Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

nghiên cứu đề xuất giải pháp củng cố và phát triển làng nghề phi nông nghiệp ngoại thành tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.84 KB, 92 trang )


























DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


UỶ BAN NHÂN DÂN TP.HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
*****











ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
PHI NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH
TP. HỒ CHÍ MINH







ðồng chủ nhiệm ñề tài
PGS.TS Đào Duy Huân

Th.S Nguyễn Hữu Hoài Phú







Tháng 02 năm 2006



2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
LN (LN) ở TP.HCM rất đa dạng, phong phú và chiếm một vị trí quan trọng.
Các cơ sở sản xuất ở LN có vốn đầu tư không lớn, nhưng giá trị làm ra không nhỏ,
thời gian thu hồi vốn nhanh. Cơ sở hạ tầng LN không đòi hỏi cao như các ngành
công nghiệp hiện đại, các khu công nghiệp tập trung. Những nơi không thuận lợi
trong việc phát triển công nghiệp quy mô lớn thì có thể phát triển tiểu thủ công
nghiệp nông thôn.
Việc quản lý cơ sở LN không phức tạp, phù hợp trình độ của chủ hộ, chủ
doanh nghiệp xuất thân là nông dân. Thị trường trong nước rộng lớn với trên 80
triệu người, thị trường du lịch và xuất khẩu ngày càng lớn, nhất là đối với hàng thủ
công mỹ nghệ và hàng chế biến nông sản nhiệt đới. Tiềm năng về lao động tuy hạn
chế về trình độ chuyên môn, kỹ thuật và kiến thức về thị trường, nhưng lực lượng
lao động nông thôn có những mặt mạnh cơ bản, cơ cấu lao động trẻ chiếm đa số,
trình độ văn hoá cấp II trở lên chiếm 70%, cần cù, tiếp thu kỹ thuật nhanh và có
tinh thần cộng đồng. Nguồn nguyên liệu sẵn có trong nông thôn trước hết là sản
phẩm từ nông lâm ngư nghiệp, các nguyên liệu phi nông nghiệp khác.
Có nhiều nghề và LN truyền thống bước đầu đã thích ứng nhanh với cơ chế
thị trường để phát triển. Nếu có những giải pháp thích hợp để phát huy những tiềm
năng này, LN sẽ có bước phát triển mới. Tuy vậy, trong cơ chế thị trường, các LN
đang gặp phải khó khăn như thiếu vốn, trang thiết bị thô sơ, lạc hậu, thị trường tiêu

thụ hạn chế, tiếp thị yếu, việc hợp tác sản xuất tiêu thụ giữa các hộ trong LN chưa
thật sự gắn bó, những mô hình tổ hợp tác sản xuất giản đơn, hiệp hội nghề nghiệp
chưa được phát triển, hoạt động còn mang tính tự phát. Vì vậy, việc tiếp tục phân
tích đánh giá lại để từ đó có cách nhìn toàn diện chính xác LN có ý nghĩa quan
trọng trong việc đưa ra các chính sách vĩ mô nhằm khôi phục và phát triển các LN
ở nông thôn trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là việc làm cần thiết hiện nay đối
3

với TP.HCM. Vì những lý do trên, nhóm tác giả nhận đăng ký và thực hiện đề tài “
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp củng cố và phát triển LN phi nông nghiệp
ngoại thành TP.HCM ”.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Từ năm 1990 ñến nay, có nhiều bài viết, hội thảo và đề tài nghiên cứu về LN
Việt Nam, trong đó có Làng nghề TP.HCM, song đ áng chú ý nhất là các đề tài của
PGS.TS. Vũ Trọng Khải, TS. Trần Du Lịch và của PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân
đã nghiên cứu sâu Làng xã ở châu Á và ở Việt Nam năm 1995; LN thủ công truyền
thống tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000; LN thủ công truyền thống tại
TP.HCM năm 2000 Các tác phẩm của các nhà nghiên cứu trên đã phân tích sâu
sắc nhiều nội dung có liên quan đến LN nói chung và TP.HCM nói riêng.
Tuy vậy các ñề tài trên chủ yếu nghiên cứu làng nghề TP.HCM trước năm
2000, vẫn chưa có ñề tài nào đ i sâu phân tích đánh giá 10 LN ở các huyện Củ Chi,
Hóc Môn và Thủ Đức từ năm 2000- 2005. Chính vì vậy, đề tài này tập trung đi sâu
phân tích 10 LN nói trên từ năm 2000- 2005, từ đó đưa ra giải pháp củng cố và
phát triển trong giai đoạn hiện nay. Đây là điểm khác biệt, mới mà các nhà khoa
học kể trên chưa đề cập đến.

3. MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt ba mục tiêu sau:

- Về lý luận, làm rõ thêm một số lý thuyết có liên quan đến LN và LN phi nông
nghiệp, các đặc trưng, tiêu chí đánh giá, vị trí vai trò của LN và kinh nghiệm phát
triển LN một số nước có thể nghiên cứu vận dụng ở TP.HCM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển LN trên giác độ kết quả đạt được và chưa
đạt được về kinh tế và an sinh xã hội ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh.
4

- Phân tích, dự báo các yếu tố bên ngoài, bên trong tác động đến LN nảy sinh các
cơ hội- thách thức, điểm mạnh - yếu, để đề xuất định hướng và giải pháp phù hợp
để phát triển LN ngoại thành, TP.HCM.
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đã được xác định giới hạn trên mấy phạm vi sau:
- Về không gian, đề tài tiến hành trên địa bàn 2 quận ven và 2 huyện huyện ngoại
thành là Thủ Đức, quận 12, Hóc Môn, Củ Chi; với hướng trọng tâm tập trung
nghiên cứu các LN phi nông nghiệp.
- Về thời gian, tập trung nghiên cứu đ ánh giá các LN đang tồn tại. Các định hướng
phát triển phải phù hợp cho trước mắt và tối thiểu đến năm 2010.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp tiếp cận
Phương pháp tiếp cận chung của đề tài là dựa trên quan điểm coi LN là đặc
trưng và chịu sự tác động chi phối thường xuyên, trực tiếp, mạnh mẽ của con người
và môi trường sống, một phần rất lớn tùy thuộc bởi cấu trúc không gian lãnh thổ,
tập quán sinh sống. Xét trên bình diện tổng thể ở ngoại thành TP.HCM là sự kết nối
hài hòa giữa phát triển sinh thái tự nhiên và tập quán sinh sống, sao cho phát huy
hiệu ứng tốt nhất để LN có thể phát triển bền vững.
Theo phương hướng đó và từ thực trạng của TP Hồ Chí Minh là mật độ dân
cư cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật quá tải và xuống cấp; trong khi, khu vực ngoại thành
còn điều kiện mặt bằng để phát triển. Sản xuất LN phi nông nghiệp đang dần dần
tiếp cận theo hướng mới và từng bước gắn với khai thác tiềm năng tại địa bàn để

phát triển đa dạng. Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp gì để LN phi nông
nghiệp có khả năng SXKD hiệu quả, có thể tồn tại lâu dài phù hợp với điều kiện
ngoại thành TP.Hồ Chí Minh trong tiến trình CNH, HĐH.
5

4.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.2.1. Điều tra thực địa, xử lý số liệu
- Khảo sát tổng quát: Trước khi thực hiện điều tra chi tiết, đã tiến hành đợt
khảo sát diện rộng trên toàn bộ địa bàn 2 quận mới và 2 huyện vùng ngoại thành,
nhằm giúp cho nhóm đề tài nắm khái quát điều kiện sinh thái – cảnh quan và phân
bố các loại hình đối tượng sản xuất LN chủ yếu ở các vùng.
- Điều tra theo mẫu soạn sẵn với 86 thông tin để thu thập, trắc định và ghi
chép các số liệu về những chỉ tiêu trên các hộ sản xuất LN trong phạm vi 2 quận
mới và 2 huyện. Điều tra định lượng (426 phiếu), định tính ngẫu nhiên (20 phiếu).
- Xử lý số liệu điều tra: Mẫu phiếu điều tra các hộ sản xuất LN được cấu trúc
thành các nhóm yếu tố: các đặc trưng của hộ, điều kiện sản xuất, kết quả sản xuất,
kỹ thuật & công nghệ sản xuất, tình hình tiêu thụ sản phẩm, vốn và lợi nhuận, các
hỗ trợ của địa phương & nguyện vọng của hộ dân.
4.2.2. Phân tích- tổng hợp những thông tin từ các tài liệu, đề tài, dự án.
4.3.3. Phương pháp chuyên gia thông qua tổ chức hội thảo để thu thập
thông tin từ các hộ sản xuất của các LN và các chuyên gia am hiểu lĩnh vực LN.

5. NỘI DUNG BÁO CÁO ĐỀ TÀI:
Phần mở đầu;
Phần 1: Cơ sở lý luận về LN phi nông nghiệp;
Phần 2: Hiện trạng phát triển LN phi nông nghiệp ngoại thành, TP.HCM;
Phần 3: Định hướng mục tiêu và các giải pháp phát triển LN;
Phần Kiến nghị và kết luận.







6

PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LN PHI NÔNG NGHIỆP


1.1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ
1.1.1. Khái niệm về LN
Trong lịch sử phát triển phạm trù làng gắn liền với cộng đồng dân cư ở nông
thôn. Thông thường, khi nói đến hoạt động kinh tế của làng, trước hết là nói đến
hoạt động truyền thống là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Quan niệm về LN trước
hết gắn liền với các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn. Trong quan
niệm LN bao gồm 2 nội dung đáng lưu ý:
- Trước hết, là một làng ở nông thôn gắn liền với cộng đồng dân cư và có các
đặc trưng của một làng xã nông thôn,
- Hai là, gắn liền với một hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (NN) nào đó
của cộng đồng (như làm mộc, làm gốm, dệt vải.v.v).
Như vậy, có thể hình dung chung nhất : “làng” + “nghề” phi NN đến một qui
mô nào đó thì gọi là Làng nghề.
Cho đến nay, trong giới nghiên cứu còn có nhiều cách hiểu và quan niệm
khác nhau về Làng nghề. Nhiều vấn đề đặt ra khi tiếp cận quan niệm về Làng nghề.
Ví dụ, nên xem xét các nghề nghiệp đó đã hình thành từ lâu hay là mới được hình
thành; tỷ lệ của các hoạt động liên quan đ ến nghề của làng có vị trí như thế nào
trong hoạt động của làng đó (như tỷ lệ số hộ, số lao động, tỷ lệ về thu nhập so với
toàn bộ số hộ số lao động, số thu nhập của làng đó)…
Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Làng nghề là những làng sống bằng hoặc

chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam. Trước 1945, các Làng nghề
được tổ chức chỉ khác các làng nông nghiệp ở chỗ nó có phường nghề và thờ cúng
tổ nghề. Xóm làng tuy có chợ nhưng không thành dãy phố, không có cửa hàng cửa
hiệu. Các gia đình tập hợp theo huyết thống (dòng họ) và theo quan hệ xóm giềng,
7

theo lứa tuổi (giáp), theo thiết chế hành chính (dân hàng xã, kỳ mục và lí dịch). Các
công việc làng-giáp (cúng thành hoàng, lễ hội) do giáp đảm nhiệm, còn việc hàng
xã, lễ hội hàng xã, bổ thuế, phu dịch, lính, do hội đồng kì mục, lí dịch và giáp phối
hợp hoạt động. Ngoài việc làng-giáp-xã, dân thợ còn họp nhau lại thành phường
nghề. Cố kết trong phường nghề chủ yếu là thờ cúng tổ nghề, giúp nhau bằng cách
cho vay vốn hoặc nguyên liệu, hàng hoá, phường nghề chưa được như phường hội
Châu Âu. Trong các LN đã có quan hệ thuê mướn lao động, nhưng chưa hình thành
các công trường thủ công, hầu hết dân làng làm nông – công kết hợp. Một số LN
tiêu biểu ở Việt Nam: làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), làng đúc đồng Đại
Bái (Bắc Ninh), làng dệt La Khê (Hà Tây), làng làm giấy (Bưởi, Hà Nội), vv. Ngày
nay các LN đang được phục hồi nhưng diện mạo của nó đã thay đổi. Tuy vậy, quan
hệ chủ - thợ và đội ngũ người làm thuê đã xuất hiện, cùng với sự hình thành những
xí nghiệp cỡ nhỏ.”
1

Để phản ánh quy mô các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong từng làng ở
nông thôn, thường phải xem xét nhiều tiêu chí.

1.1.2. Các tiêu chí phân loại LN
Việc phân loại LN cũng có nhiều tiêu chí khác nhau. Có thể phân loại LN ở
nước ta theo những tiêu chí sau đây:
- Theo lịch sử hình thành và phát triển của LN. LN được chia thành LN
truyền thống và LN mới;
- Theo sản phẩm chính của LN, LN được hình thành làng đồ gỗ, làng chiếu

cói, làng gốm sứ, vv ;
- Theo tính ổn định, LN được chia thành LN có xu hướng phát triển, LN
đang mai một, v.v.

1
Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa,Hà Nội, 2002.
8

Bên cạnh các cách phân loại trên còn có thể có những cách phân loại khác
tuỳ từng nhu cầu của công tác quản lý trong đó có cách phân loại LN của Phó Giáo
sư - Tiến sĩ Tôn Nữ Quỳnh Trân trong đề tài “LN thủ công truyền thống tại
TP.HCM”, Sở Khoa học- Công nghệ và Môi trường-Trung tâm Khoa học xã hội và
Nhân văn, năm 2000.

1.1.3. Tiêu chí LN được vận dụng trong đề tài:
Trong đề tài này, tiêu chí LN, nghề truyền thống, LN truyền thống, LN mới
và khái niệm ngành nghề nông thôn được thực hiện theo Quyết định 132/2000QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 757/BNN/CBNLS ngày 22/3/2001
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn lập Quy hoạch Phát
triển ngành nghề nông thôn đến 2010. Như sau:
- LN là: Làng (thôn, ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp phát
triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của
người dân trong làng. Về mặt định lượng LN là làng có từ 35-40% số hộ trở lên có
tham gia hoạt động ngành nghề và có thể sinh sống bằng chính nguồn thu nhập từ
ngành nghề (thu nhập từ ngành nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ) và
giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa
phương. (Trong quá trình nghiên cứu xây dựng Quy hoạch Phát triển ngành nghề
thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn Việt Nam; Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (năm 2003), đã điều chỉnh tiêu chí LN là: làng đáp ứng được
một trong hai tiêu chuẩn: hơn 20% số hộ trong làng tham gia sản xuất hàng thủ

công hoặc chính quyền công nhận nghề thủ công có ý nghĩa quan trọng với làng
đó).
- Nghề truyền thống bao gồm những nghề thủ công nghiệp có từ trước thời
thuộc Pháp còn tồn tại đến ngày nay (từ khi hình thành đến nay khoảng 100 năm
9

trở lên), kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại
để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ những công nghệ truyền thống.
- LN truyền thống đạt các tiêu chí LN, đã hình thành từ lâu đời (khoảng100
năm trở lên), sản phẩm có tính cách riêng biệt, được nhiều nơi biết đến. Đối với
những làng đã từng có 50 hộ hoặc có từ 1/3 tổng số hộ hay lao động cùng làm một
nghề truyền thống cũng được gọi là “LN truyền thống”.
- LN mới hình thành do phát triển từ các LN truyền thống hoặc tiếp thu
những nghề mới và đạt tiêu chí của LN.
- LN phi nông nghiệp là các ngành nghề nông thôn được quy định tại quyết
định 132/2000/QĐ-TTG, ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ Về một số
chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn gồm:
a. Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn;
b. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản;
c. Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sư, thuỷ tinh, dệt
may, cơ khí nhỏ ở nông thôn;
d. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông
thôn;
e. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ;
f. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ
sản xuất và đời sống dân cư nông thôn.

1.1.4. Tiêu chí chủ yếu làm cơ sở cho việc đánh giá LN
Hiện nay có nhiều cách thức tiếp cận để đánh giá LN, Đối với các tiêu chí
định lượng, hiện nay còn có những quan niệm khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu, tổ

chức chỉ đạo về kinh tế đưa ra những mức độ khác nhau của các tiêu chí định lượng
về LN. Song trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các tiêu chí cơ bản sau đây:
* Những tiêu chí có thể định lượng:
10

• Tỷ lệ số hộ tham gia làm ngành nghề so với số hộ của làng đó;
• Tỷ lệ số lao động tham gia ngành nghề đó (trong tổng số lao động);
• Tỷ lệ thu nhập của ngành nghề đó so với tổng thu nhập của dân cư
trong LN;
• Nhà xưởng, thiết bị và ứng dụng tiến bộ KHKT trong LN;
• Trình độ tay nghề của nghệ nhân và người lao động LN;
• Nguồn gốc vốn của LN;
• Nguyên liệu đảm bảo cho sự phát triển LN;
• Sản phẩm LN tạo ra;
• Thị trường tiêu thụ Sản phẩm LN;
• Khả năng cạnh tranh của Sản phẩm LN;
• Bảo vệ môi trường của LN;
• Hiệu quả SXKD của LN;
• Đóng góp về kinh tế, văn hoá, xã hội của LN;
• Khả năng liên kết với các DN của các LN;
* Những tiêu chí khó định lượng:
• Sản phẩm làm ra có thể hiện được tính mỹ nghệ, mang đậm nét yếu tố
văn hoá và bản sắc của từng địa phương hoặc là dân tộc;
• Sản xuất theo những quy trình tương đối ổn định và được lưu truyền
từ đời này sang đời khác;
Tiêu chí đ ịnh lượng thì nên xem xét là LN khi số lao động tham gia hoạt
động ngành nghề chiếm 50% lao động của làng trở lên; thu nhập từ hoạt động
ngành nghề cũng chiếm trên 50% trở lên so với tổng thu nhập của làng. Ở nhiều địa
phương hiện nay, ở nhiều LN, giá trị thu nhập phi NN đã chiếm 60 – 70% tổng thu
nhập của làng.


11

1.2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LN Ở MỘT SỐ NƯỚC CÓ THỂ VẬN
DỤNG Ở TP.HCM

1.2.1. Nhật Bản
1.2.1.1. Ban hành Luật phát triển nghề thủ công truyền thống làm cơ sở
cho phát triển LN.
- Bối cảnh ra đời của luật phát triển nghề thủ công truyền thống
Sau những năm 1950, kinh tế Nhật Bản đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao
độ hiếm thấy trên thế giới, mức sống của nhân dân cũng được nâng cao trên phạm
vị rộng lớn. Sản xuất thủ công chuyển sang sản xuất bằng máy diễn ra nhanh
chóng, tiêu thụ thì được tiêu chuẩn hoá, cách sống thì đ ược Âu hoá, gia đình thì
được hạt nhân hoá… nên ý thức cuộc sống cũng thay đ ổi rất lớn, việc kế thừa
những tập quán và trí tuệ vốn có của Nhật Bản bị mất dần đi. Trong khi đó, hàng
thủ công truyền thống có qui mô sản xuất nhỏ và vừa là chủ yếu, khó cải thiện môi
trường và khó nắm bắt thông tin của người tiêu thụ… nên khó cạnh tranh được về
giá cả, tính năng sử dụng và mất dần nhu cầu. Lực lượng lao động lại bị cuốn hút ra
thành phố nên những tinh hoa của nghề cũng dần bị mai một. Ngành nghề truyền
thống quí báu một khi đã mất đi thì không dễ dàng khôi phục lại được, tình hình đó
đòi hỏi cấp bách phải có đối sách của Nhà nước. Năm 1974, theo đề án chung của 5
Đảng, “Luật phát triển nghề thủ công truyền thống” (gọi tắt là “luật nghề truyền
thống”) đã được ban hành. Đây là bộ luật đặc biệt nhằm khôi phục và phát triển
nghề thủ công truyền thống vốn bị hổng trong chính sách từ trước đó. Nội dung của
luật nhằm phát triển các cơ sở qui mô vừa và nhỏ về ngành nghề thủ công truyền
thống trên các khía cạnh như phát triển mẫu mã của hàng thủ công, phát triển kỹ
năng của thợ thủ công Tuy nhiên, bộ luật đặc biệt tập trung vào các sản phẩm
làm bằng tay của ngành nghề thủ công truyền thống để bảo tồn và nuôi dưỡng
chính sách phát triển chúng. Trải qua gần 30 năm thực hiện, bộ luật này đã được

12

sửa đổi 2 lần và phối hợp với các luật khác như luật Bảo tồn các giá trị văn hoá (ra
đời năm 1925), luật Khuyến khích phát triển năng lực lao động (ra đời năm
1969)… đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra lối sống và văn hoá
Nhật bản.
- Cơ chế hoạt động của luật phát triển nghề thủ công truyền thống
+ Nguyên tắc xác định sản phẩm thủ công truyền thống: sản phẩm phải có
lịch sử tồn tại trên dưới 100 năm; Quá trình sản xuất phải được thực hiện bằng tay
với những đặc điểm đặc trưng khu vực trong nguyên, vật liệu hoặc kỹ thuật chế tác.
Chính phủ sau khi nhận đơn, tổ chức một ban tư vấn nhằm đ iều tra đối với mặt
hàng được yêu cầu. Dựa trên kết quả thẩm tra, Bộ Công thương (Bộ chủ trì hỗ trợ
cho nghề thủ công truyền thống theo luật) chính thức công nhận đó là sản phẩm thủ
công truyền thống và đề ra các biện pháp hỗ trợ.
+ Sự bảo lãnh của chính quyền địa phương: các sản phẩm thủ công truyền
thống mang đậm nét đặc trưng của địa phương, do đó chính quyền địa phương
(thống đốc hay thị trưởng) cần bảo lãnh cho sản phẩm đó ở giai đoạn xét duyệt. Cơ
chế này được tạo nên để có thể phối hợp tốt giữa sự hỗ trợ của chính quyền Trung
ương và địa phương. Nhìn chung, kinh phí tài trợ cho các sản phẩm được công
nhận sẽ do chính phủ cấp một nửa, phần còn lại do địa phương đảm nhiệm.
1.2.1.2. Các chính sách cụ thể của chính phủ dựa trên luật phát triển nghề
thủ công truyền thống
Tổng mức bao cấp để phát triển nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản
vào khoảng một tỷ yên, trong đó mức hỗ trợ trực tiếp vào khu vực sản xuất là
khoảng 200 triệu yên và hỗ trợ phát triển cho cơ sở nghề thủ công truyền thống là
800 triệu yên, tập trung ở các hoạt động sau:
- Đào tạo lực lượng kế tục: sau gần 30 năm vận hành luật, có thể thấy hầu
như mỗi khu vực sản xuất đều đã có một dự án đào tạo thợ thủ công kế tục. Do kỹ
thuật thủ công truyền thống được truyền từ người nọ sang người kia, nên việc kế
13


tục công nghệ đúng đắn là vô cùng quan trọng. Kỹ thuật viên giỏi của khu vực sản
xuất trở thành người hướng dẫn tiếp tục cho các thế hệ trẻ hơn. Lương trả cho
hướng dẫn viên và chi phí nguyên vật liệu lấy từ nguồn bao cấp.
- Xúc tiến thương mại: chính sách này rất có hiệu quả đối với lớp người kế
cận, khi nhu cầu vẫn ở mức thấp, các cuộc triển lãm trưng bày và bán sản phẩm
được tổ chức ở địa phương hoặc ở những khu vực tiêu thụ lớn. Do các cửa hàng
bán buôn đang mất dần vai trò của mình, bước ngoặt của quá trình tiêu thụ sản
phẩm chính là ở nơi sản xuất và là việc tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng. Chính
quyền các địa phương đã dành khoảng 2 tỷ yên bên cạnh khoản bao cấp từ chính
phủ cho công tác này.
- Xây dựng nhà triển lãm nghề thủ công quốc gia: nhà triển lãm này được
xây dựng để lưu giữ tài liệu về các địa phương có nghề thủ công và để thực hiện
các dự án đào tạo. Trên cả nước Nhật Bản đã có khoảng 30 toà nhà như vậy. Gần
đây có một dự án kết hợp với ngành du lịch và đã mang lại kết quả rất khả quan,
với việc lấy quản lý theo kiểu cổ truyền làm trọng tâm cho khu vực. Ngoài ra việc
tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên ngành được tổ chức tại đây để trao đổi thông
tin và để quản lý cơ sở đã tỏ ra rất có hiệu quả.
- Nghiên cứu nguyên, vật liệu thô: nghiên cứu về nguyên, vật liệu thay thế
cho những nguyên, vật liệu đang ngày một cạn kiệt đang được tiến hành khẩn
trương nhằm đảm bảo cho các nghề thủ công truyền thống phát triển ngày một
vững chắc hơn.
- Sử dụng lao động địa phương: một trong những dự án trọng tâm của lần
sửa đổi Luật phát triển nghề thủ công lần thứ 2 là hệ thống sản xuất và bán sản
phẩm thủ công phải được xây dựng đ ồng bộ. Cần tập trung hơn nữa vào phát triển
sản phẩm mới sử dụng kỹ thuật công nghệ truyền thống, kết hợp các ý tưởng từ
nhiều ngành nghề khác nhau và cải thiện sự chậm trễ trong việc phát triển nguồn
14

nhân lực cũng như cải thiện sự chậm trễ trong việc trong hệ thống phân phối sản

phẩm của các nhà sản xuất, quản lý.
- Thành lập Hiệp hội nghề thủ công truyền thống: dựa trên luật Phát triển
nghề thủ công truyền thống, Hiệp hội nghề thủ công truyền thống đã được thành
lập từ năm 1975, trên cơ sở các hợp tác xã nhằm khuyến khích phát triển nghề thủ
công truyền thống. Hiệp hội đã có nhiều dự án về các lĩnh vực khác nhau và đã có
được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.
- Tổ chức các cuộc thi sản phẩm thủ công: các cuộc thi này được tổ chức
công khai cho cả các sản phẩm thủ công đã được xác nhận và chưa được xác nhận.
Giải thưởng của Thủ tướng và của Bộ trưởng Bộ Công thương được trao cho những
cải tiến về kỹ thuật và phát triển sản phẩm dựa trên công nghệ truyền thống.
- Giáo dục thế hệ trẻ: các thợ thủ công sản xuất hàng thủ công truyền thống
được mời đến các trường tiểu học, trường trung học cơ sở để thuyết trình về kỹ
thuật và kinh nghiệm sản xuất để học sinh từ nhỏ đã có thể làm quen được với các
phương pháp, công nghệ, vật liệu,…, nhằm đào tạo thợ thủ công trong tương lai và
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Thành lập Trung tâm nghề thủ công quốc gia: Trung tâm nghề thủ công
quốc gia được thành lập năm 1979 tại Tokyo, sau chuyển đến Ikebukuro năm 2001,
với chức năng cung cấp thông tin về nghề thủ công truyền thống. Trung tâm cũng
là nơi triển lãm, cung cấp tài liệu, sách báo, phim để trao đổi thông tin giữa người
sản xuất và người sử dụng.
1.2.1.3. Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”
Phong trào “mỗi làng một sản phẩm” (One Village, One Product) ở Nhật
Bản nhằm mục đích đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm đặc trưng của mỗi vùng
trong khu vực. Phong trào này được khai sinh tại quận Oita vào năm 1979 với ý
tưởng mang lại sức sống cho mỗi vùng bằng cách phát huy sức mạnh nguồn nhân
lực tại chỗ để làm sống lại các ngành nghề thủ công truyền thống của nó. Hai khẩu
15

hiệu nổi tiếng là: “Nghĩ về tổng thể, hành động ở địa phương” và “Độc lập và sáng
tạo”. Phong trào cũng đề ra 3 nguyên tắc chủ đạo trong hoạt động đó là:

- Hoạt động của mỗi địa phương đều hướng đến mục tiêu phát triển
chung của cả nước: đó là phát triển các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và tiêu
chuẩn của thị trường trong và ngoài nước. Để đạt được những thành tựu trên
phương diện quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực này, điều quan trọng bậc nhất là
chất lượng và mẫu mã các sản phẩm thủ công cần được nâng lên cho phù hợp thị
hiếu và tiêu chuẩn thị trường trong và ngoài nước. ở phương diện này, khoa học và
công nghệ (hiểu theo nghĩa rộng) sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Cùng với
nỗ lực không mệt mỏi của cộng đồng cư dân các làng, xã, việc nâng cao chất lượng,
mẫu mã sản phẩm cho phù hợp thị hiếu và tiêu chuẩn của thị trường sẽ làm cho thị
trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được giữ vững và mở rộng khiến cho kinh tế
của mỗi xã, mỗi làng vì thế mà cũng ngày càng mạnh lên.
- Xây dựng những dự án khả thi dựa vào chính nguồn lực của mỗi địa
phương: vấn đề cơ bản trong việc phát huy tiềm năng sáng tạo của cộng đồng làng,
xã trong phát triển ngành nghề nông thôn nằm ở chỗ chính quyền các cấp biết cách
hỗ trợ và nâng cao tính sáng tạo của người dân trong các cộng đồng đó thể hiện qua
việc khuyến khích, động viên họ xây dựng và thực hiện những dự án nhỏ và vừa,
dựa vào sức mình là chính. Nội dung của những dự án này tập trung vào việc tìm ra
những giải pháp thiết thực và hiệu quả trong phát hiện nghề, cấy nghề, truyền nghề,
nâng cao chất lượng sản phẩm và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm. Tránh tình trạng các địa phương ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của
Nhà nước làm cho hiệu quả của phong trào không cao.
- Tập trung phát triển nguồn lực con người: con người là yếu tố quyết định
đến sự thành công của phong trào. Chính vì vậy tạo điều kiện để cung cấp các kỹ
năng sản xuất, kỹ năng quản lý sản xuất các nghề phi nông nghiệp thông qua các
16

chương trình đào tạo phải là một trong những nguyên tắc ưu tiên của phong trào
này.
Phong trào này đã đưa một số sản phẩm truyền thống của quận Oita trở
thành những sản phẩm nổi tiếng không chỉ trên thị trường Nhật bản mà còn cả trên

thị trường các nước khác. Cho đến nay phong trào đã tạo nên bầu không khí độc lập
và sáng tạo ở nhiều địa phương. Số lượng sản phẩm thủ công được làm và bán ra
tăng từ 143 loại sản phẩm và thu nhập 35,9 tỷ yên khi phong trào mới bắt đầu lên
336 loại sản phẩm và cho thu nhập 141 tỷ yên vào năm 2001. Nhiều nghề truyền
thống tưởng như đã bị mai một được khôi phục lại, có khoảng 200 nghề mới được
tạo dựng.
Từ thành công của quận Oita, sau 5 năm phát động đã có 20 quận trong
nước Nhật Bản hưởng ứng với các dự án tương tự như dự án phát triển “sản phẩm
của làng”, “chương trình phát triển thành phố quê hương”, “chương trình làm sống
lại địa phương” Không những thế, tinh thần của phong trào này còn hấp dẫn
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Để ghi nhận đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế một cách tự tin của các
nước châu á, ông Morihiko Hiramatsu - thị trưởng Oita, người khởi xướng phong
trào “mỗi làng một sản phẩm” ở Nhật Bản đã được trao giải thưởng Ramon
Magsaysay (một giải thưởng có uy tín tương tự như giải Nobel) vào năm 1995.

1.2.2. Thái Lan
Ở Thái Lan, đầu những năm 1990, lao động nông nghiệp vẫn chiếm 82,7%
lao động ở nông thôn. Hàng năm, lao động nông nhàn và thất nghiệp đều cao cùng
với tu nhập và mức sống chênh lệch khá xa giữa nông thôn và thành thị nên hàng
vạn dân cư nông thôn - nhất là thanh niên chuyển dịch vào thành thị kiếm sống
bằng đủ mọi ngành nghề. Trước thực trạng đó, Chính phủ đã có những giải pháp
tạo việc làm tại chỗ ở nông thôn. Riêng về ngành nghề truyền thống, các LN đ ược
17

khuyến khích phát triển. Một số ngành như kim hoàn, chế tác đá quí làm đồ trang
sức đã tạo việc làm cho hàng vạn người. Năm 1990, mức xuất khẩu các sản phẩm
thủ công chế tác từ vàng bạc, đá quí đạt 2 tỷ USD, tạo việc làm cho hàng vạn lao
động.
Sau khi Thủ tướng Thái Lan đi thăm cửa hàng “mỗi làng một sản phẩm

(One Village, One Product)” tại Nhật Bản về, Chính phủ Thái đã phát động phong
trào này tại Thái Lan với tên gọi “One Tambon, One Product” hay còn gọi là “Thai
Tambon Project” (tiếng Thái “Tambon” nghĩa là “làng”). Có thể nói Thái Lan là
một trong những nước học tập và thực hiện phong trào “mỗi làng một sản phẩm”
của Nhật Bản nhanh nhất. Chương trình này được giới thiệu tại Thái Lan vào năm
1999 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2001. Trong chương trình
này, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ cho mỗi làng để làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc
trưng và có chất lượng cao. Sự hỗ trợ này chủ yếu này tập trung chủ yếu vào khâu
tiếp thị, xúc tiến bán hàng, huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân. Số
tiền hỗ trợ vào khoảng một triệu Baht mỗi làng và thường được nhắc đến với tên
gọi “Chương trình mỗi làng một triệu Baht” nhằm thúc đẩy sự phát triển của phong
trào “mỗi làng một sản phẩm” đã được đề ra. Trong tháng 6 năm 2002, một cuộc
triển lãm bước đ ầu các sản phẩm của phong trào (chủ yếu là tô đồng, khăn trải bàn,
vải tơ tằm dệt tay, tượng gỗ, rổ mây) đã được tổ chức tại tỉnh Nonthaburi và Chính
phủ Thái Lan cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2002 chương trình này đã đem lại
3,66 tỷ Baht (84,2 triệu USD) lợi nhuận cho nông dân.
Để khai thác kỹ năng của các LN truyền thống ở miền bắc Thái Lan, tạo ra
thêm thu nhập, giải quyết lao động địa phương, từ năm 2001, Chính phủ Thái Lan
đã thực hiện dự án OTOP (One Tambon One Product: mỗi LN một sản phẩm). Đây
là chương trình chiến lược từ sáng kiến của Cục xúc tiến xuất khẩu (DEP) thuộc Bộ
Thương mại Thái Lan. Mỗi LN một sản phẩm không có nghĩa là mỗi làng chỉ có
một sản phẩm mà mỗi làng có kỹ năng, văn hóa, truyền thống riêng kết tinh trong
18

sản phẩm trở thành đặc trưng riêng của LN trong sản phẩm. Chính phủ hỗ trợ kết
nối địa phương với toàn cầu, thông qua việc hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hoàn
tất đóng gói, tiếp thị, tổ chức kênh phân phối ở hải ngoại.
Thư ký thường trực Bộ Thương mại Thái Lan, Karun Kittisataporn nói:
"Doanh số các sản phẩm OTOP năm 2003 đạt 30,8 tỉ baht, tăng 13% so năm trước
và dự kiến đạt 40 tỉ baht trong năm nay".

Bộ Thương mại Thái Lan sẽ tổ chức hội chợ ở cả trong nước và quốc tế để
tiếp thị. Lần hội chợ đầu tiên ở Thái Lan tháng 9/2004 đã có 16 quốc gia tham gia.
Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra tới dự, phát biểu bằng tiếng Anh không
cầm giấy và rất thuộc bài, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ nhằm "kết
nối các địa phương Thái Lan với toàn cầu". Năm tới, hội chợ sẽ tổ chức ở Trung
Quốc.
Từ sự phát triển của các LN Thái Lan ta thấy, nếu không có sự tham gia hỗ
trợ của Chính phủ, thì tiềm năng của các LN Thái Lan sẽ mai một. Có sự tham gia
của Chính phủ, thì những tiềm năng đó biến thành tiền đếm được.
Các LN được tổ chức tốt và được đ ưa vào các chương trình tour du lịch của
Thái Lan bằng nhiều hình thức, điển hình như tờ bướm giới thiệu chương trình
OTOP du lịch.
Chương trình "Mỗi làng một sản phẩm" của chính phủ Thái Lan đã mang lại
nhiều kết quả đang khích lệ và dự kiến sản phẩm của các làng này sẽ tham gia xuất
khẩu từ năm 2004. Năm 2001, doanh thu từ việc bán sản phẩm của các làng này chỉ
đạt 200 triệu baht, nhưng trong 7 tháng đầu năm 2002 con số này đã vọt lên 11,8 tỉ
baht, dự kiến cả năm 2002 đạt 15 tỉ baht. Chương trình Mỗi làng một sản phẩm
đang nhắm đến thị trường đầu ra của các sản phẩm là Nhật, và những thị trường
khác như Italy, Mỹ. Uỷ ban điều hành chương trình này đang hợp tác với tổ chức
xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) để giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ của Thái Lan.
19


1.2.3. Đài Loan
Là một quốc đảo có ít đất nông nghiệp. Vì thế, bên cạnh những giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Chính phủ Đài Loan đã tích cực tác động ñể
mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Những tác động mở rộng
các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn của Chính phủ Đài Loan được thực
hiện theo hai hướng:

- Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống các LN ở nông
thôn, hình thành các hộ sản xuất, các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm một cách
đồng bộ.
- Hình thành các đơn vị sản xuất công nghiệp ở nông thôn như là những
đơn vị làm vệ tinh cho các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở thành thị. Nhiều hình
thức hợp đồng liên kết gia công giữa các cơ sở công nghiệp, thương mại ở thành
thị đối với các hộ dân cư nông thôn hình thành.
Nhờ khôi phục và phát triển các ngành nghề ở nông thôn - trong đó có các
LN đã làm cho cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn Đài Loan thay đổi
nhanh chóng. Nếu như đầu nhưng năm 1950, hầu hết thu nhập của các hộ nông
dân Đài Loan đã từ nông nghiệp chiếm tỷ lệ tuyệt đối thì ñến cuối những nă m
1990 trong nông thôn Đài Loan số hộ thuần nông chỉ còn 9% và số hộ nông dân
chuyên công nghiệp, dịch vụ hoặc nông nghiệp kiêm công nghiệp, dịch vụ chiếm
91% tổng số hộ ở nông thôn
(1)
.
1.2.4. Ấn Độ
Là quốc gia quốc gia nổi tiếng về các ngành nghề truyền thống như Kim
hoàn, đồ mỹ nghệ các sản phẩm làm từ ngà voi. Ngoài ra, trong nông thôn,
ngành cơ khí nhỏ ñể sản xuất ra các dụng cụ cho sản xuất nông nghiệp và tiêu
dùng của dân cư cũng được khuyến khích và phát triển. Ngoài nghề nông hàng
20

triệu người dân đã có thu nhập cao từ tiểu thủ công nghiệp. Có nă m thu nhập của
các ngành tiểu thủ công nghiệp nông thôn đạt trên 1.000.000.000 tỷ PuPi. Trong
nông thôn và một số thị trấn nhỏ đ ã có 75 vạn thợ thủ công chế tác kim cương
tạo ra kim ngạch xuất khẩu hàng nă m đạt gần 3 tỷ USD . Ẩn ðộ đã hình thành
Viện nghiên cứu chuyên ngành về thủ công mỹ nghệ và phát triển các ngành cổ
truyền. Trong những năm vừa qua, ngoài hoạt động nghiên cứu, Viện còn tổ
chức 165 cuộc triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước ñể giới

thiệu những mặt hàng đặc sắc, xúc tiến xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.

1.2.5. Indonexia
Mỗi vùng của Indonexia ñều có những sắc thái riêng về tài nguyên,
khoáng sản, tập quán dân tộc. Các ngành nghề thủ công truyền thống gắn liền
với từng vùng kinh tế sinh thái rất đa dạng. Trước hết, các ngành nghề thủ công
gắn với làng nghề nhằm phục vụ cho nhu cầu tại chỗ do đặc điểm bị chia cắt
giữa các hòn đảo, dần dần các hoạt động làng nghề đ ược mở rộng, nâng cấp
phục vụ cho xuất khẩu. Chính phủ Indonexia đã ñề ra chương trình phát triển
ngành tiểu thủ công nghiệp thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội
5 năm.
+ Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất: Chính phủ khuyến khích việc xây dựng
các cơ sở sản xuất và các Trung tâm bán sản phẩm làng nghề nông thôn.
+ Kế hoạch 5 nă m lần thứ 2: thông qua các dự án hướng dẫn phát triển
công nghiệp nhỏ gắn liền với truyền bá kiến thức về ngành nghề cho dân cư.
+ Kế hoạch 5 năm lần thứ 3: Chính phủ đứng ra tổ chức một số cơ quan ñể
quản lý, chỉ đạo hoạt động cung ứng về vật tư thiết kế, xúc tiến thương mại và
tiêu thụ sản phẩm. ở cấp toàn quốc hình thành "Hội đồng thủ công nghiệp quốc
gia" nhằm liên kết các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn. Các
hội chuyên ngành và địa phương thuộc hội đồng trên đóng vai trò rất tích cực
21

trong việc liên kết các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, hỗ trợ thiết kế mẫu
mã, tổ chức triển lãm ở nông thôn, xuất khẩu hàng tiểu thủ công nghiệp. Nhờ
những hỗ trợ tích cực của Chính phủ, các LN và cơ sở tiểu thủ công nghiệp nông
thôn ở Indolesia khôi phục và phát triển. Chỉ riêng ở Java, điều tra 10 LN thủ
công đã có 44% lao động nông thôn tham gia. Trong đó, 19% làm việc ở các cơ
sở chuyên tiểu thủ công nghiệp. Nhờ đó, thu nhập của nông dân từ các hoạt động
phi nông nghiệp trong những năm gần đây tăng từ 12% lên 23% tổng thu nhập
của dân cư nông thôn

(1)
.
Qua khái quát sự phát triển các làng nghề ở một số nước Châu Á, có thể
rút ra một số kết luận sau đây:
+ Tất cả các nước ñều quan tâm và có chính sách cụ thể duy trì, phát triển
các LN.
+ Việc phát triển LN nông thôn có tác dụng nhiều mặt ñến phát triển kinh
tế xã hội nông thôn. Trong đó đáng lưu ý là: Khai thác tài nguyên tại chỗ, sử
dụng nguyên liệu từ nông lâm nghiệp thủy sản, tạo ra hàng hoá có tính độc đáo
ñể phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo thêm việc làm và tăng thu
nhập cho dân cư nông thôn.
+ Dù hình thức và mức độ khác nhau nhưng Chính phủ các quốc gia nói
trên ñều có sự hỗ trợ tích cực cho việc phát triển các LN truyền thống. Ngoài
việc ban hành các chính sách khuyến khích phát triển LN trong nông thôn.
Chính phủ đã khuyến khích việc hình thành các hợp tác xã, hiệp hội theo ngành
nghề ở nông thôn, Vì chúng có tác dụng rất lớn trong việc liên kết, hỗ trợ các
thành viên sản xuất ở các LN trong đầu tư vốn, nâng cao chất lượng của các sản
phẩm, xúc tiến thương mại, tiêu thụ hàng hoá.



22

Kết luận phần 1:
LN và các tiêu chí để đanh giá LN còn nhiều ý liến khác nhau. Trong đề tài
này, mục tiêu chúng tôi không phải nghiên cứu lý luận, mà chỉ nghiên cứu các giải
pháp để củng cố và phát triển LN phi nông nghiệp ngoại thành TP.HCM, do đó
chúng tôi chủ yếu sử dụng lý luận của các đồng nghiệp và các văn bảm của chính
phủ có liên quan, phân định LN để làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
Trong tiến trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, hội nhập kinh tế Quốc

tế LN vẫn có vai trò, vị trí quan trọng cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, vì vậy cần
phải được duy trì, củng cố, phát triển.
Trong phần 1, đề tài khái quát các bài học kinh nghiệm một số nước về phát
triển LN để làm tài liệu tham khảo cho việc đưa ra các giải pháp để củng cố và phát
triển LN phi nông nghiệp ngoại thành TP.HCM.


















23


PHẦN 2

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ PHI NÔNG
NGHIỆP NGOẠI THÀNH TP.HCM NHỮNG NĂM QUA


Việc đánh giá quá trình hình thành và phát triển các LN ở TP.HCM là phức
tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách công phu cả về mặt kinh tế, xã hội văn
hoá và lịch sử. Trong phạm vi của ñề tài này, nhóm tác giả chủ yếu nghiên cứu thực
trạng phát triển các LN trong những năm gần đây về khía cạnh kinh tế. Trên cơ sở
đó phát hiện những vấn ñề đang nảy sinh ñể tìm ra phương hướng và giải pháp
thúc đẩy sự phát triển LN phi nông nghiệp ở ngoại thành TP.HCM trong quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA LÀNG NGHỀ
2.1.1. Số lượng và tổ chức hoạt động
Ở ngoại thành TP, LN đã hình thành và phát triển trong thời gian khá dài góp
phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Có những LN phát triển hơn cả
trăm năm nay như các làng Đan đát ở Củ Chi, hay chỉ mới vài ba thế hệ thợ như
làng chạm khắc gỗ Trung Mỹ Tây, 10 năm gần đây như Nuôi và Chế biến da cá sấu
xuất khẩu phường Thạnh Xuân, quận 12. Có những LN đã mai một lụi tàn như làm
nem ở phường Linh Đông quận Thủ Đức, đồng thời có những làng mới xuất hiện;
có những LN đang ổn định phát triển như làm bánh tráng tại xã Phú Hòa Đông Củ
Chi, nhưng cũng có những LN hoạt động cầm chừng như LN Sơn mài Bình Mỹ.
Điều này chứng tỏ, trong nền kinh tế thị trường đã tiến hành sàng lọc các sản phẩm
LN một cách tự nhiên. Những sản phẩm LN nào phù hợp với nhu cầu thị trường thì
tồn tại phát triển. Ngược lại những LN nào không cạnh tranh được, thị trường
không chấp nhận thì tàn lụi, thu hẹp.
24

LN được phân định (theo Quyết định 132/2000 của Thủ tướng chính phủ) và
các tiêu chí như đã trình bày ở phần 1, thì tại quận Thủ Đức, quận 12, huyện Hóc
Môn và huyện Củ Chi hiện nay có 10 LN (bảng 1), như sau:
Bảng 1: Tên các LN tại Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, quận 12
STT TÊN LÀNG NGHỀ ĐỊA ĐIỂM

1.

Giỏ đệm Xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi
2.

Nấu rượu Xã Trung Lập Thượng, Củ Chi
3.

Đan đát Xã Thái Mỹ, Củ Chi
4.

Sơn mài Xã Bình Mỹ, Củ Chi
5.

Bánh tráng Xã Phú Hoà Đông, Củ Chi
6.

Sừng mỹ nghệ Xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn
7.

Mây tre đan Xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn
8.

Gỗ gia dụng Phường Đông Hưng Thuận, quận 12
9.

Tinh bột Phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức
10.

Nấu rượu Phường Trường Thọ, quận Thủ Đức


(Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài)
Từ số liệu này cho thấy, số LN trên địa bàn các huyện Củ chi, Hóc Môn, Thũ
Đức giảm dần so với thập niên 90. Thực tế cả 3 địa bàn Huyện chỉ còn 10 LN tồn
tại và có khả năng phát triển, trong đó chỉ có một số LN phát triển tốt như: Bánh
tráng Củ Chi, Mây tre đan Hóc Môn, sơn mài, giỏ đệm và gỗ gia dụng. Còn các
LN khác sản xuất cầm chừng, qui mô nhỏ.
Tổ chức kinh tế đóng vai trò chủ đạo chính trong việc phát triển các LN
trong thời gian qua là hộ cá thể. Các hình thức liên kết sản xuất như tổ hợp tác, hợp
tác xã chưa đáp ứng thực tiễn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; các Doanh nghiệp tư
nhân, Công ty TNHH, Công ty CP có phát triển mạnh trong những năm gần đây.
Số hộ tham gia vào các hình thức hợp tác như tổ hợp tác, hợp tác xã tính
chung thành phố chiếm là 5,2% số hộ tham gia sản xuất; trong đó tại các LN việc
tham gia các tổ liên kết tín dụng, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên liệu đầu vào
khá phổ biến. Do vậy việc hình thành các tổ hợp tác và hợp tác xã ở khu vực huyện
25

có tỷ lệ lớn hơn ở quận (5,3% và 3,1%). Trong khi đó việc thành lập Doanh nghiệp,
Công ty trách nhiệm hữu hạn ở quận lại lớn hơn tương ứng với 18,6% và 3,1% số
hộ tham gia sản xuất. Điều này được minh chứng qua bảng số liệu mà nhóm đề tài
đã xử lý qua ( bảng 2) điều tra sau đây:
Bảng 2: Các hình thức sở hữu của LN
Nội dung Chung TP Quận Huyện
Tổ hợp tác, Hợp tác
xã (số hộ)
203,0 6,0 197,0
Doanh nghiệp
(số hộ)
132,0 29,0 103,0
Hình thức


liên kết sản
xuất
Công ty cổ phần, liên
danh (số hộ)
19,0 7,0 12,0
Tổng số hộ sản xuất
3.683 194,0 3.489
(Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài)
2.1.2. Chủ hộ sản xuất
Chủ hộ và cơ sở sản xuất được chia thành 3 nhóm với tuổi đời bình quân tính
chung trên địa bàn TP là 49,8 tuổi, trong đó các chủ hộ của quận là 46,6 tuổi và
huyện là 50,9 tuổi.
-Nhóm thứ 1 có thể kể đến là nông dân, là người định cư, sinh sống và gắn bó với
địa bàn nông nghiệp từ lâu qua tích luỹ các yếu tố sản xuất, kinh nghiệm, kỷ năng
mà hình thành nên các LN bao gồm các hộ nông dân và cán bộ cấp xã chiếm phần
lớn các hộ sản xuất tại địa phương; có tỷ lệ chung cho TP là 87,4%.
-Nhóm thứ 2 là cán bộ, công chức và công nhân đang làm việc do có mối quan hệ
trước đây, có vốn, có thị trường, có lao động nhàn rỗ nền đã tạo lập và hình thành
cơ sở sản xuất sản phẩm LN , chiếm 4,8% – 5,24%.

×