Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

chất lượng và an toàn trong chuỗi tiếp thị các sản phầm trồng trọt truyền thống của châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 65 trang )


i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

Nhóm biên dịch : TS. Đỗ Lê Hữu Nam (chủ biên)
TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương
ThS. Bùi Trần Nữ Thanh Việt
ThS. Nguyễn Hồng Ngân
ThS. Phạm Hồng Ngọc Thùy

CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN TRONG CHUỖI TIẾP THỊ CÁC SẢN PHẦM
TRỒNG TRỌT TRUYỀN THỐNG CỦA CHÂU Á





Nha Trang, 03/ 2014

ii













CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN TRONG CHUỖI TIẾP THỊ CÁC SẢN PHẦM
TRỒNG TRỌT TRUYỀN THỐNG CỦA CHÂU Á


Andrew W.Shepherd
Ban quản lý nông nghiệp, tiếp thị và tài chính
Đơn vị hệ thống hỗ trợ nông nghiệp của FAO










QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP,
TIẾP THỊ VÀ TÀI CHÍNH,
TÀI LIỆU THƯỜNG KỲ
11

iii








TỔ CHỨC NÔNG LƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC, Rome, 2006

Tên gọi và hình thức trình bày các dữ liệu trong sản phẩm thông tin này không bao hàm
bất kỳ quan điểm nào của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc về mặt pháp lý hoặc tình
trạng phát triển của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ, thành phố hay khu vực hoặc về bất kỳ
giới cầm quyền nào tại khu vực đó, cũng không có liên quan đến việc phân định biên giới
hoặc ranh giới lãnh thổ nào.
Tài liệu được bảo vệ quyền tác giả. Hoàn toàn được phép nhân bản và phổ biến nội dung
của của ấn phẩm này để phục vụ cho các mục đích giáo dục hoặc phi thương mại khác mà
không cần sự cho phép trước bằng văn bản của chủ sở hữu quyền tác giả, nơi cung cấp
nguồn tài liệu. Nghiêm cấm nhân bản các nội dung trong sản phẩm thông tin này để bán
lại hoặc nhằm các mục đích thương mại khác mà không có sự cho phép bằng văn bản của
chủ sở hữu quyền tác giả. Đơn xin cấp phép phải được gửi đến các Trưởng Chi nhánh Hỗ
trợ và Chính sách xuất bản điện tử, Đơn vị Thông tin, FAO, Viale delle Terme di
Caracalla, 00100 Rome, Ý hoặc qua e-mail đến


© FAO, 2006











iv


MỤC LỤC
LỜI TỰA v
TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI CẢM ƠN vii
GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG 1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN
CÁC SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT 4
Các yếu tố trong quá trình sản xuất 5
Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 7
Đóng gói, vận chuyển và bảo quản 9
Giấm chín và sơ chế sản phẩm 11
Hoạt động tiếp thị ở cấp độ bán buôn và bán lẻ 12
CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ KÌM HÃM NGƯỜI NÔNG DÂN CUNG CẤP RAU
QUẢ CÓ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN 14
1. Các yếu tố liên quan đến thị trường 14
2 . Yếu tố kinh tế , tài chính và xã hội 18
3 . Thông tin và nhận thức 20
CHƯƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ HẠN CHẾ KHIẾN THƯƠNG NHÂN KHÔNG
CÓ KHẢ NĂNG CUNG CẤP CÁC LOẠI RAU QUẢ CHẤT LƯỢNG CAO VÀ AN
TOÀN 23
CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC MUA RAU QUẢ CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG 27
CHƯƠNG 5. CÁC TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
ĐỂ THÚC ĐẨY CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN 31
Các tiêu chuẩn, các quy định và tác động của chúng 31

Các chương trình quốc gia về chất lượng và an toàn 36
CHƯƠNG 6. TÓM TẮT, THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 40
Tóm tắt 40
Thảo luận 42
Khuyến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐỌC THÊM 55


v

LỜI TỰA

Tài liệu này đã được biên soạn dưới sự bảo trợ của chương trình của FAO về
“Nâng cao Chất lượng và An toàn Thực phẩm bằng cách Tăng cường Xử lý, Chế biến và
Tiếp thị trong Chuỗi Thực phẩm”. Tài liệu được lập trên cơ sở của tám nghiên cứu thực tế
điển hình do FAO ủy quyền thực hiện trong năm 2004. Tài liệu tập trung vào vấn đề làm
thế nào để nâng cao chất lượng và an toàn trong hệ thống tiếp thị truyền thống cho các sản
phẩm trồng trọt dạng tươi. Một tài liệu khác cùng nằm trong Chương trình này của FAO
đề cập tới các vấn đề liên quan đến chế biến rau quả.

Các chương trình khác của FAO chuyên tâm đến các vấn đề chất lượng và an toàn
từ quan điểm thiết lập tiêu chuẩn, phát triển thể chế, cải tiến sau thu hoạch, kiểm soát
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo. Tài liệu này là một
nỗ lực nhằm xem xét phân tích những gì thực sự xảy ra trong chuỗi cung ứng trồng trọt có
thể ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng, cũng như phân tích xem đâu là những hạn chế cần
đối mặt trong chuỗi cung ứng trên, và chúng có tác động bất lợi đến khả năng thực hiện
cải tiến như thế nào. Các biện pháp khuyến khích, nếu có, mà các hệ thống truyền thống
có thể cung cấp cho nông dân để họ thực hiện cải tiến kỹ thuật cũng được quan tâm lưu ý
đặc biệt. Nếu không có những khuyến khích này thì các hoạt động liên quan bao gồm đào
tạo, thiết lập tiêu chuẩn, vv… có lẽ chỉ có thể tạo ra tác động không đáng kể.


Tài liệu này hướng đến các chuyên viên của Bộ nông nghiệp, bao gồm cả cán bộ tư
vấn khuyến nông, những người đang làm việc để mở rộng hoạt động cải thiện an toàn và
chất lượng trong lĩnh vực trồng trọt. Hy vọng tài liệu này cũng sẽ nhận được sự quan tâm
của những người công tác tại các cơ quan quản lý, các thương gia và ban quản trị các chợ
bán buôn, những người rõ ràng cần phải cải thiện chất lượng và an toàn nếu muốn cạnh
tranh với các chuỗi cung ứng mới đang được các siêu thị phát triển; cũng như hướng tới
các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ (NGO) đang hoạt động nhằm cải thiện quá
trình tiếp thị sản phẩm trồng trọt cũng như để thúc đẩy hoạt động thực hành nông nghiệp
tốt.







vi

TỪ VIẾT TẮT

AFMA
HIỆP HỘI CÁC TỔ CHỨC MARKETING CHO THỰC PHẨM VÀ
NÔNG NGHIỆP Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
AGMARK
CHIẾN DỊCH HÀNH ĐỘNG NHẰM XẾP LOẠI VÀ MARKETING
CHO SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP (ẤN ĐỘ)
ASEAN
HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
DDT

DICHLORO-DIPHENYL-TRICHLOROETHANE
EUREPGAP
THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT THEO QUY ĐỊNH CỦA NHÓM
CÁC NHÀ BÁN LẺ SẢN PHẨM TẠI CHÂU ÂU
GAP
THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT
GMP
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT
HACCP
HỆ THỐNG PHÂN TÍCH MỐI NGUY VÀ KIỂM SOÁT ĐIỂM TỚI
HẠN
IFOAM
LIÊN MINH QUỐC TẾ HÀNH ĐỘNG VÌ NỀN NÔNG NGHIỆP HỮU

IPM
QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP
MRL
MỨC DƯ LƯỢNG TỐI ĐA
PRB
BAN ĐĂNG KÝ THUỐC TRỪ SÂU (MYANMAR)
SARS
BVTV

HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP NGHIÊM TRỌNG
BẢO VỆ THỰC VẬT











vii


LỜI CẢM ƠN

Những khảo sát thực tế phục vụ cho nghiên cứu này được thực hiện ở Ấn Độ bởi
G.H. Dhankar; ở Myanmar bởi Kyaw Myint; tại Nepal bởi Rajendra Pratap Singh; tại
Pakistan bởi Mohammed Iqbal; tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bởi Wei
Longbao; ở Philippines bởi Flordeliza Lantican và Elda Esguerra, tại Thái Lan bởi
Christopher Oates và ở Việt Nam bởi Phan Thị Giác Tâm. Xin phép bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc cho những ý kiến đóng góp cho dự thảo của tài liệu này từ các tác giả đã tiến hành
những nghiên cứu thực tế điển hình, cũng như từ Doyle Baker, Jean-Joseph Cadilhon,
Siobhan Casey, Roberto Cuevas, Carlos da Silva, Eva Galvez Nogales, Maya Pineiro,
Edward Seidler, và Harry van der Wulp.

Một bản dự thảo ban đầu đã được thảo luận tại Hội thảo của FAO / AFMA về Chất
lượng và An toàn trong Chuỗi tiếp thị các sản phẩm trồng trọt truyền thống của châu Á,
diễn ra tại Bangkok, từ ngày 7-10 tháng 11 năm 2005 và cuốn sách này cũng phản ánh
những thảo luận tại Hội thảo đó.
AWS










1


GIỚI THIỆU

Nghiên cứu này cố gắng hướng đến các chủ đề về an toàn và chất lượng thực phẩm
trong đó các loại rau quả được sản xuất nhằm cung cấp cho thị trường và phải trải qua
nhiều bước xử lý trong chuỗi tiếp thị
1
. Nghiên cứu xuất phát từ giả thuyết theo đó cách
thức tiếp cận truyền thống đối với vấn đề này tỏ ra không quá hiệu quả. Ví dụ, những
nghiên cứu và tài liệu hướng dẫn xử lý sau thu hoạch cho các sản phẩm trồng trọt đã
không mang lại cải thiện đáng kể cho việc áp dụng các kỹ thuật sau thu hoạch vào thị
trường nội địa ở các nước đang phát triển. Mặc dù FAO cũng như nhiều tổ chức khác ở
châu Á đã có nhiều can thiệp nhằm cung cấp các khóa tập huấn liên quan đến việc xử lý
sau thu hoạch, song mức độ áp dụng thực tế trong nhiều hệ thống tiếp thị truyền thống
vẫn hết sức nghèo nàn. Có thể ghi nhận một luận điểm tương tự cho trường hợp kiểm soát
an toàn thực phẩm, bao gồm các quy định về việc sử dụng thuốc BVTV và mức dư lượng
tối đa cho phép. Nông dân vẫn tiếp tục thực hành sử dụng thuốc BVTV không an toàn,
các loại thuốc BVTV bất hợp pháp vẫn tiếp tục được sử dụng, và thực phẩm có mức tồn
dư cao vẫn tiếp tục được bán ra. Hơn nữa, mặc dù đã nắm được những kiến thức cho thấy
sự nguy hiểm của ô nhiễm vi sinh vật, những thực hành không hợp vệ sinh vẫn còn trên
diện rộng, và các chính quyền địa phương lẫn trung ương vẫn tiếp tục cho phép các khu
chợ có cơ sở vật chất thiếu vệ sinh được tiếp tục hoạt động.

Trước khi thúc đẩy việc cải thiện mức độ an toàn và chất lượng thực phẩm, cần

phải xem xét các mặt hạn chế mà nông dân và thương nhân thường gặp phải trong khi tiến
hành những cải tiến này. Việc thiếu kiến thức cũng là một trong những hạn chế nhưng,
như sẽ được thảo luận về sau, có khi nông dân và thương nhân biết rõ những gì họ làm là
không đúng, hoặc thậm chí bất hợp pháp, song họ vẫn có thể tiếp tục làm như vậy. Tài
liệu này kết luận rằng hệ thống tiếp thị truyền thống hiện nay làm nông dân có rất ít động
lực hoặc ít khuyến khích trong việc cải thiện chất lượng và an toàn. Nếu không nhận được
bất cứ hỗ trợ nào, nông dân nghèo có rất ít cơ hội để tiến hành việc cải tiến. Quy định
pháp lý dường như cũng không phải một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề an toàn của sản
phẩm rau quả do nhà nước cấm thu phí giám sát mức độ tuân thủ các quy định trên.

Tài liệu này chủ yếu dựa vào tám nghiên cứu thực tế điển hình chưa được công bố
được thực hiện bởi FAO trong giai đoạn từ cuối năm 2004 đến đầu năm 2005. Các tài liệu
tham khảo tương ứng với tình huống cụ thể của mỗi quốc gia được lấy từ chính các
nghiên cứu trên, trừ khi có nhắc tới những tài liệu khác. Các tác giả được yêu cầu cung
cấp cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn tại quốc gia do
họ phụ trách, cũng như về các quy tắc và luật lệ liên quan đến vấn đề này và các cơ quan
thực thi các quy định nêu trên. Họ cũng được yêu cầu thực hiện nghiên cứu trên hai chuỗi
hoạt động trồng trọt cụ thể. Tại Ấn Độ, nghiên cứu được tiến hành trên xoài và cà chua,

1
Tất nhiên chất lượng và an toàn cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ người tiêu dùng và các công đoạn xử lý, bảo quản
và thực hành chế biến trong công nghiệp thực phẩm, nhưng những vấn đề này phần lớn nằm ngoài phạm vi của tài
liệu này. Để biết thêm thông tin về chủ đề này, xem Cuevas , R. 2004

2

trong khi nghiên cứu tại Myanmar lại thực hiện trên cà chua và nho. Nghiên cứu ở Nepal
xem xét các chuỗi cho cà chua và chuối; tại Pakistan là nghiên cứu trên chuỗi quýt và
xoài, và với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là chuỗi đào và đọt lúa hoang. Nghiên cứu tại
Philippines xem xét cho xoài và rau diếp trong khi các trường hợp nghiên cứu của Thái

Lan lại thực hiện trên quýt và bắp non / ngô bào tử. Cuối cùng, nghiên cứu ở Việt Nam
tiến hành xem xét cho chuỗi cho bắp cải và thanh long.

Chương 1 liệt kê ngắn gọn các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn,
bao gồm các yếu tố ở cấp độ trang trại cũng như yếu tố xuất hiện xuyên suốt chuỗi tiếp
thị. Tiếp theo, trong Chương 2 sẽ đề cập đến những yếu tố hạn chế khả năng cung cấp
sản phẩm trồng trọt có chất lượng cao và an toàn của người nông dân, trong khi Chương 3
xem xét các vấn đề các thương nhân thường gặp phải. Sau đó, Chương 4 sẽ xem xét vấn
đề trên quan điểm của người tiêu dùng. Chương 5 xem xét tác động của các tiêu chuẩn và
quy định hiện hành cũng như của các cơ quan thực thi chúng. Chương này cũng đồng thời
đề cập đến các chương trình nhằm xúc tiến hoạt động cải thiện chất lượng và an toàn đã
được thực hiện tại một số nước. Chương cuối cùng có nội dung tóm tắt ngắn gọn các vấn
đề chính, thảo luận những cách thức có khả năng giúp cải thiện chất lượng và an toàn của
sản phẩm trong chuỗi tiếp thị truyền thống, đồng thời cũng đưa ra một số khuyến nghị.

Tài liệu đưa ra kết luận theo đó muốn cải thiện chất lượng và an toàn cần phải thừa
nhận, đầu tiên, nông dân và thương nhân cần phải được thúc đẩy để thay đổi. Động lực đó
chủ yếu được tạo ra bằng cách gia tăng ưu đãi và giảm thiểu nguy cơ. Thứ hai, cần thiết
phải có sẵn thông tin và các nguồn lực để tạo điều kiện cho các bên liên quan thực hiện
những những thay đổi nêu trên. Ưu đãi có thể đến từ kết quả của những thay đổi trong
nhu cầu tiêu dùng. Ở châu Á, các chương trình không chỉ nhằm thúc đẩy tiêu thụ rau quả
mà còn nhằm mang đến lời khuyên cho người tiêu dùng về các khía cạnh chất lượng.
Không rõ liệu các kênh tiếp thị truyền thống có thể điều chỉnh để cung cấp các sản phẩm
có chất lượng tốt hơn hay điều này sẽ chỉ có thể được thực hiện thông qua các kênh tiếp
thị mới, chẳng hạn như các siêu thị, vốn vượt trội hơn các kênh hiện có về mặt này.

Tài liệu cũng đề xuất các chính phủ cần phải nhìn nhận các khu chợ không đơn
thuần chỉ như nguồn thu, đặc biệt nếu họ muốn các kênh tiếp thị truyền thống này có thể
tiếp tục tồn tại khi phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các siêu thị. Thông qua việc cải tiến
phương thức quản lý có thể tạo ra tiến bộ đáng kể tại các chợ. Chính quyền địa phương

nên dùng các khoản phí thu từ chợ để tiến hành tái đầu tư vào chính các khu chợ này và,
khi có thể, nên khuyến khích nguồn vốn tư nhân đầu tư vào các chợ. Các chợ bán buôn /
bán sỉ cũng cần tiến hành khảo sát tính khả thi của việc xây dựng các khu vực riêng biệt
chuyên kinh doanh rau quả đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng sản phẩm.
Nên tiếp tục đẩy mạnh các cách thức để nông dân liên kết với người bán lẻ thông qua các
kênh truyền thống, bao gồm cả thông qua tổ chức thành các nhóm, các cụm, các hiệp hội,
hợp tác xã, vv. Chính phủ cũng nên xem xét cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho các loại rau
quả đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất quy định và cũng nên khảo sát tiềm năng sử dụng các
thương hiệu hoặc tên gọi đã đăng ký khác.


3

Các quốc gia nên xây dựng các chương trình đào tạo cho các thương nhân và cho
các đại lý thuốc BVTV. Đối với nông dân, chúng tôi khuyến khích sử dụng các tờ rơi giới
thiệu bằng tiếng địa phương nhằm cung cấp những khuyến nghị về phương pháp trồng
trọt, xử lý và tiếp thị cho các loại cây trồng khác nhau tuân thủ kỹ thuật Quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM) cũng như các kỹ thuật cải tiến khác cho từng loại cây trồng cụ thể. Có thể
sử dụng các chương trình phát thanh và truyền hình và chúng đặc biệt hữu ích ở nơi có số
lượng người mù chữ cao. Giáo dục và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng cũng trở
nên quan trọng một khi quá trình sản xuất các sản phẩm an toàn hơn và có chất lượng cao
hơn được thúc đẩy.

Cuối cùng, tài liệu kết luận rằng các chính phủ nên chú ý hơn đến vấn đề ô nhiễm
vi sinh vật. Trong khi các nguồn lực được dành cho việc kiểm soát thuốc BVTV và giám
sát mức dư lượng tối đa, thì các dạng ô nhiễm khác lại ít được quan tâm đến. Cần phải xác
định các biện pháp nhằm giảm thiểu các dạng ô nhiễm này, đồng thời cũng cần phổ biến
rộng rãi các thông tin liên quan cho nông dân và thương nhân. Nên có nghiên cứu kỹ hơn
về các nguyên nhân gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất và tiếp thị.



4


CHƯƠNG 1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN
CÁC SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT

Các vấn đề chính về chất lượng và an toàn sẽ được thảo luận dưới đây,
2
và nội dung tiếp
theo sẽ trình bày những vấn đề này có thể phát sinh như thế nào trong chuỗi từ sản xuất
đến tiếp thị sản phẩm ở châu Á.

Có thể dễ dàng nhìn thấy một số ví dụ về sản phẩm chất lượng kém. Vết bầm dập
có thể xuất hiện ngay từ trang trại cũng như trong suốt chuỗi tiếp thị. Có ba nguyên nhân
chính gây ra tác động này, khi trái cây bị rơi, có thể rơi riêng lẻ hoặc khi đã đóng thùng;
bị bẹp dưới áp lực của cả chồng quả, khi quá nhiều sản phẩm được nhồi nhét vào thùng
chứa hoặc do thùng chứa bị vỡ; bị trầy xước do ma sát. Nhiều vết bầm dập cộng lại làm
giảm đáng kể chất lượng tổng thể của sản phẩm. Các tổn thương có thể xuất hiện trong
quá trình thu hoạch cũng như trong giai đoạn sơ chế sau đó và có thể sinh ra bởi các dụng
cụ làm vườn, bởi móng tay của người thu hái và phân loại, bởi cuống của những quả
khác, do góc cạnh nhám của bao bì đóng gói, vv. Sự cố tại kho bảo quản có thể khiến cho
trái cây bị chín quá, sản phẩm trở nên quá mềm và không còn đáp ứng yêu cầu về độ chín
tới và hình thức của người tiêu dùng. Hiện tượng thối rữa sinh ra do ô nhiễm vi sinh vật
có thể trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong điều kiện khí hậu ấm nóng và độ ẩm tương đối
cao. Sản phẩm bị hư thối khi bảo quản lại làm ô nhiễm các sản phẩm còn lại và đẩy nhanh
tốc độ làm hư hỏng sản phẩm. Khi bảo quản những sản phẩm sinh ra khí ethylene cùng
một chỗ với những sản phẩm nhạy cảm với ethylene sẽ làm xuất hiện những phản ứng
không mong muốn, trong đó có hiện tượng rau quả mất màu hay úa vàng. Đối với khoai
tây, khí này lại kích thích quá trình nảy mầm.


Trong khi người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra một số khiếm khuyết chất lượng,
chẳng hạn như vết bầm dập và hư thối, ngay tại các điểm bán hàng, thì họ lại không có
cách nào để phát hiện sự hiện diện của các chất nguy hiểm. Nhiều tác nhân gây bệnh có
thể có mặt trên sản phẩm tươi sống. Các loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng đều có thể
hiện diện trên cùng một sản phẩm, song vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh
liên quan đến việc tiêu thụ rau quả. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm chính bao gồm
việc sử dụng phân động vật chưa qua xử lý làm phân bón, sử dụng nước ô nhiễm để tưới
tiêu hoặc rửa rau quả và do mất vệ sinh cá nhân hay do nông dân và công nhân thiếu tuân
thủ yêu cầu về thực hành vệ sinh. Trong khi việc nhiễm vi sinh vật là một mối đe dọa tiềm
ẩn hết sức nghiêm trọng đối với sức khỏe, thì cho đến nay người tiêu dùng quan tâm chủ
yếu đến dư lượng thuốc BVTV. Hóa chất nông nghiệp được sử dụng rộng rãi trong trồng
trọt như thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt nấm, thuốc xông hơi, thuốc diệt
chuột, các chất tác động đến quá trình sinh trưởng, những chất tạo rào cản như các loại

2
Nhằm bổ sung cho các nghiên cứu thực tế, phần này căn cứ nhiều vào tài liệu của FAO, 2004 ( Xem phần Tài liệu
tham khảo và đọc thêm)


5

sáp, và chất khử trùng. Việc sử dụng những hóa chất này gây ra mối quan ngại cho người
tiêu dùng ngay cả khi chúng được sử dụng đúng theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Ở
châu Á việc sử dụng hóa chất nông nghiệp thường không tuân thủ các thao tác thực hành
được khuyến cáo như sẽ được thảo luận dưới đây.

Để tiện trình bày thảo luận, các giai đoạn trong sản xuất và chuỗi tiếp thị sản phẩm
trồng trọt mà tại đó yếu tố chất lượng và an toàn có thể bị ảnh hưởng được tập hợp thành
các nhóm sau đây:

- sản xuất;
- thu hoạch và xử lý ngay lập tức sau thu hoạch;
- đóng gói, vận chuyển và bảo quản ;
- giấm chín và chế biến sản phẩm; và
- tiếp thị bán buôn cùng bán lẻ.

Các yếu tố trong quá trình sản xuất

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn trong quá trình sản xuất bao gồm:

 Giống cây trồng. Sự lựa chọn giống cây trồng có thể tác động lớn đến chất lượng
sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng, và các nhà lai tạo giống hiện đang
tăng cường phát triển những giống có vòng đời thích hợp. Ví dụ, tại Myanmar, quả
của các giống cà chua lai phù hợp để vận chuyển đường dài hơn so với quả của các
giống bản địa, do chúng có vỏ dày hơn.
 Đất. Đất có hàm lượng nitrate cao có thể làm nảy sinh một số vấn đề sức khỏe, đặc
biệt đối với các loại rau ăn lá. Một số loại đất lại chứa quá nhiều kim loại nặng,
chẳng hạn như thủy ngân, cadimi, crom, asen và chì, trong quá trình sinh trưởng
cây trồng có thể hấp thụ những kim loại này.
 Tưới tiêu. Quá nhiều nước có thể khiến cho sản phẩm dễ bị hỏng. Quá ít nước có
thể khiến sản phẩm trở nên nhỏ, còi cọc, và khiến cho quả có ít nước hay bị khô.
Đối với những sản phẩm không được tưới nước, sau khi trải qua một đợt khô hạn,
nếu tiếp đó lại gặp phải thời tiết ẩm ướt có thể khiến cho vỏ quả bị rạn nứt. Quá
trình tưới cây thường sử dụng nước mặt. Chất lượng nước mặt có thể là một vấn đề
lớn đối với hoạt động trồng trọt trong khu vực thành thị hoặc vùng phụ cận, do
nước thải đô thị thường được xả thẳng vào các sông suối ở đó, tuy nhiên nguy cơ
này có thể xuất hiện cho mọi khu vực. Việc xả thải ở thượng nguồn các con sông
hay nước thải công nghiệp có tác động đáng kể tới chất lượng nước. Nguy cơ hình
thành từ thói quen tưới nước bằng cách phun lên toàn bộ cây chứ không chỉ tưới
vào phần rễ cây, vấn đề càng thêm nghiêm trọng với những sản phẩm ăn sống.

Những nghiên cứu cho trường hợp điển hình cho thấy hiếm khi chất lượng nước
tưới được kiểm tra.
 Vị trí. Nhiễm bẩn từ không khí có thể xảy ra khi các trang trại nằm gần đường
giao thông, nhà máy, vv.
 Các chất ô nhiễm hình thành tự nhiên. Những chất này có thể bắt gặp trên cả
trái cây lẫn rau quả. Một số loài thực vật có thể sản sinh độc tố, ví dụ như hợp chất

6

phytohaemagglutinin trong đậu đỏ, hợp chất solanine trong cà chua và khoai tây,
và hợp chất oxalate có trong rau chân vịt.
3

 Sử dụng phân động vật chưa được xử lý. Việc sử dụng phân động vật chưa được
xử lý làm phân bón làm tăng khả năng lây nhiễm E. coli cũng như các tác nhân gây
bệnh khác. Ở miền bắc Philippines, một mối quan ngại được ghi nhận chính là hiện
tượng bón quá nhiều phân gà cho rau diếp. Ở Thái Lan và các nơi khác, phân động
vật không được xử lý trước khi dùng để bón cây và sau khi bón, cây trồng cũng
không trải qua thời gian đủ cho phân tươi phân hủy và ngấm hết vào đất.
 Dịch bệnh, sâu hại và các tác nhân gây hại khác. Các nghiên cứu trên một số
trường hợp điển hình đã ghi nhận hiện tượng một số người tiêu dùng ưa thích mua
rau quả rõ ràng đã bị sâu bệnh tấn công với lý do những sản phẩm đó có khả năng
không bị phun thuốc BVTV. Tuy nhiên, nói chung, các nghiên cứu trên cũng ghi
nhận thực tế người tiêu dùng có xu hướng mua hàng căn cứ vào vẻ ngoài của sản
phẩm. Yêu cầu trái cây không có tì vết rất quan trọng, đó là lý do tại sao nông dân
thường buộc phải sử dụng hóa chất nông nghiệp dưới áp lực từ chuỗi tiếp thị.
Những rủi ro mà người nông dân phải đối mặt trong sản xuất rất đáng kể. Ví dụ, có
khoảng 500 loài côn trùng có thể tấn công cây xoài, và nông dân ở Ấn Độ phải đối
mặt với 45 phần trăm trong số chúng.
 Sử dụng thuốc BVTV. Ở các nước được nghiên cứu, có bằng chứng rõ ràng về

lạm dụng thuốc BVTV. Kiến thức về phương pháp tiếp cận Quản lý dịch hại tổng
hợp (IPM) không được phổ biến rộng rãi và việc sử dụng thuốc BVTV có xu
hướng tuân theo một lịch trình chứ không phải dựa trên phương thức tiếp cận theo
nhu cầu. Ví dụ, trong mùa mưa, thuốc BVTV có thể được phun tới mười ba lần
trên cây xoài ở Mindanao thuộc Philippines. Ở những địa phương có tiến hành
bao
4
trái xoài, không cần thiết phải tiến hành phun thuốc khi đã ngoài bảy mươi
ngày tính từ khi cây ra hoa, nhưng ở những địa phương không áp dụng kỹ thuật
này, điều này khá phổ biến ở Philippines, việc phun thuốc (thường phun hỗn hợp
vài loại thuốc BVTV cùng một lúc) có thể vẫn tiếp tục cho tới chỉ một vài ngày
trước khi thu hoạch. Người nông dân thường phun thuốc quá mức cần thiết nhằm
đạt mục đích sao cho trái cây của họ phát triển không có khiếm khuyết và đáp ứng
được yêu cầu chất lượng theo quan điểm của kênh tiếp thị. Tính toán cho thấy chi
phí cho lượng thuốc BVTV và việc sử dụng chúng chiếm đến 34 phần trăm giá
thành sản xuất cà chua ở vùng Cao nguyên Myanmar. Hầu hết các nghiên cứu trên
các trường hợp điển hình đều chỉ ra thực tế nông dân chú trọng vào việc tối đa hóa
sản lượng hơn việc giảm thiểu mức dư lượng thuốc BVTV. Điều này vẫn tồn tại
bất chấp thực tế nhiều người nhận thức rõ về những nguy hiểm vốn có trong hoạt
động sản xuất của họ. Ví dụ, nông dân ở Nepal nói rằng họ không dám cho vật
nuôi của nhà ăn các phần phụ phẩm rau màu, vì họ không muốn giết chúng (bởi dư
lượng thuốc BVTV có trong đó)! Nông dân ở một vài quốc gia được khảo sát đại

3
Moy, 2005
4
Bọc trái cây đang lớn để ngăn tấn công của côn trùng

7


diện đã phát biểu rằng họ không dám ăn những gì chính mình làm ra. Ở Việt Nam,
chỉ tính trong năm 1995 đã có 200 loại thuốc diệt côn trùng, 83 loại thuốc diệt nấm
và 52 loại thuốc diệt cỏ được sử dụng, đã có nhiều báo cáo về các ca tử vong do
ngộ độc có khả năng do ăn phải rau quả nhiễm độc.

Nghiên cứu trường hợp điển hình tại Thái Lan ghi nhận trong mỗi vụ quýt, thuốc
BVTV được sử dụng từ 9 đến 72 lần mỗi năm, và trung bình 32 lượt áp dụng mỗi
năm. Hơn nữa, được biết nông dân còn sử dụng liều lượng cao hơn nồng độ
khuyến cáo trên nhãn. Đã có một số báo cáo ghi nhận trường hợp ngộ độc thuốc
BVTV trong những người sống gần các trang trại trồng quýt. Một vài trong số
những nghiên cứu điển hình đơn lẻ cũng ghi nhận hiện tượng nhiều hóa chất
BVTV bị cấm vẫn tiếp tục được sử dụng; những chất này có lẽ đã được nhập lậu từ
quốc gia láng giềng và được nông dân sử dụng do chúng có giá rẻ hơn và bởi bản
thân người nông dân không biết những chất này đã bị cấm. Năm mươi phần trăm
nông dân trồng cà chua và tất cả nông dân trồng nho được khảo sát tại Myanmar
vẫn sử dụng monocrotophos, vốn bị cấm trong nước. Nông dân trồng xoài ở Ấn Độ
sử dụng chất cấm methyl parathion để chống lại loài bọ nhảy trên xoài. Nghiên cứu
cho trường hợp điển hình tại Ấn Độ đã báo cáo về 23 loại thuốc BVTV bị cấm vẫn
tiếp tục sẵn có không bị quản lý trong nước. Tại Pakistan, thuốc BVTV được chỉ
định cho cây công nghiệp, chẳng hạn như bông, cũng thường bị sử dụng sai mục
đích cho các loại rau. Đôi khi, lượng sử dụng trên rau còn vượt quá mức khuyến
nghị dùng cho bông. Việc thất thoát thuốc BVTV diễn ra khá thường xuyên và các
bình chứa rỗng thường không được xử lý đúng cách và trở thành một nguồn gây ô
nhiễm.

Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Các vấn đề liên quan đến thu hoạch bao gồm:

 Thuốc BVTV và thời gian thu hoạch. Thời gian khuyến cáo tính từ lần phun

thuốc cuối cùng đến thời điểm thu hoạch đôi khi không được tuân thủ, do nông dân
không biết đến các yêu cầu này, hoặc bởi vì họ hay thương lái muốn tận dụng thời
điểm giá cao hoặc do họ đang cần tiền mặt gấp. Tiến hành một số lần phun thuốc
đúng cách trước khi thu hoạch vừa có thể trì hoãn thời gian trái chín đồng thời
cũng kéo dài thời gian bảo quản. Tuy nhiên, ở Việt Nam, một số nông dân phun
dưa hấu bằng một loại dung dịch hóa chất dường như chỉ nhằm mục đích khiến
cho vỏ quả dưa sáng bóng hơn, trông hấp dẫn hơn để dễ bán.
 Thu hoạch sớm. Thời điểm thu hoạch tối ưu rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, các
nghiên cứu trường hợp điển hình cho rằng sản phẩm rau quả thường xuyên bị thu
hoạch quá sớm so với giai đoạn có thể cung cấp cho người tiêu dùng chất lượng
tuyệt hảo. Lý do để tiến hành thu hoạch sớm có thể bởi khu vực sản xuất nằm cách
xa chợ, hay do phương thức tiến hành thu hoạch đồng loạt trên cả cánh đồng hoặc
cả cây, chẳng hạn như khi nhà thầu tiến hành thu hoạch hoặc do tiến hành thu

8

hoạch bằng máy móc cơ khí, hay khi có cùng lý do như khi nông dân bỏ qua
những khuyến nghị về khoảng cách thời gian từ lần phun thuốc cuối đến khi thu
hoạch. Việc thu hái sớm khiến cho sản phẩm dễ gặp phải những rối loạn về mặt
sinh lý. Phần lá thu hoạch trước khi đủ trưởng thành thường héo nhanh chóng và
trở nên khó bán
 Thu hoạch muộn. Một số nông dân sử dụng thuốc BVTV để trì hoãn thời điểm
thu hoạch, kỹ thuật này đôi khi được các nhà sản xuất rượu vang nho trên thế giới
sử dụng. Theo tường trình, nông dân trồng thanh long ở Việt Nam cũng thực hiện
điều này để trì hoãn thời điểm thu hoạch sản phẩm cho đến khi giá cả tăng lên.
 Kỹ thuật và trang bị dùng để thu hoạch. Kỹ thuật thu hoạch kém có thể khiến
cho rau quả nứt, vỡ, bẹp, bầm dập, do đó thúc đẩy quá trình hư hỏng về mặt sinh lý
cũng như nhiễm bệnh. Kéo xén, dao, túi thu hoạch và thùng bẩn cũng có thể gây
nhiễm bẩn, chẳng hạn như khi các sản phẩm thu hoạch được đặt trên mặt đất và
xếp lẫn lộn các sản phẩm sạch và bẩn với nhau. Các nghiên cứu trường hợp điển

hình cũng cho thấy các thùng chứa thường không được vệ sinh sạch sẽ.
 Thời gian thu hoạch trong ngày. Thời điểm nhiệt độ trong ngày mát nhất là lúc
thích hợp nhất để thu hoạch sản phẩm. Tuy nhiên, cần phải cân đối giữa thời điểm
thu hoạch và thời gian vận chuyển. Nếu các kênh tiếp thị không cho phép gom
hàng sớm ngay sau khi thu hoạch thì lợi ích của việc thu hoạch vào lúc mát nhất
trong ngày cũng mất đi do sản phẩm phải nằm chờ ở trang trại dưới nắng nóng.
Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, lượng nước mất đi có thể nhiều hơn gấp bốn
lần. Có thể sử dụng một vài biện pháp bảo vệ chống mất nước như bảo quản sản
phẩm dưới bóng râm và phủ kín bằng lớp vải đẫm ướt, song biện pháp này hiếm
khi được thực hiện.
 Nông dân có thể sơ chế rau quả trước khi bán đi. Hoạt động sơ chế có thể bao
gồm việc phân loại, cắt tỉa, rửa, lau, chà, làm sạch nhựa / mủ và kiểm soát dịch
bệnh sau thu hoạch, ví dụ như phòng ngừa bắp cải bị thối mềm. Ở hầu hết các
nước, chỉ những người trồng quy mô lớn mới tiến hành phân loại sản phẩm theo
kích thước và độ chín tại xưởng đóng gói của họ. Ngay cả ở những nơi xưởng
đóng gói được sử dụng rộng rãi thì những xưởng này cũng thường nằm cách xa
trang trại. Việc trì hoãn hoặc không tiến hành xử lý nhằm kiểm soát mức độ sinh
trưởng của vi sinh vật, đặc biệt ở những nơi có nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao, có
thể làm gia tăng mức độ hư hỏng và tốc độ lan truyền của các tác nhân gây bệnh
trong thực phẩm. Các phần rễ, rễ củ và các cây trồng khác thường được rửa trước
khi đem bán. Các loại rau khác, đặc biệt với rau ăn lá, thường được nông dân tưới
nước lên để làm cho chúng trông tươi hơn (và cũng làm tăng trọng lượng của rau!).
Chất lượng nước được sử dụng để rửa như là thường có vấn đề và nông dân ít có
kiến thức về ô nhiễm do nước gây ra. Sản phẩm phải được để ráo hoàn toàn trước
khi bán; thông thường những vật dụng dùng để làm ráo nước cũng trở thành một
nguồn gây ô nhiễm.

Những người lao động tại nông trại bao gồm các thành viên trong gia đình có thể
là nguồn gây ô nhiễm sinh học và vật lý trong quá trình xử lý các loại rau quả. Sản
phẩm có thể bị ô nhiễm do tay bẩn, do hắt hơi, ho, và nhổ nước bọt. Các nguồn gây

ô nhiễm bao gồm không rửa tay sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với động vật, hút thuốc

9

lá và xử lý thức ăn thừa và rác thải. Sản phẩm trong lúc chờ được mua hoặc chờ
thương lái thu gom thường được giữ ở nhiệt độ môi trường và bày bán bên cạnh
đường cái. Động vật có thể đi lại một cách tự do gần các loại rau quả và hiếm khi
rau quả được che đậy tránh bụi hoặc các chất ô nhiễm khác.

Đóng gói, vận chuyển và bảo quản

Sản phẩm rời khỏi tay nông dân trong tình trạng hoàn hảo vẫn có thể đến tay người tiêu
dùng trong tình trạng rất xấu. Những yếu tố góp phần gây ra hiện tượng này bao gồm :

 Chất lượng bao bì. Thùng chứa thường được làm từ nguyên liệu sẵn có tại địa
phương. Những nguyên liệu này có giá thành rẻ nhưng cũng nhiều nhược điểm. Độ
cứng kém, cùng với phương thức thực hiện vận chuyển kém, có thể dẫn đến sản
phẩm bị bẹp và dập nát. Cạnh sắc có thể gây trầy xước hoặc đâm xuyên qua sản
phẩm. Ngay cả khi sử dụng thùng chứa được làm từ vật liệu có chất lượng tốt thì
chúng cũng có xu hướng bị nhồi nhét đầy tràn, dẫn đến những hư hại cho sản
phẩm. Điều này đặc biệt hay xảy ra khi quá trình vận chuyển được tính trên cơ sở
"mỗi phần". Các khay hay thùng chứa hiếm khi được lót đệm để bảo vệ trái cây
tránh tiếp xúc với bao bì cũng như tránh thiệt hại trong thời gian chờ chuyển tiếp;
nếu thùng chứa có được lót thì cũng thường chỉ được lót bằng giấy báo cũ. Hư
hỏng thường xảy ra khi nắp được đóng đinh bên trên. Sản phẩm đôi khi được đóng
gói trong túi nhựa hoặc túi lưới, dạng bao bì này chỉ mang lại rất ít hoặc không có
tác dụng bảo vệ.
 Vật liệu đóng gói bẩn. Các thùng chứa thường được tái sử dụng. Việc vệ sinh
thùng chứa, nếu có được tiến hành thì cũng thường rất qua loa. Hầu như không thể
làm sạch hoặc khử trùng các loại vật liệu truyền thống, và khi đó vật liệu bao gói

cũng trở thành nguồn gây ô nhiễm khi được sử dụng lại.
 Phương tiện vận chuyển bẩn. Trong trang trại, cùng một phương tiện vận chuyển
có thể được sử dụng để vận chuyển phân chuồng, súc vật sống, các hóa chất nông
nghiệp và phân bón cũng được sử dụng để chuyên chở sản phẩm tươi sống ra chợ.
Các loại xe do súc vật kéo hoặc rơ-moóc máy kéo không thường xuyên được làm
sạch hiệu quả, các sản phẩm để bán lại thường xuyên được vận chuyển với số
lượng lớn, do đó chúng sẽ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất ô nhiễm
trong xe. Có thể nhận thấy nhiều vấn đề tương tự trong suốt chuỗi tiếp thị, chẳng
hạn như xe tải thường được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ
trường hợp của một vài loại cây trồng như dưa hấu và bắp cải, thông thường ít nhất
sản phẩm cũng được đóng gói trong dạng bao bì cơ bản khi cần vận chuyển. Ngay
cả khi xe tải chuyên dụng để chở rau quả, nếu xe không được vệ sinh sạch sẽ thì
những phần rau quả thối còn sót lại trên xe sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm.
 Thực hành trong vận chuyển. Sản phẩm thường bị hư hại khi người ta cố gắng
nhồi nhét càng nhiều thùng hàng càng tốt lên xe nhằm tận dụng tối đa tải trọng của
xe. Điều này đã làm lãng phí đáng kể công chăm sóc được thực hiện tại thời điểm

10

đóng gói. Sản phẩm còn có thể bị hỏng do chạy xe trên những đoạn đường xấu, xe
chạy quá tốc độ trên những con đường xấu, do vận chuyển trong cái nóng của ban
ngày và do hạn chế lưu thông không khí trong xe khi các thùng hàng bị xếp sát vào
nhau. Các thùng hàng đặt phía dưới cùng trong xe tải có thể bị bẹp khi vận chuyển
đường dài. Xe chở hàng cũng thường có thể gặp sự cố hỏng hóc, việc này có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm khi cuối cùng chúng cũng đến được chợ. Kết
hợp vận chuyển nhiều loại sản phẩm có các yêu cầu khi chuyên chở khác nhau
trong cùng một xe cũng có thể làm phát sinh nhiều vấn đề. Trái cây có thể sản sinh
ra khí ethylene đôi khi lại được vận chuyển lẫn với những sản phẩm nhạy cảm với
ethylene.
 Xử lý. Sản phẩm có thể trải qua nhiều lượt xử lý trên đường đến tay người tiêu

dùng cuối cùng. Chủ thể tiến hành công việc xử lý, thường là lao động phổ thông,
ít nhận được những khích lệ để họ thao tác nhẹ nhàng cẩn thận khi xử lý các loại
rau quả và cũng thường xuyên chịu áp lực buộc phải nhanh chóng thực hiện công
việc của họ. Thao tác thô bạo trong khi xử lý gây ra những vết bầm dập cũng như
các hư hại khác.
 Thực hành bảo quản. Hầu hết các sản phẩm trồng trọt không thích hợp để bảo
quản dài hạn. Một số loại rễ và rễ củ, hành tây và tỏi, táo, lê và cam quýt là trường
hợp ngoại lệ. Cần tách riêng những trái cây đã chín, đang nhả ra khí ethylene khỏi
những trái cây chưa chín trước khi mang đi bảo quản, song điều này không phải
lúc nào cũng được tiến hành. Mỗi loại cây trồng lại có nhiệt độ và độ ẩm tương đối
kết hợp tối ưu để bảo quản. Trong nhiều trường hợp có sự khác biệt giữa các giống
rau quả khác nhau. Vì vậy, theo lệ thường, nên bảo quản các sản phẩm khác nhau
trong các kho khác nhau, nhưng không gian trong kho chỉ có hạn nên điều này
cũng hiếm khi thực hiện được. Nhà kho thường khá bẩn và được dùng để nhập
hàng bao gồm nhiều sản phẩm khác cũng như sản phẩm tươi sống. Thuốc BVTV
cũng được sử dụng cho mục đích bảo quản rau quả. Tại Việt Nam, chất cấm DDT
vẫn được sử dụng để bảo quản hành tía.

Bảo quản lạnh cũng thường được sử dụng để kéo dài tuổi thọ cho rau quả sau thu
hoạch, mặc dù điều này không phổ biến trong chuỗi tiếp thị truyền thống tại châu
Á. Khi làm lạnh cần chú ý để tránh gây ra thương tổn do đông lạnh do nhiệt độ
thấp cũng có thể gây tổn hại cho mô thực vật. Ví dụ, nếu đặt nhầm mức nhiệt độ
quá thấp, hiện tượng đông lạnh có thể khiến cho các tinh thể nước đá hình thành
bên trong các mô, dẫn đến hiện tượng phá vỡ toàn bộ các mô khi rã đông. Vỏ
chuối ngả sang màu đen có thể là dấu hiệu sản phẩm bị đông lạnh, biểu hiện của cà
chua, cà tím và ớt chuông là quả trở nên mềm nhũn, xuất hiện các phần nhăn nheo.
Các sản phẩm yêu cầu nhiệt độ bảo quản khác nhau thường được trộn lẫn với nhau
trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.





11

Giấm chín và sơ chế sản phẩm

Trong chuỗi tiếp thị, chuối và xoài thường được giấm chín bằng cách sử dụng hóa chất.
Thương lái cũng có thể tiến hành sơ chế sản phẩm bằng cách khác như xếp hạng, phân
loại, rửa và làm sạch, phủ sáp, xử lý chống nấm mốc và sâu bệnh, nhuộm màu và tưới
nước để giữ cho quả tươi. Hầu hết các hoạt động như trên đều có ý nghĩa về cả chất lượng
và an toàn.

 Rửa. Rửa bề mặt sản phẩm có thể làm giảm nguy cơ tổng thể của việc ô nhiễm vi
sinh vật. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải sử dụng nước sạch và cần thay nước
thường xuyên, nhưng điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được.
 Sử dụng thuốc chống nấm và thuốc diệt côn trùng. Một số sản phẩm được xử lý
bằng thuốc diệt côn trùng để bảo vệ chúng trước các loại sinh vật gây hại, chẳng
hạn như sâu bướm đêm (army worm). Thuốc chống nấm được sử dụng để khử
trùng bề mặt cho các loại cam chanh và xoài. Nghiên cứu trường hợp điển hình cho
thấy liều lượng sử dụng loại hóa chất trên tương đối cao, do người ta tin rằng điều
này sẽ giúp quá trình xử lý đạt hiệu quả hơn. Ở Mindanao, Philippines một số
thương lái sử dụng benomyl để xử lý sau thu hoạch nhằm giúp chuối không bị thối
nhũn, mặc dù loại thuốc chống nấm này đã bị thu hồi. Đôi khi thuốc được phun
trước khi thu hoạch nhằm mục đích xử lý sản phẩm sau thu hoạch, mặc dù thực tế
yêu cầu việc phun thuốc như vậy phải được áp dụng muộn nhất bảy ngày trước khi
thu hoạch. Nông dân và thương lái đôi khi phun trực tiếp thuốc diệt côn trùng lên
rau quả để côn trùng phải tránh xa sản phẩm.
5

 Giấm chín . Có một vài cách khác nhau để làm chín chuối và xoài. Ở Ấn Độ,

Pakistan, Philippines và Thái Lan, người ta vẫn sử dụng đất đèn, mặc dù về mặt kỹ
thuật, ở Ấn Độ chất này đã bị cấm vì nó có chứa nhiều tạp chất, trong đó có asen
hydrua (= arsenic hydride AsH
3
).
6
Liều lượng sử dụng được khuyến nghị thường
không được tuân thủ. Một hóa chất được sử dụng ở Ấn Độ để làm chín chuối và
giúp cho quả có màu vàng bóng được bán dưới dạng một chất điều tiết tăng trưởng,
chứ không phải là một tác nhân làm chín. Loại quả bị giấm chín ép thường có
hương vị hoặc mùi thơm không đạt yêu cầu do chưa đạt đủ độ chín trước khi thu
hoạch. Mặc dù xét từ góc độ thương mại việc làm này có lẽ cần thiết, song quá
trình giấm chín trái cây ở nhiều nước châu Á lại tác động không tốt đến cả chất
lượng lẫn độ an toàn sản phẩm.

Bởi vì các thương lái ở Myanmar thường mua một số lượng lớn cà chua từ khi còn
xanh, nên cần tiến hành giấm chín chúng. Điều này vẫn được thực hiện bất chấp
thực tế khi mà những người bán buôn tại Yangon nhận thấy quá trình này tạo ra

5
R. Cuevas , FAO . Thông tin liên lạc cá nhân. 2005.
6
Ấn Độ đã hủy 8,5 tấn trái cây chín với đất đèn . The Hindu Business Line Internet Edition, 16 tháng 5 năm 2005.

12

những sản phẩm kém chất lượng với thời hạn sử dụng rất ngắn, do cà chua trở nên
mềm nhũn trong khi vận chuyển.
 Tưới nước. Các loại rau ăn lá thường xuyên được tưới nước để giữ độ tươi trong
quá trình vận chuyển cũng như tại các chợ. Một lần nữa, chất lượng nước được sử

dụng có thể không phù hợp cho hoạt động này.
 Phủ sáp, nhuộm màu và các phương pháp xử lý khác. Quá trình phủ sáp được
thực hiện nhằm giảm độ mất nước, để gắn kín những chỗ bị trầy nhẹ và để thay thế
cho các lớp sáp tự nhiên đã mất đi trong khi rửa quả. Cũng có thể sử dụng nhiều
loại sáp với công dụng tương tự như một số loại thuốc chống nấm. Hiển nhiên,
quan trọng là các loại sáp cũng như những phương pháp xử lý khác phải được cho
phép sử dụng cho tiêu dùng của con người, mà điều này không phải luôn luôn
đúng như vậy. Ở Ấn Độ, một số loại trái cây được thương lái làm bóng bằng cách
sử dụng dầu bôi trơn, dầu này lại bị nghi ngờ có khả năng gây ung thư. Cũng đã
ghi nhận trường hợp nhiều người bán hàng sử dụng Furadan, một loại thuốc diệt
côn trùng, để tạo cho cà tím có độ bóng và màu tím đậm. Cũng tại Ấn Độ, thuốc
nhuộm màu xanh lá cây được dùng để nhuộm màu cho ớt, đậu bắp và dưa chuột.

Hoạt động tiếp thị ở cấp độ bán buôn và bán lẻ

Nhiều chính quyền đô thị, nhưng không phải tất cả, tại các nước châu Á có xu hướng coi
các chợ như nguồn thu chứ không phải với tư cách những tổ chức cần thiết nhằm cung
cấp thực phẩm có chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng một cách hiệu quả. Tiêu
chuẩn áp dụng tại các chợ cũng như trong nhiều hoạt động tiếp thị thực tiễn hết sức nghèo
nàn. Những vấn đề tại các khu chợ bao gồm:

 Điều kiện vệ sinh thiếu thốn. Việc sắp xếp xử lý / thu gom rác / chất thải thường
không thỏa đáng. Sản phẩm thường được phân loại tại các chợ bán buôn và phần
rau quả không bán được thường bị bỏ lại vương vãi thành đống. Các loại rau ăn lá
thường được cắt trước khi bán, phần bị cắt bỏ thường bị vứt đi mà không hề có
biện pháp sắp xếp xử lý thích đáng nào.
 Sản phẩm tiếp xúc với điều kiện môi trường xung quanh. Chợ ở nhiều nước
thường không có mái che và sản phẩm phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
và nước mưa, và điều này khiến cho chất lượng sản phẩm giảm đi nhanh chóng.
 Vật liệu đóng gói và thực hành đóng gói kém. Sản phẩm thường được vận

chuyển giữa các chợ trong các bao bì tái sử dụng. Ví dụ, nghiên cứu trường hợp
điển hình ở Pakistan đã báo cáo rằng bao đựng phân bón và xi măng được sử dụng
để đựng rau quả.
 Phân loại và cắt tỉa. Ở tất cả các giai đoạn trong chuỗi tiếp thị, sản phẩm đều
được phân loại để loại bỏ trái cây đã hỏng. Trong mỗi giai đoạn bán buôn và bán
lẻ, việc cắt tỉa các loại rau ăn lá cũng được thực hiện. Công đoạn phân loại và cắt

13

tỉa thường được tiến hành trên mặt đất, dưới ánh nắng mặt trời và thường tiếp xúc
trực tiếp với mặt đất.
 Sản phẩm bán lẻ được bày ngay trên mặt đất. Nhiều khu chợ có cơ sở vật chất
hạn chế và không có những quầy hàng phù hợp. Ngay cả trong những chợ có cơ sở
vật chất tốt, đôi khi những người bán lẻ vẫn thích bày bán sản phẩm của họ ngay
trên mặt đất, tại những khu vực mà họ tin tưởng có thể thu hút được nhiều khách
hàng nhất. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm sút, và thậm chí có thể làm
nhiễm bẩn sản phẩm. Khả năng quản lý kém tại các chợ khiến cho những tình
huống kiểu này phát sinh, dẫn đến ngày càng có nhiều người bán hàng rời khỏi khu
vực bán hàng chính thức để gia nhập với các đối thủ cạnh tranh và bày bán ở
những khu vực không hợp vệ sinh. Vấn đề thường gặp phải ở các chợ bán lẻ là khu
vực xây dựng có mái che, được thiết kế có mục đích phục vụ cho những người bán
rau quả, lại do những người bán mặt hàng quần áo và đồ khô thuê dùng.
 Công đoạn sơ chế do người bán lẻ và người tiêu dùng thực hiện. Nhiều khu chợ
bán lẻ thiếu nhà vệ sinh hoặc các thiết bị rửa phù hợp, khiến cho người bán hàng
có điều kiện vệ sinh kém. Sản phẩm bày bán thường được người tiêu dùng lật qua
lật lại từng món để lựa chọn. Điều này có thể khiến cho sản phẩm bị bầm dập và bị
nhiễm bẩn.


















14

CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ KÌM HÃM NGƯỜI NÔNG DÂN CUNG CẤP RAU
QUẢ CÓ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN

Chương 1 đã xem xét cân nhắc những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của
các loại rau quả trong chuỗi tiếp thị ở châu Á. Đã có những kiến thức tổng quát bao gồm
các lý do kỹ thuật nhằm giải thích vì sao rau quả có chất lượng kém cũng như các kỹ thuật
để cải thiện hay bảo toàn chất lượng sản phẩm được các nhà nghiên cứu và các chuyên gia
hiểu rõ. Cũng đã có sẵn các tài liệu đào tạo hướng dẫn cách tạo ra những sản phẩm chất
lượng tốt, cách thức phòng tránh lây nhiễm vi sinh vật, và hướng dẫn cải thiện phương
pháp sơ chế sau thu hoạch. Tương tự như vậy, một lượng lớn kiến thức về phương pháp
canh tác ít sử dụng thuốc BVTV, chẳng hạn như thông qua phương pháp tiếp cận Quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM), và các chương trình tập huấn IPM đã được thực hiện ở nhiều
nước. Khi mà kiến thức đã được phổ biến rộng rãi, thì lúc này cần đặt câu hỏi tại sao
những vấn đề liên quan đến chất lượng và độ an toàn vẫn tiếp tục là mối quan ngại lớn

trong hệ thống tiếp thị các loại rau quả truyền thống ở Châu Á. Vậy tại sao những người
nông dân lại không áp dụng những kiến thức này?

Từ các nghiên cứu tiến hành trên trường hợp điển hình, có thể đề xuất ba nhóm lý
do giải thích vì sao các hoạt động cải tiến không được làm theo cũng như các kỹ thuật đã
biết không được chấp nhận sử dụng: nhóm yếu tố thị trường, nhóm yếu tố kinh tế xã hội
bao gồm những hạn chế về mặt tài chính, và nhóm yếu tố về thông tin và nhận thức. Các
yếu tố trên sẽ được thảo luận cụ thể dưới đây. Cách phân loại theo nhóm nhằm tạo điều
kiện thảo luận dễ dàng hơn, song hiển nhiên sẽ có điểm chồng chéo giữa các nhóm.

1. Các yếu tố liên quan đến thị trường

Các yếu tố liên quan đến thị trường bao gồm nhu cầu thị trường đối với sản phẩm có chất
lượng cao và an toàn, các hoạt động tiếp thị áp dụng tại trang trại và các yêu cầu về chất
lượng do thương lái áp đặt cho nông dân.
Nhu cầu thị trường: nhiều nghiên cứu khảo sát thị trường ở nhiều quốc gia khác
nhau tiến hành trong khuôn khổ các nghiên cứu trường hợp điển hình cho thấy yếu tố chất
lượng và an toàn có vị trí tương đối thấp trong danh sách mức độ ưu tiên của người tiêu
dùng. Nhìn chung, giá cả và địa điểm bán lẻ có vẻ quan trọng hơn, ngoại trừ trường hợp
những người có điều kiện sống dư dả hơn. Vì vậy, ngay cả khi thương nhân có nguyện
vọng bán ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao hơn thì họ lại gặp trở ngại trong
buôn bán nếu giá cả cũng tăng theo chất lượng. Với những nơi áp dụng các sáng kiến để
sản xuất sản phẩm có chất lượng cao hơn thì nhu cầu, số lượng các địa điểm mua bán sản
phẩm đó lại hạn chế, từ đó đẩy các chương trình xúc tiến này ở một vài quốc gia vào tình
trạng xấu. Ở Việt Nam, những người trồng rau "an toàn" gần thành phố Hồ Chí Minh
nhận thấy họ chỉ có thể bán được ba mươi phần trăm sản phẩm của mình với giá cao hơn

15

thông qua các mối đầu ra chuyên biệt. Phần còn lại phải đem bán tại chợ đồ tươi

7
với giá
phổ biến trên thị trường. Một Hội Nông dân trồng rau an toàn tại Việt Nam có thể cung
ứng sản lượng rau khoảng 30 tấn một ngày, nhưng chỉ bán được 700 kg mỗi ngày cho một
chuỗi siêu thị. Như vậy có rủi ro đáng kể khi cố gắng cung cấp những sản phẩm trong khi
nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm này còn .hạn chế. Rủi ro này càng trầm trọng hơn
do việc thực hành sản xuất rau "an toàn" thường cho ra sản phẩm có bề ngoài không đáp
ứng tiêu chuẩn của thị trường lớn. Nông dân không thể thay đổi phương thức sản xuất chỉ
dựa trên cánh đồng riêng lẻ trong khi yêu cầu của thị trường ngày càng gia tăng. Nếu dự
định tuân thủ các thực hành “an toàn” thì họ sẽ phải áp dụng chúng trên quy mô toàn
trang trại, đồng thời cũng sẽ gặp rủi ro về thị trường tiêu thụ.

Khi các nền kinh tế ở châu Á phát triển, khiến sức mua tăng trưởng và không khỏi
kéo theo nhu cầu đối với các loại rau quả cũng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu này, người
nông dân, thường chỉ có diện tích đất hạn chế, buộc phải tìm cách tăng năng suất. Các
nghiên cứu ở Nepal đã chỉ ra chính quá trình sản xuất thâm canh là nguyên nhân chính
khiến dư lượng thuốc BVTV tăng lên. Một vấn đề liên quan mà FAO và một số tổ chức
khác đã nỗ lực trong thời gian dài nhằm khuyến khích nông dân giải quyết vấn đề sản
phẩm trúng mùa thì rớt giá bằng cách mở rộng sản xuất rau màu trái vụ. Trong khi chính
sách đề ra như vậy có vẻ hợp lý về mặt kinh tế đối với nông dân và có thể tạo ra thu nhập
cao hơn, thực tế cũng cần thừa nhận nói chung sản xuất rau màu trái vụ sẽ phải chấp nhận
khả năng thiếu hụt nguồn nước tưới thích hợp cũng như gặp phải nhiều loại sâu bệnh hơn.
Do vậy, rau quả trái vụ thường cần sử dụng nhiều hóa chất nông nghiệp hơn. Ví dụ, ở
Nepal, người ta nhận thấy dư lượng thuốc BVTV trên rau trồng vào mùa hè cao hơn rau
trồng vào mùa đông. Ở Trung Quốc, trong giai đoạn 2003-2004, 19% mẫu rau trồng vào
mùa hè có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép, nhưng chỉ có 4% mẫu rau sản
xuất trong mùa lạnh vượt ngưỡng này
8
. Hệ thống tiếp thị truyền thống đã quá quen thuộc
với những thay đổi bất thường của sản xuất theo mùa vụ. Tuy nhiên, hiện nay các siêu thị

ở châu Á cũng học theo cách làm của các chuỗi siêu thị phương Tây và cố gắng để cung
cấp sẵn có quanh năm cho hầu hết các loại rau quả. Do đó, nông dân cần phải đối diện với
vấn đề làm sao để cung cấp sản phẩm liên tục mà không được sử dụng quá nhiều hóa chất
nông nghiệp.

Thực hành tiếp thị tại trang trại: Vấn đề chủ yếu mà những nông dân có mong
muốn áp dụng các kỹ thuật và phương pháp mới để nâng cao chất lượng sản phẩm phải
đối mặt chính là để làm được như vậy họ sẽ phải phát triển các kênh tiếp thị hoàn toàn
mới (xem Chương 6). Đại đa số thương nhân truyền thống không sẵn sàng để mua sản
phẩm có nhiều hơn một mức chất lượng, đại loại có thể mô tả mức đó như “mức chất

7
Khái niệm chợ đồ tươi được sử dụng rộng rãi để ám chỉ những khu chợ xây dựng có mục đích hay chợ bán lẻ
đường phố dành cho sản phẩm tươi.
8
World Bank (Ngân hàng thế giới), 2005

16

lượng trung bình” và họ cũng không được trang bị kiến thức để đưa ra các hướng dẫn
đáng kể nào nhằm cải thiện chất lượng. Bất kỳ hoạt động xếp loại nào cũng thường được
thực hiện tại các giai đoạn sau của chuỗi tiếp thị, chứ không phải ở trang trại. Như vậy,
mặc dù các thương nhân cũng có thể từ chối mua sản phẩm nếu như nó không đáp ứng
tiêu chuẩn tối thiểu nhưng nông dân cũng không được trợ giá để sản xuất những sản phẩm
có chất lượng cao hơn tiêu chuẩn nêu trên. Với trường hợp dư lượng thuốc BVTV, thực tế
có thể gây nản lòng những người muốn làm ra sản phẩm an toàn hơn, bởi nếu làm như
vậy, rau quả do nông dân sản xuất ra sẽ có vẻ ngoài kém hấp dẫn hơn, thậm chí có nguy
cơ không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu của kênh tiếp thị.

Khi nông dân phải đối mặt với dịch vụ tiếp thị không đáng tin cậy và rủi ro đáng

kể về mặt giá cả (ví dụ: đối với những sản phẩm dễ ế thừa) thường có rất ít khuyến khích
hỗ trợ để làm nhiều hơn số lượng tối thiểu cần thiết để bán buôn. Ví dụ, trong nghiên cứu
thực tế điển hình ở Thái Lan cho thấy một số nông dân trồng bắp non miễn cưỡng thay
đổi tập quán canh tác của họ để theo kịp cách thức mua bán “thất thường” của thương lái.
Những thương lái trực tiếp thu mua sản phẩm của nông dân thường là khâu đầu tiên trong
một chuỗi buôn bán khá dài, gồm nhiều phân đoạn rời rạc. Trong chuỗi kinh doanh cà
chua ở Myanmar, các đại lý mua cà chua từ nông dân và sau đó bán lại cho những người
bán buôn / sỉ ở địa phương. Sau đó, những người bán sỉ này lại cung cấp cho những người
bán sỉ ở các thành phố lớn, đến lượt họ sẽ bán lại cho những người bán lẻ. Việc mua bán
như vậy khiến cho người nông dân khó tiếp cận được với những dấu hiệu có ý nghĩa biểu
thị chất lượng. Hơn nữa, các đại lý thu mua sản phẩm từ những người nông dân không
căn cứ vào loại sản phẩm mà chủ yếu dựa trên tiền hoa hồng. Vì lợi nhuận họ có thể thu
mua số lượng nhiều nhất có thể ngay cả khi nông dân bán cho họ cà chua chưa đạt được
độ chín thu hoạch.

Đôi khi thương lái cũng có khả năng giới thiệu phương pháp trồng trọt mới cho
nông dân, mặc dù phải thông qua chuỗi cung ứng dài. Ví dụ, ở Việt Nam, khi nông dân
bắt đầu sử dụng một giống cà chua mới cho quả mềm hơn cũng như có vòng đời ngắn hơn
so với các giống đã có từ trước. Thông tin này được phản hồi trở lại cho nông dân, và họ
đã không trồng giống cà chua này trong năm tiếp theo nữa. Việc truyền tải thông tin về
giống cây trồng có lẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc đưa ra các chỉ tiêu chất lượng như độ
chín, tình trạng bên ngoài, vv. song xem ra các thương lái có thể trở thành đầu mối đầy
tiềm năng và quan trọng trong việc tuyên truyền thông tin về các hoạt động thực hành sản
xuất an toàn cũng như không an toàn.

Có một thực tế phổ biến ở châu Á là các thương lái có thể giúp đỡ tài chính cho
nông dân bằng cách tạm ứng một phần tiền để cho phép họ mua nguyên liệu đầu vào và
chi trả cho lao động nông nghiệp, và trong một số trường hợp còn giúp nông dân trang
trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.
9

Ví dụ, hàng năm người trồng xoài ở miền bắc Ấn Độ

9
Xem Shepherd, 2004

17

được các thương nhân ở Delhi hỗ trợ nguồn vốn ước tính khoảng 300 triệu Rupee
10
. Với
cách thu xếp như vậy, ít nhất trong ngắn hạn, giới thương nhân trở thành một thị trường
hấp dẫn đối với nông dân. Thương nhân cũng không thể từ chối mua các sản phẩm do
khoản vay được hoàn trả căn cứ trên doanh số bán hàng. Điều này có thể làm cho một bộ
phận nông dân không có động lực để cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt, nhất là khi
thương nhân sẽ không trả giá cao hơn cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn hay đạt mức
tiêu chuẩn quy định tối thiểu.

Một thực tế phổ biến khác là thương nhân thường “mua nguyên đồng” hoặc "mua
nguyên vườn". Điều này có nghĩa là thương nhân (thường được biết đến như một nhà
thầu) sẽ thanh toán toàn bộ một lần cho người nông dân để mua toàn bộ sản phẩm thu
hoạch từ nguyên cánh đồng rau hoặc vườn cây ăn quả. Thỏa thuận mua bán có thể thay
đổi tùy trường hợp: trong một số trường hợp, nhà thầu có thể thu hoạch ngay sau khi hai
bên đạt được thỏa thuận; trong những trường hợp khác, hai bên sẽ thỏa thuận với nhau
trước khi thu hoạch một thời gian. Trong trường hợp sau, thương lái có thể tiếp nhận tất
cả công việc chăm sóc cây trồng cho đến giai đoạn thu hoạch hoặc trong hợp đồng thương
lái có thể yêu cầu nông dân thực hiện công việc này. Trong cả hai trường hợp, người nông
dân dường như không cần quá quan tâm đến vấn đề chất lượng một khi họ đã đạt được
thỏa thuận với nhà thầu. Tại Philippines , nông dân trồng xoài thương mại thường là các
chuyên viên hay chủ doanh nghiệp sống ở khu vực thành thị. Họ thường giao toàn bộ hoạt
động sản xuất và các hoạt động sau thu hoạch cho người phun thuốc thuê kiêm nhà thầu,

người này sẽ chịu mọi chi phí sản xuất. Nhà thầu được thanh toán bằng hình thức chia sẻ
doanh thu.
Chỉ tiêu chất lượng do các thương nhân áp đặt. Ở Nepal, nông dân chỉ ra chính
các thương nhân đã đặc biệt nhấn mạnh đến vẻ bên ngoài của sản phẩm lên trên tất cả các
tiêu chí khác. Đây là một thực tế mà bản thân thương lái cũng xác nhận và họ chỉ đang
đáp ứng yêu cầu của các nhà bán lẻ sao cho sản phẩm phải trông thật hấp dẫn trên quầy
bán. Trái lại, những người bán lẻ cho rằng họ chỉ bán lại những sản phẩm do người bán sỉ
cung cấp, mặc dù họ cũng xác nhận vẻ ngoài của sản phẩm cũng là tiêu chí quan trọng
nhất đối với họ, điều này cũng phản ánh nhu cầu người tiêu dùng. Những nông dân được
liên hệ cho biết họ buộc phải sử dụng thuốc BVTV để có được sản phẩm với bề ngoài hấp
dẫn. Cho dù nhiều người cũng nhận thức được mối nguy hiểm có thể gặp phải khi sử
dụng thuốc BVTV, nhưng họ cũng không được chuẩn bị trước nguy cơ sản phẩm làm ra
bị thị trường từ chối hoặc có thể mất mùa nếu không sử dụng chúng. Mong muốn sản xuất
ra trái cây không có khiếm khuyết để thỏa mãn yêu cầu của thương lái được xem như lý
do tại sao nông dân trồng xoài ở Mindanao, Philippines đôi khi phun thuốc tới mười ba
lần mỗi năm trong suốt mùa mưa.

10
1 US$ = 43,5 Rupee vào tháng 7, năm 2005.

18


2 . Yếu tố kinh tế , tài chính và xã hội

Nông dân thường tin rằng nếu không sử dụng thuốc BVTV thì sản lượng thu được sẽ
giảm sút và có thể khiến sản phẩm của họ không bán được. Tại Thái Lan, lợi ích kinh tế
rõ rệt của việc sử dụng thuốc BVTV càng được củng cố bởi trên thực tế, thuốc BVTV
được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác. Khi có sâu bệnh bùng phát, hóa chất
nông nghiệp được cung cấp miễn phí cho nông dân. Ở Nepal, một số loại thuốc BVTV

cũng miễn thuế bán hàng / thuế tiêu dùng (sale tax = loại thuế đánh vào người tiêu dùng)
để đối phó với việc nhập khẩu trái phép từ Ấn Độ, trong khi ở Việt Nam thuế hải quan và
các loại thuế nhập khẩu ở mức thấp, kết hợp với tăng trưởng sản xuất trong nước đã khiến
gia tăng đáng kể việc sử dụng thuốc BVTV trong thập kỷ qua. Ở một vài nước khác,
chương trình tín dụng cung cấp thuốc BVTV như một phần cố định trong khoản cho vay
bằng hiện vật cũng góp phần gia tăng sử dụng thuốc BVTV.

Những kết quả khả quan trong việc thử nghiệm chương trình IPM cho thấy áp
dụng IPM có thể mang lại nhiều lợi ích hơn so với tập quán canh tác phổ biến hiện hành,
nhưng kết quả ấy không đến tay đại đa số nông dân. Những người nông dân sợ rủi ro khó
có thể chấp nhận kết quả thử nghiệm này nếu họ không được tận mắt nhìn thấy bằng
chứng về những cải tiến đó. Tuy nhiên khả năng mở rộng các mô hình thí điểm để chứng
minh những thay đổi do áp dụng IPM cho những người trồng rau nói chung cũng có giới
hạn.

Nghiên cứu thực tế điển hình ở Ấn Độ báo cáo lại rằng nông dân ước tính khi
lượng thuốc BVTV sử dụng giảm đi đáng kể thì sản lượng giảm khoảng 30% và chất
lượng sản phẩm cũng giảm đi. Theo nghiên cứu trường hợp điển hình ở Thái Lan, nông
dân trồng quýt ước tính khoảng 25% mùa màng bị thiệt hại do sâu bệnh, ngay cả khi phun
nhiều thuốc BVTV. Họ tin rằng tổn thất sẽ lên tới 80% nếu không phun thuốc. 70% số
người được hỏi cho rằng dù cho giá thuốc BVTV có cao hơn thì cũng không đủ thuyết
phục họ thay đổi mật độ phun thuốc. Tại Myanmar, nông dân tăng tỷ lệ phun thuốc
BVTV sau khi họ đã bán được vụ thu hoạch đầu tiên, lúc này họ có nhiều tiền hơn để mua
các loại hóa chất. Do vậy, các chương trình xúc tiến cải tiến thực hành cần chú trọng giải
quyết mối quan tâm của những nông dân nghèo, có ít tài nguyên để giảm thiểu rủi ro
trong sản xuất cho họ.

Một số nghiên cứu từ thực tiễn báo cáo rằng nhiều loại thuốc BVTV đã bị cấm vẫn
tiếp tục được sử dụng, những hóa chất này có lẽ đã được nhập lậu từ các nước láng giềng.
Một khảo sát trên các nông dân ở tỉnh Phú Yên, Việt Nam cho thấy 84 % trong số họ đã

từng sử dụng hóa chất nông nghiệp bị cấm, và họ thường không hề biết các chất này đã bị
cấm. Tại Myanmar, loại thuốc BVTV monocrotophos vẫn được khoảng một nửa số nông
dân trồng cà chua được hỏi sử dụng qua, cho dù trên thực tế những nông dân này nhận

×