tham luận Về việc
rèn luyện đạo đức của đoàn viên, thanh niên
Kớnh tha on ch tch!
Kớnh tha cỏc quý v i biu!
Kớnh tha cỏc thy giỏo, cụ giỏo cựng ton th cỏc bn on viờn thõn mn!
Li u tiờn tụi xin trõn trng kớnh chỳc on ch tch, cỏc quý v i biu, cỏc
thy cụ giỏo mnh kho, hnh phỳc. Chỳc cỏc bn on viờn on kt hc tp tt v hon
thnh xut sc cỏc hot ng do on trng t chc.
Hụm nay, trong bui i hi on trng, tụi rt vinh d thay mt cho chi on
cú vi ý kin tham lun v vn rốn luyn o c ca on viờn, thanh niờn trong nh
trng.
Kớnh tha on ch tch! Tha ton th i hi!
Ch Tch H Chớ Minh tng dy: Cng nh sụng thỡ cú ngun mi cú nc,
khụng cú ngun thỡ sụng cn. Cõy phi cú gc, khụng cú gc thỡ cõy hộo. Ngi thỡ phi
cú o c, khụng cú o c thỡ dự ti gii my cng l ngi vụ dng!. Bỏc H ta ó
núi tht chớ lớ v tm quan trng ca o c con ngi.
Mt con ngi cú th núi l c cu thnh bi 2 yu t: Tri thc v o c.
Nu tri thc l mt c xe thỡ o c l vụ lng, nu tri thc l chin mó thỡ o c l
dõy cng. Vi o c, tri thc s hng thin. Mt ngi khụng cú tri thc cựng lm
l gõy hi mt cỏch vụ ý, cũn mt ngi khụng cú o c thỡ c ý, c tỡnh hóm hi
ngi khỏc.
Nn tng o c c hỡnh thnh rt sm t nhng nm thỏng u i, nú cú
khuynh hng tr thnh bn cht c nh, khú thay i. Chớnh vỡ vy, chỳng ta cn phi
t rốn luyn tu dng o c ca chớnh mỡnh t khi cũn ang ngi trờn gh nh trng.
Chỳng ta ang sng trong thi i mi - thi i vn minh, khoa hc, nht l s phỏt
trin vt bc ca ngnh cụng ngh thụng tin ó lm cho cuc sng con ngi ngy cng
c nõng cao. Nhng bờn cnh ú l s cnh tranh kinh t quyt lit tỡm kim li
nhun khụng tớnh n hu qu v vn húa, xó hi do th m cỏc giỏ tr vn húa b thng
mi húa. Phim nh, sỏch, bỏo vi ni dung khụng lnh mnh trn ngp, tuyờn truyn, c
v cho li sng thc dng, khoỏi lc, bo lc v hn thự, Vai trũ cỏ nhõn c cao
quỏ mc lm xut hin ch ngha cỏ nhõn cc oan. Tớnh cng ng bin tng thnh
ch ngha bit phỏi, cc bỏng tic thay, khi cỏc giỏ tr o c ang b xúi mũn bi
ch ngha thc dng, duy vt cht. Hn na, gii tr ngy nay chy theo li sng hng
th, m h cho l hp thi, l snh iu; h b qua nhng giỏ tr o c truyn thng ó
tr thnh nn tng ct yu ca con ngi. Vn ny t ra thỏch thc ln cho cỏc nh
giỏo dc cng nh nhng ngi cú trỏch nhim. Trong bn tham lun ca tụi ngy hụm
nay, tụi xin c nhc n mt s biu hin cũn cha p, mt s cỏch ng x cũn cha
tt trong mt s b phn hc sinh THPT chỳng ta.
L cha p, cha tt ch no?
Vâng, thứ nhất là vấn đề “Tôn sư, trọng đạo”
Ta đều biết: mối quan hệ trường học, quan hệ giữa thầy và trò luôn được xây dựng
trên cơ sở lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng. Nhưng rất nhiều học sinh than phiền rằng
thầy cô không tâm lý trong cách ứng xử, mong muốn ở thầy cô một cách nhìn nhận
thông cảm, tôn trọng hơn…Đó là một mong muốn chính đáng. Nhưng nghĩ lại thì, ta
phải xét xem chính những người học sinh đó đã biết tôn trọng thầy cô của mình hay
chưa, khi mà gặp thầy cô bạn chỉ biết giương mắt ra nhìn không chào một câu, khi mà
bạn mặc kệ thầy cô giảng bài bên trên còn bạn vẫn ngang nhiên nói chuyện, làm việc
riêng, sử dụng điện thoại trong giờ học nhắn tin cho nhau, mà thậm chí còn có cả bạn
đánh những giấc ngủ ngon lành ngay bên dưới. Thử hỏi: sự tôn trọng thầy cô thể hiện ở
đâu? Từ chính cái nhìn bồng bột, thiếu suy nghĩ của học trò mà tình thầy trò rạn vết. Bạn
vi phạm nội qui thì bạn phải chịu phạt. Rất hiển nhiên vì đó là nội quy, kỉ luật của nhà
trường. Nếu thầy cô có trách mắng thì cũng là lẽ thường chỉ bởi thầy cô luôn lo lắng,
mong muốn điều tốt đẹp nhất cho bạn mà thôi. Vì thế, các bạn đừng bao giờ để những
phút giây bồng bột khiến bạn phải hối hận, luyến tiếc.
Thứ hai là vấn đề “ Thể hiện cá tính bản thân mình”
Tuổi thiếu niên luôn có tâm lý muốn thể hiện mình. Nhưng vấn đề là thể hiện như thế
nào cho phù hợp mới thật sự quan trọng. Đa số bạn cố gắng chọn cho mình những sở
trường, thế mạnh học tập, văn nghệ, thể dục thể thao để phát huy, chứng tỏ mình…
Nhưng một vài cá biệt lại có những cách khác thật kỳ cục, lạ lùng để thể hiện cá
tính, thể hiện bản thân. Thực tế cho thấy, hiện nay một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ
thích tạo cho mình một phong cách riêng không giống ai để tự khẳng định mình là người
của thời đại mới (thời đại @)). Từ cái kiểu ăn mặc lập dị theo kiểu Âu, Mĩ hay Hàn
Quốc, một số bạn nam thì quần bò kiểu cách rách nát, một số bạn nữ thì mặc áo không
cổ, khoét nách. Rồi vẫn còn đó những mẫu tóc kiểu cách, sành điệu hay những cái đầu
màu mè xanh đỏ, tím vàng thật khó chấp nhận khi vẫn đang là học sinh ngồi trên ghế nhà
trường. Đâu mất rồi cái thơ ngây hồn nhiên của tuổi niên thiếu! Đâu mất rồi cái cung
cách lịch sự, tế nhị, thanh lịch của tuổi học trò! Thật quá sai lầm khi nghĩ rằng cá tính là
phải lập dị khác người như thế!
Chúng ta phải công nhận vẻ ngoài của một con người khá là quan trọng. Nhưng tôi
nghĩ các bạn vẫn không quên những ý nghĩa cao đẹp trong bộ quần áo đồng phục xóa đi
khoảng cách giàu nghèo, sang hèn, tạo sự tự tin cho những người bạn có hoàn cảnh khó
khăn, tạo sự hòa đồng cho tất cả mọi người. Có thể gia đình bạn giàu có, được sống trong
nhung lụa còn gia đình tôi thì không. Có thể cuộc sống của tôi và bạn hoàn toàn cách biệt
nhau nhưng khi bước chân vào trường học thì chúng ta hoàn toàn bình đẳng. Chẳng có
một qui định nào cho phép bạn nghĩ rằng bạn của mình không đáng được tôn trọng chỉ vì
cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn. Không biết bạn nghĩ sao chứ riêng tôi, tôi sẽ vô cùng tự
hào khi khoác trên người bộ đồng phục mang tên ngôi trường thân yêu của mình.
Thứ ba là vấn đề Sử dụng ngôn từ của đoàn viên thanh niên
Việc sử dụng ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày của đoàn viên, thanh niên còn rất nhiều
điều phải bàn, có nhiều bạn vẫn hay nói tục, chửi bậy, ngôn từ sử dụng chát chit nhắn tin
xa lạ đã dần đánh mất dần sự trong sáng của tiếng Việt, không những làm mất đi năng
lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ văn hóa dân tộc mà còn đánh mất ý thức về tinh thần tự
tôn, lòng tự hào của dân tộc mình.
Thứ tư là vấn đề Mạng internet, mạng xã hội ảo đôi khi lại là con dao hai lưỡi
Chúng ta không thể phủ nhận những những giá trị của khoa học công nghệ hiện đại
mang lại, những tri thức của nhân loại được chia sẻ tới khắp mọi nơi từ khi có internet.
Nhưng bên cạnh đó sự xâm nhập ngày càng nghiêm trọng của các sản phẩm văn hóa
phẩm độc hại vào đời sống chúng ta cũng là một nguyên nhân nghiêm trọng làm cho một
bộ phận giới trẻ suy nghĩ lệch lạc, gây ra hủy hoại đạo đức xã hội. Hiện nay không ít
đoàn viên thanh niên đang chìm đắm trong thế giới ảo mà quên đi đời sống thực tại của
chính mình. Vẫn còn xuất hiện nhiều hiện tượng đoàn viên thanh niên nghiện chat chít,
nghiện facebook, nghiện game online v.v… mà quên đi nhiệm vụ quan trọng là học tập
và tu dưỡng rèn luyện bản thân mình, phụ giúp bố mẹ, ông bà trong các công việc nhỏ
trong gia đình như nấu cơm, quét dọn nhà cửa, …
Biết rằng: “Giới trẻ là tương lai của nhân loại”. Nhưng đối diện với thực tế thì ai
cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy.
Vấn đề thứ năm mà tôi muốn nói đến là “nạn bạo lực học đường” đang trở nên
nhức nhối khi gần đây học sinh lôi kéo bè, kéo cánh để đánh nhau (cả trai, lẫn gái),
Nhiều nơi thậm chí đã xảy ra việc hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh
giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này
được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không
lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet.
Trong clip này, một cô bé đang bị một nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vừa chửi tục với
kiểu "dạy dỗ" rất “anh chị”. Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá
và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này rút điện thoại ra quay lại và đưa lên mạng
internet. Một thái độ vô cảm, vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng
và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản
ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông. Những lời hay ý đẹp nhường chỗ cho thứ
ngôn ngữ tục trần rất thiếu khiếm nhã trên ngay cửa miệng của họ, những ứng xử văn
minh, lịch sự biến mất, thay vào đó là hành động như những kẻ vô học, đại ca ngoài
đường phố vậy không ai chấp nhận được.
Chẳng có một qui định nào cho phép bạn đối xử bạo lực với bạn của mình để giải
quyết những xích mích bất đồng rất khó tránh khỏi. Nhưng các bạn hãy nhớ không có
chuyện gì không thể giải quyết bằng lời nói, không có chuyện gì đáng để chúng ta bất
hòa và cũng không khi nào, chẳng ở đâu bạo lực được phép tồn tại cả. Bạo lực là điều mà
pháp luật cấm.
Thứ sáu là vấn đề “Ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông ”
Nói đến đây, ta thấy chấp hành luật pháp luôn là những bài học quan trọng mà các
học sinh được học trong những giờ trên lớp, trong các hoạt động đoàn thể trong nhà
trường. Tuy nhiên có nhiều học sinh còn thiếu ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao
thông. Mỗi giờ tan trường ta thường bắt gặp hình ảnh cổng trường đùn ra như một tổ mối
vỡ, nhiều bạn ko về ngay mà còn đứng lại gây ra ách tắc tại cổng trường, rồi còn có cả
những học sinh ngồi ba, bốn lao vút trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm gì cả, nếu đi
xe đạp thì thì dàng hàng ngang đùa giỡn trên quốc lộ mà không biết theo sau mình là
những nguy hiểm đang rình rập. Cũng chính lẽ đó mới xảy ra những vụ tai nạn thương
tâm.
Thứ bảy là vấn đề “Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách”
Con người ta đến được với nhau thì hành trang không thể thiếu chính là lòng yêu
thương và sự tha thứ. Chúng ta còn cần phải học rất nhiều, hãy học cách sống tôn trọng
chính mình, sống tôn trọng người khác. Gạt bỏ đi những ích kỉ cá nhân tầm thường và
hãy trao yêu thương để nhận lại thương yêu, hãy học các chia sẻ, giúp đỡ những người
bạn khó khăn hơn mình. Hãy làm thế nào để ta có thể dõng dạc mà nói rằng “Trường tôi
không phải là trường giàu về cơ sở vật chất, nhưng chúng tôi tự hào vì trường của chúng
tôi giàu lòng nhân ái”
Đã đến lúc mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người,
trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người
xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình, học hỏi những tấm
gương của những người đạo đức trong xã hội hiện tại. Đã đến lúc chúng ta cần đối mặt
với những điều chưa tốt đó và nhìn lại chính bản thân mình. Để trở thành một người văn
minh, văn hóa phải có trí thông minh nội tâm, con người phải hiểu chính bản thân con
người để có sự tự vấn, giằng xé trong tâm can để vạch rõ cái đúng-sai, cái thiện-ác, để trụ
vững trong một xã hội với những biến động không ngừng, mà sự thật-giả đôi khi lẫn lộn!
Vì vậy chúng ta hãy nhận thức đúng ngay từ trong suy nghĩ. Bởi vì danh ngôn có câu:
“Gieo suy nghĩ, gặt hành động; Gieo hành động, gặt thói quen;
Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận”
Có thể nói số phận con người khởi đầu từ chính từ suy nghĩ của bản thân mình.
Suy nghĩ rồi thì chúng phải làm gì, phải hành động ngay đi thôi!
Đừng đợi phải nhìn thấy một nụ cười rồi mới mỉm cười lại.
Đừng đợi khi được yêu thương mới thương yêu.
Đừng đợi khi cô đơn mới nhận ra giá trị của những người bạn.
Đừng đợi một việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu làm việc.
Đừng đợi khi có thật nhiều rồi mới chia sẻ đôi chút
Đừng đợi tới khi vấp ngã rồi mới nhớ những lời khuyên
Đừng đợi khi có thật nhiều thời gian rồi mới khởi đầu một công việc
Đừng đợi khi làm người khác buồn lòng rồi mới cố xin lỗi
Đừng đợi vì bạn không thể biết bạn sẽ đợi bao lâu!”
Trên đây là một vài ý kiến tham luận của tôi về vấn đề rèn luyện đạo đức của đoàn
viên thanh niên trong nhà trường, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí để bản
tham luận được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chúc Đoàn chủ tịch, quí vị đại biểu, các thầy cô giáo
mạnh khỏe thành đạt. Chúc các bạn đoàn viên năng động học tập, rèn luyện đạo đức tốt.
Chúc đại hội đoàn trường thành công tốt đẹp. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
GV: Lưu Công Hoàn