĐDSH rất phong phú và đa dạng. Việc nghiên cứu đa dạng
sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ gói gọn trong phạm vi địa
phương hay quốc gia mà còn mang tầm của khu vực và toàn cầu. Ở nước ngoài,

nhiều công trình nghiên cứu ĐDSH đã theo hướng nghiên cứu định lượng, cùng
với sự hỗ trợ của các phần mềm và công cụ tin học đã giúp giải quyết và xử lý
số liệu nhanh chóng và chính xác. Ở Việt Nam công tác nghiên cứu ĐDSH mới
phát triển trong những thập niên vừa qua, đa số các công trình nghiên cứu còn
mang tính mô tả, phương pháp điều tra còn cổ điển, đơn giản, việc sử dụng và
tiếp cận với công nghệ thông tin và GIS còn hạn chế. Việc nghiên cứu ĐDSH ở
Việt Nam trên các vùng đất liền có nhiều công trình nhưng ở rừng ngập mặn thì
lại ít hơn. Để hạn chế những tồn tại trên, đề tài đã đi theo hướng nghiên cứu
định lượng kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý số liệu cũng như làm
cơ sở dữ liệu ban đầu với các phần mềm chuyên dụng và GIS để theo dõi, lưu
trữ, cập nhật và bảo tồn ĐDSH trong tương lai.


14

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng và phân bố cây rừng ngập
mặn trong khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá giá trị đa dạng sinh học của cây rừng ngập mặn trong từng tiểu khu.
So sánh đa dạng sinh học để đề xuất những tiểu khu có đa dạng sinh học cao
cho phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thống nhất và đề xuất biện pháp bảo tồn đa
dạng sinh học cho cây rừng ngập mặn.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về thực vật và đa dạng sinh học cây rừng ngập mặn
cho các tiểu khu thuộc vùng lõi, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu trong tương
lai cũng như tài liệu tham khảo cho các học sinh, sinh viên cũng như các nhà
khoa học trong và ngoài nước.
3.2. Phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận trong nghiên cứu này là:
1. Tiếp cận hệ thống: Xem xét hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ là một
hệ thống từ đó có cái nhìn tổng quát và toàn diện. Cách tiếp cận này sẽ
cho phép đánh giá hiện trạng, diễn biến đa dạng sinh học và có biện pháp
bảo tồn thích hợp.
2. Tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia: Việc nghiên cứu khoa học không chỉ
có nhà khoa học mà còn có sự tham gia của các bên liên quan, nhằm góp
phần đánh giá đúng thực chất của vấn đề đa dạng sinh học của địa
phương. Cần kết hợp cách tiếp cận truyền thống và sự tham gia của người
dân trong việc đánh giá đa dạng sinh học của rừng ngập mặn.

15

+ Phương pháp nghiên cứu chủ yếu khảo sát thực địa để thu thập số liệu kết
hợp với việc phân tích xử lý số liệu trong phòng.
- Điều tra thực địa: Điều theo theo tuyến, kết hợp với việc lập ô đo đếm
điển hình. Lập ô đo đếm có kích thước 10 x 10 m (100 m
2
). Số lượng ô
đo đếm ở mỗi tiểu khu là 30 ô, dùng đồ thị số lượng loài và ô đo đếm
nhằm kiểm tra số lượng ô đo đếm cần thiết để đảm bảo về mặt thống kê.
Trong ô tiêu chuẩn thống kê số cây của từng loài. Vùng lõi theo Khu Bảo
tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ là 10 tiểu khu là: Tiểu khu 1, 2b,
3, 4b, 6b, 9, 11, 12, 13 và 16. Số lượng ô điều tra đo đếm là 10 tiểu khu x
30 ô/tiểu khu = 300 ô điều tra.
- Dùng máy định vị toàn cầu (GPS) để xác định vị trí các ô điều tra, các
quần xã đặc biệt có chỉ số đa dạng sinh học cao, cây có nguy cơ tuyệt
chủng, cây trong sách đỏ
- Xác định tên thực vật rừng ngập mặn ngoài hiện trường qua sách “Nhận
biết cây rừng ngập mặn qua hình ảnh” của Viên Ngọc Nam và Nguyễn

Sơn Thụy (1999) và kiểm tra tên loài dựa theo bộ sách Cây cỏ Việt Nam
của Phạm Hoàng Hộ (1993).
+ Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám và thông tin địa lý (GIS) để lưu trữ
vị trí, số liệu cũng như cơ sở dữ liệu, làm cơ sở cho việc đánh giá và theo dõi đa
dạng sinh học cây rừng ngập mặn theo không gian và thời gian.











16

PHIẾU ĐO ĐẾM NGOÀI THỰC ĐỊA

- Khu vực: ………………………… - Dạng lập địa:

- Ô tiêu chuẩn số: - Người điều tra:
- Toạ độ: - Ngày điều tra:
- Vị trí: - Thổ nhưỡng: ………………………….
- Chế độ ngập triều…………………

STT

Tên

VN
Tên
khoa
học
Toạ
độ
Dạng
sống
Ngập
triều,
đất
Công dụng
Ghi
chú



Đánh giá dạng lập địa, thổ nhưỡng theo Quy phạm kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng
và bảo vệ rừng Đước (Rhizophora apiculata BL.) năm 1984 của Bộ Lâm
Nghiệp.

Tiêu chuẩn đơn giản để xác định thổ nhưỡng ở ngoài hiện trường

1. Bùn lỏng: Khi bước chân xuống bùn lỏng, bị lún quá đầu gối và khi cử
động lại lún sâu hơn 30 cm.
2. Bùn chặt: Khi bước chân xuống bùn chặt, bị lún khoảng 20-30 cm, khó
lấy chân lên
3. Sét mềm: Khi bước chân xuống sét mềm, bị lún khoảng 10 - 20 cm
4. Sét cứng: Bước đi trên sét cứng, chân bị lún khoảng 5 cm.
5. Đất rắn chắc: Đi trên đất rắn chắc, ẩm ướt, chỉ in dấu chân không lún.





17

Dạng lập địa

Ký hiệu 1a 1b 1c 1d 1e 1g
Độ cao
ngập
triều (m)
0 m 1 m 1,5 m 2 m 3 m 3,5 m
Chế độ
ngập
Ngập
thường
xuyên
Ngập bởi
thủy triều
thấp
Ngập bởi thủy triều
trung bình
Ngập bởi
th
ủy triều
cao
Ngập bởi
thủy triều
cao bất

thường
Số lần
ngập/
tháng
56 - 62 45 - 59 20 – 45 3 - 20 2
Số ngày
ngập/
tháng
> 20
ngày
10 – 19 4 – 9 ngày 3 - 4 2 ngày
Thổ
nhưỡng
Bùn lỏng

Bùn chặt Sét mềm Sét cứng
Đất rắn
chắc


Phân loại đơn giản các dạng đất ở rừng ngập mặn

Bùn Sét Đất rắn chắc
- Màu xanh đen - Màu xanh - Màu xanh nhạt
- Rời rạc, dính kết kém - Dẻo, có dính kết - Không dẻo, cứng, dính
kết ít

3.3. Xử lý số liệu
Các số liệu đo đếm về đa dạng được định lượng để làm cơ sở cho việc so
sánh hiện tại và theo dõi, so sánh trong tương lai. Trên cơ sở các số liệu và tài

liệu thu thập được ở thực địa, sử dụng phần mềm chuyên dụng PRIMER V
(Clarke and Warwick, 1994), EXCEL 7.0, Stagraphic PLUS 3.0 để xử lý và
phân tích. Một số chỉ số đa dạng sinh học là:

×