Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

bài giảng quản trị khu du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.14 KB, 65 trang )

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN QUẢN TRỊ DU LỊCH
























GIẢNG VIÊN: LÊ CHÍ CÔNG













QUẢN TRỊ
KHU DU LỊCH

Nha trang, tháng 10 năm 2014
ii

MỤC LỤC
Thông tin chung về học phần 1
CHỦ ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH RESORT 6
1.1 Khái niệm Resort 6
1.2 Đặc điểm của Resort 8
1.2.1 Về vị trí kinh doanh 8
1.2.2 Về kiến trúc 9
1.2.3 Về sản phẩm kinh doanh 10
1.2.4 Về tổ chức lao động 10
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển loại hình Resort 11
1.3.1 Trên thế giới 11
1.3.2 Tại Việt Nam 12
1.4 Phân loại Resort 13

1.4.1 Theo vị trí kinh doanh của resort 13
1.4.2 Theo mức độ đầu tư kinh doanh resort 15
1.4.3 Theo tiêu chí môi trường 16
1.4.4 Theo đối tượng khách phục vụ 17
1.4.5 Theo thời gian hoạt động 18
1.5 Vai trò của kinh doanh Resort 18
1.5.1 Về mặt kinh tế 18
1.5.2 Về mặt xã hội 20
1.5.3 Về mặt môi trường 20
CHỦ ĐỀ 2: KINH DOANH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ TẠI RESORT 23
2.1 Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ chính tại resort 23
2.1.1 Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ lưu trú 23
2.1.2 Kinh doanh ẩm thực 33
2.2 Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ bổ sung 39
2.2.1 Dịch vụ bổ sung 39
2.2.2 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong kinh doanh resort 44
2.2.3 Dịch vụ vui chơi giải trí 48
iii

CHỦ ĐỀ 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH
RESORT 52
3.1 Phân tích môi trường marketing 52
3.2 Xác lập mục tiêu marketing 53
3.3 Xây dựng chiến lược marketing-mix 54
3.3.1 Phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu 54
3.3.2 Xác định chiến lược định vị resort 56
3.3.3 Chiến lược marketing-mix resort 57
3.4 Thực thi chiến lược 60
3.5 Giám sát và hiệu chỉnh chiến lược 61


1

Thông tin chung về học phần
Tên học phần: Quản trị khu du lịch (Resort)
Mã học phần: 75548
Số tín chỉ: 02
Học phần tiên quyết: Kinh tế du lịch; Quản trị kinh doanh lữ hành; Quản trị
kinh doanh khách sạn; Quản trị kinh doanh nhà hàng ; Quản trị sự kiện và
hội nghị; Quản trị nhân sự; Quản trị chiến lược.
Đào tạo trình độ: Đại học
Giảng dạy cho các ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Bộ môn quản lý: Quản trị Du lịch
Phân bổ thời gian trong học phần:
- Nghe giảng lý thuyết: 20 tiết
- Bài tập và thảo luận: 10 tiết
- Tự nghiên cứu: 60 tiết
2. Mô tả tóm tắt học phần
Học phần trang bị cho người học những kiến thức về vai trò, vị trí của khu
du lịch đối với nền kinh tế; các sản phẩm và dịch vụ trong khu du lịch; các đặc
điểm của quản trị khu du lịch, chiến lược marketing khu du lịch; nhằm giúp sinh
viên có được các kiến thức và kỹ năng trong tổ chức và điều hành hoạt động của
các khu du lịch trong tương lai.
3. Chủ đề và chuẩn đầu ra của học phần
3.1. Danh mục chủ đề của học phần
Chủ đề 1: Tổng quan về kinh doanh Resort
Chủ đề 2: Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ tại Resort
Chủ đề 3: Chiến lược marketing trong kinh doanh Resort
2



3.2. Chuẩn đầu ra của quá trình dạy - học từng chủ đề của học phần
Chủ đề 1: Tổng quan về kinh doanh Resort
Nội dung
Mức độ
Kiến thức
1. Khái niệm về resort
2. Đặc điểm resort
3. Phân loại resort
4. Vai trò của kinh doanh resort

1
2
2
Thái độ
1. Khách quan trong nhìn nhận các quan điểm về resort
2. Nhìn nhận đúng đắn về đặc điểm, phân loại và vai trò của resort



Kỹ năng
1. Phân biệt được các dạng resort khác nhau
2. Phân tích và đánh giá vị trí, vai trò của resort đối với sự phát triển
kinh tế của địa phương

3
3

Chủ đề 2: Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ tại Resort
Nội dung
Mức độ

Kiến thức
1. Giới thiệu loại hình cơ sở lưu trú và tiện nghi trong phòng tại resort
2. Nắm được tổ chức các bộ phận bên trong khối kinh doanh lưu trú
tại resort
3. Nắm được cách thức tổ chức bán phòng tại resort
4. Giới thiệu đặc điểm và tổ chức bộ phận ẩm thực tại resort
5. Nắm được xu hướng và đặc điểm kinh doanh ẩm thực tại resort
6. Nắm được đặc điểm, xu hướng kinh doanh dịch vụ bổ sung tại resort
7. Hiểu được các loại dịch vụ bổ sung khác nhau tại resort

2
2

2
2
2
2
2
Thái độ
1. Hiểu được các yêu cầu cụ thể của sản phẩm, dịch vụ tại resort
2. Chủ động cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ
hoạt động kinh doanh của resort



3

Kỹ năng
1. Xác định đúng danh mục sản phẩm, dịch vụ tại resort
2. Xây dựng các sản phẩm, dịch vụ tùy theo đặc thù của resort

3. Bố trí các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của resort

3
3
3

Chủ đề 3: Chiến lược marketing trong kinh doanh Resort
Nội dung
Mức độ
Kiến thức
1. Hiểu được vai trò, vị trí chiến lược marketing trong kinh doanh resort
2. Nắm được phương pháp và công cụ phân tích môi trường marketing tại
resort
3. Hiểu được cách thức và yêu cầu của mục tiêu chiến lược marketing
4. Hiểu được các chiến lược marketing tại resort
5. Hiểu được thực thi, kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing tại resort

2
2
2

2
2
Thái độ
1. Nhận thức được các đặc điểm của quản trị khu du lịch
2. Nhận thức được các dạng tổ chức quản lý khu du lịch
3. Khách quan trong đánh giá môi trường, hoạch định mục tiêu phát
triển khu du lịch.




Kỹ năng
1. Phân tích các tác động bên ngoài và bên trong đến resort
2. Xây dựng mục tiêu marketing resort
3. Xây dựng được chiến lược marketing trong kinh doanh resort

3
3
3
4. Phân bổ thời gian chi tiết
Chủ đề

Phân bổ số tiết cho hình thức dạy - học
Tổng
Lên lớp
Thực
hành,
thực tập
Tự
nghiên
cứu

thuyết
Bài tập
Thảo
luận
1
6
0
3

0
15
24
2
8
0
4
0
30
42
3
6
0
3
0
15
24
Tổng cộng
20
0
10
0
60
90

4

5. Danh mục tài liệu tham khảo
Tên tác giả
Tên tài liệu

Năm
xuất
bản
Nhà
xuất bản
Địa chỉ khai
thác tài liệu
Robert Christie
Mill
Resorts:
Management and
Operation
2007
Wiley
Lê Chí Công
Peter Muphy
The Business of
Resort Management
2007
Butterworth
-Heinemann
Lê Chí Công
Sơn Hồng Đức
Quản trị Kinh doanh
Khu nghỉ dưỡng
(Resort): Lý luận và
thực tiễn
2012
Phương
Đông

Thư viện
Hồng Vân, Công
Mỹ, Hoàng Giang
Kinh doanh nhà
hàng Đường vào
nghề
2007
NXB Trẻ
Thư viện
Nguyễn Thị Hồng
Đào
Bài giảng Quản trị
khu du lịch
(PowerPoint)
2013
Lưu hành
nội bộ
Thư viện
Lê Chí Công
Nguyễn Thị Hồng
Đào
Nguyễn Thị Hồng
Trâm
Bài giảng Quản trị
khu du lịch (Word)
2014
Lưu hành
nội bộ
Thư viện
6. Đánh giá kết quả học tập

TT
Các chỉ tiêu đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Trọng
số
(%)
1
Tham gia học trên lớp: lên lớp đầy đủ, chuẩn bị
bài tốt, tích cực thảo luận…
Quan sát, điểm
danh




50
2
Tự nghiên cứu: hoàn thành nhiệm vụ giảng viên
giao trong tuần, bài tập nhóm/tháng/học kỳ…
Chấm báo cáo
3
Hoạt động nhóm
Trình bày báo cáo
5

4
Kiểm tra giữa kỳ
Viết
5

Kiểm tra đánh giá cuối kỳ
Viết
6
Thi kết thúc học phần
Viết
50
Nhóm GV xây dựng chương trình: Lê Chí Công, Nguyễn Thị Hồng Đào,
Nguyễn Thị Hồng Trâm
















6

CHỦ ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH RESORT
Mục tiêu của chủ đề:
 Hiểu được một số khái niệm có liên quan đến resort
 Giới thiệu những đặc điểm cơ bản của resort

 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển resort
 Nắm được các cách phân loại resort
 Hiểu được vai trò của kinh doanh resort
Nội dung chủ đề:
1.1 Khái niệm Resort
Khởi thủy của “Resort” là nơi chữa bệnh, nơi dành cho những người cần
được dưỡng bệnh ở. Lâu dần resort đã trở nên không còn độc quyền cho người
chữa bệnh nữa mà dành cho những du khách- những người có nhu cầu du lịch và
nghỉ ngơi. Trong tiếng Anh, resort là một thuật ngữ dùng để chỉ một mô hình lưu
trú du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp và thư giãn đa dạng, gắn liền với cảnh quan thiên
nhiên và môi trường tự nhiên. Cảnh quan thiên nhiên không bị phá vỡ khi các nhà
đầu tư xây dựng resort. Trái lại nó được chấm phá, tô điểm thêm bởi kiến trúc hài
hòa của resort.
Trên thế giới, khái niệm resort được phát triển qua thời gian gắn liền với sự
phát triển nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Dưới đây tác giả xin trích dẫn một
số khái niệm cơ bản:
 Trong giáo trình Resort Development & Management, Gee (1996) cho
rằng: “Kinh doanh resort bao gồm việc cung cấp đầy đủ phòng lưu trú,
thực phẩm và đồ uống chất lượng tốt; các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp
dẫn; trang thiết bị tiện nghi y tế đầy đủ; môi trường xung quanh dễ chịu,
yên tĩnh; và quan trọng nhất là cung cấp dịch vụ chất lượng cao một cách
thân thiện cho nhu cầu cá nhân”.
7

 Trong giáo trình Resort Design, Huffadine (1999) khái niệm “Về mặt
truyền thống, resort là nơi để phát triển các hoạt động xã hội, tổ chức các
sự kiện cũng như cải thiện sức khỏe của du khách”.
 Trong giáo trình Bussiness of Resort Management, Murphy (2008) khái
niệm: “Resort là một nơi được thiết kế, cung cấp dịch vụ nhằm thu hút, làm
hài lòng khách hàng để lôi kéo họ trở lại hoặc nói tốt với người khác trong

tương lai”.
Tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch đưa ra khái niệm: “Resort là loại hình khách sạn được xây dựng độc lập
thành khối hoặc thành quần thể gồm các biệt thự, căn hộ du lịch; băng-ga-lâu
(bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ
dưỡng, giải trí, tham quan du lịch”.
Khái niệm cũng nhấn mạnh rằng, Resort - khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan du lịch của du khách thường
được xây dựng ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Resort có đặc điểm
chung là yên tĩnh, xa khu dân cư, xây dựng theo hướng hòa mình với thiên nhiên,
có không gian và cảnh quan rộng, thoáng, xanh. Resort khác với các cơ sở lưu trú
thông thường bởi hệ thống dịch vụ liên hoàn, tổng hợp, có thể đáp ứng mọi nhu
cầu của khách như dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, luyện tập thể
thao. Do resort mang lại những giá trị và dịch vụ hoàn hảo hơn nên giá cũng khá
đắt so với giá phòng khách sạn cùng tiêu chuẩn.
Từ những tiếp cận trên có thế thấy rằng khái niệm resort chưa được thống
nhất trong cách tiếp cận nhằm giúp các nhà quản lý kinh doanh resort xây dựng
tiêu chuẩn xếp hạng. Tuy nhiên, từ các khái niệm ở nên đã làm rõ một số nội
dung cơ bản như sau:
 Resort cung cấp nơi ở hiện đại, với các thiết bị cao cấp, không khí trong
lành để tạo sự thoải mái cho khách tận hưởng.
 Resort cung cấp sản phẩm ăn uống đa dạng, đậm đà yếu tố bản địa để
khách vừa nghỉ dưỡng, vừa khám phá ẩm thực địa phương.
8

 Resort cung cấp nhiều dịch vụ vui chơi giải trí độc đáo để giảm stress và
mang lại sự thư thái cho khách.
 Resort cung cấp hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe phong phú để làm
đẹp và phục hồi sức khỏe cho khách.
 Resort cung cấp một phong cách phục vụ mang dáng vóc công nghiệp,

nhắm vào từng khách hàng với những đặc tính cá nhân, để khách luôn có
cảm giác được chăm sóc ân cần, tỉ mỉ và được coi trọng.
1.2 Đặc điểm của Resort
1.2.1 Về vị trí kinh doanh
Yếu tố nghỉ dưỡng là mục tiêu chính, nên không khí trong lành và tĩnh mịch
là sự lựa chọn hàng đầu của khách. Do vậy, resort thường được xây dựng ở
những nơi yên tĩnh, xa khu dân cư, với xu hướng hòa mình với thiên nhiên, có
không gian và cảnh quan rộng, thoáng. Không ai xây dựng resort ở trong thành
phố, hoặc cận kề thành phố hay khu công nghiệp. Ví dụ, trong một số bang ở
Malaysia, muốn xin phép xây dựng resort, phải chọn nơi cách xa các trung tâm
dân cư, ngư cảng, chợ cá…tối thiểu 6km. Mục đích là để có được bầu không khí
trong lành cho khách nghỉ dưỡng, và xa tầm bay của ruồi cũng như mùi khó chịu
đến từ các cơ sở đó. Những nơi giàu tài nguyên du lịch tự nhiên như biển, sông,
hồ, núi thường được chọn làm nơi “đứng chân” của resort. 70% resort của Việt
Nam tập trung ở khu vực bờ biển, hải đảo dài từ Quảng Ninh đến Phú Quốc.
Điều kiện khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng
kỳ nghỉ. Vì thế, nơi xây dựng resort phải có khí hậu hòa thuận, phù hợp với nghỉ
dưỡng. Ví dụ, Mũi Né là một minh chứng điển hình. Vị trí của Mũi Né được thiên
nhiên ưu đãi, quanh năm biển xanh, cát trắng, nắng vàng trong khí hậu ôn hòa
của miền nhiệt đới. Điều đó lí giải tại sao, Mũi Né nhanh chóng trở thành “Thủ
đô resort” của Việt Nam. Hệ thống rerost ở bán đảo Canh Ranh, Nha Trang,
Khánh Hòa cũng đáp ứng được nhiều yêu cầu về khí hậu, biển xanh, cát trắng,
nắng vàng. Hệ thống resort của khu nghỉ dưỡng tại Phú Quốc cũng đã đáp ứng
tốt các yêu cầu này.
9


1.2.2 Về kiến trúc
Resort thường được xây dựng trên diện tích mặt bằng khá rộng nhưng chỉ
xây 40% đến 50% diện tích mặt bằng. Phần còn lại dành cho cây xanh, bãi cỏ, ao,

hồ, đường đi dạo bãi biển, sinh hoạt ngoài trời… Việc xây dựng resort phải lựa
theo địa hình nhưng nhất thiết không được tàn phá thiên nhiên mà phải hòa mình
vào thiên nhiên. Cây xanh được yêu cầu giữ lại tối đa khi xây dựng resort.
Resort thường được xây dựng thành 3 khu vực: Khu vực lưu trú của khách,
khu vực vui chơi giải trí và khu vực phục vụ. Trong đó, khu vực lưu trú của
khách thường là một quần thể các khu biệt thự, nhà khối nhiều phòng (nhưng tối
đa là 3 tầng), còn lại là các bungalow xen lẫn sân vườn để đáp ứng sự riêng tư,
thoải mái của khách. Tên phòng, bungalow thường được đặt theo các loài hoa,
trái, chim. Khu vực vui chơi giải trí là khu vực chiếm diện tích lớn nhất trong ba
khu vực ở Resort. Nó thường được bố trí cách biệt so với khu vực lưu trú của
khách và thường có bể bơi, sân tennis, bãi biển, vườn cây…Khu vực phục vụ
cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng phong phú và được bố trí thành khu vực riêng với
các dịch vụ: ăn uống, thương mại, hội trường, bãi đậu xe, massage, vũ trường,
casino…
Thiết kế resort phải tạo ra một không gian để người sống trong đó được thư
giãn tối đa. Không gian nghỉ trong resort là một không gian hiện đại nhưng lại
mang bản sắc văn hóa, kỹ thuật của vùng bản địa mà nó tọa lạc. Để có một giá trị
đồng bộ, tương tác tốt đến cảm xúc thư giãn của khách, ngoài thiết kế kiến trúc và
nội thất, resort còn cần đến nhà thiết kế cảnh quan (landscape), chuyên gia phong
cách (stylist), nghệ thuật sắp đặt (installation) và vai trò cố vấn về văn hóa truyền
thống địa phương. Nhiều resort thường hướng đến kiến trúc cổ xưa để đưa khách
về gần với thiên nhiên, bằng cách bố trí những ngôi nhà cổ với mái ngói, tường
gạch, cột, kèo bằng gỗ và có gam màu tối mang vẻ cổ kính. Vật dụng sắp đặt
trong resort cũng tự nhiên, mộc mạc như cái lu, gáo nước, gạch thô nung, tàu lá
chuối…để tăng hiệu quả tối đa cho kiến trúc của resort.
10

1.2.3 Về sản phẩm kinh doanh
Sản phẩm của Resort rất đa dạng và phong phú. Trong resort là cả một thế
giới thu nhỏ để khách lưu trú không phải đi ra ngoài tìm thú vui khác. Resort

khác với các cơ sở lưu trú thông thường bởi hệ thống dịch vụ liên hoàn, tổng hợp,
có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách như lưu trú, ăn uống, dịch vụ giải trí, chăm
sóc sức khỏe, làm đẹp, luyện tập thể thao… Do không gian rộng lớn, nên resort
còn có thể tổ chức những loại hình sinh hoạt ngoài trời như đốt lửa trại, bóng
chuyền trên bờ biển, bơi thuyền, câu cá và những trò vui nhộn hấp dẫn du khách.
Sản phẩm của resort thường được bán theo hình thức trọn gói. Tức là khách
đến nghỉ dưỡng ở resort sẽ được sử dụng tất cả hoặc phần lớn các dịch vụ trong
resort. Với hình thức bán này, cộng với chất lượng dịch vụ vượt trội nên mức giá
ở các resort thường khá cao. Nhìn chung chất lượng dịch vụ của resort thường
tương đương với khách sạn cao cấp (từ 3 sao trở lên).
Sản phẩm của resort được bán theo chính sách đối xử có “cung bậc”. Mỗi số
tiền khách hàng bỏ ra sẽ tương xứng với sản phẩm dịch vụ họ nhận được, theo
nguyên tắc “Value for money”. Ví dụ khách thuê loại hình lưu trú villa thì có
người phục vụ riêng (butler), trong khi khách thuê phòng thường không có. Hay
khách thuê villa làm thủ tục nhận phòng tại villa, còn khách thuê phòng thì làm
thủ tục ngay quầy lễ tân. Sự cách biệt còn được thể hiện qua cách giới thiệu dịch
vụ: Với khách ở villa hoặc bungalow thì được giới thiệu “Special wine list”, còn
khách thường thì chỉ được giới thiệu “wine list”…
1.2.4 Về tổ chức lao động
Tùy thuộc vào thể loại, quy mô resort mà quá trình tổ chức lao động ở các
resort có những đặc điểm khác nhau. Nhìn chung về cơ bản cơ cấu tổ chức, các
bộ phận hay mối quan hệ giữa các bộ phận trong resort tương tự như trong khách
sạn có quy mô lớn.
Do sản phẩm của resort rất đa dạng về “cung bậc” đối xử nên việc huấn
luyện nhân viên trong resort cũng khó hơn rất nhiều các cơ sở lưu trú khác. Ví dụ
người hầu bàn ở phòng ăn đại trà có những cử chỉ, hiểu biết và cung cách đơn
11

giản. Nhưng người hầu bàn cho khách ăn tại villa phải có cung cách cao hơn và
sự hiểu biết sâu hơn. Đặc biệt với người hầu riêng (butler), họ phải biết nắm bắt

tâm lý của khách sâu sắc để chăm sóc tận tâm và tỉ mỉ.
Hệ thống dịch vụ cộng sinh trong resort rất phong phú. Do vậy bên cạnh đội
ngũ nhân viên phục vụ, trong resort còn có nhiều chuyên viên khác: chuyên gia
dạy nấu ăn, chuyên gia về chế độ dinh dưỡng, chuyên viên tâm lý, kỹ thuật viên
vật lý trị liệu, chuyên viên luyện tập Yoga….
Trong resort để thể hiện không khí nghỉ dưỡng thoải mái, nhân viên thường
được thiết kế đồng phục nhiều màu, lòe loẹt. Thậm chí nhân viên còn được mặc
quần sooc, đi giày thể thao…
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển loại hình Resort
1.3.1 Trên thế giới
Lịch sử hình thành và phát triển resort trên thế giới là một quá trình dài và
nhiều biến đổi. Hình thức khởi thủy của resort là những bồn tắm từ thời La mã cổ
đại (hơn 300 năm trước công nguyên), được xây dựng hoàn toàn để thư giãn và
tắm công cộng. Ngâm mình trong bồn tắm là một cuộc thư giãn thú vị mà hầu hết
các tầng lớp xã hội thời La Mã ưa thích. Thời đó tắm tập thể rất phổ biến vì đó là
nhu cầu cần thiết của con người. Vào thế kỷ 2 trước Công nguyên, một bồn tắm
công cộng thường rất nhỏ, trang trí khiêm tốn và có mục đích đầu tiên là phục vụ
lợi ích thiết thực của mọi người. Các bồn tắm được xây dựng chia làm hai loại:
loại cho đàn ông và loại cho phụ nữ. Sau đó, diện tích của bồn tắm dần được tu
sửa rộng ra, thiết kế hấp dẫn hơn bằng cách khảm đá quý cẩm thạch.
Thế kỷ XIV ở Bỉ, người ta đã thiết kế những nơi thực hiện các chương trình
vật lý trị liệu. Ý tưởng này được khai sáng bởi một người Bỉ có tên là Colin Le
Loup. Do bị bệnh nên ông phải điều trị trong thời gian dài bên dòng nước nóng
giàu chất sắt ở gần Liege. Vài năm sau đó, một thị trấn của người Bỉ mọc lên
ngay suối nước nóng và nó trở thành điểm hấp dẫn chính trong khu vực.
12

Thế kỷ XVIII, giám mục địa phận Liege trở thành vị giám quản vùng Spa đã
cho xây dựng hai cơ sở vui chơi giải trí về đêm, gọi là “Casino” đầu tiên ở Châu
Âu, lấy tên là Redoute và Vaux-Hall. Từ một địa danh thuộc vùng núi Ardennes

của Bỉ, Spa đã trở thành danh từ chung để chỉ loại hình tắm suối khoáng hoặc tắm
trong hồ nóng. Sau đó, Piotr Đại đế của nước Nga và triều đình nước Phổ hay đến
đây. Sự phát triển Spa đã nhanh chóng lan rộng sang Anh, làm dấy lên phong trào
nghỉ dưỡng trong giới quý tộc và tư sản. Vua Charles đệ nhị đã thường xuyên đến
các thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng của thời kỳ này như Tunbridge Wells,
Harrogate, Bath và Buxton.
Thế kỉ XIX, Thụy Sĩ trở thành nước mạnh về du lịch nghỉ dưỡng. Sở dĩ như
vậy vì nơi đây được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều núi non, hồ và suối nước nóng.
Các cơ sở nghỉ dưỡng ở Zurich và quanh hồ Lucerne phát triển thêm nhiều dịch
vụ kèm theo như nhà hàng cao cấp, phòng kiêu vũ, phòng chơi Billard, phòng
chơi bài, nhà hát…
Cuối thế kỷ XX, các nhà đầu tư có thể xây dựng khu nghỉ dưỡng giữa rừng
để phục vụ săn bắn (ở Châu Phi) hay ở sa mạc (xứ Jordan hay ở Tân Cương-
Trung Quốc). Spa cũng không nhất thiết phải cần suối khoáng tự nhiên nữa.
Người ta đã có thể xây bể ngâm với nước được làm nóng có trộn với các loại
khoáng tổng hợp, rồi qua các vòi áp lực phun ra để mát xa cơ thể. Hầu hết các
khu nghỉ dưỡng trên thế giới đều có bể tắm nước khoáng tự nhiên hay nhân tạo.
Do vậy, trong tiềm thức của con người, “nghỉ dưỡng” luôn có sự gắn kết với
“ngâm mình trong nước khoáng” (Resort and Spa). Chính vì lẽ đó, trước đây và
bây giờ, nhiều cơ sở nghỉ dưỡng vẫn thường ghi “Resort and Spa” trên bảng hiệu
như để nhấn mạnh sự gắn kết đó.
1.3.2 Tại Việt Nam
Resort đầu tiên xuất hiện vào năm 1997, sau kỳ Nhật thực toàn phần ở Bình
Thuận. Đó là Coco Beach Resort do một cặp vợ chồng người châu Âu đầu tư,
khai thác tại biển Mũi Né, Phan Thiết. Quy mô Coco Beach resort không lớn, chỉ
với 34 phòng ngủ. Từ đó đến nay, loại hình lưu trú này xuất hiện khắp các tỉnh
13

miền Trung, nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng biển xanh, cát trắng, nắng vàng
và không khí trong lành. Đặc biệt là Đà Nẵng- Khánh Hòa- Ninh Thuận- Bình

Thuận- Vũng Tàu và Phú Quốc, nhờ yếu tố khí hậu ôn hòa nên resort có thể hoạt
động quanh năm. Tuyến điểm tập trung nhiều nhất các khu resort phải kể đến
Mũi Né (Bình Thuận). Chính vì lẽ đó, Mũi Né được mệnh danh là “Thủ đô
Resort” của Việt Nam.
1.4 Phân loại Resort
1.4.1 Theo vị trí kinh doanh của resort
- Resort cạnh biển: Loại hình resort này khá phổ biến trên thế giới và ở
Việt Nam. Vì phong cảnh và bầu không khí trong lành ở biển là điều kiện lí
tưởng để xây dựng resort. Tuy nhiên không phải nơi nào có biển đều có thể
xây dựng resort. Resort cần bãi biển phải thích hợp cho tắm biển, có thể
chơi được các môn thể thao nước, không có đá ngầm và nguồn nước bị ô
nhiễm. Hơn nữa khí hậu nơi đây phải ấm áp trong suốt mùa du lịch, không
sóng to và gió lớn. Ví dụ, khu du lịch sinh thái Bảo Ninh với 63 phòng
được xếp hạng 3 sao. Sun spa resort Đồng Hới với 234 phòng được xếp
hạng 4 sao.
- Resort gần sông, hồ: Điều cần thiết để xây dựng resort kiểu này là cảnh
quan đẹp, không khí trong lành và hạ tầng giao thông thuận lợi. Mặt hồ
hoặc sông phải rộng, có tầm nhìn thoáng để có thể tổ chức được một số
hoạt động thể thao như trượt nước, bay lượn, thuyền buồm…So với các
resort ở biển thì resort ở gần sông hồ có giá trị tự nhiên thấp hơn. Do vậy
để thu hút khách du lịch, các resort ở đây thường khai thác tiềm năng du
lịch địa phương, biến nó thành sản phẩm liên kết của resort.
- Resort ở miền núi: Loại hình resort này có thể coi là một phần của resort
ở vùng xa. Du khách đến với resort ở miền núi là những người có nhu cầu
nghỉ dưỡng thực sự hoặc thích tìm hiểu về một môi trường mới lạ. Họ có
thể là dân thành thị mỗi ngày phải hít bầu không khí ô nhiễm, bụi bặm,
muốn tìm một nơi có không khí trong lành, không ồn ào. Cũng có thể họ là
14

những người chuyên sống ở đồng bằng, thích lên núi để thay đổi không

khí. Một bộ phận không nhỏ khách hàng tìm về resort ở miền núi là giới
trẻ, ưa thích hoạt động thể thao. Núi non là nơi thích hợp với nhiều môn
thể thao mạo hiểm (leo núi, băng rừng, khám phá hang động, cưỡi ngựa…)
và thưởng thức ẩm thực miền núi. Điều đặc biệt của các khu resort ở miền
núi là luôn có sự hiện diện những nét văn hóa địa phương của dân tộc ít
người. Nó được thể hiện qua các hoa văn trang trí, cảnh vật bài trí, thực
đơn đặc sản và sản vật được bày bán trong resort. Do vậy, các khu resort
cần xây dựng được các tuyến, điểm du lịch nhằm giới thiệu các tài nguyên
văn hóa, các nét sinh hoạt độc đáo cho khách.
- Resort trên sa mạc: Đây là loại hình ít phổ biến nhất trong hệ thống resort
do tính đặc thù của nó. Các resort kiểu này phải được xây dựng trên các ốc
đảo hoặc vùng sa mạc toàn cát. Điều kiện nghỉ dưỡng ở đây không được
như các loại hình resort khác vì có phần hạn chế về nước sinh hoạt, thực
phẩm…Nhưng bù lại, nơi đây có cảnh quan độc đáo, cây trái khác lạ, các
tuyến du lịch trong sa mạc, thể thao cưỡi lạc đà và trượt đồi cát. Đó là
những trải nghiệm không nơi nào có được.
- Resort gần nơi ở thường xuyên của khách: Loại hình resort này có thể
nằm ở vùng biển, vùng núi, ao hồ, ven sông, đồng quê…Điều quan trọng là
resort phải có cảnh quan đẹp, không khí trong lành, tạo được cảm giác
thanh bình và sự hấp dẫn về mặt nào đó, nhưng không quá xa với nơi ở của
khách. Khách hàng của những khu resort này đa số là khách cuối tuần (đến
vào ngày thứ sáu và đi vào chiều chủ nhật).
- Resort ở vùng xa: Đây là loại hình resort nằm ở rất xa nơi ở thường xuyên
của khách, thường nằm trong vùng miền núi xa xôi hoặc đồng bằng hẻo
lánh. Khách chọn nơi đây vì một lí do đặc biệt nào đó, muốn xa lánh cuộc
sống bề bộn thường ngày, sống tĩnh lặng một thời gian.
15

1.4.2 Theo mức độ đầu tư kinh doanh resort
- Resort quy mô nhỏ: Quy mô loại resort này nhỏ (theo kiểu gia đình trên

dưới khoảng 30 phòng), thường do người dân địa phương sở hữu và được
điều hành bởi các thành viên trong gia đình. Hạn chế của loại hình này là
chủ sở hữu không có nhiều vốn để phát triển, nên chủ yếu chỉ kinh doanh
mảng lưu trú và ăn uống, nếu có các hoạt động khác cũng chỉ là thứ yếu
hoặc liên kết. Họ thường không có các hoạt động vui chơi giải trí và chăm
sóc sức khỏe đa dạng như trong resort có quy mô lớn. Tuy nhiên, ưu thế
của loại hình này là giá cả tương đối thấp, lại có thể thương lượng được.
Hơn nữa, thái độ chăm sóc của chủ và các thành viên trong gia đình rất ân
cần như chăm sóc người thân từ xa trở về. Thêm vào đó, các sản phẩm ẩm
thực luôn được chế biến theo khẩu vị của từng khách, phù hợp với những
khách hàng khó ăn nhất.
- Resort có quy mô trung bình: Là loại hình resort có từ 30 đến 100 phòng,
thường thuộc sở hữu của các công ty. Ở Việt Nam, loại hình này rộng từ 10
đến 30 hecta, phương tiện phục vụ lưu trú không quá sang trọng, đẳng cấp
nên phục vụ được nhiều tầng lớp du khách. Ngoài lối kiến trúc thông
thường (tòa nhà ba tầng, bungalow và các biệt thự riêng lẻ), trong resort
trung bình còn có loại phòng tập thể dành cho các đoàn khách du lịch đông
người, không cần tiện nghi cao cấp. Loại phòng này có sức chứa từ 10 đến
15 khách, thường chỉ trang bị quạt máy.
- Resort có quy mô lớn: Đây là những khu nghỉ dưỡng có từ 100 phòng trở
lên. Ở Việt Nam nó thường thuộc quyền sở hữu của các công ty cổ phần,
công ty liên doanh nước ngoài hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Nhờ vậy, những tập đoàn chuyên kinh doanh resort có thể đem tới kinh
nghiệm quản lý, làm cho chất lượng hoạt động của các khu resort ngày
càng chuyên nghiệp hơn. Sản phẩm chính bao gồm các cơ sở dành cho lưu
trú, các cơ sở kinh doanh ăn uống, các dịch vụ cung cấp phương tiện vận
chuyển và giải trí thông thường. Nhưng một nguồn thu lớn đến từ việc tổ
16

chức các sự kiện, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho phụ nữ, bán hàng lưu

niệm hay cho thuê các “shop” trong khuôn viên resort.
- Resort tổng hợp (Mega resort hay resort complex): Loại hình resort này
thường thấy ở các cường quốc du lịch như Mỹ, Ý, Tây Ba Nha, Úc…Nổi
tiếng thế giới là ở Las Vegas, Palm spring, Hawai. Ở Việt Nam có khu nghỉ
dưỡng phức hợp trên đảo Tuần Châu. Đây là các cơ sở nghỉ dưỡng có quy
mô rất lớn. Họ có bãi biển dài gần cả km, khuôn viên rộng hàng chục hecta
với cảnh quan đẹp và những công viên chuyên đề. Mục đích của những
resort này là phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau thông qua các gói
dịch vụ khác nhau. Gói dịch vụ này được thiết kế từ các loại hình lưu trú,
ăn uống và dịch vụ giải trí đa dạng trong resort, thích hợp cho mọi túi tiền.
1.4.3 Theo tiêu chí môi trường
- Resort đã ứng dụng hệ thống quản lý môi trường: Trên thế giới, đó là
những khu nghỉ dưỡng được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14.000, hay
“Quản lý môi trường”. Các resort này được vận hành dưới sự hướng dẫn,
kiểm tra và đánh giá của hệ thống EMAS. Nếu làm đầy đủ nghĩa vụ theo
quy chế môi trường, các resort sẽ được gắn “Nhãn hiệu xanh” (Green
Label), ở châu Âu gọi là “Lá cờ xanh” (Green Flag), ở Bắc Âu gọi là “Ánh
sang miền Bắc (Nordic Light), ở Thái lan gọi là “Chiếc lá xanh” (Green
Leaf). Ở Việt Nam, các resort được xếp vào loại này khi tham gia đầy đủ
“Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Du lịch” được ban hành theo
quyết định 02/2003 vào ngày 29/07/2003. Cái lợi lớn nhất khi resort có
“nhãn hiệu” bảo vệ môi trường là sự hấp dẫn những du khách có khuynh
hướng thân thiện với môi trường ngày càng nhiều trên thế giới.
- Resort chưa ứng dụng hệ thống quản lý môi trường: Những khu nghỉ
dưỡng này chủ yếu vẫn còn hoạt động dưới hình thức truyền thống. Do vậy
chưa quan tâm đến khía cạnh môi trường trong hoạt động kinh doanh.
17

1.4.4 Theo đối tượng khách phục vụ
- Resort truyền thống: Là những khu nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu nghỉ

ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí bình thường của du khách.
- Resort có Casino: Là loại hình resort khách đến đây với mục đích chơi cờ
bạc là chính. Còn các sản phẩm lưu trú, ăn uống chỉ phục vụ việc ăn, nghỉ
của khách khi tạm ngừng việc đánh bài.
- Resort nằm trong quần thể di sản văn hóa: Khách đến với những khu
nghỉ dưỡng này chủ yếu là tham quan, nghiên cứu các sản phẩm văn hóa.
- Resort bệnh viện: Ngoài việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí, resort bệnh viện còn có các dịch vụ liên quan đến sức khỏe: trị
bệnh, điều dưỡng, sauna, thủy liệu kế, phẫu thuật thẩm mỹ…Có một số
khách đến đây để cai nghiện một tật nào đó (nghiện ma túy, nghiện thuốc
lá ). Nhưng cũng khách cứ mỗi năm đến đây một tuần, vừa để kiểm tra sức
khỏe tổng quát, vừa nghỉ dưỡng. Ngoài nhân viên phục vụ, một bộ phận
lớn lao động trong resort là những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
- Resort ẩn lánh: Là những khu nghỉ dưỡng nằm ở rất xa thành phố trong
một vùng địa lý đặc thù. Đối tượng khách là những người cần xa lánh gia
đình, công việc một thời gian để xả stress, để suy nghĩ cho một quyết định
quan trọng hay chỉ đơn giản là tạm lãng quên thực tại. Loại khách này rất
thích vườn cảnh, trang viên, các môn thể thao như cưỡi ngựa, bơi thuyền.
Đặc biệt các buổi tập Yoga, thiền định luôn có sức hấp dẫn vì giúp họ củng
cố tinh thần. Vì nằm ở quá xa khu dân cư nên khách không có bất kỳ sự lựa
chọn nào khác ngoài chế độ “Full Board” (phục vụ 4 bữa ăn trong ngày)
mà resort cung cấp.
- Resort ẩm thực: Là loại hình resort tận dụng lợi thế của sản vật địa
phương, đẩy mạnh việc kinh doanh ăn uống trong resort. Nhà hàng đã tự
xây dựng thực đơn hay những món ăn hoàn toàn khác lạ, mới mẻ mà
không nơi đâu có được. Hay cũng món ăn quen thuộc, chuyên gia đầu bếp
lại chế biến theo một hương vị và cách trình bày riêng. Trong các khu nghỉ
18

dưỡng này, doanh thu đến từ các sản phẩm ẩm thực rất lớn, khoảng 30-

40% tổng doanh thu.
1.4.5 Theo thời gian hoạt động
- Resort chỉ hoạt động vào cuối tuần và ngày lễ lớn: Phần lớn là các khu
nghỉ dưỡng này mang tính cách gia đình hay của một cộng đồng dân cư
nhỏ. Khi khách có điều kiện về thời gian, họ tự đến đây để nghỉ ngơi, ăn
uống và tổ chức các hoạt động giải trí. Khi về, khu resort lại đóng cửa,
không đặt vấn đề kinh doanh sinh lợi.
- Resort mùa hè: Là những khu nghỉ dưỡng chỉ hoạt động vào các tháng
mùa hè và tháng đầu của mùa thu. Còn lại các mùa khác hoạt động kiểu
duy trì hoặc thậm chí đóng cửa.
- Resort mùa đông: Những khu nghỉ dưỡng này chỉ phục vụ vào mùa đông
khi có tuyết, hấp dẫn khách bởi các loại hình thể thao liên quan đến tuyết.
Và đương nhiên nó sẽ tạm dừng hoạt động khi tuyết không còn đầy. Ngày
nay với sự ra đời của máy phun tuyết nhân tạo, đã cho phép resort mùa
đông kéo dài thời gian hoạt động thêm một tháng vào mùa xuân. Nhưng
đến khi nhiệt độ cao lên nữa, sẽ không thể duy trì được tuyết nhân tạo, các
resort này lại hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa chờ mùa đông năm sau.
- Resort hoạt động toàn thời gian: Đó là trường hợp của các khu nghỉ
dưỡng nằm trong miền khí hậu nhiệt đới, với khí hậu ấm áp quanh năm.
Mặc dù đặc trưng của miền nhiệt đới là mùa mưa kéo dài nhưng nhờ có các
hoạt động trong nhà nên hạn chế ảnh hưởng của mưa rất nhiều. Hệ thống
mái che tốt trong resort sẽ giúp duy trì liên tục các hoạt động ngoài trời.
1.5 Vai trò của kinh doanh Resort
1.5.1 Về mặt kinh tế
Kinh doanh resort đóng góp vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân, góp
phần tăng GDP cho các vùng và quốc gia có hoạt động kinh doanh resort. Thông
qua phát triển hoạt động kinh doanh resort, người dân từ các vùng và quốc gia
19

khác sẽ mang tiền đến chi tiêu tại điểm du lịch. Thêm vào đó, các dịch vụ trong

resort mang tính hoàn hảo tương xứng mức giá cao nên khoản chi tiêu của du
khách tại resort thường lớn. Như vậy có sự phân phối lại quỹ tiêu dùng từ vùng
này sang vùng khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Dẫn đến việc phân phối
lại quỹ tiêu dùng trong nền kinh tế quốc dân. Theo cách này, kinh doanh resort
góp phần làm tăng GDP cho các vùng và quốc gia phát triển nó.
Kinh doanh resort mang lại sự giàu có cho những vùng chậm phát triển, có
nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng nhưng không phù hợp với phát triển công,
nông nghiệp. Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ là 3 yếu tố cấu thành nền kinh
tế. Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế
giới hiện nay là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản
phẩm xã hội. Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du
lịch, đặc biệt là kinh doanh resort đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn hẳn so với
ngành công và nông nghiệp. Vốn đầu tư vào resort ít hơn so với ngành công
nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật
không phức tạp. So với ngành nông nghiệp, kinh doanh resort không quá bị phụ
thuộc vào thiên nhiên và diễn biến thời tiết.
Kinh doanh resort tiêu thụ một khối lượng lớn các sản phẩm của các ngành
khác. Điển hình như công nghiệp nặng (máy móc thiết bị trong resort), công
nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, ngân
hàng, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ. Vì vậy phát triển kinh doanh resort
cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích các ngành khác phát triển theo. Trong đó
bao gồm cả việc khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng cho các điểm du lịch.
Kinh doanh resort là một trong những lĩnh vực kinh tế dẫn đầu trong việc
thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, huy động được vốn nhàn rỗi trong
nhân dân. Bởi lẽ đây là ngành giúp đem lại hiệu quả của vốn đầu tư cao. Việt
Nam cho đến nay đã thu hút một lượng vốn đầu tư lớn của các tập đoàn kinh
doanh trên thế giới vào lĩnh vực kinh doanh resort. Đặc biệt là các dự án xây
dựng resort có thứ hạng cao ở các trung tâm du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng,
20


Mũi Né…Có thể liệt kê những thương hiệu resort khá nổi tiếng như Furama, Nam
Hải (Đà Nẵng), Ana Mandara, Six Senses Hideaway (Nha Trang), Blue Ocean,
Sea Horse, Victoria (Mũi Né, Phan Thiết)…
1.5.2 Về mặt xã hội
Resort cung cấp những dịch vụ hoàn hảo, thỏa mãn tối đa kì nghỉ cho
khách du lịch. Do vậy, kinh doanh resort góp phần phục hồi và tái tạo sức lao
động của người dân sau quá trình nghỉ dưỡng. Hơn nữa, thông qua việc thỏa mãn
nhu cầu lưu trú, ẩm thực, vui chơi giải trí và chăm sóc sức khỏe, resort đã góp
phần nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho người dân.
Kinh doanh resort luôn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối
cao. Vì lẽ đó, phát triển hoạt động kinh doanh resort sẽ góp phần giải quyết một
khối lượng lớn công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là dân địa phương.
Kinh doanh resort tăng cường sự phát triển, giao lưu giữa các quốc gia và
các dân tộc trên thế giới về nhiều phương diện khác nhau. Các khu nghỉ dưỡng
lớn thường xuyên tiến hành các hội nghị theo chuyên đề, tổ chức nhiều hoạt động
văn hóa như: thi hoa hậu, hòa nhạc, triển lãm nghệ thuật…Thông qua các hoạt
động này, người dân các nước, các dân tộc gặp nhau để làm quen và giao lưu văn
hóa. Khi nghiên cứu về resort, hai nhà du lịch học người Úc- Ernst và Young đã
nhận thấy rằng “Resort trước tiên là cung cấp sản phẩm lưu trú, ăn uống, vui chơi
giải trí và điều dưỡng. Nhưng gần đây lại đóng một vai trò mới. Đó là tạo cơ hội
cho các khách gặp nhau tình cờ lại kết thân với nhau, nối mạng xã hội”.
1.5.3 Về mặt môi trường
Sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh resort luôn gắn liền với
môi trường (tự nhiên và xã hội) nơi cơ sở đứng chân. Do vậy, nếu phát triển
resort ồ ạt sẽ là một hiểm họa đối với môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường
ven biển. Và lẽ tất nhiên, môi trường trở nên xấu đi, khách du lịch sẽ ít đến hơn
và cả xã hội đều bị mất mát. Vấn đề đặt ra là, các nhà quản lý resort phải luôn ý
thức rõ tầm quan trọng của môi trường để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến
môi trường.
21


Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững về môi trường của kinh doanh
resort được phản ánh thông qua:
Một là, mức độ tiết kiệm và khả năng quản lý tiêu thụ năng lượng điện hiệu
quả. Trong resort, năng lượng chủ yếu được sử dụng dưới dạng điện năng hoặc
nhiệt năng thông qua nhiên liệu để thắp sáng, làm lạnh, vận hành các thiết bị và
đun nước nóng. Lượng năng lượng tiêu thụ trong các resort thường rất lớn. Có
nhiều thiết bị sử dụng và tiêu hao nhiều năng lượng như: máy điều hòa nhiệt độ,
thiết bị chiếu sáng, thang máy, kho lạnh…Một số trang thiết bị sử dụng nhiên liệu
để hoạt động như: lò hơi, bếp than, xe ô tô…Việc tiêu thụ năng lượng ngày càng
có xu hướng tăng lên trong resort gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn tài
nguyên và tác động xấu tới môi trường. Do đó, sử dụng tiết kiệm điện và nguồn
tiêu thụ năng lượng chính là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.
Hai là, mức độ tiết kiệm và khả năng quản lý sử dụng nước. Bên cạnh năng
lượng, lượng nước tiêu thụ và lượng nước thải ra từ resort là rất lớn, gây tác động
đến môi trường ở hai khía cạnh: khối lượng nước sạch cần được cung cấp và vấn
đề nước thải. Do vậy việc sử dụng không hiệu quả nước cấp sẽ gây lãng phí tài
nguyên, góp phần gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường. Lượng nước thải từ
resort có chứa nhiều chất có hại cho môi trường, nhất là các hóa chất dùng để tẩy
rửa. Nếu không qua xử lý, lượng nước thải này có thể được xả trực tiếp ra cống
thoát nước, rồi ra sông và biển. Vì thế, sử dụng nước tiết kiệm và giảm lượng
nước thải độc hại cũng chính là giảm thiểu tác hại đến môi trường trong kinh
doanh resort.
Ba là, mức độ xử lý chất thải. Rác thải ảnh hưởng rất lớn đến môi trường vì
rác thải bao gồm nhiều loại và rất khó xử lý theo hướng có lợi cho môi trường.
Hàng ngày, với sự đa dạng về quy mô và loại hình dịch vụ, mỗi resort liên tục
thải ra khối lượng lớn những chất thải cứng và độc hại. Nếu không có biện pháp
xử lý hữu hiệu, rác sẽ được thải ra sông và biển, theo dòng hải lưu mang lên bờ,
phá vỡ vẻ đẹp của cảnh quan môi trường. Nguồn nước ngầm cũng có nguy cơ bị
ô nhiễm từ các hầm rác thải. Do vậy các resort cần thiết phải áp dụng các biện

22

pháp quản lý nhằm tái sử dụng và xử lý rác thải từ hoạt động kinh doanh của
mình. Điều đó không chỉ góp phần giảm tác động xấu đến môi trường mà còn
đem lại lợi ích nhiều mặt cho resort, giúp resort phát triển bền vững.
Câu hỏi ôn tập chủ đề 1
1. Hãy chỉ sự thay đổi trong các quan niệm về khái niệm của resort và đưa ra
khái niệm đầy đủ nhất hiện nay.
2. Nêu và phân tích những đặc điểm của resort?
3. Nêu các tiêu chí giúp phân loại resort? Phân tích đặc điểm của resort theo tiêu
chí anh (chị) cho là phổ biến nhất.
4. Làm rõ những điểm giống và khác nhau giữa hai loại hình lưu trú cao cấp:
khách sạn và resort?
5. Phân tích quá trình hình thành và phát triển của resort trên thế giới và ở Việt
Nam. Từ đó, anh (chị) hãy nêu ra những xu hướng phát triển chính của loại
hình nghỉ dưỡng này.
6. Kinh doanh resort là gì?
7. Nêu và phân tích những đặc điểm của kinh doanh resort. Liên hệ tình hình
thực tiễn ở Việt Nam.
8. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển hoạt động kinh doanh resort trên thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng?
9. Hãy nêu và phân tích các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững về môi
trường của kinh doanh resort? Nếu là một nhà quản lý resort, anh (chị) có
những biện pháp gì để bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh của
mình?






×