Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

đánh giá việc chấp hành luật bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông sài gòn đềxuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.45 KB, 52 trang )

TỔNG CỤC CẢNH SÁT NHÂN DÂN
CỤC CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG




CHUYÊN ĐỀ
ĐÁNH GIÁ VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN
XUẤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP




Thực hiện: Cục Cảnh sát môi trường
Người đại diện: Đại tá Phan Hữu Vinh
Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường





Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2008

2

TỔNG CỤC CẢNH SÁT NHÂN DÂN
CỤC CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG





CHUYÊN ĐỀ
ĐÁNH GIÁ VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN
XUẤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP




Thực hiện: Cục Cảnh sát môi trường
Người đại diện: Đại tá Phan Hữu Vinh
Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường




Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2008

3

MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU 4
Chương 1 9
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP,CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN,

CÓ KHẢ NĂNG VI PHẠM LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chương 2 36
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SÀN XUẤT
TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN. CÔNG TÁC PHÁT HIỆN,
X
Ử LÝ VI PHẠM CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2008)
Chương 3 46
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH PHÁP LÝ VÀ KHẢ THI NHẰM
TĂNG CƯỜNG VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN LƯU VỰC,
BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGUỒN NƯỚC SÔNG SÀI GÒN
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢ
O 52



4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của chuyên đề:
Sông Sài Gòn có một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của các địa phương trong lưu vực là tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và thành phố
Hồ Chí Minh. Là tuyến vận chuyển đường thủy; là nguồn cung cấp nước phục
vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và
là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng cho thành phố
Hồ Chí Minh nói
riêng và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ nói chung.

Cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung được hình thành
và ngày càng phát triển mạnh mẽ tại các địa phương trên lưu vực. Và chính hoạt
động của các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung cũng là một
trong những nguồn gây ô nhiễm cho nước sông Saigon.
Mức độ ô nhiễm sông Saigon trong những năm g
ần đây diễn biến theo
chiều hướng ngày càng nghiêm trọng, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh và
một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng, đe dọa sự an toàn của nguồn
nước cấp, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của hàng triệu người dân các
tỉnh, thành phố trên lưu vực sông.
Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm dòng sông là do việc
chấp hành Luậ
t Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu
vực sông Saigon chưa tốt, nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu
chuẩn bảo vệ môi trường từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã được xả vào
sông.

5
Trong khi đó, các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý
đối với những hành vi gây ô nhiễm và suy thoái môi trường lưu vực sông Saigon
của các cơ quan chức năng quản lý và bảo vệ môi trường, trong thời gian qua tuy
có nhiều cố gắng, nhưng hiệu quả còn thấp; chưa có giải pháp mang tính tổng
thể, chiến lược và toàn diện nhằm bảo vệ môi trường nước sông Sài Gòn.
Thực tiễn đòi hỏi ph
ải tìm ra giải pháp để nâng cao việc chấp hành Luật
Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài
Gòn. Đây là một yêu cầu vừa mang tính cấp bách vừa có ý nghĩa lâu dài, vì mục
tiêu chung “bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững của vùng lãnh thổ lưu
vực sông”.

2. Nhiệm vụ và mục đích của việc nghiên cứu chuyên đề:
Nhiệm vụ của chuyên đề
:
+ Điều tra, khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên
lưu vực sông Sài Gòn có khả năng vi phạm Luật Bảo vệ môi trường;
+ Khảo sát, đánh giá đúng thực tế hiện trạng chấp hành Luật Bảo vệ môi
trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Saigon. Nêu rõ
những thủ đoạn, hành vi vi phạm pháp luật và những nguyên nhân, đ
iều kiện của
tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
+ Nghiên cứu kết quả hoạt động thực tiễn của công tác thanh tra, kiểm tra,
điều tra, xử lý đối với những vi phạm Luật Bảo vệ môi trường của lực lượng
thanh tra chuyên ngành của Sở Tài nguyên & Môi trường và lực lượng Cảnh sát
môi trường của các địa phương trên lưu vực sông Saigon;
+ Vạch rõ những khó khăn, tồ
n tại, yếu kém làm hạn chế kết quả hoạt
động thực tiễn của công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý trong thời gian
qua. Tìm ra nguyên nhân của tình hình này.

6
+ Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng vi phạm
pháp luật, tăng cường việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Saigon.
Nhằm:
+ Tạo sự chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ
nguồn nước sông Sài Gòn, nâng cao ý thức tự giác chấ
p hành Luật Bảo vệ môi
trường của các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất;
+ Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh chống các hành vi
vi phạm Luật Bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng;

+ Góp phần bảo vệ sự an toàn của nguồn nước sông Sài Gòn, đáp ứng nhu
cầu bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững của các địa phương trên lưu
v
ực sông.
3. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến chuyên đề:
“Bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn đảm bảo an toàn cho nhu cầu cấp
nước” là đề tài nghiên cứu khoa học do Sở Khoa học công nghệ thành phố Hồ
Chí Minh tài trợ, thu hút sự quan tâm và sự tham gia của nhiều nhà khoa học,
cán bộ quản lý địa phương trên lưu vực sông. Nhằm đánh giá có cơ sở khoa học
và thực tế mức độ ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn; xác định và dự báo đượ
c
các nguồn gây ô nhiễm nước sông Sài Gòn và đề xuất được các giải pháp quản
lý, kỹ thuật và công nghệ bảo vệ chất lượng nước sông Sài Gòn đảm bảo an toàn
cấp nước.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có chuyên đề khoa học nào nghiên cứu một
cách có hệ thống và đầy đủ về việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đối với
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn.

7
Việc nghiên cứu chuyên đề “Đánh giá việc chấp hành Luật Bảo vệ môi
trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn. Đề
xuất các giải pháp” của lực lượng Cảnh sát môi trường là một bộ phận, là một
trong những nôi dung nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
tổng thể và khả thi bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn đảm b
ảo an toàn cấp nước
cho thành phố (giai đoạn 1)” do Viện Nước và Công nghệ môi trường chủ trì
thực hiện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề:
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề:
+ Thực trạng chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ

sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn.
+ Thực trạng hoạt động công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý vi
phạm Luật Bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng (thanh tra chuyên
ngành tài nguyên & môi trường, cảnh sát môi trường).
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề:
Chuyên đề nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến việc chấp hành Luật
Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài
Gòn, tại ba địa phương: Tây Ninh, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh,
trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 4 tháng
đầu năm 2008.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng, hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường và các tài liệu khác có
liên quan đến bảo vệ môi trường nước sông Sài Gòn.

8
Quá trình thực hiện chuyên đề, còn sử dụng các phương pháp khảo sát,
phân tích, tổng hợp, so sánh.
6. Cấu trúc của chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề
được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Điều tra, khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất trên lưu vực sông Sài Gòn, có khả năng vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
Ch
ương 2: Thực trạng tình hình chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Saigon và công tác phát hiện,
xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng quản lý và bảo vệ môi trường (từ năm
2007 đến 4 tháng đầu năm 2008).
Chương 3: Một số giải pháp mang tính pháp lý và khả thi nhằm tăng

cường việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, c
ơ sở sản
xuất trên lưu vực sông, bảo đảm an toàn cho nguồn nước sông Sài Gòn.












9
Chương 1
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP,
CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN, CÓ KHẢ NĂNG
VI PHẠM LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội lưu vực sông Sài Gòn:
Sông Sài Gòn thuộc sông nhánh chính của hệ thống sông Đồng Nai, bắt
nguồn từ lưu vực hồ Dầu Tiếng đến ngã ba sông Đồng Nai, với tổng chiều dài
khoảng 256 km và diện tích lưu v
ực là 5.560 km
2
, bao gồm tỉnh Tây Ninh, Bình
Dương và thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh:

Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam Bộ. Phía Tây và Tây Bắc giáp
Vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía
Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Tây Ninh là một trong
những cửa ngõ giao lưu quốc tế đường bộ quan trọng giữa Việt Nam với các
nước láng giềng Campuchia, Thái Lan… Và là tỉnh có vị trí quan trọng trong
mối giao lưu trao đổi hàng hoá gi
ữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các
tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.035,45km
2
, dân số trung bình: 1.047.101
người (năm 2006), mật độ dân số: 259,48 người/km
2
.
Nhân dân của tỉnh phần đông sống bằng sản xuất nông nghiệp. Nhưng cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ngành dịch vụ phát triển ngày càng tăng.
Thể hiện qua biểu đồ sau:

10
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
1976 2002 2003 2004 2005 2006 2007

NLNNghiệp
CN-XD
DV
Tây Ninh có một thị xã (Thị xã Tây Ninh) và 8 huyện, gồm: Tân Biên,
Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu,
Trảng Bàng. Thị xã Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh.
Nhưng cơ sở hạ tầng mang tính chắp vá, thiếu quy hoạch. Hầu hết các khu vực
đô thị trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung nên
các nguồn thải đều đổ trực tiếp ra sông, suối. Các nguồn nước th
ải sinh hoạt có
mức độ ô nhiễm cao và tải lượng lớn tập trung ở những khu đô thị như thị xã Tây
Ninh, huyện Hoà Thành và các thị trấn khác trong tỉnh.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị ước tính khoảng 80-90 tấn/ngày. Hiện
nay, chỉ có một số khu vực trung tâm thị xã, huyện mới có đội thu gom rác sinh
hoạt.
Tây Ninh là tỉnh có các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm
phát triển nh
ất trong số các tỉnh giáp biên giới Tây Nam. Tây Ninh có 03 khu
công nghiệp (Khu Công nghiệp Trảng Bàng, đặt tại xã An Tịnh, huyện Trảng
Bàng, tỉnh Tây Ninh; Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III đã đi vào hoạt
động; Khu Công nghiệp Trâm Vàng, diện tích 479 ha, nằm trên địa bàn xã
Thanh Phước, thuộc huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh, đang lập thủ tục đầu tư). Và
đang đầu tư xây dựng 7 cụm công nghiệp (Cụm công nghiệp Bến Kéo, diện tích
143,9 ha, tại xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành; Cụm công nghiệ
p Bình

11
Minh, Diện tích 106 ha, ấp Giồng cà, xã Bình Minh, thị xã Tây Ninh; Cụm công
nghiệp Chà Là, diện tích 59,025 ha, tại xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu;
Cụm công nghiệp Tân Bình, diện tích 97,57 ha, xã Tân Bình, Thị xã Tây Ninh;

Cụm công nghiệp Thanh Điền, diện tích 50,16 ha, xã Thanh Điền, huyện Châu
Thành; Cụm công nghiệp Trường Hòa, diện tích 96 ha, xã Trường Hòa, huyện
Hòa Thành; Cụm công nghiệp Thạnh Tân, diện tích 50,79 ha, xã Thạnh Tân –
Thị xã Tây Ninh), với các ngành công nghiệp nhẹ (dệt may, da giày, chế biến
thực phẩm, chế biến nông sản, thứ
c ăn gia súc, điện tử, dược phẩm, hóa mỹ
phẩm…).
Các nguồn nước thải công nghiệp chủ yếu phát sinh từ hoạt động chế biến
nông sản (khoai mì, mía) và cao su. Với 251 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế
biến tinh bột khoai mì, mủ cao su, hạt điều, đường, sản xuất gạch, thép, khai thác
đá, sản xuất nước khoáng và ciment, một ngày thải ra hàng ngàn tấn chất thải và
nước thả
i công nghiệp, thực sự là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các nguồn thải này có lưu lượng lớn và mức độ ô nhiễm cao. Đa số các nguồn
thải này chưa được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xử lý triệt để do chi phí
cao.
Theo quyết định số 64/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 22/4/2003,
Tây Ninh có 05 nhà máy sản xuất đường, tinh bột mì, chế biến điều; các cụm cơ
s
ở chế biến khoai mì tại thị xã, các huyện Tân Châu, Hòa Thành, Dương Minh
Châu, Châu Thành và các cơ sở sản xuất gạch xây dựng dọc tuyến quốc lộ 22B
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cần xử lý triệt để trong giai đoạn đến năm
2007. (Xem Phụ lục 1)
Vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt đô thị và khu công nghiệp, đặc biệt là xử
lý nước thải của các nhà máy chế biến nông sản th
ực phẩm, cao su và thu gom,

12
xử lý chất thải rắn đô thị đang là những tồn tại về môi trường mà Tây Ninh cần
phải giải quyết.

1.1.2 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương:
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ. Diện tích tự nhiên là
2696 km
2
, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí
Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố
Hồ Chí Minh.
Dân số (tính đến 2003) là 851,1 nghìn người.
Bình Dương có 01 thị xã, 6 huyện với 6 phường, 8 thị trấn và 75 xã.
Bình Dương là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực phát
triển công nghiệp, tính đến tháng 12/2007 Bình Dương có 5.499 doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh, trong đó có 744 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Toàn tỉnh có 27 khu công nghiệp và 01 khu liên hợp công nghiệ
p – dịch vụ - đô
thị. Trong đó có 23 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (3 khu công nghiệp
đang đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng: Bàu Bàng, An Tây, Xanh Đại
Dương).
Tỉnh Bình Dương có các làng nghề gốm sứ ở Thuận An, Tân Uyên, làng
nghề sơn mài và lò chén ở thị xã Thủ Dầu Một. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có dự
án quy hoạch hai làng nghề tại huyện Thuận An và thị xã Thủ Dầu Một như
ng
vẫn chưa triển khai. Việc khai thác khoáng sản quá mức gây nguy cơ cạn kiệt và
hủy hoại tài nguyên khoáng sản.
Những tồn tại và thách thức về môi trường của Bình Dương là:
- 80% doanh nghiệp và các hộ dân đều khai thác nước ngầm để sử dụng,
làm sụt giảm mực nước ngầm, gây nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước,

13
nhất là trên địa bàn huyện Dĩ An, Thuận An. Nước ngầm mạch nông một số khu
vực bị nhiễm bẩn hữu cơ và vi sinh. Chỉ có thị xã Thủ Dầu Một có nhà máy cấp

nước còn lại các thị trấn vẫn tự khai thác nước ngầm sử dụng. Mạng lưới thoát
nước đô thị bị chấp vá giữa cũ và mới, chưa có hệ thống xử lý nước thả
i riêng
với nước mưa.
Đặc biệt tại các khu nhà trọ công nhân (có 14.512 hộ kinh doanh nhà trọ
với 120.496 phòng cho thuê), phần lớn xây dựng tạm bợ, không đảm bảo yêu cầu
về thoát nước, vệ sinh và môi trường.
Tỉ lệ các hộ gia đình đổ rác sinh hoạt và xả nước thải trực tiếp ra kênh rạch
vẫn còn khá cao.
- Ô nhiễm công nghiệp: Nước thải của các nhà máy chưa được xử lý triệt
để, thải ra môi trường làm
ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm, trong
đó đáng lo ngại là nước thải ở những nhà máy chế biến mủ cao su, giấy, bột giấy,
sản xuất hoá chất, dệt nhuộm, xi mạ, sơn, hoá mỹ phẩm, gốm sứ, thép…
Việc quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, xen lẫn trong khu dân cư, còn gặp nhiều khó kh
ăn.
- Một số thủy vực bị ô nhiễm nghiêm trọng: khu vực kênh Ba Bò, suối
Bưng Cù, khu vực rạch Chòm Sao, khu vực Suối Cát và rạch Cầu Trắng.
- Các bãi rác Hiệp Thành và Phú Chánh, không đảm bảo vệ sinh, chưa xử
lý khống chế ô nhiễm.
- Ô nhiễm không khí do bụi phát sinh từ do quá trình khai thác khoáng
sản, quá trình xây dựng và giao thông vận tải, tập trung nhiều tại khu Bình
Đường, Bình An, Tân Đông Hiệp, Sóng Thần, huyện Dĩ An và Tân Uyên.

14
- Toàn tỉnh có 14 bệnh viện, cơ sở y tế. Nhưng chỉ có 01 bệnh viện tư
nhân mới xây dựng tại KCN Mỹ Phước 2 có hệ thống xử lý nước thải, còn lại
đều đã bị hư và không còn tác dụng. Đặc biệt tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình
Dương hệ thống xử lý nước thải và chất rắn bị hư từ lâu nhưng chưa được s

ửa
chữa. Chất thải y tế của các trạm xá, cơ sở y tế tư nhân đều chưa được xử lý
đúng quy định.
1.1.3 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10
0
10’ – 10
0
38
vĩ độ bắc và 106
0
22’ – 106
0
54

kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương,
Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam
giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung tâm kinh tế, tài
chính, thương mại, dịch vụ của cả nước.
Tổng diện tích của thành phố Hồ Chí Minh là 2.095 km
2
. Bao gồm 19
quận và 5 huyện, với 98 xã.
Dân số (năm 2005): 6.239.938 người
Theo số liệu thống kê năm 2006, thành phố Hồ Chí Minh có 41.917 cơ sở
sản xuất công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp chế biến (chiếm tỉ lệ 99,2%). Đến
nay có 3 khu chế xuất, 12 khu công nghiệp và 01 Khu công nghệ cao.
Việc xả nước thải không đạt tiêu chuẩn về môi trường vào hệ thống kênh
rạch của một số doanh nghiệp, cơ

sở sản xuất có dấu hiệu gia tăng, gây ô nhiễm
nguồn nước mặt. Một số kênh thủy lợi (kênh Thầy Cai, An Hạ; kênh thủy lợi
Hóc Môn – Bắc Bình Chánh) đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do việc xả nước thải

15
chưa qua xử lý của một số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Tân Phú
Trung, Lê Minh Xuân và các doanh nghiệp nằm dọc kênh gây ra.
Toàn thành phố có 69 bệnh viện và hàng vạn cơ sở y tế, phòng khám chữa
bệnh tư nhân.
Mỗi ngày, hệ thống kênh rạch và sông Sài Gòn phải gánh trên 1 triệu m3
nước thải sinh hoạt, gần 400.000 m3 nước thải công nghiệp; 17.000-20.000m3
nước thải y tế; 4.000 – 5.000 tấn rác thải sinh hoạt và 7 tấn rác y tế. Lượng nước
thải chưa qua xử
lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn, hầu hết thải trực tiếp vào hệ
thống tiếp nhận nước thải sinh hoạt và được đưa vào nguồn nước mặt lưu vực
sông, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ lan truyền dịch bệnh qua môi
trường nước.
Tất cả các dòng kênh của thành phố đều bị ô nhiễm nặng như kênh Tham
Lương – Bến Cát – Vàm Thuật; Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè; kênh Tân Hóa –
Lò G
ốm; kênh Tàu Hũ – Kênh Đôi; Kênh Tẻ – Kênh Bến Nghé.
Do thành phố Hồ Chí Minh nằm ở khu vực hạ lưu nên phải tiếp nhận cả
một lượng lớn chất thải từ các khu công nghiệp cũng như chất thải sinh hoạt của
phía thượng lưu như Tây Ninh, Bình Dương. Tổng lượng thải ra lưu vực sông
Sài Gòn lớn làm gia tăng mức độ ô nhiễm dòng sông.
Sông Sài Gòn còn có thể bị ô nhiễm do nước rỉ rác, do công ngh
ệ xử lý rác
còn lạc hậu. Việc xử lý triệt để rác thải, khoảng hơn 7.000 tấn/ngày, bảo đảm vệ
sinh môi trường là một thách thức lớn đối với thành phố.
Do lượng nước ngầm khai thác ngày càng tăng làm mực nước ngầm bị hạ

thấp. Nước ngầm thành phố đang có chiều hướng gia tăng ô nhiễm hữu cơ cả về
số lượng giếng và mức
độ ảnh hưởng.

16
Hầu hết các ngành công nghiệp chính của thành phố đều phát sinh chất
thải nguy hại. Việc xử lý chất thải nguy hại còn chưa đúng quy định, gây ô
nhiễm nguồn nước, đất và không khí.
Bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp
Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy thành phố Hồ Chí Minh, cùng với thủ đô
Hà Nội, nằm trong danh sách 6 thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng
nhất trên th
ế giới, chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka.
Theo Cục Bảo vệ môi trường, 70% nguồn ô nhiễm không khí là do khí
thải từ các phương tiện tham gia giao thông.
Theo quyết định số 64/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 22/4/2003,
Tây Ninh có 30 nhà máy dệt may, dệt nhuộm, sản xuất giấy, thuốc lá, chế biến
thực phẩm, sản xuất thép, thuộc da, cơ sở chăn nuôi và 02 bãi rác… gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng, cần xử lý triệ
t để trong giai đoạn đến năm 2007. (Xem
Phụ lục 1)
Phụ lục 1
Danh sách các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc
lưu vực sông Saigon cần phải xử lý triệt để đến năm 2007, ban hành kèm
theo quyết định số 64/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 22/4/2003
STT Tên cơ sở sản xuất Địa chỉ Hình thức xử
lý triệt để
1 Nhà máy Đường 8.000 tấn/ngày thuộc
Công ty Mía đường Bourbon Tây Ninh


Tây Ninh Nâng cấp hệ
thống xử lý
nước thải
2 Nhà máy Đường 2.500 tấn/ngày thuộc
Công ty Mía đường Biên Hòa

Tây Ninh Nâng cấp hệ
thống xử lý
nước thải

17
3 Nhà máy Mì Thái Lan (TAPIOCA)

Tây Ninh Xử lý chống
thấm nước thải
tại ao sinh học
4 Nhà máy Sản xuất tinh bột mì Tân Châu
- Singapor

Huyện Tân
Châu – Tây
Ninh
Xử lý chống
thấm nước thải
tại ao sinh học
5 Nhà máy Chế biến hạt điều Tân Biên

Huyện Tân
Biên – Tây
Ninh

Xử lý khí thải,
mùi, nước thải
trong khâu chế
biến
6 Các cụm cơ sở Chế biến khoai mì: Thị
xã, Huyện Tân Châu, Huyện Hòa Thành,
Dương Minh Châu và Châu Thành

Tây Ninh Xử lý nước
thải, chống
thấm nếu
không phải
thay đổi công
nghệ
7 Các cơ sở Sản xuất gạch xây dựng dọc
tuyến QL 22B

Tây Ninh Xử lý khí thải
từ lò nung hoặc
thay đổi công
nghệ hay di dời
8 Công ty POSVINA

TP. HCM Cải tạo công
trình xử lý chất
thải
9 Công ty Công ty Dệt Phong Phú TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải
10 Công ty Dệt Phước Long TP. HCM Xây dựng hệ

thống xử lý
nước thải
11 Công ty Dệt kim Đông Phương TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải
12 Công ty Dệt Thắng Lợi TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải
13 Công ty Dệt Thành Công TP. HCM Xây dựng hệ

18
thống xử lý
nước thải
14 Công ty Dệt Đông Nam TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải
15 Công ty May nhuộm dệt len Việt Phó TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải
16 Công ty Giấy Viễn Đông TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
chất thải
17 Công ty Giấy Vĩnh Huê TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
chất thải
18 Công ty Giấy Linh Xuân TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
chất thải
19 Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý

chất thải
20 Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
chất thải
21 Công ty Bia Sài Gòn TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải
22 Nhà máy Sữa Trường Thọ TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải
23 Nhà máy Sữa Thống Nhất TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải
24 Xí nghiệp Chăn nuôi heo 3/2 TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải
25 Xí nghiệp Chăn nuôi Phước Long TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý

19
nước thải
26 Công ty VISSAN TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải
27 Công ty Thép Tây Đô TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
chất thải
28 Nhà máy Lưới thép Bình Tây TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
chất thải

29 Nhà máy Lưới thép Tân Thuận TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
chất thải
30 Công ty Đúc số 1 TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
chất thải
31 Công ty Tôn Phương Nam TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
chất thải
32 Xí nghiệp Da Bình Lợi TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
chất thải
33 Công ty Liên doanh Maruviena TP. HCM Xử lý khí thải
và nước thải
34 Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng
- Jean
TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải
35 Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiên
Giang
TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải
36 Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhuộm
Đông Anh
TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải và
khí thải

37 Công ty NIPPONVINA TP. HCM Xây dựng công
trình xử lý chất
thải và đổi mới

20
công nghệ
38 Bãi rác Đông Thạnh (500.000m2) TP. HCM Nâng cấp, cải
tạo
39 Bãi rác Gò Cát TP. HCM Xử lý khống
chế ô nhiễm
40 Bệnh viện 7A Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM Xây dựng hệ
thống xử lý
nước thải và
chất thải bệnh
viện
41 Xi măng Bình Điền TP. HCM Đổi mới công
nghệ hoặc di
dời
42 Xi măng Hà Tiên TP. HCM Đổi mới công
nghệ hoặc di
dời
43 Xi măng Quân khu 7 TP. HCM Đổi mới công
nghệ hoặc di
dời
44 Nhà máy hợp kim sắt Nhà Bè TP. HCM Đổi mới công
nghệ, xây dựng
hệ thống xử lý
chất thải
45 Nhà máy đóng tàu Ba Son TP. HCM Đổi mới công
nghệ, xây dựng

hệ thống xử lý
chất thải
46 Bãi rác xã Phú Chánh (1.620.000m2) Tân Uyên –
Bình Dương

47 Bãi rác cũ Hiệp Thành

Hiệp Thành –
Bình Dương





21
1.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước sông Sài Gòn:
Theo báo cáo tổng hợp kết quả phân tích mẫu bổ sung và quan trắc định
kỳ do Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cho thấy
chất lượng nguồn nước mặt sông Sài Gòn đã bị ô nhiễm. Đặc biệt, sự gia tăng ô
nhiễm trong các năm gần đây thật sự đáng lo ngại.
Về mức độ
ô nhiễm, đánh giá diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm tại
trạm quan trắc Phú Cường kể từ năm 2000 đến năm 2007 cho thấy :
- Coliform (Biểu thị số vi trùng Coliform có trong một đơn vị thể tích
nước. Chỉ tiêu này biểu thị mức độ ô nhiễm vi trùng gây bệnh đường ruột trong
nguồn nước) tăng lên 47,01 lần.
- Nồng độ TSS (Chất rắn lơ lửng (SS) hoặ
c tổng số chất rắn lơ lửng (TSS:
total suspended solid) là một phần của chất rắn có trong nước ở dạng không hòa
tan. Hàm lượng TSS trong nước sẽ cho biết hàm lượng sét, mùn và những phần

tử nhỏ khác chứa trong nước) tăng lên 4,8 lần.
- DO (Là lượng ôxy hoà tan trong nước. Chỉ tiêu này biểu thị mức độ ô
nhiễm hữu cơ có trong nguồn nước. Mức độ ô nhiễm hữu cơ càng lớn nồng
độ
DO trong nước càng thấp) giảm xuống 2,05 lần.
- Nồng độ Dầu mỡ (tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995, loại A: dầu mỡ không
cho phép) dao động từ 0,0037 – 0,0976 mg/l trong khi tiêu chuẩn bằng 0.
- Hàm lượng kim loại nặng như Chì (Pb), Cadimi (Cd), Thuỷ ngân (Hg) và
Đồng (Cu) chỉ dao động trong khoảng 0,003 đến 0,005 mg/l, vẫn nằm trong giới
hạn cho phép của TCVN 5942 – 1995, loại A.
Ngoài ra, từ năm 2007 – 2008 nồng độ BOD
5
(Là nhu cầu oxy cần thiết để
các vi sinh vật oxy hoá các chất bẩn hữu cơ có trong nước. Chỉ tiêu này xác định
mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải hoặc nước sông, hồ do chứa các chất hữu

22
cơ dạng tan, keo và không tan khó lắng. Mức độ ô nhiễm hữu cơ càng lớn nồng
độ BOD
5
càng lớn.) tăng 1,41 lần, Coliform tăng 13,62 lần. Điều này chứng tỏ
mức độ ô nhiễm hữu cơ có xu hướng ngày càng tăng.
Từ kết quả phân tích tổng hợp ở các nội dung trên, cho thấy các thông
số ô nhiễm chủ yếu (từ năm 2000 – 2007):
- Coliform: lượng Coliform vượt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 loại A từ
1,14 - 94,3 lần.
- Dầu mỡ: nồng độ dầu mỡ dao động từ 0,0037 – 0,0976 mg/l, trong khi
tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 lo
ại A không cho phép.
- Nồng độ TSS: nồng độ TSS đã tăng hơn 4,8 lần.

- Nồng độ DO: nồng độ DO giảm xuống 2,05 lần.
- pH: giá trị pH thấp hơn tiêu chuẩn từ 1,02 – 1,09 lần.
- Mn: có 07/20 vị trí khảo sát có giá trị vượt tiêu chuẩn TCVN 5942 –
1995, loại A từ 1,04 – 2,97 lần.
Chất lượng nước trong các kênh rạch sau có mức độ ô nhiễm cao cần phải
có biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt là :
- Rạch Sơn
- Sông Thị Tính
- Rạ
ch Bến Nẩy
- Rạch Tra.
- Rạch Bà Hồng.
- Sông Vàm Thuật
Về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trên sông Sài Gòn, đặc biệt
làm ảnh hưởng đến chất lượng nước tại trạm bơm nước thô Hòa Phú, là nước

23
thải từ hoạt động công nghiệp của các cơ sở sản xuất và nước thải sinh hoạt của
dân cư sống trên lưu vực, cụ thể:
- Rạch Bà Bếp, cách Hòa Phú khoảng 1 km về phía Nam, nồng độ các chất
ô nhiễm cao cùng với lưu lượng đổ vào sông Sài Gòn khá lớn nên tải lượng các
chất ô nhiễm lớn. Nguồn gây ô nhiễm BOD5, Amoniac, Coliform chủ yếu là từ
nước thải sinh hoạt củ
a dân cư sống trên lưu vực. Nước thải từ hoạt động công
nghiệp của Cụm công nghiệp Tân Quy với tổng lưu lượng nước thải 1.722
m
3
/ngày. Nhưng Cụm công nghiệp này chưa có trạm xử lý nước thải tập trung là
nguyên nhân gây ô nhiễm COD, TOC, Mn trên lưu vực. Theo tính toán của Chi
cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, trong điều kiện cơ sở sản xuất

không hệ thống xử lý nứơc thải hoặc có hệ thống xử lý nước thải nhưng không
vận hành đúng thiết kế thì tải lượng các chất ô nhiễm tăng lên từ 4 – 41 l
ần.
- Một lượng lớn nước thải sinh hoạt và công nghiệp từ Thị xã Thủ Dầu
Một – Bình Dương và xã Bình Mỹ - Củ Chi là nguyên nhân chính gây ô nhiễm
Coliform, Amoniac, COD, TOC tại trạm Phú Cường, cách trạm bơm Hòa Phú
khoảng 3km về phía Nam.
- Sông Thị Tính cách Hòa Phú khoảng 8,5 km về phía Bắc, tiếp nhận nước
thải sinh hoạt và công nghiệp từ huyện Bến Cát - Bình Dương. Các kết quả quan
trắc BOD5 , COD và Mn trên rạch này rất cao, cao nhất trong các điểm quan trắc
trong phạm vi 15km từ Hòa Phú.
- Rạch Tra cách trạm bơm Hòa Phú 10km về hướng Nam, là nguồn tiếp
nhận chủ yếu nước thải sản xuất của khu công nghiệp Tân Phú Trung, các doanh
nghiệp sản xuất dọc theo kênh An Hạ, Kênh Xáng, và dọc theo xã Đông Thạnh,
với các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm cao, tuy hầu hết đều có hệ thống xử
lý nước thải nhưng qua kiểm tra, 50% lượng nước thải công nghiệp trước khi

24
thải vào nguồn tiếp nhận đều không đạt tiêu chuẩn cho phép 5945:2005 đối với
nước thải công nghiệp loại A. Lưu lượng tiếp nhận khoảng 2.513,26 m
3

/ngày,
Nguyên nhân gây ô nhiễm Coliform, BOD5 tại lưu vực này chủ yếu từ nước thải
sản xuất của các cơ sở sản xuất thuộc Khu công nghiệp Tân Phú Trung, từ bãi
rác Phước Hiệp và nước thải sinh hoạt của dân cư 2 huyện Củ Chi, Hóc Môn
- Rạch Bà Hồng là khu vực tiếp nhận nước thải từ khu cụm công nghiệp
Quang Trung, Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, lưu lượng đổ vào sông Sài Gòn
rất lớn 1.689m
3

/ngày đêm. Do rạch tiếp nhận nước thải từ các doanh nghiệp, một
số cơ sở chăn nuôi và nước thải sinh hoạt của dân cư trên địa bàn Hóc Môn nên
một số chỉ tiêu quan trắc khá cao là Coliform, COD, Amoniac và đặc biệt là Mn.
1.3 Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn có khả năng
gây ô nhiễm môi trường:
Theo kết quả khảo sát bước đầu, chưa đầy đủ, của Phòng Cảnh sát môi
trườ
ng các địa phương, tại Tây Ninh có 109 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; tại
Bình Dương có 56 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và tại thành phố Hồ Chí Minh
có 33 doanh nghiệp cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường lưu vực
sông Sài Gòn, do không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không vận
hành hoặc không tuân thủ quy trình vận hành dẫn đến nước thải qua xử lý vẫn
vượt quá tiêu chu
ẩn bảo vệ môi trường. (Xem phụ lục 2)
Phụ lục 2
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP THẢI NƯỚC THẢI VÀO
LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN – TỈNH BÌNH DƯƠNG

STT TÊN DOANH NGHIỆP ĐỊA CHỈ
01 Cty TNHH khóa kéo Hoàn Mỹ 60/3 Đại lộ Bình Dương,
xã Vĩnh Phú, huyện Thuận
An

25
02 Cty TNHH Công nghiệp may mặc
Lucretia Việt Nam
11 ấp Đông, xã Vĩnh Phú,
huyện Thuận An
03 Cty TNHH may mặc quốc tế Việt Hsing ấp Bình Quới, xã Bình
Chuẩn, huyện Thuận An

04 Doanh nghiệp tư nhận Phước Lộc Thọ ấp Bình Giao, xã Thuận
Giao, huyện Thuận An
05 Cty TNHH TM-XD-CN Hòa Phương ấp Bình Đáng, xã Bình
Hòa, huyện Thuận An
06 Cty TNHH gốm sứ Giang Tây ấp Bình Phước B, xã Bình
Chuẩn, huyện Thuận An
07 Nhà máy bia và nước giải khát Bến
Thành (Tân Hiệp Phát)
217-219 đại lộ Bình
Dương, xã Vĩnh Phú,
huyện Thuận An
08 Cty TNHH chế biến thực phẩm và bao
bì Thanh Thủy
ấp 1B, xã An Phú, huyện
Thuận An
09 Cty TNHH may mặc và giặt tẩy Bến
Nghé
ấp Bình Thuận, xã Thuận
Giao, huyện Thuận An
10 Cty TNHH gốm sứ Minh Phát xã Thuận Giao, huyện
Thuận An
11 Cty TNHH công nghiệp Hải Mỹ khu sản xuất Bình Chuẩn,
huyện Thuận An
12 Cty TNHH công nghiệp Chung Lương khu sản xuất Bình Chuẩn,
huyện Thuận An
13 Chi nhánh Cty cổ phần Vitaly khu sản xuất Bình Chuẩn,
huyện Thuận An
14 Cty TNHH quốc tế Di Hưng khu sản xuất Bình Chuẩn,
huyện Thuận An
15 Cty TNHH Hong Ky Việt Nam khu sản xuất Bình Chuẩn,

huyện Thuận An
16 Cty TNHH Kim Huy ấp Bình Quới, xã Bình
Chuẩn, huyện Thuận An
17 Cty TNHH Quảng Thăng ấp Bình Quới, xã Bình
Chuẩn, huyện Thuận An
18 Cty TNHH chế biến gỗ Đông Tham ấp Bình Phước B, xã Bình
Chuẩn, huyện Thuận An
19 Cty TNHH Golden Friends ấp Bình Phước B, xã Bình
Chuẩn, huyện Thuận An

×