Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề cương lịch sử văn minh thế giới Câu 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.27 KB, 2 trang )

Câu 2. Vị trí của ai Cập cổ trung đại trong hệ thống văn minh thế giới.
1.Chữ viết
Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết ở Ai Cập đã ra đời. Chữ viết của
Ai Cập lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ hình
thù của vật ấy. Vào thiên niên kỷ II TCN, người Hichxot đã học tập chữ cái của người Ai
Cập để ghi ngôn ngữ của mình. Về sau, loại chữ viết ấy được truyền sang Phenixi, trên
cơ sở ấy, người Phenixi đã sáng tạo ra vần chữ cái đầu tiên trên thế giới. Sau đó các
dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp và La-Tinh đã dựa theo mẫu tự Phoenix để thành lập
chữ viết của mình. Ngày nay, các xứ dùng mẫu tự La Tinh, trong đó có Việt Nam, Pháp,
Anh; các xứ dùng mẫu tự Hi Lạp, trong đó có Nga đều thừa hưởng di sản của chữ viết
Ai Cập !
Tôn giáo :
Người Ai Cập cổ đại theo đa thần giáo, họ thờ rất nhiều thần. Ban đầu, mỗi vùng thờ
mỗi vị thần riêng của mình, chủ yếu là những vị thần tự nhiên. Đến thời kì thống nhất
quốc gia, bên cạnh những vị thần riêng của mỗi địa phương còn có các vị thần chung
như thần Mặt trời ( Ra ), thần sông Nin (Osiris ).
Người Ai Cập cổ tin rằng con người có hai phần : hồn và xác. Khi con người chết đi,
linh hồn thoát ra ngoài nhưng có thể một lúc nào đó lại tìm về nơi xác ( Họ tin rằng như
khi bị ngất , hồn thoát ra ngoài tạm thời ). Vì vậy những người giàu có tìm mọi cách để
giữ gìn thể xác. Kĩ thuật ướp xác vì vậy cũng rất phát triển.
Kiến trúc điêu khắc :
Người Ai Cập cổ đại đã xây dựng rất nhiều đền đài, cung điện, nhưng nổi bật nhất phải
kể đến là các kim tự tháp hùng vĩ, vĩnh cửu. Người thiết kế ra Kim tự tháp đầu tiên để
làm nơi yên nghỉ cho các pharaon là Imhotép. Người ta đã phát hiện ra khoảng 70 Kim
tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong đó có 3 Kim tự tháp nổi tiếng nằm ở gần thủ đô Cairo.
Lớn nhất là Kim tự tháp Kêôp ( Kheops ) cao tới 146m, đáy hinh vuông , mỗi cạnh tới
230m. Đã mấy ngàn năm qua các Kim tự tháp vẫn sừng sững với thời gian. Vì vậy
người Ai Cập có câu “ Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải
nghiêng mình trước Kim tự tháp”.
Ngoài việc xây dựng các lăng mộ, người Ai Cập cổ còn để lại ấn tượng cho đời sau qua
các công trình điêu khắc. Đặc biệt nhất là tượng Nhân Sư (Sphinx ) hùng vĩ ở gần Kim


tự tháp Khephren. Bức tượng mình sư tử với gương mặt Khephren cao hơn 20m này
có lẽ muốn thể hiện Khephren là chúa tể với trí khôn của con người và sức mạnh của
sư tử.


Khoa học tự nhiên :
Về thiên văn, người Ai Cập cổ đã vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định 12 cung hoàng
đạo và sao Thuỷ,Kim, Hoả, Mộc, Thổ. Người Ai Cập cổ làm ra lịch dựa vào sự quan sát
sao Lang ( Sirius ). Một năm của họ có 365 ngày, đó là khoảng cách giữa hai lần họ
thấy sao Lang xuất hiện đúng đường chân trời. Họ chia một năm làm 3 mùa, mỗi mùa
có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm làm ngày
lễ. Để chia thời gian trong ngày, họ đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước.
Về toán học, do yêu cầu làm thuỷ lợi và xây dựng nên kiến thức toán học của người Ai
Cập cổ cũng sớm được chú ý phát triển. Họ dùng hệ đếm cơ số 10. Họ rất thành thạo
các phép tính cộng trừ, còn khi cần nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng trừ
nhiều lần. Về hình học, họ đã tính được diện tích của các hình hình học đơn giản; đã
biết trong một tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai
cạnh góc vuông. Pi của họ tính = 3,14 .
Về Y học, người Ai Cập cổ đã chia ra các chuyên khoa như khoa nội, ngoại , mắt, răng,
dạ dày ... Họ đã biết giải phẫu và chữa bệnh bằng thảo mộc. Các tài liệu cũng ghi lại
nhiều bài thuốc và phương pháp chữa trị. Ví dụ, để chữa bệnh đường ruột, người ta
dùng phương pháp rửa ruột hay cho nôn mửa. Các thầy thuốc Ai Cập còn biết dùng
phẫu thuật để chữa một số bệnh.



×