Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phân tích cơ chế quản lý lãi suất hiện nay ở Việt Nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.51 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LỚP TCH 303.3
~~~*~~~
TIỂU LUẬN THUYẾT TRÌNH MÔN TIỀN TỆ
NGÂN HÀNG
Đề tài: Cơ chế quản lý và điều hành lãi suất ở Việt Nam
hiện nay
Thực hiện: Nhóm 2
Giáo viên hướng dẫn: Ms. Hà Thanh
Hà Nội 2010
DANH SÁCH NHÓM 2
1. Chu Minh Đức
2. Hoàng Mạnh Cầm
3. Lưu Thanh Huyền
4. Trần Bình Định
5. Phùng Thị Yến Chi
PHỤ LỤC
Lời mở đầu: ..............................................................................................................Trang 3
Phần I: Lãi suất và một số vấn đề cơ bản về lãi suất: ...............................................Trang 4
1. Định nghĩa lãi suất
2. Công thức tính lãi suất
3. Phân loại lãi suất
4. Tác động của chính sách lãi suất đến các thực thể kinh doanh và nền kinh tế quốc dân
Phần II: Cơ chế quản lý và điều hành lãi suất ở Việt Nam: .......................................Trang 7
1. Diễn biến lãi suất huy động vốn
2. Diễn biến lãi suất cho vay
3. Chính sách lãi suất của NHNN trong những năm gần đây
4. Một số đề xuất về mặt hiệu quả của chính sách lãi suất
Phần III: Xu hướng tự do hóa lãi suất: ......................................................................Trang 14
1. Khái quát về quá trình đi tới tự do hóa lãi suất ở Việt Nam
2. Quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam


3. Xu hướng mới trong tự do hóa lãi suất
Phần kết: ..................................................................................................................Trang 21
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................Trang 22

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, lãi suất luôn là một đề tài nóng trên thị trường và trên các phương tiện
thông tin đại chúng, đặc biệt hiện nay lãi suất đang là một điểm nóng trên các diễn đàn của Quốc
hội. Lãi suất luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế của từng quốc gia chính vì thế nó đóng vai trò
là một trong những yếu tố quan trọng nhất dùng làm thước đo đánh giá sức khỏe của nền kinh tế
quốc dân. Sự dao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định kinh doanh và đầu
tư của các cá nhân, doanh nghiệp, các định chế tài chính, ngân hàng nhà nước và toàn bộ nền
kinh tế. Trong từng giai đoạn kinh tế khác nhau cùng với sự biến động của lãi suất là các chính
sách lãi suất khác nhau. Song tất cả các chính sách đó đều hướng về cùng một mục đích đó là
bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Nền kinh tế Việt Nam là
một nền kinh tế có sự tăng trưởng đáng kể từ năm 1982 cho đến nay, vì thế, nền kinh tế này chịu
ảnh hưởng không nhỏ từ các diễn biến lãi suất. Bằng chứng là trong khoảng thời gian này, chính
phủ đã liên tục áp dụng nhiều chính sách để điều chỉnh và ổn định lãi suất. Từ chính sách đặt các
khung giới hạn theo lãi suất trần, lãi suất sàn đến lãi suất thỏa thuận và ngày càng tiến dần theo
chiều hướng tự do hóa lãi suất. Trong xu hướng hội nhập hiện nay, các chính sách đó cần có
những sự thay đổi linh hoạt để điều chỉnh lãi suất sao cho vừa phù hợp với diễn biến lãi suất trên
thị trường quốc tế trong khi vừa phải tạo ra nhiều phúc lợi nhất cho nền kinh tế quốc dân. Lấy
nền tảng là những nội dung trên, nhóm 2 đã chọn chủ đề: “Phân tích cơ chế quản lý và điều hành
lãi suất ở Việt Nam hiện nay” nhằm phân tích đồng thời đánh giá những hiệu quả và hạn chế của
các chính sách lãi suất ở Việt Nam hiện nay. Thêm vào đó cũng đưa ra những nhận định và phân
tích xu hướng biến động của cơ chế quản lý và điều hành lãi suất trong thời gian tới.
Tuy đã cố gắng nhưng có thể cũng không tránh khỏi những sai sót và những quan điểm thiếu
khách quan nên nhóm chúng em mong nhận được sự góp ý của cô để bài thuyết trình được hoàn
chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
PHẦN I: LÃI SUẤT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ
BẢN VỀ LÃI SUẤT

1. Định nghĩa về lãi suất
 Có nhiều quan điểm về khái niệm lãi suất, sau đây chúng em chỉ trình bày quan điểm mà
nhóm thấy là hợp lý nhất: “Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong
một đơn vị thời gian nhất định”.

2. Công thức tính lãi suất
= ×Lãi su t Giá tr ti n lãi ph i tr Giá tr kho n v n vay 100ấ ị ề ả ả ị ả ố
3. Phân loại lãi suất
a) Theo thời hạn:
 Lãi suất không kì hạn: Là lãi suất áp dụng đối với các khoản tiền gửi không kì hạn của
khách hàng vào ngân hàng.
 Lãi suất ngắn hạn: Là lãi suất áp dụng đối với các khoản tiền gửi và cho vay ngắn hạn giữa
ngân hàng và khách hàng. Thông thường là dưới 1 năm.
 Lãi suất trung và dài hạn: Là lãi suất áp dụng đối với các khoản tiền gửi và cho vay trung
hạn và dài hạn (từ 1 – 5 năm và trên 5 năm) giữa ngân hàng và khách hàng.
b) Theo thu nhập thực tế của người cho vay:
 Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ hay nói cách khác là
lãi suất chưa loại trừ tỷ lệ lạm phát.
 Lãi suất thực: Là lãi suất đã được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát hay là đã loại trừ đi
tỷ lệ lạm phát.
c) Theo tính linh hoạt của lãi suất:
 Lãi suất cố định: Là lãi suất được quy định cố định trong suốt thời hạn vay.
 Lãi suất thả nổi: Là lãi suất được quy định có thể lên xuống theo lãi suất của thị trường
trong thời hạn tín dụng.
d) Theo nội dung hoạt động của ngân hàng:
 Lãi suất nhận gửi: Là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng.
 Lãi suất cho vay: Là lãi suất người đi vay phải trả cho ngân hàng là người cho vay.
 Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức
chiết khấu lại các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng.
 Lãi suất liên ngân hàng: Là lãi suất vay mượn giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân

hàng.
e) Theo quản lý nhà nước:
 Lãi suất trần/sàn: Là mức lãi suất cao nhất và thấp nhất mà ngân hàng trung ương quy
định trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
 Lãi suất cơ bản: Là lãi suất ngân hàng trung ương quy định cho các ngân hàng thương mại
làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình.
 Lãi suất tái chiết khấu/tái cấp vốn: Là lãi suất ngân hàng trung ương cho ngân hàng
thương mại vay hoặc chiết khấu lại các giấy tờ có giá của các ngân hàng thương mại.
4. Tác động của chính sách lãi suất đến các thực thể kinh doanh và nền kinh tế quốc dân
Nhà nước sử dụng các chính sách lãi suất làm công cụ thực thi chính sách tiền tệ, ổn định
kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Mỗi chính sách lãi suất sẽ tạo ra 1 cách suy nghĩ, phản ứng khác trong mỗi người dân cũng
như trong các ngân hàng, tổ chức tài chính và các doanh nghiệp. Người dân có thể tin tưởng
tuyệt đối vào mức lãi suất mà Ngân hàng trung ương đưa ra, hay họ sẽ phán đoán mức lãi suất, tỷ
lệ làm phát trong thời gian tới mà quyết định đi vay hay đi gửi tiền vào các ngân hàng dẫn tới
lượng cung tiền tăng hay giảm, nguồn vốn đầu tư tăng hay giảm. Lựa chọn chính sách đúng đắn,
phù hợp từng thời kỳ, Nhà nước sẽ đưa được nền kinh tế quốc gia phát triển cùng hoặc nhanh
hơn tốc độ chung của thế giới. Ngược lại, chính sách không phù hợp sẽ khiến quốc gia tụt hậu so
với quốc tế. Trong khuôn khổ bài tiểu luận nhóm chúng em sẽ thống kê lại từng thời kỳ, từng
chính sách mà Nhà nước ta đã sử dụng, từ đó nhận ra ưu và nhược điểm, để mỗi chúng ta có thể
có những phán đoán đầu tư, tiết kiệm tốt, giúp đất nước có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Hiện nay, Việt Nam đang hướng đến tự do hóa lãi suất. Tuy nhiên đó đã và sẽ tiếp tục là
một quá trình dài, nhiều giai đoạn để đạt được kết quả như mong muốn. Từ cố định đến khung
lãi suất, rồi lãi suất trần, đến lãi suất cơ bản kèm biên độ và hiện nay là lãi suất thỏa thuận. Mỗi
chính sách lại mang đến những tác động riêng đến nền kinh tế. Nhưng tổng kết lại các chính sách
lãi suất đều mang lại những tác động sau:
 Tiến hành cải cách, điều chỉnh chính sách lãi suất làm cho lãi suất trong nền kinh tế đã trở
thành công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm thực thi chính sách tiền tệ, ổn định môi
trường kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát.
 Lãi suất góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung, kích thích sự tiết kiệm và

khuyến khích đầu tư. Việc xóa dần chính sách ưu đãi về lãi suất đã dần dần tạo điều kiện
cho các ngân hàng thương mại thực hiện tốt công tác hạch toán kinh tế và kinh doanh của
mình được chủ động và thuận lợi.

×