Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu kiến thức và kỹ năng của bà mẹ cho trẻ bú sớm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 98 trang )


Bộ giáo dục v đo to bộ y tế
Trờng đại học y h nội

Nông thị thu trang


nghiên cứu kiến thức v kỹ năng của b mẹ
trong việc cho trẻ bú sớm tại bệnh viện
phụ sản trung ơng năm 2009





luận văn thạc sĩ y học




H Nội- 2009


Bộ giáo dục v đo to bộ y tế
Trờng đại học y h nội

Nông thị thu trang

Nghiên cứu kiến thức v kỹ năng của b mẹ
trong việc cho trẻ bú sớm tại bệnh viện
phụ sản trung ơng năm 2009




Chuyên ngnh: sản phụ khoa
Mã số: 60.72.13

luận văn thạc sĩ y học


Ngời hớng dẫn khoa học:
Pgs.ts. Nguyễn đức hinh



H Nội- 2009
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã
nhận đ
ược rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp cùng cơ quan
công tác.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, bộ môn Phụ sản trường Đại học Y Hà Nội
Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Đẻ- Bệnh viện Phụ sản
Trung Ương.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới:
Phó giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Đ
ức Hinh, người thầy đã dìu dắt, giúp đỡ,
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Phó Giáo sư- Tiến sĩ Ngô Văn Toàn, khoa Y tế Công cộng, Trường Đại
học Y Hà Nội, người thầy tận tình đã dành nhiều thời gian giúp đ
ỡ tôi thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn này.
Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong hội đồng khoa học thông qua đề
cương và bảo vệ luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp của tôi đã giúp đ
ỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2009
NÔNG THỊ THU TRANG

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng đ
ược ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.


Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2009

Nông Thị Thu Trang





MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bú sớm 3
1.1.1. Nội dung chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh 3
1.1.2. Sự bài tiết sữa 4
1.1.3. Những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ 6
1.1.4. Lợi ích của việc cho trẻ bú sớm 11
1.1.5. Những tập quán, thói quen ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi
con bằng sữa mẹ 12
1.1.6. Cách ngậm bắt vú và tư thế bú 13
1.2. Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và cho trẻ bú sớm trên thế
giới và Việt Nam 16
1.2.1. Tình hình chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh và cho trẻ bú sớm trên thế
giới 16
1.2.2. Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và cho trẻ bú sớm ở Việt
Nam 21
1.3. Hệ thống chăn sóc sức khỏe sơ sinh ở nước ta 24
1.3.1. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở các tuyến khác nhau: 24
1.3.2. Khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ
em: 26
1.3.3. Chăm sóc trẻ sơ sinh tại gia đình, cộng đồng: 27
1.3.4. Các chiến lược, kế hoạch và hướng dẫn quốc gia: 28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29U
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2. Địa điểm nghiên cứu 29



2.3. Thời gian nghiên cứu 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.5. Cỡ mẫu- kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu 30
2.5.1. Cỡ mẫu 30
2.5.2. Kỹ thuật chọn mẫu 30
2.5.3. Công cụ thu thập thông tin 30
2.5.4. Kỹ thuật thu thập thông tin 31
2.6. Nội dung, các biến số, các chỉ tiêu, phương pháp thu thập thông tin 31
2.7. Hạn chế sai số trong nghiên cứu 33
2.8. Các tiêu chuẩn đánh giá thực hành trong nghiên cứu 33
2.9. Xử lý và phân tích số liệu 34
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35U
3.1. Một số đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu 35
3.1.1. Một số đặc trưng cá nhân của bà mẹ 35
3.1.2. Một số đặc trưng cá nhân của trẻ sơ sinh 36
3.2. Kiến thức- kỹ năng cho trẻ bú sớm của các bà mẹ 37
3.2.1. Kiến thức về cho trẻ bú sớm của các bà mẹ 37
3.2.2. Kỹ năng của bà mẹ trong việc cho trẻ bú sớm 41
3.3. Một số yếu tố liên quan đến vấn đề cho trẻ bú sớm 43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Kiến thức – kỹ năng của bà mẹ trong việc cho trẻ bú sớm 53
4.1.1. Kiến thức của bà mẹ trong việc cho trẻ bó sớm 53
4.1.2. Kỹ năng của bà mẹ trong việc cho trẻ bú sớm 55
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và kỹ năng cho trẻ bú sớm 61
4.2.1. Liên quan giữa tuổi mẹ với kiến thức và kỹ năng của bà mẹ
trong việc cho trẻ bú sớm 61


4.2.2. Liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức và kỹ năng của bà

mẹ trong việc cho trẻ bú sớm 62
4.2.3. Liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức và kỹ năng của bà mẹ
trong việc cho trẻ bú sớm 64
4.2.4. Liên quan giữa các yếu tố của trẻ đến kỹ năng của bà mẹ trong
việc cho trẻ bú sớm 64
4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 66
KẾT LUẬN 69
KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BV Bệnh viện
CBYT Cán bộ y tế
CSSK Chăm sóc sức khoẻ
CSSKBMTE Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ- trẻ em
DVYT Dịch vụ y tế
KHHGD Kế hoạch hoá gia đình
NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ
TSS Trẻ sơ sinh
TVSS Tử vong sơ sinh
KAP Knowledge- Attitude- Practice
(Kiến thức-Thái độ- Thực hành)
TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông











DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Nhóm tuổi của các bà mẹ 35
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của các bà mẹ 35
Bảng 3.3. Một số đặc trưng cá nhân của trẻ sơ sinh 36
Bảng 3.4. Kiến thức của bà mẹ về bú mẹ hoàn toàn 38
Bảng 3.5. Kiến thức của bà mẹ về việc trẻ bú đủ sữa mẹ 39
Bảng 3.6. Kiến thức của bà mẹ về việc tạo nguồn sữa đầy đủ 40
Bảng 3.7. Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ ăn/uống thứ khác trước khi cho trẻ bú lần đầu 41
Bảng 3.8. Liên quan giữa tuổi mẹ với kiến thức cho trẻ bú trong vòng 1
giờ đầu sau sinh
43
Bảng 3.9. Liên quan giữa tuổi mẹ với kỹ năng cho trẻ bú trong vòng 1 giờ
đầu sau sinh
44
Bảng 3.10. Liên quan giữa trình độ học vấn mẹ với kiến thức cho trẻ bú
trong vòng một giờ đầu sau sinh
44

Bảng 3.11. Liên quan giữa trình độ học vấn mẹ với kỹ năng cho trẻ bú trong
vòng một giờ đầu sau sinh
45
Bảng 3.12. Liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với kiến thức cho trẻ bú trong
vòng 1 giờ đầu sau sinh
45
Bảng 3.13. Liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với kỹ năng cho trẻ bú trong
vòng 1 giờ đầu sau sinh
46
Bảng 3.14. Liên quan giữa giờ (tuổi) của trẻ với kỹ năng cho trẻ bú trong
vòng 1 giờ đầu sau sinh
46
Bảng 3.15. Liên quan giữa giới tính của trẻ với kỹ năng cho trẻ bú trong
vòng 1 giờ đầu sau sinh
47


Bảng 3.16. Liên quan giữa thứ tự của trẻ trong gia đình với kỹ năng cho trẻ
bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh
47
Bảng 3.17. Liên quan giữa cân nặng của trẻ với kỹ năng cho trẻ bú trong
vòng 1 giờ đầu sau sinh
48
Bảng 3.18. Liên quan giữa tuổi mẹ và tư thế đúng khi cho con bú 48
Bảng 3.19. Liên quan giữa trình độ hoc vấn và tư thế đúng khi cho con bú 49
Bảng 3.20. Liên quan giữa tuổi mẹ với kỹ năng ngậm bắt vú đúng khi cho
con bú
49
Bảng 3.21. Liên quan giữa trình độ học vấn với kỹ năng ngậm bắt vú đúng 50
Bảng 3.22. Phân tích đa biến một số yếu tố của mẹ và trẻ có ảnh hưởng đến

tư thế bú đúng trong vòng 1 giờ đầu sau sinh
51
Bảng 3.23. Phân tích đa biến một số yếu tố của mẹ và trẻ có ảnh hưởng đến
ngậm bắt vú đúng trong vòng 1 giờ đầu sau sinh
52










DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Kiến thức của bà mẹ về thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh 37
Biểu đồ 3.2. Kiến thức của bà mẹ về việc cho trẻ bú sữa non 38
Biểu đồ 3.3. Thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh của các bà mẹ 41
Biểu đồ 3.4. Tư thế bú đúng của các bà mẹ và trẻ sơ sinh khi cho con bú . 42
Biểu đồ 3.5. Tình trạng ngậm bắt vú trẻ sơ sinh khi cho trẻ bú 43



1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăm sóc sức khoẻ sơ sinh hiện đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm
của các quốc gia trên toàn thế giới. Trong những năm qua, tỷ lệ tử vong trẻ

em nói chung đã giảm mạnh nhưng tỷ lệ tử vong sơ sinh không giảm hoặc
giảm không đáng kể.
Ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong.
Ở Việt Nam, theo Điều tra Dân số và Sức khỏe 2002, tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5
tuổi giảm từ 55/1000 trẻ đẻ sống xuống 30/1000 trẻ đẻ sống trong những năm
đầu của thế kỷ này, nhưng tử vong sơ sinh hầu như không thay đổi và ở mức
0,15% [21].
Mặc dù hậu quả do bệnh tật và tử vong sơ sinh rất nặng nề nhưng các
can thiệp sẵn có trong phạm vi các chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ- trẻ
em có thể cứu sống sinh mạng của hầu hết trẻ sơ sinh [21]. Trong đó, cho trẻ
bú sữa mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau khi sinh là can thiệp đơn giản, dễ thực
hiện góp phần bảo vệ, phát triển, nâng cao sức khoẻ và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ.
Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh giúp cung cấp chất dinh
dưỡng và miễn dịch, làm tăng tỷ lệ và thời gian bú mẹ hoàn toàn ở trẻ sau
này, giúp trẻ tăng cân tốt hơn, giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ [5].
Bà mẹ cũng có lợi khi cho trẻ bú sớm vì giúp sữa về sớm hơn, giảm
được băng huyết sau sinh, giúp bà mẹ tránh thai trong thời kỳ đầu hậu sản. Về
lâu dài, cho trẻ bú sữa mẹ giảm tỷ lệ ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Mặc dù đơn giản và hiệu quả như vậy nhưng không phải những can
thiệp này được thực hiện thường xuyên và rộng khắp ở nhiều nước trên thế
giới. Sự chậm trễ thực hành ở các nước phát triển là do sự sẵn có của các


2
phương tiện và kỹ thuật chăm sóc tiên tiến. Ở các nước đang phát triển, còn
thiếu các nghiên cứu chứng minh ích lợi của việc cho trẻ bú sớm.
Nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi ở Việt
Nam, ước tính có tới 98% trẻ nhỏ được bú mẹ. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu
trước đây, chỉ có khoảng 57% các bà mẹ thực hiện cho bú mẹ ngay sau đẻ [13].
Hiện nay, chúng ta đang triển khai rộng rãi chương trình “Làm mẹ an

toàn” trong cả nước, trong đó có việc nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bú
sớm. Để góp phần nâng cao chất lượng nuôi con bằng sữa mẹ, chúng ta cần
tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc cho trẻ bú sớm.
Muốn thực hiện tốt kỹ năng cho trẻ bú sớm ngay sau sinh, đòi hỏi phải
nâng cao hơn nữa hiểu biết về lợi ích, tác dụng của phương pháp này, cũng
như sự chuyển biến lớn về kiến thức- kỹ năng- thái độ của bà mẹ và cán bộ y
tế hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sơ sinh. Đây là những vấn đề
quan trọng của y tế cộng đồng nhưng lại chưa được áp dụng và nghiên cứu
đầy đủ ở Việt Nam và cả trên thế giới [23].
Việc thực hiện tốt cho trẻ bú sớm tại các cơ sở y tế và tuyến Trung
ương sẽ góp phần quan trọng vào việc áp dụng và nâng cao chất lượng của
vấn đề cho trẻ bú sớm trong cả nước. Để góp phần cung cấp thông tin nhằm
cải thiện sức khỏe trẻ sơ sinh, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kiến
thức và kỹ năng của bà mẹ cho trẻ bú sớm tại bệnh viện Phụ sản Trung
ương, năm 2009” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, kỹ năng của bà mẹ trong việc cho trẻ bú sớm tại
bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2009.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến vấn đề cho trẻ bú sớm.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bú sớm
1.1.1. Nội dung chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh [21]
Thời kỳ sơ sinh được tính từ khi trẻ ra đời cho đến hết tuần thứ tư sau
đẻ. Đối với sơ sinh khỏe mạnh, chăm sóc thiết yếu bao gồm: chăm sóc trước,
trong và sau khi sinh (trong ngày đầu tiên, những ngày tiếp theo cho đến 28
ngày tuổi). Ngoài ra, còn những can thiệp đặc biệt cần thiết đối với trẻ ốm và

trẻ thiếu cân. Mục đích của chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh là giúp trẻ khỏe
mạnh bằng cách đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản về sức khỏe của trẻ (đủ ấm, thở
bình thường, cho trẻ ăn, phòng chống nhiễm khuẩn), phát hiện các dấu hiệu
bất thường và xử trí kịp thời, hướng dẫn bà mẹ và gia đình về cách chăm sóc
trẻ sơ sinh và cách nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm [21].
 Chăm sóc trước đẻ:
- Tiêm phòng uốn ván.
- Tư vấn dinh dưỡng, chuẩn bị cho cuộc đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Bổ xung sắt folic, iod.
- Phát hiện nguy cơ chính gây đẻ khó.
- Phát hiện và điều trị bệnh nếu có.
 Trong khi đẻ và 1-2 giờ đầu sau đẻ:
- Bú mẹ ngay sau đẻ và bú mẹ hoàn toàn.
- Đẻ sạch và an toàn.


4
- Giữ ấm.
- Chăm sóc rốn và mắt.
- Cấp cứu tai biến sản khoa (nếu có).
- Dùng thuốc nếu cần.
- Hồi sức sơ sinh (nếu cần).
- Sử lý các biến chứng của trẻ sơ sinh (trường hợp có bệnh nặng, có
biến chứng).
- Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (mẹ nhiễm HIV).
 Chăm sóc trẻ sơ sinh 1-2 giờ đầu đến 4 tuần sau đẻ:
- Bú mẹ hoàn toàn.
- Giữ ấm.
- Chăm sóc vệ sinh rốn.
- Phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm và sử lý kịp thời.

- Tư vấn về khoảng cách giữa các lần sinh sau.
- Chăm sóc đặc biệt cho trẻ nhẹ cân.
- Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (mẹ nhiễm HIV).
- Theo dõi và sử lý các trường hợp có nhu cầu chăm sóc đặc biệt.
Với trẻ bình thường, nguyên tắc cơ bản của sử trí ban đầu là ủ ấm và
cho trẻ bú sữa mẹ sớm nhằm đảm bảo thân nhiệt và dinh dưỡng của trẻ.
1.1.2. Sự bài tiết sữa [5]
- Sữa mẹ bài tiết theo cơ chế phản xạ. Khi trẻ bú, cảm giác đi từ núm
vú lên não tác động đến tuyến yên bài tiết Prolactin và Oxytoxin. Prolactin là


5
nội tiết tố của thuỳ trước tuyến yên, có tác dụng kích thích tế bào sữa. Đây là
phản xạ tạo sữa, vì vậy bú nhiều sẽ tạo sữa nhiều hơn.
- Prolactin thường sản xuất nhiều về ban đêm và làm cho bà mẹ thư
giãn buồn ngủ. Vì vậy nên cho trẻ bú đêm. Prolactin còn có tác dụng ngăn cản
sự rụng trứng, giúp bà mẹ chậm có thai.
- Oxytoxin la nội tiết tố của thuỳ sau tuyến yên có tác dụng làm co các
cơ xung quanh tế bào tiết sữa để đẩy sữa từ các nang sữa theo ống dẫn sữa
đến các xoang sữa. Đây là phản xạ phun sữa. Oxytoxin dễ bị ảnh hưởng bởi
những ý nghĩ và cảm giác của bà mẹ:
+ Cảm giác tốt: bà mẹ thấy hài lòng thương yêu trẻ, ngắm nhìn hoặc
nghe thấy tiếng khóc của trẻ và tin tưởng sữa mình là tốt nhất, sẽ hỗ trợ cho
phản xạ này.
+ Cảm giác xấu: nếu bà mẹ lo lắng hoặc nghi ngờ là mình không đủ sữa
có thể hạn chế phản xạ và sữa mẹ ngừng chảy. Vì phản xạ Oxytoxin là quan
trọng nên ngay sau khi đẻ, bà mẹ phải nằm cạnh con để trẻ tiếp xúc với mẹ và
cho bú sớm.
- Chất ức chế trong sữa mẹ:
Sự sản xuất sữa trong vú cũng tự điều chỉnh được. Nếu sữa ứ đọng thì

chất ức chế sẽ làm ngừng sự tiết sữa.
Nếu cho trẻ bú nhiều, vú lại tạo sữa nhiều hơn. Vì vậy, nếu trẻ không
bú được thì phải vắt sữa mẹ để vú tiếp tục sản xuất sữa.
Động tác bú của trẻ lµ vấn đề quan trọng. Ăn uống, nghỉ ngơi, uống
thuốc tuy cần thiết nhưng không thể gióp bà mẹ tạo được nhiều s÷a nếu không
cho trẻ bú thường xuyên và đúng cách.


6
1.1.3. Những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ [2],[5]
Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả để
bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em.
 Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo dễ tiêu hoá và hấp thụ
* Thành phần sữa mẹ:
- Sữa non:
+ Là sữa mẹ tiết ra trong vài ngày đầu sau đẻ, Sữa non màu vàng nhạt,
đặc sánh.
+ Vai trò của sữa non:
Sữa non nhiều kháng thể, tế bào bạch cầu, bảo vệ cơ thể trẻ chống
nhiễm khuẩn và dị ứng.
Sữa non có tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc tống phân su, trẻ đỡ vàng da.
Các yếu tố phát triển trong sữa non giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành,
chống dị ứng và không dung nạp các thức ăn khác.
Sữa non có nhiều vitamin A giúp trẻ chống nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt.
Vì vậy, cần phải cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ, không
cho trẻ ăn bất cứ thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ.
- Sữa trưởng thành: gồm sữa đầu và sữa cuối:
+ Sữa đầu có mầu hơi xanh. Trẻ bú sữa đầu sẽ nhận được một lượng
lớn các chất dinh dưỡng và nước. Vì vậy, không cần cho trẻ uống thêm nước
hoặc bất cứ đồ uống nào trước khi trẻ được 6 tháng tuổi và ngay cả khi trời nóng.



7
+ Sữa cuối được sản xuất ở cuối bữa bú có màu trắng hơn vì có nhiều
chất béo. Cần cho trẻ bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú khác để trẻ
nhận được sữa cuối cung cấp nhiều năng lượng.
* Sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò
Các yếu tố Sữa mẹ Sữa bò
Nhiễm khuẩn Không Có thể có
Các kháng thể Có Không có
Yếu tố phát triển Có Không có
Đạm Đủ số lượng, dễ tiêu hoá Quá nhiều, khó tiêu hoá
Mỡ Có những axít béo cần
thiết. Có men lipase tiêu mỡ.
Thiếu những axít béo cần
thiết. Không có men lipase.
Sắt Dễ hấp thu hơn Khó hấp thu hơn.
Vitamin Đủ Không đủ vitamin A và C
Nước Đủ Cần thêm
- Protein trong sữa mẹ ít hơn sữa bò nhưng có đủ các acid amin cần
thiết và tỉ lệ cân đối. Protein trong sữa bò chủ yếu là casein dễ kết tủa trong dạ
dày nên khó tiêu hoá.
- Lipid: Sữa mẹ có acid béo cần thiết như acid linoleic, cần thiết cho sự
phát triển của não, mắt và sự bền vững các mạch máu của trẻ. Lipid trong sữa
mẹ dễ tiêu hoá hơn vì có men lipase.
- Lactose trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò, cung cấp thêm năng lượng.
Một số lactose vào ruột chuyển hoá thành acid lactic giúp cho sự hấp thu calci
và các muối khoáng.



8
- Vitamin: Sữa mẹ có nhiều vitamin A hơn sữa bò, giúp trẻ đề phòng
được bệnh khô mắt do thiếu vitamin A.
- Muối khoáng: calci trong sữa mẹ ít hơn sữa bò nhưng đủ thoả mãn
nhu cầu của trẻ và dễ hấp thu hơn. Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn sữa bò.
Thành phần các chất dinh dưỡng trong 100ml sữa [10]
Thành phần Sữa mẹ Sữa bò
Năng lượng (Kcal)
Protein (g)
Tỉ lệ casein/protein nước sữa
Lipid (g)
Lactose (g)
Renitol (mcg)
δ caroten (mcg)
Vitamin D (mcg)
Vitamin C (mg)
Thiamin (mg)
Riboflavin (mg)
Niacin (mg)
Vitamin B12 (mcg)
Acid folic (mcg)
Calci (mg)
Sắt (mg)
Đồng (mcg)
Kẽm (mcg)
70
1.07
1:1.5
4.2
7.4

60
0
0.81
3.80
0.02
0.03
0.62
0.01.
5.2
35
0.08
39
295
67
3.4
1:0.2
3.9
4.8
31
19
0.18
1.5
0.04
0.2
0.89
0.31
5.2
124
0.05
21

361



9
 Sữa mẹ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn nhờ các yếu tố
kháng khuẩn
Một số kháng thể từ người mẹ truyền qua rau đến bào thai đã giúp cho
trẻ mới đẻ có được sức đề kháng và miễn dịch một số bệnh đặc biệt trong 4-6
tháng đầu như sởi, cúm, ho gà.
Sữa mẹ vô khuẩn, trẻ bú trực tiếp sữa mẹ. Vi khuẩn không có điều kiện
phát triển nên trẻ ít bị tiêu chảy
Globulin miễn dịch IgA tiết có nhiều trong sữa non và giảm dần trong
những tuần sau. IgA không được hấp thu mà hoạt động ngay tại ruột để chống
lại một số vi khuẩn như E.coli và virus.
Lactoferin là một protein gắn sắt có tác dụng kìm khuẩn không cho vi
khuẩn cần sắt phát triển.
Lysozym là một enzym có tác dụng diệt khuẩn.
Lympho bào sản xuất IgA tiết và interferon, có tác dụng ức chế hoạt
động của một số virus.
Đại thực bào có tính chất thực bào và bài tiết lysozym và lactoferin.
Đại thực bào có thể thực bào Candida và vi khuẩn đặc biệt là những vi khuẩn
Gram âm, nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh.
Yếu tố kích thích sự phát triển vi khuẩn Lactobacillus bifidus. Một số
lactose vào ruột chuyển thành acid lactic, tạo môi trường thuận lợi cho vi
khuẩn Bifidus phát triển, lấn át vi khuẩn gây bệnh như E.coli.
Yếu tố Bifidus là một carbonhydrat có chứa nitrogen cần cho vi khuẩn
Lactose bifidus, ngăn cản vi khuẩn gây bệnh phát triển.



10
 Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng
Trẻ bú mẹ thường ít bị dị ứng như một số trẻ ăn sữa bò vì IgA tiết cùng
với đại thực bào có tác dụng chống dị ứng.
 Cho trẻ bú mẹ gắn bó tình cảm mẹ con
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho bà mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ
gần gũi yêu thương, trẻ ít quấy khóc. Trẻ bú sữa mẹ thường phát triển trí tuệ
thông minh hơn.
 Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ sức khoẻ bà mẹ
- Cho con bú góp phần giúp người mẹ tránh thai vì động tác bú mẹ của
trẻ làm kích thích tuyến yên tiết ra prolactin, chất này có tác dụng ức chế rụng
trứng, làm giảm khả nǎng mang thai.
- Đối với phụ nữ ngay sau khi sinh, động tác bú của trẻ có tác dụng làm
co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ.
- Hơn nữa cho con bú thường xuyên giúp người mẹ nhanh chóng lấy lại
vóc dáng và làm giảm tỉ lệ ung thư vú.
 Nuôi con bằng sữa mẹ kinh tế và thuận tiện hơn nuôi nhân tạo
Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế. Cho trẻ bú sữa mẹ rất thuận
lợi vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha
chế. Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò
hoặc bất cứ loại thức ǎn nào khác, vì sữa mẹ không mất tiền mua. Khi người
mẹ ǎn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú.


11
1.1.4. Lợi ích của việc cho trẻ bú sớm [5]
Nuôi con bằng sữa mẹ sớm theo hướng dẫn của chuẩn Quốc gia về các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản là cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt trong
vòng 1giê đầu sau khi sinh.
Chỉ từ đầu năm 1980 người ta mới biết rõ tác dụng và cơ chế của việc

nuôi con bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ là một khâu quan trọng trong
công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả
những n−íc đang phát triển, phong trào nuôi con bằng sữa mẹ đang có xu
hướng giảm đi rõ rệt. Cho đến nay mọi người đã phải thừa nhận sữa mẹ là
loại thức ăn tốt nhất của trẻ dưới 1 tuổi.
Ở nước ta, nuôi con bằng sữa mẹ là tập quán cổ truyền, đa số các bà mẹ
đều muốn nuôi con bằng sữa của mình, vì thực tế đã mang lại nhiều lợi ích
cho các bà mẹ và đứa trẻ nhất là trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay.
Bú sớm giúp trẻ tận dụng được nguồn sữa non, kích thích sự bài tiết
sữa sớm và giúp cho tử cung co tốt hơn nhờ phản xạ tiết oxytocin.
Sữa non được bài tiết trong vài ngày đầu sau đẻ, sánh đặc, màu vàng nhạt.
Sữa non có nhiều năng lượng, protein và vitamin A, có nhiều kháng thể
và tế bào miễn dịch giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ và phòng bệnh khô
mắt do thiếu vitamin A.
Sữa non có tác dụng xổ giúp tống phân su giảm vàng da.
Sữa non có những yếu tố phát triển giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành.
Phòng chống dị ứng, chứng không dung nạp.
Sữa non tuy ít nhưng chất lượng cao thoả mãn nhu cầu của trẻ mới đẻ.


12
Do thành phần và tính chất ưu việt như vậy nên việc cho trẻ bú ngay
trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ là biện pháp cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ.
Cho trẻ bú sớm sau khi sinh là biện pháp rất quan trọng trong giờ đầu
tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh ở trạng thái nhanh nhẹn tỉnh táo nhất và dễ thực
hiện động tác mút vú mẹ. Khi thời điểm này qua đi, trẻ trở nên buồn ngủ hơn
vì bắt đầu hồi phục sau quá trình thở. Trong giờ đầu tiên đó, quan trọng là để
trẻ gần mẹ, tránh tách mẹ con để trẻ có cơ hội được bú sớm.
1.1.5. Những tập quán, thói quen ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con
bằng sữa mẹ [5]

Nuôi con bằng sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó
những thói quen, tập quán không đúng đã làm cho nhiều bà mẹ nuôi con bằng
sữa mẹ không thành công:
- Cho bú muộn sau đẻ: cho bú muộn sau đẻ làm ảnh hưởng đến sức
khoẻ của trẻ cũng như ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của bà mẹ. Nếu bà mẹ
cho trẻ bú muộn sau đẻ, trẻ sẽ không nhận được sữa non có nhiều kháng thể,
mẹ sẽ chậm xuống sữa hơn.
- Cho trẻ ăn thức ăn khác trước khi bú mẹ: trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy,
mất cảm giác thích sữa mẹ.
- Cho trẻ ăn bổ xung sớm.
- Cai sữa sớm.
- Trong thời gian bú mẹ hoàn toàn vẫn thường cho uống nước trắng
hoặc nước hoa quả: thực tế trẻ không cần uống thêm bất cứ thứ gì trong 6
tháng đầu vì trong sữa mẹ đã có đủ nước và các vitamin cho nhu cầu của trẻ.


13
- Cho trẻ bú bình với đầu vú cao su: sẽ làm mất hoặc giảm phản xạ bú
mẹ dẫn đến giảm sự tạo sữa. Ngoài ra trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do vệ
sinh bình không sạch.
1.1.6. Cách ngậm bắt vú và tư thế bú [5]
* Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ ngậm bắt vú đúng
- Trẻ phải ngậm sâu vào quầng đen của vú và các mô phía dưới vú vào
trong miệng
- Các xoang sữa nằm trong những mô phía dưới này.
- Trẻ phải ngậm vú để kéo mô vú ra tạo thành một “đầu vú dài”.
- Trẻ đang được bú từ vú chứ không phải từ núm vú
- Lưỡi của trẻ đưa ra trước trên lợi dưới và ở phía dưới xoang sữa.
* Động tác ngậm mút vú
- Trẻ mút để kéo mô vú ra thành đầu vú và giữ vú trong miệng.

- Phản xạ oxytocin làm cho sữa chảy vào xoang sữa.
- Lưỡi của trẻ ép đầu vú lên vòm miệng cứng, ép sữa từ xoang sữa vào
miệng trẻ.
- Khi trẻ ngậm bắt vú đúng, trẻ hút được sữa dễ dàng, miệng và lưỡi
của trẻ không trà sát vào da và núm vú trẻ sẽ mót vú có hiệu quả.
* Ngậm bắt vú sai vì
- Trẻ chỉ ngậm vú mà không ngậm cả mô vú ở dưới.
- Trẻ không ngậm hết xoang sữa, lưỡi không đưa tới xoang sữa được.
- Lưỡi ở trong miệng nên trẻ không ép được xoang sữa.
- Cho thấy trẻ chỉ ngậm núm vú.


14
Ngậm bắt vú đúng Ngậm bắt vú sai
- Cằm trẻ chạm vào vú mẹ
- Miệng trẻ mở rộng
- Quầng vú ở phía trên miệng trẻ
nhiều hơn phía dưới
- Trẻ đưa lưỡi tới phía dưới xoang
sữa (quầng thâm của vú) để ép sữa ra
- Má của trẻ căng phồng
- Cằm trẻ không chạm vào vú
- Miệng trẻ không mở rộng
- Quầng vú phía trên và phía
dưới như nhau
- Lưỡi không tới phía dưới
xoang sữa
- Má của trẻ hóp lại

* Hậu quả của việc ngậm bắt vú sai :

- Đau và tổn thương núm vú.
- Do trẻ chỉ ngậm núm vú nên làm cho bà mẹ đau và dễ nứt núm vú.
- - Miệng trẻ trà sát da ở núm vú nhiều sẽ gây nứt núm vú.
- Trẻ bú không có hiệu quả làm sữa bị ứ đọng gây cương vú.
- Trẻ hay khóc vì không bú đủ sữa.
- Không chịu bú mẹ.
- Vú tạo sữa ít đi.
- Trẻ tăng cân kém.
* Nguyên nhân của việc ngậm bắt vú sai :
Cho trẻ bú bình: ngay sau đẻ, nếu trẻ bú bình trước khi bắt đầu bú mẹ
thì ảnh hưởng đến sự ngậm bắt vú vì động tác bú bình cũng giống bú núm vú
làm mất phản xạ bú mẹ của trẻ.

×