Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

chính sách huy động đóng góp của nhân dân để chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 201 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
**********








BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



ĐỀ TÀI:

CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN ĐỂ

CHỈNH TRANG, NÂNG CẤP
HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH






CƠ QUAN CHỦ TRÌ: ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
CHỦ NHIỆM: TIẾN SĨ LÊ VINH DANH


Thư ký: TS Trần Đình Phụng
Thành viên:
- ThS Dư Phước Tân
- TS Trần Chương
- ThS Ngô Thị Kim Dung
- ThS Huỳnh Tuấn Cường
- ThS Nguyễn Ngọc Hà Trân
- TS Đòan Liêng Diễm
- Ths Ngô Thị Kim Dung
- CN Tạ Xuân Hòai
- CN Phạm Thị Hà Thương





THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 02/2007

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
**********








BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU




ĐỀ TÀI:

CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN ĐỂ

CHỈNH TRANG, NÂNG CẤP
HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH






CƠ QUAN CHỦ TRÌ: ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
CHỦ NHIỆM: TIẾN SĨ LÊ VINH DANH


















THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 02/2007
MỤC LỤC


NỘI DUNG TRANG


GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐỀ TÀI
1


CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
6

1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HẠ TẦNG 6
1.2. KHÁI NIỆM VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU
DÂN CƯ
9
1.2.1. Khái niệm “khu dân cư” 9
1.2.2. Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư 11
1.2.3. Hệ thống thoát nước 13
1.3. KHÁI QUÁT VÈ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU DÂN CƯ TẠI TP.HCM
13
1.3.1. Giới thiệu 13

1.3.2. Khái quát qui mô hạ tầng kỹ thuật khu dân cư của
Thành phố
15
1.3.3 Những bất cập trong quản lý các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị tại TPHCM thời gian qua
17
1.4. VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CÚA
NHÂN DÂN ĐỂ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
CÔNG ÍCH NÓI CHUNG
19
1.4.1. Khái niệm huy động đóng góp của nhân dân hay
quyền tham gia của công dân
19
1.4.2. Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc quản lý
hạ tầng kỹ thuật đô thị theo cơ chế Quyền tham
gia của công dân
20
1.5. VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CỦA
NHÂN DÂN ĐỂ CHỈNH TRANG, NÂNG CẤP
HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ:
TRƯỜNG HỢP TPHCM
22
1.5.1. Vì sao phải huy động đóng góp của nhân dân để
chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật khu dân cư
tại TPHCM
22
1.5.2. Các hình thức đóng góp của nhân dân vào chỉnh
trang, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật khu dân c
ư
24

1.5.3. Sự khác nhau giữa huy động đóng góp của nhân
dân để chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật khu
dân cư với chính sách xã hội hoá xây dựng hạ
tầng hiện nay của nhà nước
26
1.5.4. Tính tích cực hay cơ sở khoa học và khả năng
xuất hiện mặt trái của việc huy động đóng góp
nhân dân xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư
28
1.5.5. Cơ sở khoa học cho việc huy động đóng góp của
nhân dân
32

ii

2
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ VIỆC
HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN
ĐỂ CHỈNH TRANG, NÂNG CẤP HẠ TẦNG
KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ
39

2.1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG TÀI
CHÍNH TRONG NHÂN DÂN ĐỂ CHỈNH
TRANG, NÂNG CẤP HẠ TẦNG KỸ THUẬT
NÓI CHUNG Ở MỘT SỐ NƠI TRÊN THẾ GIỚI
39
2.2. KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG THỨC HUY
ĐỘNG TÀI CHÍNH NHÂN DÂN ĐỂ XÂY
DỰNG HẠ TẦNG CỦA CÁC NƯỚC SO VỚI

PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP
NHÂN DÂN ĐỂ CHỈNH TRANG, NÂNG CẤP
HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ TẠI
VIỆT NAM
40
2.2.1. Đặc điểm huy động nguồn lực tư nhân để xây
dựng cơ sở hạ tầng ở một số nơi trên thế giới
40
2.2.2. Đặc điểm huy động nguồn lực nhân dân để chỉnh
trang, nâng cấp hạ tầng khu dân cư tại Việt Nam
thời gian qua
42
2.2.3. Sự khác biệt giữa phương thức sử dụng nguồn lực
xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng của một số
nơi trên thế giới và tại Việt Nam
44
2.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG ĐÓNG
GÓP CỦA NHÂN DÂN ĐỂ CHỈNH TRANG,
NÂNG CẤP HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN
CƯ TẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA: MÔ
HÌNH THÁI BÌNH VÀ AN GIANG
46
2.4.

NGHIÊN C
ỨU ĐIỂN HÌNH: CHƯƠNG TRÌNH
CHỈNH TRANG, NÂNG CẤP HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU DÂN CƯ TẠI ĐÀ NẴNG VÀ
TPHCM
47

2.5. THỰC TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU
DÂN CƯ TẠI TPHCM HIỆN NAY TỪ KẾT
QUẢ KHẢO SÁT
68
2.5.1. Đường hẻm và độ rộng hẻm 68
2.5.2. Chất liệu hẻm 69
2.5.3. Hệ thống thoát nước 70
2.5.4. Nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt của khu dân

71
2.5.5. Nguồn điện sử dụng trong sinh hoạt 72
2.6. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO HOẠT ĐỘNG
CHỈNH TRANG, NÂNG CẤP HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU DÂN CƯ TẠI TPHCM THEO
PHƯƠNG THỨC “HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP
NHÂN DÂN” NHỮNG NĂM TỚI
72

iii
2.6.1. Cần có định hướng thứ tự và những ưu tiên trong
thực hiện các loại dự án nâng cấp, chỉnh trang hạ
tầng kỹ thuật khu dân cư
73
2.6.2. Cần có định hướng trước về thời điểm khởi công
cho các chương trình
74
2.6.3. Những khó khăn trong quá trình dự án được triển
khai
74
2.6.4. Những nguyên tắc chung cần được chú ý 75

2.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 76


CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP
CỤ THỂ NHẰM HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP
CỦA NHÂN DÂN ĐỂ CHỈNH TRANG,
NÂNG CẤP HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU
DÂN CƯ TẠI TPHCM
80


3.1. XÁC ĐỊNH KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHUẨN
MẪU CỦA HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN

80
3.1.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trong xây dựng
cơ bản
80
3.1.2. Những qui định về hạ tầng kỹ thuật trong các khu
dân cư
81
3.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỀ RA CHÍNH
SÁCH
85
3.2.1. Tính tất yếu và khách quan của chính sách huy
động đóng góp của dân để chỉnh trang, nâng cấp
hạ tầng kỹ thuật khu dân cư
85
3.2.2. Cơ sở lý luận và phương pháp luận để xây dựng
chính sách

86
3.3. NHÓM CÁC CHÍNH SÁCH TẠO CƠ CHẾ
CHO DÂN THAM GIA
87
3.4. NHÓM CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TỪ PHÍA
CHÍNH QUYỀN
92
3.4.1. Cấp phường 92
3.4.2. Cấp Quận, Huyện 96
3.4.3. Cấp Thành phố 99
3.5. NHÓM CÁC CHÍNH SÁCH BÙ ĐẮP VÀ
KHUYẾN KHÍCH
100
3.5.1. Những qui định về bù đắp thiệt hại do di dời, giải
tỏa
101
3.5.2. Chính sách, giải pháp tạo điều kiện kinh doanh,
tăng thu nhập cho cộng đồng
102
3.5.3. Giải pháp, chính sách tuyên dương, khen thưởng 103
3.5.4. Chính sách, giải pháp tạo sự linh động trong huy
động nguồn lực
104
3.5.5. Tăng thêm nguồn tài chính cho chương trình
thông qua việc giảm chi phí quản lý
105

iv
3.6. NHÓM CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN,
TUYÊN DƯƠNG CỘNG ĐỒNG KHU DÂN CƯ

105
3.6.1. Chính sách tuyên truyền 105
3.6.2. Chính sách tuyên dương 107
3.7. CHUYỂN GIAO VÀ HỖ TRỢ QUẢN LÝ KHAI
THÁC
109
3.7.1. Những hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật 109
3.7.2. Công tác kiểm tra giám sát 111
3.7.3 ChuyỂn giao quyền quản trị 112
3.7.4. Công tác bảo trì và quản lý khai thác 113
3.8. GIẢI PHÁP CHẾ TÀI NHỮNG LẠM DỤNG 114
3.8.1. Lạm dụng trong huy động đóng góp 115
3.8.2. Lạm dụng việc chọn thầu 116
3.8.3. Tùy tiện trong xác định tiêu chuẩn kỹ thuật 117
3.8.4. Lợi dụng chương trình để tự tiện giải tỏa 118
3.8.5. Cấu kết đơn vị thi công 119
3.8.6. Lạm dụng thu lợi sau khi hoàn tất công trình 119
3.9 CHÍNH SÁCH NHÂN RỘNG CÁCH LÀM 120
3.9.1. Chính danh, chính ngôn 120
3.9.2. Tổ chức tập huấn cho các địa phương 121
3.9.3. Ban hành kế hoạch chỉnh trang, nâng cấp 122
3.9.4. Thành lập Ban quản lý và theo dõi việc thực hiện
chương trình
122
3.9.5. Xác định cơ cấu đối ứng giữa vốn ngân sách và
vốn huy động
123
3.10. NHỮNG CHÍNH SÁCH KIẾN NGHỊ VỚI
TRUNG ƯƠNG
124



CHƯƠNG 4: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ
129
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
i

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài : “CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN ĐỂ
CHỈNH TRANG, NÂNG CẤP HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ TẠI
TPHCM”
2. Người thực hiện : Tiến sĩ Lê Vinh Danh.
3. Cơ quan chủ trì : Đại học Tôn Đức Thắng.
4. Cơ quan phối hợp chính:
- Sở giao thông công chánh Tp. Hồ Chí Minh.
- Sở xây dựng Tp.Hồ Chí Minh.
- Viện kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.
- UBND và bộ phận quản lý đô thị các các qu
ận, huyện, phường, xã trên địa bàn
thành phố có nhiều hoạt động tự vận động xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông.
5. Cơ quan quản lý đề tài : Sở khoa học và công nghệ Tp.Hồ Chí Minh.
6. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
6.1. Đóng góp cho lý luận:
- Tìm ra hướng giải quyết về mặt chính sách cho vấn đề xây dựng HTKTKDC
đáp ứng kịp nhu cầu đô thị hoá trong tình hình ngân sách nhà nước các cấp không đủ
để bao c
ấp toàn bộ việc trang bị hạ tầng kỹ thuật cho các khu dân cư tại các quận,
huyện cũ có hạ tầng đã xuống cấp và kể cả những quận huyện mới đô thị hóa. Trên cơ

sở này đưa ra một số chính sách nhằm góp phần củng cố nhanh hạ tầng kỹ thuật
những khu dân cư hiện hữu cho phù hợp với tổng quan đô thị của thành ph
ố để không
những đáp ứng yêu cầu đi lại và sinh hoạt thuận lợi cho nhân dân, mà còn tổ chức
được bộ mặt đô thị cho văn minh hơn, sạch sẽ hơn.
- Luận giải và chứng minh rằng, trong hoàn cảnh các nước đang phát triển như
Việt Nam, ngân sách sẽ chẳng bao giờ đáp ứng đủ cho nhu cầu xây dựng hạ tầng;
nhiều công trình hạ tầng nhân dân cũng khó mà chờ đợ
i nhà nước thực hiện. Chính
sách đúng đắn là tạo những hỗ trợ và qui chế hợp lý để vận động nhân dân tham gia

2
nâng cấp hạ tầng kỹ thuật xung quanh nơi ở của họ. Khi và chỉ khi điều này được thực
hiện và nhân rộng, chủ trương xã hội hoá xây dựng hạ tầng mới trở thành hiện thực.
6.2. Đóng góp cho thực tiễn:
- Đề tài sẽ đưa ra các chính sách huy động nguồn lực xã hội có khả năng áp
dụng trong thực tế, giúp chính quyền thành phố một khi công bố, có thể hình thành
được một hành lang pháp lý và
điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người dân cùng tham
gia đóng góp, xây dựng, khai thác, quản lý, sửa chửa hạ tầng kỹ thuật chung quanh nơi
ở của họ.
- Đề tài cũng xác định động cơ khiến người dân tự nguyện tham gia đóng góp
xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các phương pháp tuyên truyền, vận động người dân tham
gia.
- Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhữ
ng hỗ trợ mà chính quyền cần làm để tạo
niềm tin về quyết tâm, tạo vốn cơ sở cho nhân dân cùng đóng góp thực hiện những
công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Sau một thời gian thực hiện những kiến nghị như đề tài đưa ra, chúng tôi tin
rằng thành phố sẽ có các khu dân cư đạt tiêu chuẩn và đúng qui hoạch. Đây là kết quả

thực tiễn từng được kiểm ch
ứng ở một số quận, huyện.
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc huy động đóng góp người dân để
chỉnh trang, nâng cấp HTKTKDC còn củng cố khối đồng thuận cơ sở, tăng cường
tinh thần trách nhiệm cộng đồng của từng người dân thông qua việc lôi kéo họ tài
trợ và cùng quản lý khai thác công trình chung. Đây là nền tảng để có thể kiến tạo sự
đồng thu
ận toàn xã hội.
7. Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài
Sản phẩm của đề tài sẽ chứng minh rằng trong mọi hoàn cảnh, dù ngân sách nhà
nước thiếu hay đủ tài trợ, việc huy động đóng góp của cư dân địa phương để thực hiện
chỉnh trang, nâng cấp (qui mô nhỏ) những công trình công cộng quanh nơi ở của họ là
một việc làm cần thiết không những vì nó đỡ bớt gánh nặ
ng cho ngân sách chung, mà
còn vì nó xây dựng khối đồng thuận tại cơ sở dân cư, thúc đẩy tinh thần trách nhiệm
của người dân với công trình công cộng và công trình dân sinh; bảo đảm việc quản lý
và khai thác là hiệu quả, lâu dài. Như vậy, ngoài ý nghĩa kinh tế, đề tài còn có ý nghĩa
xã hội và giáo dục.

3
Sản phẩm đề tài đồng thời là những dự thảo nội dung chính sách, văn bản cho
nhà nước các cấp từ xã, phường đến thành phố. Căn cứ trên những dự thảo được hình
thành từ việc lấy ý kiến trực tiếp từ cư dân địa phương này, chính quyền có thể nghiên
cứu, bổ sung và ban hành những văn bản hợp lý hóa và nhân rộng mô hình đồng tham
gia giữa cư dân với nhà nước (
trong việc chỉnh trang, nâng cấp HTKTKDC nói riêng,
công trình công cộng và dân sinh nói chung), một cách thuận lợi.
Ngòai ra, sản phẩm của đề tài là báo cáo tổng kết sẽ là tài liệu bổ ích cho việc
giảng dạy và nghiên cứu đối với học viên cao học và sinh viên.
8. Lịch sử nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Liên quan đến đề tài có lịch sử những nghiên cứu, hành động vận động người
dân đồng tham gia vào các công trình công ích nói chung, hạ tầng kỹ thuật giao thông
nói riêng. Ngoài ra cũng có một s
ố kinh nghiệm về vấn đề huy động tài chính trong
dân cho các công trình công ích như một nhánh của chủ trương xã hội hóa xây dựng
công trình công ích.
Những tài liệu nghiên cứu có liên quan gần gồm 2 phần:
8.1. Ngoài nước:
 Stephen Stares & Liu Zhi Ni [1996], China’Urban Transport Development
Strategy, World Bank Press, Washington DC.
 US Development of Transportation [1992], Urban Transportation Planning in
the United States, Washington DC.
 US Development of Transportation [2001], Executive Summary of
Transportation Development, Washington DC.
 Ngân hàng thế giới [2004], Báo cáo phát triển thế giới 2005, Nhà xuất bản văn
hóa thông tin, Hà Nội 09/2004.
8.2. Trong nước

4
 Dương Tiến Bích [1996], Nghiên cứu đánh giá thực trạng của hệ thống hạ tầng
cơ sở giao thông và phân tích ảnh hưởng của nó đến các ngành khác.
 Ngô Đình Trí [1997], Cải thiện và nâng cấp chất lượng giao thông đô thị lớn:
các cơ sở và giải pháp phát triển phương tiện giao thông trong các đô thị lớn,
Viện qui hoạch đô thị-nông thôn.
 Phan Văn Khiết, Dư Phước Tân, Hoàng Kim Chi [2002], Nghiên c
ứu cơ chế
và chính sách phát triển giao thông nông thôn ở TPHCM.
 Dư Phước Tân [2002], Đóng góp của dân cư trong vùng có ảnh hưởng của giải
tỏa, Viện kinh tế thành phố.
 Nguyễn Hồng Thái, Lê Đức Việt [2002], Về các giải pháp khuyến khích khu

vực tư nhân đầu tư phát triển CSHT giao thông, Tạp chí kinh tế và dự báo số
06.
 Nguyễn Văn Tài [1999], Vấn đề tổ chức, phát triển giao thông đô thị
tại
TPHCM, Nhà xuất bản Trẻ, TPHCM.
 Tạ Văn Trọng [2004], Một số giải pháp quản lý và thu hút vốn đầu tư xây
dựng giao thông, Tạp chí cầu đường Việt Nam số 07.
 Ban quản lý DA nâng cấp đô thị TPHCM [12-2006], Sổ tay tra cứu nhanh
dùng cho cán bộ cơ sở tham gia DA nâng cấp đô thị TPHCM, Công ty tư vấn
ADCOM: DA nâng cấp đô thị: Tiểu DA TPHCM.
Nhìn lướt qua lịch sử nghiên cứu những v
ấn đề có liên quan gần đến đề tài,
chúng ta có thể thấy chưa có đề tài nào thực hiện đúng nội dung “Chính sách huy động
đóng góp người dân để chỉnh trang, nâng cấp HTKTKDC”. Đa phần các công trình
nghiên cứu trước đây đi vào những vấn đề chung về huy động tài chính trong khu vực
tư nhân để xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông mới, hoặc nghiên cứu những hình
thức đóng góp của nhân dân khi nhà nước thực hiện vi
ệc giải tỏa nhà cửa, đất đai của
họ cho những công trình công ích [Dư Phước Tân, 2002]. Trong những công trình
trên, chỉ có công trình DA nâng cấp đô thị: Tiểu DA TPHCM do nhóm tác giả
Nguyễn Hoàng Nhân là có liên quan gần đến chương trình chỉnh trang, nâng cấp hạ

5
tầng kỹ thuật đô thị cấp 3 (Khu phố, Tổ dân phố). Tuy nhiên, DA nói trên không đi về
hướng vận động cộng đồng đóng góp để cùng chính quyền cơ sở thực hiện chỉnh
trang, nâng cấp; mà chủ yếu giải quyết việc chỉnh trang, nâng cấp bằng nguồn vốn vay
chính thức từ Ngân hàng thế giới; việc vận động cộng đồng chỉ phục vụ cho di dờ
i,
giải tỏa và ổn định cuộc sống của người dân trong vùng ảnh hưởng của DA bằng Quỹ
quay vòng để nâng cấp nhà ở và cải thiện đời sống. Vì thế, tuy có vùng chồng lấn,

giống nhau nhất định, đề tài này đi theo một hướng khác hoàn toàn. Điểm rõ ràng nhất
là DA nói trên có 6 hạng mục chính; trong 6 hạng mục này, chỉ có hạng mục 1: “Nâng
cấp hệ thống hạ tầng kỹ
thuật cấp 3 cho các khu dân cư thu nhập thấp: lắp đặt hệ
thống điện, cấp thoát nước, làm đường, chiếu sáng vỉa hè, họng cứu hỏa” là có nội
dung giống công việc mà công trình này nghiên cứu, 5 nội dung còn lại đi theo hướng
khác. Biện pháp tài chính, mục tiêu xã hội của quá trình thực hiện hoàn toàn
không giống nhau.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi có sự kế thừa nhất định những kinh
nghiệm của công trình trên, nhưng do mụ
c tiêu khác nhau, chúng tôi phải tiến hành
một cách độc lập những khảo sát, điều tra thực tế và đề xuất riêng. Hai công trình, vì
thế, sẽ bổ sung rất tốt cho nhau.
9. Giới hạn của đề tài:
- Phạm vi nghiên cứu : HTKTKDC tại Tp.HCM
- Phạm vi khảo sát : Đà Nẵng, Tp.HCM
- Phạm vi áp dụng : Khu dân cư nội và ngoại thành thuộc Tp.HCM
- Đối tượng áp dụng : Hạ tầng kỹ thuật cấp 3
ở các Khu dân cư ■










6

CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HẠ TẦNG
1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng (CSHT)
CSHT bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế
xã hội của một khu vực. Tự điển Oxford và Tự điển Lạc Việt định nghĩa khá giống
nhau:
CSHT (Infrastructure): Hệ thống thiết bị cơ bản, cố
định có tính chất nền tảng
của một quốc gia như đường sá, đường sắt, nhà ga, bến cảng, kho bãi, phi trường,
mạng cấp thoát nước, điện, mạng viễn thông, , [Trương Quang Thao, Đô thị học và
những khái niệm mở đầu, NXB Xây dựng, 2003, Hà Nội]
Cũng theo tác giả Trương Quang Thao, thì CSHT được chia làm 3 hệ thống: hệ
thống hạ tầng sản xuất, hệ thống hạ tầng k
ỹ thuật và hạ tầng xã hội.
- Hệ thống hạ tầng sản xuất: bao gồm các cơ sở kinh tế-kỹ thuật nền tảng,
phục vụ cho quá trình sản xuất như: hạ tầng phục vụ sản xuất hàng hoá công nghiệp và
tiêu dùng (khu chế xuất, khu công nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp, các trang trại,
các xí nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã thủ công nghiệp), các hạ tầng phục vụ cơ s

sản xuất (cung cấp) thông tin khoa học và công nghệ (như các lab, các phòng thí
nghiệm lớn, công viên phần mềm, cơ sở sản xuất thử nghiệm), và hạ tầng phục vụ hoạt
động dịch vụ sản xuất.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: bao gồm hệ thống các công trình giao thông vận
tải hàng hoá và hành khách (như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng
không, các cơ sở
dịch vụ kỹ thuật cho giao thông), hệ thống cung cấp năng lượng cho
sản xuất và tiêu dùng (điện, xăng dầu, khí đốt, nước…), hệ thống chiếu sáng công
cộng, hệ thống thu gom và xử lý rác, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hệ thống
thoát nước mưa và hệ thống kỹ thuật – thông tin – bưu chính viễn thông.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật là một trong những yếu t
ố quan trọng góp phần thúc
đẩy sự phát triển mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Dựa vào sự phát triển của hệ thống
hạ tầng kỹ thuật, ta có thể thấy được sự khác biệt giữa một đô thị và vùng nông thôn.
Ngày nay, nhà nước cũng phải dựa vào mức độ phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật để

7
Box 1.1:
CSHT tốt liên kết nhà sản xuất với
khách hàng và các nhà cung ứng
đầu vào, giúp họ khai thác hiệu quả
những công nghệ hiện đại. Ngược
lại, việc yếu kém của CSHT tạo ra
những rào cản cơ hội và làm tăng
các chi phí đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa, doanh nghiệp nông thôn
cũng như các công ty đa quốc gia.
Bằng cách cản trở việc thâm nhập
mới vào thị trường, những thiếu
thốn về CSHT cũng hạn chế kỷ luật
cạnh tranh mà các doanh nghiệp
phải đối mặt trong thời đại toàn cầu
hóa, giảm những nỗ lực đổi mới và
nâng cao năng suất của họ. Những
thiếu thốn như thế rất lớn ở các
nước đang phát triển như Việt Nam.
[Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát
triển thế giới 2005, 155].
phân loại đô thị. Còn theo Luật Xây dựng Việt Nam năm 2003 qui định: “Hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp

năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các
công trình khác”
- Hạ tầng xã hội: bao gồm các công trình phục vụ cho các nhu cầu có tính xã
hội như: nhà ở cho mọi tầng lớp dân cư, trường học (từ mẫu giáo cho
đến đại học),
bệnh viện và các phòng khám bệnh, các cơ sở dịch vụ giải trí, thông tin, văn hoá, thể
dục thể thao và du lịch (sân vận động, nhà thi đấu, sân bãi tập, nhà hát, phòng hoà
nhạc, rạp chiếu phim, công viên, công viên nước…) và các cơ sở dịch vụ ngân hàng và
bảo hiểm khác, . Cũng theo Luật Xây dựng Việt Nam 2003, “Hệ thống công trình hạ
tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch
v
ụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác”
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, khai thác
và quản lý CSHT thông thường sẽ có hai hệ
thống: các công ty công ích đảm nhiệm chức
năng bảo trì và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ
thuật; các công ty dịch vụ hoặc đơn vị sự
nghiệp sẽ khai thác và quản lý hệ thống hạ tầng
xã hội và hạ tầng sản xuất.
CSHT có vai trò đặc biệ
t quan trọng
trong sự phát triển của một đô thị. CSHT phát
triển sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và
tính hấp dẫn của đô thị, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của dân cư, góp phần vào quá
trình phát triển bền vững của đô thị. Vì vậy,
phát triển đầy đủ hệ thống CSHT là một trong
các biện pháp hàng đầu mà nhà nước phải lưu tâm nhằm phát triển kinh tế xã hộ
i đô thị
một cách cân đối. Để giải quyết mục tiêu đã được xác định, đề tài này chỉ đề cập đến

HTKTKDC.
1.1.2. Vai trò của hạ tầng kỹ thuật với sự quản lý và phát triển đô thị

8
Đô thị hiện đại của thời kỳ công nghiệp hóa ngày nay khác rất nhiều về quy
hoạch không gian so với đô thị của thời kỳ nền kinh tế tập trung trước đây và khác xa
về lối sống, tập quán cư trú so với vùng nông thôn.
Đặc điểm lớn nhất của đô thị hiện đại là sự tập trung một số lượng người rất
đông, từ hàng triệu đế
n hàng chục triệu người, tạo ra mật độ cư trú dày đặc. Đặc điểm
thứ hai là cư dân đô thị hoạt động chủ yếu bằng ngành nghề phi nông nghiệp với nhiều
phương thức kiếm sống khác nhau, tập trung trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, công
nghiệp vv…Đặc điểm thứ ba là họ thuộc đủ thành phần, tầng lớp xã hội và đa dạ
ng về
trình độ văn hóa, kiến thức. Như vậy, tính tập trung dân số cao, dày đặc về nơi cư trú
và đa dạng hóa thành phần dân cư là các yếu tố cơ bản nói lên sự phức tạp của đời
sống xã hội đô thị và kéo theo đó là tính phức tạp của công tác quản lý.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đóng một vai trò trọng yếu trong đời sống kinh tế
-
xã hội của đô thị. Thông qua hệ thống này, người dân trong đô thị có thể tiến hành các
hoạt động kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa và sinh hoạt hàng ngày, có thể
liên lạc từ đô thị này sang đô thị khác và với khu vực xung quanh. Có thể nói, hạ tầng
kỹ thuật chính là động lực để đô thị phát triển, thiếu nó xem như các hoạt động trong
đô thị sẽ rơi vào tình tr
ạng tê liệt. Hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung, là tổng hợp của
các ngành sản xuất mang tính phục vụ với những qui định đặc biệt, sử dụng mạng lưới
cơ sở vật chất để cung cấp cho dân cư và các tổ chức trong đô thị. Theo Luật Xây
dựng 2003, hạ tầng kỹ thuật bao gồm các loại hình phục vụ như hệ thống giao thông,
thông tin liên lạ
c, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước,

xử lý các chất thải và các công trình khác … nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt
của đô thị. Cụ thể:
- Hệ thống cung ứng năng lượng: các công trình sản xuất điện năng, nhiệt
năng, sản xuất và cung cấp nhiên liệu, khí đốt.
- Hệ thống cấp thoát nước: các công trình khai thác, s
ử dụng nguồn nước, sản
xuất, cung cấp nước máy, công trình tiêu thoát và xử lý nước thải.
- Hệ thống giao thông vận tải: các công trình giao thông nội thị (xe bus, xe
điện, subway, xe cá nhân) giao thông ngoại thị (vận tải đường bộ, đường
thủy, đường sắt, hàng không)
- Hệ thống thông tin: các công trình bưu chính, thông tin liên lạc.

9
- Hệ thống bảo vệ môi trường: các công trình giám sát bảo vệ môi trường, cây
xanh công viên, vệ sinh
Như vậy, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là một hệ thống công trình phức hợp,
trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, sinh hoạt của xã hội, gắn chặt
với đối tượng mà hệ thống này phục vụ. Mặt khác, hệ thống hạ tầ
ng kỹ thuật đô thị
vừa là kết quả của quá trình phát triển đô thị, vừa là điều kiện để tiếp tục phát triển đô
thị. Việc phát triển hệ thống công trình hạ tầng đô thị đòi hỏi phải xem xét đầy đủ tính
chất của đô thị, bố cục đô thị và yêu cầu phát triển dài hạn của đô thị. Trên cơ
sở đó,
công trình hạ tầng đô thị phải được xem là một hệ thống độc lập có quy hoạch thống
nhất, đầu tư thống nhất và xây dựng thống nhất, cả trên mặt đất lẫn trên không và dưới
mặt đất, trong đó: (a) mặt đất là tầng không gian quan trọng nhất của đô thị, chứa đựng
phần lớn các hoạt động kinh tế, phương tiện ph
ục vụ đời sống vật chất, tinh thần của
con người; (b) tầng dưới mặt đất là toàn bộ hệ thống thoát nước, hệ thống cáp ngầm và
giao thông metro; và (c) tầng trên không được sử dụng cho những công trình kiến trúc

hiện đại, cao tầng, cho hệ thống đường dây cung cấp điện và hành lang hàng không.
Nếu việc xây dựng không được tiến hành theo đúng quy hoạch thống nhất, thì hệ
thống đường sá trên mặt
đất, hệ thống đường ống trong lòng đất và các công trình trên
cao có thể không hài hòa, bị rối loạn khi vận hành, không ổn định trong thời gian dài.
Ngoài ra, phát triển thống nhất hệ thống công trình hạ tầng đô thị là điều kiện đảm bảo
cho sự phát triển mạnh mẽ các hạng mục xây dựng đô thị, rút ngắn thời gian xây dựng,
hạ giá thành xây dựng công trình và nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ HẠ T
ẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ
1.2.1. Khái niệm Khu dân cư
Theo Jay.M. Shafritz trong Tự điển chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, Khu dân
cư được xem là một địa bàn có một nhóm người đang sống chung [Community,
201]. Tự điển Lạc Việt [dẫn theo Oxford] thì đưa ra định nghĩa: “Khu dân cư hay
residential district” là nơi, địa bàn mà một nhóm, hay cộng đồng công dân sinh
sống hay có nhà ở tại đó.



10











GSTS Nguyễn Thế Bá [2004], trong Qui hoạch xây dựng phát triển đô thị, thì
đưa ra khái niệm Đơn vị láng giềng trong đơn vị cơ sở ở Phường. Ông viết như sau:
“Đơn vị ở Phường có thể chia ra nhiều đơn vị nhà ở nhỏ hơn, có qui mô không
lớn lắm, khoảng từ 300 đến 400 hộ gia đình các loại trên diện tích khoảng từ 4 đến 5
ha. Qui mô này là tương
đương với một nhóm nhà ở trước đây, được coi là một đơn vị
giao tiếp xã hội, nơi mà mọi người ở có thể quen biết nhau, có mối quan tâm đến nhau
trong cùng một cộng đồng xã hội gần gũi nhau ở đô thị. Quan hệ xã hội ở đây mang
tính láng giềng cùng xóm, cùng ngõ, cùng chung mối quan tâm hàng ngày trong sinh
hoạt ăn ở, trong mọi giao tiếp, đặc biệt là đối với người già và trẻ em.
Trong quản lý
đô thị, đơn vị ở láng giềng có thể là đơn vị Tổ dân phố, đường
phố hoặc liên tổ” [Nguyễn Thế Bá: 2004, tr. 111].
Còn theo Luật Xây dựng Việt Nam 2003 đưa ra định nghĩa về khu dân cư
nhưng ở nông thôn: ”Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia
đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong
phạm vi một khu v
ực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn,
phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác”
Như vậy, về mặt khái niệm, có thể chấp nhận định nghĩa của Tự điển Oxford vì
nó có tính khái quát cao; Khu dân cư là nơi hay địa bàn mà ở đó, có một cộng đồng
Box 1.2: Vai trò của hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cung cấp điện của Nigeria
Chất lượng dịch vụ thấp của Cơ quan điện lực quốc gia do nhà nước sở hữu (NEPA) đã gây
những vấn đề nghiêm trọng cho hệ thống sản xuất đất nước này. Một điều tra năm 1998 cho
biết là bình quân họ bị mất điện 5 lần/tuần. Tính trung bình, cúp đ
iện khiến họ mất 88 ngày
làm việc trong 1 năm. Doanh nghiệp cho biết rằng tình trạng cung cấp điện kém cỏi này đã
làm hỏng nguyên liệu, làm tăng thêm chi phí và hủy hoại thiết bị. Họ xếp việc cung cấp
điện kém cỏi là cản trở lớn nhất trong kết cấu hạ tầng.

Nhiều hãng phải đầu tư vào việc tự phát điện. Tính trung bình, họ phải sản xuấ
t ra một
lượng điện tương đương với lượng điện mua của NEPA. Chỉ có 16% hãng nhỏ không thể tự
lo chuyện phát điện và phải dựa vào NEPA. Không có một hãng qui mô trung bình hay lớn
nào làm như vậy. Tuy giá thành mỗi KW đã cao gấp 3 lần do qui mô phát điện nhỏ không
thể giảm chi phí, nhưng những hãng lớn và trung bình chỉ tốn thêm chi phí từ 14 đến 17%
trong khi các hãng nhỏ tốn thêm 24% do sự cắt điện của NEPA. Môi trườ
ng đầu tư trở nên
tệ hại vì tình trạng này.
[Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 2005, P.178]

11
người sinh sống hay có nhà tại đó. Lưu ý rằng bản thân Khu dân dân cư cũng được
Jay.M.Shafritz xem là một đơn vị hành chính cơ sở; có không gian riêng, có hoặc
không có tổ chức của chính quyền. Trong trường hợp Việt Nam, hình ảnh rõ ràng nhất
của Khu dân cư (cũng phù hợp với định nghĩa của Nguyễn Thế Bá) là Tổ dân phố.
1.2.2. Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư - HTKTKDC
Hệ thống HTKTKDC gồ
m toàn bộ các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho
nhu cầu phát triển của một khu dân cư, như: công trình giao thông, hệ thống thông tin
liên lạc (điện thoại, điện báo…), công trình cung cấp năng lượng (điện, chất đốt…),
công trình chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước, hệ thống
quản lý thu gom chất thải.
Theo sự phân loại của nhóm tác giả
Nguyễn Hoàng Nhân, HTKTKDC được
xếp vào nhóm hạ tầng cấp 3, chủ yếu phổ biến ở các khu dân cư cũ, thu nhập thấp
[Nguyễn Hoàng Nhân: 2006, tr. 8]. Thực tế điều tra của chúng tôi cho thấy hiện nay hạ
tầng kỹ thuật ở các Tổ dân phố gồm hệ thống các đường phố nội bộ (hay còn gọi là
HẺM), hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, h
ệ thống chiếu sáng hẻm, hệ thống

cấp điện sinh hoạt và thu gom rác tại các khu phố hay Tổ dân phố. Hệ thống này hiện
đang được quận (huyện) ủy nhiệm cho Phường quản lý mặc dù sự ủy nhiệm này có
nơi có văn bản, có nơi không và chưa có một qui định thống nhất nào ở cấp thành phố.
Như vậy, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư (HTKTKDC) hay
đối tượng về mặt
chủ thể của nhóm nghiên cứu chúng tôi là các công trình công cộng phục vụ dân
sinh cấp 3 và 4, hiện do chính quyền cơ sở Phường, Xã quản lý là chính. Hạ tầng
kỹ thuật này hiện có các đặc điểm:
1.2.2.1. Đường hẻm
+ Chức năng chính: phục vụ giao thông ở các tiểu khu, khối nhà và nối liền các
tiểu khu, khối nhà này với mạng lưới đường bên ngoài (gọi đường phố
khu vực hay
hẻm). Nguyễn Thế Bá cho rằng những đường này về mặt nguyên tắc phải bảo đảm cho
ô tô đi đến được tận nhà [Nguyễn Thế Bá: 2004, tr.123]; hay chiều rộng tối thiểu cũng
phải đạt đến 4,5m [Nguyễn Thế Bá: 2004, tr.152]. Nhưng trong thực tế, đường hẻm
của các Khu dân cư tại TPHCM đa số là không đạt chuẩn này, nhất là ở các khu phố
cũ, mà việc mở r
ộng là không dễ dàng.

12
+ Đặc điểm hiện nay: chiều rộng hẻm trong khu dân cư thông thường từ 1-
1,5m đến 2m; không có giao thông công cộng trên đường này; lưu lượng xe chạy và
bộ hành nhỏ; giao thông chủ yếu bằng xe máy, xe đạp và đi bộ; được nối với đường
phố khu vực để ra các đường phố chính; thường là sân chơi của trẻ con, người già.
1.2.2.2. Hệ thống thoát nước
+ Chức năng chính: thoát nước thải sinh hoạt từ
các hộ gia đình nhằm giảm sự
ô nhiễm của nước thải đến môi trường sống chung quanh. Ngoài ra, hệ thống này còn
dùng để thoát nước mưa, thoát nước tưới cây, rửa đường…
+ Đặc điểm: tuỳ thuộc vào chiều rộng hẻm và mật độ dân cư, hệ thống thoát

nước có thể được bố trí dưới dạng rãnh có nắp đan hay cống ngầm dưới lòng đường.
Những khu ph
ố cũ tại thành phố hầu hết có cống ngầm đã cũ, đường kính cống nhỏ và
chỉ thích hợp với mật độ dân cư vừa phải, vì thế đa phần là đang quá tải.
1.2.2.3. Hệ thống cấp nước
+ Chức năng chính : cung cấp nước từ đường ống lớn của nhà máy (qua hệ
thống chung của quận, thành phố) nhằm đảm bảo đủ nước sinh họat đúng tiêu chuẩn
đến dân cư.
+ Đặc điểm : tùy theo từng khu vực, hệ thống cấp nước có thể liên thông và sử
dụng nguồn nước thủy cục của toàn khu vực (tỉnh, thành phố, quận, huyện) hay đơn
giản là xây dựng và sử dụng hệ thống cấp nước riêng biệt của khu dân cư từ nguồn
nước ngầm tại chỗ.
1.2.2.4. Hệ th
ống chiếu sáng vỉa hè khu dân cư
+ Chức năng chính: cung cấp ánh sáng cho khu dân cư để đảm bảo sinh hoạt
công cộng cho người già, trẻ em; trật tự, an toàn lưu thông và an ninh khu vực.
+ Đặc điểm: hệ thống chiếu sáng vỉa hè khu dân cư do nhà nước chịu chi phí
điện, tuy nhiên hệ thống này đơn thuần chỉ làm chức năng chiếu sáng ở mức trung
bình, hợp lý. Phần lớn hệ thống chiếu sáng t
ại các khu phố đang trong tình trạng thiếu
đèn, lắp đặt không kịp thời hoặc không kịp với nhu cầu do dân cư từng khu và nhà ốc
đều đã tăng nhanh.
1.2.2.5. Hệ thống điện sinh hoạt (lắp điện kế và sử dụng nguồn điện quốc gia)

13
+ Chức năng chính: cung cấp nguồn điện sinh hoạt cho người dân trong khu
dân cư từ nguồn điện chính thức của quốc gia nhằm đảm bảo mọi người dân đều được
hưởng lợi và an toàn trong sử dụng, quản lý.
+ Đặc điểm: hệ thống điện sinh họat hiện đang đặt dưới sự quản lý trực tiếp của
điện l

ực địa phương; do điện lực gắn điện kế và quản lý đến từng hộ dân.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến HTKTKDC
Sự phát triển của hệ thống HTKTKDC tại các đô thị như TPHCM chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố sau:
- Mật độ dân cư: HTKTKDC mang tính cộng đồng cao, mật độ sử dụng rất
cao, lại được s
ử dụng cho rất nhiều mục đích dân sinh khác nhau. Thí dụ: đường hẻm
vừa là hệ thống giao thông, vừa là không gian sinh hoạt ban đêm cho trẻ em, người già
(do các khu dân cư cũ đa số người dân có thu nhập thấp, nhà ở nhỏ, hẹp, thiếu chỗ sinh
hoạt chung), nơi tổ chức ma chay, cưới gả, ; vỉa hè là nơi để vật liệu, đồ đạt, thậm chí
ghế đá; đường thoát nước đôi khi cũ
ng bị công trình ở nằm đè lên ,. Vì vậy, khả năng
bào mòn, hư hỏng tự nhiên của hệ thống này vốn dĩ đã cao hơn các hệ thống công trình
công cộng khác. Khu vực nào càng đông dân cư, mức độ hư hỏng, xuống cấp của hệ
thống hạ tầng kỹ thuật càng nhanh hơn nữa.
- Điều kiện tự nhiên: bao gồm các yếu tố về mặt đị
a hình, thuỷ văn…có mối
quan hệ trực tiếp đến sự hình thành và phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật cơ bản
như hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp và thoát nước trong khu vực.
- Điều kiện xã hội: bao gồm các chủ trương - chính sách, sự hỗ trợ đầu tư của
chính phủ và chính quyền địa phương các cấp nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuậ
t. Điều
kiện xã hội cũng thể hiện ý thức trách nhiệm của dân cư trong việc xây dựng, vận
hành, khai thác và bảo dưỡng hệ thống HTKTKDC.
1.3. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ TẠI
TPHCM
1.3.1. Giới thiệu
Sau giải phóng, TPHCM tiếp quản hệ thống CSHT tương đối hiện đại, đồng bộ
với chất lượng tốt hơn rất nhiề
u so với nhiều thành phố khác trong cả nước. Cơ cấu tổ

chức của hệ thống này khá hợp lý với bố cục quy hoạch đô thị lúc bấy giờ và chú trọng

14
nhiều về phát triển thương mại, dịch vụ. Nhưng sau ngày giải phóng, cơ cấu kinh tế
thành phố được cải tạo lại theo hướng XHCN cùng với quan điểm chuyển Thành phố
Sài Gòn trước đây từ thành phố tiêu thụ sang thành phố sản xuất; hàng loạt cơ sở sản
xuất lớn nhỏ hình thành ngay trong lòng nội thành hiện nay, tạo sự hỗn độn giữa nơi
cư trú và nơi làm vi
ệc. Thậm chí các cơ sở có yêu cầu vận chuyển nguyên liệu cồng
kềnh, quá tải (các xưởng cưa xẻ gỗ, chế biến thủy hải sản, vật liệu xây dựng…) còn
tập trung phát triển trong nội thành, làm hư hỏng nghiêm trọng các công trình hạ tầng
giao thông khu vực vốn chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt dân cư. Thêm vào đó, sự
gia tăng dân số, nhà ở trong khi việc đầu tư cho hạ
tầng kỹ thuật không được chú trọng
đã dẫn đến thời kỳ suy giảm năng lực, mất cân đối giữa hệ thống hạ tầng có sẵn với
yêu cầu tổ chức sản xuất và phục vụ dân cư vào đầu những năm 90.
Trải qua 30 năm phát triển thành phố, để đảm bảo phù hợp giữa phát triển kinh
tế xã hội và hệ thống công trình hạ tầ
ng kỹ thuật, Chính quyền TPHCM cùng với các
bộ ngành trung ương đã thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp nhằm phát triển hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu
chính viễn thông, phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị thành phố đến
năm 2020. Việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nh
ững năm qua đã góp phần
bổ sung chỉ số tăng trưởng kinh tế của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
các quận mới thiếu hạ tầng trước đây, thu hẹp khoảng cách giữa vùng nông thôn và
thành thị, đồng thời đã ngăn chặn một phần sự xuống cấp của các công trình hạ tầng
nhờ các DA bảo trì, duy tu nâng cấp và chỉnh trang đô thị, tạo bộ
mặt mới cho thành
phố, nhất là tại các quận trung tâm như dự án (DA) nâng cấp đô thị: Tiểu DA

TPHCM do Ngân hàng thế giới tài trợ.
Dù vậy, do những nguyên nhân khách quan như nguồn ngân sách không đủ cho
yêu cầu đầu tư và bảo trì hệ thống công trình hạ tầng, cùng với nguyên nhân chủ quan
như chưa triển khai hoạt động chỉnh trang, nâng cấp một cách toàn diện trong toàn
thành phố, đã dẫn đến thực tế là hiện nay, hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật chưa
cân đối xét về nội bộ các ngành hạ tầng kỹ thuật, chưa phù hợp với bố cục quy hoạch
đô thị, nhất là trong tình hình đô thị hóa nhanh ở khu vực các quận mới thành lập. Ở
khía cạnh khác, chính sự thiếu phối hợp trong quy hoạch, kế hoạch, lập DA nên khi
đầu tư tạo nên sự không đồng bộ giữa các ngành hạ tầng nh
ư điện, bưu chính viễn
thông, giao thông vận tải…,. Hiện tượng đường vừa mới tráng nhựa xong lại phải đào

15
lên để lắp đặt cáp ngầm, đặt ống cấp thoát nước ngay chính ở khu dân cư là những ví
dụ điển hình cho sự thiếu đồng bộ này.
1.3.2. Khái quát qui mô HTKTKDC của thành phố
Phát triển thiếu qui hoạch một thời gian dài, sức ép tăng dân và nhà ở, tình trạng
không đồng bộ và bất cập trong quản trị xây dựng mới, trong sửa chửa, bổ sung
HTKTKDC cũ là những nguyên nhân chính khiến hạ tầng kỹ thuật thành phố
nói
chung chưa đạt sự chính qui của một đô thị.
Về đường sá, cho đến đầu 2006, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn thành
phố là 2.321
km
, chia ra trong 1.713 tuyến. Trong số này, theo số liệu của Phòng cảnh
sát giao thông đường bộ thuộc Công an TPHCM vào năm 2004, tổng đường hẻm có
chiều dài 513
km
. 60% số đường này hay 307,8

km
là đường hẻm có chiều rộng dưới 7m.
Đặc biệt, 410
km
đã có tráng nhựa hình thức này hay hình thức khác, số còn lại trên
100
km
chỉ là đường đất hoặc đá (Bảng 1.1.)
Bảng 1.1: Tình hình đường bộ khu dân cư tại TPHCM
Trong đó, chia ra Chia ra Chia ra

Chỉ số
Tổng qui

đường bộ
thành
phố (km)
Thành
phố
quản

Quận,
huyện
quản lý
Trung
ương
quản

Rộng
dưới

7m
Trên
7m
Đã
tráng
nhựa
Đất,
đá,
Chiều dài
(km)
2.321 1.521 372 428 307,8 2.013,2 1.911,0 410,4
Mật độ
/diện tích
(%)
6% 3,93 0,96 1,1 0,8 5,2 4,94 1,06
Mật độ/km
2
0,8 - - - - - - -
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Sở giao thông-công chánh, Phòng cảnh sát
giao thông đường bộ Công an TPHCM.

16
Mật độ đường bộ của thành phố nhìn chung chưa đạt yêu cầu của một đô thị loại
1. Tiêu chuẩn đô thị loại 1 phải có mật độ đường bộ trên diện tích từ 15% đến 20%
trong khi hiện tại chỉ số này của thành phố là 6%. Mật độ đường trên 1km
2
cũng rất
thấp. Nội thành là 7,39, trong khi ngoại thành là 0,5. Thành phố chúng ta còn phải mất
nhiều năm để củng cố hệ thống đường bộ cho đạt tầm một đô thị cấp khu vực.
Vấn đề là hệ thống đường bộ nội thành đang ở trong tình trạng đa dạng về kết

cấu và khác nhau về chất lượng. Trong 1.893km đường do chính quyền các cấp của
thành phố qu
ản, có 27% là đường hẻm thuộc thành phần HTKTKDC mà đề tài này
khảo sát. 3/4 trong số 27% này đã có tráng nhựa nhưng chất lượng rất đa dạng. Đa số
trong chúng có nền nhựa thực hiện từ trước 1975; nay trên nền này, nhà nước (hoặc
nhà nước và nhân dân) đã phủ lên từ một đến nhiều lớp nhựa mới. Số khác bằng
bêtông ciment, số còn lại là tô trát ciment thuần túy không có cốt betông. 1/4 còn lại là
đường đất, đường tr
ải đá cấp phối chưa tráng nhựa, chủ yếu phân bổ ở các quận huyện
mới thành lập, vùng ngoại thành.
Không kể 1/4 chưa chỉnh trang, nâng cấp này, trong số 3/4 (của 515
km
) đường
tráng nhựa, tỷ lệ hư hỏng hiện cũng đã khá cao. Theo thống kê trên đơn vị ngẫu nhiên
trong mẫu của nhóm điều tra, gần 40% số hẻm này đã xuống cấp. Bên cạnh đó, tuy số
liệu của thành phố cho biết có 60% trong 513
km
hẻm là rộng dưới 7
m
, thực tế có đến
hơn 1/2 là nhỏ dưới 3
m
và trong số này, số lượng hẻm nhỏ hơn 2
m
là rất nhiều. Nghĩa
là có ít nhất một nửa đường bộ khu dân cư hiện nay trong tình trạng phải chỉnh trang,
nâng cấp càng sớm càng tốt. Phần còn lại cũng phải thực hiện trong thời gian vài năm
tới.
Hệ thống chiếu sáng và cấp nước, thoát nước, xử lý rác thải cũng có vấn đề.
Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 40% đường khu dân cư có hệ thống chiếu sáng công

cộng đầy đủ; hơn một nửa trong tình trạng kém do chưa có hệ thống chiếu sáng, hoặc
đã có nhưng bóng hư, đứt dây mà lâu ngày không sửa. Nhiều khu phố điện lực không
muốn bắt đèn chiếu sáng do bóng liên tục bị bắn vỡ, bị phá bởi những con nghiện và
thành phần thanh niên hư hỏng khác vào ban đêm. Hệ thống cấp nước thì đa số là
chắp vá, chỉ có khoảng 75% khu dân cư
có nước máy đến đầy đủ từng nhà, số còn lại
phải câu nước nhờ nhà khác do chưa có đồng hồ nước, thậm chí một số khu vực vẫn
tiếp tục dùng nước giếng khoan do chưa có đường cấp nước đi qua.

17
Tình trạng thoát nước còn tệ hơn. Chỉ trừ khoảng 60% khu dân cư trung tâm
hoặc có hạ tầng tốt từ trước, mật độ dân lại không quá đông, trình trạng cống thoát
nước mưa và nước thải tốt, những khu dân cư còn lại, khu lao động, khu ngoại thành
hầu hết có mật độ xây dựng trái phép cao, đường thoát nước bị ngăn, cắt, xây dựng đè
lên khiến ngay cả trong mùa khô việc thoát nước cũng khó. Nhiề
u hộ đổ nước thải ra
đường hẻm. Việc xử lý rác thải hầu hết do các chủ tư nhân tiến hành và công việc này
hiện được thực hiện khá tốt ở các khu dân cư. Chỉ có một số ít khu dân cư không thuê
đại lý đổ rác mà còn tình trạng đổ rác thải ra đất trống, xuống bờ kênh. Đa số khu dân
cư đều thuê đại lý thu gom rác và thanh toán tiền hàng tháng. Mức thanh toán từ
10.000 đồng đến 30.000 đồng tùy theo khu vực. Vấ
n đề chỉ còn là việc tổ chức thu
gom và qui định giá thu gom vẫn còn nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền.
Bức tranh chung về hiện trạng HTKTKDC cả thành phố là như thế. Những phần
dưới đây sẽ đi vào chi tiết bức tranh này thông qua kết quả điều tra của nhóm.
1.3.3. Những bất cập trong quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị tại
TPHCM thời gian qua
Quản lý nhà nước h
ệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung bao gồm nhiều nội
dung như quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng ,. Qui trình đòi

hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Song, trên thực tế các văn bản pháp qui trong
lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, chưa hoàn chỉnh, thể hiện rõ nhất là việc chia cắt ở
các lĩnh vực hạ tầ
ng trong quản lý, sự thiếu đồng bộ trong phối hợp giữa chính quyền
địa phương với trung ương và với các ngành, thậm chí ngay trong nội bộ của ngành.
Trong quá trình quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trong các khu dân
cư tại TPHCM những năm qua, có thể thấy có những bất cập sau:
a. Trước hết, việc thiếu quy hoạch chi tiết sử dụng đất đã gây rất nhiều khó khăn
cho các c
ơ quan thẩm định DA đầu tư nói chung và các khu dân cư đô thị nói
riêng trong việc xác lập các căn cứ pháp lý để quản lý xây dựng đô thị. Việc
không đánh giá đúng thực trạng quỹ đất hiện có và dự kiến quỹ đất dự trữ, cũng
như thiếu nguồn lực tài chánh để thực hiện các DA nên nhiều DA phải nằm chờ
để tìm kiếm nguồn đầu tư, dẫn
đến tình trạng nhiều khu vực đất bị hoang hóa,
gây lãng phí xã hội.

18
b. Có quá nhiều quy hoạch chi tiết nhỏ, lẻ trong các khu dân cư đã được các cơ
quan hữu quan chấp thuận; trong khi không ít các chủ đầu tư thiếu thực lực về
vốn đã tự ý phân lô bán nền, phân lô hộ lẻ một cách tùy tiện, dẫn đế hệ quả phát
sinh hàng ngàn lô phố, hàng trăm đoạn đường ngắn không liên thông với nhau,
không tên gọi, số nhà đặt tùy tiện vv…, phá vỡ qui hoạch, khiến hệ
thống hạ
tầng kỹ thuật không đảm bảo. Sự thiếu sót này dẫn đến hệ lụy là chính quyền
địa phương hoàn toàn lúng túng, buông lỏng công tác quản lý, có nơi đi đến
thỏa hiệp. Kết quả là chỉ mang lại lợi ích cho một số nhà đầu tư, còn nhà nước
phải gánh chịu hậu quả trong việc chỉnh trang, nâng cấp đô thị về sau. Các DA
khu dân cư tại Quận 2, Gò Vấp, Tân Bình mà thành phố ph
ải xử lý vừa qua là

minh chứng cho công tác qui hoạch thiếu đồng bộ này.
c. Hạ tầng kỹ thuật của các DA khu dân cư mới đã và đang thực hiện phần lớn
không chú trọng về chất lượng thực hiện, xem nhẹ việc nghiệm thu, đặc biệt đối
với các DA không thuộc ngân sách nhà nước. Việc xây dựng các công trình hạ
tầng trong khu dân cư thường được giao khoán cho đơn vị chủ
đầu tư, không
tiên liệu trước các hạng mục hạ tầng cần phải kết nối, liên thông theo quy hoạch
chung, dẫn đến hệ thống nước thải manh mún, chảy tràn lan hoặc tự thấm. Kết
quả hàng loạt điểm ngập phát sinh hàng năm, nhất là tại khu vực các quận mới.
Mặt khác, do thiếu quy hoạch đồng bộ, những công trình hạ tầng công ích khác
trong phạm vi quy hoạch cũng bị phân tán, manh mún; đườ
ng thì nhiều ngõ cụt.
Điển hình như mạng lưới công viên nội bộ trong khu vực dân cư; hầu như nơi
nào cũng phải có do công tác thiết kế quy hoạch qui định, bất chấp trường hợp
hai khu vực dân cư liền kề nhau, có thể sử dụng chung một công trình công ích
và dành đất cho việc xây dựng các công trình hạ tầng khác.
d. Việc cấp chứng chỉ quy hoạch, hay thỏa thuận kiến trúc–quy hoạch hiện nay
phải thực hiện theo Nghị định 91/CP, ngày 17/08/1999 của Chính phủ. Theo
nghị định này, phải xác định rõ các yêu cầu về xây dựng và khai thác sử dụng
CSHT kỹ thuật đô thị, như giao thông, san nền, thoát nước, cấp điện vv…, đồng
thời việc xây dựng các công trình ngầm phải được tiến hành đồng bộ, cùng lúc,
nếu không phải có các giải pháp quá độ và được cơ quan chức năng thẩm định.
Thực tế
, nội dung này chưa được thực hiện đầy đủ theo qui định, vẫn thường

19
xuyên tái diễn cảnh đào, lắp rồi lại tiếp tục đào, gây lãng phí xã hội, bất bình
trong một số bộ phận dân cư.
1.4. VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN ĐỂ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH CÔNG ÍCH NÓI CHUNG

1.4.1. Khái niệm huy động đóng góp người dân hay Quyền tham gia của công dân
“Huy động đóng góp người dân, huy động sức dân cho các công trình công ích”
là quá trình xác định và huy động các nguồn lực, các khoản đóng góp có thể có của
dân cư trong cộng đồng vào ho
ạt động quy hoạch, thực hiện và quản lý sử dụng hoặc
duy trì một công trình công ích. Sự đóng góp này có thể ở dưới dạng vốn, lao động,
quyền sử dụng đất đai, nguyên vật liệu, chất xám, kỹ thuật chuyên môn…
Ở nước ngoài, việc huy động nguồn lực từ cư dân ở khu dân phố (Residential
District) được hiểu theo nghĩa Đồng tham gia hay Quyền tham gia của công dân.
Cũng Jay.M. Shafritz trong Tự điể
n chính quyền và chính trị Hoa Kỳ đưa ra một định
nghĩa rất thú vị rằng: “Citizen Participation: Quyền tham gia của công dân là một
phương tiện trao cho các cá nhân hay nhóm cá nhân quyền thương lượng để đại diện
cho lợi ích riêng của họ, lập kế hoạch và thực hiện chương trình riêng của họ với ý
định hướng tới việc nắm quyền kiểm soát chương trình này. Một vài chương trình của
chính phủ (Hoa Kỳ) có nh
ững qui định mang tính pháp lý yêu cầu một cách cụ thể các
công dân bị ảnh hưởng bởi các chương trình này phải được tham gia vào những quyết
định hành chính của chúng. Có lẽ mức độ tham gia của công dân vào một chương
trình (có liên quan đến quyền lợi của họ) càng lớn, thì chương trình đó càng đáp ứng
được nhiều hơn nhu cầu của cộng đồng và cộng đồng càng đáp ứng được nhiều hơn
yêu cầu của ch
ương trình.”
Như vậy, huy động đóng góp người dân chính là một bộ phận trong việc
thực thi quyền tham gia của công dân ở một đất nước dân chủ. Huy động đóng
góp người dân hay huy động sức dân cho các công trình công ích mang lại các lợi ích
sau:
- Giảm thiểu gánh nặng cho ngân sách của thành phố/tỉnh trong quá trình chỉnh
trang đô thị để đảm bảo hài hoà giữa cảnh quan và phát triển kinh tế.

×