Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

khảo nghiệm một số giống cây ăn trái có chất lượng cao tuyển chọn trong nước và nhập nội đáp ứng thị trường cap cấp và xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 173 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
*****
CÔNG TY GIỐNG CÂY TRỒNG
TP. HỒ CHÍ MINH
*****



BÁO CÁO NGHIỆM THU




ĐỀ TÀI:

Khảo nghiệm một số giống cây ăn trái có chất lượng
cao tuyển chọn trong nước và nhập nội đáp ứng thò
trường cao cấp và xuất khẩu



CHỦ NHIỆM: TS. NGUYỄN VĂN KẾ
ĐỒNG CHỦ NHIỆM: KS. NGUYỄN VĂN EM















TP. HCM – THÁNG 7/ 2007

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
*****
CÔNG TY GIỐNG CÂY TRỒNG
TP. HỒ CHÍ MINH
*****



BÁO CÁO NGHIỆM THU




ĐỀ TÀI:

Khảo nghiệm một số giống cây ăn trái có chất lượng
cao tuyển chọn trong nước và nhập nội đáp ứng thò
trường cao cấp và xuất khẩu




- CHỦ NHIỆM: TS. NGUYỄN VĂN KẾ
(Trưởng bộ môn Cây Lương Thực – Rau – Hoa – Qủa
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM).
- ĐỒNG CHỦ NHIỆM: KS. NGUYỄN VĂN EM
(Công ty Giống Cây Trồng TP. HCM)
- CƠ QUAN CHỦ TRÌ: CÔNG TY GIỐNG CÂY TRỒNG TP. HCM
- CƠ QUAN CHỦ QUẢN: SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM.






TP. HCM – THÁNG 7/ 2007




DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN THAM GIA VÀ CỘNG TÁC VIÊN

CƠ QUAN THAM GIA
- Công ty Trang nông (Trang nong seeds Co., Ltd)
- Bộ môn Cây Lương Thực – Rau – Hoa – Quả (ĐHNL TPHCM)

CỘNG TÁC VIÊN
- KS. Hán Tấn Linh, trại Giống Cây n Qũa công ty Trang Nông
- Th.S. Nguyễn Văn Phong, TT Khuyến Nông TPHCM
- KS. Nguyễn Xuân Quang, trưởng trại Đồng Tiến 3
- KS. Nguyễn Minh Đông, trại Dồng Tiến 3

- KS. Cao Thanh Hạnh
- KS. Bùi thò Minh Thu
- KS. Bùi Thò Hòa
- KS. Đặng thò Hồng Sơn
- KS. Phạm Thò Yến
- KS. Phạm Thò Tâm Hường
- KS. Phạm Đức Lập
- KS. Võ Thanh Phụng
- KS. Lưu Huy Lâm
- KS. Nguyễn Hồ Vũ
- KS. Phạm Thò Thanh Tuyền
- SV. Trần thò nh Ngà
- SV. Lê Thò Lệ Hằng
- SV. Ngô Quang Thọ
- SV. Phan Xuân Hoàng

i
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

Tên đề tài:
Khảo nghiệm một số giống cây ăn trái có chất lượng cao tuyển chọn trong
nước và nhập nội đáp ứng thò trường cao cấp và xuất khẩu

Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Văn Kế,
đồng CN: KS. Nguyễn Văn Em (trước đây là KS. Huỳnh Văn Quang,
do KS. Quang xin nghỉ việc công ty Giống Cây Trồng TP HCM cử
KS Em thay thế )
Cơ quan chủ trì : Công ty Giống Cây trồng TP HCM
Cơ quan tham gia: Công ty Trang Nông và ĐH Nông Lâm TP. HCM


Thời gian thực hiện đề tài : 24 tháng từ tháng 7/2005 đến tháng 7/2007

Kinh phí được duyệt : 136.000.000 đ (một trăm ba mươi sáu triệu đồng)
Kinh phí đã cấp : 136.000.000 đ (sở KHCN giữ lại một phần chờ nghiệm thu)

Mục tiêu :
a) Xác đònh các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, mau cho qủa trong 32
giống trồng (cultivars), tuyển lựa trong 6 họ cây ăn trái nhằm giới thiệu cho sản
xuất tạo mặt hàng xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong các thò trường cao cấp như siêu
thò, nhà hàng. Cụ thể:
- Họ cam quýt (Rutaceae): theo đăng ký ban đầu gồm 11 giống (nhập từ Thái 5
giống, tuyển lựa trong nước 6 giống): sẽ chọn ra 2 giống bưởi, 2 giống quýt, 2
giống cam.
- Họ xoài (Anacardiaceae) gồm 5 giống: sẽ chọn ra 1 giống xoài ăn xanh, 1
giống xoài ăn chín.
- Họ ổi (Myrtaceae): gồm 3 giống (ổi TN 1, TN 2 và TN3. Ba giống mận: Hồng
Thái, mận Da xanh, mận Hồng đào). Sẽ chọn ra 2 giống (1 giống ổi và 1 giống
mận) có chất lượng cao.
- Họ mít (Moraceae) gồm 6 giống (3 giống của viện Cây ăn qủa miền Nam và
2 giống của công ty Trang Nông). Sẽ chọn ra 1 giống vừa ăn tươi, vừa sấy, có
thời gian kiến thiết cơ bản ngắn từ 1 đến 1,5 năm.
- Họ đu đủ: gồm 5 giống (4 giống của Trang Nông và 1 giống Trạng Nguyên
làm đối chứng). Sẽ Chọn ra 1-2 giống.
- Họ Táo ta: gồm 2 giống (táo Thái và táo Taiwan). Sẽ chọn ra 1 giống.

ii
b) Xử lý ra hoa bằng hóa chất: hai họ cam quýt và xoài dựa trên các thành tựu
đã đạt được của Đại Học Nông Lâm TP. HCM, của ĐH Cần Thơ và của viện
Cây n Qủa miền Nam tiến hành các thí nghiệm trên cơ sở sử dụng phối hợp
hai chất paclobutrazol và thiourea để sớm có qui trình chủ động sự ra hoa trên

hai nhóm cây này.
c) Xét nghiệm sự tái nhiễm hai bệnh Tristeza và Huanglong bing (Greening)
trên các cây họ cam quýt đang trồng khảo nghiệm để phục vụ sự nhân giống
sau này. Trường hợp chúng tái nhiễm đề xuất vi ghép để lọc bệnh.

Nội dung :
Những nội dung thực hiện (có đối chiếu với hợp đồng đã ký kết):

TT
Dự kiến Thực hiện Sản phẩm
1 Khảo nghiệm giống Đã thực hiện trên các
giống cây ăn qủa đăng
ký trong đề tài và thực
hiện vượt mức
Hầu hết các giống đã ra
qủa, đã hoàn tất báo cáo
2 Nghiên cứu qui trình
kích thích ra hoa cho
cây họ cam quýt và
cây xoài
Đã làm các thí
nghiệm kích thích ra
hoa cho xoài và cam
quýt
Đ
ã có kết qủa, và đề xuất
qui trình
3 Xét nghiệm bệnh
Tristeza và greening
Đã xét nghiệm. Bảng kết qủa xét nghiệm

của viện Cây ăn qủa
miền Nam
4 Phân tích sinh hóa
các loại qủa
Đã có các kết qủa
phân tích
Bảng kết qủa từ Trung
Tâm Bảo Quản, chế biến.

Những nội dung còn lại:
Không
Đào tạo: đề tài đã giúp đào tạo 11 sinh viên khoa Nông Học, ĐHNL TP HCM.
Bàài báo: đã viết được 3 bài báo, 2 bài về cây xoài, 1 bài về cây ổi đăng trong
Tạp Chí Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm nghiệp, Đại Học Nông Lâm TP HCM.


iii
MỤC LỤC

TT Nội dung Trang
Thông tin chung về đề tài i
Mục lục iii
Một số chữ viết tắt iv
Danh sách các bảng v
Danh sách các hình viii
1 Nội dung 1: Cây họ cam quýt 1
1.1 Khảo nghiệm giống 1
1.1.1 Tổng quát 1
1.1.2 Phương pháp nghiên cứu 6
1.1.3 Kết quả và thảo luận 8

1.1.4 Kết luận cho phần khảo nghiệm giống 25
1.2 Xử lý ra hoa bằng paclobutrazol và thiourea 26
1.2.1 Mục tiêu 26
1.2.2 Vật liệu và phương pháp 26
1.2.3 Kết quả và thảo luận 28
1.2.4 Kết luận cho phần xử lý ra hoa 34
2 Nội dung 2: Cây xoài 39
2.1 Tổng quát 39
2.2 Điều kiện và phương pháp thí nghiệm 40
2.3 Kết quả và thảo luận 43
2.3.1 Khảo nghiệm giống 43
2.3.2 Xử lý ra hoa 48
2.4 Phác thảo qui trình xử lý ra hoa bằng PBZ kết hợp với thiourea 56
2.5 Kết luận 57
3 Nội dung 3: Khảo nghiệm một số giống ổi 61
3.1 Tổng quát 61
3.2 Vật liệu, phương pháp và điều kiện thí nghiệm 62
3.3 Kết quả và thảo luận 64
3.4 Kết luận và đề nghò 70
4 Nội dung 4: Khảo nghiệm giống mận (roi) 73
4.1 Tổng quát 73
4.2 Phương pháp nghiên cứu 74
4.3 Kết quả và thảo luận 75
4.4 Kết luận 83

iv
5 Nội dung 5: Khảo nghiệm giống đu đủ 86
5.1 Tổng quát 86
5.2 Phương pháp nghiên cứu 88
5.3 Kết quả và thảo luận 90

5.4 Kết luận 99
6 Nội dung 6: Khảo nghiệm một số giống mít 102
6.1 Tổng quát 102
6.2 Phương pháp nghiên cứu 103
6.3 Kết quả và thảo luận 106
6.4 Kết luận 114
7 Nội dung 7: Khảo nghiệm hai giống táo 117
7.1 Tổng quát 117
7.2 Phương pháp nghiên cứu 119
7.3 Kết quả và thảo luận 121
7.4 Kết luận 130

Kết luận và đề nghò chung
132

Tài liệu tham khảo
133

Phụ lục
136

Một số từ và chữ viết tắt

- Cây ăn qủa = cây ăn trái, qủa : trái (tùy theo cách gọi của từng đòa
phương)
- NT = nghiệm thức
- TN: viết tắt tên giống Trang Nông.
- PBZ : paclo : paclobutrazol.
- ns : non significant : không có nghóa (thống kê)
- ĐK: đường kính

- CCC, CC: chiều cao cây hay chiều cao
- CTV: cộng tác viên
- TL = p = trọng lượng
- LLL: lần lặp lại






v



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Số
Tựa bảng Trang
1.1 Danh sách các cây họ cam quýt khảo nghiệm 6
1.2 Kết quả phân tích đất tại khu thí nghiệm 7
1.3 Chiều cao cây các giống 8
1.4 Đường kính tán cam quýt bưởi 10
1.5 Đường kính gốc cam quýt bưởi 11
1.6 Dạng tán các giống cam quýt bưởi 12
1.7 Đặc điểm lá của các giống cam quýt bưởi 13
1.8 Kích thước và hình dạng qủa 15
1.9 Đặc điểm bên ngoài quả của các giống khảo nghiệm 16
1.10 Đặc điểm bên trong qủa của các giống khảo nghiệm 17
1.11 Đặc điểm vật lý của qủa các giống cam quýt bưởi khảo
nghiệm

18
1.12 Đặc điểm hóa học của qủa các giống cam quýt khảo nghiệm 19
1.13 Kết qủa xét nghiệm hai bệnh Greening và Tristeza 21
1.14 Tỉ lệ hại và chỉ số hại gây ra bởi sâu vẽ bùa trên lá 23
1.15 Tỉ lệ hại và chỉ số hại gây ra bởi bệnh ghẻ và loét 24
1.16 Tổng hợp năng suất năm 2006 25
1.17 Ngày bắt đầu ra hoa sau xử lý PBZ 28
1.18 Tỉ lệ cành cấp một ra hoa (%)
29
1.19 Số hoa ra/cành 30
1.20 Năng suất (kg/cây) 30
1.21 Số hoa ra/cây của quýt đường 31
1.22 Số hoa ra/cây của quýt Chukhun 32
1.23 Số hoa ra/cây của cam Phi món 32
1.24 Số hoa ra/cây của cam Soàn 33
1.25 Số hoa ra/cây của bưởi Khao Nam Phung 33
2.1 Đặc điểm đất khu thí nghiệm 40
2.2 Số liệu khí hậu tại TP HCM (trạm Tân Sơn Nhất) 41
2.3 Đặc điểm cây xoài (6/2006) 44
2.4 Đặc điểm cơi đọt 45
2.5 Đặc điểm lá 45

vi
2.6 Một số điểm nổi bật về màu sắc và hình dạng lá của các
giống
46
2.7 Đặc điểm phát hoa của các giống xoài 47
2.8 Đặc điểm qủa xoài 48
2.9 Số phát hoa tích lũy/cây tính đến 5/2/2006 trong thí nghiệm 1 51
2.10 Số phát hoa tích lũy/cây tính đến 5/2/2006 trong thí nghiệm 2 51

2.11 Số phát hoa tích lũy/cây tính đến 5/2/2006 trong thí nghiệm 3 52
2.12 Kích thước phát hoa 52
2.13 Số lượng và tỉ lệ hoa lưỡng tính/phát hoa 53
2.14 Năng suất qủa/cây (xử lý 4/8/2005) 53
2.15 Năng suất qủa/cây (xử lý 25/8/2005) 54
2.16 Năng suất qủa/cây (xử lý 9/2005) 54
2.17 Kích thước và trọng lượng các phần của qủa 55
2.18 Năng suất và độ Brix của các giống xoài 55
2.19 Kích thước và trọng lượng qủa 56
3.1 Kích thước cây ổi 64
3.2 Tốc độ tăng trưởng của các giống ổi trong mùa 65
3.3 Kích thước lá ổi 65
3.4 Số hoa tích luỹ trên mỗi giống sau đợt cắt 66
3.5 Đặc điểm của hoa 66
3.6 Thời gian nuôi qủa 67
3.7 Kích thước và trọng lượng qủa ổi 67
3.8 Đặc tính hoá học của quả (tính cho 100g thòt quả) 68
4.1 Kích thước cây và dạng tán của ba giống mận 76
4.2 Tăng trưởng của ba giống mận 77
4.3 Kích thước lá mận 77
4.4 Đặc điểm qủa của ba giống mận 79
4.5 Phân tích hóa học qủa của ba giống mận 80
4.6 Tỉ lệ lá mận bò hai và chỉ số hại do sâu ăn lá 81
4.7 Tỉ lệ qủa bò hai do các nguyên nhân (không bao qủa bằng
giấy)
82
4.8 Tỉ lệ qủa bò hai do các nguyên nhân (bao qủa bằng giấy) 82

vii
5.1 Kết qủa phân tích đất tại khu thí nghiệm 89

5.2 Kích thước cây 92
5.3 Đặc điểm của lá trưởng thành 92
5.4 Tỉ lệ cây mang hoa đực, cái và lưỡng tính 93
5.5 Vò trí đóng qủa đầu tiên 94
5.6 Đặc điểm hình thái qủa 96
5.7 Trọng lượng và kích thước trung bình của qủa 97
5.8 Đặc tính vật lý qủa 97
5.9 Một số chỉ tiêu hóa học 98
5.10 Năng suất thực thu 98
6.1 Đặc điểm của một số nhóm giống mít ta ở miền Đông Nam
Bộ
102
6.2 Đặc điểm một số giống mít tại Fairchild Tropical Botanic
Garden
103
6.3 Kết qủa phân tích đất tại khu thí nghiệm 104
6.4 Kích thước và sự tăng trưởng của cây 106
6.5 Đường kính tán và sự tăng trưởng 107
6.6 Đường kính thân và tăng vanh thân 108
6.7 Đặc điểm bản lá của các giống mít 109
6.8 Đặc điểm bên ngoài quả 110
6.9 Đặc điểm bên trong qủa 111
6.10 Các chỉ tiêu hóa học về quả của các giống mít đã cho quả 112
6.11 Tổng hợp sâu bệnh hại mít 112
6.12 Năng suất của các giống mít khảo sát 113
7.1 Kết qủa phân tích đất tại khu thí nghiệm 120
7.2 Kích thước cành của hai giống táo 123
7.3 Số cành trung bình của hai giống táo 123
7.4 Đặc điểm lá táo TN1 và TN 2 124
7.5 Kích thước và hình dạng qủa 125

7.6 Trọng lượng các phần của quả 126
7.7 Phẩm chất quả của táo TN1 và TN2 127
7.8 Thành phần hóa học của qủa táo 128

viii
7.9 Năng suất lý thuyết 128
7.10 Phân tích các nguyên nhân gây rụng qủa táo 130




DANH SÁCH CÁC HÌNH


Số
Tựa hình Trang
1.1 Lá cam Thái (trái) và lá cam Taiwan TN 1 (phải) 35
1.2 Các dạng lá cam quýt 35
1.3 Các dạng lá bưởi 35
1.4 Cam sành 35
1.5 Cam Phi món 35
1.6 Cam Sọc 35
1.7 Cam Soàn 36
1.8 Cam Thái 36
1.9 Cam Taiwan TN 1 36
1.10 Quýt Đường 36
1.11 Quýt xì thỏong 36
1.12 Quýt Chukhun 36
1.13 Quýt Orlando 37
1.14 Bưởi Khao Nam Phung 37

1.15 Bưởi Khao Paen 37
1.16 Bưởi Năm Roi 37
1.17 Bưởi Da xanh 37
1.18 Một hàng quýt Thái trồng khảo nghiệm 37
1.19 Quýt Xì Thỏong ra nụ 38
1.20 Bưởi Khao Nam Phung ra hoa 38
1.21 Bưởi Khao Nam Phung đậu quả 38
1.22 Hoa cam đang nở 38

ix
1.23 Sâu vẽ bùa phá hại lá bưởi 38
1.24 Rệp sáp phá hại quýt Chu Khun 38
2.1 Sự tăng trưởng đường kính tán xoài 43
2.2 Sự tăng trưởng chiều cao cây 44
2.3 Số phát hoa/cây đợt xử lý 4/8/2005 49
2.4 Số phát hoa/cây đợt xử lý 25/8/2005 50
2.5 Số phát hoa/cây đợt xử lý 25/9/2005 50
2.6 Vườn xoài thí nghiệm ĐT3 59
2.7 Xoài xử lý ra hoa và cây ĐC 59
2.8 Phát hoa xoài Cát Hòa Lộc 59
2.9 Phát hoa xoài Khiew sa woei 59
2.10 Xoài Cát Hòa Lộc 59
2.11 Xoài Khiew sa woei 59
2.12 Xoài Pal kun xi (ĐTX-15) 60
2.13 Xoài Chok a nan 60
2.14 Xoài Măn Đươn Cao 60
2.15 Xoài ĐTX-15, Khiew sa woei và xoài Cát Hòa Lộc 60
2.16 Xoài Khiew Sa Woei 60
2.17 Xoài Cát Hòa Lộc 60
3.1 Phân bố trọng lượng qủa ổi TN 1 thu hoạch mùa 2005 69

3.2 Phân bố trọng lượng qủa ổi TN 1 thu hoạch mùa 2006 70
3.3 Cây ổi TN 1 71
3.4 Qủa ổi TN 1 71
3.5 Bao qủa ổi TN 1 71
3.6 Dạng qủa và trọng lượng qủa ổi TN 1 71
3.7 Hình cắt dọc qủa ổi TN 1 71
3.8 Nụ hoa ổi TN 1 71
3.9 Thu hoạch ổi TN 1 và đóng thùng 72
3.10 Cành ổi TN 3 (ruột đỏ) 72
3.11 Dạng qủa và hình cắt dọc ổi TN 3 72
3.12 i TN 2 72

x
3.13 So sánh ổi TN 2 và TN 3 72
3.14 Dạng qủa và hình cắt dọc ổi TN 2 72
4.2 Khu thí nghiệm cây mận 84
4.3 Cây mận Hồng Thái 4 tuổi 84
4.4 Mận Hồng Thái ra nụ 84
4.5 Hoa mận 84
4.6 Qủa mới thụ 84
4.7 Qủa non (mận Hồng Thái) 84
4.8 Quả mận Hồng Thái 85
4.9 Qủa mận Hồng đào 85
4.10 Qủa mận Da Xanh 85
4.11 Hình cắt dọc của ba giống mận Hồng đào, Da xanh và Hồng
Thái
85
4.12 Sâu đục qủa mận 85
4.13 Bao qủa mận để phòng sâu và ruồi hại qủa 85
5.1 Diễn tiến tăng trưởng chiều cao cây 90

5.2
Đường kính gốc đu đủ
91
5.3
Số qủa trung bình/cây
95
5.4
Dạng qủa của năm giống khảo nghiệm
96
5.5 Vườn đu đủ thí nghiệm 100
5.6 Đu đủ Trạng nguyên 100
5.7 Đu đủ TN2 100
5.8 Đu đủ TN7 100
5.9 Phẫu diện ngang và màu thòt qủa của giống TN 11 và TN 2 100
5.10 Đu đủ TN11 101
5.11 Đu đủ TN13 101
5.12 Hoa đu đủ 101
5.13 Lá đu đủ 101
5.14 Phẫu diện ngang và màu thòt qủa của giống Trạng nguyên 101
6.1 Lá mít các giống mít thí nghiệm 115
6.2 Mít TN 1 (Thái) lúc 2 năm tuổi 115

xi
6.3 Mít TN 1 lúc 3 năm tuổi (phần ra qủa sát gốc) 115
6.4 Mít TN1 4 tuổi ra qủa dọc thân cây 115
6.5 Màu thòt TN 1 115
6.6 Màu thòt TN 2 115
6.7 Màu thòt 32 H 115
6.8 Mít TN 2 lúc 4 tuổi 116
6.9 Mít 32 H lúc 4 tuổi 116

6.10 Mít 33 H lúc 4 tuổi 116
6.11 Mít 06 lúc 4 tuổi 116
6.12 Mít 09 lúc 4 tuổi 116
6.13 Phát hoa mít (dái đực và cái) 116
7.1 Tăng trưởng chiều dài của cành táo 121
7.2 Diễn tiến tăng trưởng đường kính cành táo 122
7.3 Phân bố trọng lượng qủa khi thu hoạch 129
7.4 Cành táo TN 1 lúc 2 tuổi 131
7.5 Hoa và qủa non táo TN 1 131
7.6 Chùm táo TN1 131
7.7 Chùm táo TN 2 131
7.8 Dạng qủa táo TN 1 131
7.9 Dạng qủa táo TN 2 131


1

NỘI DUNG 1
CÂY HỌ CAM QUÝT (Citrus spp.)


1.1. KHẢO NGHIỆM GIỐNG
1.1.1. TỔNG QUÁT
1.1.1.1. Thời gian theo dõi: 5/2005 – 7/2007. Nhóm quýt được trồng vào tháng
7/2001, cam và bưởi trồng vào tháng 7/2003.
1.1.1.2. Đòa điểm: trại giống Trang Nông, xã Tân Hiệp, Phú Giáo, Bình Dương.
1.1.1.3. Mục tiêu: xác đònh được 1 -2 giống của mỗi loài cam, quýt và bưởi trong
tập đoàn giống cam quýt bưởi nhập nội và tuyển lựa trong nước hiện trồng tại trại
Trang Nông, thuộc xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương để phục vụ cho
việc phát triển cây họ cam quýt tại miền Đông Nam bộ.

1.1.1.4. Tổng quan:
- Thống kê của FAO (2004) về diện tích cây có múi trên thế giới là
7.391.128 ha và sản lượng 108.094.500 tấn. Đứng đầu về diện tích là Trung
Quốc 1.464.550 ha nhưng sản lượng chỉ có 14.481.900 tấn thấp hơn Brazil,
sản lượng là 20.542.600 tấn trong khi diện tích chỉ 939.300 ha. Việt Nam có
diện tích 79.500 ha và sản lượng đạt 523.000 tấn. Riêng về cam ngọt, thế
giới có 3.630.600 ha, sản lượng 63.039.800 tấn. Brazil đứng đầu về diện
tích và sản lượng cam ngọt: 820.659 ha, 18.262.632 tấn và Việt Nam có
diện tích là 77.500 ha, sản lượng 502.000 tấn.
- Các giống cam quýt bưởi hiện trồng (Nguyễn Văn Kế, 1997):
+ Cam giây: Cây cam phân cành thấp, tán hình dù lan rộng. Ở tuổi thứ 5
cây cao khoảng 3 – 4 m, đường kính tán 5 – 6 m. Cành ít gai, gai ngắn, lá
xanh đậm, có eo nhỏ, cây có thể ra hoa 3 vụ trong một năm. Trọng lượng
trái trung bình 217 – 259g. Khi chín vỏ trái màu vàng, thòt trái vàng đậm,
ngọt, ít chua, nhiều hạt 20 – 23 hạt/trái.
+ Cam mật: Cây 5 tuổi cao trung bình 5 m, tán hình cầu, cây phân cành
nhiều, ít gai. Lá có màu xanh đậm, eo lá nhỏ, tán cây thoáng. Cây ra 2 – 3
vụ trái/năm. Trọng lượng trung bình 240 – 250 g. Vỏ trái dày 3 – 4 mm, trái
mọng nước, khi chín có màu vàng, thơm, ngọt, ít chua, nhiều hạt.
+ Cam sành: giống cam được các nhà vườn ưa chuộng, cây cho trái thơm
ngon, trồng được ở nhiều loại đất, màu sắc trái xanh vàng nhưng bề mặt

2
vỏ sần, trái hình cầu, hơi dẹp hai đầu, thòt trái màu cam, mềm, nhiều nước.
Lá hình trứng màu xanh đậm, trọng lượng trung bình 250g, ít hạt.
+ Qt đường: Tán cây trung bình, trái hơi dẹp hai đầu, vỏ mỏng dễ bóc,
múi rời dễ tách, vỏ trái màu vàng xanh, láng, thòt trái màu cam, mềm: có
nhiều nước, vò ngọt, thơm, trọng lượng trái trung bình 170 g.
+ Qt tiều: Vỏ màu cam đậm, bề mặt vỏ láng, nổi múi khá rõ. Trái hình
cầu, dẹp hai đầu, vỏ rất dễ bóc, thòt trái màu cam đậm, mềm, vò hơi chua

hơn qt đường, khá nhiều nước, ít hạt. Trọng lượng trái trung bình 180 g.
+ Bưởi Năm Roi: Lá có dạng hình tam giác, phiến lá hình trứng ngược, vỏ
trái màu vàng, bề mặt vỏ rỗ đốm, trái hình quả lê, vỏ múi dễ bóc, màu thòt
vàng đồng đều, vò ngọt hơi chua, nước khá, ít hạt. Trọng lượng trái trung
bình 1 kg. Gốc tại Vónh Long. Giống đạt giải trong hội thi.
+ Bưởi long: Lá có dạng tim, phiến lá hình trứng ngược; vỏ trái màu vàng
xanh, bề mặt trái rổ đốm, trái có hình cầu hơi chom, vỏ múi dễ bóc, thòt trái
màu hồng pha, nhiều nước, vò chua, hơi đắng, ít hạt. Trọng lượng trái trung
bình 1,1 kg.
+ Bưởi đường da láng: Vỏ màu vàng nhạt, bề mặt vỏ láng, trái hình quả lê,
vỏ múi dễ bóc, thòt trái màu vàng đậm, nước nhiều, vò ngọt đắng, ít hạt.
Trọng lượng trái trung bình 1kg.
+ Bưởi thanh trà: Vỏ trái màu vàng nhạt, bề mặt vỏ láng, trái hình quả lê,
vỏ múi dễ bóc, thòt trái màu vàng nhạt, nhiều nước, vò ngọt, ít hạt. Trọng
lượng trái 1 kg.
+ Bưởi da xanh: da xanh, ruột hồng, tép ráo, vò chua ngọt, ngon. Gốc tại
tỉnh Bến Tre. Giống đạt giải trong hội thi.
+ Bưởi đường lá cam: có bản lá nhỏ, eo nhỏ trông tựa lá cam. Qủa tròn, vỏ
mỏng, nhiều hạt nhưng tép ráo, vò ngon ngọt. Gốc tại tỉnh Đồng Nai, đạt
giải trong hội thi.
+ Ngoài ra, cây có múi còn có nhiều giống khác như: Cam soàn, qt
Orlando, vv… do viện CAQ nhập và phát triển trong vài năm gần đây.
- Các tập đoàn qũi gen cây có múi đã được một số cơ sở nghiên cứu trong
nước tạo lập phục vụ cho công tác chọn tạo giống. Trònh Hồng Kiên,
Nguyễn thò Ngọc Huệ, Francois Luro và ctv (2004) đã cho rằng có trên 400
mẫu giống được thu thập. Nhóm tác gỉa ấy đã sử dụng phương pháp
Microsattelite để đánh gía đa dạng nguồn gen, họ đã tập hợp được 285 mẫu
giống thuộc chi Citrus. Kết qủa cho thấy Việt Nam có 3 nhóm loài chính là:
1) bưởi ta (Citrus grandis), 2) thanh yên (Citrus medica) và 3) cam quýt
(Citrus reticulata). Nhóm 1 thể hiện sự đa dạng cao giữa các giống trồng

(hay dòng) như bưởi Năm roi, Phúc Trạch, bưởi Diễn. Nhóm 2 sự đa dạng

3
không cao, gồm các loài chanh ta, chanh tây, phật thủ, thanh yên. Nhóm 3
đa dạng cao, phân thành 2 nhóm nhỏ là cam và quýt. Bưởi Long có mối
quan hệ gần gũi với cam sành (Citrus nobilis var. nobilis) hơn là với bưởi ta
(Citrus grangis).
- Cam đường canh, cam canh, cam sành, cam bù quan hệ rất gần nhau và
được chứng minh rằng có quan hệ rất gần với loài quýt. Trên thực tế nhiều
giống cam quýt trồng trọt mà đời thường gọi là cam, nhưng về mặt thực vật
chúng là quýt, chúng có màu tử diệp (khi cắt hột ra xem) là màu xanh nhạt
tới xanh, vỏ hơi dễ bóc, so với cam tử diệp màu trắng, vỏ khó bóc, thí dụ
như cam bù, cam canh, cam giàng, cam sành (quýt lai) vv… (Trần thế Tục và
ctv, 1998).
- Để sản xuất cây con sạch bệnh, hiện nay viện NC Cây Ăn Qủa miền Nam
đã dùng gốc ghép là chanh volka, ghép trong nhà lưới hai cửa để tránh rầy
chổng cánh, cây lấy mắt ghép là cây S
1
đã được chứng nhận sạch bệnh.
Trong quá trình tạo giống cây sạch bệnh, giai đoạn vi ghép đỉnh sinh trưởng
được coi là giai đoạn quan trọng nhất. Nguyên tắc làm sạch bệnh của
phương pháp này dựa vào đặc điểm lây lan của bệnh vàng lá Greening và
các bệnh do virus của cây có múi. Bệnh chỉ lây truyền trong cây theo mạch
dẫn và không lây lan qua hạt. Đỉnh sinh trưởng bao gồm mô phân sinh chưa
hình thành mạch dẫn do vậy sạch bệnh. Cách ghép này chỉ thực hiện trong
phòng thí nghiệm dưới kính lúp do mảnh ghép mô phân sinh kích cỡ nhỏ
(0,2 mm) và gốc ghép mọc từ hạt nuôi trong ống nghiệm. Sử dụng giống
cam ba lá nuôi trong môi trường MS đặt trong tủ ấm 28
oC
, tối hoàn toàn,

làm gốc ghép lần 1. Quá trình vi ghép được tiến hành trong buống cấy vô
trùng, cây gốc ghép được lấy ra khỏi ống nghiệm cắt bỏ 1/3 rễ và giữ lại
khoảng 5-7 cm thân. Dùng dao vi ghép và kính lúp để mở miệng ghép trên
gốc ghép, phải thận trọng để tầng sinh gỗ không bò tổn thương. Đỉnh sinh
trưởng được lấy từ các chồi non của những cây giống gốc đã được tuyển
chọn trên vườn sản xuất hay trong nhà lưới cách ly. Sau khi thu chồi non, tỉa
những lá to chung quanh, chỉ giữ lại phần ngọn của chồi dài khoảng 1-1,5
cm. Cắt đỉnh sinh trưởng kích thước 0,2 mm rồi đặt lên vết cắt trên gốc
ghép. Cây con sau vi ghép được đặt trong ống nghiệm có sẳn môi trường
MS lỏng. Cây được bảo quản trong tủ ấm 28
oC
với điều kiện 12 giờ sáng, 12
giờ tối xen kẽ. Sau một tuần dùng kính lúp để kiểm tra xem chồi ghép có
sống không, nếu chồi ghép sau 1 tháng có thêm hai lá mới thì đạt tiêu
chuẩn ghép lần thứ 2. Chồi được tách ra từ cây vi ghép và ghép lần 2 cây
được trùm túi nilon khoảng ba tuần. Sau đó chuyển ra chậu to và bảo quản
trong nhà lưới chống côn trùng. Các cây vi ghép được gọi là cây S
0
, cây

4
nhân ra từ cây S
0
là cây S
1
được dùng để lấy mắt ghép tạo ra các cây S
2

đươc dùng để trồng.


- Triệu chứng bệnh: Khi bò nhiễm bệnh, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng ở
vùng phiến lá gần các đường gân rồi cả phiến lá có màu vàng hoặc khảm
vàng, đôi khi gân lá bò biến dạng, lá bệnh trở nên dòn, mép lá uốn cong ra
ngoài và thường bò rụng sớm. Các lá non ra sau nhỏ, dựng đứng và biến
vàng tương tự như hiện tượng thiếu kẽm. Các cành nhánh bò khô, rễ tơ và rễ
nhánh bò huỷ hoại khiến cây bò suy thoái và chết. Cây bò bệnh thường cho ra
hoa trái vụ và có thể vẫn cho quả. Quả sinh ra thường bò biến dạng, tâm quả
bò lệch và có nhiều hạt lép, phẩm chất kém. Bò bệnh sớm cây thường bò tàn
rụi ngay trong 1-2 năm sau khi trồng.

- Tác nhân: do vi khuẩn Liberobacter asiaticus gây ra, vi khuẩn có hình gậy,
kích thước 350-550 x 600-1,500 nm với hai lớp vỏ, dày 20-25 nm. Tuy nhiên
vi khuẩn mang tính đa hình nên có thể gặp dưới dạng que dài hoặc tròn với
đường kính 700-800 nm. Vi khuẩn sống trong mạch libe của cây. Bệnh được
lây lan qua cành chiết, mắt ghép và côn trùng môi giới là rầy chổng cánh
Diaphorina citri. Rầy chổng cánh (RCC) là một loại côn trùng rất nhỏ, thân
mình chỉ dài 2,5-2,8 mm, có màu nâu xám thường đậu chúi đầu trên đọt non
của họ cam quýt để chích hút nhựa. Chúng truyền bệnh từ cây bệnh sang
cây lành bằng miệng chích hút, các vi khuẩn gây bệnh có trong bao tử và
trong nước bọt của chúng khi chúng chích hút cây bệnh. RCC đẻ trứng
thành từng đám màu vàng trên đọt non, ấu trùng nở ra có hình dạng giống
rệp sáp, di chuyển chậm chạp, chích hút nhựa cây và trưởng thành trong
vòng 1-2 tuần lễ tuỳ theo điều kiện thời tiết và nguồn thức ăn. Thành trùng
có thể sống đến vài tháng, bay cao theo gió và có thể tiềm sinh trên những
cây ký chủ phụ cũng thuộc họ Rutaceae như cần thăng, kim quýt và đặc biệt
rất ưa thích cây nguyệt qùi.
- Phòng trò: để phòng tri được bệnh này, cần thực hiện cùng lúc là tiêu diệt
nguồn bệnh, phòng trò RCC và tạo giống cây mới kháng bệnh. Tiêu diệt
nguồn bệnh: khuyến khích nông dân đốn bỏ tất cả các cây bò bệnh. Điều
này rất khó làm cho vườn cây ăn quả đã được gây dựng lâu. Nếu vườn bò

bệnh nhẹ thì vẫn còn thu hoạch được chút đỉnh. Do đó việc diệt hết nguồn
bệnh là việc rất khó khăn, nên nguồn bệnh vẫn còn tồn lưu. Diệt được RCC
cũng không dễ vì nó rất nhỏ nên khó phun thuốc được đều khắp mà chỉ cần
một ít con cũng có thể lan truyền bệnh. Trong khi đó RCC lại có nhiều ký
chủ phụ là hoa kiểng mà người trồng không chú ý đến. Đến nay chưa thể

5
tạo ngay được giống mới kháng bệnh, nhưng có thể tạo ra cây con sạch
bệnh bằng cách ghép chồi cây sạch bệnh trên gốc ghép mạnh (cam ba lá,
cam đắng, chanh Volka) để tạo cây giống khoẻ mạnh. Công việc được thực
hiện trong nhà lưới. Tuy nhiên khi đem cây giống ra ngoài trồng sản xuất
thì cây có khả năng nhiễm nguồn bệnh ở bên ngoài. Do đó trồng cây sạch
bệnh cũng chỉ là giải pháp tạm thời nên vườn cây cần chăm sóc đặc biệt
như sau: trồng cây trong khu vực cách li hay có vành đai chắn gió để RCC
khó di cư xâm nhập và truyền bệnh, trồng xen với các cây ăn trái không
cùng họ… và thường xuyên áp dụng các biện pháp tổng hợp để trừ RCC.
- Viện NCCAQ miền Nam qua nhận xét về vườn cam quýt trồng xen ổi Xá lỵ
ở hộ ông Lê Văn Bảy tại ấp An Lạc, xã An Thái Đông huyện Cái Bè Tiền
Giang đã cho rằng nhờ trồng xen ổi với cam mà rầy chổng cánh bò hạn chế,
hàng ngàn cây cam quýt trồng xen ổi không thấy có dấu hiệu vàng lá gân
xanh trong khi vườn không trồng xen lại bò (ghi nhận của Hùng Anh, báo
Khoa Học).
- Các chất sử dụng trong kích thích ra hoa:
+ Paclobutrazol (PBZ): có công thức hoá học tổng quát là C
15
H
20
CIN
3
O,

với tên thương mại là Bonsai (tên hóa học là (RS, 3RS)-1-(4-clorophenyl)-
4,4-dimethyl-2-(1H-1,2,4-triazol-1-yl) pentan-3-ol; PBZ được sử dụng như
thuốc diệt cỏ không chọn lọc, trên sự nảy mầm có tác dụng kìm hãm sinh
trưởng cây trồng. Nó dùng để kiểm soát các loại cỏ như: cỏ lá rộng, dây
leo, các loại cây thân mềm, thân gỗ…Paclobutrazol là một chất lưu dẫn có
thể di chuyển lên từ rễ của thực vật, đi xuyên qua lỗ thân, di động trong mô
xylem và di chuyển bằng sự thoát hơi nước. Cũng có thể hấp thu qua lá, tán
cây, thân và rễ được di chuyển qua mô đến bên dưới chồi phân sinh. Ở đó
nó ngăn cản quá trình sinh tổng hợp Gibberelin và làm chậm tốc độ phân
chia tế bào, làm ức chế quá trình sinh trưởng, làm cho thực vật trở nên già
cỗi hơn làm gia tăng việc sản xuất hoa. Tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và
sự nhạy cảm của giống, việc xử lý PBZ có thể tạo ra quả mùa nghòch, làm
giảm hiện tượng cho qủa cách niên cũng như làm cho cây cho qủa ổn đònh
hơn.
+ Thiourea: có công thức tổng quát: CS(NH
2
)
2
, là một loại phân bón lá,
cũng là hoá chất có tác dụng kích thích ra hoa cho các cây ăn qủa.
Thiourea có tác dụng kích thích ra hoa giống như nitrate kali, là tác nhân
phá miên trạng chồi, tức là cũng thúc đẩy sự sản xuất etylen. Thiourea có
thể sử dụng để kích thích ra hoa hay phá miên trạng để ra chồi đồng loạt.
Trên giống xoài Khew- Savoey cây ra đọt tập trung sau 14 ngày xử lý ở
nồng độ 0,5%. Thiourea có thể kích thích làm phá vỡ miên trạng của mầm

6
hoa sau khi xử lý PBZ từ 106-120 ngày và đạt tỷ lệ ra hoa từ 79,2% đến
100%.
+ Trần Văn Hâu và ctv (2005) đã thử nghiệm PBZ và thiourea trên cây

bưởi Năm roi tại Vónh Long, nhận thấy hai chất này có tác dụng gây sự ra
hoa và như vậy có thể tạo sự ra hoa nghòch vụ.

1.1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
1.1.2.1. Mô tả thí nghiệm :
- Đối tượng thí nghiệm:
Theo đăng ký ban đầu
có 11 giống cây họ cam quýt được trồng khảo
nghiệm. Trên thực tế đã thực hiện được 15 gi
ống cam quýt bưởi có tên
trong Bảng 1.1. phân thành 3 nhóm: nhóm quýt (Citrus reticulata) gồm 4 giống
trồng (cvs: cultivars), nhóm cam (Citrus sinensis và C. nobilis) gồm 6 cvs và
nhóm bưởi (Citrus grandis hay còn gọi Citrus maxima) gồm 5 cvs.

Bảng 1.1. Danh sách các cây họ cam quýt khảo nghiệm

TT Tên giống Nguồn gốc
1 Q. Đường Viện Cây n qủa miền Nam
2 Q. Xì thoỏng Công ty Trang Nông nhập từ Thái
3 Q. Chu khun Công ty Trang Nông nhập từ Thái
4 Q. Orlando Viện Cây n qủa miền Nam
5 Cam sành Viện Cây n qủa miền Nam
6 Cam Phimón Công ty Trang Nông nhập từ Thái
7 Cam sọc Công ty Trang Nông nhập từ Thái
8 Cam soàn Viện Cây n qủa miền Nam
9 Cam Thái Công ty Trang Nông nhập từ Thái
10 Cam Taiwan Công ty Trang Nông nhập từ Taiwan
11 B. Khaonamphung Công ty Trang Nông nhập từ Thái
12 B. Khao Paen Công ty Trang Nông nhập từ Thái
13 B. Da xanh Viện Cây n qủa miền Nam

14 B. Năm roi Viện Cây n qủa miền Nam
15 B. Đường lá cam Viện Cây n qủa miền Nam

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ngoài đồng, 3 thí nghiệm ứng với 3 nhóm
giống, theo kiểu đơn yếu tố (giống), hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại.
Mỗi giống trồng thành hàng dài có 12 cây, theo khoảng cách 4 * 4 m. Sau

7
đó trên mỗi giống chọn ngẫu nhiên 4 cây tương ứng với 4 lần lặp lại (LLL)
để theo dõi các chỉ tiêu về hình thái và tăng trưởng.
- Điều kiện thí nghiệm:
+ Đất đai: trồng cùng một thửa đất với mít nên tính chất của đất tương tự
như của lô trồng mít. Đất xám bạc màu có thành phần cát nhiều, pH thấp,
nghèo dinh dưỡng. Đất cao ráo không sợ bò úng ngập vào mùa mưa nên
không cần lên líp. Chi tiết ở bảng 1.2

Bảng 1.2: Kết quả phân tích đất tại khu thí nghiệm

Thành phần cơ giới
(%)
pH Mùn N P
2
O
5
K
2
OCa Mg Na CEC
Độ sâu
(cm)
Cát Thòt Sét H

2
O KCl (%) (meq/100g)
0 – 50 55,4 19,3 25,3 4,7 4,16 2,4 0,04 0,06 0,019 0,71 0,16 0,1 5,2
50 - 100 47,7 21 31,3 4,46 4,15 1,85 0,04 0,07 0,022 0,34 0,05 0,02 4,92
(Mẫu đất được phân tích tại Phòng phân tích bộ môn Thủy Nông- phòng 312,
trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, tháng 06/2005)

+ Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới có hai mùa mưa và nắng phân biệt rõ rệt,
mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau. Tháng 5 lượng mưa (69,2 mm) nhưng phân bố không đều, lượng
mưa cao nhất là 326,6 mm. m độ không khí từ 71% đến 89%. Số giờ nắng
cao nhất là 7,1 giờ/ngày vào mùa nắng và thấp nhất 4,7 giờ/ngày vào tháng
mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình biến động từ 26,5 đến 29,2
0
C và cao nhất
là 37
0
C.
+ Chăm sóc: Mỗi năm bón 2 đợt phân đầu và cuối mưa, mỗi đợt tùy theo
tuổi cây bón từ 1 kg đến 2 kg NPK 16-16-8. Mùa mưa không tưới, mùa
nắng tưới theo tình hình nắng hạn khoảng 2 tuần/lần.

- Các chỉ tiêu theo dõi
+ Đặc điểm sinh trưởng cây: Chiều cao, đường kính tán, đường kính gốc
(vanh thân).
+ Đặc điểm lá: bao gồm bản lá và eo lá, n = 30 lá/mỗi giống.
+ Mùa ra hoa, ghi nhận theo thời gian.
+ Đặc điểm qủa: đối với giống đã ra qủa, lấy mỗi cây 10 qủa đo và cân các
phần của qủa. Gửi mẫu phân tích mỗi giống 4 qủa cho phòng thí nghiệm.


8
Các chỉ tiêu về vật lý và hóa học theo phương pháp chung của phòng thí
nghiệm.
+ Phân tích số liệu thống kê bằng Excel/tools/data analysis/descritive
statistic, khoảng tin cậy ở phần thống kê miêu tả được tính ở mức 95%. Các
chỉ tiêu có thể so sánh được sử dụng phần mềm MSTATC Anova 1.
+ Bệnh Greening và Tristeza do viện Nghiên Cứu Cây n qủa miền Nam
phân tích dựa trên phương pháp PCR và Elisa.
+ Các sâu bệnh thông thường: theo đề xuất của hội đồng giám đònh (làm
thêm ngoài đăng ký ban đầu) gồm sâu vẽ bùa, bệnh ghẻ và bệnh sẹo. Theo
dõi trên 4 cành/ cây có số lá quan sát từ 1500 đến 2000 lá để tính tỉ lệ hại
và chỉ số hại theo công thức của ngành Bảo Vệ Thực Vật. Khi tỉ lệ hại và
chỉ số hại có trò số <30% hoặc >70% chuyển đổi qua degreesArsinsqrtX
trước khi phân tích bằng Excel/tools/data analysis/single factor.

1.1.3. KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN:
1.1.3.1. Sự tăng trưởng của cây:
+ Chiều cao cây

Bảng 1.3: Chiều cao cây các giống (ĐV: m)


Nghiệm thức
6/2005 6/2006 6/2007
Tăng trưởng
(m/năm)
Cam sành 4,00 4,46 ± 0,48 5,33 ± 0,33 0,67
Cam Phi món 2,87 3,02 ± 0,89 2,98 ± 0,20 0,15*
Cam sọc 1,87 2,24 ± 0,15 2,68 ± 0,35 0,41
Cam soàn 2,14 3,23 ± 0,38 3,78 ± 0,33 0,82

Cam Thái 3,10 3,60 ± 0,13 3,08 ± 0,49 0,50**
Cam Taiwan TN 1 2,10 2,77 ± 0,48 3,68 ± 0,35 0,79
Q. Đường 2,30 2,48 ± 0,24 3,33 ± 0,90 0,51
Q. Xì thoỏng 3,90 4,65 ± 0,21 4,48 ± 0,60 0,75*
Q. Chu khun 3,70 4,73 ± 0,08 4,00 ± 0,57 1,03*
Q. Orlando 2,03 3,06 ± 0,24 3,33 ± 0,20 0,65
B. Khao Nam
Phung
2,25 3,22 ± 0,50 3,65 ± 0,27 0,70
B. Khao paen 2,15 3,02 ± 0,25 3,23 ± 0,44 0,54
B. Da xanh 1,60 2,35 ± 0,50 2,55 ± 0,83 0,48
B. Năm roi 1,60 2,0 ± 0,15 2,60 ± 1,01 0,50
B. Đ lá cam 1,50 1,6 ± 0,15 1,73 ± 0,69 0,12

9


Ghi chú: ± khoảng tin cậy = t
α
S
x
ở mức 95%.* : do cắt tỉa nên lấy số liệu
2006. **: cây chết đọt và có khuynh hướng ngả rạp xuống đất.
Nhóm cam: các giống cam tăng trưởng mạnh và liên tục, mạnh nhất là
giống cam soàn 82 cm/năm và Taiwan 79 cm/năm. Yếu nhất là cam Phi
món và cam sọc, chỉ đạt 15 đến 41 cm/năm.
Năm 2006-2007: hai trường hợp đặc biệt là 1) cam Thái: cây ngả xuống,
qủa nằm ở ngay trên mặt đất, tán cây lòa xoà như cây bụi mặc dù là cây
thân gỗ. 2) cam phí món: do cây ra quả mùa trước sai, sau đó có một số
cành nhánh khô cần cắt bỏ. Các cây cam đã tới tuổi trưởng thành (>4 năm)

nên tán cây đã khá ổn đònh, cam sành có khuynh hướng vươn cao, đây là
một đặc điểm của giống; bốn giống cam soàn, cam Thái, cam phi món và
cam Taiwan có chiều cao gần tương đương nhau, riêng giống cam sọc có
chiều cao thấp nhất, giống này thích hợp trồng trong chậu làm kiểng.
Nhóm quýt: quýt đường tăng trưởng chiều cao chậm nhất so với 4 giống
quýt trong thí nghiệm, ngoài đặc tính giống (tán thấp và xòe) quýt đường
sai qủa nên chất dinh dưỡng tập trung nuôi qủa đã ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng của cây. Nhìn chung các giống quýt tăng trưởng khá đều, tốc độ
tăng trưởng đạt từ 50 đến 100 cm/năm.
Nhóm bưởi: bưởi hay bò sâu vẽ bùa phá hại làm quăn lá non và làm cành
vặn vẹo nhất là trong thời gian đầu đời. Vì thế tốc độ tăng trưởng trong 2
năm đầu bò ảnh hưởng một phần. Bưởi đường lá cam tăng trưởng chậm hơn
bưởi da xanh và năm roi (12 cm/năm so với 50 cm/năm). Hai giống Khao
Nam Phung và Khao Paen đạt tốc độ 54-70 cm/năm. Như vậy là đạt yêu
cầu, hay nói cách khác các giống bưởi Thái thích ứng tốt với điều kiện
miền Đông Nam bộ.

+ Đường kính tán:
Nhóm cam: Tương tự như sự tăng trưởng về chiều cao, tán của các giống
cam tăng trưởng liên tục và tương đương với sự tăng trưởng về chiều cao.
Hai giống tăng trưởng mạnh nhất là cam Taiwan và cam soàn (85 đến 88
cm/năm) hơn giống cam sành (62 cm/năm). Các giống cam Phi món, cam
Thái và cam sọc tăng trưởng yếu, chỉ đạt 23 đến 26 cm/năm nên tán cây
nhỏ bé so với các giống còn lại.
Nhóm quýt: quýt orlando tăng trưởng mạnh nhất tiếp theo là quýt đường.
Sự tăng trưởng đường kính mạnh bằng hoặc lớn hơn sự tăng trưởng theo
chiều cao sẽ làm cho tán cây có hình cầu hoặc hình mâm xôi, ngược lại tán
sẽ có hình chổi hay tán đứng.

10



Nhóm bưởi: bưởi có khuynh hướng mọc vống do tăng trưởng chiều cao
mạnh hơn đường kính tán. Ở những năm đầu sự tăng trưởng đường kính tán
bưởi chậm hơn chiều cao nên tán đứng, bấm ngọn tạo hình sẽ cải thiện
được sự tăng trưởng đường kính tán, làm cây xòe rộng hơn.

Bảng 1.4 : Đường kính tán cam qt bưởi (m)

Nghiệm thức
6/2005 6/2006 6/2007
Tăng trưởng
(m/năm)
Cam sành 2,25 2,70 ± 0,28 3,48 ± 0,37 0,62
Cam Phi món 1,79 1,84 ± 0,39 2,31 ± 0,63 0,26
Cam sọc 1,31 1,57 ± 0,23 2,23 ± 0,26 0,46
Cam soàn 1,63 2,43 ± 0,30 3,33 ± 0,60 0,85
Cam Thái 2,55 2,90 ± 0,72 3,00 ± 0,41 0,23
Cam Taiwan TN1 2,1 2,75 ± 0,76 3,86 ± 0,35 0,88
Q. Đường 1,96 2,73 ± 0,28 3,20 ± 0,43 0,62
Q. Xì thoỏng 2,80 3,37 ± 0,66 4,03 ± 1,10 0,61
Q. Chu khun 2,38 3,08 ± 0,38 3,13 ± 1,06 0,37
Q. Orlando 1,54 2,88 ± 0,23 3,50 ± 0,23 0,98
B. Khao N Phung 2,10 2,57 ± 0,70 3,30 ± 0,50 0,61
B. Khao paen 2,10 2,50 ± 0,24 2,62 ± 0,79 0,26
B. Da xanh 0,70 0,86 ± 0,28 1,28 ± 0,50 0,29
B. Năm roi 0,80 0,96 ± 0,25 1,43 ± 0,61 0,32
B. Đ. Lá cam 0,60 0,67 ± 0,28 0,91 ± 0,44 0,16



+ Đường kính gốc: các giống có vanh thân to làm cây vững mạnh và phân
cành khỏe hơn các giống có vanh thân nhỏ. Ba giống cam sành, cam
Taiwan và cam soàn có vanh thân to, trong đó cam sành có vanh thân to
nhất và sức tăng trưởng mạnh nhất. Ba giống cam Phi món, cam sọc và
cam Thái có sự tăng trưởng vanh thân yếu, cam sọc có thể phát triển theo
hướng kiểng chậu do cây nhỏ, quả, lá lạ mắt. Hai giống còn lại một phần
do cây dễ ra hoa thụ qủa nên nuôi qủa sớm đã ảnh hưởng đến độ lớn của
cây, trong đó có vanh thân.

11
Các giống quýt có sự tăng trưởng vanh thân khá đều đặn, từ 2,7 đến 3,2
cm/năm. Các giống bưởi của ta do cây còn nhỏ nên sự tăng trưởng vanh
thân chưa cao.
Vanh thân là một chỉ tiêu khá ổn đònh để đánh gía sự tăng trưởng cây, do
chiều cao và đường kính tán bò nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như mật độ,
khoảng cách và sự cắt tỉa.
Bảng 1.5: Đường kính gốc cam qt bưởi (ĐV: cm)

Nghiệm thức
6/2005 6/2006 6/2007
Tăng trưởng
(cm/năm)
Cam sành 7 9,6 15,2 ± 2,5 4,1
Cam Phi món 7 8 8,6 ± 0,1 0,8
Cam sọc 5,1 6 7,7 ± 0,9 1,3
Cam soàn 5,7 8 11,4 ± 2,1 2,9
Cam Thái 6,8 7,7 9,6 ± 2,7 1,4
Cam Taiwan TN 1 7,5 9,8 11,9 ± 2,4 2,2
Q. Đường 4 6,3 10,1 ± 0,6 3,0
Q. Xì thoỏng 7 10,6 13,2 ± 2,5 3,0

Q. Chu khun 6,5 7,5 12,9 ± 2,8 3,2
Q. Orlando 5 8,1 10,4 ± 1,6 2,7
B. Khao Nam Phung 5,1 7,2 7,8 ± 1,1 1,4
B. Khao paen 4,8 6,7 6,2 ± 1,9 0,7
B. Da xanh 1,7 2,2 4,9 ± 1,2 1,6
B. Năm roi 1,5 1,7 4,7 ± 1,2 1,6
B. Đ. Lá cam 1,2 1,7 2,3 ± 0,4 0,6



1.1.3.2. Dạng tán cây
Dạng tán của một giống cây tùy thuộc nhiều yếu tố, chẳng hạn giống trồng, cam
sành có tán hình chổi do chiều cao cây thường lớn hơn đường kính tán, và do góc
độ phân cành của giống cam này nhỏ. Ngược lại quýt đường có tán xòe do góc
phân cành lớn. Bên cạnh yếu tố giống là tuổi cây, các cây nhỏ tuổi nhất là bưởi
thường có ngọn chủ, ưu thế ngọn đã cản sự tăng trưởng của các nhánh bên vì vậy
chúng có tán đứng. Mật độ và khoảng cách trồng liên quan tới sự cạnh tranh ánh
sáng cũng có ảnh hưởng đến dạng tán cây. Sự bấm ngọn cần được thực hiện để
cải thiện dạng tán. Thường giữ tán cây có hình cầu hoặc hình mâm xôi là lý tưởng
vì chúng chống chòu gío tốt và có nhiều cành bên nên sẽ cho nhiều hoa qủa hơn.

×