TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
BÀI 1
ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
Imran Ali
1,2 *
, Kashif Ur Rehman
1
, Syed Irshad Ali
3
, Jamil Yousaf
3
và Maria
Zia
2
Danh sách nhóm 2:
1. Nguyễn Hồng Hà
2. Phạm Chí Dũng Thiện
TP.HCM 12/2013
1
Mục lục
1.GIỚI THIỆU 4
2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT 6
2.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và cam kết với tổ chức của nhân viên 7
2.2 Trách nhiệm xã hội của công ty, cam kết của nhân viên và hiệu quả hoạt động của
tổ chức 8
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Mẫu và chọn mẫu 10
3.2 Đo lường và phương pháp đo lường 11
3.2.1 Biến phụ thuộc 11
3.2.2 Biến độc lập 11
3.2.3 Phân tích dữ liệu 12
4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12
5.KẾT LUẬN 13
6.TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
2
ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
Imran Ali
1,2 *
, Kashif Ur Rehman
1
, Syed Irshad Ali
3
, Jamil Yousaf
3
và Maria
Zia
2
1
QRA Đại học Islamabad, Pakistan.
2
COMSATS Viện Công nghệ Thông tin, Lahore, Pakistan.
3
Trung tâm nghiên cứu Kỹ thuật, Islamabad, Pakistan.
Được chấp nhận ngày 26 Tháng 8 năm 2010
Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) phần lớn mô tả ảnh
hưởng của nó trên hoạt động tài chính của công ty hoặc hành vi của người tiêu
dùng đối với trách nhiệm xã hội. Ít nghiên cứu tập trung vào quan điểm của người
lao động đối với trách nhiệm xã hội. Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng nhiều
mặt của CSR đến cam kết với tổ chức của người lao động và hiệu quả hoạt động
của tổ chức. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thăm dò, dữ liệu sơ cấp được thu
thập từ 371 chuyên gia làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của Pakistan.
Nghiên cứu sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để kiểm tra các giả
thuyết. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực đáng kể giữa CSR đến cam kết
với tổ chức của người lao động, CRS và hiệu quả hoạt động của tổ chức, cam kết
của nhân viên và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Nghiên cứu thảo luận về ý nghĩa
quan trọng liên quan đến việc sử dụng CSR để tăng cường nỗ lực tổ chức của
người lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
3
Từ khóa: Trách nhiệm công xã hội, sự hài lòng công việc của nhân viên,
cam kết của tổ chức, Pakistan.
1. GIỚI THIỆU
Khái niệm sự tăng thêm sự thịnh vượng của công ty hiện đang dần biến mất
bởi khái niệm rộng hơn về sự thành công của tổ chức. Ngày nay, vấn đề quan
trọng nhất đối với công ty là phát triển bền vững, đặc biệt là trong thời kỳ suy
thoái kinh tế toàn cầu. Nghiên cứu gần đây về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
(CSR) đã nhấn mạnh việc các công ty phân bổ nguồn lực đáng kể cho lợi ích của
cộng đồng. Các nhà nghiên cứu đang tư vấn cho các công ty để xem xét số tiền chi
cho CSR như một việc đầu tư hơn là chi phí. Công ty cũng đã nhận ra nhiều mặt
lợi ích của CSR và đang rất quan tâm đến việc kết hợp nó trong tất cả các lĩnh vực
của chiến lược kinh doanh. Công ty đang sử dụng CSR để tăng cường mối quan hệ
với các bên liên quan khác nhau bao gồm khách hàng, nhà đầu tư, chính phủ, các
nhà cung cấp và nhân viên. Các mối quan hệ được tăng cường đảm bảo cho việc
các công ty giảm thiểu mâu thuẫn với các bên liên quan và cũng cố thêm lòng
trung thành từ họ.
Phần lớn các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp xoay quanh
hiệu suất tài chính, hành vi tiêu dùng và ảnh hưởng của nó đến môi trường kinh
doanh; ví dụ Alexander và Buchholz (1978), Cochran và Wood, (1984); Stanwick
và Stanwick, (1998) ; McWilliams và Siegel, (2001 ) và Arx và Ziegler, (2008) đã
nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hoạt động tài chính của công
ty. Có nhiều nghiên cứu đã hỗ trợ cho hiệu quả tác động tích cực của trách nhiệm
xã hội đến hành vi người tiêu dùng bao gồm Brinkman và Peattie (2008) và Ali et
al. (2010). Heslin và Achoa (2008) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược
của trách nhiệm xã hội cho sự thành công của công ty. Tuy nhiên, cho đến nay, ít
nghiên cứu tập trung vào nhận thức của người lao động đối với trách nhiệm xã hội
4
và ảnh hưởng của nó đối với cam kết với tổ chức của họ. Mặt khác các công ty
cũng đang đau đầu về việc thay đổi nhân viên, nhân viên vắng mặt và nhân viên
không có nhiều động lực đối với công việc và tổ chức. Các nhà nghiên cứu về
hành vi của nhân viên và trách nhiệm xã hội của công ty đề nghị sử dụng CSR để
xây dựng mối liên kết mạnh mẽ của nhân viên với công ty, để có nhân viên tốt và
hiệu quả hoạt động của tố chức tốt hơn. Các nghiên cứu cũng đã xác nhận về tác
động tích cực của cam kết người lao động và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Cam
kết của nhân viên được coi là yếu tố thành công quan trọng cho bất kỳ tổ chức.
Phát triển các mối quan hệ tốt giữa tổ chức với nhân viên là sử dụng trách
nhiệm xã hội cảu doanh nghiệp (CSR) như một công cụ chiến lược. Trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp đang được sử dụng bởi các tổ chức hàng đầu để xây dựng
mối liên kết tốt không chỉ với các bên liên quan ở bên ngoài mà còn trong nội bộ
ví dụ như nhân viên.
Nghiên cứu này đề cập đến vấn đề bằng cách phân tích sự ảnh hưởng của
trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với cam kết của nhân viên và hiệu quả hoạt
động của tố chức. Các câu hỏi nghiên cứu sau đây là trọng tâm của nghiên cứu này
:
1. Nhân viên đón nhận các các hoạt động CSR tiến hành bởi doanh nghiệp
như thế nào?
2. Điều gì ảnh hưởng đến các hoạt động CSR với cam kết của nhân viên?
3. Hiệu quả của CSR đến cam kết nhân viên thuộc tổ chức và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp như thế nào?
Các phần tiếp theo thảo luận về cơ sở lý thuyết, phát triển các giả thuyết, mô
hình lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, kết quả và các cuộc thảo luận và cuối
cùng là kết luận của nghiên cứu với những phát hiện quan trọng và có ý nghĩa thiết
thực cho các nhà nghiên cứu và những người ra quyết định.
5
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT
Điểm khởi đầu của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của tổ chức có thể
được bắt nguồn từ năm 1953 khi Tòa án Tối cao New Jersey cho phép Công ty
Standard Oil ủng hộ tiền cho Đại học Princeton như một hoạt động từ thiện. Quyết
định này đã được đưa ra chống lại vụ kiện bởi một trong những cổ đông của công
ty Standard Oil, vì họ tin rằng điều này sẽ làm giảm sự giàu có của các cổ đông.
Các định nghĩa của CSR rất đa dạng, nghiên cứu này dựa theo định nghĩa của
Mohr và các cộng sự (2001) trong đó mô tả trách nhiệm xã hội như là một cam kết
của công ty để giảm thiểu hoặc loại bỏ bất kỳ ảnh hưởng có hại và tối đa hóa tác
động có lợi lâu dài của nó đối với xã hội.
Khái niệm về trách nhiệm xã hội bước đầu đã được ủng hộ bởi Beyer
(1972) và Drucker (1974) bởi việc cho rằng các công ty nên làm các hoạt động xã
hội vì lợi ích của cộng đồng và lợi ích công ty. Có ý kiến cho rằng các công ty
đang kiếm được lợi nhuận rất lớn từ cộng đồng và hủy hoại tài nguyên, do đó họ
nên đóng góp cho sự bảo vệ bền vững môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nâng
cao tinh thần của xã hội của mình. Freeman (1970) phản đối ý tưởng của trách
nhiệm xã hội bằng cách cho rằng các công ty không muốn các hoạt động xã hội vì
không có kiến thức chuyên môn trong việc này, do đó tốt hơn là họ nên sản xuất
các sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng tuân theo các quy tắc và quy định
của pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhiều nhà nghiên
cứu bao gồm Sturdivant và Ginter (1977); Stanwick và Stanwick (1998);
Fombrun, Gardberg, và Sever (2000); Maignan và Ferrel (2001); Bromley,
(2002) ; Kashyap, Mir, và Iyer (2006) ủng hộ các khái niệm về trách nhiệm xã hội
của công ty và thừa nhận rằng hành động của các doanh nghiệp phải được thông
báo cho các kênh thông tin của người tiêu dùng, cộng đồng, đối thủ cạnh tranh và
chính phủ. Nhiều nghiên cứu và các tiến bộ được đưa đến cho doanh nghiệp, bao
6
gồm cả các hiệu ứng đa dạng của nó trên các tập đoàn, các phương pháp báo cáo
CSR. Nghiên cứu về CSR bao gồm Sturdivant và Ginter (1977) ; Churchill và
Surprenant (1982) ; McWilliams và Siegel ( 1995); Porter và Van der Linde
( 1995); Hart ( 1995), Thẩm phán và Douglas (1998) ; Klassen và McLaughlin
( 1996) ; Stanwick và Stanwick (1998) ; Fombrun et al. (2000) ; Maignan và Ferrel
(2001); Bromley, ( 2002), Hart và các cộng sự. (2003); Paine (2003); Kashyap et
al. (2006) Guo, Sun, và Li (2009 ) và Ali et al. (2010) nhấn mạnh tầm quan trọng
của trách nhiệm xã hội đối với sự hài lòng và sự duy trì của các bên liên quan khác
nhau và hoạt động bền vững của doanh nghiệp. Những nghiên cứu này đã được
tiến hành trong những bối cảnh khác nhau bao gồm cả trách nhiệm xã hội và hoạt
động tài chính, hành vi tiêu dùng và hành vi của nhân viên.
2.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và cam kết với tổ chức của nhân viên
Có rất nhiều nghiên cứu sẵn có dựa trên ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội
của công ty đối với tổ chức với cam kết của nhân viên. Nghiên cứu cho rằng trách
nhiệm xã hội làm tăng mức độ cam kết của nhân viên với tổ chức, do việc thực
hiện CSR cũng bao gồm các hoạt động liên quan đến phúc lợi của nhân viên và
của gia đình của họ. Nhiều nghiên cứu khác như là Moskowitz (1972); Turban và
Greening (1996); Albinger và Freeman (2000), Greening và Turban (2000);
Backhuas et al. (2002); Peterson (2004); Dawkins (2004) cho rằng sự đóng góp xã
hội của doanh nghiệp thu hút thúc đẩy các nhân viên tiềm năng và cải thiện mức
độ cam kết của các nhân viên hiện tại. Brammer et al. (2007) ghi nhận rằng CSR
tăng cam kết với tổ chức của nhân viên. Sharma et al. (2009) thảo luận về vai trò
của quản lý nhân sự như là yếu tố đóng góp đối với trách nhiệm xã hội. Scott
(2004) cho rằng sự đóng góp xã hội xây dựng doanh nghiệp có uy tín về mặt xã
hội tốt hơn giúp ích trong việc thu hút sinh viên mới tốt nghiệp. Do đó nghiên cứu
này tìm hiểu những ảnh hưởng của CSR đến cam kết với tổ chức của nhân viên
trong bối cảnh ở Pakistan.
7
2.2 Trách nhiệm xã hội của công ty, cam kết của nhân viên và hiệu quả hoạt
động của tổ chức
Các khái niệm về trách nhiệm xã hội được xem xét bởi các nhà nghiên cứu
với các biến số khác nhau bao gồm cả hiệu quả hoạt động của tổ chức, hành vi tiêu
dùng, hành vi của nhà đầu tư và hành vi của nhân viên. Hơn nữa, các nhà nghiên
cứu cũng tập trung vào ảnh hưởng CSR đối với các bên liên quan khác nhau.
Hình 1: CSR, cam kết của nhân viên và hiệu qua hoạt động
của tổ chức
Bảng 1. Phát triển các giả thuyết.
H1: Cam kết với tổ chức của nhân viên chịu ảnh hưởng tích cực bởi cấp cao
hơn trong các hoạt động trách nhiệm xã hội
8
Trách nhiệm xã
hội của doanh
nghiệp
Trách nhiệm xã
hội của doanh
nghiệp
Cam kết của
nhân viên
Cam kết của
nhân viên
Hiệu quả hoạt
động của tổ chức
Hiệu quả hoạt
động của tổ chức
H2: Hiệu quả hoạt động của tổ chức chịu ảnh hưởng tích cực bởi các mức độ
cao hơn trong các hoạt động trách nhiệm xã hội
H3 : Hiệu suất tổ chức chịu ảnh hưởng tích cực bởi cam kết với tổ chức của
nhân viên
Nghiên cứu này giới thiệu một mô hình kết hợp trách nhiệm xã hội, cam kết
với tổ chức của nhân viên và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Đây là một nghiên
cứu riêng biệt trong việc nó kết hợp các biến trong một mô hình, các mô hình lý
thuyết của nghiên cứu được trình bày trong hình 1. Các nghiên cứu đã chứng minh
rằng CSR hỗ trợ cam kết với tổ chức của nhân viên, nhưng không nhiều như sự
hài lòng công việc của họ, những việc làm tốt của các công ty thúc đẩy nhân viên
thảo luận với những người khác bên ngoài tổ chức, và cảm thấy một cảm giác
mạnh mẽ của việc họ thuộc về tổ chức ( Stawiski et al. 2010 ). Stawiski et al.
(2010) đề xuất rằng để mang lại lợi ích tối đa của CSR, nhân viên nên tham gia
vào việc ra quyết định liên quan đến những hành động cần được thực hiện có liên
quan đến môi trường, cộng đồng, chính bản thân nhân viên và những việc tương tự
như vậy. Càng nhiều nhân viên được ảnh hưởng bởi hoạt động trách nhiệm xã hội,
cam kết với tổ chức của họ càng cao, và do đó nó sẽ nâng cao năng suất làm việc.
Nếu phần lớn các nhân viên cam kết với tổ chức và thực hiện ở mức độ cao hơn,
chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất của tổ chức. Hơn nữa, trách
nhiệm xã hội có tác động tích cực đến hiệu suất hoạt động của tổ chức bằng cách
xây dựng một hình ảnh tích cực của công ty với các bên liên quan khác bao gồm
khách hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, chính phủ, mang lại kết quả là những phán
quyết có lợi của các bên liên quan đối với công ty. Những danh tiếng về “Việc làm
tốt” cũng tạo được nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, và một lần nữa, ảnh
hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Mối liên hệ giữa trách nhiệm
xã hội và cam kết của nhân viên, trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của tổ
chức và tổ chức cam kết và hiệu quả hoạt động của tổ chức đã được nghiên cứu
9
bởi nhiều nhà nghiên cứu trong các nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu này điều
tra các mối quan hệ trong một mô hình lý thuyết.
Các giả thuyết trong Bảng 1 có thể được phát triển trên cơ sở thảo luận lý thuyết
trước đó.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mẫu và chọn mẫu
Nghiên cứu này được tiến hành để phân tích ảnh hưởng của các hoạt động
trách nhiệm xã hội trong việc phát triển cam kết với tổ chức của nhân viên và hiệu
quả hoạt động của công ty. Đây là một nghiên cứu khảo sát dựa trên dữ liệu sơ
cấp. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ những công việc trong các tổ chức khác
nhau. Đối tượng lấy mẫu là nhân viên làm việc trong các tổ chức khác nhau trong
các khu vực khác nhau có những hoạt động CSR ở Pakistan. Một mẫu gồm 500
nhân viên và quá trình thu thập bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện bởi nhóm
nghiên cứu. Tổng cộng có 371 phiếu điều tra có thể sử dụng được, tỷ lệ đáp ứng là
63%. Kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện được sử dụng để chọn người khảo sát. Các mẫu
bao gồm từ cả hai giới và tầng lớp khác nhau, ngành nghề khác nhau, lứa tuổi,
ngành nghề để kết quả có thể được tổng quát. Cuộc điều tra được tiến hành trong
hai giai đoạn, trong giai đoạn đầu tiên, bảng câu hỏi được khảo sát giữa những
người trả lời. Trong giai đoạn thứ hai, bảng câu hỏi được thu thập từ các đối tượng
sau một thời gian hợp lý, một lời nhắc nhở cũng đã được thực hiện nhằm đảm bảo
việc tối đa những hồi đáp.
10
3.2 Đo lường và phương pháp đo lường
3.2.1 Biến phụ thuộc
Có hai biến phụ thuộc trong nghiên cứu này, trước hết là cam kết với tổ
chức của nhân viên bởi vì nghiên cứu này phân tích những ảnh hưởng có động lực
của CSR đến việc cam kết với tổ chức của nhân viên. Thứ hai, hiệu quả hoạt động
của tổ chức cũng là biến phụ thuộc quan trọng trong nghiên cứu này, do nghiên
cứu này cũng điều tra ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội và cam kết với
tổ chức của người lao động đối với cam kết của tổ chức. Công cụ để đo lường cam
kết với tổ chức của người lao động được áp dụng từ Mowday et al. (1979, 1982).
Thang đo này cũng được sử dụng bởi Huselid and Day ( 1991) và Türker (2008).
Phương pháp sửa đổi có 9 khải niệm giải quyết các khía cạnh khác nhau của việc
cam kết của tổ chức và được đo trên thang đo Likert 5 điểm (1 là rất không đồng ý
và 5 là hoàn toàn đồng ý). Biến phụ thuộc thứ hai trong nghiên cứu này là hiệu quả
hoạt động của tổ chức, được đo trên thang đo Likert 5 điểm (1 là rất không đồng ý
và 5 là hoàn toàn đồng ý). Các công cụ (instrument) có 3 item, item đầu tiên liên
quan đến việc tăng/giảm thị phần so với năm trước, item thứ hai có liên quan với
sự thay đổi tích cực/tiêu cực trong hoạt động tổng thể của công ty so với đối thủ
cạnh tranh của mình và item thứ ba cuối cùng là về mức tăng/giảm hoàn vốn đầu
tư, tài sản, tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận. Thang đo này được
thông qua từ Deshpande et al. ( Năm 1993 ) ; Jaworski và Kohli (1993), và Samiee
và Roth ( 1992).
3.2.2 Biến độc lập
Nghiên cứu này xem xét các ảnh hưởng tích cực của CSR vào sự cam kết của
nhân viên trong tổ chức và hiệu quả hoạt động của tổ chức, do đó các biến độc lập
trong nghiên cứu này là trách nhiệm xã hội CSR của công ty, cam kết của nhân
viên và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Lý thuyết được xây dựng từ những nghiên
trước đó đã cung cấp một số khái niệm để đo lường sự đóng góp xã hội, ví dụ
nghiên cứu của Carroll (1979); Wood và Jones (1995); Maignan và Farrell (2000),
11
và Trucker (2006). Các biến đo lường nhận thức của người lao động đối với trách
nhiệm xã hội của công ty được lấy từ nghiên cứu của Turker (2006). 17 biến quan
sát và kết hợp gần như mọi khía cạnh của xã hội bao gồm cả trách nhiệm xã hội và
các bên liên quan, kể cả nhân viên, khách hàng, và chính phủ. Các biến được đo
lường bằng thang đo Likert 5 điểm (1 Rất không đồng ý và 5 cho toàn đồng ý)
3.2.3 Phân tích dữ liệu
Các dữ liệu thu thập ban đầu được đưa vào phần mềm SPSS và thực hiện
chuyển đổi các biến để có thể sử dụng cho AMOS. Mô hình được sử dụng để phân
tích dữ liệu và kiểm tra giả thiết. Mô hình là một công cụ quan trọng liên quan đến
việc xác định các thay đổi và phát triển của các mô hình lý thuyết. Giả thuyết này
sau đó được đóng khung dựa trên mô hình lý thuyết. Số liệu sơ cấp được thu thập
thông qua bảng câu hỏi khảo sát và giả thuyết được kiểm tra trên cơ sở các dữ liệu
thu thập được.
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nghiên cứu này được thực hiện để điều tra ảnh hưởng của CSR đến tổ chức,
cam kết của nhân viên với tổ chức và hoạt động của tổ chức. Mối tương quan được
thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2 cho thấy mối tương quan thuận giữa CSR và cam
kết của nhân viên với tổ chức và hoạt động của tổ chức. Việc phân tích các dữ liệu
được thể hiện trong Bảng 3 và mô hình cấu trúc được trình bày trong hình 2. Bảng
3 cho thấy kết quả rất đáng khích lệ. Giả thuyết sẽ được chấp nhận nếu giá trị P ít
hơn 0,05. Tất cả ba giá trị của P trong Bảng 3 đều thấp hơn so với 0,05 do đó
chúng ta chấp nhận các giả thuyết H1, H2 và H3. H1 đề cập tới mối quan hệ tích
cực giữa CSR và cam kết với tổ chức của người lao động. H2 cũng nói rằng trách
nhiệm xã hội đang có ảnh hưởng tích cực đến tổ chức, điều này cũng đã được xác
nhận bởi Bảng 3. Cuối cùng, H3 mô tả mối quan hệ tích cực giữa cam kết của các
nhân viên với tổ chức, Bảng 3 cũng xác minh điều này. Các mô hình của nghiên
cứu này được chấp nhận với xác suất = 0182. Hình 2 mô tả bản chất của mối quan
hệ giữa cả ba biến trong mô hình phương trình cấu trúc (SEM).
12
Kết quả phân tích với độ tin cậy cao 0,957 giá trị tin cậy của tất cả 33 hạng
mục thông qua hệ số Cronbach Anpha. Các kết quả của nghiên cứu này là rất đáng
khích lệ và cũng được hỗ trợ bởi các nghiên cứu trước đó ví dụ; Meyer et al.
(2002), Bentley (2006) và Brammer et al. (2007) cho rằng đóng góp của CSR
hướng tới cam kết của nhân viên là lớn hơn như sự hài lòng của công việc.
Trucker (2008) nhận thấy trách nhiệm xã hội là những yếu tố dự báo tích cực của
cảm kết của nhân viên với tổ chức. Điều này cũng đã được xem xét trong trường
hợp của Pakistan cụ thể là trận động đất năm 2005, khi nhiều có công ty đã giúp
đỡ nhân viên ổn định cuộc sống sau trận động đất. Điều này đã thúc đẩy nhân viên
gắn bó với tổ chức và làm việc tích cực hơn. Sự kết hợp giữa CSR và hoạt động tài
chính của công ty cũng được hỗ trợ bởi nhiều nghiên cứu bao gồm, Alexander và
Buchholz (1978); Cochran và gỗ (1984); Waddock và Graves (1997); Stanwick và
Stanwick (1998); McWilliams và Siegel (2001); Arx và Ziegler (2008) và Rettab
et al. (2009).
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này được tiến hành để điều tra ảnh hưởng của nhận thức về trách
nhiệm xã hội của người lao động, cam kết gắn bó với tổ chức và hoạt động của tổ
chức. Đây là một nghiên cứu quan trọng cung cấp 1 cái nhìn sâu sắc hơn về hành
vi của người lao động liên quan đến trách nhiệm xã hội.
Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ trên là tích cực
13
Bảng 2. Mối tương quan.
CSR EOC OP
CSR Pearson correlation
Sig. (2-tailed)
N
1
371
-
-
-
-
-
-
EOC Pearson correlation
Sig. (2-tailed)
N
0.67
7(**)
.000
371
1
371
-
-
-
OP Pearson correlation
Sig. (2-tailed)
N
0.683(**)
.000
371
0.883(**)
.000
371
1
371
** Tương quan ý nghĩa ở mức 0.01(**)
Bảng 3. Trọng lượng hồi quy.
Giả thuyết Ước tính SE CR P Quyết định
H1 : Nhân viên cam kết với tổ chức - trách nhiệm xã hội
0,903 0,108 8,374 0,001 Chấp nhận
H2 : hiệu quả của tổ chức - trách nhiệm xã hội của tổ chức
0,181 0,078 2,321 0,020 Chấp nhận
H3 : hiệu quả của tổ chức - tổ chức cam kết của nhân viên
0,670 0,058 11,471 0,021 Chấp nhận
14
Hình 2. Mô hình phương trình cấu trúc.
Giữa CSR và cam kết của nhân viên với tổ chức, trách nhiệm xã hội và hoạt
động của tổ chức, và cam kết với tổ chức và hoạt động của tổ chức. Những phát
hiện này rất có ý nghĩa đối với các nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu. Nó mô tả
các tổ chức có thể tăng cường cam kết của nhân viên của họ thông qua sự tham gia
các hoạt động xã hội ví dụ, xác định nhu cầu của cộng đồng và thực hiện chúng,
làm việc cho môi trường tốt hơn, liên quan đến phúc lợi của nhân viên, sản xuất
sản phẩm chất lượng cho khách hàng và tuân thủ các quy tắc và quy định của
chính phủ và làm việc hợp pháp. Tất cả những hoạt động đáng kể và tích cực ảnh
hưởng đến cam kết của nhân viên với các tổ chức và nâng cao hiệu quả tổ chức.
Nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng để các nhà sản xuất quyết định
tham gia thiết kế các chính sách liên quan đến người lao động nhằm nâng cao tinh
thần đạo đức của họ và khuyến khích họ giữ trung thành, cam kết với tổ chức và
15
E1
Trách nhiệm xã
hội của doanh
nghiệp
Trách nhiệm xã
hội của doanh
nghiệp
Cam kết của
nhân viên
Cam kết của
nhân viên
Hiệu quả hoạt
động của tổ
chức
Hiệu quả hoạt
động của tổ
chức
.90
.42
.
67
8
.12
E2
nâng cao tinh thần hợp tác. Nó cũng cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho các
nhà nghiên cứu trong tương lai về chủ đề này.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Albinger HS, Freeman SJ (2000). Hoạt động xã hội của công ty và tìm kiếm
ứng viên phù hợp. J. Bus. Đạo đức : 28-243-253.
Alexander GJ, Buchholz RA (1978). Trách nhiệm xã hội và hoạt động thị
trường chứng khoán. ACAD. Quản lý. J. 21:179-486.
Ali I, Rehman KU, Yilmaz AK, Nazir S, Ali JF (2010). Ảnh hưởng của trách
nhiệm xã hội đến tiêu dùng trong ngành công nghiệp di động của Pakistan. AFR.
J. Bus. Manag., 4 (4) :475-485.
Arx tia cực tím, Ziegler A (2008). Những ảnh hưởng của CSR với cổ phần :
bằng chứng Mỹ và châu Âu. Báo kinh tế, Liên bang Thụy Sĩ Viện Công nghệ
Zurich.
Backhuas KB, Stone BA, Heiner K (2002). Khám phá mối quan hệ giữa trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp. Bus. Sóc., 41:292-318.
Bentley EG (2006). CSR và giữ nhân viên trong công ty New Zealand : một
nghiên cứu tư tiệu. tư liệu trích từ Cục Quản lý và Kinh doanh quốc tế, Đại học
lộn xộn, New Zealand.
Brammer S, Millington A, Rayton B (2007). Sự đóng góp trách nhiệm xã hội
sau cam kết của tổ chức. Int. J. Hum. Res. Manag. 18 (10) :1701-1719.
Brinkman J, Peattie K (2008). Nghiên cứu hành vi Người tiêu dùng: Tái định
hình cuộc tranh luận về tiêu thụ. Elec. J. Bus. Đạo đức Org. Stud., 13 (1) :22 -31.
Bromley DB (2002). So sánh danh tiếng của công ty : League tables, thương
số, tiêu chuẩn, hoặc trường hợp nghiên cứu? Corp Rep Rev 5:35-50.
Carroll AB (1979). Một mô hình ba chiều của hoạt động xã hội của công ty.
ACAD. Manag. Rev 4 (4) :495-505.
16
Churchill GA, Supranent C (1982). Một cuộc điều tra yếu tố quyết định sự hài
lòng của khách hàng. J. Mark. Res.19 :491 - 504.
Cochran PL, Wood RA (1984). Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và các hoạt
động tài chính. ACAD. Quản lý. J. 27 (1) : 42-56.
Dawkins J (2004). Quan điểm của công chúng về trách nhiệm của công ty.
Mori.
Deshpande R, Farley UJ, Webster EF (1993). Văn hóa doanh nghiệp, định
hướng khách hàng và đổi mới trong các công ty Nhật Bản : một phân tích quadrad.
J. Mark., 57:23-27.
Drucker PF (1974). Quản lý : nhiệm vụ, trách nhiệm, thực hành. New York,
Harper & Row.
Fomburn C, Gardberg N, Sever J (2000). Danh tiếng : biện pháp của công ty.
J. Brand Manag.,7:241 -255.
Green DW, Turban DB (2002). Hoạt động xã hội của công ty như một lợi thế
cạnh tranh trong việc thu hút lực lượng lao động chất lượng. Bus. Sociacal.
39:254-280.
Guo J, Sun L, Li X (2009). Đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty Trung
Quốc. Int. J. Bus. Manage. 4:54-57.
Hart SL (1995). Một quan điểm tài nguyên thiên nhiên dựa trên của công ty.
ACAD. của manage. Rev, 20:986-1014.
Hart SL, Mark B, Milstein L (2003). Tạo ra giá trị bền vững. ACAD. Quản lý.
Exec. 17:56-67.
Huselid M, day N (1991). Cam kết với tổ chức, tham gia công việc và doanh
thu: Một phân tích và phương pháp luận. J. Appl. Psych. 76 (3) :380-439.
Heslin PA, Achoa JD (2008). Sự hiểu biết và phát triển các trách nhiệm xã hội
của công ty. Org. 27 (2) : 125-144.
Jaworski B, Kohli A (1993). Định hướng thị trường, tiền đề và hậu quả. J.
Mark. 57:53-70.
17
Kashyap R, Mir R, Iyer E (2006). Hướng tới một phương pháp sư phạm đáp
ứng : liên kết trách nhiệm xã hội và hiệu suất trong lớp học. ACAD. manage.
study Educ., 5:366 - 376.
Klassen RD, McLaughilin CP (1996). Tác động của môi trường đến hoạt động
công ty. manage. Khoa học viễn tưởng. 42:1199-1214.
Maignan I, Farrell OC (2000). Doanh nghiệp ở hai nước : Trường hợp của
Hoa Kỳ và Pháp. J. Bus. 23 (3) :283-297.
Meyer JP, Stanley DJ, Herscovitch L, Topolnytsky L (2002). cam kết nội qui
tổ chức : phân tích của các tiền thân, tương quan và hậu quả. J. Vocat. Behav.,
61:20-52.
McWilliams A, Siegel D (2001). Công ty trách nhiệm: một lý thuyết về quan
điểm của doanh nghiệp. ACAD. Manag. Mục sư, 26 (1) :117-127.
Mohr LA, Webb DJ, Harris KE (2001). Người tiêu dùng mong đợi các công
ty phải có trách nhiệm xã hội ? Tác động của trách nhiệm xã hội trên hành vi mua
sắm. J. Fw. Aff., 35:45-72.
Moskowitz M (1972). Lựa chọn cổ phiếu có trách nhiệm xã hội. Bus, 1:71-75.
Mowday RT, Porter LW, dre RM (1982). tổ chức nhân viên
liên kết : tâm lý, vắng mặt và doanh thu. Academic Press, New York.
Mowday RT, Porter LW, lái RM (1979). Đo lường cam kết của tổ chức. J.
Vocat. Beh.,14:224 -247.
Paine LS (2003). Giá trị thay đổi : lý do tại sao các công ty phải hợp nhất xã
hội và tài chính để đạt được hiệu suất cao. McGraw Hill edu, New York.
Peterson DK (2004). Mối quan hệ giữa nhận thức về quyền nhân viên và cam
kết của tổ chức. Bus. Sóc., 43:296-319.
Porter ME, loại VL (1995). Greene và cạnh tranh : Kết thúc bế tắc, Harv. Bus.
Rev, 73:120-134.
Rettab B, AB Brik, Mellahi K (2009). Một nghiên cứu về nhận thức quản lý
tác động của trách nhiệm xã hội về hoạt động của tổ chức trong kinh tế đang nổi
lên : một trường hợp của Dubai. J. Bus, 89:317-390.
18
Samiee S, R Roth (1992). Ảnh hưởng của tiêu chuẩn tiếp thị toàn cầu về hiệu
suất. J. Mark., 56:1-17.
Stanwick PA, Stanwick SD (1998). Mối quan hệ giữa hoạt động doanh nghiệp
xã hội, mô hình tổ chức, hoạt động tài chính và hoạt động môi trường : một nghiên
cứu thực nghiệm. J. Bus. Đạo đức, 17 (2) :195-204.
Stawiski S, Deal JJ, Gentry W (2010). Nhân viên nhận thức về trách nhiệm xã
hội : các tác động đối với tổ chức của bạn. Xem lãnh đạo nhanh chóng, lãnh đạo
sáng tạo, Hoa Kỳ. Sharma S, Sharma J, Devi A (2009). trách nhiệm xã hội của
Công ty: vai trò quan trọng của quản lý nguồn nhân lực. Bus. Intell. J. 2 (1) :205-
215.
Turban DB, DW Green (1996). Hoạt động xã hội của công ty và sự hấp dẫn tổ
chức cho người lao động. ACAD. Quản lý. J., 40:685-672.
Türker, D. (2009). Làm thế nào để trách nhiệm xã hội ảnh hưởng đến cam kết
của tổ chức. J. Bus. Đạo đức, 89:189-204.
Waddock SA, SB Graves (1997). Các hoạt động xã hội của công ty - liên kết
hoạt động tài chính. War. Manag. J., 18 (4) :303-319.
Gỗ DJ, Jones RE (1995). Các bên liên quan không phối hợp : một vấn đề lý
thuyết trong nghiên cứu thực nghiệm về hoạt động xã hội của công ty. Int. J. Org.,
3 (3) :229-267.
19