SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010
Chủ nhiệm đề tài: Th.s NGUYỄN HOÀNG NĂNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2006
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN VÀ PHỐI HỢP CHÍNH
HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
1. TS. PHẠM QUANG BẢN Sở TDTT TP.HCM
2. NGUYỄN ĐĂNG KHOA Sở TDTT TP.HCM
3. TĂNG BÁ LỄ Sở TDTT TP.HCM
4. TRƯƠNG NGỌC ĐỂ Sở TDTT TP.HCM
5. NGUYỄN HOÀN VŨ Sở TDTT TP.HCM
6. TS. CHUNG TẤN PHONG Sở TDTT TP.HCM
7. NGUYỄN BÁ NGHỊ Sở TDTT TP.HCM
8. TRẦN DUY KHÂM Sở TDTT TP.HCM
Mục lục
Trang
Phần mở đầu
Chương 1 : Tổng quan những vấn đề nghiên cứu 1
1.1: Cơ sở lý luận về TTTTC 1
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Những đặc trưng của TTTTC
1.1.3. Xu thế phát triển của TTTTC trên thế giới và ảnh hưởng 2
của nó đến công tác đào tạo HLV
1.1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá một hệ thống thành tích cao 4
1.1.5. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTTTC 5
ở nước ta
1.2: Tình hình nghiên cứu trong/ngoài nước 8
1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 8
1.2.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 11
Chương 2 : Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 16
2.1: Mục đích nghiên cứu 16
2.2: Nhiệm vụ nghiên cứu 16
2.3: Phương pháp nghiên cứu 16
2.4: Đối tượng nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu 18
Chương 3 : Thực trạng và giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM 21
trong 5 năm qua (2002 – 2006)
3.1: Thực trạng phát triển từng môn th
ể thao ở thành phố 21
3.1.1. Thực trạng phát triển từng môn 21
3.1.2. Đề xuất hướng phân nhóm môn trọng điểm 33
3.1.2.1. Khái niệm 33
3.1.2.2. Phân nhóm môn trọng điểm ở các nước và tại các 34
địa phương khác ở nước ta
3.1.2.3.
Phân loại nhóm môn trọng điểm ở TP.HCM và một số 36
định hướng đầu tư trọng điểm
3.2: Thực trạng hệ thống TTTTC ở thành phố 42
3.2.1. Thực trạng hệ thống TTTTC ở thành phố 42
3.2.1.1. Thực trạng TTTTC năm 2007 tại TP.HCM 42
3.2.1.2. So sánh một số số liệu thống kê quan trọng của 50
TTTTC TP trong 4 năm liên tục 2004, 2005, 2006, 2007
3.2.2. Phân tích SWOT về TTTTC tại TP.HCM 51
3.2.2.1. Yếu tố nội tại (điểm mạnh, điểm yếu) 52
3.2.2.2. Yếu tố ngoại cảnh (cơ hội, nguy cơ) 54
3.3: Thực trạng sử dụng các giải pháp phát triển TTTTC ở TP 56
Chương 4 : Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển TTTTC 65
ở TP.HCM trong 5 năm tới (2007 – 2012)
4.1: Những căn cứ cơ bản để đề xuất
định hướng và xây dựng 65
các giải pháp
4.2: Hệ thống các giải pháp được xây dựng ban đầu để phỏng vấn 66
chuyên gia và các đối tượng chọn lọc tham dự hội thảo
4.3: Hệ thống các giải pháp được xây dựng từ kết quả hội thảo 80
4.4: Dự báo về việc thực hiện các nhóm giải pháp đề xuất 84
4.4.1. Dự báo về tính khả thi của các nhóm giải pháp 84
4.4.2. Dự kiến kết quả đạt được khi áp dụng các giải pháp được 86
đề xuất
- Kết luận và kiến nghị
+ Kết luận 88
+ Kiến nghị 94
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục:
+ Phiếu điều tra thực trạng các bộ môn thể thao tại TP.HCM
+ Phiếu phỏng vấn về các giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM trong
5 năm qua (2002 – 2006)
+ Phiếu phỏng vấn về định hướng và các giải pháp phát triển TTTTC ở
TP.HCM trong 5 – 6 năm tới (2007 – 2012)
PHẦN MỞ ĐẦU
Thể thao thành tích cao (TTTTC) luôn được xác định là một nhiệm vụ
quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của
mỗi địa phương.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, TTTTC được xác định "là vị thế, là chỉ tiêu
của một nền thể thao phát triển". Vì vậy trong nhiều năm qua, kết hợp với việc
phát triển TDTT quần chúng, công tác xây dựng lực lượng HLV, VĐV
đỉnh cao
tại thành phố luôn được xem trọng. Trong chương trình phát triển nguồn nhân
lực của thành phố giai đoạn 2001 - 2005, ngành TDTT đã thực hiện đề tài "Hoàn
thiện hệ thống, quy trình đào tạo và quản lý đào tạo VĐV tài năng ở thành phố
Hồ Chí Minh" nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thể thao đỉnh cao của
thành phố. Trong quá trình thực hiện đề tài, Ban chủ nhiệm đề tài đã tổ chức m
ột
cuộc Hội thảo về "Hiện trạng và giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM" trong
hai ngày 14 - 15/12/2001, đồng thời đã tổ chức tổng điều tra về nguồn nhân lực
TTTTC của thành phố trong năm 2001. Từ kết quả thực hiện đề tài, 10 chương
trình phát triển nguồn nhân lực của ngành đã được UBND thành phố chấp thuận
cho triển khai và bước đầu đã tạo nên những chuyển biến tích c
ực cho sự phát
triển TTTTC của thành phố trong 5 năm qua.
Bước vào kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT 5 năm (2006 - 2010), Thể
thao Việt Nam đã có những định hướng phát triển mới sau khi Thể thao Việt
Nam đạt ngôi vị hạng nhất toàn đoàn tại SEA Games 22 - năm 2003 nhưng lại
không đạt được huy chương nào tại kỳ Đại hội Olympic 28 - năm 2004 ngay sau
đó. Tại Hội nghị chuyên đề TTTTC năm 2004 tổ chức trong hai ngày 8 -
9/12/2004 tại Hà Nội, Ủy Ban TDTT Việt Nam đã trình bày dự thảo "Phương
hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển TTTTC từ năm 2005 - 2015 và định hướng
đến năm 2020". Theo đó, UBTDTT nhận định một trong những tồn tại chính của
thể thao Việt Nam là "nhận thức và cách làm TTTTC còn chưa được thống nhất,
việc đào tạo VĐV còn chạy theo số lượng, chưa coi trọng chất lượng và hiệu
quả" và đề ra mục tiêu định hướng chung của TTTTC Việt Nam đến 2020 là
"Phát triển lực lượng VĐV đông đảo trong hầu hết các môn thể thao của khu
vực, nhất là các môn thể thao trọng điểm trong chương trình ASIAD và
Olympic, duy trì và ổn định vị trí là 1 trong 3 nước hàng đầu ở SEA Games,
phấn đấu vươn lên thứ hạng cao (từ thứ 15 - thứ 10) tại đấu trường ASIAD,
đồng thời lựa chọn những VĐV
ưu tú nhất phấn đấu giành huy chương, kể cả
huy chương vàng trong các kỳ Đại hội Olympic (2008 – 2016)".
Với những định hướng mới của Ủy Ban TDTT Việt Nam, thể thao
TP.HCM cũng cần phải có những tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và đề ra các giải
pháp phát triển phù hợp trong tình hình phát triển mới.
Theo Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh
2006 - 2010 của Ủy ban Nhân dân thành phố thì giai đoạn 2006 - 2010 có ý
nghĩa r
ất quan trọng đối với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói
chung. Đây là giai đoạn quyết định để thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển
kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010. Theo nhận định của bản Báo cáo "Đây là
giai đoạn mà nền kinh tế nước ta sẽ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực
và thế giới, với việc tự do hóa thương mại và đầ
u tư ngày càng sâu rộng theo
tiến trình AFTA và khi nước ta gia nhập WTO". Với những thay đổi mang tính
cơ bản như vậy, cộng với mục tiêu phát triển mới của Thể thao Việt Nam, đâu là
thách thức và cơ hội mới trong lĩnh vực thể dục thể thao thành phố? Báo cáo
cũng nhận định những mặt còn tồn tại trong lĩnh vực TDTT như sau: "Thể dục
thể thao của Thành phố dù có phong trào mạnh như
ng thể thao thành tích cao
chưa tương xứng với tiềm năng. Mặc dù đã có chiến lược, có quy hoạch, có kế
hoạch, có tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển TTTTC nhưng thiếu giải pháp
triển khai, thiếu người tổ chức thực hiện, thiếu người kiểm tra, đôn đốc và thiếu
cả quyết tâm thực hiện". Vì vậy, sau 5 năm thực hiện giai đoạn 1 của b
ản "Chiến
lược phát triển TDTT TP.HCM năm 2001 - 2010" và "Chương trình phát triển
nguồn nhân lực", công tác tổng kết, đánh giá những việc làm được, những việc
chưa làm được là điều cần thiết nhằm có những điều chỉnh, bổ sung, thay đổi
phù hợp.
Về mục tiêu, phương hướng phát triển 2006 - 2010, Báo cáo Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM 2006 - 2010 của UBND thành phố chỉ rõ:
"Tập trung đầu tư và nâng cao trình độ tổ chức, quản lý để phát triển TDTT
đúng tầm của thành phố"; về giải pháp: "Tiến hành quy hoạch mạng lưới cơ sở
vật chất kỹ thuật TDTT phục vụ tốt công tác luyện tập TTTTC, chú trọng đầu tư
để nâng cao thành tích các môn thể thao đỉnh cao, …". Để đáp ứng những yêu
cầu đó, việc chỉ rõ những nguyên nhân đích thực tác động đến hiệu quả của cách
làm TTTTC của thành phố trong thời gian qua là điều cấp thiết, đặc biệt khi
TP.HCM phải chuẩn bị tốt lực lượng VĐV cho Hội khỏ
e Phù Đổng toàn quốc
lần 6 - năm 2008 tại Phú Thọ, Olympic lần thứ 29 - năm 2008 tại Bắc Kinh,
SEA Games lần thứ 25 - năm 2009 tại Lào, Indoor Games lần thứ 3 - năm 2009
tại Việt Nam, Asian Games lần thứ 16 - năm 2010 tại Quảng Châu (Trung
Quốc) và Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 6 - năm 2010.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu hiện
trạng và giải pháp phát triển Thể thao thành tích cao thành phố Hồ Chí
Minh đến n
ăm 2012"
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về Thể thao thành tích cao (TTTTC)
1.1.1. Khái niệm:
- Thể thao thành tích cao: là hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao của
VĐV, trong đó thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức
mạnh và năng lực sáng tạo của con người [2, 15]
Thể thao thành tích cao, ngoài nhiệm vụ tăng cường thể chất nói chung, có
nhiệm vụ quyết định hơn, nặng nề hơn là tìm kiếm, bồi dưỡng và phát triển năng
lực thể chất tr
ội của từng cá thể, tìm được năng lực tối đa của họ để phát triển
thành người tài thể thao – vận động viên tài năng của Quỹ người tài quốc gia [1,
164].
Trong TTTTC, có 3 đối tượng được Luật TD,TT quy định rõ về quyền và nghĩa
vụ, đó là vận động viên thể thao thành tích cao, huấn luyện viên thể thao thành
tích cao và trọng tài thể thao thành tích cao
- Môn thể thao thành tích cao: là những môn có khả năng đem lại chiế
n
thắng (theo Học viện thể thao New Zealand).
- Hệ thống thành tích cao: là mô tả chung của các tổ chức đóng góp
chính cho TTTTC của một quốc gia, thường bao gồm Bộ Thể thao và Giải trí,
Học viện Thể thao quốc gia, các tổ chức thể thao quốc gia và Ủy ban Olympic
quốc gia (theo Học viện thể thao New Zealand).
1.1.2. Những đặc trưng của TTTTC
- Là lĩnh vực ngày càng hoàn thiện, phức tạp và khó điều khiển [7, 41].
2
- Là lĩnh vực hoạt động của những người có năng khiếu và tài năng đặc
biệt, đòi hỏi những điều kiện đặc biệt.
1.1.3. Xu thế phát triển của TTTTC trên thế giới và ảnh hưởng của nó đến công
tác đào tạo HLV
John Bales – Chủ tịch ICCE (International Council for Coach Education - Hội
đồng quốc tế về giáo dục HLV) - trình bày trong khóa đào tạo HLV tổ chức từ
ngày 25 – 27/2/2005 tại Hong Kong – Trung Quốc về các xu thế phát triển của
TTTTC trên thế giới như sau:
1. Mở rộng các nội dung thi đấu
: biểu hiện ở các vấn đề sau:
- Có nhiều nội dung thi đấu mới của Olympic: 3 môn phối hợp (triathlon),
nhào lộn trên ván nhún (trampoline), nhảy cầu đôi (synchronized diving), lướt
ván trên tuyết (snowboarding), BMX, …
- Có nhiều giải vô địch theo nhóm tuổi: giải vô địch thiếu niên thế giới,
giải vô địch trẻ thế giới, …
- Có nhiều nội dung thi đấu dành cho nữ: bóng đá nữ, hốc cây trên băng
nữ, bóng nước nữ, vật nữ, cử
tạ nữ, 5 môn phối hợp nữ, nhảy sào nữ, . . .
- Có các giải thể thao dành riêng cho người khuyết tật: Paralympics,
Special Olympics (là Đại hội thể thao dành cho người thiểu năng trí tuệ), giải
thể thao dành cho người điếc, …
Mặt tác động, ảnh hưởng Những việc cần làm
1. Tạo nhiều cơ hội hơn cho các HLV + Đặt
những yêu cầu cao hơn đối với HLV
2. Lịch thi đấu dày đặc hơn
- Cần chuẩn bị nhiều HLV hơn trên
đấu trường quốc tế
- Có các chương trình bồi dưỡng về
cách thức huấn luyện nữ
- Biết cách quản lý stress
- Có mô hình huấn luyện theo chu
kỳ hóa mới
3. Các giải vô địch thiếu niên: có hiện tượng
ép sớm và từ bỏ thể thao sớm:
- Cần phải có những công trình
nghiên cứu
3
- 70% VĐV đoạt giải tại các giải vô địch
thiếu niên không thể tiếp tục chiến thắng
tại các giải ở lứa tuổi cao hơn
- Những yêu cầu đối với VĐV trẻ: nhà
trường, xã hội, đội tuyển thiếu niên quốc
gia, đội tuyển khu vực, CLB, …
- Tạo sự cân bằng cho VĐV
- Kết hợp hài hòa giữa công tác
huấn luyện và những yêu cầu của
VĐV: mô hình phát triển VĐV dài
hạn là cơ sở, nền tảng của một
chương trình huấn luyện hiện đại
2. Phát triển theo phương hướng chuyên nghiệp hóa, thương mại hóa
:
Ngày nay, các hãng truyền hình cần trên 1 tỷ đô la Mỹ để được quyền truyền
hình tại Olympic. Từ đó, điều lệ thi đấu các môn phải thay đổi để thu hút đài
truyền hình. Gilad Weingarten có nói “Để thu hút sự hâm mộ của công chúng
trên các phương tiện truyền thông, khía cạnh kịch tính và xúc cảm trong một bộ
môn thể thao được xem trọng hơn nhiều so với thành tích thật sự của bộ môn đó.
Các HLV phải nhớ
rằng bất cứ điều gì mà VĐV thể hiện đều được phản ánh tức
thì trên tivi”
3. Đối mặt với vấn nạn doping và các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức
: biểu
hiện ở các vấn đề sau:
- Tăng cường kiểm tra doping, chia xẻ trách nhiệm
- Trông mong các HLV, các tổ chức thể thao và các chương trình huấn
luyện đối phó với sự gian lận, sự lạm dụng và sự bạo lực trong thể thao trên
quan điểm: “thể thao phải an toàn đối với VĐV trẻ”
4. Công nghệ trong thể thao ngày càng được chú trọng
: biểu hiện ở các vấn
đề sau:
- Ứng dụng máy tính ở nhiều lĩnh vực: huấn luyện trên mạng (sử dụng
email và tin nhắn văn bản), lập kế hoạch và lưu trữ dữ liệu, phân tích kỹ thuật
(video kỹ thuật số), phân tích trận đấu, quảng cáo và giao tiếp (các website của
đội và của cá nhân), học tập và cố vấn trên mạng, …
4
- Thiết bị tập luyện: các trang phục sát da, các loại thuyền đua, xe đạp
đua, giày trượt, …đều làm bằng chất liệu mới
- Ứng dụng khoa học: huấn luyện độ cao, liên hệ phản hồi sinh học, . . .
Vì vậy, người HLV hiện đại phải có những kỹ năng mới, phải chuyển dần
những kỹ năng phân tích thành tích trước đây thành kỹ năng sử dụng thành th
ạo
các công nghệ huấn luyện, từ đó mối quan hệ giữa HLV và VĐV cũng chịu
nhiều ảnh hưởng. Ric Charlesworth, 1997, đã phát biểu “Khi tôi là cầu thủ, lúc
đó chỉ có 1 HLV. Hiện nay tôi có một ban huấn luyện trên 20 người: một vài
HLV phụ tá, một HLV chuyên cho thủ môn, một chuyên gia sinh lý học, một
chuyên gia tâm lý học, một nhà vật lý trị liệu, một kỹ thuật viên quay video, một
người thống kê số liệu, 1 HLV yoga, 1 HLV chạy dướ
i nước và 1 HLV tập tạ”.
5. Ngoài ra, TTTTC hiện đại còn bị chi phối bởi tính toán đầu vào – đầu ra
,
là một phần của hệ thống thông tin toàn cầu và một phần của nền kinh tế trong
tiến trình toàn cầu hóa.
1.1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá một hệ thống thành tích cao
Theo Học viện Thể thao New Zealand, một hệ thống thành tích cao được xem là
thành công khi:
- Có VĐV và đội thể thao đạt được thành tích cao trong các giải đấu có ý
nghĩa quan trọng đối với quốc gia đó (thể hiện qua số lượng nhà vô địch thế
giới, số huy chương đạt được tại các kỳ Olympic, …)
- Có nhiều VĐV tài năng và HLV tài năng ở trình độ cao
- Có các chương trình phát triển thành tích cao chất lượng dành cho các
bộ môn thể thao.
- Có các bộ
môn thể thao có đủ năng lực phát triển và thực thi các kế
hoạch thành tích cấp cao thế giới
5
- Có các dịch vụ (được cung cấp bởi các tổ chức trong khu vực) tác động
tốt đến thành tích thể thao.
1.1.5. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTTTC ở nước ta
1.1.5.1. Ở cấp độ quốc gia: khi thành lập lại Tổng cục TDTT vào tháng
11/1992, ngành TDTT đã thống nhất xác định 3 nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt
quá trình củng cố và phát triển hoạt động TDTT trong cả nước, đó là: Phát triển
phong trào TDTT quần chúng; phát triển thể thao thành tích cao; mở rộng quan
hệ quốc tế về TDTT.
- Ngày 24/3/1994: Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) ban hành Chỉ
thị 36-CT/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới, theo đó xác định mục
tiêu cơ bả
n, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền thể dục thể thao phát
triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá,
tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt
động thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á.
- Ngày 7/3/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 133/TTg về việc
xây dựng quy hoạch phát triển ngành TDTT, theo
đó Thủ tướng Chính phủ yêu
cầu Tổng cục TDTT, UBND các tỉnh, thành phố và các ngành liên quan khẩn
trương xây dựng quy hoạch phát triển TDTT dài hạn trong cả nước, ở từng địa
phương và trong từng ngành theo những nội dung và yêu cầu cụ thể. Ở lĩnh vực
TTTTC, nhiệm vụ cấp bách mà Chính phủ yêu cầu là đầu tư ngay cho việc đào
tạo các tài năng thể thao ở những môn trọng điểm
.
- Ngày 2/4/1998: Thường vụ Bộ Chính trị ban hành Thông tri 03 về tăng
cường lãnh đạo công tác TDTT, theo đó ở lĩnh vực TTTTC cần đa dạng hóa các
hình thức đào tạo VĐV, coi trọng chất lượng toàn diện về chính trị, đạo đức, văn
hoá và chuyên môn; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo VĐV của các
6
trung tâm thể thao; thực hiện chủ chương từng bước chuyên nghiệp hoá trong
một số môn thể thao.
- Tháng 9/2000: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Thể
dục thể thao. Thể thao thành tích cao được Pháp lệnh quy định từ điều 20 đến
điều 31 trong chương IV. Theo điều 20 của Pháp lệnh TDTT, Nhà nước phát
triển TTTTC nhằm phát huy tối đa khả năng về thể lực, ý chí và trình độ
kỹ
thuật thể thao của VĐV để đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao.
- Ngày 26/4/2002: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 57/2002/QĐ-
TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành TDTT đến năm 2010. Về lĩnh
vực TTTTC:
+ Quan điểm: Tập trung phát triển những môn thể thao trọng điểm phù
hợp đặc điểm và thể chất người Việt Nam nhằm nhanh chóng nâng cao thành
tích thể thao; từng bước xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp
+ Mục tiêu: Đào tạo đội ngũ VĐV thể thao tài năng quốc gia với các
tuyến, các lớp kế cận hoàn chỉnh, có trình chuyên môn và thành tích cao, có
phẩm chất, đạo đức tốt; phấn đấu đưa nền thể thao Việt Nam xếp vào những
nước hàng đầu khu vực, có thứ hạng cao ở một số môn phù hợp
đặc điểm và thể
chất người Việt Nam trong các giải châu lục và thế giới
+ Phương hướng: 1) Phát triển các môn thể thao có trong chương trình thi
đấu tại Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Đại hội thể thao Châu Á
(ASIAD), Đại hội Olympic. Tập trung nâng cao thành tích các môn thể thao mà
VĐV nước ta có thế mạnh; 2) Phấn đấu là 1 trong 3 nước hàng đầu về thể thao
trong khu vực tại SEA Games 22 và là 1 trong 15 nước có thành tích thể thao
cao ở châu Á. Có từ 4 - 5 môn thể thao đạt thành tích cao trong các gi
ải thể thao
thế giới.
7
Ngoài ra, trong Quy hoạch cũng nêu rõ: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là
trung tâm vùng, đồng thời làm nhiệm vụ trung tâm TDTT quốc gia
- Ngày 23/10/2002: Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành
Chỉ thị số 17-CT/TW về phát triển TDTT đến năm 2010. Theo Chỉ thị 17, công
tác TDTT phải góp phần tích cực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước, …, giữ vị trí là một
trong ba nước đứng
đầu về thể thao ở khu vực Đông Nam Á, một số môn có thứ
hạng cao tại các giải thể thao châu Á và thế giới.
- Tháng 11/2006: Quốc hội chính thức thông qua Luật thể dục, thể thao.
Luật TD,TT bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2007. Thể thao thành tích cao được
Luật quy định thành 2 mục trong chương III: mục Thể thao thành tích cao (từ
điều 31 đến điều 43) và mục Thể thao chuyên nghiệp (từ đi
ều 44 đến điều 53).
Theo điều 31 của Luật TD,TT, Nhà nước có chính sách phát triển TTTTC, đầu
tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng
VĐV, HLV đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu thể thao thành tích
cao, tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia
phát triển thể thao thành tích cao.
1.1.5.2. Ở cấp
độ thành phố
- Nghị quyết 20-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy ngày 26/3/1999 đã
đề ra 5 nhiệm vụ của TDTT thành phố đến năm 2010, trong đó có 2 nhiệm vụ
liên quan đến TTTTC: 1) Không ngừng nâng cao chất lượng công tác xây dựng
lực lượng, đa dạng hóa hình thức đào tạo VĐV; chủ động trong việc phát hiện
tài năng trẻ, kiên quyết chấn chỉnh lại khâu tuyển chọn, bảo đảm đúng đối
tượ
ng. Thực hiện tốt quá trình giáo dục – đào tạo toàn diện, đồng bộ, khoa học,
hiện đại và từng bước chuyên nghiệp hóa. Xây dựng đội ngũ HLV, VĐV và
trọng tài trẻ, chất lượng cao, vừa làm nòng cốt cho phong trào TDTT phát triển
8
bền vững, vừa đóng góp ngày càng nhiều cho lực lượng thể thao quốc gia tham
gia các kỳ SEA Games, ASIAD, đặc biệt là SEA Games được tổ chức tại Việt
Nam đầu thế kỷ 21 và các hoạt động thể thao quốc tế khác; 2) Xây dựng trung
tâm đào tạo HLV, VĐV cấp cao ở một số bộ môn trọng điểm của thành phố như
bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, quần vợt, bơi lội, võ thu
ật,
Hình thành cơ sở nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật TDTT đáp ứng yêu
cầu phát triển cao và bền vững.
- Báo cáo số 62-BC/TU của Ban Thường vụ Thành ủy ngày 2/5/2007 về
sơ kết thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư về phát triển TDTT đến năm
2010 và Nghị quyết 20-NQ/TU của Thành ủy về phát triển TDTT thành phố,
trong đó ngoài việc phân tích những kết quả đạt đượ
c của thể thao Thành phố
sau hơn 7 năm thực hiện Nghị quyết và 4 năm thực hiện Chỉ thị, Thường vụ
Thành ủy còn đề ra những giải pháp nhằm phát triển bền vững cho TTTTC
Thành phố như: hoàn thiện chiến lược phát triển TTTTC; từng bước hiện đại
hóa hệ thống đào tạo tài năng thể thao; lựa chọn các môn thể thao trọng điểm để
có kế
hoạch đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong quá trình đào tạo VĐV;
đổi mới công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV theo hướng khoa học và hiện đại;
đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ; tăng
cường công tác đào tạo và sử dụng cán bộ y học TDTT, bác sĩ thể thao.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước/ngoài nước
Nghiên cứ
u thực trạng và các giải pháp phát triển thể thao tại một địa phương
hay tại một nước là một công việc được thực hiện mang tính định kỳ theo những
chu kỳ nhất định nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định kế hoạch mới
trong tương lai. Thực trạng và các giải pháp phát triển thể thao thường được
trình bày trong “Chiến lược phát triển thể thao”, “Đề
cương phát triển TDTT”,
“Quy hoạch phát triển TDTT” của một quốc gia hay một địa phương.
9
1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở cấp độ quốc gia, trong những năm gần đây (2004 - 2005), Ủy ban TDTT Việt
Nam liên tục tổ chức các Hội nghị chuyên đề TTTTC nhằm tổng kết, đánh giá
tình hình phát triển của TTTTC trong 10 năm qua (1994 - 2004) và đề ra các
giải pháp phát triển mới cho Thể thao Việt Nam. Trong kế hoạch công tác
TDTT năm 2007, ngành đã triển khai xây dựng dự thảo “Chiến lược phát triển
TTTTC đến 2015 và định hướng đến 2020” trình Chính phủ phê duyệt. Phục v
ụ
cho kế hoạch dài hạn đến 2015, Ủy Ban TDTT Việt Nam tập trung tổ chức thực
hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo VĐV” và “Xây dựng trung
tâm thể thao trọng điểm”, xem đó là giải pháp chiến lược chính của ngành nhằm
thúc đẩy TTTTC Việt Nam phát triển, đồng thời là biện pháp tích cực tạo nên
sức nhảy vọt về thành tích thể thao vượt lên ngang tầm với các nước mạnh
ở
Châu Á, một số môn, nội dung có trình độ Châu Á và thế giới.
Ở cấp độ tỉnh thành, theo thống kê năm 2006 của Ủy ban TDTT, trên toàn quốc
đã có 38/64 tỉnh thành phố xây dựng quy hoạch phát triển ngành TDTT đến năm
2020. Khuôn mẫu chung trong các bản quy hoạch này là 4 nội dung lớn: đánh
giá thực trạng, dự báo tình hình phát triển, quy hoạch phát triển ở các lĩnh vực
khác nhau và các giải pháp để thực hiện quy hoạch.
Hà Nội đã đi
đầu về sách lược "hiểu mình, hiểu người" khi cử đoàn cán bộ vào
TP.HCM học hỏi kinh nghiệm về cách làm của thành phố và sau đó đề ra
phương châm phát triển của thể thao Hà Nội là "đi tắt, đón đầu". Phương châm
này giúp Hà Nội giành lại vị thế dẫn đầu cả nước vào năm 2002 (Đại hội TDTT
toàn quốc lần IV). Ngay sau thành công tại SEA Games 22 năm 2003, thể thao
Hà Nội đã xây dựng chiến lược dài h
ơi, có tầm nhìn xa hơn (hướng đến đấu
trường châu lục và thế giới) và đã tham mưu cho Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ
thị 38/CT-TU vào ngày 15/08/2005 với những mục tiêu cơ bản của thể thao Hà
Nội đến năm 2010. Chuẩn bị cho giai đoạn phát triển 2005 - 2015, Hà Nội vẫn
10
kiên trì thực hiện 16 giải pháp đúc kết thông qua các câu ca dao, ngạn ngữ và đề
ra nhiệm vụ hàng đầu là phải "Chọn môn và khoanh vùng nội dung" trong đầu
tư. Như vậy, Hà Nội đang chuyển dần từ giai đoạn “thăm dò dàn trải” sang giai
đoạn “đầu tư sâu, khai thác thế mạnh” của mình. Hiện nay, Hà Nội đang hoàn
thiện dần Trung tâm đào tạo VĐV cấp cao Mỹ Đình, biến nơi này thành một
Trung tâm hu
ấn luyện tầm cỡ chuyên nghiệp đạt đẳng cấp “điểm hẹn Quốc tế”.
Tại Hải Phòng, cử nhân Vũ Trọng Lợi đã nghiên cứu đề tài "Đánh giá thực
trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng thể thao
thành tích cao Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay đến 2010". Đề tài đi sâu
nghiên cứu thực trạng TTTTC Hải Phòng từ
năm 1997 đến năm 2001, rút ra các
nguyên nhân thành công và nguyên nhân tồn tại, cuối cùng đề xuất 9 giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển TTTTC của Hải Phòng từ năm 2002 đến năm 2010.
Ngoài Hải Phòng, hiện nay Viện Khoa học TDTT đã và đang phối hợp với các
Sở TDTT của một số tỉnh, thành như Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Quảng
Ninh, Hải Dương, Kiên Giang, Bắc Ninh, Bạc Liêu, … trong việc xây dựng quy
hoạch phát triển TDTT đến năm 2020.
Tại Lào Cai, đề án phát triển sự nghiệp TDTT đến năm 2020 đã được Hội đồng
Nhân dân tỉnh thông qua, trong đó cụ thể hóa thành 3 tiểu đề án về xây dựng cơ
sở vật chất, thành tích cao, thể thao cơ sở với tổng kinh phí được duyệt lên đến
970 tỷ đồng. Tại Khánh Hòa, HĐND tỉnh cũng đã thông qua Nghị quyết phát
triển ngành TDTT tỉnh đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2015, trong đó
tỉnh quyết định đầu tư 130,6 tỷ đồng để xây dựng 3 khu liên hợp TDTT và vui
chơi giải trí.
Tại TP.HCM, khi triển khai thực hiện đề tài "Hoàn thiện hệ thống, quy trình đào
tạo và quản lý đào tạo VĐV tài năng ở thành phố Hồ Chí Minh" nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực thể thao đỉnh cao của thành phố, Ban chủ nhiệm đề
11
tài đã tổ chức một cuộc Hội thảo về "Hiện trạng và giải pháp phát triển TTTTC
ở TP.HCM" trong hai ngày 14 - 15/12/2001. Hội thảo đã tập hợp được 28 bản
báo cáo, ý kiến tham luận và đóng góp từ nhiều góc độ khác nhau (nhà quản lý,
nhà khoa học, nhà báo, HLV, VĐV từ cấp trung ương, thành phố đến quận
huyện), tạo cơ sở cho ngành TDTT đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp khả thi
sau khi đề tài được nghi
ệm thu.
Ngoài ra, mặc dù chỉ trong khuôn khổ một bài giảng cho lớp bồi dưỡng, nâng
cao trình độ HLV thành phố vào giữa năm 2006, nhưng chuyên đề "TTTTC
TP.HCM" của TS Lâm Quang Thành cũng được xem là một công trình nghiên
cứu khoa học về thực trạng từ quan sát khách quan, chắt lọc số liệu và tổng hợp
kinh nghiệm thực tế. Theo tác giả, TTTTC TP.HCM cần đổi mới từ 3 nhóm giải
pháp chính, đó là thể chế, thiết chế và con người.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu ngoài n
ước
Năm 1985, Ban nghiên cứu chiến lược TDTT của Trung Quốc đã công bố báo
cáo chiến lược TTTTC đầu tiên để thực hiện đến năm 2000. Mục tiêu cơ bản
của chiến lược này là: “Xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc thể thao thế
giới trong thế kỷ XX”, chú trọng “Chiến lược Olympic” đồng thời chú trọng
“Chiến lược sức khỏe toàn dân”. Chiến lược đầu tiên này nhằm khắ
c phục
những yếu kém làm cản trở phát triển TTTTC của Trung Quốc trong quá khứ
như sau: 1) Thiếu kinh phí cho hoạt động TTTTC; 2) Không đủ sức sắp xếp,
kiểm soát, hỗ trợ các môn thể thao trọng điểm, đặc biệt đối với những môn lớn
có nhiều nội dung thi đấu. Các môn trọng điểm so với các môn khác không có
sự phân biệt rõ ràng; 3) Thiết chế TTTTC thiếu thống nhất từ trung ương đến
đị
a phương; không phân định rõ mức độ đào tạo tập trung; 4) Hệ thống thi đấu
chưa có tác dụng làm đòn bẩy, chưa có tác dụng phát triển các môn thể thao
trọng điểm; điều động tập trung nhân tài gặp nhiều khó khăn; 5) Hàm lượng
khoa học công nghệ hạn chế [5, 4]
12
Sau đó, để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa Trung Quốc và qua điều tra nghiên
cứu thực tế, Tổng cục TDTT Trung Quốc đã trình bày bản "Đề cương phát
triển và cải cách TDTT Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2010" tại Hội nghị sửa đổi
công tác thể thao toàn Trung Quốc năm 1999 và 2000. Liên quan đến TTTTC,
Đề cương nêu rõ ". . . cần chiếm lĩnh vị trí hàng đầu châu Á, cũng như Olympic
mùa hè, thực hiện bước đột phá trong Olympic mùa
đông, sản nghiệp thể thao
bắt đầu gây dựng một cách có quy mô". Đề cương phân tích khá kỹ về những cơ
hội và thách thức trong tiến trình cải cách và phát triển sự nghiệp TDTT Trung
Quốc, coi việc "đăng cai Olympic 2008 là bước ngoặt chuyển đổi" và đề ra 6
nhóm giải pháp phát triển TTTTC khá toàn diện: 1) Hình thành và thực thi kế
hoạch "giành vinh quang Olympic", nâng cao thành tích trên đấu trường quốc tế;
2) Đẩy mạnh sự phát triển sản nghiệp TDTT, thu hút tiêu dùng TDTT toàn dân;
3) Phát triển dựa trên khoa h
ọc kỹ thuật, chú trọng bồi dưỡng nhân tài; 4) Tăng
cường hợp tác và mở rộng giao lưu TDTT; 5) Cải cách thể chế TDTT về chiều
sâu, đẩy mạnh chuyển đổi cơ chế TDTT; 6) Tăng cường công tác lãnh đạo, hoàn
thiện các biện pháp đảm bảo phát triển sự nghiệp TDTT [17, 63].
Tại Đức, GS-TS Helmut Digen - Viện trưởng Viện khoa học TDTT Trường Đại
học tổng hợp Đức - đã thực hiệ
n đề án "Tổ chức của TTTTC - so sánh giữa các
quốc gia có thể thao thành công nhất tại thế vận hội Olympic mùa hè Atlanta
1996". Mục đích của đề án nhằm phân tích sự vận hành và cơ chế của TTTTC ở
8 cường quốc về thể thao (Úc, Trung Quốc, Đức, Pháp, Anh, Ý, Nga và Mỹ),
qua đó phát hiện ra những tiềm năng khác nhau, phù hợp với cơ cấu của thể thao
đỉnh cao và cố gắng hiểu cách thức nguồn năng l
ực đó tác động tới sự biểu hiện
tốt nhất của TTTTC của mỗi quốc gia. Tiêu chí quan trọng của cuộc điều tra này
được giới hạn ở những đặc trưng cấu trúc chung và riêng của những thành tố
ảnh hưởng tới thể thao như một tổng thể và không giải quyết những vấn đề liên
quan tới các môn thể thao đặc biệt. Theo tác giả, đặc điể
m đáng chú ý nhất của
13
TTTTC là bản thân nó luôn ngày càng hoàn thiện và khi TTTTC ngày càng trở
nên phức tạp thì nó cũng ngày càng khó điều khiển. Vì vậy, giải pháp tốt nhất
cho tương lai là khẩn trương thực hiện những công trình nghiên cứu cần thiết
trên phạm vi toàn thế giới [7, 41].
Tại Úc, chính phủ bang Tây Úc đã hình thành "Nhóm làm việc thành tích cao"
và yêu cầu nhóm đánh giá hệ thống TTTTC hiện tại, điều tra các phương án
khác, và đưa ra giải pháp để tiếp tục cải thiện hệ th
ống đã được coi là nền móng
thành công này. Để làm được điều này, nhóm làm việc đã thực hiện 4 buổi
chuyên đề tại Perth và 9 buổi chuyên đề tại các địa phương Tây Úc dành cho đối
tượng là HLV, nhà quản lý, cán bộ, các cơ quan cao nhất trong ngành, VĐV và
gia đình; khảo sát 24 hiệp hội thể thao của bang; biên soạn tài liệu bàn bạc về
các vấn đề chủ chốt để chuyển cho 206 người tham gia và nhận được 42% ý
kiến phả
n hồi; thực hiện 19 cuộc phỏng vấn với các cơ quan cao nhất trong
ngành và các nhân vật thể thao nổi bật; tổ chức hội thảo với các đối tác từ các
bang khác và với quốc gia về lĩnh vực TTTTC, từ đó tổng hợp biên soạn tài liệu
"Thành Công Tương lai" để trình Chính phủ. "Thành công tương lai" đề xuất 22
giải pháp nhằm nâng cao nền thể thao Tây Úc từ năm 2002 [22]
Ngoài ra, số chuyên đề Olympic số 2 của Ủ
y ban Olympic Việt Nam có bài
“Nghị quyết và kiến nghị của cuộc hội thảo SEA Games hướng tới năm 2000”.
Mặc dù nội dung đã cũ, song thiết nghĩ những vấn đề mà hội thảo đề nghị các
nước trong khu vực Đông Nam Á thực hiện nhằm nâng cao chất lượng thể thao
trong vùng vẫn còn giữ nguyên tính thời sự của nó trong giai đoạn hiện nay, đặc
biệt là về lĩnh vực TTTTC. Hộ
i thảo đề nghị 10 công việc lớn sau đây:
- Ưu tiên số một cho thể thao thành tích cao
- Tập trung tất cả nguồn lực có thể được cho việc tuyển chọn một cách
khoa học một số môn thể thao mà các VĐV trong khu vực có tiềm năng trội hơn
14
- Thành lập Viện thể thao khu vực là điều tối quan trọng
- Mỗi nước trong khu vực cần cam kết thực hiện:
+ Phát triển 1 hệ thống hỗ trợ cho TTTTC ở một hoặc hai môn thể thao
+ Thực hiện hợp tác trong khu vực trong các môn thể thao này
- Các nước trong khu vực phải coi trọng giáo dục TDTT trong trường
học. Trường học là cái nôi cho sự phát triển những tài năng cơ sở và phẩm chất
c
ần thiết để tiến tới đạt những thành tích cao.
- Thanh niên ngày nay phải đương đầu với nhiều sức ép và những điều
chi phối, chúng ta phải “trao” thể thao cho thanh niên, chúng ta phải tranh đấu
để giành lấy sự quan tâm của thanh niên đối với thể thao.
- Phải tạo ra một “cơ quan công luận tích cực” về thể thao. Các phương
tiện thông tin đại chúng có một vai trò cực kỳ quan trọng.
- Phải nhân đạo hóa hệ thống thể thao v
ới việc tập trung chú ý vào cá
nhân VĐV. Vai trò của chính quyền và HLV là phải ủng hộ VĐV, đáp ứng các
nhu cầu về tập luyện, về đời tư, về việc làm và cả khi về hưu.
- Phải tăng cường số lượng các nhà khoa học và HLV thể thao trong khu
vực.
- Để có các VĐV thành tích cao, các nước trong khu vực phải có một
phương thức hệ thống hóa việc tuyển chọn những nhân tài trẻ tuổ
i. Điều này cần
có một quá trình phát triển một cách khoa học các cuộc thi tài hợp lệ và chuẩn bị
các tài năng trẻ để tiến tới trở thành những VĐV thành tích cao.
Tóm lại
:
Qua nghiên cứu một số các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan,
chúng tôi nhận thấy:
15
- Tại các nước có nền thể thao phát triển mạnh, việc nghiên cứu, đánh giá
thực trạng, từ đó tìm kiếm các giải pháp cho một chiến lược phát triển dài hơi
(5, 10, 15 năm) là một công tác thường xuyên, bài bản và mang tính khoa học
cao, đặc biệt khi hệ thống cũ vẫn đang vận hành thành công nhưng không đáp
ứng tốt với cơ hội hoặc nguy cơ trong tương lai. Điều này thể hiện bản chấ
t luôn
biến đổi của hoạt động thể thao và tính đi trước, đón đầu của kế hoạch.
- Ở nước ta, tuy mức độ nghiên cứu có khác nhau nhưng các tỉnh thành
trong cả nước đều có sự đầu tư trong định hướng, quy hoạch công tác TTTTC
của đơn vị mình, đặc biệt nhằm đáp ứng với định hướng, quy hoạch chung của
Thể thao Việt Nam đến năm 2020.
16
CHƯƠNG 2
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng và các giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM trong 5
năm qua (2002 - 2006) để có căn cứ khoa học cho việc định hướng và giải
pháp phát triển TTTTC TP.HCM trong 5 – 6 năm sắp tới (2007 - 2012) với
mục tiêu đưa thể thao TP.HCM phát triển đúng tầm của thành phố trong năm
2010 - 2012.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hi
ện mục đích của đề tài, chúng tôi tiến
hành giải quyết các nhiệm vụ sau:
2.2.1. Nghiên cứu thực trạng phát triển TTTTC ở TP.HCM trong 5 năm qua
(2002 - 2006)
2.2.2. Phân tích các giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM trong 5 năm qua
(2002 - 2006)
2.2.3. Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM
trong 5 – 6 năm tới (2007 - 2012)
2.3. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài,
chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợ
p tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học.
Phương pháp này cho phép chúng tôi hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến
lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận về đánh giá thực trạng, tìm
17
kiếm các giải pháp phù hợp, xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và các
chỉ tiêu điều tra phù hợp.
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Để làm rõ các tiêu chí đánh giá thực trạng, chúng tôi xây dựng 3 loại phiếu
điều tra như sau:
- Phiếu điều tra thực trạng các bộ môn thể thao tại TP.HCM: bao gồm
các tiêu chí đánh giá 5 khía cạnh của một bộ môn: 1) Tính phổ biến (sự phát
triể
n của bộ môn và tính phổ cập của bộ môn); 2) Tính triển vọng; 3) Tính
truyền thống; 4) Thành tích đỉnh cao; 5)Tính kinh tế trong đầu tư.
- Phiếu phỏng vấn về các giải pháp phát triển TTTTC ở TP.HCM trong
5 năm qua (2002 – 2006): nhằm đánh giá thực trạng triển khai 4 nhóm giải
pháp với 18 giải pháp cụ thể của Sở TDTT TP.HCM, đó là: 1) Nhóm giải
pháp về tổ chức – cơ cấu (có 2 giải pháp); 2) Nhóm giải pháp về xã hội hóa
(có 3 giả
i pháp); 3) Nhóm giải pháp về đào tạo (có 8 giải pháp); 4) Nhóm
giải pháp về điều kiện đảm bảo (có 5 giải pháp).
- Phiếu phỏng vấn về định hướng và các giải pháp phát triển TTTTC ở
TP.HCM trong 5 – 6 năm tới (2007 - 2012): với 6 nhóm giải pháp với 11
giải pháp cụ thể.
2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp thu thập và tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia, các nhà
khoa học, các nhà quản lý TDTT, các HLV về thực trạng và giải pháp phát
triển TTTTC ở
TP.HCM thông qua 2 hình thức:
- Hội thảo: những ý kiến tham luận và phát biểu của các chuyên gia tại
hội thảo sẽ làm cơ sở đánh giá nội dung của các vấn đề được nghiên cứu.
18
- Phỏng vấn gián tiếp qua tập tài liệu khảo sát dưới cả 2 dạng: câu hỏi
đóng (chọn 1 trong các phương án đã có sẵn) và câu hỏi mở (người trả lời có
thể bổ sung ý kiến riêng của mình)
2.3.4. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp cần thiết để làm rõ thực trạng hoặc xu thế phát triển,
làm rõ các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu cần phấn đấu, các
giải pháp cần thực hiện. Chúng tôi s
ử dụng phương pháp này nhằm đối
chiếu, so sánh mức độ phát triển của các bộ môn thể thao, các giải pháp phát
triển TTTTC của một số địa phương khác, của một số nước khác và của
chính mình trong những giai đoạn trước để từ đó đúc rút kinh nghiệm và tìm
kiếm các giải pháp sáng tạo cho việc phát triển trong thời gian tới.
2.3.5. Phương pháp dự báo
Nhằm dự báo tính khả thi của các giải pháp đượ
c đề xuất và dự kiến kết quả
đạt được khi áp dụng các giải pháp.
2.3.6. Phương pháp thống kê
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để tìm ra các chỉ số thống kê trên cơ sở
các số liệu thu thập được qua điều tra ở từng nội dung nghiên cứu.
2.4. Đối tượng và tổ chức nghiên cứu
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối với đối tượng là Trưởng bộ môn: t
ổng cộng có 40 Trưởng bộ môn
hoặc người phụ trách môn của 40 môn thể thao tham gia thực hiện phiếu
điều tra thực trạng các bộ môn.
- Đối với đối tượng trả lời phiếu phỏng vấn về các giải pháp phát triển
TTTTC ở TP.HCM trong 5 năm qua: có 51 người (thuộc lãnh đạo Sở,