Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

VAI TRÒ CỦA TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.59 KB, 19 trang )

VAI TRÒ CỦA TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH
HÀ TÂY

I/ VAI TRÒ CỦA TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1/ Khái niệm chung TTCN và đặc trưng sản xuất TTCN.
1.1. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp.
Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là một lĩnh vực sản xuất có quan hệ với
sản xuất công nghiệp, TTCN được coi là một lĩnh vực vừa độc lập, vừa phụ
thuộc với công nghiệp. Xét về trình độ kỹ thuật và hình thức tổ chức sản xuất,
thì TTCN, chính là hình thức phát triển sơ khai của công nghiệp. Trong quá
trình phát triển lịch sử, ngành công nghiệp đã trãi qua hình thái tiểu thủ công
nghiệp, ở đây tiểu thủ công nghiệp có thể là :Thủ công nghiệp và Tiểu công
nghiệp.
Tiểu thủ công nghiệp phát sinh và phát triển cùng con người và xã hội
loài người, ở các xã hội tiền tư bản cái gọi là sản xuất tiểu thủ công nghiệp
đảm bảo toàn bộ các sản phẩm lao động và tiêu dùngcủa con người , trừ các
sản phẩm nông nghiệp. Với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại
ngày nay, thì tiểu thủ công nghiệp cần được xác định rõ ràng hơn.
*Thủ công nghiệp.
Về mặt sản xuất, thủ công nghiệp là hình thái phát triển của công cụ
lao động lao động từ thô sơ bằng tay đến nữa cơ khí kết hợp máy móc hiện đại,
năng xuất lao động ngày càng cao, sản xuất nhiều hàng hoá. Về mặt quan hệ
sản xuất, đó là sự phát triển từ quan hệ thợ bạn, phường hội, tới quan hệ chủ
sưởng và nhân công làm thuê.
Công nghiệp ra đời và phát triển theo một quá trình từ quy mô nhỏ đến
quy mô lớn, không phải đột nhiên thay thế toàn bộ nền sản xuất thủ công
nghiệp. Vì vậy ta thấy rằng tất nhiên phải xuất hiện hai tình trạng.
Một là : Sự thâm nhập lẫn nhau giữa các ngành sản xuất này.
Hai là : Sự tồn tại và phát triển song song của cả hai hình thức sản xuất
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Những điều kiện nêu trên cho thấy, thủ công nghiệp là hình thái phát


triển đầu tiên của sản xuất công nghiệp. Trong quá trình phát triển của mình
nó đã trãi qua các hình thức.
+ Thủ công nghiệp gia đình
+ Thủ công nghiệp đặt hàng
+ Thủ công nghiệp thị trường
*Tiểu công nghiệp
Như tên gọi của nó, tiểu công nghiệp chỉ những đơn vị sản xuất công
nghiệp với quy mô nhỏ, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp khó tách biệt với
nhau, Tiểu công nghiệp là hình thức phát triển cao hơn của thủ công nghiệp
trong điều kiện phát triển công nghiệp ngày nay.
Có thể quy ước khái niệm: tiểu công nghiệp là cơ sản xuất nhỏ, có bao
nhiêu công nhân, có bao nhiêu lợi tức ?. Đơn vị đó chỉ có thể tiến hành sản xuất
bằng kỹ thuật thủ công hoặc kết hợp kỹ thuật cơ giới với những trình độ khác
nhau.
Trong thực tế nước ta : Tiểu công nghiệp được hiểu là những cơ sở
sản xuất công nghiệp không thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, nhưng đã
được trang bị những kỹ thuật, cơ giới hoá một bộ phận quy mô nhỏ.
Đứng trên góc độ xem xét khác nhau, đã có nhiều khái niệm về tiểu thủ
công nghiệp. Ngoài những định nghĩa về quy mô tổ chức mà ta đã trình bày ở
trên, thông qua xem xét thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp, còn có những
khái niệm, định nghĩa thuộc về mặt tiêu thụ sản phẩm mà Lê Nin đã chia tiểu
thủ công nghiệp nước Nga thời kỳ phát triển tư bản thành ba loại.
Loại 1: Người thợ thủ công tự bán sản phẩm ra thị trường.
Loại 2: Người thợ thủ công san xuất theo đơn đặt hàng của người tiêu
dùng.
Loại 3: Người thủ công sản xuất cho chủ bao mua hay chủ xưởng.
Trong điều kiện hiện nay có thể đưa ra khái niệm TTCN như sau:
Khái niệm: "Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) bao gồm toàn bộ cơ sở sản xuất có
quy mô nhỏ, được tiến hành bằng các kỹ thuật thủ công kết hợp với máy móc
cơ khí , chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghiệp truyền thống

được tiến hành sản xuất ở nông thôn, ở các làng nghề, thị trấn, thị tứ và đô thị.
"
1.2. Đặc trưng sản xuất TTCN.
Nếu chỉ xét một cách tổng quát thì công nghiệp và TTCN có những nét
tương đồng, được cụ thể trong việc sản xuất các mặt hàng phi nông nghiệp,và
không chựu sự tác động của điều kiện tự nhiên cũng như tính thời vụ trong
sản xuất nông nghiệp... Nhưng nếu xét về trình độ sản xuất cũng như trình độ
tổ chức, quản lý sản xuất, thì công nghiệp và TTCN có nhiều đặc điểm khác
nhau. Nghiên cứu đặc trưng của sản xuất TTCN ở đây là ta đi nghiên cứu sự
khác nhau đó.
Thứ nhất: Đặc trưng của sản xuất TTCN được thể hiện đơn giản về kỹ
thuật sản xuất.Nếu như nền công nghiệp lớn được đặc trưng bằng những kỹ
thuật sản xuất hiện đại và được đổi mới thường xuyên thì tiểu thủ công
nghiệp với hai hình thức sản xuất là : Tiểu công nghiệp và Thủ công nghiệp, lại
được sản xuất trên cơ sở đơn giản về kỹ thuật sản xuất và đôi khi nó mang
tính truyền thống trong một khoảng thời gian tương đối dài. Ở đây sự tham
gia của máy móc nhiều khi không mang tính quyết định đối với khả năng cạnh
tranh cuả mỗi cơ sở sản xuất trong cơ chế thị trường.
Thứ hai : Đặc trưng của sản xuất TTCN còn thể hiện qua tính linh hoạt
trong sản xuất, có thể thay đổi máy móc nhanh chóng trong việc kết hợp sản
xuất mặt hàng phi nông nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm đơn giản trong kỹ
thuật sản xuất cho nên TTCN rất linh hoạt về sản xuất. Phần nhiều máy móc
được sử dụng trong hoạt động sản xuất TTCN là máy động lực và máy móc
phổ thông, do đó việc chuyển từ sản xuất mặt hàng này sang sản xuất mặt
hàng khác là việc đơn giản. Thêm vào đó vốn đầu tư cũng như vốn sản xuất
trong TTCN là nhỏ, do vậy những cản trở vào và ra của ngành là không đáng
kể. Điều đó tạo ra một sự linh hoạt và tính mềm dẻo của các lĩnh vực sản xuất
TTCN.
Thứ ba : Đặc trưng về sản suất TTCN còn được thể hiện qua sự gọn, nhẹ
về quản lý. Với hình thức sản xuất chủ yếu là cá thể và hộ gia đình, cao hơn là

hình thức tổ chức hợp tác xã. Đây là hình thức sản xuất quy mô nhỏ, một người
có thể kiêm nhiều vị trí, vừa làm quản lý vừa trực tiếp tham gia sản xuất. Công
tác điều hành quản lý ở đây nhiều khi mang tính kinh nghiệm, không đòi hỏi
phức tạp như công tác quản lý các doanh nghiệp quy mô lớn. Mặt khác, đặc
trưng sản xuất TTCN còn thể hiện tính dễ dàng trong tổ chức sản xuất. Thứ
nhất do sản phẩm ngành TTCN đơn giản về hình thức, không đòi hỏi độ chính
xác quá cao, nên việc tổ chức không không đòi hỏi tính phức tạp. Thứ hai, do
hình thức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, với quy mô nhỏ nên việc tổ chức
phân công công việc đơn giản, nên mọi mọi thành viên có thể hỗ trợ cho nhau,
thay thế nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa mỗi cơ sở sản
xuất thường chỉ sản xuất một hoặc một số sản phẩm có quy trình và cách thức
sản xuấtnhất định. Chính vì vậy việc tổ chức sản xuất không đòi hỏi độ phức
tạp như khi sản xuất nhiều sản phẩm.
Trên đây là một số đặc trưng của sản xuất TTCN , nghiên cứu vấn
đề này cho phép phân biệt giữa sản xuất TTCN với lĩnh vực sản xuất vật chất
khác, tạo điều kiện cho việc đề ra các phương hướng và giải pháp phát triển
TTCN
2.Vai trò của TTCN trong phát triển kinh tế xã hội.
2.1 Vai trò TTCN với phát triển kinh tế đất nước.
*TTCN với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế thành thị, sự khác biệt ở
hai khu vực này không đơn thuần ở các đặc trưng của ngành, mà còn có sự
khác biệt ở vị trí địa lý và lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội.
Mặc dù vậy nghiên cứu sự tác động của TTCN đến sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn ở đây chúng ta chỉ giới hạn trong cơ cấu ngành kinh tế ở
khu vực này.
Thứ nhất: Sự phát triển của TTCN nó sẽ cho phép tăng tỷ trọng của
CN_TTCN và kích thích phát triển dịch vụ ở khu vực thành thị - nông thôn, tạo
ra cơ hội thu hút lao động và tăng thu nhập khi tham gia hoạt động TTCN ,
nhờ đó mà tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần...

Thứ hai : TTCN có tác động tới mối tương quan giữa các ngành trên địa
bàn khu vực nông thôn. Nhờ có sự phát triển TTCN mà có phát triển hơn trong
quan hệ CN_NN_dịch vụ. Việc tạo ra sản phẩm TTCN sẽ kích thích trao đổi giữa
các địa bàn, khu vực trong và ngoài nước, tạo ra sự phát triển dịch vụ. Ngoài
ra TTCN còn là lực lượng sản xuất (LLSX) cho lĩnh vực nông nghiệp (NN) phát
triển...
Điều đó chứng tỏ sự phát triển TTCN tạo điều kện cho sự phát triển CN-
NN-DV tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực ở nông thôn Việt
Nam.
* TTCN với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Cũng như các ngành kinh tế khác TTCN có vai trò không nhỏ trong quá
trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trước hết là ngành đóng góp vào tổng
sản phẩm quốc dân, do đó sự gia tăng về sản lượng của TTCN là nhân tố tạo ra
tạo ra sự tăng trưởng cho toàn nền kinh tế quốc dân.
Mặt khác sự phát triển TTCN nông thôn còn tác động tích cực đối với
nông nghiệp như trong chế biến sản phẩm, điều đó cho thấy phát triển TTCN
nông thôn sẽ tạo ra tác động kép trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thêm vào đó TTCN còn đóng góp lớn trong thu nhập dân cư, giảm đáng kể tệ
nạn xã hội..., mặt khác sự phát triển TTCN còn tạo ra sự phát triển giao lưu
giữa hai khu vực thành thị và nông thôn theo hướng tích cực trong việc giảm
bớt chênh lệch về thu nhập và đời sống... Từ những nhận định trên cho thấy
TTCN có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và cả
nước.
* TTCN với giải quyết vấn đề xã hội.
Vấn đề việc làm.
Với đặc điểm sản xuất nông nghiệp là theo mùa vụ lao động chỉ tập
trung vào một số tháng trong năm, vì vậy đã dẫn đến thất nghiệp trá hình,
thất nghiệp theo mùa vụ. Điều này đã trở thành vấn đề bức xúc trong sự phát
triển kinh tế nông nghiệp nông thôn được mô hình của OSHIMA (Nhật Bản) chỉ
rỏ. Ngoài những đặc điểm trên thì sản xuấtnông nghiệp còn gặp phải một khó

khăn nữa đó là việc mở rộng sản xuất nông nghiệp luôn có giới hạn về tài
nguyên đất nông nghiệp, đây là tài nguyên đang bị khan hiếm. Cho đến nay
lao động trong khu vực này hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng do
hạn chế về ruộng đất, đất canh tác bị mất dần, do dùng cho việc phục vụ các
lĩnh vực như xây dựng công trình công cộng, nhà ở, công trình giao thông, ...
Thêm vào đó là tốc độ tăng dân số ở nông thôn qúa nhanh, do trình độ dân trí
và phong tục tập quán... Đã làm cho mật độ dân cư nông thôn ngày một tăng
cao. Điều đó đã dẫn đến tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn. Để giải
quyết vấn đề này thì việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế là hết sức hợp lý,
phát triển TTCN nông thôn sẽ cho phép xen kẽ thời gian nhàn rỗi trong năm
của khu vực sản xuất nông nghiệp trong năm. Mặt khác với khu vực thành thị
thì đội quân thất nghiệp là tương đối lớn, nó bao gồm cả lực lượng thất
nghiệp tại thành thị và cả đội quân thất nghiệp di cư tự do từ nông thôn ra
thành thị, hiện tại đội quân thất nghiệp ở thành thị là qúa tải, hơn nữa các xí
nghiệp công nghiệp ở khu vực thành thị không có khả năng thu hút hết lực
lượng lao động ở khu vực này. Chính vì thế việc phát triển TTCN sẽ mở ra một
cơ hội cho việc giải quyết việc làm ở thành thị và ở nông thôn, từ đó có thể giải
quyết tốt vấn đề di cư tự do từ nông thôn ra thành thị...
Vấn đề xoá đói giảm nghèo.
Hiện nay cả nước tỷ lệ đói nghèo của các hộ gia đình vẫn chiếm một tỷ lệ
cao, đối tượng này tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, nơi mà khả năng
mở rông sản xuất còn hạn chế, tỷ lệ dân số cao, trình độ dân trí thấp...Các
nguyên nhân đó dẫn đến thu nhập bình quân của các hộ là thấp so với khu vực
thành thị, điều đó dẫn đến các hộ lâm vào tình cảnh nghèo nàn lạc hậu là lẽ dĩ
nhiên.
Nhìn một cách tổng thể vào ngành kinh tế lớn NN, CN_TTCN và DV , có
thể thấy dịch vụ là ngành phi sản xuất vật chất, điều đó cho thấy vai trò của
NN và CN_TTCN là hết sức to lớn trong việc tạo lương thực, thực phẩm , đồ
dùng sinh hoạt... Trong khi NN bị giới hạn về đất đai sản xuất, do đó việc phát
triển CN-TTCN có vai trò quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo thông qua

việc tăng năng xuất và sản lượng trong ngành mình cũng như các ngành liên
quan, tạo ra thu nhập, tăng cao mức sống nhân dân, dần dần xoá đói giảm
nghèo khu vực nông thôn và cũng là điều kiện đễ giảm bớt chênh lệch giữa khu
vực thành thị và nông thôn, điều đó cho thấy vai trò của TTCN cũng không
kém phần quan trọng trong xoá đói giảm nghèo, đặc biệt khu vực nông thôn
Việt Nam.
2.2 Vai trò của TTCN trong phát tiển kinh tế Hà Tây .
Hà Tây nổi tiếng là đất trăm nghề có truyền thống phát triển từ ngàn
xưa , nơi đây lại có thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên
nhiên và cảnh quan di tích lịch sử . Tuy nhiên hiện nay, thu nhập đầu người còn
thấp so với mức bình quân chung của cả nước, hơn nữa lại có trên 90% dân
số ở khu vực nông thôn, trong đó 80% hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Điều đó cho thấy vai trò của TTCN là quan trọng trong giải quyết vấn đề việc
làm , chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo..., đặc biệt là khu vực
nông thôn Hà Tây hiện nay. Thật vậy ta có thể thấy vai trò của TTCN cụ thể
như sau:
- Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp là biện pháp có hiệu quả để
khai khác tốt nguồn lao động dồi dào của Hà Tây .
Với phần đông dân số ở nông thôn, song do nguồn lực đất đai có hạn
và việc mở rộng đất đai khu vực nông nghiệp là khó khăn, điều đó phát triển
TTCN Hà Tây là cần thiết để tận dụng tốt lợi thế nguồn lực lao động của mình.
Thêm vào đó việc thu hút lao động vào các ngành nghề trong các xí
nghiệp công nghiệp là có hạn, việc phát triển TTCN có nhiều khả năng tận
dụng lao động tại chổ hơn...
Điều đó cho thấy TTCN có vai trò quan trọng trong giải quyết lao động,
việc làm ở Hà Tây hiện nay.
-Đẩy mạnh phát triển TTCN cho phép khai khác và phát huy kỹ năng
truyền thống của thợ thủ công theo hướng hiện đại hoá.
Thủ công nghiệp ở nước ta và Hà Tây hiện sản xuất nhiều sản phẩm
hàng hoá khác nhau. Trải qua quá trình sàng lọc lâu dài, các ngành nghề thủ

công tồn tại đến nay vẫn còn thích hợp. Song nếu chúng ta biết kết hợp kỹ
thuật truyền thống, cổ truyền với kỹ thuật hiện đại, hướng tài nghệ của người

×