Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Thực trạng m&a trong lĩnh vực ngân hàng tại việt nam hiện nay – trường hợp của 3 ngân hàng đệ nhất –tín nghĩa – sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.93 KB, 17 trang )

Thực trạng M&A trong lĩnh vực Ngân hàng tại
Việt Nam hiện nay – Trường hợp của 3 ngân
hàng Đệ Nhất –Tín Nghĩa – Sài Gòn

Nguyễn Thị Hải Yến

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TS. Đinh Thị Thanh Vân
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Tổng kết lại tình hình hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân
hàng ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Phân tích thực trạng về hoạt động mua bán và sáp
nhập giữa 3 ngân hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn, qua đó rút ra những tồn tại trong
hoạt động M&A tại Việt Nam. Đưa ra những nhận định về xu hướng M&A ngân hàng
trong xu thế hội nhập và định hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của ngân hàng Nhà
nước hiện nay. Đề xuất một số giải pháp giúp phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập
trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Keywords: Ngân hàng; Tài chính; Sát nhập

Content
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì thị trường tài chính nói
chung, ngân hàng nói riêng ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần khẳng định được
vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Với sự ra đời của hàng loạt các
ngân hàng trong những năm vừa qua cho thấy được sức hút mạnh mẽ từ lĩnh vực hoạt động tài
chính giàu tiềm năng này.
Tuy nhiên, thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam vẫn bị đánh giá là yếu kém hơn so với


các nước trong khu vực, đặc biệt là trong giai đoạn vừa qua. Trong khi cả nền kinh tế đang phải
chịu những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa có dấu hiệu kết thúc thì ngân
hàng là ngành phải gánh chịu những tác động đầu tiên. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình trạng
nền kinh tế trì trệ, xuất hiện hiện tượng lạm phát cao và để kiềm chế tình trạng lạm phát, biện
pháp được ngân hàng Nhà nước áp dụng là thắt chặt tín dụng. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Trong khi đó, do việc thực hiện lộ trình tự
do hóa tài chính ngày càng tới gần khiến ngân hàng thương mại Việt Nam cũng chịu không ít áp
lực từ cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, dưới áp lực tăng vốn điều lệ theo lộ
trình quy định tại Nghị định 141/2006NĐ-CP đang ngày một gia tăng, đó là một thách thức
không nhỏ đối với các ngân hàng có quy mô vốn khiêm tốn. Đứng trước tình hình đó, các ngân
hàng thương mại Việt Nam muốn tồn tại và cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngoài thì
một trong những phương pháp được đưa ra lựa chọn là sáp nhập và mua lại các ngân hàng nhỏ
để tạo thành các ngân hàng lớn hoạt động hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh. Hoạt động mua
bán, sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được đánh giá là khuynh hướng và là một nhân
tố quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trước xu hướng hội nhập và
những thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì việc mua bán và sáp nhập ngân
hàng làm ăn yếu kém và không hiệu quả là một tất yếu.
Hoạt động M&A hiện nay ở Việt Nam đã bước đầu phát triển cả về số lượng và giá trị, tuy
quy mô vẫn còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực và thế giới. Lĩnh vực tài chính ngân
hàng cũng xuất hiện nhiều vụ mua bán và sáp nhập lớn như thương vụ sáp nhập giữa 3 ngân hàng
Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn, Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) mua 15% cổ phần ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam…
Tuy nhiên hiện nay hoạt động M&A ở Việt Nam chưa có những quy định rõ ràng, hiện tại
M&A trong lĩnh vực ngân hàng đang được đề cập trong 6 bộ luật khác nhau : Luật doanh nghiệp,
luật cạnh tranh, luật chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà
nước và nhiều văn bản khác.
Với hành lang pháp lý chưa đầy đủ cộng thêm các hiểu biết về M&A còn hạn chế nên các
ngân hàng thương mại Việt Nam còn lúng túng và bị động trước xu hướng phát triển tất yếu của
hoạt động M&A, dẫn đến những thất bại trong các thương vụ M&A hoặc bị thâu tóm bởi các đối
thủ trên thị trường. Để hiểu rõ hơn tình hình M&A ở các ngân hàng thương mại, những khó khăn

mà các ngân hàng gặp phải trong quá trình M&A, xu hướng phát triển của nó để lành mạnh hóa
thị trường tài chính Việt Nam và trên cơ sở của thương vụ sáp nhập thành công giữa 3 ngân hàng
Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn, tác giả đã lựa chọn đề tài «Thực trạng M&A trong lĩnh vực
ngân hàng tại Việt Nam hiện nay- trƣờng hợp 3 ngân hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài
Gòn».
Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng
không nhiều, phần lớn là các nghiên cứu nhỏ, chỉ đánh giá các khía cạnh riêng lẻ của hoạt động
này. Về các sách chuyên khảo và bài báo có liên quan đến hoạt động M&A, hiện tại có một số
công trình tiêu biểu như : «Xu hướng sáp nhập, hợp nhất của các NHTM Việt Nam» của tác giả
Trần Thanh Long đăng trên tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng tháng 4/2007 ; «Luận cứ
khoa học và thực tiễn xây dựng các tập đoàn tài chính – ngân hàng tại Việt Nam» của PGS.TS
Lê Hoàng Nga đăng trên tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ số 5 ngày 1/3/2008 ; «Giải pháp đối
với các ngân hàng thương mại Việt Nam góp phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập, mua lại ngân
hàng» của TS. Nguyễn Thị Loan đăng trên tạp chí ngân hàng số ra ngày 24/12/2010 ; «M&A
ngân hàng : mua lại các năng lực cần thiết» của tác giả Nguyễn Tùng Giang đăng trên tạp chí
Kinh tế Việt Nam số ra ngày 4/4/2012.
Ngoài ra còn có các buổi hội thảo bàn về vấn đề M&A ngân hàng và từ năm 2009 Diễn
đàn M&A được tổ chức hàng năm do báo Đầu tư và Công ty AVM Vietnam phối hợp tổ chức,
với sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các tài liệu trên bước đầu đưa ra được nét cơ bản về hoạt động M&A ở Việt Nam. Tuy
nhiên những tài liệu này mới chỉ đề cập tới những mặt riêng lẻ xung quanh vấn đề M&A trong
lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, còn bức tranh toàn cảnh, những bài học kinh nghiệm từ
những trường hợp cụ thể đã tiến hành M&A thành công và xu hướng M&A trong lĩnh vực ngân
hàng trong bối cảnh hiện nay chưa được nghiên cứu toàn diện, ngoài ra nhiều nội dung nghiên
cứu không còn phù hợp với thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là nghiên cứu, đánh giá về sáp nhập và mua lại (M&A)
trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay; từ đó gợi ý một số giải pháp đối với các cơ quan quản lý,
Ngân hàng Nhà Nước và các ngân hàng thành viên tham gia vào việc mua bán, sáp nhập nhằm

tận dụng được lợi ích của M&A để các ngân hàng thành viên có thể tham gia vào sân chơi «sáp
nhập, hợp nhất và mua lại» một cách vững vàng, tự tin, đạt được nhiều kết quả tốt trong lĩnh vực
này trước thời kỳ hội nhập, góp phần lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng, giúp thị trường tài
chính Việt Nam ngày càng phát triển hơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là đánh giá về hoạt động M&A ngân hàng hiện nay,
trong đó đi sâu phân tích thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn tìm ra
những yếu tố tác động đến hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng, từ đó đưa
ra một số gợi ý giải pháp đối với các cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà Nước và các ngân hàng
thương mại nhằm phát triển M&A ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) của các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu về hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân
hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây, trong đó phân tích trường
hợp cụ thể thương vụ sáp nhập giữa 3 ngân hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn trong năm 2011
vừa qua.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này được nghiên cứu dựa trên phương pháp hệ thống, tổng hợp, thống kê, phân
tích, so sánh, dự báo kết hợp với nền tảng kiến thức kinh tế học, tài chính – ngân hàng để hệ
thống hóa lý luận, nêu lên những nội dung cơ bản về mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân
hàng, cùng với dự báo xu hướng và giải pháp cho vấn đề này.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng
ở Việt Nam từ năm 2000 trong đó đi sâu phân tích thương vụ sáp nhập giữa 3 ngân hàng Đệ
Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn, từ đó rút ra những đặc điểm, những nhân tố tác động tới hoạt động
M&A tại Việt Nam, đưa ra những nhận định về xu hướng M&A trong lĩnh vực ngân hàng trong
xu thế hội nhập và định hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của ngân hàng Nhà nước hiện
nay. Trên cơ sở đó, đề tài gợi ý một số giải pháp giúp phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập
trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới.
6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mởi đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam – Trường
hợp 3 ngân hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động M&A tại ngân hàng Việt
Nam.

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH
NGHIỆP
1.1 Một số vấn đề cơ bản về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và bản chất của mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
Mua lại (Acquisitions): là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ
cổ phần của công ty kia. Mục đích của hoạt động này nhằm hướng đến việc thâu tóm thị trường,
mạng lưới phân phối hoặc tận dụng mạng lưới phân phối.
Sáp nhập (Mergers): là hình thức kết hợp mà một hay nhiều công ty cùng loại (gọi là công ty
bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một công
ty khác (gọi là công ty sáp nhập).
Hợp nhất (Consolidation): là hình thức hai hay một số công ty (gọi là công ty bị hợp nhất)
có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự
tồn tại của các công ty bị hợp nhất
Bản chất của hoạt động M&A:
Xét về tính chất và mức độ tác động của M&A đến sở hữu và kiểm soát doanh nghiệp, M&A
là giao dịch lớn, hay còn gọi là giao dịch chiến lược, làm thay đổi bản chất, đường lối hay sự
kiểm soát một doanh nghiệp.
Xét ở góc độ tổ chức quản trị, hoạt động M&A dẫn tới các quyết định về sự tồn tại của doanh
nghiệp là đối tượng bị mua bán do sự thay đổi về sở hữu và kiểm soát.
Xét ở góc độ tổ chức sản xuất trong nền kinh tế, M&A thể hiện xu hướng tập trung các nguồn lực
của nền kinh tế. Hiện tượng này đã được Karl Marx đề cập đến trong khái niệm "tập trung tư bản".



1.1.2 Các chủ thể tham gia M&A
- Bên mua
- Bên bán
- Các nhóm có liên quan: trong doanh nghiệp (hội đồng quản trị, ban quản lý điều hành…);
ngoài doanh nghiệp (khách hàng, các nhà cung cấp, các cơ quan quản lý nhà nước…)
1.2 Phân loại hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
Căn cứ vào chủ thể tham gia: chia thành 2 loại là M&A bên trong và bên ngoài.
Căn cứ vào mối liên kết giữa các bên liên quan: chia làm 3 nhóm: M&A theo chiều ngang,
M&A theo chiều dọc, M&A kết hợp
Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp bán hay bị sáp nhập chia thành M&A từng phần và toàn
phần.
1.3 Tác động của M&A
1.3.1 Tác động tích cực
a. Đối với doanh nghiệp thực hiện M&A
- Tăng hiệu quả vận hành;
- Tận dụng được lợi thế nhờ quy mô;
- Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ;
- Tận dụng được hệ thống khách hàng;
- Thu hút nhân sự giỏi;
- Trang bị công nghệ mới;
- Thâm nhập thị trường;
- Mở rộng thị phần và danh tiếng trong ngành.
b. Đối với nền kinh tế:
Góp phần thực hiện phương châm đa dạng hóa đầu tư; Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo yêu cầu phát triển của đất nước, tạo điều kiện giải quyết vấn đề việc làm; Tăng
năng lực hoạt động và sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
1.3.2 Tác động tiêu cực
a. Đối với doanh nghiệp thực hiện M&A

- Doanh nghiệp thành viên có thể mất thương hiệu sau M&A
- Quyền lợi của các cổ đông thiểu số bị ảnh hưởng
- Xung đột mâu thuẫn của các cổ đông lớn
- Văn hóa doanh nghiệp bị pha trộn
b. Đối với nền kinh tế:
- Có thể xảy ra tình trạng độc quyền nếu không có sự quản lý chặt của Nhà nước;
- Doanh nghiệp lợi dụng việc mua bán và sáp nhập để trốn thuế;
- Doanh nghiệp có thể giảm nhân sự, gây ảnh hưởng đến đời sống của công nhân và mang lại
khó khăn cho nền kinh tế;
- Đối với thương vụ M&A thất bại đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ ảnh hưởng
dây chuyền đế hệ thống tài chính ngân hàng trong nước và gây ra những hậu quả tiêu cực cho nền
kinh tế.
1.4 Quy trình thực hiện hoạt động M&A
M&A có một quy trình khá phức tạp với nhiều giai đoạn khác nhau.
Bảng 1.2: Quá trình diễn ra một thƣơng vụ M&A - (Galpin, 1999)
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Giai đoạn 4
Chiến lược tổng quan
Phân tích công ty
Due diligence
Đàm phán
Hậu M&A
Thu thập thông tin

Ký kết hợp đồng
Quá trình hợp nhất 2
công ty
Tiếp cận công ty mục

tiêu



a. Giai đoạn 1:
Chiến lƣợc tổng quan: Trước khi quyết định thực hiện M&A, một công ty cần phải xem xét
chiến lược tổng quan, những mục tiêu cụ thể của công ty trong một tầm nhìn dài hạn.
Thu thập thông tin:
Bao gồm (i) Nhận diện các doanh nghiệp mục tiêu tiềm năng; (ii) Đánh giá các doanh nghiệp
mục tiêu tiềm năng và rút gọn danh sách các doanh nghiệp mục tiêu tiềm năng.
Tiếp cận công ty mục tiêu:
Từ danh sách rút gọn, doanh nghiệp sẽ chọn lựa ra công ty mục tiêu và tiếp cận thu thập thêm
thông tin, số liệu về doanh nghiệp mục tiêu, tiến hành định giá sơ bộ và gửi bản chào mua tới bên
bán. Sau đó hai bên sẽ thực hiện đàm phán và thỏa thuận một số vấn đề sơ bộ với nhau.
b.Giai đoạn 2: Phân tích công ty – due diligence:
Lúc này sẽ diễn ra những phân tích, nghiên cứu đầy đủ về công ty mục tiêu trên tất cả các
phương diện, đó là: vấn đề tài chính, Định giá doanh nghiệp, Quy trình hoạt động, nhân viên,
Khách hàng, Các đối thủ cạnh tranh, Hình ảnh công ty, Những vấn đề pháp lý.
c.Bước 3: Đàm phán những thỏa thuận cuối cùng và ký hợp đồng
Trong giai đoạn này, cả hai bên sẽ tiến hành rà soát lại tất cả các yếu tố liên quan đến hợp
đồng như tính pháp lý, phương thức thanh toán…, đồng thời đàm phán lại những điều khoản còn
vướng mắc trong hợp đồng để thống nhất giữa bên bán và bên mua. Sau đó, hoàn chỉnh lại và ký
kết hợp đồng.
1.5 Phƣơng thức thanh toán trong hoạt động M&A
1.5.1 Các phƣơng thức thanh toán trong hoạt động M&A
Các hình thức thanh toán phô
̉
biến là bằng tiền mặt, hoán đô
̉
i cô

̉
phiếu hoặc kết hợp cả 2.
1.5.2 Lựa chọn hình thức thanh toán trong hoạt động M&A
Viê
̣
c lựa chọn hình thức thanh toán bị ảnh hưởng bởi kết quả phân tích về viê
̣
c đ ịnh giá công
ty mục tiêu và khả năng tạo ra giá trị kỳ vọng cho cô
̉
đông của công ty hợp nhất.
1.6 Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
1.6.1 Hoạt động M&A trên thế giới:
Hoạt động M&A trên thế giới trải qua với những thăng trầm cùng với sự phát triển của nền
kinh tế với 6 làn sóng hoạt động M&A.
Hầu hết các chu kỳ hoạt động M&A đều rơi vào những giai đoạn kinh tế phát triển, nhất là
giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, phát triển càng mạnh thì dẫn đến làn sóng
hoạt động M&A càng cao.
Theo thống kê sơ bộ của hãng thông tin tài chính Thomson Financial thì năm 2006 và 2007 là
những năm có nhiều kỷ lục mới về giá trị giao dịch trên thị trường M&A toàn cầu. Cuộc khủng
hoảng tài chính trên thế giới năm 2008 đã làm cho các hoạt động M&A bắt đầu suy giảm. Tuy
nhiên trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động mạnh, thì thông thường tiếp theo sau là sự
phát triển mạnh của hoạt động M&A. Vì thế theo dự đoán M&A trên toàn cầu sẽ có sự tăng trưởng
trong thời gian tới.
1.6.2 Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới
Tại các quốc gia phát triển, các ngân hàng ở những quốc gia này đã phát triển đến mức bão
hòa với quy luật lợi nhuận giảm dần do đó chúng đã sáp nhập, hợp nhất và mua lại lẫn nhau nhằm
cắt giảm chi phí, mở rộng mạng lưới hoạt động, bổ sung, đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường lợi thế
cạnh tranh Ngoài ra, động cơ giải cứu các ngân hàng sụp đổ thường được các ngân hàng trung
ương và các cơ quan pháp luật các nước khuyến khích.

Tại các nước đang phát triển hoặc chuyển đổi, hệ thống ngân hàng hầu như còn rất non trẻ,
nên qui mô không lớn, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều, sản phẩm còn nghèo nàn, luật lệ
kinh doanh chưa rõ ràng, đầy đủ nên việc sáp nhập, hợp nhất các ngân chủ yếu là do chính phủ
muốn sắp xếp, củng cố hệ thống ngân hàng nhằm tăng cường qui mô vốn, an toàn trong kinh
doanh ngân hàng.
1.6.3 Kinh nghiệm cho Việt Nam:
Có rất nhiều nguyên nhân của sự thất bại trong các giao dịch M&A. Đây có thể là những vấn
đề phát sinh trước, trong và sau khi kết thúc thương vụ M&A và đó cũng chính là những kinh
nghiệm quý báu cho các bên tham gia.
Để một thương vụ M&A thành công bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp thì Nhà nước cũng
đóng vai trò không kém phần quan trọng giúp cho thị trường M&A ngày càng phát triển theo
hướng tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Các cơ quan chức năng
cần tiếp cận sâu rộng hơn luật của các quốc gia có bề dày về hoạt động M&A để xây dựng một
nền tảng pháp lý cơ bản thống nhất điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế nói chung và tập
đoàn tài chính- ngân hàng nói riêng, hoạt động M&A đặc thù đối với ngành ngân hàng.
Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm hơn đến các tổ chức tư vấn. Các tổ chức tư vấn này nếu
hoạt động có hiệu quả chắc chắn sẽ đưa đến thành công của các vụ M&A trong các lĩnh vực kinh
tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng.

CHƢƠNG 2
MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM – TRƢỜNG HỢP 3 NGÂN
HÀNG ĐỆ NHẤT–TÍN NGHĨA–SÀI GÒN
2.1 Tổng quan về hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
2.1.1 Quan điểm của Nhà nƣớc về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng
Đảng và Nhà nước ta xác định cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm,
cấp bách của ngành ngân hàng để cùng với cơ cấu lại đầu tư, doanh nghiệp thực hiện thành công
chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao
chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
2.1.2 Tổng quan về hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
2.1.2.1 Tổng quan về hoạt động M&A ở Việt Nam

Tại Việt Nam hoạt động M&A chỉ được manh nha hình thành sau khủng hoảng tài chính châu
Á năm 1997. Các giao dịch M&A đã tăng dần cả về số lượng và giá trị theo từng năm và tăng lên
mức kỷ lục vào năm 2011 với 412 vụ giao dịch và tổng giá trị đạt được là 4.7 tỷ đô la, được đánh
giá là có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Riêng quý I/2012, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD, trong tổng giá trị
92,4 tỷ USD của cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Con số này đã góp phần đưa Việt Nam
đứng thứ 8 trong số các quốc gia có hoạt động M&A sôi động nhất khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Và một trong những nguyên nhân khiến M&A bùng nổ là yêu cầu đổi mới, tái cấu trúc
của Nhà nước đối với hệ thống các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại Việt Nam.
2.1.2.2 Tổng quan về hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
a. Giai đoạn trƣớc năm 2005:
Vào những năm 1989-1993, cả nước có 46 ngân hàng thì 10 ngân hàng buộc phải sáp nhập.
Đây là những ngân hàng yếu, mất khả năng thanh toán, càng hoạt động càng lún sâu vào thua lỗ.
Vì vậy, thống đốc NHNN có chỉ thị yêu cầu các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV,
Agribank… tiếp nhận hỗ trợ các ngân hàng yếu, sáp nhập những ngân hàng này vào và tiếp nhận
các khoản nợ và tiếp tục cho vay những đối tượng có khả năng trả nợ.
b. Giai đoạn từ 2005 đến nay
Từ năm 2005 trở lại đây, khi luật đầu tư nước ngoài năm 2005, luật doanh nghiệp 2005, luật
chứng khoán 2006 có hiệu lực, hoạt động M&A mới diễn ra sôi nổi hơn. Đa số các ngân hàng
đều mong muốn hình thành các tập đoàn tài chính ngân hàng đa ngành, đa nghề hay đầu tư chéo
dưới hình thức cổ đông chiến lược nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Việc
sáp nhập ngân hàng trong nước đã ít đi, thay vào đó là hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần
của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với các NHTM Việt Nam thông qua việc trở thành
đối tác chiến lược của các ngân hàng đó.
2.1.3 Đặc điểm của hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam
- Giá trị các thương vụ M&A doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của nước ta còn khá
khiêm tốn
- Về hình thức thực hiện: hoạt động M&A ở nước ta còn khá đơn giả.
- Các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn thiếu kiến thức về M&A
- Nguồn nhân lực của thị trường M&A còn thiếu

2.2 Trường hợp sáp nhập 3 ngân hàng Đệ Nhất–Tín Nghĩ –Sài Gòn
2.2.1 Khái quát tình hình 3 ngân hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn trƣớc khi sáp nhập
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn của các bên tham gia hợp nhất (Tính đến
30/9/2011)
Chỉ tiêu
SCB
TNB
FCB
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
1.115.471
3.502.415
288.988
Tiền gửi tại NHNN
447.916
650.020
343.683
Tiền, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác
5.188.061
3.270.815
2.192.332
Chứng khoán kinh doanh và đầu tư
7.905.750
2.621.398
1.322.935
Các công cụ tài chính phái sinh và các TSTC khác
386.676
-
47.522
Cho vay khách hang
42.171.285

24.676.970
3.256.043
Dự phòng rủi ro
1.504.536
323.345
26.464
Góp vốn, đầu tư dài hạn
519.463
25.210
3.434
Tài sản cố định
1.427.276
298.187
331.978
Tài sản có khác
19.924.244
24.217.775
9.344.416
Tổng cộng tài sản
77.581.606
58.939.446
17.104.867
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN
2.156.809
-
39.495
Tiền gửi và vay các TCTD khác
17.734.742
10.151.743
4.858.974

Tiền gửi của khách hàng
40.901.201
35.029.541
8.550.683
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư
10.203
-
-
Phát hành giấy tờ có giá
10.372.002
8.145.782
248.393
Tài sản nợ khác
1.819.259
1.592.275
213.042
Vốn chủ sở hữu
4.587.390
4.020.106
3.194.280
Vốn điều lệ
4.184.795
3.399.006
3.000.000
Tổng cộng nguồn vốn
77.581.606
58.939.446
17.104.867
Có thể nói thời gian trước khi thương vụ hợp nhất được thực hiện thì đây là 3 NH TMCP
đang bị lâm vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời. Nguyên nhân chủ yếu là đã sử dụng phần

lớn nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.
2.2.2 Phân tích SWOT 3 ngân hàng khi tiến hành sáp nhập
2.2.2.1 Thế mạnh và điểm yếu của 3 ngân hàng
Ngân
hàng
Điểm mạnh
Điểm yếu
Ngân
hàng
TMCP
Sài
Gòn
- Là ngân hàng có tiềm
lực tài chính mạnh nhất
- Mạng lưới phân phối lớn
nhất trong 3 ngân hàng
- Có lợi thế và hình ảnh
khá tốt đối với khách hàng
- Quy mô còn nhỏ so với
hệ thống ngân hàng ở Việt
Nam
- Hạn chế về nền tảng công
nghệ
- Năng lực quản trị của
Ban quản trị ngân hàng
còn nhiều hạn chế
Ngân
hàng
TMCP
Tín

nghĩa
- SCB là ngân hàng có quy
mô tài sản lớn thứ 18
trong 42 ngân hàng TMCP
của Việt Nam
- Ngân hàng TMCP Tín
Nghĩa có tốc độ tăng
trưởng tiền gửi khách
hàng lên lớn trong năm
2010
- Mạng lưới kinh doanh rải
rác
- Quy mô vốn nhỏ so
- Năng lực quản trị của
Ban quản trị ngân hàng
còn hạn chế
- Các khoản mục huy động
tiền gửi và cho vay khách
hàng chiềm tỷ trọng lớn
trong nguồn vốn và tổng
tài sản của ngân hàng, duy
trì chính sách tín dụng
chưa hợp lý
Ngân
hàng
TMCP
Đệ
Nhất
Xây dựng được một chiến
lược phát triển đúng đắn

trong đó xác định rõ tôn
chỉ hoạt động là sẽ trở
thành một ngân hàng bán
lẻ đa năng phát triển bền
vững
- Là một trong những
ngân hàng có quy mô vốn
và tài sản nhỏ nhất trong
hệ thống ngân hàng
thương mại ở Việt Nam,
- Số lượng chi nhánh và
nhân sự hạn chế
2.2.2.2 Cơ hội và thách thức đối với ngân hàng khi sáp nhập:
Cơ hội (Opportunities)
- Sáp nhập làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng sáp nhập.
- Thị trường ngân hàng vẫn còn nhiều cơ hội
- Các sản phẩm dịch vụ trên thị trường mới chỉ ở mức cơ bản chủ yếu là các sản phẩm cốt lõi
- Các ngân hàng hiện diện ở nhiều nơi, nhưng tính chuyên nghiệp của trụ sở/chi nhánh… còn
thấp
Thách thức (Threats)
- Một số ngân hàng lớn vận hành hiệu quả trong nhiều năm, có uy tín và vị thế cao trên thị
trường cũng hướng tới thị trường mục tiêu như của ngân hàng SCB mới
- Ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng lớn trong nước với bề dày kinh nghiệm có tính
chuyên nghiệp cao trong thiết kế, phát triển các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng
- Việc hợp nhất bộ dữ liệu khách hàng của 3 ngân hàng và xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại
để từ đó phát triển kênh phân phối điện tử đòi hỏi Ngân hàng hợp nhất phải khẩn trương tích lũy
kinh nghiệm, nghiên cứu để có thể đầu tư công nghệ đúng hướng, hiệu quả.
2.2.3 Quá trình sáp nhập 3 ngân hàng
Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc
thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân

hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/01/2012.
Việc hợp nhất 3 ngân hàng được tiến hành dựa trên nguyên tắc: Đảm bảo không ảnh hưởng
đến quyền lợi của khách hàng; Ngân hàng sau hợp nhất sẽ tiếp nhận và thực thi các quyền của
chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản, thương hiệu, hình ảnh, tên gọi, mã chứng khoán, các tài sản
sở hữu trí tuệ khác; chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ, các khoản thuế, nghĩa vụ tài chính;
tiếp nhận toàn bộ các quyền và nghĩa vụ đối với các giao dịch dân sự kinh tế thuơng mại, lao
động do các bên đã xác lập trước đó.
Về hợp nhất tài chính và hoán đổi cổ phiếu: Các bên thống nhất tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu phổ
thông của ba Ngân hàng là 1:1. Trong mọi trường hợp không áp dụng chuyển đổi thành tiền.
Bên cạnh nguồn vốn góp của 3 ngân hàng hợp nhất, NHNN cũng có một tỷ lệ vốn tham gia
nhất định. Theo đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được NHNN chỉ định tham gia
toàn diện vào quá trình xử lý ba ngân hàng.
2.2.4 Những kết quả đạt đƣợc của ngân hàng sau hợp nhất
Sau khi hợp nhất, ngân hàng mới có tên là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SaiGon Joint Stock
Commercial Bank – Viết tắt là SCB), trở thành một trong nhóm các ngân hàng cổ phần lớn nhất
tại Việt Nam. Bên cạnh đó, để đảm bảo yêu cầu thanh khoản, khi có nhu cầu ngân hàng SCB
“mới” có thể đề nghị Ngân hàng Nhà nước và BIDV cho vay khoản vay đặc biệt theo quy định
của pháp luật.
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu hoạt động cùa ngân hàng SCB sau hợp nhất
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tháng 1
Tháng 2
Tổng tài sản
150.000
150.000
Tổng vốn huy động
81.000
79.818

Tổng dư nợ
69.531
68.768
Lợi nhuận
68
154
Sau hợp nhất, dòng tiền đã cơ bản cân bằng, luồng tiền vào đã có lúc cao hơn luồng tiền ra tạo
điều kiện để SCB hoạt động ổn định.Trong những tháng đầu năm này lợi nhuận ngân hàng liên
tục tăng và lợi nhuận thu được ở tháng 2 tăng gần 127% so với tháng 1/2012 (từ 68 tỷ đồng vào
tháng 1 lên 154 tỷ đồng vào tháng 2).
Qua 2 tháng đầu năm, SCB đang chứng tỏ những bước đi đúng đắn của mình trong hoạt động
sau sáp nhập.
Có thể thấy việc hợp nhất không chỉ mang lại cho ba ngân hàng này mà cả hệ thống ngân
hàng những lợi ích nhất định.
Đối với ngân hàng:
Tăng hiệu quả vận hành: Việc hợp nhất tạo ra một ngân hàng mới lớn hơn, có thể giảm chi
phí cố định bằng cách tinh giảm các phòng ban hay hoạt động trùng lặp giữa các ngân hàng, làm
giảm các chi phí của công ty, làm tăng năng suất lao động và gia tăng lợi nhuận biên; Các nguồn
lực cũng được phân phối lại một cách hợp lý giữa các ngân hàng sau hợp nhất.
Tận dụng được lợi thế nhờ quy mô: Từ quy mô nhỏ lẻ của 3 ngân hàng, ngân hàng sau sáp
nhập có quy mô lớn hơn về vốn, con người, hệ thống phân phối. Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng,
Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín
dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt
trên 1.300 tỷ đồng. Như vậy, xét về tổng tài sản, ngân hàng TMCP Sài Gòn mới lớn thứ 7 trong
hệ thống ngân hàng và đứng thứ 3 về tổng tài sản nếu chỉ xét khối ngân hàng TMCP tư nhân (sau
ngân hàng Á Châu và Techcombank).
Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: ngân hàng liên kết với các ngân hàng lớn, nhiều kinh nghiệm
để phát triển các dịch vụ, tiện ích có chất lượng cao; triển khai hệ thống thẻ Eprotea cũng như
triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng cho chủ thẻ, xây dựng hệ thống kênh phân phối điện tử hiện
đại với những tính năng và tiện ích tốt; xây dựng các gói sản phẩm, dịch vụ đa dạng nhằm phục

vụ hiệu quả cho từng phân nhóm khách hàng …
Tận dụng được hệ thống khách hàng: Sau khi sáp nhập, ngân hàng SCB mới được kế thừa hệ
thống khách hàng của cả ba ngân hàng TMCP Sài Gòn, TMCP Tín Nghĩa và TMCP Đệ Nhất.
Thu hút nhân sự giỏi: Theo cam kết của ngân hàng sau khi sáp nhập, toàn bộ nhân sự của
SCB, TNB, FCB đều trở thành nhân sự của SCB mới. Tuy nhiên, ngân hàng TMCP Sài Gòn
“mới” cũng có những chính sách đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân sự để đáp ứng được
yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; đồng thời thu hút và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý, cán bộ lành nghề thông qua tuyển dụng mới và sắp xếp lại.
Trang bị công nghệ mới: Sau sáp nhập, ngân hàng đã đầu tư hệ thống Internet Banking Oracle
Flexcube hiện đại được nhiều ngân hàng hàng đầu trên thế giới sử dụng hiện nay.
Thâm nhập thị trường: Sau khi sáp nhập, SCB mới tiếp tục phát triển và nâng cao các sản
phẩm, dịch vụ dành cho các đối tượng khách hàng bán lẻ, đa dạng hóa cơ sở khách hàng và phát
triển thêm nhiều khách hàng mới theo hướng phát triển cơ sở khách hàng doanh nghiệp nhỏ và
vừa đa dạng cả về quy mô và ngành nghề.
Mở rộng thị phần và danh tiếng trong ngành: Sau khi sáp nhập thì thị phần của ngân hàng
được gia tăng đáng kể trong đó thị phần huy động là 2.86% và thị phần tín dụng chiếm 2.77%,
đứng vị trí thứ 9 về thị phần huy động và vị trí thứ 8 về thị phần tín dụng của toàn hệ thống ngân
hàng.
Cải thiện khả năng quản trị, gia tăng hiệu quả quản lý nghiệp vụ ngân hàng: SCB mới đã
thực hiện và đưa vào triển khai mô hình tổ chức mới, thực hiện công tác phân công, phân nhiệm
vụ một cách rõ ràng nhằm tăng cường sự quản lý, giám sát của Ban Điều hành đối với hoạt động
của các Đơn vị trực thuộc. Bên cạnh đó, BIDV sẽ tham gia toàn diện vào ngân hàng mới. Với sự
tham gia của BIDV, khả năng quản trị của ngân hàng sau hợp nhất sẽ gia tăng đáng kể.
Đối với nền kinh tế:
Với động thái hợp nhất này, từ những ngân hàng quy mô nhỏ và hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro,
ngân hàng SCB mới sẽ có quy mô vốn và tài sản lớn, sức mạnh tài chính của ngân hàng sẽ được
gia cố đáng kể, góp phần làm lành mạnh hóa tính an toàn của hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh những lợi ích cộng hưởng có được thì cũng tồn tại một số tác động tiêu cực như
Ngân hàng bị sáp nhập bị mất thương hiệu sau M&A, văn hóa kinh doanh bị pha trộn…. Tuy
nhiên để đánh giá chính xác được những tác động đặc biệt là những tác động tiêu cực của thương

vụ M&A thì cần phải có một khoảng thời gian dài. Hiện tại, cùng với sự ủng hộ và hỗ trợ từ ngân
hàng Nhà nước, thương vụ này đã diễn ra thành công, biến ba ngân hàng yếu kém trong hệ thống
ngân hàng thành một ngân hàng quy mô lớn hơn, hệ thống quản trị ngân hàng chặt chẽ và hiệu
quả hơn, góp phần làm cho hệ thống này vững mạnh hơn, an toàn hơn.
2.2.5 Những vấn đề đặt ra trong thƣơng vụ sáp nhập 3 ngân hàng TMCP Sài Gòn – Tín
Nghĩa – Đệ Nhất:
- Định giá trong thương vụ M&A
- Vấn đề minh bạch thông tin.
- Thiếu các tổ chức môi giới, tư vấn M&A
- Về khung pháp luật
- Vấn đề hậu sáp nhập
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG M&A TẠI
NGÂN HÀNG VIỆT NAM
3.1 Dự báo xu hướng của hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng thời gian tới
3.1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô
Triển vọng kinh tế dài hạn của Việt Nam và nhiều ngành chủ chốt vẫn được đánh giá là tăng
trưởng cao và có nhiều lợi thế.
Thị trường chứng khoán có sự tăng điểm nhẹ nhiều doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và
HNX đang thấp hơn giá trị sổ sách là điều kiện tiền đề cho việc thương thảo giá trong các thương
vụ.
Lãi suất và chi phí vốn: nhiều ngân hàng vẫn cho vay với mức lãi suất cao (khoảng 15-17%).
Cạnh tranh: trong hầu hết các ngành của Việt Nam đều chủ yếu cạnh tranh bằng giá là chính.
Nhiều tập đoàn trong nước trong giai đoạn tới sẽ tái cấu trúc
Các quỹ đầu tư nước ngoài thoái danh mục
Một phần FDI sẽ được chuyển sang M&A trong thời gian tới
3.1.2 Xu hƣớng hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng
Hoạt động M&A tại Việt nam vẫn đang và sẽ phát triển tương ứng với trình độ và điều kiện
phát triển của nền kinh tế, cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp Việt nam. Nhìn về dài hạn,
hoạt động M&A tại Việt nam có nhiều tiềm năng và sẽ phát triển ở mức độ và chất lượng cao hơn

nhiều so với những gì đang diễn ra hiện nay.
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng tại Việt
Nam qua bài học kinh nghiệm từ trƣờng hợp sáp nhập 3 ngân hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa –
Sài Gòn
3.2.1 Về phía Nhà nƣớc
- Phát triển kênh kiểm soát thông tin cũng như tính minh bạch của thông tin trong hoạt động
M&A
- Tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức tư vấn M&A
- Hoàn thiện khung pháp lý về phát triển hoạt động M&A
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho thị trường M&A
3.2.2 Về phía ngân hàng TMCP Sài Gòn sau sáp nhập
- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp sau hoạt động M&A:
- Phát triển các nguồn lực cho ngân hàng (nhân lực, công nghệ - thông tin…) hậu M&A
- Tăng cường năng lực quản lý điều hành để giảm thiểu khả năng đổ vỡ ngân hàng
- Xử lý nợ tồn đọng
3.2.3 Đối với các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam
Vấn đề lựa chọn đối tác: Trong hoạt động M&A việc lựa chọn đối tác để thực hiện là một
trong những yếu tố cốt lõi nhất của hoạt động này. Tuỳ vào mục tiêu của ngân hàng để từ đó có
thể lựa chọn đối tác phù hợp.
Định giá và lựa chọn phương pháp định giá trong mua bán và sáp nhập doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có thể thuê một đơn vị tư vấn độc lập đứng ra định giá bằng nhiều phương pháp
khác nhau, lựa chọn ra một giá trị tối thiểu phù hợp với ý muốn của các cổ đông, sau đó rao bán
hoặc cho đấu giá công khai. Điều quan trọng nhất trong quá trình định giá là phải xác định được
giá trị tăng thêm sau sáp nhập để tạo ra được giá trị lớn hơn là tồn tại riêng lẻ.
Vấn đề hậu hoạt động M&A một cách có hiệu quả hơn.
Thương vụ M&A chỉ thực sự thành công khi những vướng mắc trong giai đoạn sau khi kết
thúc quá trình M&A ("hậu M&A") được giải quyết tốt. Thực tế, "hậu M&A" không tránh khỏi
phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp như thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi
nhuận, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của các doanh nghiệp bên bán, giải
quyết lao động dôi dư, môi trường văn hoá…

3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc
- Phát triển các kênh kiểm soát thông tin của doanh nghiệp như: thị trường chứng khoán, tăng
cường vai trò của cơ quan quản lý nhằm tăng tính minh bạch trong các thông tin công bố của
doanh nghiệp.
- Ban hành những quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tư vấn M&A, đồng
thời tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để khuyến khích sự phát triển của các công ty tư vấn
chuyên nghiệp đủ điều kiện theo pháp luật.
- Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động M&A.
- Xây dựng các chính sách để phát triển nguồn nhân lực cho thị trường M&A như cho phép một
số trường đại học mở chuyên ngành đào tạo về M&A, có các chính sách đào tạo chuyên gia
M&A ở nước ngoài…

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hoạt động M&A nói chung và
trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam đã xuất hiện và có dấu hiệu gia tăng về hoạt động
M&A. Dự báo trong thời gian tới hoạt động này sẽ có những bước tăng trưởng mạnh và đóng
một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế cũng như hội nhập kinh tế quốc tế thành
công của Việt Nam. Đề tài đã phân tích và làm rõ được các vấn đề sau đây:
- Làm rõ các vấn đề lý thuyết về M&A.
- Phân tích và làm rõ xu hướng M&A trên thế giới và kinh nghiệm trong hoạt động M&A
đối với Việt Nam.
- Đánh giá khách quan về thực trạng hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam
hiện nay.
- Phân tích trường hợp hợp nhất giữa ba ngân hàng Sài Gòn – Tín Nghĩa - Đệ Nhất - là
trường hợp tiến hành M&A đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng sau khi có chủ truơng tái cơ cấu
ngành ngân hàng của Nhà nước. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với hoạt động M&A
trong lĩnh vực ngân hàng
- Đề xuất một số ý kiến nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng ở
Việt Nam trong thời gian tới.



References
1. Denzil Rankine, Peter Howson (Biên dịch: Nguyễn Sơn Nam, Phạm Văn Kiên) (2007); Mua
bán doanh nghiệp – những bước đường thành công: từng bước để có được những hợp đồng khôn
ngoan hơn; Nxb Công an nhân dân; Hà Nội.
2. Michael E.S.Frankel (Biên dịch: Minh Khôi – Xuyến Chi) (2009); Mua lại và sáp nhập căn
bản – các bước quan trọng trong quá trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư; Nxb Tri Thức; Hà
Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009); Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất
tổ chức tín dụng; Hà Nội.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010); Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11 tháng 02
năm 2010 của ngân hàng Nhà nước quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng.
5. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2004); Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03
tháng 12 năm 2004, Hà Nội
6. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2006); Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29
tháng 06 năm 2006, Hà Nội
7. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2005); Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2005, Hà Nội
8. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2005); Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2005, Hà Nội
9. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2010); Luật ngân hàng nhà nước số 46/2010/QH12
ngày16 tháng 06 năm 2010
10. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2010); Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
ngày 16 tháng 06 năm 2010
11. Scott Moeller, Chiris Brady (Biên dịch: Thủy Nguyệt) (2009); M&A mua lại và sáp nhập
thông minh: Kim chỉ nam trên trận đồ sáp nhập và mua lại; Nxb Tri Thức; Hà Nội.
12.
13.
14.
15.

16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.

×