Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế đông á nói riêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.38 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC

Đề tài:
Vai trị của khoa học-cơng nghệ trong phát triển kinh tế thế
giới nói chung và kinh tế Đơng Á nói riêng

Nhóm 2: Đồn Thị Ngọc Hà
Ngũn Diệu Anh
Đỗ Hiền Anh
Lê Minh Nguyệt

Hà Nội, 2/2015


MỤC LỤC

Chương 1:Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1.Cơ sở lí luận…………………………………………………………….2
1.2.Cơ sở thực tiễn………………………………………………………….3
Chương 2: Tầm quan trọng của khoa học- công nghệ với sự phát triển kinh
tế thế giới và khu vực Đông Á………………………………4
2.1. Khoa học- công nghệ với sự phát triển kinh tế thế giới ……………….4
2.1.1. Tổng quan về khoa học- công nghệ trong lịch sử phát triển kinh tế thế
giới…………………………………………………………………………..4
2.1.2. Khoa học- công nghệ trong phát triển kinh tế thế giới………………5
2.2. Khoa học- công nghệ với sự phát triển khu vực Đông Á………………8
2.2.1.Tổng quan …………………………………………………………….8
2.2.2.Khoa học- công nghệ trong phát triển kinh tế Đông Á……………….9


2.2.2.1. Tác động của khoa học- công nghệ đến phát triển kinh tế Đơng
Á……………………………………..............................................................9
2.2.2.2. Kì tích châu Á: Thành cơng của ứng dụng khoa học- công nghệ trong
phát triển kinh tế…………............................................................................14
2.2.2.3. Kỳ vọng của Việt Nam về thúc đẩy khoa học- công nghệ trong phát triển
kinh tế………….............................................................................................19
Chương 3: Xu hướng phát triển khoa học- công nghệ giai đoạn tới………21
3.1. Xu hướng của thế giới ………………………………………………… ..21
3.2. Xu hướng của khu vực Đông Á…………………………………………..22

Kết luận……………………………………………………………….……….24
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………...........25




BẢNG CHÚ GIẢI VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt
1

CNH-HĐH

2
3

GDP
KH & CN

4


KIST

5

KRIBB

6
7

LLSX
WEF

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Ngun nghĩa tiếng Việt
Cơng nghiệp hóa- hiện đại
hóa
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa
Khoa học và công nghệ
Korea Institiute of Science Viện khoa học công nghệ
and Technologhy
Hàn Quốc
Korea Research Institute of Viện nghiên cứu Sinh học
Bioscience
and và Công nghệ sinh học Hàn
Biotechnology
Quốc
Productive forces

Lực lượng sản xuất
World Economic Forum
Diễn đàn Kinh tế thế giới

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
1

Số hiệu
3.1

Tên hình

Trang
12


2
3

3.2
3.3

4

3.4

5


3.5

6

3.6

13
15

Chân dung thiên hồng Minh Trị
Phố Đơng năm 1980, ngun sơ là một vùng đất
canh tác, hầu như khơng có ngôi nhà cao tầng nào
17
Phố Đông ngày nay
17
Khu thương mại tài chính, khu chế xuất, khu cơng
viên khoa học kỹ thuật cao, khu triển lãm kinh tế kỹ
18
thuật, khu sân bay (cảng biển) quốc tế để tạo nên
một thế mạnh tổng hợp cho Phố Đông.

PHẦN MỞ ĐẦU
KH-CN mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển quốc gia, giúp đẩy
nhanh CNH-HĐH, thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới hiện đại, nâng cao
năng suất lao động, hàng hóa, của cải vật chất tăng cao, đất nước ngày càng phát
triển và có vị thế về kinh tế trong quá trình hội nhập. Ngồi ra, KH-CN giúp nâng
cao chất lượng y tế, quốc phịng, an ninh,... về máy móc, phương tiện. Đời sống
nhân dân từng bước cải thiện, quốc phòng an ninh ngày càng hiện đại. Tăng
cường sức mạnh phòng thủ đất nước, hiện đại hóa máy móc, cơng nghệ trong các
lĩnh vực như: văn hóa, giáo dục. Rút ngắn thời gian thực hiện ý tưởng, vòng đời

các sản phẩm KH-CN, giải phóng người lao động khỏi quá trình sản xuất trực
tiếp, thay đổi các quan hệ xã hội, thể hiện hào khí dân tộc.
Vai trị của khoa học- cơng nghệ trong phát triển kinh tế thế giới nói chung?
- Thúc đẩy khả năng sản xuất
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tăng tính cạnh tranh của hàng hóa
- Phát triển bền vững đất nước
Vai trị của khoa học cơng nghệ với phát triển kinh tế Đơng Á?
Đóng vai trị quan trọng trong các cuộc cải cách chuyển mình mang tính cách
mạng của các quốc gia Đơng Á, KHCN đã có ứng dụng đáng kể khi mang lại
hiệu quả trong việc: thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nơng
nghiệp sang cơng nghiệp hóa, mở rộng khả năng sản xuất, tăng sức cạnh tranh
của hàng hóa trên thị trường, thúc đẩy tăng trưởng GDP,…


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Định nghĩa
Khoa học
Khoa học là tập hợp của những hiểu biết và tư duy nhằm khám phá những thuộc
tính tồn tại khách quan của những hiện tượng tự nhiên và xã hội.
Khoa học thường được phân thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.Trong
đó khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quá trình tự
nhiên.Khoa học xã hội thì nghiên cứu các hiện tượng, quá trình và quy luật vận
động, phát triển của xã hội.
Công nghệ
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí qút, cơng cụ và
phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ
đời sống xã hội. Ngày nay, công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa phần

cứng và phần mềm.Phần cứng thể hiện kỹ thuật của phương pháp sản xuất nó
gồm các phương tiện sản xuất và máy móc thiết bị. Phần mềm bao gồm ba thành
phần: thứ nhất, là thành phần con người với những kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm, tay nghề, thói quen... trong lao động; thứ hai là thành phần thông tin
gồm các bí qút, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế...; và thành phần
cuối cùng là thành phần tổ chức thể hiện trong việc bố trí sắp xếp, điều phối và
quản lý.
Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hằng năm của tổng sản phẩm nội địa (GDP)
thực tế, hoặc thu nhập bình quân đầu người. Như vậy, bản chất của tăng trưởng
kinh tế là sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế, bao hàm nghĩa rộng hơn, là sự tăng trưởng kinh tế kèm theo
những thay đổi căn bản về cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội. Những thay đổi này


được thể hiện ở những dấu hiệu sau: Một là, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu
người diễn ra trong một thời gian dài , lợi ích tăng trưởng được phân bố một cách
đồng đều hơn. Hai là, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tỷ trọng của sản lượng
nơng nghiệp giảm trong GDP cịn tỷ trọng của cơng nghiệp và dịch vụ tang. Ba
là, tiến bộ kĩ thuật được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế làm tăng năng suát
lao động ở tất cả các ngành và các vùng.Bốn là, quá trình đơ thị hóa tăng lên làm
cho tỷ lệ dân sống ở thành phố lớn hơn tỷ lệ dân sống ở nông thôn.
1.1.2. Mối quan hệ khoa học- cơng nghệ
Khoa học và cơng nghệ có nội dung khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ
chặt chẽ, tác động thúc đẩy lẫn nhau. Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ khi
cịn ở trình độ thấp, khoa học tác động tới kĩ thuật và sản xuất cịn rất ́u, nhưng
đã phát triển đến trình độ cao như ngày nay thì nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp
tới sản xuất. Khoa học và công nghệ, là kết quả sự vận dụng những hiểu biết, tri
thức khoa học của con người để sáng tạo cải tiến các công cụ, phương tiện phục
vụ cho sản xuất và các hoạt động khác.

Khoa học không chỉ mô tả khái quát cơng nghệ mà cịn tác động trở lại, mở
đường cho sự phát triển công nghệ.Khoa học tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp
cho ứng dụng, triển khai công nghệ mới vào sản xuất, đời sống.Ngược lại công
nghệ là cơ sở để tổng quát hoá thành những nguyên lý khoa học, cơng nghệ cịn
tạo ra những phương tiện làm cho khoa học có bước tiến dài.Khoa học càng gần
với hoạt động sản xuất và đời sống thì việc ứng dụng, triển khai cơng nghệ càng
mang tính trực tiếp nhiều hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Khoa học- công nghệ đã trở thành lưc lượng sản xuất trực tiếp bởi các lí do sau
đây:
Một là, trong cuộc cách mạng KH-CN hiện đại, các yếu tố KH-CN và sản xuất
đã thâm nhập, gắn bó bền chặt với nhau với vai trị dẫn đường của khoa học. Nó
khơng chỉ được hiểu đơn thuần là kĩ thuật ( các phương tiện vật chất kĩ thuật) mà
gồm 4 yếu tố cơ bản: phần cứng của công nghệ( kĩ thuật) và 3 yếu tố của phần
mềm là con người, thông tin và tổ chức quản lý. Với việc KH-CN trở
thành LLSX trực tiếp và việc khai thác và sử dụng triệt để 3 yếu tố của phần
mềm đã làm cho cuộc cách mạng của KH-CN thực sự trở thành cuộc cách mạng
về trí tuệ với vai trò quyết định của tri thức( kinh tế tri thức, vốn tri thức, năng
lượng tri thức hay trí năng, vật liệu tri thức...). sự khai thác nguồn trí năng là đặc
trưng cơ bản của cuộc cách mạng KH-CN hiện đại. đó chính là sự biến đổi tận
gốc LLSX xã hội - làm tiền đề, cơ sở cho mọi sự biến đổi khác trong xã hội.
Hai là,với cuộc cách mạng khoa học_ công nghệ hiện đại , các yếu tố riêng biệt
của quá trình sản xuất được kết hợp chặt chẽ hữu cơ với nhau thành một hệ
thống liên hoàn : máy công tác - máy động lực - các phương tiện vận chuyển ...


vừa tiết kiệm được thời gian, công sức, vừa nâng cao hiệu quả và năng suất lao
động.
Ba là, cuộc cách mạng KH-CN đã cho ra đời những hệ thống công nghệ mới với
bốn trụ cột chính:cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ sinh học, công nghệ vật liệu

mới. Các hệ thống công nghệ đã liên kết đồng bộ với nhau với vai trị dẫn đầu là
cơng nghệ thơng tin để cùng tác động mạnh mẽ , có hiệu quả cao lên nền sản
xuất xã hội.
Bốn là, cuộc cách mạng KH-CN hiện đại đã làm thay đổi về chất quá trình sản
xuất. Con người ngày càng có vai trị quan trọng và quyết định đối với sản xuất.
Con người được tách dần ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp. Trí năng- năng lực
trí tuệ của con người đã trở thành nguồn năng lượng mới của công nghệ và sản
xuất và dã hình thành nên nhưng con ngươi lao động kiểu mới, có tri thức, có kĩ
năng,kĩ xảo và năng lực tồn diện.
Năm là,cuộc cách mạng KH-CN dã tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc của năng
suất lao động nhờ sự thay đổi của cơ cấu LLSX, của phân công lao đông xã hội
trong phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới.

Chương 2
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THẾ GIỚI
2.1. Khoa học- công nghệ với sự phát triển kinh tế thế giới
2.1.1. Tổng quan vềkhoa học – công nghệ trong lịch sử phát triển kinh tế thế
giới
Trong quá khứ thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng kỹ thuật. Cuộc cách mạng
kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII
và hoàn thành vào những năm 50 đầu thế kỷ XX với nội dung chủ yếu là cơ khí
hoá, thay thế lao động thủ cơng bằng lao động sử dụng máy móc. Cuộc cách
mạng kỹ thuật lần thứ hai còn gọi là cuộc cách mạng KH-CN hiện đại, xuất hiện
vào những năm 50 của thế kỷ XX và nhanh chóng làm nên sự thay đổi to lớn trên
nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội tồn cầu. Cuộc cách mạng
này có nhiều nội dung, song có 5 lĩnh vực chủ yếu, đó là: Tự động hoá, sử dụng
ngày càng nhiều máy tự động quá trình, máy cơng cụ điều khiển bằng số, rơbốt;
sử dụng năng lượng, ngồi những dạng năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thuỷ
điện) ngày nay đã và đang chuyển sang lấy dạng năng lượng nguyên tử là chủ

yếu và các dạng năng lượng "sạch" như năng lượng mặt trời, v.v...; công nghệ vật
liệu mới, xuất hiện với nhiều chủng loại rất phong phú và có nhiều tính chất đặc
biệt mà vật liệu tự nhiên khơng có được. Đến cuối thế kỷ XX, có thể khẳng định


rằng nền sản xuất xã hội đang biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ cả về cơ cấu, chức năng
và phương thức hoạt động tạo nên một sự phát triển nhảy vọt, một bước ngoặt
lịch sử có ý nghĩa trọng đại sang một thời đại kinh tế mới (thường gọi là thời đại
kinh tế tri thức) quá độ sang một nền văn minh mới (thường gọi là nền văn minh
trí tuệ) mà nguyên nhân và động lực chính là cuộc cách mạng khoa học và cơng
nghệ mới(cịn gọi là cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ lần thứ ba), hình thành
từ mấy chục năm qua.
KH&CN có vai trị ngày càng sâu sắc, tác động lớn đến nhịp độ tăng trưởng kinh
tế ở nhiều quốc gia.
Theo phân tích gần đây của Ngân hàng thế giới(WB) ở 38 quốc gia và khu vực,
tiến bộ cơng nghệ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển,
hơn 30% ở các nước đang phát triển. Tại Hàn Quốc, đột phá trong KH&CN giúp
kinh tế-xã hội nước này tăng trưởng mạnh, mức thu nhập bình quân đầu người
tăng cao từ 1.040 USD (1977) lên 3.360 USD sau 10 năm. Đầu tư cho KH&CN
của nước này tăng nhanh từ 378 triệu USD lên 5 tỷ USD, tăng 13 lần. Với Trung
Quốc, đầu tư cho KH&CN tăng mạnh từ 0,6% GDP (2001) lên 1,43% GDP
(2007) đã tạo địn bẩy đưa GDP bình qn đầu người tăng từ 1.047 USD lên
2.604 USD.
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ đã thực sự thúc đẩy sự
gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng ngày càng cao của con người.
Theo một số số liệu thống kê đáng tin cậy:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 1990 so 1982 tăng 28,5% - khối lượng
thương mại thế giới tăng 57,9% (IMF 10/1990).
+ Trong 5 năm đầu thế kỷ XXI, GDP của thế giới tăng 40,5% (44 nghìn tỷ

USSD/31,6 nghìn tỷ USD - Niên giám thống kê/ TCTK 2006).
+ Thế kỷ XVIII, một nước muốn cơng nghiệp hóa thường mất 100 năm. Đầu thế
kỷ XX, còn khoảng 30 năm.Vào thập niên 70 - 80 rút xuống 20 năm.Thập niên
90 chỉ còn trên dưới 10 năm.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, KH & CN thực sự đóng
vai trị là động lực và nền tảng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực tiễn cho thấy, nơi đâu đầu tư, khai thác đúng mức việc nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống thì nơi đó nền kinh tế
phát triển nhanh, đời sống người dân cải thiện nhanh hơn.
2.1.2. Những đóng góp của khoa học- cơng nghệ trong phát triển kinh tế thế
giới
Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế


Dưới tác động của khoa học và công nghệ, các nguồn lực sản xuất được mở rộng.
Mở rộng khả năng phát hiện, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên; làm
biến đổi chất lượng nguồn lao động. Cơ cấu lao động xã hội chuyển từ lao động
giản đơn là chủ yếu sang lao động bằng máy móc, có kỹ thuật nhờ đó nâng cao
năng suất lao động. Mở rộng khả năng huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn
vốn đầu tư một cách có hiệu quả biểu hiện thơng qua quá trình hiện đại hoá các
tổ chức trung gian tài chính, hệ thống thơng tin liên lạc, giao thơng vận tải...
Khoa học công nghệ với sự ra đời của các công nghệ mới đã làm cho nền kinh tế
chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu tức là tăng
trưởng kinh tế đạt được dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản
xuất. Với vai trò này, KH & CN là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông
nghiệp sang nền kinh tế tri thức, trong đó phát triển nhanh các ngành cơng nghệ
cao, sử dụng nhiều lao động trí ṭ là đặc điểm nổi bật.
Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự phát triển mạnh mẽ của KH & CN không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển của
các ngành mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc

và đưa đến phân chia ngành kinh tế thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mới.Từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
tích cực thể hiện:
-Tỷ trọng trong GDP của ngành cơng nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần,
cịn của ngành nơng nghiệp thì ngày càng giảm.
-Cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng mở
rộng quy mô sản xuất ở những ngành có hàm lượng cơng nghệ cao. Lao động tri
thức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, mức độ đô thị hoá cũng ngày càng tăng
nhanh.
Tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường
Muốn tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp phải sản xuất những mặt hàng có
nhu cầu lớn, tối thiểu hoá các chi phí yếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản
phẩm, cải tiến mẫu mã, hình thức sản phẩm.... cho phù hợp. Những yêu cầu này
chỉ được thực hiện khi áp dụng tiến bộ KH & CN vào trong sản xuất và kinh
doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, việc áp dụng tiến bộ KH & CN đã có những tác
động sau:
-Các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, lao động ngày càng hiện đại và đồng
bộ.
-Quy mô sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình
doanh nghiệp mới.


-Tạo ra nhịp độ cao hơn trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chiến lược
kinh doanh từ chỗ hướng nội, thay thế hàng nhập khẩu sang hướng ngoại, hướng
vào xuất khẩu, từ thị trường trong nước hướng ra thị trường thế giới, tăng sức
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ngày nay các nước đi đầu về khoa học công nghệ khơng chỉ có ưu thế trong cạnh
tranh trên thị trường thế giới, mà cịn có ưu thế về xuất khẩu tư bản, chuyển giao
KH & CN sang các nước khác.

Khoa học và công nghệ là một công cụ mạnh đối với phát triển con người
Do sự thường xuyên đổi mới theo hướng hiện đại dần của các tranh thiết bị sản
xuất và đời sống buộc con người phải thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức,
chuyên môn để khỏi bị đào thải ra khỏi quá trình sản xuất xã hội thích ứng với
cuộc sống hiện đại. Chính nhờ vậy mà trình độ và chất lượng của đội ngũ những
người lao động trong lực lượng sản xuất không ngừng được nâng cao và hiện đại
hoá.
KH & CN tác động thông qua việc đổi mới sản phẩm, và đổi mới quy trình sản
xuất đã làm tăng quy mơ sản xuất; tăng năng suất của máy móc thiết bị. Một mặt
KH & CN kích cầu; mặt khác nó giúp tăng năng suất qua đó tăng cung và từ đó
nền kinh tế tăng trưởng và làm tăng thu nhập bình quân; cải thiện mức sống của
người dân.
Hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh
Những cơng việc quản lí, điều hành, phân phối ngày càng rộng lớn, phức tạp, vừa
tỉ mỉ, chi tiết của công tác tổ chức và quản lý ngày nay đang được thực hiện một
cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn nhờ có sự phát triển của khoa học và công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Khoa học công nghệ ngày nay cũng đã đúc
rút và xây dựng nên nhiều những tri thức, cả tri thức lý luận và tri thức kinh
nghiệm trong lĩnh vực tổ chức và quản lý.Tổ chức và quản lý đã trở thành một
KH-CN quản lý.
Góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của
xã hội
Phát triển bền vững hay phát triển lâu bền đang là quan tâm sâu sắc của toàn
nhân loại. KH & CN góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát
triển bền vững. Những đóng góp có tính chất quyết định của KH & CN vào thúc
đẩy sản xuất, nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh là điều đã quá rõ ràng.
Ngoài ra sự phát triển của KH&CN đ ã giảm bớt sự lãng phí các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường; khắc phục những hậu quả tiêu cự do
sản xuất xã hội mang lại giúp cho tăng trưởng kinh tế không những nhanh mà



cịn an tồn.
Đối với mục tiêu sinh thái, trước tiên KH-CN cung cấp cho con người những tri
thức về môi trường thiên nhiên, qua đó giúp con người có cơ sở để xây dựng ý
thức sinh thái. KH-CN giúp con người cập nhật được thơng tin về mơi trường từ
đó con người có thể chủ động phịng tránh, khắc phục để giảm thiểu những hậu
quả xấu, những rủi ro không đáng có.
Bản thân KH-CN đang có tác động rất mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc lên sự phát
triển của xã hội lồi người. Khoa học và cơng nghệ đặc biệt là cơng nghệ thơng
tin góp phần to lớn trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện cơng bằng,
bình đẳng trong xã hội, tự do dân chủ, giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận với
các thông tin hơn, tạo ra một cơ chế phản ánh tiếng nói của người dân đặc biệt là
của người nghèo đến chính phủ hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng của
các dịch vụ công.
2.2. Khoa học- công nghệ trong sự phát triển kinh tế Đông Á
2.2.1.Tổng quan
Các quốc gia Đông Á
Các quốc gia Đơng Á hay các quốc gia phía Đơng Châu Á, gồm có 19 quốc
gia và vùng lãnh thổ thuộc hai khu vực, trong đó có 11 quốc gia Đông Nam Á
(Brunei, Myanmar, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia,
Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và 8 quốc gia cùng vùng lãnh
thổ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và
các vùng lãnh thổ là: Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan).
Các quốc gia Đông Á nổi lên như là những quốc gia có tiềm lực lớn về kinh
tế, tài chính và thương mại. Trong đó có 4 con rồng Châu Á (Singapore,
Hồng Kơng, Đài Loan và Hàn Quốc), các nền kinh tế có tổng GDP đứng thứ
3 và thứ 2 thế giới là Nhật Bản và Trung Quốc, các quốc gia mới nổi như
Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam... đã tạo điều kiện cho một loạt các
đô thị lớn ra đời và phát triển hưng thịnh, như những trung tâm tài chính,
thương mại, văn hóa của khu vực, châu lục và trên thế giới như: Hồng Kông,

Thượng Hải, Tokyo, Singapore, Bắc Kinh, Đài Bắc.
Khái quát kinh tế Đông Á
Sơ lược lịch sử phát triển:
Đông Á đã trở thành một khu vực có nền kinh tế phát triển sau cuộc cải cách
Minh Trị Duy Tân những năm cuối thế kỷ 19 khi Nhật Bản nhanh chóng
chuyển hướng tập trung phát triển công nghiệp theo định xu hướng của châu
Âu và Hoa Kỳ.


Trong đầu những năm 1960, các thuộc địa của Anh ở Hồng Kơng đã giữ vị trí
tiên phong cho phát triển nền kinh tế và trở thành một trong những "Con rồng
Châu Á" bằng cách phát triển các ngành công nghiệp dệt may và sản xuất
mạnh mẽ những năm 1970. Tiếp bước thành công của Hồng Kông, các quốc
gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore cùng nhanh
chóng cơng nghiệp hóa nhờ vào các chính sách của chính phủ. Đến năm
1997, bốn quốc gia này đã vươn lên sánh ngang với Nhật Bản khi trở thành
những nước có nền kinh tế phát triển nhất Châu Á. Ngoài ra cũng phải kể đến
Ma Cao, nhờ vào ngành sản xuất dệt may và phát triển công nghiệp cờ bạc,
đã thu hút được sự đầu tư cao độ của nước ngồi để có thể thay thế Las Vegas
trở thành trung tâm cờ bạc lớn nhất thế giới vào năm 2007.

Hiện nay, tốc độ tăng trưởng ở Đông Á hiện đã dịch chuyển từ Đông Bắc Á
sang Trung Quốc và các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia,
Malaysia và Philippines. Tính đến đầu năm 2013, Nhật Bản, Hồng Kơng, và
Singapore là những quốc gia Đông Nam Á được coi là thị trường phát triển
bởi các chỉ số kinh tế đạt chuẩn. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế đánh giá và
dự đoán, trong tương lai có khả năng Hàn Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản về
GDP bình quân và sức mua vào năm 2017.

2.2.2.Khoa học- công nghệ trong phát triển kinh tế Đông Á

2.2.2.1.Tác động của KH-CN đến phát triển kinh tế Đơng Á
Đóng vai trị quan trọng trong các cuộc cải cách chủn mình mang tính cách
mạng của các quốc gia Đơng Á, KH-CN đã có ứng dụng đáng kể khi mang lại
hiệu quả trong việc: Thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
nơng nghiệp sang cơng nghiệp hóa, mở rộng khả năng sản xuất, tăng sức cạnh
tranh của hàng hóa trên thị trường, thúc đẩy tăng trưởng GDP,…
• Mở rộng khả năng sản xuất
Dưới tác động của khoa học và công nghệ, các nguồn lực sản xuất ở các
nước đang phát triển sẽ được mở rộng: Mở rộng khả năng phát hiện, khả năng
khai thác và khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Từ đó làm biến
đổi chất lượng nguồn lao động, mở rộng khả năng huy động, phân bổ sử dụng
các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả. Khoa học công nghệ tạo điều kiện
chuyển phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu.


Nghĩa là thực hiện tăng trưởng kinh tế dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng
các yếu tố sản xuất chứ không phải dựa trên việc sử dụng thêm các yếu tố đầu
vào của quá trình sản xuất.
Liên hệ ngay trong đất nước Việt Nam chúng ta. Trước 1986, một cơ chế
nền kinh tế quan liêu bao cấp, bế quan tỏa cảng, không cho giao lưu hội nhập với
các nền kinh tế bên ngoài. Một nền sản xuất tự cung tự cấp là chính. Vì thế khả
năng sản xuất bị bó hẹp, sản xuất thủ cơng, sản phẩm khơng có tính cạnh tranh.
Nền kinh tế tụt hậu, kém phát triển. Từ những năm 1986 trở đi, do nhận thức
được vai trò to lớn của hội nhập kinh tế, đất nước ta đã bước sang một trang sử
mới. Mở cửa giao lưu với các nền kinh tế khác. Từ đó, nước ta đã có cơ hội giao
lưu, học hỏi các nước, chuyển giao khoa học và công nghệ, dẫn đến khả năng sản
xuất đã được mở rộng. Sản xuất bắt đầu có sự chủn biến từ thủ cơng sang máy
móc. Năng suất lao động tăng nhanh, sản phẩm phong phú, đảm bảo chất lượng.
Là điều kiện cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
• Thúc đẩy q trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự phát triển của khoa học và công nghệ ở các nước đang phát triển đã
góp phần phân cơng lao động xã hội ngày càng sâu sắc và đưa đến phân chia
thành nhiều các phân ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế
mới. Từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tăng tỷ trọng GDP
của ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng GDP của ngành nông
nghiệp.Cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng thay đổi theo xu hướng ngày
càng mở rộng quy mơ sản xuất. Vai trị của lao động trí tuệ trong các ngành kinh
tế ngày càng được coi trọng. tỉ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ trong GDP năm 2011 của Nhật Bản là: 1.4%, 24%, 74.6%.
Lấy ví dụ ngay trong ngành cơng nghiệp của Việt Nam khi có ́u
tố khoa học cơng nghệ cao tác động. Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có chủn
dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp,
khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có cơng nghệ khá hiện đại. Đến năm 2000,
công nghiệp khai thác chiếm khoảng 15% tổng giá trị sản xuất tồn ngành, trong
đó khai thác dầu khí chiếm 11,2%, cơng nghiệp chế tác chiếm 79%, trong đó


công nghiệp sản xuất thực phẩm chiếm khoảng 23,6% công nghiệp sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước, chiếm khoảng 6% trong đó cơng nghiệp điện
chiếm 5,4%.
• Tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và sự phát triển của thị trường
Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Muốn
vậy phải sản xuất được các sản phẩm có nhu cầu lớn, tối thiểu hóa chi phí, nâng
cao chất lượng sản phẩm… Những yêu cầu đó chỉ được thực hiện khi áp dụng
khoa học cơng nghệ trong quá trình sản xuất. Ở các nước đang phát triển như
Việt Nam nhờ có sự ứng dụng của khoa hoc công nghệ đã làm cho các mặt hàng
trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Cùng một loại sản phẩm nhưng có
rất nhiều các mặt hàng khác nhau với mẫu mã khác nhau. Ví dụ như có rất nhiều
các sản phẩm về dầu gội đầu : DOVE, SUNSILk, CLEAR, PENTEN,…không
kể đến những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngồi. Từ đó tạo ra sức cạnh tranh

tương đối lớn khơng chỉ thị trường trong nước mà cịn trên cả thị trường quốc tế.
Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình.
• Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
Trước kia, khi khoa học và cơng nghệ chưa phát triển thì ́u tố qút
định tăng trưởng và phát triển kinh tế đó chính là : Vốn, đất đai, lao động. Cho
đến ngày nay, tăng trưởng và phát triển kinh tế lại phụ thuộc chủ yếu vào việc
triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ.
Theo phân tích gần đây của Ngân hàng thế giới ở 38 quốc gia và khu vực,
tiến bộ cơng nghệ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển,
hơn 30% ở các nước đang phát triển. Tại Hàn Quốc, đột phá trong KH&CN giúp
KTXH nước này tăng trưởng mạnh, mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao
từ 1.040 USD (1977) lên 3.360 USD sau 10 năm. Đầu tư cho KH&CN của nước
này tăng nhanh từ 378 triệu USD lên 5 tỷ USD, tăng 13 lần. Với Trung Quốc,
đầu tư cho KH&CN tăng mạnh từ 0,6% GDP (2001) lên 1,43% GDP (2007) đã
tạo đòn bẩy đưa GDP bình quân đầu người tăng từ 1.047 USD lên 2.604 USD.


Theo tài liệu của TS Cù Chí Lợi, Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Khoa học
– Xã hội Việt Nam): Ở nước ta, trong thời kỳ 1998 – 2002, tỷ trọng đóng góp của
yếu tố KH&CN vào tăng trưởng GDP chiếm gần 23%, kéo mức thu nhập bình
quân đầu người từ vài trăm USD đạt ngưỡng 1.000 USD. Trong khi dân số
không ngừng tăng (từ hơn 50 triệu người năm 1979 lên hơn 85 triệu người năm
2009), diện tích đất canh tác bị thu hẹp nhưng nhờ áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất, ngành nông nghiệp vẫn đóng góp hơn 65% vào tăng trưởng kinh tế
nước nhà.

Hình 3.1
Hình 3.1:



− Biểu đồ 1: So sánh tốc độ tăng trưởng sản lượng của các nước và vùng
lãnh thổ trong nhóm "4 con rồng Châu Á" với những phần còn lại của thế
giới trong thời gian 1960-1975 và 1975-1990. Bốn cột đầu tiên trong biểu
đồ này mô tả tốc độ tăng trưởng của từng nước. Cột thứ năm mô tả tốc độ
tăng trưởng trung bình đơn giản của 100 quốc gia, đại diện cho phần còn
lại của thế giới. Cột thứ sáu đại diện cho giá trị trung bình của tốc độ tăng
trưởng của phần còn lại của thế giới cộng với một độ lệch chuẩn 1.96
(hàng + 1.96sd). Tốc độ tăng trưởng có thể được coi là "cao" nếu họ đang
ở trên hàng chuẩn nhưng dưới hàng + 1.96sd, "rất cao" nếu họ có khoảng
hàng + 1.96sd, và "xuất sắc" khi họ vượt quá giá trị này. Biểu đồ cũng cho
thấy, trong so sánh này tốc độ tăng trưởng sản lượng nước và vùng lãnh
thổHồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan của Trung Quốc rất cao trong giai
đoạn 1960-1975 và xuất sắc trong 1975-1990.
− Biểu đồ 2: Biểu đồ 2 cũng tương tự, mơ tả tốc độ tăng trưởng có sự tham
gia lao động.


Hình 3.2

Hình 3.2
− Biểu đồ 3: Bảng đầu tiên trong biểu đồ 3 mơ tả tốc độ tăng trưởng vốn
bình quân cá nhân trong giai đoạn1975-1990. Tỷ lệ tích lũy vốn rất cao ở
Hồng Kông, rất cao ở Singapore và Đài Loan của Trung Quốc, và nổi bật
tại Hàn Quốc. Bảng thứ hai của biểu đồ 3 mô tả tỷ lệ ước tính tăng trưởng
năng suất trong thời gian 1975-1990: xuất sắc cho Hồng Kông, rất cao là
Đài Loan của Trung Quốc, khá cao đối với Hàn Quốc, và cao cho
Singapore.



− Biểu đồ 4: so sánh giá của tiến bộ công nghệ (tổng năng suất nhân tố)
trong Bốn con hổ trong thời gian 1975-1990 với những người đạt được
bằng Nhật Bản và Mỹ trong cùng thời kỳ. Bảng đầu tiên của biểu đồ 4 cho
thấy rằng sự tăng trưởng năng suất của tất cả 4 nước đều có năng suất
vượt xa tại Hoa Kỳ. Ba trong số bốn (trừ Singapore) cũng vượt quá tăng
trưởng năng suất tại Nhật Bản. Bảng thứ hai của biểu đồ 4 mô tả tỷ lệ tăng
trưởng của sản lượng trên mỗi người đó được giải thích bởi sự tăng trưởng
năng suất.

2.

Kỳ tích Châu Á: Thành công của ứng dụng KH-CN trong phát
triển kinh tế

Minh Trị Duy tân (Hay còn gọi là Cuộc cách mạng Minh Trị, diễn ra từ năm
1866 đến năm 1869)
Dưới thời hoàng đế Minh Trị, nhờ việc xóa bỏ chế độ phong kiến làm thay
đổi xã hội và chính trị, bên cạnh đó cung cấp một mơi trường mới với thuận
lợi về an ninh chính trị và tài chính, Chính phủ đã đầu tư hết mức trong các
ngành công nghiệp và công nghệ mới. Cụ thể, nhiều phái đoàn được cử sang
phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và về kỹ thuật. Cơ sở hạ
tầng bắt đầu được quan tâm phát triển.Nhiều chuyên gia phương Tây được
mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật.Bên cạnh đó, Chính phủ
cũng đi đầu trong việc xây dựng đường sắt và vận chuyển dây chuyền, hệ
thống điện báo và điện thoại, bổ sung 3 nhà máy đóng tàu, 10 khu mỏ, 5 khu
vũ khí cơng trình, 53 ngành công nghiệp tiêu dùng (làm đường, thủy tinh, dệt
may, xi măng, hóa chất, và quan trọng khác sản phẩm).
Kết quả đạt được: Mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành
một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa
thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình cơng nghiệp hóa

của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm
cuối của thế kỷ XIX khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự năm
1905 sau khi đánh bại Hải quân Hoàng gia Nga và trước đó là chiến thắng
trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh. Sự phát triển
của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những
nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.


Hình 3.3: Chân dung thiên hồng Minh Trị
Kỳ tích sơng Hàn
Với Hàn Quốc, con đường phát triển kinh tế của nước này là một bài học kinh
nghiệm cho nhiều nước phát triển. Nếu như kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc
độ chóng mặt trong hai thập kỷ sau chiến tranh, làm nên “sự thần kỳ Nhật Bản”
đưa nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế
giới vào đầu thập niên 1970 của thế kỷ trước, thì Hàn Quốc cũng làm nên “Kỳ
tích sơng Hàn”, trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế châu Á” vào đầu thập
niên 1990.
Yếu tố góp phần tạo nên kỳ tích sơng Hàn là chính sách “Khoa học công nghệ
phục vụ công nghiệp” với sự giúp đỡ của quốc tế trong việc thành lập Viện khoa
học công nghệ Hàn Quốc (KIST) – Viện đã giúp cho Hàn Quốc có thể tham gia
vào quá trình nghiên cứu KHCN tầm quốc tế giúp Hàn Quốc có những sản phẩm
và tham gia vào chuỗi sản xuất quốc tế.
Những năm 1950 và đầu những năm 1960, Hàn Quốc là một trong các quốc gia
nghèo nhất trên thế giới.Tuy nhiên, từ xuất phát điểm cực thấp sau chiến tranh,
Hàn Quốc đã vươn lên mạnh mẽ về kinh tế để rồi dùng chính lĩnh vực này làm
động lực phát triển tồn diện.
Hàn Quốc bắt đầu chinh phục thế giới bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
hằng năm 7,6%, liên tục trong 40 năm. Đến cuối năm 2011, xét về thu nhập bình
qn, Hàn Quốc cịn giàu hơn cả mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU).
Thu nhập bình quân tại Hàn Quốc đạt 31.750 USD, trong khi đó con số này tại

EU ở mức 31.550USD/người (tính theo ngang giá sức mua).
Cũng trong năm 2011, kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đạt mức 1.080 tỷ


USD, đứng thứ 8 thế giới về xuất khẩu. Với sự thay đổi chóng mặt đó, Hàn Quốc
là nước duy nhất vươn lên thành công từ nước chủ yếu nhận viện trợ nước ngoài
sang nước giàu chỉ trong vài chục năm. Hiện nay, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn
thứ 3 châu Á và thứ 13 trên thế giới.Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đứng thứ 6 thế
giới về dự trữ ngoại hối, và đứng thứ hai về ngành công nghiệp đóng tàu.Hai nhà
sản xuất bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc là Samsung Electronics và Hynix chiếm
gần 50% thị trường toàn cầu.
Để làm nên "Kỳ tích sơng Hàn", Hàn Quốc đã đầu tư rất nhiều vào khoa học
công nghệ với mục tiêu phát triển kinh tế.Tại Viện KRIBB ở Daejeon, chi phí
hàng năm cho trang thiết bị cơng nghệ hiện đại ước tính cao tới 13 triệu USD.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cịn đặt các phịng thí nghiệm của mình ngay tại
các trường đại học danh tiếng với những tòa nhà lớn được trang bị đầy đủ các
thiết bị, hóa chất dành riêng cho các giáo sư và nghiên cứu sinh thỏa sức nghiên
cứu các đề tài có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nhờ
các kết quả nghiên cứu thành công (đã được quốc tế công nhận) mà doanh nghiệp
mở ra hướng đi mới, tạo nên triển vọng sản phẩm mới trong kinh doanh.
Kỳ tích phố Đông
Từ giữa thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990, Giang Trạch Dân - Bí thư Thành
ủy Thượng Hải và Chu Dung Cơ - Thị trưởng Thượng Hải, dẫn đầu phái đoàn
đến thăm một vài quốc gia châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Họ đã tham quan
những khu công nghệ cao, những khu công nghiệp mới và khu thương mại tự do
để học hỏi bí qút thành cơng. Sau khi so sánh, phân tích và thảo luận, họ đã
hình thành ý tưởng phát triển phố Đơng (Thượng Hải – Trung Quốc), trên cơ sở
nắm bắt thời cơ của quá trình tồn cầu hóa nền kinh tế, tận dụng lợi thế địa lý
vùng đồng bằng châu thổ sông Dương Tử và nguồn nhân lực của Thượng Hải,
đồng thời từng bước một chủ động tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ của các

nước phát triển. Nhờ những điều kiện thuận lợi nói trên, Trung Quốc đã biến Khu
đơ thị mới Phố Đông thành nơi gặp gỡ của thị trường trong và ngoài nước, nơi
hội tụ những nguồn lực trong và ngoài nước.


Hình 3.4: Phố Đơng năm 1980, ngun sơ là một vùng đất canh tác, hầu như
khơng có ngơi nhà cao tầng nào

Hình 3.5: Phố Đơng ngày nay


Hình 3.6: Khu thương mại tài chính, khu chế xuất, khu công viên khoa học kỹ
thuật cao, khu triển lãm kinh tế kỹ thuật, khu sân bay (cảng biển) quốc tế để
tạo nên một thế mạnh tổng hợp cho Phố Đông.
Singapore – thành công của một đảo quốc
Vào những năm 2000, giống như châu Âu vào thời điểm ấy, Singapore dấn
thân theo nền “kinh tế tri thức” và quyết định đầu tư cho nghiên cứu khoa học
và chất xám. Nếu như châu Âu làm cầm chừng, thì Singapore lại làm quyết
liệt.
Nhờ tăng trưởng luôn ở mức hai con số, tức là từ 10%năm, đảo quốc đã nhân
đôi ngân sách cho nghiên cứu: từ 1,34% tổng sản phẩm nội địa năm 1996 lên
2,65% GDP năm 2008. Một mức chi còn cao hơn của Pháp nhưng vẫn thấp


hơn so với Đan Mạch, vốn có cùng số dân.Tuy nhiên, Singapore khơng có ý
định dừng lại ở mức đó, ngân sách cho nghiên cứu vẫn tiếp tục tăng đều. Và
chính phủ cũng đã ấn định phải đạt ở mức 3% của GDP, tức ngang ngửa với
các nước có mức chi cho khoa học cao nhất như Nhật Bản, Phần Lan, Thụy
Điển, Đài Loan, Hàn Quốc…
3.


Kỳ vọng của Việt Nam về thúc đẩy KH-CN trong phát triển
kinh tế

Trong những năm qua, rõ ràng, KH-CN đã có những đóng góp tích cực cho
sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoạt động
KH-CN đã chú trọng tới tính hiệu quả, hướng tới doanh nghiệp, thị trường và
khẳng định được vai trò trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh,
cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Song, trên thực tế, trình độ cơng nghệ của Việt Nam cịn chưa cao; đóng góp
của ́u tố cơng nghệ, tri thức vào từng sản phẩm còn hạn chế; KH-CN chưa
phát triển tương xứng với tiềm năng... Cụ thể như sau:
Một là, vai trò của KH-CN chưa được nhận thức đúng đắn toàn diện trong hệ
thống quản lý nhà nước, cũng như sự quyết liệt trong hành động chưa thể hiện
rõ trong thực tế.
Hai là, cơ chế quản lý KH-CN còn bất cập.
Ba là, đầu tư cho KH-CN ở nước ta so với thế giới vẫn còn thấp
Bốn là, thị trường KH-CN trong nước phát triển còn chậm và bất cập
Năm là, chất lượng đội ngũ cán bộ KH- CN cũng như cơ chế thu hút, đãi ngộ
nhân lực KH-CN còn nhiều hạn chế.
Để thúc đẩy phát triển KH-CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, mới đây, Hội nghị
Davos mùa Hè của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại khu vực Đông Á đã
diễn ra tại Thiên Tân, Trung Quốc. Với chủ đề "Đẩy mạnh sáng tạo - Kiến tạo
giá trị”, hơn 1.600 đại biểu từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cùng thảo
luận về tất các vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với nền kinh tế thế giới. Thứ
trưởng Bộ Khoa học và Cơng nghệ Phạm Cơng Tạc đã dẫn đầu đồn Việt
Nam tham dự Hội nghị. Đoàn Việt Nam đã tham dự các phiên chung về vai
trò của đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã
hội:

- Chính phủ cần có biện pháp gì để tận dụng tiềm năng cơng nghệ nhằm xây
dựng chính sách tốt hơn.
- Đổi mới sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh sản phẩm dinh


×