Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Báo cáo khoa học : Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cà chua công nghệ cao tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 75 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
Tên đề tài:
Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cà chua công nghệ cao tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Hữu Nhượng và ThS. Nguyễn Chí Dũng
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông Nghiệp Công Nghệ
Cao
Địa chỉ: Ấp 1, Xã Phạm Văn Cội, Huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08)85375910; Fax: (08): 7949743
Thời gian thực hiện đề tài: 30 tháng (Từ tháng 03/2011 đến tháng 09/2013)
Kinh phí đƣợc duyệt: 520 triệu đồng
Kinh phí đã cấp: lần 1: 300.000.000 đồng Theo thông báo số: 16/TB -SKHCN
ngày 28 tháng 3 năm 2011; lần 2: 168.000.000 đồng Theo thông báo số: 6/TB -
SKHCN ngày 4 tháng 3 năm 2014.
Mục tiêu: Hoàn thiện quy trình sản xuất cà chua trong nhà màng, trên giá thể, áp
dụng hệ thống tưới nhỏ giọt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà chua góp phần
giải quyết sản phẩm rau an toàn cho Thành phố.
Nội dung:
1. Nghiên cứu giá thể phù hợp trên một số giống cà chua trong điều kiện nhà
màng.
2. Nghiên cứu công thức phân bón (Formula) cho cà chua trồng trên giá thể.
3. Nghiên cứu lượng nước tưới thích hợp cho cà chua trồng trên giá thể trong
điều kiện nhà màng.
4. Nghiên cứu xây dựng mô hình thích hợp cho cà chua trồng trong điều kiện
nhà màng.
Sản phẩm của đề tài:
Quy trình sản xuất cà chua công nghệ cao (trồng cà chua trên giá thể áp dụng hệ
thống tưới nhỏ giọt trong điều kiện nhà màng). Năng suất 100 tấn/ha; Độ dày thịt quả
lớn hơn 5mm, Độ Brix 5.0 – 6.0.


Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.
2

PHẦN BÁO CÁO KẾT QUẢ

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.Giới thiệu chung về cây cà chua:
1.1. Vị trí phân loại:
Giới (regnum) : Plantae
Ngành (divisio) : Embryophyta (thựcvật có phôi)
Lớp (class) : Spermatopsida (thực vật có hạt)
Bộ (ordo) : Solanales
Họ (familia) : Solanaceae
Chi (genus) : Solanum
Loài (species) : S. Lycopersicum
Phân loài(subspecies): S. l. var. cerasiforme
S. l. var. lycopersicum
1.2. Nguồn gốc và phân bố:
Hàng trăm năm trước, loài người không coi cây cà chua là cây thực phẩm, mà
nó chỉ được coi như là cây thuốc và cây cảnh. Tài liệu công bố về cà chua đầu tiên
xuất hiện cuối thế kỷ XVI. Cà chua có nguồn gốc từ Pêru và Ecuador, các nước
Nam Mỹ thuộc khu vực nhiệt đới khô, nhiều ánh nắng. Trong suốt 3 thế kỷ, cà chua
bị xem là quả độc, cấm trồng. Ở vùng Andes – Nam Mỹ, cà chua được đem về
Châu Âu từ thế kỷ XVI và gọi tên theo tiếng thổ dân là “tomato”. Các nhà thực vật
học xếp cà chua vào họ cà, chung nhóm với loại cà gây độc chết người, đó là cà độc
dược. Vì nghĩ rằng cà chua tuy có màu đỏ đẹp nhưng độc nên người ta chỉ trồng
làm cảnh và đặt cho nó biệt danh “trái đào của chó sói”. Sở dĩ cà chua bị nỗi oan
như thế là vì quả cà chua còn xanh có chứa một loại chất alkaloid độc tố tên là
solanin và khi cà chua chín thì độc tố này không còn. Mãi đến năm 1778, cà chua

mới được xem là trái cây ăn được. Từ sau cách mạng Pháp, cà chua lên ngôi và
được gọi bằng tên mỹ miều “táo vàng”, “táo tình yêu” và có mặt trong các thực đơn
của nhà hàng Paris.
3

1.3. Đặc điểm thực vật học
Bộ rễ
Cà chua có bộ rễ chùm, phân nhánh mạnh, có thể ăn sâu tới 1,5m. Thời gian
đầu rễ chính phát triển mạnh.
Bộ rễ cà chua phát triển rất khoẻ. Sau khi hạt nảy mầm rễ bắt đầu phát triển
và chỉ sau khoảng 3 tuần, rễ cái ăn sâu vào đất 65cm. Khi đưa cây cà chua từ vườn
ươm ra trồng rễ cái thường bị đứt, cho nên rễ phụ thường phát triển nhiều. Rễ cà
chua có sức tái sức rất khoẻ, nên sau khi trồng rễ phụ và rễ tơ mọc ra nhiều.
Sau khi trồng 2 tháng, rễ phân bố nhiều ở tầng đất mặt dày khoảng 60cm, tập
trung nhiều nhất ở lớp đất cách mặt đất 30cm. Có một số rễ ăn sâu đến 1,0 - 1,3m.
Rễ lan ra theo chiều ngang cách gốc cây 1,0m, nhưng tập trung nhiều nhất trong
phạm vi bán kính 60 – 65cm. Bộ rễ ăn sâu, cạn, mạnh hay yếu đều có liên quan đến
mức độ phân cành và phát triển của bộ phận trên mặt đất, do đó khi trồng cà chua
tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn so với điều kiện trồng tự
nhiên.
Thân
Thân của cà chua là bò lan xung quanh hoặc thân bụi. Thân tròn, mọng nước,
phủ nhiều lông khi cây lớn, thân dần dần hoá gỗ, cà chua có thể chia thành 3 loại
thân.
+ Loại thân lùn (cây bụi): cây mập, lóng ngắn, cây mọc thành bụi, cây chỉ cao
35 - 70cm, thân cứng, mọc thẳng, không cần dùng cọc để chống đỡ, không cần tạo
hình, hạn chế việc tỉa cành, trong sản xuất cần tăng mật độ thích hợp để tăng năng
suất.
+ Loại thân cao: cây cao, khoảng 1,5 - 2,0m, lóng dài, lá có từ 3 - 4 đôi lá chét,
thân lá phát triển mạnh, thân mềm. Trong sản xuất, cần tỉa cành, tỉa hoa quả và làm

giàn, hoặc dùng cọc chống đỡ.
+ Loại thân cao trung bình: đây là loại trung gian giữa loại cao và loại lùn.
Chiều cao đạt từ 65 - 120cm. Thân lá sinh trưởng mạnh (cành, chồi non phát triển
mạnh), trong sản xuất cần tỉa cành. Thân cà chua có thể thay đổi lớn và chịu ảnh
hưởng nhiều của các yếu tố ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác. Thời kỳ cây con thân
4

trong, thẳng đứng, mọng nước, giòn, dễ gãy, phủ nhiều lông. Cây trưởng thành thân
có tiết diện đa giác, cây cứng, phần gốc hoá gỗ xù xì.
Thân cà chua phát triển theo kiểu lưỡng tính phân, thân mang lá và phát hoa,
các chùm hoa sinh ra từ trên thân chính. Vì vậy, thân chính có vị trí quan trọng đối
với sản lượng quả. Chồi nách phát sinh từ các nách lá, ở các vị trí khác nhau có tốc
độ sinh trưởng và phát dục khác nhau. Theo quy luật thì chồi nách ở ngay dưới
chùm hoa thứ nhất có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh và cho sản lượng
gần bằng thân chính. Tất cả chồi nách (nhánh) trưởng thành đều có khả năng ra hoa
đậu quả nhưng sản lượng không cao bằng nhánh cấp 1 mọc dưới chùm hoa thứ nhất
trên thân chính.

Lá cà chua có đặc trưng để phân biệt giữa các giống. Lá thuộc lá kép lông chim
lẻ, mỗi lá hoàn chỉnh có 3 - 4 đôi lá chét. Ngọn lá có một phiến lá riêng biệt gọi là lá
đỉnh. Giữa các lá chét còn có lá giữa và lá bên nhỏ hơn lá chét. Số lá, màu sắc lá là
đặc tính di truyền của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh
như nhiệt độ, ánh sáng, nước và dinh dưỡng.
Lá cà chua có thể có giống lá bé ít khía, có giống lá giống lá khoai tây, có
giống lá nhiều khía, có giống lá xoăn lại. Nhìn chung, các giống cà chua ngắn ngày
có lá tương đối bé, màu sắc tương đối nhạt, thân và lá có lông tơ, có mùi hăng đặc
biệt.
Lá kép lông chim lẽ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có riêng lá đỉnh. Rìa lá
chét đều có răng cưa sâu hay cạn tuỳ giống. Phiến lá thường phủ lông tơ. Đặc tính lá
thể hiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa đầu tiên.

Hoa
Hoa cà chua thuộc loại hoa hoàn chỉnh (lá đài, cánh hoa (tràng hoa), nhị,
nhụy), hoa mẫu 5, màu vàng sáng. Hoa cà chua nhỏ, không có màu sắc sặc sỡ,
không có mùi thơm hấp dẫn nên không dẫn dụ côn trùng. Tỷ lệ thụ phấn chép phụ
thuộc vào cấu tạo của hoa, giống và thời vụ gieo trồng. Vùng ôn đới là 0,5 - 4%,
vùng nhiệt đới tỷ lệ này cao hơn từ 10 - 15%. Hoa cà chua thuộc loại hoa tự thụ
phấn do cấu tạo của hoa: Các bao phấn bao quanh nhụy, thường vị trí của nhụy thấp
5

hơn nhị. Khi vòi nhụy cao hơn nhị thì cơ hội thụ phấn chéo rất lớn. Quá trình thụ
phấn ngoài trời có thể dễ dàng thực hiện nhờ gió, côn trùng di chuyển phấn hoa.
Trồng cà chua trong nhà lưới cần tác động bằng cách rung cây, rung cành làm cho
hạt phấn dễ dàng tách khỏi bao phấn rơi trên nhụy cái.
Hoa cà chua mọc thành chùm. Hoa thường do mầm ở đầu thân cây phân hóa
thành. Khi mầm ở đầu thân hình thành hoa, thì mầm ở các nách lá phát triển thành
nhánh thay thế, cứ như thế càng tiếp tục phát triển lên.
Màu sắc của hoa thay đổi theo quá trình phát triển của hoa từ vàng xanh, vàng
tươi rồi đến vàng ứa (vàng sẫm). Trong kỹ thuật lai, người tạo giống thường khử
đực trên cây mẹ ở thời kỳ hoa có màu vàng xanh, tràng hoa chưa bị tách rời. Lấy
phấn bố ở thời kỳ nở to có màu vàng tươi là tốt nhất.
Hoa cà chua mọc thành chùm, hoa đính vào chùm bởi cuống ngắn. Giữa các
hoa có những khoảng trống (một lớp tế bào riêng rẽ (tế bào nhu mô) được hình
thành ở cuống hoa. Khi gặp điều kiện không thuận lợi như quá lạnh, quá nóng, quá
khô hạn, quá ẩm ướt, thức ăn, nước bị thiếu… các khoảng trống này phình to lên do
tích tụ vào đó một loại men làm ảnh hưởng đến sự liên kết của các tế bào gây ra
hiện tượng hoa, quả bị rụng. Có thể sử dụng chất kích thích sinh trưởng để hạn chế
hoạt động của men này, ngăn cản hiện tượng rụng hoa, rụng quả.
Căn cứ vào sự phân nhánh của chùm hoa mà chia ra làm 3 loại: đơn giản,
trung gian và phức tạp. Loại chùm đơn giản chỉ có một trục chính, hoa mọc so le
trên trục. Loại trung gian thường phân thành 2 nhánh chính. Loại hình phức tạp chia

thành nhiều nhánh. Số chùm hoa/cây/chu kỳ sinh trưởng khoảng 20 chùm hoặc
nhiều hơn, phụ thuộc vào giống và kỹ thuật trồng trọt. Mỗi chùm hoa biến động 5 -
20 hoa, thường có 5 - 7 hoa/chùm.
Cà chua có cả hoa đực và hoa cái. Nhị đực có từ năm cái trở lên, phấn hoa màu
vàng, tụ tập thành một ống hình thoi tròn, bao quanh bên ngoài nhụy cái.
- Sự nở hoa: Hoa cà chua là hoa lưỡng tính. Mỗi hoa gồm có đài, tràng, nhị,
nhụy. Cuống bao phấn rất ngắn. Các bao phấn dính vào nhau tạo thành một ống bao
quanh nhụy. Mỗi bao phấn có hai túi phấn, khi chin tách ra theo chiều dọc bên trên.
Nhụy gồm bầu và vòi nhụy, đầu tận cùng của vòi nở rộng gọi là nuốm, nơi thu
6

nhận hạt phấn.
Chùm hoa: hoa cà chua mọc thành từng chùm đơn và kép (tùy giống). Những
chùm hoa ở phía dưới thường cấu tạo phức tạp hơn những chùm phía trên.
Quy luật nở hoa: Chùm gần gốc, gần thân chính nở trước, thường thì chùm thứ
nhất nở hoàn toàn thì chùm thứ hai bắt đầu nở.
Giữa các hoa trong chùm thì hoa ở gần cuống chùm nở trước, hoa của đầu mút
chùm trở sau. Từ hoa đầu tiên đến hoa trong chùm nở rộ từ 2 – 4 ngày, từ hoa đầu
tiên tới hoa cuối cùng nở là 10 - 14 ngày.
Hoa nở vào lúc 8 - 10 giờ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nở hoa là 18 - 25
0
C. Ở
nhiệt độ dưới 12
0
C thì sự nở hoa và thụ phấn bị ức chế. Khi nhiệt độ trên 35
0
C, trời
khô hạn, thiếu ánh sáng và chất dinh dưỡng thì hoa nở không bình thường, vòi nhụy
mọc dài hơn nhị, gây khó khăn cho thụ phấn.
Thụ phấn và thụ tinh: Thường hai ngày trước khi hoa nở hạt phấn đã chin và

nhụy đã có khả năng nhận hạt phấn. Khi đó, nụ hoa có cánh màu vàng nhạt.
Khi hoa nở, khả năng thụ phấn mạnh nhất, nuốm của nhụy tiết dịch nhiều, tạo
điều kiện giữ hạt phấn và thúc đẩy hạt phấn nảy mầm. Một hai ngày sau khi nở hoa,
tế bào trứng chín và xảy ra quá trình thụ tinh; khi đó cánh hoa bắt đầu héo, màu
nhạt dần và cụp lại.
Hạt phấn tốt là những hạt phấn giữ được sức nảy mầm trong thời gian 4 - 5
ngày ở nhiệt độ và độ ẩm bình thường. Nhiệt độ thích hợp cho phấn hoa phát
triển là 21 - 24
0
C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho hạt phấn nảy mầm là từ 16 - 29
0
C,
thích hợp nhất 29
0
C. Hạt phấn không nảy mầm ở nhiệt độ 10
0
C và trên 35
0
C.
Nhụy giữ được khả năng thụ phấn đến 4 ngày sau khi hoa nở, khi trời mát,
thời gian này có thể kéo dài hơn.
Quá trình phát triển của hạn phấn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, nhiệt độ thấp
dưới 15
0
và trên 35
0
C hạt phấn sẽ bị ức chế, gây ra hiện tượng thụ phấn không đầy
đủ. Bầu quả phát triển không bình thường tạo ra những vết sẹo (vết lõm sâu), quả bị
nhăn, dị hình làm giảm giá trị thương phẩm. Hiện tượng dị hình còn phụ thuộc vào
giống.

- Các loại hình sinh trưởng: Căn cứ vào đặc điểm ra hoa, cà chua có thể chia ra
7

3 loại hình sinh trưởng:
+ Loại hình sinh trưởng hữu hạn (derterminate): Cây thấp, vị trí chùm hoa thứ
nhất thấp, khoảng cách giữa các lóng ngắn, chùm hoa thứ nhất thường xuất hiện
sớm. Khi trên thân chính có 7 - 8 lá thật. Sau đó cứ 1 - 2 lá có chùm hoa kế tiếp, cho
đến khi có 3 - 4 chùm thì đỉnh sinh trưởng có chùm hoa cuối cùng, cây ngừng sinh
trưởng chiều cao. Loại này có các giống ngắn ngày, ra hoa, quả tập trung, năng suất
không cao. Do vậy trong sản xuất cần tăng số nhánh/gốc, không cần phải làm giàn,
có thể thu hoạch bằng cơ giới.
+ Loại hình sinh trưởng bán hữu hạn (sermideterminate): Cây thấp, những
giống thuộc loại hình này về căn bản cũng giống như loại hình sinh trưởng hữu hạn
nhưng khi trên thân chính có 7 - 8 lá thật (có khi 9 -10 lá) thì có chùm hoa thứ nhất,
sau đó cứ cách 1 - 2 lá (có khi 2 - 3 lá) có chùm hoa tiếp theo cho đến khi trên thân
chính có tới 7 - 8 chùm hoa (cây cho nhiều chùm hoa hơn hữu hạn) thì chiều cao
ngừng sinh trưởng bởi kết thúc chùm hoa ở đỉnh sinh trưởng.
+ Loại hình sinh trưởng vô hạn (indeterrminate): Cây cao, cành lá sinh trưởng
tốt, xum xuê, có thể cao hơn 2m, khoảng cách giữa các lóng dài, vị trí chùm hoa thứ
nhất cao. Khi trên thân chính có 9 - 10 lá thật (có khi 11 - 12 lá) thì xuất hiện chùm
hoa thứ nhất. Sau đó cứ cách 2 - 3 lá có chùm hoa tiếp theo và tiếp tục như vậy cho
đến khi cây già hoặc không đủ các yếu tố nước, dinh dưỡng… thì cây ngừng sinh
trưởng. Trong 1 chu kỳ sinh trưởng trên thân chính đạt tới 12 – 13 chùm hoa hoặc
nhiều hơn. Loại hình này thường là những giống dài ngày, thân tăng trưởng mạnh,
tái tạo nhanh mới và ra hoa nhiều, có khả năng cho năng suất rất cao, chất lượng tốt
nhưng trong sản xuất cần phải làm giàn, tỉa nhánh, tỉa hoa, tỉa quả.
Số hoa/cây, tỷ lệ đậu quả phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật
chăm sóc. Giống chống chịu kém, điều kiện nhiệt độ quá thấp, quá cao, chất dinh
dưỡng thiếu, kỹ thuật bón phân không hợp lý (thiếu hoặc thừa đạm), thiếu nước, sâu
bệnh hại… dẫn đến rụng hoa.

Để hạn chế hiện tượng rụng nụ rụng hoa, cần chọn giống chống chịu điều kiện
ngoại cảnh bất lợi và thực hiện tốt các biện pháp canh tác, phòng trừ sâu bệnh kịp
thời.
8

Quả và hạt
* Quả: Thuộc quả mọng, nhiều nước, bao gồm vỏ quả, thịt quả, dịch quả và hạt.
Phần thịt quả có thể đặc hoặc ít đặc, có các vách ngăn ngang tạo thành từng ô, ở giữa
là trục quả. Số lượng ô/quả khác nhau, có 2 hoặc 3 đến nhiều ô/quả. Hình dạng quả
thay đổi từ tròn đến dài, có dạng tròn, dẹt, giống quả hình trứng, hình tim, hình quả
đào…, vỏ trên láng hay có khía, màu xanh và có lông khi quả xanh. Màu đỏ, hồng,
cam, vàng và trơn láng khi chín. Trọng lượng trái thay đổi thay đổi từ 20g ở cà chua
Cherry đến 300 g ở cà chua trái lớn.
Sát vỏ quả là thành ngoài, bên trong quả chia thành nhiều buồng hạt (2 – 20
buồng hạt). Các buồng hạt được các thành trong ngăn cách ra. Giữa buồng hạt là
khoảng trống chứa đầy dịch quả và hạt. Thành quả càng dày thì thịt quả càng nhiều
và càng ít hạt hơn. Thành quả, nhất là các thành trong, có hàm lượng chất khô cao.
Trong thịt quả cà chua có 3,1% chất đường (chủ yếu là gluco); 0,1% chất chứa
nitơ, 0,84% xenlulô; 0,5% axit hữu cơ (chủ yếu là axit xitric); 0,13% protein; 0,6%
tro; phần còn lại là nước. Trong quả xanh có 0,1 – 0,3% tinh bột, khi quả chín hầu
hết tinh bột chuyển thành đường. Vị đắng của cà chua là do Solanin. Lượng chất
này trong cà chua xanh là 4mg% và tăng lên 8%mg khi cà chua chín.
Cà chua giàu vitamin C (18 -35mg%) và carotene (1,2mg%). Chất màu chủ
yếu của cà chua là carotinoid, chlorophyll. Theo mức độ chín, lượng chlorophyll
giảm, lượng carotinoid tăng.
Ở độ chín hoàn toàn lượng vitamin C và carotinoid đạt tỷ lệ cao nhất, lượng
axit giảm, lượng đường tăng, thịt quả có vị ngọt hơn lúc còn xanh. Lượng
protopectin giảm làm cho vỏ dễ tách ra và quả bị mềm. Cà chua chín cây có chất
lượng cao hơn cà chua bảo quản. Lớp thịt dày buồng đựng hạt càng bé chất lượng
quả càng cao.

Hình dạng và kích thước quả khác nhau như dạng quả tròn, tròn dẹt, vuông,
quả lê, hình bầu dục, hoặc quả anh đào (Cherry), quả hồng (quả dài). Hình dạng quả
được xác định qua công thức chỉ số hình dạng: I = H/D
Trong đó: I là chỉ số hình dạng
H : Chiều cao quả (cm)
9

D : Đường kính quả (cm)
Nếu I = 0,6 - 0,8 dạng quả tròn dẹt
0,85 < I < 1,25 dạng quả tròn
I > 1,25 dạng quả dài (ô van)
Màu sắc quả cà chua phụ thuộc màu sắc vỏ quả, là đặc trưng của giống. thịt
quả khi chín có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm hoặc màu vàng, vàng sáng. Loài cà
chua trồng quả thường có màu đỏ hồng, vàng, vàng da cam. Lycopen là sắc tố chính
trong màu đỏ nhưng không thể hiện được hàm lượng provitamin A. Những giống có
màu đỏ vàng hoặc vàng da cam có hàm lượng provitamin A gấp 8 - 10 lần quả màu
đỏ. Quả có màu đỏ, vàng da cam thể hiện chứa hàm lượng sắc tố carotene cao.
Chất lượng quả cà chua được đánh giá qua các chỉ tiêu hình thái bên ngoài và
chất lượng sinh hóa bên trong quả: hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu trúc quả, độ
rắn chắc (thể hiện khả năng chịu va chạm khi vận chuyển và bảo quản lâu), tỷ lệ thịt
quả, hàm lượng chất khô, tỷ lệ đường/axit và sắc tố. Sự hài hòa tỷ lệ đường/axit
(chủ yếu a.malic) thể hiện hương vị thích hợp.
Số lượng quả/cây là đặc tính di truyền của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng
lớn của điều kiện ngoại cảnh. Số quả/cây giữa các loài rất khác nhau, từ 4 – 5 quả
đến hàng trăm quả.
Khối lượng quả thay đổi tùy theo giống có thể là 1 - 2g đến 200 – 300g cũng
có thể lớn hơn. Căn cứ vào khối lượng trung bình/quả, có thể chia ra 3 cấp: quả nhỏ
có khối lượng dưới 50g, quả trung bình có khối lượng 50 - 100g và quả to có khối
lượng trên 100g. Trên cùng một cây khối lượng quả và số quả thường có mối tương
quan nghịch.

Quá trình chín của quả chia làm 4 thời kỳ:
Thời kỳ trái xanh: Trái và hạt phát triển chưa hoàn toàn, nếu đem dấm trái
không chín, trái chưa có mùi vị, màu sắc đặc trưng của giống.
Thời kỳ chín xanh: Trái đã phát triển đầy đủ, trái có màu xanh sáng, keo xung
quanh hạt được hình thành, trái chưa có màu hồng hay vàng nhưng nếu đem dấm
trái thể hiện màu sắc vốn có.
Thời kỳ chín vàng: Phần đỉnh trái xuất hiện màu hồng, xung quanh cuống trái
10

vẫn còn xanh, nếu sản phẩm cần chuyên chở đi xa nên thu hoạch lúc nay để trái
chín từ từ khi chuyên chở.
Thời kỳ chín đỏ: Trái xuất hiện màu sắc vốn có của giống, màu sắc thể hiện
hoàn toàn, có thể thu hoạch để ăn tươi. Hạt trong trái lúc này phát triển đầy đủ có
thể làm giống .
* Hạt: Hạt cà nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt nằm
trong buồng chứa nhiều dịch bào kìm hãm sự nảy mầm của hạt. Trung bình 1g chứa
300 - 350 hạt, mỗi quả chứa 50 - 350 hạt. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5 - 3,5g. Trong
trái hạt nằm trong buồng chứa dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm. Hạt khô ở ẩm độ
5,5% có thể nảy mầm tốt sau nhiều năm tồn trữ, sức nảy mầm của hạt có thể giữ
được 4 - 5 năm.
1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ
Cà chua thuộc nhóm cây ưa khí hậu ấm áp, thích nghi rộng, chịu được nhiệt độ
cao nhưng mẫn cảm với rét. Cà chua sinh trưởng bình thường trong phạm vi nhiệt
độ 15 - 35
0
C, nhưng thích hợp nhất 22 - 24
0
C, nhiệt độ tối thấp và tối cao là 10
0

C và
trên 35
0
C. Hạt nảy mầm tốt ở 25 - 30
0
C, quả phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 20 - 22
0
C,
các sắc tố hình thành ở nhiệt độ 20
0
C, quả chín ở nhiệt độ 24 - 30
0
C, trên 35
0
C các
sắc tố bị phân giải.
Trong quá trình nảy mầm của hạt, nhiệt độ thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho hạt nảy mầm nhanh, làm tăng tỷ lệ mọc mầm, giúp cho cây con phát triển được
dễ dàng. Nhiệt độ ngày và đêm đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng sinh dưỡng của
cây. Nhiệt độ ngày thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20 - 25
0
C, khi nhiệt độ cao hơn
mức thích hợp (> 35
0
C) quá trình quang hợp sẽ giảm dần, nhiệt độ đêm thích hợp từ
13 - 18
0
C. Theo Clayon (1923), khi nhiệt độ trên 35
0
C cây ngừng sinh trưởng, ở

nhiệt độ 10
0
C trong một giai đoạn dài cây ngừng sinh trưởng và chết (Swiader J. M.
và cộng sự 1992). Ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, nhiệt độ ngày và đêm xấp xỉ
25
0
C sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra lá và sinh trưởng của lá. Tốc độ sinh
trưởng của thân, chồi và rễ đạt tốt hơn khi nhiệt độ ngày từ 26 - 30
0
C và đêm từ 18 -
22
0
C. Điều này liên quan đến việc duy trì cân bằng quá trình quang hóa trong cây.
11

Nhiệt độ không những ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng dinh dưỡng mà
còn ảnh hưởng rất lớn đến ra hoa đậu quả, năng suất và chất lượng quả cà chua. Ở
thời kỳ phân hóa mầm hoa, nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến vị trí của chùm hoa
đầu tiên. Cùng với nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất có ảnh hưởng đến số lượng hoa
trên chùm. Khi nhiệt độ không khí trên 30/25
0
C (ngày/đêm) làm tăng số lượng đốt
dưới chùm hoa thứ nhất. Nhiệt độ không khí lớn hơn 30/25
0
C (ngày/đêm) cùng với
nhiệt độ đất trên 21
0
C làm giảm số hoa trên chùm.
Nghiên cứu của Calver (1957) cho thấy sự phân hóa mầm hoa ở 13
0

C cho số
hoa trên chùm nhiều hơn ở 18
0
C là 8 hoa/chùm, ở 14
0
C có số hoa trên chùm lớn
hơn 20
0
C (Tiwari, Choudhury,1993).
Ngoài ra nhiệt độ còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ
phấn thụ tinh, ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển của hoa. Khi nhiệt độ ngày/đêm
trên 30/24
0
C làm giảm kích thước hoa, trọng lượng noãn và bao phấn. Khi nhiệt độ
cao làm giảm số lượng hạt phấn, giảm sức sống của hạt phấn và của noãn. Tỷ lệ đậu
quả cao ở nhiệt độ tối ưu là 18 - 20
0
C. Khi nhiệt độ đêm tối thấp vượt 25 - 27
0
C
trong vòng vài ngày trước và sau khi nở hoa đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó
chính là nguyên nhân làm giảm năng suất. Quả cà chua phát triển thuận lợi ở nhiệt
độ thấp, khi nhiệt độ trên 35
0
C ngăn cản sự phát triển của quả và làm giảm kích
thước quả rõ rệt (Kuo và cộng sự, 1998).
Bênh cạnh đó nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các chất điều hòa sinh trưởng có
trong cây. Sau khi đậu quả, quả lớn lên nhờ sự phân chia và sự phát triển các tế bào
phôi. Hoạt động này được thúc đẩy bởi một số hoocmon sinh trưởng hình thành
ngay trong khi thụ tinh và hình thành hạt. Nếu nhiệt độ cao xảy ra vào thời điểm 2 -

3 ngày sau khi nở hoa gây cản trở quá trình thụ tinh, Auxin không hình thành được
và quả non không lớn được mà rụng đi.
Sự hình thành màu sắc quả cũng chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, bởi quá
trình sinh tổng hợp caroten rất mẫn cảm với nhiệt. Phạm vi nhiệt độ thích hợp để
phân hủy Chlorophill là 14 - 15
0
C, để hình thành lycopen là 12 - 30
0
C và hình
thành caroten là 10 - 38
0
C. Do vậy nhiệt độ tối ưu để hình thành sắc tố là 18 -
24
0
C. Quả có màu đỏ - da cam đậm ở 24 - 28
0
C do sự hình thành lycopen và
12

caroten dễ dàng. Nhưng khi nhiệt độ ở 30 - 36
0
C quả có màu vàng đó là do
lycopen không được hình thành. Khi nhiệt độ lớn hơn 40
0
C quả giữ nguyên màu
xanh bởi vì cơ chế phân hủy chlorophyll không hoạt động, caroten và lycopen
không được hình thành. Nhiệt độ cao trong quá trình phát triển của quả cũng làm
giảm quá trình hình thành pectin, là nguyên nhân làm cho quả nhanh mềm hơn.
Nhiệt độ và độ ẩm cao còn là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh
phát triển. Theo Walker và Foter (1946) bệnh héo Fusarium phát triển mạnh ở

nhiệt độ đất 28
0
C, bệnh đốm nâu Cladosporiumfulvum Cooke phát sinh điều kiện
nhiệt độ 25 - 30
0
C và độ ẩm không khí 85 - 90%, bệnh sương mai do nấm
Phytophthora infestan phát sinh phát triển vào thời điểm nhiệt độ thấp dưới 22
0
C,
bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum phát sinh phát triển ở nhiệt độ
trên 20
0
C. Ở khu vực miền Trung, thời tiết nóng ẩm, ẩm độ cao, mưa nắng thay
đổi đột ngột, do đó cà chua bị nhiều loại sâu bệnh gây hại nặng không cho năng
suất. Điều này giải thích tại sao vùng này diện tích cà chua rất nhỏ so với tiềm
năng của vùng.
Ánh sáng
Cà chua là loại cây ưa sáng nhưng không phản ứng với độ dài ngày nên cà
chua có thể ra hoa cả trong điều kiện chiếu sáng ngày dài hay ngày ngắn. Vì thế cà
chua có tính thích nghi rộng, có thể trồng quanh năm và ở nhiều vùng khác nhau ở
nước ta.
Cà chua ưa cường độ ánh sáng mạnh, từ 4000 - 10000lux, nếu được chiếu
sáng đầy đủ 11 - 13h, cây con sinh trưởng tốt, ra quả thuận lợi, năng suất và chất
lượng quả cao. Cây thiếu ánh sáng sinh trưởng yếu ớt, lá mỏng, cây vống, ra hoa, ra
quả chậm, năng suất và chất lượng quả giảm, hương vị nhạt đồng thời cũng rụng nụ
rụng hoa, rụng quả, nhụy co rút lại làm giảm khả năng tiếp nhận của hạt phấn và
quả bị dị hình.
Thành phần hóa học của quả cà chua chịu tác động lớn của chất lượng ánh
sáng, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng. Theo Hamner và cộng sự (1945)
cho biết ánh sáng mạnh rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến hàm lượng axit

ascobic trong quả cà chua, khi ánh sáng yếu làm giảm hàm lượng vitaminC trong
13

quả.
Nƣớc
Cà chua là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng và yêu cầu nước ở các giai đoạn
rất khác nhau, xu hướng ban đầu cần ít nước về sau cần nhiều hơn. Lúc cây ra hoa
là thời kỳ cần nhiều nước nhất. Nếu ở thời kỳ này độ ẩm không đáp ứng, việc hình
thành chùm hoa và tỷ lệ đậu quả giảm.
Một số nghiên cứu cho thấy giữa năng suất cà chua và lượng nước bốc hơi
trên lớp đất mặt sâu 1cm có mối quan hệ chặt. Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy
một giống cà chua đạt năng suất 220 tấn/ha thì hiệu quả sử dụng nước là 3,1
tấn/cm/ha lượng nước thoát hơi.
Độ ẩm đất thích hợp cho cà chua nảy mầm là 70%, sinh trưởng phát triển là 70 -
80% và độ ẩm không khí là 70 - 80%. Thiếu nước cây sẽ bị rụng nụ, rụng hoa, rụng
quả, cây còi cọc, lá bé. Thời kỳ cần nước nhiều nhất là từ hình thành hạt phấn hoa đến
hình thành và phát triển quả (giai đoạn ra hoa – ra quả).
Khi đất quá khô hay quá ẩm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng
suất của cà chua. Biểu hiện thừa nước hay thiếu nước đều làm cho cây héo. Khi
ruộng bị ngập nước, trong đất thiếu oxy, thừa khí cacbonic làm rễ cà chua bị ngộ
độc dẫn đến cây héo. Khi thiếu nước quả cà chua chậm lớn thường xảy ra hiện
tượng thối đáy quả, quả dễ bị nám do canxi bị giữ chặt ở các bộ phận già không vận
chuyển đến các bộ phận non. Nhiệt độ đất và không khí phụ thuộc rất lớn vào lượng
mưa, đặc biệt là các thời điểm trái vụ, mưa nhiều là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự
sinh trưởng phát triển của cây.
Cà chua yêu cầu độ ẩm không khí thấp trong quá trình sinh trưởng phát triển,
thích hợp 45 - 55%, độ ẩm cao trên 65% cây dễ dàng bị bệnh, ảnh hưởng đến sự
tung phấn của hạt phấn làm hạt phấn vỡ, làm giảm nồng độ đường ở nuốm nhụy.
Như vậy cà chua là cây: “chân ướt đầu khô”.
Dinh dƣỡng

Rễ cây cà chua tập trung chủ yếu ở vùng đất mặt ở độ sâu 0 - 40cm, rễ ăn sâu
và rộng hơn nhiều các loại rau khác. Cà chua có thể trồng được trên nhiều loại đất
khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất phù sa (thịt nhẹ), cát pha, tơi xốp, tưới tiêu
14

chủ động. Giới hạn pH đất có thể trồng cà chua là hơi chua – hơi kiềm (5,5 – 7,5),
pH thích hợp nhất từ 6,0 - 6,5; đất giàu mùn, tầng canh tác dày, dễ thoát nước. Cà
chua là cây yêu cầu chế độ luân canh, luân phiên rất nghiêm ngặt. Không nên trồng
cà chua trên các chân đất trước đó trồng cây họ cà, đất có ít nguồn nấm bệnh là điều
kiện rất cơ bản để trồng cà chua có năng suất cao.
Trong các nguyên tố dinh dưỡng thì cà chua hút nhiều nhất kali thứ đến là đạm
và ít nhất là lân. Cà chua được sử dụng tới 60% N; 50 - 60% K
2
O và 15 -
20%P
2
O
5
tổng lượng bón vào đất trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Theo Becseev, để
tạo 1 tấn quả cà chua cần 3,8kg N; 0,6kg P
2
O
5
và 7,9kg K
2
O.
- Đạm
Đạm có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, phân hóa sớm, số lượng
hoa/cây nhiều, hoa to, tăng khối lượng và kích thước quả, tăng năng suất. Tuy nhiên
bón đạm quá nhiều làm sinh trưởng quá mạnh cành lá rậm rạp, chậm ra hoa ra quả,

chất lượng quả giảm, nhiều bệnh hại nặng đặc biệt là mốc sương. Trong lúc đó thiếu
đạm cây sinh trưởng còi cọc hoa quả ít, quả nhỏ, rụng hoa rụng quả…năng suất chất
lượng giảm mạnh.
- Lân
Lân có tác dụng kích thích hệ rễ phát triển đặc biệt là thời kỳ cây con (3 - 4 lá
thật), tăng cường phát dục của hoa (phân hóa hoa sớm), làm tăng quả chín sớm, rút
ngắn thời gian sinh trưởng, nâng cao chất lượng quả và hạt (tăng sức sống hạt phấn,
tăng tỷ lệ đậu quả, tăng chất lượng quả). Vì vậy nếu ruộng để giống cần bón lân đầy
đủ.
- Kali
Kali tăng cường khả năng quang hợp, tham gia tổng hợp đường (gluxit), tăng
cường quá trình vận chuyển các chất hữu cơ và đường vào quả. Kali còn làm cho
cây cứng, khỏe tăng khả năng chống chịu bệnh và điều kiện bất lợi (chống rét), tăng
chất lượng quả (làm cho quả nhẵn, thịt quả chắc, tăng khả năng vận chuyển và bảo
quản khi quả chín, tăng hàm lượng đường, hàm lượng vitaminC).
Thời kỳ ra hoa - ra quả, quả phát triển yêu cầu tối đa về các yếu tố dinh dưỡng.
Cà chua rất mẫn cảm với đạm nên chú ý bón các nguyên tố cân đối.
15

Theo Raymon A.T. George (1989), đối với đất có dinh dưỡng thấp thì lượng
phân vô cơ bón cho 1ha cần : 70 - 100kg N; 105 - 200kg P
2
O
5
và 150 - 200kg K
2
O.
Theo Geraldason, để đạt được 60 tấn quả/ha, 1ha cà chua cần bón 320kg N;
60kg P
2

O
5
và 440kg K
2
O. Ở vùng khô cà chua sử dụng nhiều đạm hơn, còn vùng
khí hậu ẩm cây sử dụng ka li và lân nhiều hơn.
Theo Trần Khắc Thi và cộng sự (1999) thì trong điều kiện sinh thái của Việt
Nam, lượng phân bón cho 1ha cà chua là 25 tấn phân chuồng, 150kg N, 90kg P
2
O
5

và 150kg K
2
O.
- Các nguyên tố vi lƣợng
Nguyên tố vi lượng có tác dụng quan trọng đến sinh trưởng phát triển của cà
chua đặc biệt là nâng cao chất lượng quả. Trong các nguyên tố vi lượng cà chua
phản ứng tốt với các nguyên tố vi lượng B, Mn, Zn… trên đất chua nên bón phân
Mo. Tùy theo nhu cầu của cây bón nhiều lượng thích hợp, có thể xử lý hạt, phun lên
lá hay bón vào đất.
1.5. Giá trị dinh dƣỡng và kinh tế
Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao, diện
tích trồng cà chua lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du
phía Bắc. Hiện nay có một số giống chịu nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thể trồng tại
miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nên diện tích ngày càng được mở rộng. Nhiều
giống cà chua lai ghép chất lượng tốt được phát triển mạnh ở Đà Lạt, Lâm Đồng.
Một số giống cà chua chất lượng đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Khi cà chua chín, màu đỏ tươi của cà chua tạo nên vẻ đẹp rất bắt mắt trong
việc trình bày món ăn. Màu đỏ của cà chua cũng cho thấy hàm lượng vitamin A

thiên nhiên trong cà chua cao, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được
13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C. Ngoài ra, còn có
vitamin B1, B2.
Cà chua được trồng để lấy quả ăn tươi, nấu chín, làm giấm, làm mứt, làm
tương, nước sốt, nước giải khát, cà chua là loại cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng
cao, trong quả chín có nhiều đường, chủ yếu là đường glucoza, loại đường mà cơ
thể con người dễ hấp thụ nhất, nhiều axit hữu cơ và nhiều loại vitamin cần thiết cho
16

cơ thể con người nhất là vitamin C. Trong 100g cà chua tươi có thể cung cấp
2,0mg% tiền vitamin A, 0,006mg% vitamin B1, 10mg% vitamin C cần thiết cho
người trưởng thành và đem lại cho cơ thể 22calo (theo các nhà dinh dưỡng học trên
thế giới thì người lao động bình thường một ngày ăn 100 – 200g cà chua là có thể
thoả mãn nhu cầu của cơ thể đối với vitamin C) và các chất khoáng quan trọng như
Canxi (Ca), Sắt (Fe), Photpho (P), Lưu huỳnh (S), Kali (K), Natri (Na) và Magiê
(Mg).
Thành phần hoá học của cà chua thay đổi theo giống, đất đai, chế độ dinh
dưỡng, chế độ trồng trọt và điều kiện khí hậu thời tiết.
Cà chua ngoài giá trị thực phẩm thì còn có giá trị về mặt y học, theo Võ Văn
Chi (2002) cà chua cung cấp năng lượng, cung cấp khoáng, làm tăng sức sống, làm
cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết (scorbut), chống nhiễm khuẩn,
chống nhiễm độc, làm kiềm hoá các máu quá axit, lợi tiểu, là dung môi của urê, thải
urê, giúp tiêu hoá dễ dàng tinh bột. Cà chua được chỉ định dùng ăn hay lấy dịch quả
để uống trị suy nhược, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mãn tính, thừa máu (trạng
thái xung huyết), máu quá dính, xơ cứng tiểu động mạch, bệnh về mạch máu, tạng
khớp, thống phong, thấp khớp, thừa urê trong máu, sỏi niệu đạo và mật, táo bón,
viêm ruột Dùng ngoài để chữa trứng cá (dùng quả cà chua thái lát và xoa) và vết
đốt của sâu bọ (dùng lá vò ra mà xát). Theo các nghiên cứu trong Đông y, nước ép
cà chua kích thích gan, giữ dạ dày và tim mạch. Licopen – thành phần cấu tạo nên
màu đỏ của cà chua – giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra licopen, chất

chống oxy hoá tự nhiên liên quan đến vitamin A, đã được chứng minh có khả năng
ngăn ngừa bệnh ung thư tiền liệt tuyến, chất có khả năng ngăn ngừa sự hình thành
các gốc tự do gây ung thư. Theo các nhà nghiên cứu, cà chua càng đỏ càng chứa
nhiều licopen.
Cà chua là loại rau trồng chủ yếu của nhiều nước trên thế giới, là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng của nhiều nước và là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
với các sản phẩm đa dạng mà thị trường thế giới có nhu cầu cao.
Ở nước ta, những năm gần đây cà chua là một trong những cây trồng có mặt
trong những công thức luân canh để thực hiện cánh đồng 50 triệu đồng/ha. Cà chua là
17

loại rau có giá trị dinh dưỡng cao nên nhu cầu của nhân dân càng lớn. Vì vậy diện
tích gieo trồng và tổng sản lượng không ngừng tăng lên ở các vùng xung quanh thành
phố, thị trấn, khu công nghiệp và khu đông dân cư. Đặc biệt trên phần đất đai của gia
đình, cà chua là cây cho hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, cà chua được xuất khẩu cả ở dạng tươi lẫn dạng qua chế biến công
nghiệp. Nhưng mặt hàng chính có giá trị hàng hoá cao vẫn là dưới dạng quả tươi.
Hơn nữa cà chua lại là cây trồng tương đối dễ trồng cho năng suất và sản lượng cao,
trong điều kiện chăm sóc tốt có thể đạt 50 – 62 tấn.
Cà chua là mặt hàng rau quả cao cấp cho nên trồng cà chua không chỉ để cung
cấp cho thị trường trong nước mà còn có thể xuất khẩu sang các nước, đó là nguồn
trao đổi ngoại tệ quan trọng của đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu trồng cà chua trên thế giới và Việt Nam
2.1. Tình hình nghiên cứu trồng cà chua Trên thế giới
Cà chua là loại rau ăn quả quý có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao nên
được nhiều người ưa thích, là một trong những loại rau ưu tiên có chiều hướng phát
triển mạnh cả về lượng và chất. Thành phần trong quả cà chua có chứa gần 1%
protein, 0,3% chất béo, 4-6% đường, 0,5% khoáng chất, vitamin C 23 đơn vị/100g,
vitamin A 800 đơn vị/100g.
Trong số các loại rau thì cà chua đứng thứ 2 về diện tích sau khoai tây. Theo

số liệu của FAO (2005) thì diện tích cà chua trên thế giới là 4,5 triệu ha, sản lượng
124,6 triệu tấn, năng suất bình quân 27,6 tấn/ha. Diện tích cà chua trên thế giới năm
2008 là 5,2 triệu ha (Nguồn: FAO), trong đó nước sản xuất cà chua nhiều nhất là
Trung Quốc (1,4 triệu ha), kế đến là Ả-rập (571.800 ha), Ấn Độ (571.700 ha). Sản
lượng cà chua thế giới năm 2008 là 192 triệu tấn (nguồn: FAO).
Cà chua là một trong những loại cây trồng được ứng dụng công nghệ cao vào
sản xuất sớm nhất. Trồng cà chua công nghệ cao trong nhà kính liên quan đến việc
điều tiết, phối hợp và sự tối ưu hóa của rất nhiều biến số, bao gồm môi trường (ánh
sáng, nhiệt độ và ẩm độ tương đối) (Snyder, 1993a; 1992b), sự thông khí, mức CO
2
,
nước, sự thụ phấn (Snyder, 1993a; 1992b), và việc quản lý sâu bệnh hại (Harris et
al., 1993). Một trong những quyết định quan trọng nhất đối với người trồng cà chua
18

là việc xác định đúng lượng dinh dưỡng mà cây cần cho từng giai đoạn sinh trưởng
và chọn lựa loại phân phù hợp cũng như số lượng mỗi loại để cung cấp cho cây.
Cung cấp dinh dưỡng đúng cho cây là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho cây
khỏe, năng suất cao, chất lượng quả tốt.
Cà chua trồng trong nhà kính được cung cấp phân chuyên biệt với hệ thống tự
động, sử dụng điều khiển thời gian tưới (timer) hoặc hệ thống điều hành tưới để
kiểm soát lượng dung dịch tưới. Dung dịch dinh dưỡng bao gồm phân được hòa tan
trong nước và được cung cấp theo quy trình được gọi là “tưới bón” (fertigation). Có
2 hệ thống chính để trộn phân bón với nước: (1) hệ thống bồn chứa; và (2) hệ thống
châm phân. Bảng lập trình trong máy tính đã được thiết lập để giúp đỡ cho người
trồng cà chua với quy trình phức tạp của việc xác định giá trị bao nhiêu dinh dưỡng
từ những loại phân có sẵn mà họ muốn tưới cho cà chua trong nhà kính. Bảng lập
trình (có thể tính toán tất cả các yếu tố cần thiết) đã được phát triển cho trồng cây
trong nhà kính là PlanPerfect© version 5.1 (PlanPerfect, 1992) và MS-DOS©
version 3.2 hoặc cao hơn (Microsoft), và IBM© cho máy tính xách tay. Chúng sẽ

tính toán được lượng phân bón cho bất cứ loại thiết bị châm phân nào (chẳng hạn
Anderson, Dosmatic, Dosatron, Hardie, Smith, etc.), và có bộ phận đặc biệt giúp
người trồng cà chua tính toán được lượng phân cho hệ thống bồn chứa (không dùng
bộ châm phân).
Tại các nước Châu Âu, Ca-na-đa và trong phức hợp nhà kính lớn của Mỹ có
tới 95% nhà kính trồng cà chua trên giá thể trơ và giá thể nhân tạo. Đôi khi những
hệ thống này được cho là “thủy canh”, nhưng theo nghĩa chung thì “thủy canh” là
canh tác trong dung dịch, sử dụng kỹ thuật màng dinh dưỡng (NFT), không dùng tới
giá thể mà cây được trồng trực tiếp trên máng có dung dịch dinh dưỡng. Hệ thống
sử dụng chất nền – giá thể rắn thay cho đất, gọi cho đúng là “trồng cây không dùng
đất”. Năng suất cà chua trồng trên các giá thể sợi đá, đá chân châu cũng tương tự
như trồng trên hệ thống NFT.
Trong mỗi điều kiện canh tác và khí hậu khác nhau đòi hỏi phải có những
giống phù hợp. Vì vậy, giống thích hợp là một trong những giải pháp quan trọng
góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Những năm gần đây, vấn đề
19

nghiên cứu và chọn tạo giống cà chua lai trên thế giới đã đạt được những thành tựu
to lớn. Từ những năm 80 trở lại đây, chương trình chọn giống cà chua chịu nhiệt
cho vùng nhiệt đới đã được chú ý. Hàng loạt các giống chịu nóng đã ra đời, góp
phần tăng nhanh diện tích, sản lượng cà chua trên thế giới, đặc biệt kéo dài thời vụ
trồng cà chua sang những tháng mùa hè.
Từ năm 1977 đến năm 1984, Ai Cập đã nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua
chịu nhiệt có năng suất cao, chất lượng tốt, thuộc đề án Quốc gia về phát triển cây
trồng có năng suất và chất lượng cao. Kết quả, tạo ra một số giống cà chua mới như
Cal.Ace, Housney, Marmande VF, Pritchard, VFN-Bush đều có tính trạng quả to,
năng suất cao, chất lượng tốt, còn một số giống Castlex-1017, Castlrock, GS-30,
Peto86, UC-97 có thịt quả chắc. Các giống này có thể trồng tốt trong thời vụ có
nhiệt độ cao.
Trong chọn lọc các giống cà chua thích ứng (Scott, Olson, Chellemi et al.

1994), ngoài việc tiến hành so sánh năng suất của các dòng chọn lọc với đối chứng
về tính chịu nóng, các tác giả còn chú trọng tới tính kháng bệnh như: bệnh héo vi
khuẩn (Pseudomonas solanacearum), kháng chủng 3 Fusarium oxysporum, chịu
thối vi khuẩn (Xanthomonas campestris PV.Vesicatoria). Kết quả đã chọn lọc được
dòng chịu nóng Fla. 7324 và các con lai F1 của nó. Để tăng cường giống cà chua
trồng quanh năm, Chowdhury, 1989 đã nghiên cứu 32 giống nhập nội và 1 giống tự
tạo, kết quả là 8 giống thích ứng đã được chọn cho mùa hè và được sử dụng trong
chương trình chọn giống có phổ thích ứng rộng.
Hiện nay, trên thị trường có hàng ngàn giống cà chua, nhưng chỉ có một số ít
giống phù hợp để trồng trong điều kiện nhà kính. Cho nên khi có kế hoạch trồng cà
chua trong nhà kính, người trồng phải sử dụng giống chuyên cho nhà kính. Hầu hết
những giống cà chua lai sinh trưởng vô hạn là giống độc quyền của Israel và Hà Lan
và được lai tạo tại Hà Lan để trồng trong nhà kính. Những giống cà chua trồng
ngoài đồng phù hợp với điều kiện cường độ ánh sáng cao và ẩm độ không khí thấp,
sẽ không thể cho năng suất cao trong điều kiện nhà kính. Nhà kính làm giảm
khoảng 20% ánh sáng so với ngoài đồng cho nên nhiều giống cà chua không chịu
được điều kiện ánh ánh yếu như vậy.
20

Kết quả nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, có nhiều giống cà chua được tạo ra tại
Hà Lan và các nước Châu Âu để trồng trong nhà kính, nhưng chỉ một số ít loại
giống phù hợp với điều kiện của nước Mỹ. Từ danh sách giống và đặc tính giống
nêu dưới đây người trồng cà chua có thể lựa chọn giống phù hợp cho từng vùng.
Bảng 1.1: Một số giống cà chua trồng trong nhà kính và đặc tính của giống
Tên giống
Nguồn giống
*
Khối lượng quả
(gr)
**

Tính kháng bệnh
***
Caruso
DR
170-227
MV, C5, V, F2
Laura
DR
170-227
TMV, C2, V, F2
Capello
DR
170-227
TMV, C5, V, F2, Wi
Perfecto
DR
142-198
TMV, C5, F2, Wi
Trust
DR
170-227
TMV, C5, V, F2, Wi, FR
Match
DR
198-255
TMV, C5, V, F2, Wi, FR
Switch
DR
198-255
TMV, C5, V, F2, Wi, FR

Blitz
DR
198-255
TMV, C5, V, F2, Wi, FR
Baronie
RZ
198-255
TMV, C5, V, F2, Wi, FR, Wi
Mariachi (74-56RZ)
RZ
227-255
TMV, C5, V, F2, Wi, FR, Wi
Mississipii
RZ
170-227
TMV, C5, V, F2, Wi, FR, Wi
Zoltano
RZ
170-198
TMV, C5, V, F2, Wi, FR, Wi
Electra
HZ
198-227
TMV, V, F2
Gabriela
HZ
142-198
TMV, V, F2, N
Dombito
B

170-227
TMV, C2, F2
Bombello
B
198-255
TMV, C5, V, F2, N, Wi
Jumbo
B
198-284
C2, V, F2
Belmondo
B
170-227
TMV, C5, V, F2
Medallion
B
198-255
TMV, C2, V, F2, FR
Tropic

142-312
tmv, V, F1, ASC
Vendor
S
170-227
tmv, C2, F1
Vendor VFT
S
170-227
TMV, V, F2


21

* DR = De Ruiter; B = Seminis (Bruinsma/Asgrow); S= Stokes; RZ = Rjjk Zwaan;
HZ = Hazera.
** Khối lượng quả thực sự khác nhau, phụ thuộc vào sự thụ phấn, điều kiện canh
tác và môi trường.
*** TMV = Kháng Tobaco Mosaic Vi-rút; mtv = Chịu được TMV; C2 = kháng
Cladosporium nòi A và B; C5 = kháng Cladosporium nòi A, B, C, D và E; V =
kháng héo rũ do Verticillium; F1 = chịu được Fusanium nòi gây bệnh héo 1; F2 =
Kháng Fusanium nòi gây bệnh héo 1 và 2; Wi = chịu được bệnh Silvering; N =
kháng hầu hết Nematode; ASC = Kháng bệnh sưng thân do Alternaria (Alternaria
Stem Canker); FR = Kháng với bệnh Fusarium Crown và thối rễ (Root Rot).
Công ty giống rau của Pháp - Technisem cũng đã chọn tạo và đưa ra thị
trường nhiều giống cà chua lai F1 có khả năng đậu quả ở nhiệt độ cao, chống chịu
sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng tốt. Những giống này đã được giới thiệu cho
nhiều vùng nhiệt đới như Rio Graude, Tropimech VF1- 2, Cerise, Xina,
Carioca…(Technisem, 1992).
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp ấn Độ ở Newdelli đã tiến hành nhiều nghiên
cứu về chọn tạo các giống cà chua chịu nhiệt từ khá sớm. Ngay từ năm 1975 có một
số giống cà chua chịu nhiệt của Viện đã được công nhận giống quốc gia là Puas
Rugy và Sel.120 với năng suất trung bình 25 - 30 tấn/ha, thích hợp trồng vụ Thu và
vụ Xuân - Hè (Singh và Checma, 1989). Công ty liên doanh giống lai giữa ấn Độ -
Mỹ cũng đã chọn tạo và đưa ra thị trường nhiều giống cà chua lai có giá trị dinh
dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong đó có Rupali là giống chịu nhiệt được tiếp nhận
và trồng rộng rãi ở nhiều vùng trên nước ấn (Tiwari và Choudhury, 1993).
Công ty S &G Seeds (Hà Lan) mới đưa ra một số giống cà chua lai F1 trồng
thích hợp ở vùng nhiệt đới như Rambo (GC775), Victora (GC787), Jackal (EG438),
Mickey (S902)… chúng đều cho đặc điểm chống chịu tốt với sâu bệnh hại, có tỷ lệ đậu
quả và tiềm năng năng suất cao (S&D Seeds, 1998).

Ở Indonesia, các thí nghiệm khảo nghiêm đánh giá từ những năm 1989-1991
đã chọn được một số dòng chịu nóng, chịu bệnh héo xanh vi khuẩn. Các giống cho
năng suất cao, chịu nóng như: FMTT138F1, PT-4225F1.
22

Trong chương trình chọn tạo giống lai Fl chịu nóng của Trung tâm rau Châu
á (AVRDC) đã đưa ra nhiều giống lai Fl có triển vọng, được phát triển ở một số
nước nhiệt đới và vấn đề này cũng được đề cập đến trong chương trình cải tiến cà
chua (Kalloo; Bhutani; Chadha, l993).
Gần đây, các công ty giống của Israel như Công ty Rezaim Gedera, Công ty
Genesis Seeds hoặc Công ty Rijk Zwaan của Hà Lan và nhiều công ty khác đã
nghiên cứu sản xuất các giống cà chua F1 chống chịu được vi-rút quăn vàng lá cà
chua (TYLCV), vi-rút khảm lá cà chua (ToMV), kháng vi khuẩn gây héo (BW),
Nhiều giống cà chua chịu nhiệt cũng được các công ty tạo ra để trồng trong nhà
màng cho những vùng có nhiệt độ cao.
Kỹ thuật trồng cây không dùng đất là phương pháp ra đời và áp dụng ngay từ
những năm đầu của thế kỷ trước. Sau khi hệ thống cây trồng không dùng đất của
Gerick ra đời năm 1930, nhiều nước trên thế giới đã đi sâu vào nghiên cứu và triển khai
kỹ thuật này trên quy mô sản xuất thương mại đặc biệt là các nước phát triển. Từ hệ
thống trồng cây chi phí thấp dùng các giá thể sẵn có trong tự nhiên và sử dụng tưới thủ
công, cho tưới các hệ thống hiện đại theo kiểu công nghiệp như dùng các giá thể trơ, sử
dụng hệ thống điều khiển tự động về pha chế dinh dưỡng, điều khiển chế độ nhiệt, ánh
sáng, không khí, lượng nước tưới…
Tại các nước Châu Âu, Ca-na-đa và trong phức hợp nhà kính lớn của Mỹ có
tới 95% nhà kính trồng cà chua trên giá thể trơ và giá thể nhân tạo. Đôi khi những
hệ thống này được cho là “thủy canh”, nhưng theo nghĩa chung thì “thủy canh” là
canh tác trong dung dịch, sử dụng kỹ thuật màng dinh dưỡng (NFT), không dùng tới
giá thể mà cây được trồng trực tiếp trên máng có dung dịch dinh dưỡng. Hệ thống
sử dụng chất nền – giá thể rắn thay cho đất, gọi cho đúng là “trồng cây không dùng
đất”. Năng suất cà chua trồng trên các giá thể sợi đá, đá chân châu cũng tương tự

như trồng trên hệ thống NFT.
Giá thể để trồng cây theo kỹ thuật không dùng đất thường dùng là đá xốp
nhân tạo (Trân châu thạch, rockwool), đá xốp tự nhiên (perlite, vermiculite), cát sỏi,
xơ dừa, mùn cưa, than bùn… Trong các tài liệu về trồng cây không dùng đất cũng
có những phân tích khá rõ về ưu và nhược điểm của từng loại giá thể
23

(www.hydroponic-guide.com). Gía thể sử dụng trồng rau thường được dùng đơn
chất hoặc đôi khi hỗn hợp 2 loại giá thể, rất ít thấy tài liệu khuyến cáo phối trộn 3
giá thể.
Giá thể bằng sợi đá (Rockwool) là giá thể được dùng phổ biến nhất để trồng
cây không dùng đất. Sợi đá được sản xuất từ đá bazan và được đóng thành bành có
kích thước 15 x 7,5 x 91 cm, là các bó sợi đặt trong bịch polyethylen. Mỗi bịch
trồng từ 2-3 cây.
Cả giá thể sợi đá (rockwool) và đá bọt (perlite) đều có khả năng thông khí và
giữ nước tuyệt vời. Đá perlite rất nhẹ khi khô, dễ sử dụng và làm sạch. Cả hai loại
giá thể đều dễ tháo gỡ khỏi bao, xử lý xông hơi nóng, đóng bao và sử dụng lại lần 2
hoặc hơn nữa. Cũng có báo cáo sử dụng lại giá thể mà không cần phải xử lý. Năng
suất cà chua trồng ở Florida tương tự nhau với loại giá thể rockwool mới (2 loại),
rockwool đã sử dụng 1 và 2 năm, túi giá thể than bùn để đứng và để nằm.
Giá của giá thể rockwool và perlite cao, tuy nhiên cao không nhiều. Đặc biệt
phía nam nước Mỹ, than bùn thường được sử dụng làm giá thể. Bịch giá thể thường
được trộn sẵn với đá sỏi, perlite, mụn dừa, vỏ thông, hoặc nguyên liệu hữu cơ sẵn
có như trấu và vỏ đậu phộng.
Trồng rau trên các giá thể là sử dụng các giá thể trơ giúp rễ cây phát triển
tốt, tạo thế cây vững chắc và được cung cấp dung dịch dinh dưỡng qua hệ thống
tưới nhỏ giọt tự động, bán tự động hoặc tưới thủ công. Ưu điểm của phương pháp
này là quản lý được lượng nước tưới, phân bón, pH phù hợp với mỗi loại cây
trồng và của từng thời kỳ của cây, tiết kiệm phân bón và nước tưới. Trồng trong
nhà lưới, trồng trên các giá thể nên quản lý được dịch hại tốt hơn, chủ động

được thời vụ trồng, trồng tốt trong điều kiện trái vụ do có thể điều khiển được
môi trường trong nhà trồng, không cần hoặc sử dụng rất ít hoá chất BVTV. Có
thể áp dụng tốt ở những vùng đất khô cằn, đất không có khả năng canh tác,
hoặc bị ô nhiễm nhưng vẫn đảm bảo được năng suất cao và chất lượng tốt, sản
phẩm an toàn cho người sử dụng.
Hà Lan là nước phát triển công nghệ trồng cây không dùng đất mạnh nhất
thế giới. Roordvan Eysinga thuộc trạm Nghiên cứu và thực nghiệm trồng cây trong
24

nhà kính cho biết một số điển hình nhà vườn trồng cà chua bằng giá thể len đá
(Rockwool) ở đây. Vườn của Pood, Burgeneg1, Maasland diện tích khoảng 5,2 ha
chuyên sản xuất cà chua, năng suất 35 kg/m
2
; vườn của Roxenburs và Son,
Blockwea 1, Pisnake có diện tích 0,84 ha trồng cà chua và còn rất nhiều nhà vườn
khác cũng rất thành công trên các cây trồng khác như dưa chuột, ớt … tổng diện
tích trồng rau không dùng đất hiện nay có khoảng trên 3.200 ha.
Tại Đại học Florida (Mỹ), sau khi nghiên cứu đã khuyến cáo dùng giá
thể trơ là sợi đá (rockwool), đá xốp tự nhiên (perlite, vermiculite). Trạm Nghiên
cứu Harrow, Ontario – Canada, đã khuyến cáo sử dụng giá thể hỗn hợp có dinh
dưỡng để trồng cà chua. Giá thể này bao gồm: đá vermiculite 0,5 m
3
+ than bùn 0,5
m
3
, Dolomite 7,5 kg + CaSO
4
3,0 kg + Can-xi nitrat 0,9 kg, Superphosphat 1,5kg +
MgSO
4

0,3kg + phân NPK chậm tan 5-6kg + Vi lượng 225g (P.P Papadoupulos,
1991). Như vậy, thành phần của giá thể bao gồm cả phần giá thể trơ và chất hữu cơ,
có dinh dưỡng.
Tại Israel, hầu hết giá thể trồng cây được sử dụng hỗn hợp đá bọt núi lửa (3-
5mm) và mụn dừa với tỷ lệ 50% -50% để trồng cà chua và dưa chuột.
Vấn đề dinh dưỡng thường gây ra sai sót nhất trong những khâu kỹ thuật đối
với người trồng cà chua trong nhà kính. Tuy vậy, đây lại là một vấn đề quan trọng
trong sản xuất cà chua. Chìa khoá thành công trong việc sử dụng dinh dưỡng bao
gồm:
Sử dụng loại phân bón chuyên biệt cho cà chua trong nhà kính.
Biết được bao nhiêu nguyên tố cần thiết cho cây.
Biết được liều lượng bón.
Kiểm tra độ dẫn điện (EC) và mức pH.
Quan sát dấu hiệu cây thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.
Dự tính tình trạng dinh dưỡng của cây bằng việc phân tích mẫu mô tế bào
(xem phần phân tích tế bào- tissue analysis).
Để tính đúng lượng dinh dưỡng cây cà chua cần, người ta đã tiến hành phân
tích hàm lượng các nguyên tố cấu tạo nên thân, lá và quả cà chua. Theo tài liệu về
25

kỹ thuật trồng cà chua của Trung tâm CINADCO, Israel, thì thành phần các nguyên
tố chính trong cà chua (%) trong tổng số chất khô như sau:
Nguyên tố
Thân
Quả
Thân và quả
N
25
29
19

P
2
O
5
4
5
7
K
2
O
39
57
41
CaO
25
6
25
MgO
7
3
8

Tỷ lệ các nguyên tố đa lượng trong cây cà chua:
Nguyên tố
Quả
Thân lá
N
2,5
3,5
P


0,4
0,48
K
4,2
3,5
Ca
0,2
2,6
Mg
0,18
0,8
% chất khô
7
12

Trên cơ sở đó người ta có thể tính được lượng N và K
2
O cần thiết để sản xuất
ra 10.000 kg quả cà chua + 3.000 kg thân lá trên 1.000 m
2
.
Nguyên tố N
Nguyên tố K
Trong quả
Trong thân lá
Trong quả
Trong thân lá
700 kg
360 kg

700 kg
360 kg
2,5%
3,5%
4,2%
3,5%
Tổng lượng N: 17,5 + 12,6 = 30,1 kg
Tổng lượng K: 29,4 + 12,6 = 42,0

K
2
O = 42,0 x 1,2 = 50,4 kg
Lượng phân bón cần bổ sung thêm 25% tương ứng với:
+ 7,5 kg N
+ 12,6 kg K
2
O
Tổng cộng nhu cầu phân: N = 37,6 kg
K
2
O = 63,0 kg

×