Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ứng dụng công nghệ thông tin và cải thiện điều kiện vệ sinh thú y đàn bò sữa xã xuân thới thượng huyện hóc môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 63 trang )


1
Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh.
Theo số liệu của Cục Thống kê, tổng đàn bò sữa vào thời điểm 01/8/2003 là 45.513
con, trong đó có 23.950 bò đang vắt sữa và cung cấp lượng sữa tươi là 95.000
tấn/năm. Đàn bò sữa tăng nhanh ở các khu vực ngoại thành chủ yếu tại các huyện
Củ Chi, Hóc Môn và giảm mạnh ở khu vực nội thành và vùng ven do tình hình đô
thị hóa xảy ra nhanh trong các năm gần đây.
Xuân Thới Thượng là xã chuyên về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
thương mại dịch vụ, trong đó phong trào chăn nuôi bò sữa trong những năm gần đây
luôn được phát triển. Ngoài ra, Xuân Thới Thượng còn được thành phố chọn làm xã
điểm trong chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phục vụ mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội cho người dân vùng ngoại thành.
Theo kết quả thực hiện công tác chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị từ các năm
1995 đến 2002, Chi cục thú y thành phố nhận thấy các hạn chế về vệ sinh môi
trường, kiến thức, tay nghề của người chăn nuôi…., đã làm bộc phát một số bệnh
dẫn tới giảm sức khỏe đàn bò, năng suất sữa thấp, từ đó đã ảnh hưởng đến yêu cầu
phát triển đàn bò sữa của thành phố. Để đảm bảo kết quả phát triển đàn bò sữa
thành phố đến năm 2005 là 50.000 con, công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật
thú y, chăn nuôi cho người chăn nuôi là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt là tại
các vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm của thành phố. Do đó chúng tôi đã chọn xã
Xuân Thới Thượng để thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ thú y để kiểm tra
và phòng trừ những bệnh chủ yếu trên bò sữa tại xã Xuân Thới Thƣợng,
huyện Hóc Môn”.
 Mục tiêu của đề tài
- Giám sát được tình hình sức khỏe đàn bò.
- Tăng cường công tác vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò.
- Kiểm soát và từng bước loại trừ được các bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm
cho người và gia súc.


2
- Bước đầu xây dựng được quy trình phòng trừ một số bệnh chủ yếu trên bò sữa.
 Yêu cầu của đề tài
- Khảo sát tỷ lệ bệnh Lao, Sẩy thai truyền nhiểm, Xoắn khuẩn, ký sinh trùng
đường máu, Sán lá gan và viêm vú tiềm ẩn. Xây dựng quy trình điều trị phù
hợp với tình hình thực tế của địa phương
- Úng dụng tiêm phòng 2 bệnh quan trọng là Lở mồm long móng và Tụ huyết
trùng vào cùng một thời điểm, đánh giá hiệu quả tiêm phòng Lở mồm long
móng và Tụ huyết trùng.
- Nâng cao được nhận thức, tay nghề của người chăn nuôi trong công tác vệ
sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò.
- Nâng cao được tay nghề thú y bò sữa cho cán bộ thú y và mạng lưới thú y.















3
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về xã Xn Thới Thƣợng

2.1.1. Đặc điểm địa lý, thổ nhƣỡng:
Xn Thới Thượng là một xã nơng nghiệp ngoại thành thuộc huyện Hóc Mơn,
thành phố Hồ Chí Minh. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.856,24 ha, trong đó
diện tích đất canh tác nơng nghiệp là 1.547,86 ha (83%).
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn:
Gồm hai mùa khơ và mùa mưa, mỗi mùa trung bình kéo dài sáu tháng. Theo số
liệu của Trạm Tân Sơn Nhất (2003), mùa mưa nhiệt độ khoảng 34°C (33 - 35°C)
ẩm độ từ 65-75 %, mùa khơ nhiệt độ trung bình khoảng 37°C (36 - 39°C), ẩm độ từ
60 - 62 %.
2.1.3. Tình hình kinh tế, xã hội:
Tồn xã có 17.238 người với 3.482 hộ chun sống bằng nghề nơng. Ngồi sản
xuất nơng nghiệp, trên địa bàn xã còn có các ngành nghề khác như tiểu thủ cơng
nghiệp và thương mại, dịch vụ. Xã Xn Thới Thượng được huyện Hóc Mơn và
thành phố Hồ Chí Minh chọn làm điểm xây dựng mơ hình phát triển nơng thơn theo
hướng cơng nghiệp hố, hợp tác hố, dân chủ hố trong mục tiêu thúc đẩy kinh tế
các xã vùng ngoại thành.
 Về chăn ni thú y: Theo số liệu thống kê ngày 01/10/2003, xã có 2.565 trâu bò
trong đó gồm có 1.278 con bò sữa, 10.400 con heo, 16.546 con gà cơng nghiệp,
gà thả vườn. Ý thức về cơng tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc của
người chăn ni trên địa bàn xã tương đối tốt, cụ thể trong tiêm phòng định kỳ
đợt 1 năm 2003, tỷ lệ tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng trên
đàn trâu bò đạt 81, 43 % tổng đàn, trong đó tiêm phòng cho đàn bò sữa đạt 86,
21% tổng đàn.



4
2.2. Tổng quan về các bệnh thƣờng gặp trên bò sữa
2.2.1. Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm (Bovine Brucellosis)
2.2.1.1. Lịch sử bệnh - phân bố địa lý

Bệnh do Brucella đã được phát hiện khắp nơi trên thế giới. Năm 1887, David
Bruce phân lập được vi sinh vật gây bệnh trên người ở đảo Malta (Địa Trung Hải)
và đặt tên giống là Micrococcus. Năm 1890, Bang phân lập từ thai sẩy ở bò loài vi
khuẩn gọi là Brucella abortus. Năm 1914, Traum đã phân lập mầm bệnh từ heo bị
sẩy thai gọi là Brucella suis
Tại Việt Nam, năm 1998, qua khảo sát trên 100 mẫu trâu bò tại các vùng giáp
với Hà Nội và khu vực xung quanh Tp. Hồ Chí Minh không phát hiện sự nhiễm
Brucella arbotus (Nguyễn Tiến Dũng và ctv, 2000). Kết quả khảo sát 601 mẫu
huyết thanh bò sữa trên địa bàn thành phố của Chi cục thú y Tp. Hồ Chí Minh trong
năm 2003 đều cho kết quả âm tính (Chi cục thú y Tp. Hồ Chí Minh, 2003).
2.2.1.2. Căn bệnh học
Vi khuẩn thuộc bộ Eubacteriales, họ Brucellaceae, giống Brucella, các loài B.
abortus, B. canis, B. suis, B. melitensis, B. neotomae và B. ovis; có hình cầu trực
nhỏ, kích thước 0,5-0,7 m x 0,6-1,5 m, không di động, không sinh bào tử, bắt màu
Gram (-), hiếu khí, thường ở dạng đơn lẻ, bắt cặp hay thành từng nhóm nhỏ.
Vi khuẩn có thể tìm thấy trong máu, nước tiểu, tinh dịch, dịch phôi, chất nhày
âm đạo và có thể trong sữa của thú mắc bệnh, điều này đặc biệt nguy hiểm vì đó là
nguy cơ cho cộng đồng. Bệnh thường lây do tiếp xúc trực tiếp với nhau, bào thai,
dịch thai và dịch âm đạo từ thú nhiễm. Thông thường, bò nhiễm qua đường tiêu hoá
nhưng cũng có thể nhiễm qua đường hô hấp, sinh dục, da, kết mạc (Lê Anh Phụng,
2000).
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978), vi khuẩn Brucella ưa thích núm nhau, dịch
xoang niệu mô, dịch hoàn vì trong những cơ quan này có erythritol (C
20
H
22
O
10
) là 1
carbonhydrate


kích thích sự sinh trưởng của Brucella.


5
2.2.1.3. Miễn dịch học
Sau khi nhiễm bệnh tự nhiên cơ thể thú hình thành kháng thể IgM trước và sau
đó là IgG. Miễn dịch tế bào (thể hiện qua đại thực bào) có vai trò tiêu diệt vi khuẩn.
2.2.1.4. Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng đặc trưng chủ yếu là sẩy thai, chết thai và bê con sinh ra yếu. Trên
thú cái mang thai bệnh thường bị viêm màng nhau (placentitis) nên thường dẫn đến
sẩy thai vào giai đoạn 2 của thai kỳ (tháng thứ 5 đến tháng thứ 9 của thai kỳ). Trâu
bò đực trưởng thành có thể bị viêm dịch hoàn (Lê Anh Phụng, 2000).
2.2.1.5. Chẩn đoán
- Giải phẫu bệnh: Những biến đổi đặc trưng là viêm nhau thai, tử cung có absess
dẫn đến hoại tử làm tróc niêm mạc tử cung. Ngoài ra còn thấy absess trên phổi,
lách, thận, não và buồng trứng. Trên thú đực bệnh tích chủ yếu trên dịch hoàn
và tuyến sinh dục phụ (Viện Thú y, 2002).
- Xác định căn bệnh: Bệnh phẩm có thể được phân lập từ nhiều loại mô khác
nhau: núm nhau, chất tiết âm đạo, mô phôi chết, dịch khớp viêm, sữa, tinh dịch,
chất chứa dạ dày, phổi, lách từ thai bị sẩy.
Phết kính bệnh phẩm: bệnh phẩm được cố định bằng nhiệt hoặc cồn ethanol rồi
nhuộm bằng 1 trong các phương pháp Ziehl Neelsen, Kosters, Gram,
Machiavello hoặc với chất nhuộm huỳnh quang hay conjugate có đánh dấu
peroxydase.
Nuôi cấy phân lập: các loại môi trường được sử dụng như Serum dextro agar
(SDA), Trypticase soy agar (TSA), môi trường Thayer-Martin cải tiến, môi
trường Farrell và Glycerol dextro agar. Khuẩn lạc Brucella mọc chậm, có thể
quan sát trên môi trường đặc sau 2-3 ngày. Khuẩn lạc tròn, lồi, mờ, bề mặt trơn
láng đường kính 0,5 - 1mm.




6
- Phản ứng huyết thanh học
o Phản ứng Rose Bengal (RBT: Rose Bengale Test)
Rose Bengale là phản ứng ngưng kết nhanh, sử dụng kháng nguyên là canh
khuẩn nuôi cấy Brucella abortus đã được giết chết và nhuộm màu Rose
Bengale. Phản ứng thích hợp để chẩn đoán trong đàn hay cá thể thú, phản ứng
rất nhạy nhất là trên các thú đã tiêm vaccine. Các mẫu dương tính cần được thử
lại bằng phản ứng CFT hoặc tìm kháng thể IgG1 chuyên biệt. Các mẫu âm tính
thử lại sau thời gian khoảng 3 tháng (Lê Anh Phụng, 2000).
o Phản ứng kết hợp bổ thể (CFT: complement fixation test)
Đây là phản ứng chính xác nhằm chẩn đoán bệnh (Viện Thú y, 2002). Thực hiện
thuận lợi nhờ phương pháp vi chuẩn độ (Microtitration). Phản ứng dương tính
giả có thể gặp ở thú đã tiêm vaccine và cũng có thể do thú nhiễm căn bệnh có
cấu trúc kháng nguyên gần với Brucella. Thông thường các phản ứng dương
tính giả trên chỉ xảy ra trong phản ứng ngưng kết chứ không ở phản ứng CFT
(Lê Anh Phụng, 2000).
o Phản ứng vòng sữa (Milk Ring Test)
Phản ứng được tiến hành trên những thú đang cho sữa, có thể dùng phản ứng
này phát hiện bệnh do Brucella trên đàn thú hay cá thể thú. Ở các đàn lớn, (trên
1000 bò sữa) độ nhạy của phản ứng sẽ bị giảm. Phản ứng dương tính giả có thể
xảy ra trên thú mới tiêm phòng hoặc do mẫu sữa bất thường (colostrums, viêm
vú). Phản ứng vòng sữa nếu dương tính cần được kiểm tra lại bằng phản ứng
huyết thanh học trên mẫu máu của tất cả thú trong đàn (Lê Anh Phụng, 2000).
2.2.2. Bệnh Lao bò (Bovine Tuberculosis)
2.2.2.1. Lịch sử bệnh - phân bố địa lý
Hippocrate (460-370 trước công nguyên) đã mô tả bệnh trên người. Năm 1865,
Vienin chứng minh tính thống nhất lao bò và lao người. Năm 1891, Robert Koch áp

dụng Tuberculine để chẩn đoán bệnh trên người. Từ 1908-1920, Calmette và
Gruérin cấy được vi khuẩn lao trên môi trường thạch khoai tây và dùng chế vaccine

7
phòng bệnh cho người. Năm 1944, Waksman tìm ra kháng sinh đặc trị lao đầu tiên
– Streptomycin.
Bệnh xuất hiện khắp nơi trên thế giới, ở nước ta bệnh lao đã được phát hiện trên
đàn gia súc nhập nội, chủ yếu là bò sữa. Tỷ lệ nhiễm lao trên đàn bò sữa Tp. Hồ Chí
Minh trong giai đoạn 1993- 1995 là 0,42% (Chu Thị Mỹ, 1995). Kết quả khảo sát
của Nguyễn Thành Nhơn (1999) cho biết tỷ lệ nhiễm bệnh lao trên đàn bò sữa tỉnh
Long An là 1,99%. Tuy nhiên, kết quả khảo sát 601 mẫu huyết thanh bò sữa trên địa
bàn thành phố của Chi cục Thú y Tp. Hồ Chí Minh trong năm 2003 đều cho kết quả
âm tính (Nguyễn Hà Đông Đô, 2003).
2.2.2.2. Căn bệnh học
Trực khuẩn lao thuộc bộ Actinomycetales, họ Mycobacteriaceae, giống
Mycobacterium, theo OIE (1992) có 3 loài chính gây bệnh: Mycobacterium
tuberculosis (trực khuẩn lao người), Mycobacterium bovis (trực khuẩn lao bò) và
Mycobacterium avium (trực khuẩn lao loài cầm). Trực khuẩn có hình que nhỏ, kích
thước 0,3-0,6 m x 1-4 m, Gram (+), không phân nhánh, không di động và không
tạo bào tử (Tô Minh Châu, 1999). Thành tế bào trực khuẩn lao có cấu trúc 3 lớp, lớp
giữa gồm các đại phân tử peptido-glycan liên kết với acid mycolic giúp cho
Mycobacterium bền với môi trường bên ngoài (Trần Thanh Phong, 2002).
2.2.2.3. Truyền lây
Trực khuẩn M. bovis gây bệnh chủ yếu cho trâu, bò nhưng cũng có thể gây bệnh
cho người, heo, gà, chó, mèo và nhiều loài hữu nhũ đều cảm nhiễm (Lê Anh Phụng,
2000). Trực khuẩn được tìm thấy trong máu, nước mũi, nước bọt, phân, tinh dịch,
trong sữa, trong thịt và trong phủ tạng thú mắc bệnh. Ngoài ra trực khuẩn lao có thể
tồn tại ở ngoại cảnh (như trong không khí, thức ăn, dụng cụ, phân rác…) có nhiễm
chất thải của thú bệnh.
Trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hoá.

Đường hô hấp là đường nhiễm thường xuyên và quan trọng nhất (Tô Minh Châu,
1999). Mầm bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể thú sẽ gây bệnh tích tại chỗ và các
hạch lâm ba lân cận. Khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi cộng với sự bội nhiễm từ

8
bên ngoài vào làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn có thể gây tử vong (Phạm Sỹ
Lăng, 2002).
2.2.2.4. Miễn dịch học
Trong tự nhiên khi cơ thể nhiễm khuẩn, tế bào lympho T cảm ứng (Ti) sẽ tiết ra
yếu tố hoạt hoá đại thực bào MAF (Macrophage Activating Factor). Các đại thực
bào được hoạt hoá sẽ gia tăng hoạt động (bao vây, ly giải trực khuẩn) tiêu diệt yếu
tố gây bệnh. Ở bệnh lao mặc dù cũng có các kháng thể được hình thành nhưng
chúng không có chức năng bảo vệ cơ thể, trái lại đáp ứng miễn dịch tế bào đóng vai
trò chủ yếu. Cơ thể thú không có khả năng loại bỏ hoàn toàn trực khuẩn gây bệnh
mà chỉ làm giảm thiểu chúng.
2.2.2.5. Triệu chứng
Đây là bệnh truyền nhiễm mãn tính trên bò, trong điều kiện tự nhiên thời gian
nung bệnh ít khi dưới 2 tháng (Trần Thanh Phong, 2002). Bò bệnh có thể hoàn toàn
không có biểu hiện, không ảnh hưởng đến trạng thái chung hoặc có biểu hiện khi
những bệnh tích phát triển như: suy sụp dần tình trạng tổng quát, giảm trọng lượng,
xù lông, giảm sản lượng sữa, nhiệt độ lên xuống thất thường. Tuỳ theo sự định vị
của vi khuẩn ở các cơ quan khác nhau mà có những dấu hiệu lâm sàng khác nhau
(Lê Anh Phụng, 2000).
2.2.2.6. Chẩn đoán
o Giải phẫu bệnh (Histopathology): Bệnh tích đại thể đặc trưng được thấy trên
thú nhiễm lao là sự hiện diện của hạt lao trong cơ thể, các hạt lao thường xuất
hiện trong xoang ngực. Tuy nhiên, cũng có thể tìm thấy trong các tổ chức khác.
Trên bò thường sẽ gây nên các bệnh tích trong các hạch lympho của động vật bị
nhiễm. Vì thế trong mổ khám, các hạch lympho, đặc biệt là các hạch liên quan
với đầu, ngực và bụng nên được kiểm tra (Patterson & ctv, 2000).

o Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn: Phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm (đàm, dịch
phổi…). Trực khuẩn hiếu khí tuyệt đối, cần oxy để phát triển và đòi hỏi môi
trường chuyên biệt như môi trường Lowenestein-Jensen. Trực khuẩn phát triển
rất chậm, đạt được kết quả sau 8-16 tuần. Việc xác định dựa vào đặc điểm

9
khuẩn lạc mọc trên môi trường, làm các phản ứng sinh hoá (Tô Minh Châu,
1999).
o Nhuộm kháng acid (Acid-fast Staining): Lớp chất sáp (lipid) ở thành tế bào
của các loài Mycobacterium làm cho trực khuẩn lao có tính kháng acid và kỵ
nước. Do đó phải sử dụng một phương pháp nhuộm đặc biệt (Ziehl Neelsen)
mới có thể quan sát và phân biệt được trực khuẩn lao. Các mẫu mô được xử lý
để phá huỷ các vi khuẩn khác Mycobacterium, ly tâm lấy phần cặn và nhuộm
(Patterson & ctv, 2000).
o Chẩn đoán bằng phản ứng dị ứng với Tuberculine: Là một xét nghiệm rất
nhạy để kiểm tra tình trạng nhiễm lao trên trâu bò sống. Xét nghiệm dựa vào
việc đưa vào cơ thể thú chất trích canh cấy trực khuẩn (Tuberculine PPD) và
theo dõi phản ứng quá mẫn muộn chuyên biệt trên thú nhiễm trực khuẩn lao
(Trần Thanh Phong, 2002).
 Tiêm Tuberculine ở cổ (Cervical Tuberculine Test, CTT): Xét nghiệm được
thực hiện bằng việc tiêm Tuberculine trong da 0,1ml (3000IU) ở vùng giữa cổ.
Việc xác định sự hiện diện của bệnh lao được thực hiện bằng cách quan sát theo
dõi vị trí tiêm sau 72 giờ ( 6 giờ) . Những bò có đáp ứng được xếp vào nhóm
có phản ứng. Những bò này có thể bị nhiễm Mycobacterium bovis. Tuy nhiên,
bò nhiễm các vi khuẩn có liên quan gần gũi với M. bovis như M. avium , M.
paratuberculosis cũng có thể có đáp ứng khi thực hiện CTT gây nên dương tính
giả.
 Tiêm Tuberculine ở khấu đuôi (Caudal-fold Tuberculine test, CFT): Xét
nghiệm này được thực hiện bằng việc tiêm 0,1ml PPD Tuberculine bò (Purified
Protein Derivative -PPD) trong da ở khấu đuôi với kim tiêm nhỏ. Kết quả được

đọc sau 72giờ ( 6giờ), bất kỳ sự bất thường nào như nhạt màu hay sưng lên
nơi tiêm của thú được xem như thú có đáp ứng với Mycobacterium bovis. Tuy
nhiên, đáp ứng này cũng có thể là đáp ứng của thú nhiễm vi khuẩn liên quan
gần gũi khác M. avium, M. paratuberculosis và được xem là dương tính giả
(Grooms & ctv, 2000).

10
 Tiêm Tuberculine so sánh ở cổ (Comparative Cervical Tuberculine Test,
CCT): So sánh phản ứng của thú tiêm Tuberculine bò với tiêm Tuberculine gà.
Xét nghiệm được thực hiện bằng việc tiêm trong da ở vùng cổ PPD Tuberculine
bò và PPD Tuberculine của gia cầm tại hai điểm tách biệt ở vùng cổ. Việc so
sánh đáp ứng miễn dịch đối với PPD Tuberculine của bò và của gia cầm bằng
CCT sau 72 giờ ( 6 giờ) giúp ta có thể đánh giá chính xác hơn về nguồn gốc
nhiễm trùng. Thú được đánh giá là có phản ứng khi độ tăng bề dày da vị trí tiêm
> 4mm.
 Phản ứng ELISA: Là một phản ứng miễn dịch trung gian tế bào để chẩn đoán
nhanh bệnh lao bò. Thông thường khi gia súc nhiễm vi khuẩn lao bò thì trong
máu xuất hiện các lympho T có khả năng nhận biết các kháng nguyên của
Mycobacterium có trong PPD Tuberculine (Purified Protein Derivative). Khả
năng nhận biết này liên quan đến việc sản sinh và tiết ra interferon (IFN- ) của
lympho T và đây là cơ sở của phản ứng này. Với PPD Tuberculine bò, IFN-
được sản sinh ra nhiều lần so với PPD Tuberculine gia cầm. Do đó PPD
Tuberculine gia cầm thường dùng để so sánh cùng với đối chứng âm.
 PCR (Polymerase Chain Reaction): Đây là phương pháp phát hiện sự hiện
diện vật chất di truyền đặc hiệu và khuếch đại lượng nhỏ DNA đặc hiệu của vi
sinh vật. Trong chẩn đoán bệnh lao, PCR được sử dụng để xác định M. bovis
trong mẫu mô được lấy từ bệnh phẩm bò bị nhiễm. Phản ứng dương tính và kết
hợp với các kết quả xét nghiệm khác có thể kết luận bò nhiễm lao (Grooms &
ctv, 2000).
2.2.3. Bệnh Xoắn khuẩn (bệnh do Leptospira, Leptospirosis)

2.2.3.1. Lịch sử bệnh
Bệnh do Leptospira được phát hiện đầu tiên trên chó năm 1850 ở Stuttgard
(Đức). Năm 1936, Nikonxki, Dexiatop và Mactrenco tìm ra mầm bệnh ở bò. Những
năm gần đây đã tìm ra nhiều serovar gây bệnh, chế huyết thanh, kháng huyết thanh
và đề ra các biện pháp phòng chống bệnh (Trích dẫn bởi Nguyễn Vĩnh Phước,
1978).

11
2.2.3.2. Phân bố địa lý
Bệnh xuất hiện khắp nơi trên thế giới, ở nước ta bệnh do Leptospira đã được
phát hiện ở khu vực phía Bắc: Theo Vũ Đình Hưng và ctv (1980) khảo sát 2.959 bò
cho thấy tỷ lệ dương tính là 31,56%. Nguyễn Thị Ngân (2000) khảo sát trên bò ở các
tỉnh phía Bắc có tỷ lệ nhiễm là 42,79%. Ở khu vực phía Nam: Kết quả khảo sát trong
giai đoạn 1993 – 1995 cho biết tỷ lệ nhiễm Leptospira trên đàn bò sữa thành phố Hồ
Chí Minh là 28,15% (Chu Thị Mỹ, 1995). Kết quả khảo sát 601 mẫu huyết thanh bò
sữa trên địa bàn thành phố cho biết tỷ lệ nhiễm là 38,60% (Võ Thành Phương, 2003)
2.2.3.3. Căn bệnh học
Leptospira thuộc lớp Schizomycetes, bộ Spirochaetales, họ Spirochaetaceae,
giống Leptospira, loài Leptospira interrogans (gây bệnh), Leptospira biflexa (hoại
sinh), Leptospira interrogans có nhiều serogroup khác nhau do khác nhau về cấu
trúc kháng nguyên, mỗi serogroup có nhiều biến thể huyết thanh học là serovar.
Hiện nay có trên 220 serovar được xếp vào 25 serogroup do tương đồng về kháng
nguyên (WHO, 2002). Leptospira có cấu trúc sợi mảnh, gồm nhiều vòng xoắn. Các
tiêu chuẩn về kích thước thay đổi tùy thuộc vào serovar (Bùi Văn Quyền, 1995).
2.2.3.4. Truyền lây
Nhiều gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, động vật máu lạnh, côn trùng, tiết
túc đều bị nhiễm. Loài gặm nhấm (đặc biệt là chuột) là nguồn dịch thiên nhiên quan
trọng. Người nhiễm bệnh chủ yếu do ăn phải các thức ăn chế biến từ gia súc bị bệnh
(ăn thịt dê tái, tiết canh heo…) và ở nhóm người lao động tiếp xúc trực tiếp với thú,
đất, bùn, cống rãnh mà không có dụng cụ bảo hộ (Nguyễn Thị Ngân & ctv, 2003).

Thông thường nguồn lây nhiễm là qua những con thú bị nhiễm Leptospira.
Trong quá trình nuôi nhốt chung giữa bò khoẻ và bò nhiễm nước tiểu, dịch nhày tử
cung, dịch nhày âm đạo, hoặc thai sẩy của thú bị nhiễm Leptospira rơi vãi và dính
vào bùn đất, thức ăn, nước uống hoặc các vết trầy xước của các súc vật cảm nhiễm
khác. Sự giao phối trực tiếp cũng có khả năng truyền bệnh vì trong tinh dịch có lẫn
nước tiểu có chứa Leptospira. Thú được chăn thả trên đồng cỏ đã nhiễm Leptospira,

12
khi thú nằm hoặc ủi đất, niêm mạc mắt mũi, màng nhày âm đạo bị nhiễm trùng.
Leptospira có thể truyền qua sữa của những thú mẹ nhiễm bệnh.
Leptospira sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ đi vào máu, dịch não tủy gây sốt,
kích thích cơ thể sinh kháng thể, bản thân Leptospira tiết ra hemolysin phá hủy hồng
cầu giải phóng nhiều hemoglobin và bài thải theo nước tiểu. Giai đoạn sau
Leptospira đến khu trú ở các nội tạng, đặc biệt là thận và ống dẫn tiểu. Ở giai đoạn
này dấu hiệu sốt không rõ, bệnh ít gây chết nhưng chuyển sang dạng mang trùng rất
nguy hiểm do Leptospira được bài thải theo nước tiểu (Lâm Thanh Tùng, 1994).
2.2.3.5. Miễn dịch học
Việc xác định IgM và IgG có thể cho biết về giai đoạn bệnh. Người ta chứng
minh có sự xuất hiện ngay từ đầu loại kháng thể IgM có tính không đặc hiệu, gây
ngưng kết cho nhiều serovar Leptospira. Kháng thể loại IgG sẽ xuất hiện từ ngày thứ
6 hoặc trễ hơn, nhưng lại có tính đặc hiệu cao đối với serovar gây bệnh (Ellis, 1982).
2.2.3.6. Triệu chứng, bệnh tích
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978), thời kỳ nung bệnh khoảng 10 – 20 ngày và
bệnh được chia làm 3 thể.
o Thể cấp tính: thường xảy ra trên bò và cừu, những con cái có chửa. Bệnh xuất
hiện đột ngột gây sốt cao (40 - 41 C), mệt mỏi, chán ăn, sản lượng sữa giảm đột
ngột, hoàng đản và đái ra huyết sắc tố (haemoglobinuria). Trong vài trường hợp
có thể viêm khớp hoặc viêm da hoại tử, có khi viêm màng não (meningitis).
o Thể nhẹ: các triệu chứng nhẹ hơn, thân nhiệt khoảng (39 - 40 C), thú giảm sản
lượng sưã, uể oải. Hoàng đản cũng thấy ở một số ca và thường tiểu ra huyết sắc

tố. Sẩy thai cũng có thể xảy ra sau khoảng 1 tháng.
o Thể mãn: hiếm khi thấy có triệu chứng mà chỉ có sẩy thai, đẻ non hoặc không
thụ thai hoặc bê con sơ sinh yếu ớt. Thú bệnh thể mãn có thể thành con mang
trùng suốt đời (Lê Anh Phụng, 2000).



13
2.2.3.7. Chẩn đoán
o Nuôi cấy phân lập: Leptospira mọc rất chậm (từ 4 – 5 ngày đến 3 tháng) ngay
cả trong điều kiện nhiệt độ và pH thích hợp (28 – 30 C, pH 7,2 – 7,4).
Leptospira sẽ mọc tốt nếu môi trường được thêm 5 – 15% huyết thanh (thỏ,
cừu, hoặc dê, bò).
o Tiêm động vật thí nghiệm: Động vật thí nghiệm được dùng là thỏ con, chuột
con. Lấy 1 – 2ml huyễn dịch bệnh phẩm tiêm phúc mạc hoặc tĩnh mạch và theo
dõi thân nhiệt 2 lần mỗi ngày. Khi thấy thú sốt lấy máu, dịch phúc mạc xem
tươi, giết thú lấy phủ tạng để nuôi cấy. Nếu thú không sốt sau 10 - 20 ngày lấy
máu kiểm tra kháng thể, mổ khám sau 30 ngày (Bùi Văn Quyền, 1995).
o Giải phẫu bệnh (Histopathology): Trong thể cấp tính thường có bệnh tích điển
hình: hoàng đản da và niêm mạc, mỡ ở các mức độ khác nhau: tổ chức dưới da
màu vàng, thủy thủng, keo nhày, mùi hơi khét. Nước trong xoang ngực, xoang
bụng vàng, máu loãng. Kèm theo là các bệnh tích trên gan, thận, lách, hạch
lympho ruột, phổi.
o Chẩn đoán huyết thanh học
 Phản ứng vi ngƣng kết (MAT: Microscopic Agglutination Test): Đây là
phản ứng nhanh, nhạy và có độ chính xác cao trong việc chẩn đoán Leptospira,
là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nên dùng các serovar thuộc
tất cả các serogroup hiện đã biết là có lưu hành trong nước. Phản ứng dựa trên
cơ sở là sau khi con vật bị nhiễm Leptospira thì kháng thể đặc hiệu xuất hiện
trong máu và sẽ ngưng kết với các Leptospira (kháng nguyên). Kết quả phản

ứng được đọc dưới kính hiển vi nền đen.
 Phản ứng ELISA (Enzime-linked-Imuno-Sorbent-Assay): Kháng thể (trong
huyết thanh cần kiểm tra) được trộn với kháng nguyên đã gắn sẵn trên vỉ nhựa.
Sau giai đoạn ủ và một số lần rửa để loại các kháng thể dư thừa. Sự kết hợp
giữa kháng nguyên - kháng thể được phát hiện nhờ một conjugate đã được đánh
dấu bằng enzym (enzym thường được dùng là peroxydase). Enzym này sẽ biến
đổi hệ thống tá chất gồm H
2
O
2
và một hợp chất sinh màu. Khi có sự kết hợp

14
kháng nguyên – kháng thể phức hợp sẽ biến màu, mức độ của phản ứng màu tỷ
lệ với số lượng kháng thể có trong mẫu kiểm tra. Sự đổi màu của phản ứng
được nhận ra bằng mắt thường hoặc sử dụng quang phổ kế (Bùi Văn Quyền,
1995).
2.2.4. Phòng trị 3 bệnh: Sẩy thai truyền nhiễm, Lao và Xoắn khuẩn
2.2.4.1. Điều trị
Khi thú nhiễm bệnh sẩy thai truyền nhiễm và lao không thực hiện việc điều trị
mà tiến hành giết hủy (Pháp lệnh thú y, 2002). Bệnh Xoắn khuẩn có thể tiến hành
điều trị nếu thú chưa ở vào giai đoạn trầm trọng. Việc điều trị cần tiến hành khẩn
trương, triệt để và toàn diện dựa trên việc tiêu diệt mầm bệnh trong cơ thể đồng thời
nâng cao sức đề kháng cho thú. Một số kháng sinh được sử dụng hiện nay là:
oxytetracycline, doxycycline, tiamulin… Ngoài ra còn sử dụng phối hợp với một số
vitamin như: vitamin C, vitamin nhóm B (Alston và ctv, 2000).
2.2.4.2. Phòng bệnh
Kiểm soát chặt chẽ việc nhập thú mới vào đàn từ các đàn khác hay trong xuất
nhập khẩu. Định kỳ vệ sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại bằng các loại thuốc sát
trùng và biện pháp quan trọng là tăng cường chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý.

Kiểm tra xét nghiệm định kỳ hàng năm trên đàn bò. Đối với các trại có gia súc mắc
bệnh phải xử lý, vệ sinh chuồng trại theo hướng dẫn của cơ quan Thú y.
2.2.5. Bệnh Sán lá gan (Fasciolosis)
2.2.5.1. Phân bố địa lý
Bệnh Sán lá gan gây ra do Sán lá gan Fasciola gigantica, Fasciola hepatica ký
sinh ở gan mật và gây tác hại cho trâu bò dê cừu.Bệnh phổ biến khắp nơi trên thế
giới. Ở nước ta, bệnh được phát hiện ở khắp các tỉnh từ miền nam đến miền bắc; tỉ lệ
trâu bò nhiễm ở miền núi 30-35% ; vùng đồng bằng và trung du nhiễm cao hơn 40 -
70%.



15
2.2.5.2. Hình thái
Sán lá có hình như mủi mác từ đầu, dẹp, màu hồng có kích thước 4-7cm, rộng
1,5 -2cm. Trứng sán có màu xanh vàng, hình bầu dục, kích thước 80x90x40 µm,
phải quan sát dưới kính hiển vi mới thấy được.
2.2.5.3. Vòng đời
Sán lá trưởng thành sống trong ống dẩn mật và túi mật của gan, đẻ trứng ở đó.
Trứng theo ống dẩn mật về ruột rồi thải ra ngoài theo phân. Trứng gặp các điều kiện
thuận lợi nóng ẩm, sẽ trở thành mao ấu di chuyển được trong nước, ao hồ. Mao ấu
tìm chui vào ký chủ trung gian. Đó là loài ốc có phổi sống phổ biến ở ao, hồ, ruộng
trũng: Limnaea viridis và Limnaea sinhoei, trong ốc, mao ấu phát triển thành bào ấu.
Bào ấu thành vĩ ấu và chui ra khỏi ốc. Vĩ ấu ra ngoài tự nhiên rụng đuôi biến thành
kén tức là ấu trùng cảm nhiễm. Từ trứng thành bào ấu cần khoảng 3 tháng để phát
triển.
Bào ấu trôi nổi trên mặt bám vào cỏ và các cây thuỷ sinh. Trâu, bò ăn phải thức
ăn và nước uống có kén sẽ nhiễm sán lá gan. Vào cơ thể ký chủ, kén nở thành sán
non và đi ngược theo ống dẩn mật về mật và gan, ở lại đó phát triển đến giai đoạn
trưởng thành mất khoảng 3 tháng.

2.2.5.4. Triệu chứng lâm sàng
o Thể mãn tính: Vật bệnh gầy còm, suy nhược thiếu máu, tiêu chảy kéo dài
(viêm ruột mãn) khi tiêu chảy, khi táo bón, làm cho trâu bò mất dần khả năng
thao tác và sinh sản.
o Thể cấp tính : Vật bệnh bỏ ăn, đầy chướng dạ cỏ, sau đó tiêu chảy dữ dội, phân
lỏng xám có mùi tanh. Chỉ vài ngày sau vật bệnh nằm bệt không đi được và chết
trong tình trạng mất nước, rối loạn điện giải và kiệt sức. Hiện tượng nầy thường
xảy ra ở bê nghé non dưới 6 tháng tuổi. Bệnh nặng còn do bê nghé bị nhiểm thứ
phát các vi khuẩn gây bệnh có sẳn trong dạ dày và ruột của bê nghé (Salmonella,
E.coli …).


16
2.2.5.5. Chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán chủ yếu là xét nghiệm phân, dội rửa liên tục phân, rồi
kiểm tra trên kính hiển vi để tìm trứng sán. Phương pháp giải phẩu kiểm tra gan trâu,
bò chết và trâu, bò bệnh thu mẩu vật giúp cho việc phân loại sán lá gan trưởng thành
(Fasciola hepatica, Fasciola gigantica).
2.2.5.6. Phòng trị
Hiện nay có khoảng 20 loại hoá dược có thể tẩy được sán lá gan, ở nước ta đã
và đang sử dụng có hiệu quả các loại hoá dược tetrachlorua cacbon, dertyl-B,
fascioranida, oxyclozanide, closantel, nitroxynil, albendazole, fenbendazole…
o Định kỳ kiểm tra phân và tẩy sán lá gan một năm 2 lần.
o Diệt mầm bệnh ở môi trường tự nhiên như ủ phân để diệt trứng và ấu trùng
giun sán nói chung tránh hiện tượng phân tán mầm bệnh.
o Diệt ký chủ trung gian: Dùng CuSO4 (3-4%) phun vào cây thuỷ sinh, cỏ mọc
dưới nước để diệt các loài ốc Limnaea tránh truyền lây mầm bệnh.
o Chăm sóc và nuôi dưỡng trâu bò để nâng cao sức đề kháng chống đỡ với
bệnh Sán lá gan cũng như các bệnh giun sán khác.
2.2.6. Một số bệnh do ký sinh trùng đƣờng máu

2.2.6.1. Bệnh Biên trùng (Anaplasmosis)
o Đặc điểm sinh học của Anaplasma: Anaplasma thuộc họ Rickettsiales ký
sinh trong hồng cầu của gia súc, Anaplasma có hình dạng cầu, tròn hay bầu
dục. A.Centrale có kích thước 0,4-0,95µm, 90% ký sinh giữa hồng cầu,
A.marginale gây bệnh nặng hơn, kích thước 0,2 – 0,5µm ký sinh ở rìa hồng
cầu. Ve và ruồi truyền Anaplasma một cách cơ giới, mầm bệnh có thể tồn tại
một thời gian dài trong ve, khi ve hút máu hoặc thay đổi vật chủ mầm bệnh
sẽ xâm nhập vào máu rồi vào hồng cầu và gây bệnh .Ngoài ra bệnh còn có
thể truyền từ gia súc này sang gia súc khác do dùng kim tiêm sát trùng chưa
kỷ, truyền máu, cấy chuyển phôi…

17
o Tác hại của Anaplasma: Thời kỳ nung bệnh 5-17 ngày,bò sốt gián đoạn 40-
41°C, tim đập nhanh 100-115 lần phút. Bò thở nhanh, khó thở, nước mủi
chảy liên tục, hạch trước vai và trước đùi sưng, số lượng hồng cầu còn 1,5
triệu/mm³ máu, vật có triệu chứng thần kinh, sản lượng sữa giảm đột ngột.
Nếu bò khỏi bệnh thì chuyển sang thể mãn tính, bò gầy còm, lông xơ xác,
niêm mạc nhợt nhạt, nước mắt chảy liên tục.
o Chẩn đoán Anaplasma: Lấy máu phết kính nhuộm Giema, quan sát dưới kính
hiển vi, độ phóng đại 1000 lần. Anaplasma ký sinh trong hồng cầu có dạng
chấm tròn, cầu hay bầu dục và bắt màu tím hoặc xanh.
o Điều trị Anaplasma: oxytetracyline liều 10-15mg/kg p chích bắp ngày một
lần liên tục trong 4-6 ngày.
2.2.6.2. Bệnh Lê dạng trùng (Babesiosis)
o Đặc điểm sinh học của Babesia: Giống Babesia thuộc họ Babesiidae, bộ
Piroplasmorida, thường ký sinh trong hồng cầu gia súc, gia cầm và người.
Hình dạng và kích thước của Babesia trên bò thay đổi tuỳ loài: Babesia
bigemina có dạng hình lê, tròn, oval hoặc sắc cạnh, kính thước 2x3µm,
B.bovis có dạng hình lê, tròn, kích thước 2,4x1,5µm. Ve hút máu trâu bò có
Babesia trong hồng cầu, khi hút máu ve hút cả bào tử (merozoite), tiền giao

tử đực (microgametocyte) và tiền giao tử cái (macrogametocyte) vào ruột ve.
Ở ruột ve, các bào tử điều bị chết, tiền giao tử đực và tiền giao tử cái biến
thành giao tử đực (microgametocyte) và giao tử cái (macrogametocyte). Hai
bào tử này kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử (zygote) có ở ruột ve. Hợp
tử xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột của ve bắt đầu sinh sản vô tính để giải
phóng nhiều tử bào trùng (sporozoite). Các tử bào trùng xâm nhập vào buồng
trứng của ve và mầm bệnh được truyền cho thế hệ sau của ve. Khi ve hút
máu các tử bào trùng xâm nhập vào hồng cầu tiến hành sinh sản vô tính cho
ra 2 bào tử mới phá vở hồng cầu. Mỗi bào tử lại xâm nhập hồng cầu tạo
thành tiền giao tử đực và cái, quá trình liên tục như vậy làm hàng loạt hồng
cầu bị phá vở.

18
o Tác hại của Babesia: Thời kỳ nung bệnh 9-15 ngày có khi đến 35 ngày, thú
sốt cao, sốt liên miên 39,8°C (có khi lên đến 42,2°C), thú thiếu máu do hồng
cầu bị vỡ nhiều, haemoglobin niệu, bò tiêu chảy hoặc có triệu chứng thần
kinh, bò có thể chết sau 4-8 ngày.
o Chẩn đoán Babesia: Lấy máu phết kính nhuộm Giema, quan sát dưới kính
hiển vi, Babesia ký sinh trong hồng cầu, kích thước nhỏ,có dạng hình tròn
hay hình lê và bắt màu tím hoặc xanh. Dựa vào triệu chứng lâm sàng đặc
trưng là sốt cao, nước tiểu màu đỏ, bò thường sốt cao liên tục nhiều ngày,
nước tiểu lúc đầu màu vàng sẩm sau chuyển sang nâu đỏ, niêm mạc vàng.
o Điều trị Babesia: Diminazene aceturate (Berenil, Ganaseg) liều 3,5-7mg/kgP
pha thành dung dịch 7% chích bắp. Dimidine 1,5-1,7 mg/kgP pha thành dung
dịch 7% chích dưới da.
2.2.7. Bệnh viêm vú
2.2.7.1. Định nghĩa bệnh viêm vú
Trên bò sữa ngoài những yếu tố di truyền và chăm sóc nuôi dưỡng có ảnh
hưởng đến sản lượng sữa, bệnh viêm vú củng có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng
sữa. Đây là bệnh thường gặp trên bò sữa do những loại vi sinh vật gây ra đặc trưng

của bệnh là 2 tuyến vú bị viêm, sữa bị biến đổi về lý tính và hoá tính .Sản lượng sữa
và phẫm chất sữa bị giảm. Thùy vú bị tổn thương. Nếu viêm nặng, bầu vú con vật bị
teo mất khả năng tiết sữa.
Ngoài ra, bệnh còn làm giá trị đàn bò sữa giảm, một số con bị chết, những bê bú
sữa mẹ bị viêm vú thì tiên lượng ốm và chết cao, bò mắc bệnh viêm vú phải đào
thải sớm, phí tổn chữa bệnh cao, sữa bò mắc bệnh phải hủy bỏ.
Nguyên nhân: Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vú :
o Do vi sinh vật: vi trùng xâm nhập vào đầu vú để gây bệnh có thể bằng 2 con
đường :
- Do kế phát từ các bệnh gây nhiễm trùng khác :

19
- Xâm nhập trưc tiếp từ ngoài vào vú qua vết thương hay ống dẩn sữa. Các
vi sinh vật thường gây bệnh viêm vú: Staphylococci (St.aureus),
Streptococci (St.agalactiac), Các Streptococci khác (Dygalactiac,
feacalis, facalis, faccium), Escherichia coli, Corynepactery pyogenes,
Klebsielles, Mycoplasma.
o Do môi trƣờng: nuôi dưỡng và chăm sóc quản lí bò không tốt, bệnh viêm vú
rất dễ xảy ra, chuồng trại không đúng qui cách, mất vệ sinh, ẩm ướt, bò dễ bị
viêm vú, vắt sữa không đúng kỹ thuật, vắt sữa không sạch, không tuân thủ
các phương pháp vệ sinh về sữa, bệnh viêm vú rất dễ xảy ra.
o Do bản thân thú: bầu vú quá to và dài, dễ bị chân sau bò đá làm cho xây
xát. Bầu vú có đầu núm vú quá thấp, dễ bị bùn đất làm ô nhiễm, là điều kiện
thuận lợi để vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Lổ đầu vú quá to, sản lượng
sữa cao dễ bị rò rỉ sữa, vi sinh vật dễ xâm nhập vào bầu vú gây bệnh viêm
vú. Tuổi thú mẹ: bò càng lớn tuổi, bệnh viêm vú càng dễ xảy ra .Bò đẽ nhiều
lứa thì bệnh viêm vú hay xảy ra. Giai đoạn cho sữa: ở giai đoạn đầu kỳ sữa
và giai đoạn cạn sữa, bò dễ bị viêm vú. Sức đề kháng: bò có sức đề kháng
yếu thì bệnh viêm vú càng dễ xảy ra. Tạo những giống bò có sức đề kháng
với bệnh viêm vú, bò ít bị viêm vú. Mùa vụ: vào những mùa có khí hậu nóng

ẩm, vi sinh vật dễ phát triển, tỷ lệ viêm vú trong đàn cao hơn những mùa
khác.
2.2.7.2. Triệu chứng:
o Viêm vú lâm sàng: có triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm vú, triệu chứng
viêm vú quan sát được trên bò. Bầu vú to lên trong thấy, đó là triệu chứng
lâm sàng của bệnh viêm vú. Những thay đổi trông thấy về độ đồng đều của
sữa và hình dạng bầu vú. Trong vài trường hợp bò có biểu hiện toàn thân. Sự
chuẩn đoán có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng.
o Viêm vú tiềm ẩn: không có triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm vú, sự phát
hiện bệnh bởi việc đếm các tế bào bạch cầu. Bầu vú hơi to, không thấy rõ

20
bằng mắt thường, đó là triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm vú. Sự đếm các
tế bào bạch cầu có thể được thực hiện trên.
- Sữa trong thùng: cho ta khái niệm về tình trạng viêm nhiễm trong đàn.
- Sữa của từng con bò riêng lẻ: cho ta khái niệm về tình trạng viêm nhiễm
của từng con bò.
2.2.7.3. Chẩn đoán bệnh viêm vú :
o Viêm vú lâm sàng: phát hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm vú.
Bầu vú sưng to, có các tế bào biểu mô trong sữa. Mức độ nhiễm trùng của
bầu vú kéo theo sự chảy xệ của bầu vú và số lượng tế bào bạch cầu trong
sữa.
o Viêm vú tiềm ẩn: sự phát hiện bệnh viêm vú được thực hiện bởi việc đếm
các tế bào bạch cầu. Dùng phương pháp CMT (California Matitis Test) để
phát hiện bệnh viêm vú tiềm ẩn bằng hoá chất. Với phương pháp này, ta có
thể đo lường tình trạng viêm nhiễm của bầu vú trên mỗi bò cái hay trên toàn
đàn.
2.2.7.4. Phòng trị bệnh:
o Thường xuyên tiêu độc sát trùng, giữ vệ sinh môi trường chuồng trại. Vắt
sữa đúng phương pháp, vắt sữa những bò khoẻ mạnh trước, bò bị viêm vú

phải vắt sữa sau để tránh lây lan. Kiểm tra bầu vú hàng ngày, thường xuyên
áp dụng phương pháp CMT. Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng
cho bò.
o Dùng kháng sinh bơm vào vú, nếu mức độ nặng phải kết hợp với kháng sinh
tiêm điều trị toàn thân. Sữa của bò đang và sau khi điều trị bằng kháng sinh
phải loại bỏ trong một thời gian tùy thuộc lượng kháng sinh còn trong cơ thể.




21
2.3. Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc:
2.3.1 Nghiên cứu trong nƣớc:
Kết quả khảo sát 751 mẫu huyết thanh bò sữa ở 4 khu vực Thủ Đức, Hóc Môn,
Gò Vấp, Tân Bình trong giai đoạn 1993 – 1995 (Chu Thị Mỹ, 1995) cho thấy tỷ lệ
nhiễm Lao là 0,42%, tỷ lệ nhiễm Xoắn khuẩn là 28,15% và âm tính với Sẩy thai
truyền nhiễm. Kết quả khảo sát 1325 mẫu máu năm 2000 của Hồ Thị Thuận và ctv,
bước đầu cho thấy đàn bò sữa nuôi trong dân tại thành phố có tỷ lệ nhiễm ký sinh
trùng đường máu (Lê dạng trùng, Biên trùng, Theileria và Tiêm mao trùng) là
24.27%; tỷ lệ nhiễm sán lá là 10,20%.
Theo Nguyễn Văn Phát và ctv (2004), tại khu vực ngoại thành Tp. Hồ Chí
Minh, tỷ lệ bò bị viêm vú tiềm ẩn rất cao trung bình từ 75,17% đến 84,30%, vi
khuẩn gây viêm vú chủ yếu thuộc nhóm Staphylococci và Streptococci, tỷ lệ nhiễm
ký sinh trùng đường máu Babesia là 5% và Anaplasma là 33%, tỷ lệ nhiễm Sán lá
gan là 8,17%.
2.3.2 Nghiên cứu ngoài nƣớc:
Theo Everard, những nghiên cứu về Leptospirosis trên bò cho thấy ở
Philippines (1979): 65% bò dương tính bị nhiễm L. hebdomadis; ở Malaysia (1987):
40% là L. sejroe; ở Ấn Độ (1990): 48% bò dương tính nhiễm L. autumnalis; ở
Zimbabwe (1987): 27% là L. sejroe, L. tarassovi; ở Italy (1983): 27% là L. sejroe;

(Bùi Văn Quyền, 1995).
Theo Merial (tài liệu khuyến nông) thí nghiệm ở Viện Nghiên cứu nước Pháp
(1987) cho thấy bệnh viêm vú làm giảm sản lượng 820 bò cho sữa, bình quân giảm
660kg/chu kỳ cho sữa 305 ngày/con.
Tuy có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các bệnh thường xảy ra trên bò sữa,
nguyên nhân, những tác hại và đề nghị biện pháp phòng trị nhưng các nghiên cứu
phần lớn là rời rạc, biện pháp phòng trị bệnh chưa đạt hiệu quả tích cực do chưa có
một quy trình khảo sát và điều trị chung những bệnh chủ yếu trên đàn bò sữa, đồng
thời chưa thực hiện các biện pháp nâng cao nhận thức, tay nghề của người chăn
nuôi trong công tác vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò. Để khắc phục tình hình

22
trên, chúng tôi xây dựng một quy trình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thú y nhằm
kiểm tra, phòng trừ những bệnh chủ yếu phù hợp với quy mô chăn nuôi bò sữa vừa
và nhỏ ở một xã ngoại thành, kết hợp với biện pháp nâng cao tay nghề về thú y bò
sữa của cán bộ thú y và thú y mạng lưới và biện pháp tập huấn nhằm nâng cao nhận
thức, tay nghề của người chăn nuôi trong công tác vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng
đàn bò với mong muốn phục vụ thiết thực cho nhu cầu phát triển bền vững ngành
chăn nuôi bò sữa của Thành phố.




















23
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
3.1.1 Thời gian: Từ tháng 01/2003 đến tháng 01/2005.
3.1.2 Địa điểm, sơ đồ bố trí thực hiện khảo sát
 Địa điểm bố trí thí nghiệm: 30 hộ nuôi bò sữa tại xã Xuân Thới Thượng, huyện
Hóc Môn. Tổng số mẫu chúng tôi khảo sát là 237/1.278 con bò sữa của toàn xã
chiếm tỉ lệ 18,50% tại 30/200 hộ chăn nuôi bò sữa chiếm tỉ lệ 15 % tổng số hộ
trên toàn xã Xuân Thới Thượng.
 Địa điểm xét nghiệm: Trạm Chẩn đoán, Xét nghiệm và Điều trị, Chi cục thú y
Tp. Hồ Chí Minh
 Sơ đồ bố trí thực hiện khảo sát:
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thực hiện khảo sát
STT
Ấp
Số hộ
Tổng đàn
Bò cái > 12 tháng tuổi
1
1
5
37

26
2
2
5
51
37
3
3
6
46
35
4
4
9
54
39
5
5
5
49
35
Tổng cộng
5
30
237
172
3.2. Nội dung đề tài:
 Điều tra tình hình chăn nuôi thú y; tập huấn cho người chăn nuôi về một số biện
pháp chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị một số bệnh chủ yếu trên bò sữa; tập
huấn cho cán bộ thú y cơ sở về công tác chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm và quy

trình điều trị một số bệnh trên bò sữa.
 Ứng dụng một số kỹ thuật xét nghiệm trong chẩn đoán, kiểm tra và phòng trừ
các bệnh chủ yếu trên bò sữa bao gồm bệnh Lao, Sẩy thai truyền nhiễm, Xoắn
khuẩn, ký sinh trùng đường máu, Sán lá gan và viêm vú tiềm ẩn.
 Áp dụng tiêm phòng đồng thời 02 loại vaccine Lở mồm long móng (LMLM) và
Tụ huyết trùng (THT) trên đàn bò. Kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng.

24
 Cấp sổ sức khỏe cá thể bò sữa, sử dụng để ghi chép những nội dung liên quan
công tác thú y đối với bò sữa nhằm mục đích hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa đạt
hiệu quả.
 Bước đầu xây dựng một số quy trình phòng trị các bệnh chủ yếu trên bò sữa.
3.3. Nguyên vật liệu
Huyết thanh bò; Phân bò; Sữa; Bộ kháng nguyên chuẩn do Viện Pasteur sản
xuất gồm 23 serovar; Tuberculin bò PPD (Bovintuber) do hảng Merial – Pháp sản
xuất. Trình bày lọ 5ml, nồng độ 20.000 UI/ml, liều 0,1 ml tương ứng 2.000 UI;
Thuốc thử Rose bengale (Brucella Rose Bengale) do hãng Bio- Rab Laboratories –
Pháp sản xuất. Trình bày lọ 3 ml; Thuốc nhuộm GIEMSA, cồn Methanol; Thuốc
thử Leucocytest; Cồn sát trùng (70%), dung dịch đệm PBS.
Bảng 3.2. Bộ kháng nguyên chuẩn

Serogroup
Serovar
Strain
1
AUTRALIS
autralis
Ballico
2
AUTUMNALIS

autumnalis
Akiyamia
3
BATAVIAE
bataviae
Vantienan
4
CANICOLA
canicola
Hond utrecht IV
5
BALLUM
castellonis
Castellon
6
PYROGENES
pyrogenes
Salinem
7
ICTEROHAEMORHAGIAE
Tonkini
LT9668
8
ICTEROHAEMORHAGIAE
Icterohaemorhagiae
Verdun
9
CYNOTERIE
cynoterie
3522C

10
GRYPPOTYPHOSA
gryppotyphosa
Moskva V
11
SEJROE
hardjo
Hardjobovis
12
HEBDOMADIS
hebdomadis
Hebdomadis
13
JAVANICA
Javanica
Vejdrat bataviae 46
14
PANAMA
Panama
CZ214K
15
SERAMANGA
Patoc
Patoc I
16
PONOMA
Ponoma
Ponoma
17
TARASSOVI

Tarassovi
Mitis johnson
18
TARASSOVI
vughia
LT0968
19
SEJROE
Hardjo
Hardioporajitno
20
SEJROE
saxkoebing
Mus24
21
CANICOLA
Canicola
Chiffon
22
LOUISIANA
Louisiana
LSU 1945
23
HUSTBIRIDE
hustbiride




25

3.4. Thiết bị, dụng cụ
 Tủ sấy, tủ cấp đông, kính hiển vi tụ quang nền đen, kính hiển vi, máy li tâm,
máy lắc….
 Kim 18G, ống tiêm nhựa loại 10ml và 1ml, micropipet, ống nghiệm, vĩ 96 lỗ
giếng, giá đở ống nghiệm, lame, lamell, đũa thuỷ tinh, lọ đựng mẫu, đĩa
petri.
 Khay dựng mẫu sữa, ống nghiệm.
 Vợt lưới, lọ peni, cốc thủy tinh, bao tay, bao đựng mẫu phân
 Dây để cố định bò, kéo cong hoặc dao cạo, bình xốp đựng đá khô, thước
kẹp…
 Trang bị bảo hộ: găng tay, kính che mắt, khẩu trang….
3.5. Phƣơng pháp thực hiện
3.5.1 Điều tra tình hình chăn nuôi thú y, tập huấn cho ngƣời chăn nuôi, tập
huấn cho cán bộ thú y cơ sở
3.5.1.1 Điều tra tình hình chăn nuôi, thú y: để triển khai đề tài chúng tôi thực
hiện 2 phương pháp điều tra hồi cứu và điều tra cắt ngang.
 Trong phương pháp điều tra hồi cứu: chúng tôi ghi nhận tình hình tiêm
phòng, tình hình dịch bệnh, tình hình bệnh sản khoa, công tác xét nghiệm và
điều trị.
 Trong phương pháp điều tra cắt ngang: chúng tôi ghi nhận điều kiện tiểu khí
hậu chuồng nuôi, vệ sinh môi trường, khai thác sữa, chuồng trại, thức ăn, lao
động và con giống.
3.5.1.2 Tập huấn cho ngƣời chăn nuôi
 Mời chuyên gia về bò sữa của các Trường, Viện, tổ chức các buổi tập huấn
bằng máy chiếu, phát tài liệu và diễn giải nội dung tài liệu.
 Tổ chức các buổi trao đổi, mạn đàm giữa các chuyên gia về bò sữa, cán bộ
thú y phụ trách đề tài và người chăn nuôi.

×