ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đãchỉnhsửatheogóp ý củaHộiđồngnghiệmthu)
PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NGƯỜI
NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chủnhiệmđềtài: TS Lê Song Toàn
TP HỒ CHÍ MINH - 2014
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1:
Cơ sở lý luận và đặc điểm tình hình tội phạm do người
nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
11
1.1.
Cơ sở lý luận về phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài
thực hiện
11
1.2.
Một số đặc điểm liên quan đến tội phạm do người nước ngoài
thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
17
1.3.
Tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
26
Chương 2:
Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước
ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
59
2.1.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng ngừa tội phạm, trong đó có tội
phạm do người nước ngoài thực hiện của Thành ủy, Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
58
2.2.
Hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện
trên địa thành phố Hồ Chí Minh
68
2.3.
Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác phòng
ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh
103
Chương 3:
Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người
nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
113
3.1.
Dự báo tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
113
3.2.
Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người
nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
117
3.3.
Kiến nghị.
136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
139
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh
tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập
quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức hút lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Vì vậy sốlượng
người nước ngoài, Việt kiều nhập cảnh vàothành phố trong những năm gần
đây ngày càng gia tăng về số lượng và đa dạng về mục đích.Theo “Báo cáo
tình hình và công tác quản lý xuất nhập cảnh” của Phòng Quản lý xuất nhập
cảnh, người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố có khai báo tạm trú từ năm
2008 - 2013 là 10.062.226 lượt người, trong đó: năm 2008 là 1.788.878 lượt
người, năm 2013 có 1.825.801 lượt người [Phụ lục I, bảng 1]. Tính trung bình
mỗi năm người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố có khai báo tạm trú tăng
10%. Trong số đó có không ít người nước ngoài vào thành phố đã nảy sinh ý
định phạm tội và nhiều đối tượng vào thành phố với mục đích hoạt động
phạm tội.
Từ năm 2008 - 2013 phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ trì và phối
hợp kiểm tra, phát hiện xử lý 16.586 trường hợp người nước ngoài vi phạm
pháp luật về xuất nhập cảnh [phụ lục I, bảng 2]. Các lỗi vi phạm chủ yếu là:
quá hạn tạm trú: 9.978 trường hợp; cư trú bất hợp pháp: 305 trường hợp; hoạt
động sai mục đích nhập cảnh: 308 trường hợp; lao động không phép: 616
trường hợp; môi giới kết hôn: 102 trường hợp; hoạt động tôn giáo trái phép:
94 trường hợp; gây rối trật tự công cộng: 91 trường hợp.
Hoạt động liên quan an ninh quốc gia có425 đoàn lâm thời nước ngoài
đến thành phố, chủ yếu là Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy.
Khi nhập cảnh nhiều đối tượng đã tìm cách tiếp xúc với số đối tượng chống
đối chính trị để thu thập tin tức liên quan đến dân chủ, nhân quyền, dân tộc,
2
tôn giáo, kích động, ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động chống đối. Các tổ chức
phản động người Việt lưu vong tăng cường cử thành viên (núp dưới danh
nghĩa đầu tư, du lịch, thăm thân) nhập cảnh về thành phố để tiếp xúc, lôi kéo
số đối tượng chống đối trong nước, dân khiếu kiện, kích động hoạt động
chống Đảng, Nhà nước; thu thập tin tức để xuyên tạc vu cáo Nhà nước ta vi
phạm dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Công an thành phố đã phối hợp
các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an phát hiện xử lý 10 vụ với 25 đối tượng.
Tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện trong những năm
qua diễn biến phức tạp, với nhiều vụ án nghiêm trọng. Nếu như trước đây, tội
phạm thường đến từ các nước có quan hệ truyền thống, gần gũi về mặt địa lýở
khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, thì từ năm 2008 đến nay
đã xuất hiện nhiều đối tượng có quốc tịch từ các quốc gia ở khu vực Trung
Đông, Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ…vào thành phố hoạt động tội phạm. Từ
năm 2008 - 2013, Công an thành phố đã phát hiện và xử lý 517 vụ phạm pháp
mang tính chất hình sự với 1.013 đối tượng[Phụ lục I, bảng 3]. Tòa án nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử 109 vụ án với 143 bị cáo là người nước
ngoài [Phụ lục I bảng 4].
Trong những năm qua, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý xuất nhập cảnh và đấu tranh
phòng, chống tội phạm. Công an thành phố và các ban, ngành chức năng đã
tập trung lực lượngtiến hành nhiều biện pháp để phòng ngừa tội phạm do
người nước ngoài thực hiện, thu được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên hoạt
động phòng ngừa tội phạm vẫn còn nhiều hạn chế như: các tổ chức phản động
lưu vong do Việt kiều quốc tịch các quốc gia như: Hoa Kỳ, Pháp, Australia
vẫn móc nối với bọn phản động trong nước để hoạt động khủng bố, tuyên
truyền chống nhà nước và âm mưu lật đổ chính quyền; số người nước ngoài
không khai báo tạm trú, hoạt động sai mục đích nhập cảnh còn diễn ra phổ
3
biến; công tác quản lý lao động người nước ngoài còn lỏng lẻo; tình hình tội
phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố không giảm mà
còn diễn biến phức tạp, có chiều hướng tăng nhanh, nhiều loại tội phạm mới
xuất hiện với phương thức thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, tính chất
phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt tội phạm có tổ chức hình thành
những đường dây hoạt động xuyên quốc gia như tội phạm về ma túy, tội
phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản, tội phạm trong lĩnh vực
tài chính, ngân hàng hoạt động ngày càng phức tạp. Tội phạm do người nước
ngoài thực hiện với nguy cơ tiềm ẩn ngày càng khó lường và đã tác động xấu
đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố, tạo nhiều bất bình trong quần chúng nhân dân.
Từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài “Phòng ngừa tội phạm do người
nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”để nghiên cứu.
Đây là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn to lớn nhằm tìm ra các nguyên
nhân, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người
nước ngoài thực hiện. Góp phần đảm bảo an ninh, trật tự để đẩy mạnh quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Ngoài nước
Đã có một số bài viết, tài liệu nghiên cứu về tội phạm do người nước
ngoài thực hiện đã được công bố như:
- Ruwantissa Abeyratne, The use of forged passports of foreign nationals
in international criminal activity,Joumal of Transportation Security, 2010.
Bài báo viết nghiên cứu về tình hình sử dụng hộ chiếu giả của các đối
tượng người nước ngoài trong hoạt động tội phạm quốc tế.
- Van Daele, Stijn; Vander Be ken, Tom; Bruinsma, Gerben JN, Does
the mobility of foreign offenders fit the general pattcrn of mobility?European
4
Joumal ofcriminology, 2012.
Bài báo viết phân tích, so sánh sự giống và khác nhau về động cơ, mục
đích phạm tội của các đối tượng tội phạm người nước ngoài.
Chưa có tài liệu hay công trình khoa học nào ở ngoài nước nghiên cứu
về tội phạm do người nước ngoài thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Trong nước
Tội phạm do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam nói chung và
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong những năm qua diễn biến phức tạp, là
vấn đề thời sự gây bức xúc trong dư luận xã hội và được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh
vực này được công bố như:
- TS Trần Phương Đạt, Phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài gây
ra ở Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội - 2002.
Nội dung tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động của tội phạm, thực
trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện ở Việt
Nam của lực lượng Cảnh sát nhân dân và các giải pháp phòng ngừa.
- Phạm Hỗ, Tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam - Thực
trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Công an - 2003.
Nội dung nghiên cứu thực trạng tình hình tội phạm xuyên quốc gia liên
quan đến Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống
tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Công an.
- Bùi Anh Dũng, Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội
phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam,Luận án Tiến sĩ Luật học,
Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội - 2005.
Nội dung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp tác quốc tế
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân, từ
đó đề đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam.
5
- PGS,TS Trịnh Văn Thanh, Hoạt động lừa đảo do người nước ngoài
thực hiện tại các tỉnh thành phố phía Nam - Thực trạng và giải pháp phòng
ngừa, đấu tranh, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số TC-2005-T48-039.
Nội dung tập trung nghiên cứu về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
do người nước ngoài thực hiện và hoạt động phòng ngừa đấu tranh của lực
lượng CSND ở phạm vi địa bàn các tỉnh thành phố phía Nam. Từ đó đã đánh
giá những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của khó khăn hạn chế và đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm
đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện.
- Phạm Ngọc Khương, Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an ninh
đối với các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài cấp bộ, Bộ Công an, mã số BA-2006-08-047.
Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác an ninh đối
với các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002 - 2006, trên cơ sở đó đưa ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác này.
- ThS Phan Anh Tuấn, Thực trạng hoạt động xâm phạm an ninh quốc
gia của các tổ chức phản động lưu vong tại thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài
khoa học cấp cơ sở, mã số SA-2008-08-158.
Nội dung trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động an ninh quốc gia của các
tổ chức phản động lưu vong tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004-2008, đề
tài đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống loại tội phạm
này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- TS Lê Xuân Viên, Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trong lĩnh
vực xuất nhập cảnh - lý luận và thực tiễn, Đề tài cấp bộ, Bộ Công an, mã số
BA-2008-A18-18.
Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác
quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, qua đó
6
đề ra các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh.
- ThS Dương Văn Quang, “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát
hiện và điều tra tội phạm về ma túy do người nước ngoài thực hiện của lực
lượng Cảnh sát nhân dân trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực Nam
Bộ”.Đề tài cấp bộ, Bộ Công an, mã số BX- 2010-T48-025.
Đề tài nghiên cứu đặc điểm, tình hình,công tác phát hiện và điều tra tội
phạm về ma túy do người nước ngoài thực hiện của lực lượng Cảnh sát nhân
dân trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ. Trên cơ sở đó đánh giá
những tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp phòng ngừa, đấu tranh của lực lượng
Cảnh sát nhân dân.
- Ngô Hữu Phước, Dẫn độ trong luật Quốc tế, Luận án Tiến sỹ, Trường
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2012.
Nội dung nghiên cứu về dẫn độ quốc tế đối với tội phạm theo luật quốc
tế và một số vấn đề đặt ra đối với việc áp dụng ở nước ta.
- Hồ Thanh Giang, Vấn đề phiên dịch trong hoạt động điều tra các vụ
án hình sự do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, Tạp chí KHGD CSND số 18 tháng 1/2012.
Bài báo đã nghiên cứu, đánh giá những khó khăn về vấn đề phiên dịch
trong điều tra các vụ án hình sự do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp khắc phục.
- Lê Thanh Hồng, Phương thức thủ đoạn của tội phạm vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma túy do người nước ngoài thực hiện tại thành phố
Hồ Chí Minh, Tạp chí KHGD CSND số 29 tháng 1/2013.
Bài báo khoa học đã làm rõ một số phương thức thủ đoạn của tội phạm
vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do người nước ngoài thực hiện tại
thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra các giải pháp phòng ngừa.
7
Các công trình khoa học trên chỉ mới đề cập nghiên cứu ở những góc
độ nội dung và địa bàn khác nhau. Chưa có công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách toàn diện và sâu sắc về tình hình tội phạm và hoạt động phòng
ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh để đưa ra các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả với loại tội phạm này
trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Vì vậy đề tài Phòng ngừa tội phạm
do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhkhông
trùng lắp với các công trình khoa học khác đã công bố.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội
phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 2008-2013;từ đó làm rõ những nguyên nhân, điều kiện và đề xuất các
giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm
nàytrong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài thực hiện những nhiệm
vụ sau đây:
- Nghiên cứu cơ lý luận và đặc điểm tình hình liên quan đến tội phạm
do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu thực trạng tình hình tội phạm và hoạt động phòng ngừa
tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu dự báo và các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
8
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2013.
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tội phạm và hoạt động
phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.
- Chủ thể phòng ngừa:Các ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính
trịcủa thành phố Hồ Chí Minh theo chức năng, nhiệm vụ được phân công của
Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, trong đó vai trò nòng
cốt, chủ công là lực lượng Công an.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở phương pháp luận Biện chứng duy vật của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước,của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về
phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm do người nước ngoài thực hiện.
6.2. Phương pháp cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
+ Nghiên cứu các văn bản, tài liệu của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực an
ninh trật tự và phòng ngừa tội phạm để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài.
+ Nghiên cứu các báo cáo sơ kết, tổng kết của Ủy ban nhân dân thành
phố, lực lượng Công an và các ngành chức năng về phòng ngừa tội phạm nói
chung và tội phạmdo người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh để có nguồn tư liệu phục phục vụ nghiên cứu đề tài.
9
+ Nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề
tài để có thêm nguồn tư liệu, cơ sở khoa học phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát.
+ Khảo sát thực tiễn để nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình tội
phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố.
+ Khảo sát thực trạng tình hình triển khai, thực hiện các biện pháp
phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện của lực lượng Công an
và các ngành liên quan; những tồn tại và nguyên nhân.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
+ Xây dựng 7 phiếu với 217 câu hỏi điều tra khảo sát, thăm dò 2.182
phiếu trả lời của cán bộ các đơn vị thuộc lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ
phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện và các đối tượng liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài như: Quản lý xuất nhập cảnh, Điều
tra tội phạm, Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Viện kiểm sát, Tòa án; bảo
vệ các doanh nghiệp, dân quân, dân phòng, nhân viên các các cơ sở kinh
doanh; chủ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch, khách sạn; phạm
nhân người nước ngoài đang chấp hành án phạt tù trong trại giam của Bộ
Công an.
+ Phân tích, tổng hợp phiếu điều tra khảo sát bằng phần mềm SPSS để
có kết quả chính xác dùng làm tài liệu, luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu
của đề tài.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Thống kê, tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được từ các nguồn
như: nghiên cứu tài liệu; điều tra khảo sát, để phản ánh đúng thực trạng tình
hình, làm cơ sở để đưa ra các nhận định, đánh giá, luận cứ khoa học cho các
giải pháp.
- Phương pháp hội thảo khoa học và trưng cầu ý kiến chuyên gia.
10
+ Đặt các bài tham luận liên quan đến nội dung nghiên cứu, tổ chức hội
thảo khoa học để làm rõ, thống nhất cao các nội dung nghiên cứu của đề tài.
+ Trưng cầu ý kiến chuyên gia.
Trưng cầu ý kiến góp ý của các nhà khoa học có nhiều am hiểu về lĩnh
vực phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện để đóng góp khoa
học cho đề tài như: viết chuyên đề khoa học phục vụ nghiên cứu đề tài, tham
gia hội thảo khoa học, góp ý bản thảo đề tài.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài
đưa ra những đánh giá, nhận xét, dự báo tình hình, giải pháp, kiến nghị để
nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
6.3. Kỹ thuật sử dụng
Sử dụng kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu trên máy tính bằng phần
mềm SPSS for Windowws, phiên bản 17.
7. Tính mới về khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Về mặt khoa học
- Đề tài góp phần làm rõ nhận thức về tội phạm do người nước ngoài thực
hiện, cơ sở pháp lý về phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện.
- Đề tài là tài liệu để các cơ quan chức năng nghiên cứu, tham khảo,
vận dụng, góp phần hoàn thiện việc xây dựng các chủ trương, chính sách về
quản lý người nước ngoài, phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực
hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
7.2. Về thực tiễn
- Các giải pháp của đề tài là cơ sở khoa học để ngành Công an và các
ban, ngành chức năng ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả phòng
ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện, góp phần đảm bảo an ninh trật
tự để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội ở thành phố trong thời kỳ hội nhập
và phát triển.
11
- Sản phẩm nghiên cứu của đề tài dùng làm tài liệu cho việc nghiên
cứu, tham khảo phục vụ giảng dạy, đào tạo sau đại học các chuyên ngành:
Luật Hình sự, Tội phạm học, Điều tra tội phạm, Quản lý nhà nước về an ninh
trật tự, trong các viện nghiên cứu và các trường đại học trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
- Góp phần bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ, khả năng nghiên
cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ tham gia nghiên cứu đề tài.
8. Nội dung của đề tài
Chương 1. Cơ sở lý luận và đặc điểm tình hình liên quan đến tội phạm
do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2. Thực trạng phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực
hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người
nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
12
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LIÊN QUAN ĐẾN TỘI
PHẠM DO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Cơ sở lý luận về phòng ngừa tội phạm do ngƣời nƣớc ngoài
thực hiện
1.1.1. Nhận thức về người nước ngoài và tội phạm do người người
nước ngoài thực hiện
- Người nước ngoài.
Hiện nay các nhà nghiên cứu đều căn cứ vào quốc tịch để xác định
người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Theo Điều 2 của Luật quốc tịch
Việt Nam năm 2008 thì:“Quốc tịch nước ngoài” là quốc tịch của một nước
khác không phải là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; “Nguời không quốc
tịch” là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước
ngoài; “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam” là công dân nước ngoài và
người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. [80, Tr6].
Điều 3 Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam số 24/1999/PL-UBTVQH10, công bố ngày 28/4/2000 quy định:
“Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam hiện đang cư trú,
làm việc và hoạt động tại Việt Nam với những lý do và mục đích khác nhau”.
Quốc tịch là cơ sở rất quan trọng để xem xét, xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật, đặc biệt là việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người nước
ngoài phạm tội ở Việt Nam.
Theo quy chế pháp lý người nước ngoài được hưởng, có thể chia người
nước ngoài ở Việt Nam thành hai nhóm sau đây:
+ Nhóm thứ nhất, bao gồm những người nước ngoài được hưởng quy
13
chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự. Đó là những người có thân phận
ngoại giao hoặc lãnh sự ở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự
hay các quan khách của phái đoàn nhà nước và các tổ chức quốc tế. Họ được
hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ về ngoại giao hoặc lãnh sự, như: quyền bất
khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, thư tín, tài sản, phương tiện, được miễn trừ
về dân sự, xử phạt hành chính.
+ Nhóm thứ hai, những người nước ngoài không hưởng quy chế ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự, như: nhân viên hành chính kỹ thuật trong
các cơ quan đại diện ngoại giao; du học sinh, khách du lịch, thương nhân, các
nhà đầu tư nước ngoài…
Việc phân loại người nước ngoài theo từng nhóm nêu trên có ý nghĩa
thực tiễn quan trọng để Đảng, Nhà nước hoạch định những chủ trương, chính
sách cụ thể đối với người nước ngoài vừa đảm bảo công tác quản lý nhà nước,
vừa đảm bảo chính sách đối ngoại; đảm bảo đáp ứng công tác quản lý xuất
nhập cảnh, quản lý cư trú, đi lại, hoạt động của người nước ngoài tại Việt
Nam. Phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã
hội; giúp cho công tác điều tra, xử lý vụ án có người nước ngoài phạm tội
được thuận lợi, kịp thời, đảm bảo các yêu cầu về pháp luật.
- Tội phạm do người nước ngoài thực hiện.
Xét về mặt tội phạm, theo Khoản 1 Điều 8 của Bộ luật Hình sự Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô
ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh quốc phòng;
trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
14
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa.”[81, tr39]
Từ những căn cứ như trên có thể đưa ra khái niệm tội phạm do người
nước ngoài thực hiện như sau: Tội phạm do người nước ngoài thực hiện là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người
nước ngoài có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô
ý trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm độc lập
chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội,
quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân và
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Căn cứ khái niệm trên thì:
- Khách thể của tội phạm:Xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hóa, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp
của tổ chức; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do tài
sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân Việt Nam và người nước
ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
- Khách quan của tội phạm: là các phương thức, thủ đoạn để đạt được
mục đích phạm tội.
- Chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do hành vi cố ý trực
tiếp hoặc vô ý.
- Chủ thể của tội phạm:Bất kỳ người nước ngoài nàocó năng lực trách
nhiệm hình sựđược quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
15
1.1.2. Nhận thức về phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài
thực hiện
Phòng ngừa tội phạm là một khái niệm thuộc khoa học về tội phạm
học. Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân “phòng ngừa tội phạm là sự
vận dụng tổng hợp những biện pháp chính trị, tư tưởng, kinh tế, pháp
luật theo một kế hoạch nhất định của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội
để chủ động ngăn ngừa các hành vi phạm tội, loại trừ những nguyên nhân và
điều kiện phát sinh tội phạm”.[85, tr 956]
TheoTừđiểnLuậthọc “Phòngngừatộiphạmlàngănngừatội phạm và loại
trừ các nguyên nhân phát sinh tội phạm bằng toàn bộ những biện pháp liên
quan với nhau do cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội tiến hành”. [84]
Qua nghiên cứu lý luận, kết hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống
tội phạm ở nước ta trong thời gian vừa qua, dưới góc độ tội phạm học, chúng
tôi nhận thức về phòng ngừa tội phạm như sau: Phòng ngừa tội phạm là hoạt
động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và của mọi công dân; thực
hiện tổng thể các biện pháp tác động trựctiếp nhằm ngăn ngừa tội phạm, loại
bỏ những nguyên nhân, điều kiện phạm tội.
Căn cứ khái niệm trên, đồng thời căn cứNghị quyết số: 09/1998/NQ-CP
ngày 31/7/1998 “về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình
hình mới”;Chỉ thị 02/2009/CT-UBND ngày 11/2/2009 Về tăng cường quản lý
nhà nước đối với việc nhập cảnh, cư trú và lao động của người nước ngoài
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.Việc phân công trách nhiệm cho các
ban, ngành, đoàn thể trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, trong đó có tội
phạm do người nước ngoài thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh được xác định
cụ thể như sau:
- Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan nâng cao
hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, quản lý xuất nhập
16
cảnh, củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa tội phạm; đẩy
mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát động quần chúng
tham gia phòng ngừa tội phạm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các loại tội
phạm; phối hợp với ngành nội chính tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời
các đối tượng người nước ngoài phạm tội; nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân
dân thành phố đề ra chủ trương, biện pháp phòng ngừa phù hợp.
- Ngành Hải quan có trách nhiệm đấu tranh chống buôn lậu và gian lận
thương mại tại các cửa khẩu, sân bay, bến cảng theo chức năng của mình,
phối hợp với ngành Công an và các ngành hữu quan kiên quyết ngăn chặn các
loại văn hóa phẩm phản động, độc hại, kích động bạo lực, các nguồn buôn
bán, vận chuyển các chất ma túy, vũ khí, chất nổ, chất cháy.
- Ngành Du lịch có trách nhiệm phòng ngừa, ngăn chặn các tội phạm, tệ
nạn xã hội tại các khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn, quán trọ thuộc ngành
du lịch quản lý; phối hợp với Công an, các ngành hữu quan và ủy ban nhân
dân các cấp quản lý người nước ngoài đến tham quan du lịch, bảo đảm trật tự
an toàn xã hội.
- Ngành Thông tin - Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan
thông tin đại chúng phối hợp với ngành Tư pháp và các ngành hữu quan đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Việt Nam cho người nước
ngoài; nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân trong phòng ngừa tội phạm.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tăng cường
công tác quản lý lao động người nước ngoài; phối hợp vớiNgành Công an
tăng cường phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm thuộc các lĩnh vực do
ngành phụ trách.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng cường công tác thẩm định cấp giấy phép
đầu tư nước ngoài và hậu kiểm tra sau cấp phép để kịp thời phát hiện các
17
trường hợp người nước ngoài lợi dụng chính sách đầu tư để thực hiện các
hành vi tội phạm.
- Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố
hoàn thiện hệ thống văn bản về quản lý người nước ngoài. Chủ trì phối hợp
với các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người
nước ngoài.
- Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan bảo vệ pháp luật đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm
một cách kịp thời và nghiêm minh.
- Các ban ngành, đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động thành phố
và các tổ chức kinh tế - xã hội khác phối hợp chặt chẽ với các Sở, các ngành
và các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên
của mình tích cực tham gia công tác phòng ngừa tội phạm do người nước
ngoài thực hiện.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác
phòng ngừa tội phạm tại địa phương; đưa các chương trình, kế hoạch, biện
pháp cụ thể chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt Nghị quyết và Chương
trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ, của Thành phố.
1.1.3. Cơ sở pháp lý về phòng ngừa tội phạmdo người nước ngoài
thực hiện
Trong điều kiện hội nhập, mở cửa, quan điểm, chủ trương của Đảng ta
là khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đến Việt
Nam. Tôn trọng và bảo đảm quyền lợi chính đáng của họ ở Việt Nam; tranh
thủ sự giúp đỡ của quốc tế để phát triển đất nước nhưng phải trên cơ sở
nguyên tắc không xâm phạm độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh trật
tự của Việt Nam. Các văn bản sau đây đã thể hiện rõ các quan điểm trên:
18
Điều 48 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 quy định: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến
pháp và pháp luật Việt Nam”.[60, tr 24]
Điều 4 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa
đổi bổ sung năm 2009) quy định về trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm ghi rõ: “các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tư pháp,
Thanh tra, các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức
năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác
của của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm”.[81, tr 37]
Điều 5 Bộ luật Hình sự (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định: “Đối với
người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc
quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham
gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được
giải quyết bằng con đường ngoại giao”.[81, tr 38]
Nghị quyết số: 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội, “Về
tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm” chỉ rõ: “tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và áp dụng
các biện pháp phòng ngừa tội phạm; chỉ đạo các lực lượng phối hợp chặt chẽ
trong tấn công trấn áp, truy quét các loại tội phạm; tập trung triệt phá các
băng nhóm tội phạm nguy hiểm, xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự, an toàn
xã hội; làm giảm các loại tội phạm đang gia tăng như giết người do mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân, ma túy, chiếm đoạt tài sản, sử dụng công nghệ
cao, trốn thuế, cho vay lãi nặng. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật; nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào
19
“Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” tại cơ sở, địa bàn dân cư, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống
chính trị, của toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo sự chuyển
biến rõ rệt trong bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”
Như vậy, các văn bản pháp lý trên đã thể hiện rõ:
- Mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài đến Việt Nam đều phải
tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Mọi hành vi phạm tội của người
nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam đều phải xử lý theo pháp luật Việt Nam,
đồng thời phù hợp với luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết.
- Phòng ngừa tội phạm là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức và mọi
công dân. Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ trong đấu tranh phòng chống
tội phạm của cơ quan bảo vệ pháp luật thì Công an nhân dân là lực lượng
nòng cốt, chủ công phòng ngừa tội phạm, trong đó có tội phạm do người
nước ngoài thực hiện.
1.2. Một số đặc điểm của thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến tội
phạm do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện
1.2.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc
tế, có vị trí chiến lược về chính trị - kinh tế quan trọng của cả nước. Với diện
tích 2.095,01 km2, giáp ranh các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Long An, Tây Ninh. Hiện nay, thành phố có 24 quận, huyện, dân số
7.862.288 người. Do điều kiện lịch sử để lại trong thời kỳ chiến tranh, hiện nay
người dân thành phố Hồ Chí Minh có nhiều mối quan hệ về kinh tế, tình cảm
huyết thống với thân nhân ở các nước trên thế giới.
Về kinh tế, thành phố Hồ Chí Minhcó nhiều khu chế xuất, khu công
20
nghiệp;ngành du lịch, dịch vụ phát triển. Là địa phươngphát triển kinh tế năng
động và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao nhấtnước, chiếm 21,3%
tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Từ năm
2008 - 2013, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động
nhưng thành phố vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9,2%, gấp
1,77 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước, thu nhập bình quân đầu
người đạt 3.615USD/người/năm so với mức thu nhập trung bình 1.168
USD/năm/người trên cả nước. Doanh thu của thành phần kinh tế Nhà nước
chiếm 33,3%, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 44,6%,thành phần kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 22,1%. Các ngành kinh tế dịch vụ, du lịch
chiếm tỷ trọng cao nhất với 51,1%; công nghiệp, xây dựng chiếm 47,7%;
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Hiện nay thành phố có
901 dự án liên doanh; 3.197 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài. [43]
Bên cạnh đó thành phố Hồ Chí Minh còn có hệ thống cơ sở hạ tầng
thuận lợi như: Giao thông đường bộ nằm trên tuyến quốc lộ số 1 nối liền Hà
Nội - thành phố Hồ Chí Minh - Tây Nam bộ. Đường Xuyên Á nối liền thành
phố Hồ Chí Minh - Campuchia - Thái Lan; cảng Sài Gòn hiện tại có lượng
hàng hoá thông quan cao nhất trong cả nước, với năng lực giao nhận mỗi năm
trên 10 triệu tấn hàng hoá, thường xuyên đón tàu nước ngoài ra vào; sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất trung bình hàng năm đưa đón gần 20 triệu lượt khách,
mỗi ngày có hàng trăm chuyến bay nội địa và quốc tế đi khắp nơi trên thế
giới. Thành phố là trung tâm tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch
với 1.945 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó có 1.246 cơ sở với 33.870 phòng
từ 1 đến 5 sao, trong đó có 92 khách sạn từ 3 - 5 sao với 11.409 phòng; 4.692
căn hộ trong các chung cư, cao ốc và nhà nguyên căn cho người nước ngoài
thuê tập trung chủ yếu ở các quận 1, 2, 5, 7, Bình Thạnh. Hàng ngày trung
bình có trên 50.000 người nước ngoài lưu trú trên địa bàn thành phố. Về kinh
21
doanh lữ hành trên địa bàn thành phố có 462 doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành quốc tế, 410 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, 08 văn phòng đại
diện doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nước ngoài tại thành phố. Doanh thu
ngành du lịch thành phố tăng trung bình 27%/năm: năm 2006 đạt 16.200 tỷ
đồng, đến năm 2012 là 71.279 tỷ đồng, chiếm 44,5% tổng doanh thu du lịch
cả nước và đóng góp 11% GDP của thành phố. Cùng với hệ thống bưu chính
viễn thông, dịch vụ tài chính ngân hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê cao
cấp là những yếu tố hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư và du khách là người nước
ngoài đến thành phố Hồ Chí Minh. Lợi dụng đặc điểm trên,nhiều người nước
ngoài đã đến thành phố với mục đích thực hiện hành vi phạm tội.
1.2.2. Tình hình chung về an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh
Với vị trí và vai trò một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục,
khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động
lực, có sức hút lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố
Hồ Chí Minh là nơi hội tụ các dòng dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế
đến đầu tư, kinh doanh, tham quan du lịch, dân số tăng nhanh cả về thường trú
và tạm trú. Các loại đối tượng tội phạm cũng lợi dụng tình hình trên tập trung
về ẩn náu, hoạt động, làm cho tình hình tội phạm luôn tiềm ẩn phức tạp. Thành
phố trở thành địa bàn hoạt động trọng điểm của các loại tội phạm mang tính
nội địa lẫn quốc tế. Từ năm 2008 đến năm 2013, trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh xảy ra 48.127 vụ phạm pháp hình sự (trung bình mỗi năm có 8.021 vụ).
Cơ quan điều tra đã khởi tố và xử lý hình sự 31.427 vụ (65,3%) với 38.821 đối
tượng.[49]
Các loại tội phạm nguy hiểm và gây án nghiêm trọng như: giết người, cố
ý gây thương tích, cướp giật tài sản sản còn chiếm tỷ lệ cao. Tội phạm có tổ
chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, “bảo kê” được hình thành, phát triển
22
và hoạt động theo một ước lệ chặt chẽ, có sự phân công vai trò cụ thể cho từng
đối tượng trong băng nhóm và đang có khuynh hướng tự trang bị các loại vũ
khí quân dụng, vũ khí tự tạo (súng hoa cải) để thực hiện hành vi phạm tội.
Tội phạm về kinh tế xảy ra trên mọi ngành, mọi lĩnh vực, được thực hiện
có tổ chức và phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Các đối tượng
buôn lậu hàng hóa, hàng cấm hoạt động mạnh qua các tuyến biên giới, cảng
hàng không, cảng biển quốc tế vào thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ. Trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, tội phạm tham ô và lừa đảo bằng
chứng từ giả có dấu hiệu được hỗ trợ cấu kết nhiều hơn của cán bộ ngân hàng
tha hóa biến chất. Vi phạm về sản xuất, kinh doanh và gian lận thương mại
còn phổ biến ở nhiều mặt hàng; thường tổ chức sản xuất hoặc cấu kết đặt hàng
từ nước ngoài đưa vào Việt Nam tiêu thụ với số lượng ngày càng nhiều. Đặc
biệt, trên địa bàn thành phố hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều đối tượng
người nước ngoài thực hiện hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức để sử
dụng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hợp thức hóa, tiêu thụ hàng
hóa nhập lậu. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trốn thuế
bằng thủ đoạn chuyển giá gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước.
Tội phạm về ma túy có sự liên kết chặt chẽ với các đối tượng hình sự để
hình thành các băng nhóm, đường dây, tổ chức mạng lưới nhiều nhánh, chặt
chẽ, thường trang bị vũ khí nóng để đối phó với lực lượng đấu tranh chuyên
trách. Phương thức, thủ đoạn hoạt động, đối phó với lực lượng chức năng ngày
càng tinh vi, đa dạng, chuyên nghiệp như: phân khúc đường dây thành nhiều
công đoạn; thường xuyên thay đổi chỗ ở, nơi cất giấu ma túy, không giao nhận
tiền hàng cùng một lúc và thanh toán tiền mua bán ma túy với nhiều nội dung
ngụy trang khác nhau thông qua tài khoản ATM ở ngân hàng; ngụy trang cất
giấu ma túy trong các bao bì hàng hóa (quần, áo, trà, mì gói, bình keo xị tóc),
cất giấu ma túy trong các thùng hàng, va ly hai đáy; nhét trong các bộ phận kín
23
cơ thể, nuốt ma túy vào bao tử; sử dụng dịch vụ bưu phẩm…Đáng chú ý là tội
phạm ma túy có yếu tố nước ngoài với đối tượng cầm đầu là Việt kiều (đa số
là quốc tịch Australia, Hoa Kỳ), người gốc Châu Phi sử dụng phương thức
móc nối tuyển dụng, sử dụng phụ nữ các nước châu Á (trong đó có phụ nữ
Việt Nam) đưa sang Campuchia và Thái Lan, thông qua đường hàng không để
vận chuyển ma túy từ các nước Châu Phi và Trung Đông vào Việt Nam và từ
Việt Nam đi nước ngoài tiêu thụ. Trong thời gian gần đây, Cục Hải quan thành
phố đã phát hiện nhiều vụ vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường chuyển
phát nhanh và cửa khẩu cảng hàng không Tân Sơn Nhất vào thành phố. Thách
thức lớn nhất hiện nay của thành phố là xu hướng vận chuyển ma túy tổng hợp
từ nước ngoài vào thành phố tiêu thụ ngày càng gia tăng do dễ cất giấu, dễ vận
chuyển, thuận tiện trong giao dịch và thu lợi nhuận rất cao.
Hoạt động mại dâm vẫn còn diễn biến khá phức tạp, biểu hiện dưới
nhiều hình thức kinh doanh trá hình mà phổ biến là núp bóng tại các cơ sở
kinh doanh dịch vụ như: khách sạn, quán cà phê, tiệm hớt tóc gội đầu, cơ sở
xông hơi, xoa bóp. Đáng chú ý thời gian gần đây xuất hiện một số đường dây
mại dâm trên mạng Internet, qua điện thoại di động diễn ra ngày càng nhiều,
gây khó khăn trong đấu tranh phòng ngừa. Bên cạnh đó hoạt động mại dâm
nam, mại dâm trong nhóm người đồng tính nam, mại dâm có yếu tố người
nước ngoài và các đường dây đưa phụ nữ xuất cảnh ra nước ngoài bán dâm
ngày càng gia tăng.
Tệ nạn cờ bạc xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động rất tinh
vi, xảo quyệt, liên kết hoạt động có tổ chức chặt chẽ. Nạn đánh bạc, tổ chức
cá độ bóng đá mang tính quốc tế có xu hướng tăng và có quy mô ngày càng
lớn, nhiều vụ có móc nối với các đối tượng ở nước ngoài thông qua mạng
Internet để cá độ các giải bóng đá quốc tế. Đã xuất hiện nhiều tổ chức tội
phạm người nước ngoài đến thành phố tổ chức chiếm đoạt tài sản (chủ yếu