Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN sơ đồ tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 23 trang )

1
1. Tên đề tài
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY KẾT HỢP VỚI HỌC TẬP NHÓM
TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC LỚP 8, LỚP 9.
2. Đặt vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của đổi mới giáo dục hiện nay.
Phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học. Với phương pháp này, người học chính là chủ
thể của hoạt động chiếm lĩnh tri thức.
Trong thực tế hiện nay, nhiều học sinh chưa biết cách học thực sự hiệu quả.
Nhiều học sinh chỉ học thuộc lòng một cách máy móc, thuộc nhưng không
nhớ được kiến thức trọng tâm hoặc chỉ học bài nào biết bài đấy, chưa có sự
liên hệ kiến thức với nhau. Vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư
duy hệ thống về kiến thức. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được
các vấn đề trên và nâng cao hiệu quả học tập.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu
và in đậm những gì do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ
của mình. Do đó, việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy - học sẽ giúp cho học
sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề
một cách hệ thống, khoa học. Có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy
học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, bài học, hệ thống hóa
kiến thức sau mỗi phần, mỗi chương, mỗi học kì. Từ đó mang đến cho học
sinh niềm say mê học tập, tham gia xây dựng bài tích cực hơn, học sinh chủ
động và độc lập thực hiện các nhiệm vụ, bài tập theo khả năng của mình, huy
động tối đa tiềm năng của bộ não.
Việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học nếu kết hợp với học tập nhóm
thì từ tri thức của bản thân mỗi học sinh thông qua hoạt động hợp tác với bạn
sẽ hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. Vì thế sẽ
2
giúp học sinh: Sáng tạo hơn; tiết kiệm thời gian và ghi nhớ tốt hơn; phát triển
nhận thức, tư duy; kích thích hứng thú học tập. Đồng thời, chính việc đối


thoại trò với trò, trò với thầy đã tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực
và góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng xã hội. Sơ đồ
tư duy không chỉ tác dụng đối với mỗi cá nhân mà nó còn phát huy được sức
mạnh của tập thể.
Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy kết
hợp với học tập nhóm trong dạy và học môn sinh học lớp 8, lớp 9”
 Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu:
Sự kết hợp sơ đồ tư duy trong học tập với học tập nhóm của học sinh.
Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 9/2, 9/4, 8/1, 8/3 đang học tại Trường trung học cơ sở Chu
Văn An.
3. Cơ sở lí luận
Trước những yêu cầu mới của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo
cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ, việc đổi mới phương pháp
giáo dục trở nên vô cùng cần thiết. Theo Nghị quyết 40/2000 - Quốc Hội khóa
10 và chỉ thị 14/ 2001/ CT-TTG của Thủ Tướng chính phủ, Bộ Giáo Dục
- Đào Tạo đã đề ra yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục - đào tạo trong cả
nước. Như vậy để đạt được mục tiêu của nền giáo dục tiên tiến cũng như đáp
ứng được quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo, phương pháp dạy học của môn học phải được đổi mới cho phù hợp với
yêu cầu phát triển xã hội và đáp ứng nhu cầu phát triển nhân cách của học
sinh.
Tác giả Tony Buzan - người Anh là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu
tìm ra hoạt động của bộ não, là người đầu tiên sáng lập ra bản đồ tư duy. Theo
3
Tony Buzan “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ” và “màu sắc cũng có
tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho bản đồ tư duy
những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho
tư duy sáng tạo”.

Hình thành và phát triển tính tích cực thông qua phương pháp dạy học sử
dụng sơ đồ tư duy kết hợp hoạt động nhóm trong học tập là một trong những
phương pháp dạy học tích cực, nhằm tạo ra con người năng động, thích ứng
và góp phần phát triển cộng đồng.
4. Cơ sở thực tiễn
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học nhiều năm liền, tôi
nhận thấy rất nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi nhận kiến thức vào
bộ não mà chỉ học thuộc một cách máy móc, không nhớ kiến thức trọng tâm,
không nắm được kiến thức cốt lõi của vấn đề mà mình đang nghiên cứu, tìm
tòi. Thậm chí có nhiều em không hiểu mình đang tìm hiểu vấn đề gì, kiến
thức gì, chưa biết hệ thống hóa kiến thức, liên kết các kiến thức có liên quan
với nhau. Sử dụng bản đồ tư duy kết hợp hoạt động nhóm sẽ phát huy tối đa
tiềm năng ghi nhớ của bộ não, các em có thể vừa học vừa chơi học ở mọi lúc
mọi nơi mà vẫn nắm được kiến thức nhanh và nhớ lâu.
5. Nội dung nghiên cứu
5.1 Vai trò của việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với học tập nhóm
Sơ đồ tư duy (còn gọi là bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy): là hình thức ghi
chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng , tóm tắt những ý chính của
một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề,… bằng cách kết hợp việc sử dụng
hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết.
4
5.1.1 Vai trò của sơ đồ tư duy
Trong giảng dạy, việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ
não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học.
Đối với học sinh, vận dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh có thói quen tự tay ghi
chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc – đã học, theo cách hiểu của
học sinh dưới dạng sơ đồ tư duy. Bên cạnh đó, học sinh thường xuyên tự lập
sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục
màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa
học, súc tích…

5.1.2 Vai trò của việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với học tập nhóm
Trong quá trình thảo luận nhóm có rất nhiều ý kiến mà mỗi người luôn giữ
chính kiến của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra
được kết luận cuối cùng. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn
chế đó bởi sơ đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều
suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện
tượng lan man và đi lạc chủ đề. Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc
trong nhóm do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của
mình thuộc ý lớn nào. Không những vậy, sơ đồ tư duy tạo nên sự cân bằng
giữa các cá nhân và cân bằng trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý
kiến và cùng nhau xây dựng nên sơ đồ tư duy của cả nhóm. Các thành viên
tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều được thể hiện trên sơ đồ tư duy.
Có thể nói, sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang
hướng tới để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn
biến của quá trình tư duy theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào
của sơ đồ tư duy và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao.
Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn
lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư
duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp
5
cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống.
Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư
duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung
bài học.
Như vậy, việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với học tập nhóm đã phát huy
được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp
sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn
đề một cách hiệu quả. Sơ đồ tư duy tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao
lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn.
5.2 Cách sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với học tập nhóm

- Cho học sinh làm quen với một số sơ đồ tư duy mẫu;
- Giáo viên đưa ra một chủ đề chính. Đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm
bảng (hoặc vào trang vở, tờ giấy/bìa) rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ tiếp
các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3…. Các đường nhánh có thể là đường thẳng hay
đường cong;
- Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ tư duy trên giấy theo nhóm hoặc cá
nhân và theo cách hiểu của các em;
- Sau mỗi bài học, các em thực hành vẽ kiến thức trọng tâm mà mình
hiểu được trên một trang giấy, giúp bản thân dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức
khi cần.
Cách ghi chép sơ đồ tư duy
- Nghĩ trước khi viết;
- Viết ngắn gọn;
- Viết có tổ chức;
- Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý
(nếu sau này cần).
6
5.3 Vận dụng sơ đồ tư duy kết hợp học tập nhóm trong dạy và học sinh
học lớp 8, lớp 9
Sử dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy có thể áp dụng cho những
nội dung giảng dạy sau:
- Xây dựng kiến thức mới và củng cố kiến thức sau mỗi tiết học;
- Ôn tập và củng cố kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì.
5.3.1 Xây dựng kiến thức mới và củng cố kiến thức sau mỗi tiết học
a) Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp học tập nhóm:
Bước 1: Học sinh sẽ ghi lại mục tiêu bài học được cô đọng trong từ khóa
hoặc một hình ảnh đặc trưng và được đặt ở vị trí trung tâm;
Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm, viết hoặc vẽ lại những vấn đề liên quan
đến chủ đề của bài học;
Bước 3: Đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo , thuyết minh về sơ đồ

tư duy mà nhóm mình thiết lập;
Bước 4: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về
kiến thức của bài học đó;
Bước 5: Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy được vẽ trên phần mềm Min- Map
(hoặc vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về
kiến thức đó. Việc này giúp học sinh củng cố lại kiến thức hoặc sơ đồ tư duy
mà các em vừa thiết kế. Sơ đồ nói trên đã đạt yêu cầu về hình thức và nội
dung kiến thức, do đó giáo viên có thể cho học sinh sử dụng thay cho sơ đồ
của mình.
7
b) Một số ví dụ cụ thể:
Xây dựng kiến thức mới cho một phần của bài
Ví dụ 1: Bài “Môi trường và các nhân tố sinh thái” – Sinh học lớp 9
Khi dạy nội dung mục II: “Các nhân tố sinh thái của môi trường” ở sách giáo
khoa, nội dung này là một đoạn thông tin tương đối dài. Học sinh khi đọc sẽ
khó nhớ. Nếu giáo viên cho các em lập sơ đồ tư duy (nhóm nhỏ 2 - 3 em) sẽ
giúp các em hiểu và nắm đươc kiến thức rất nhanh và nhớ lâu.
Hình 5.1: Sơ đồ tư duy “Nhân tố sinh thái”
8
Ví dụ 2: Bài “Tuyến yên, tuyến giáp” – Sinh học lớp 8
Hình 5.2: Sơ đồ tư duy “Tuyến yên, tuyến giáp”
Xây dựng và củng cố kiến thức mới cho cả bài
Ví dụ 3: Bài “Giới thiệu chung về hệ thần kinh” – Sinh học lớp 8
Đặc điểm của bài này là học sinh hình thành biểu tượng về cấu tạo của nơ ron
đã được nghiên cứu ở chương I ngay đầu năm học, biết được cấu tạo và chức
năng của nơ ron, biết được chức năng của mô thần kinh. Vì vậy, khi dạy bài
này nên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm lập bản đồ tư duy với tên chủ
đề chính là hệ thần kinh. Qua đó tự xây dựng được đơn vị cấu tạo của hệ thần
kinh là nơ ron, nắm được các bộ phận của hệ thần kinh theo cấu tạo và theo
chức năng. Đây là một trong các bài học sử dụng sơ đồ tư duy phát huy tính

tích cực rõ nét nhất giúp các em dễ nhìn, dễ nhớ, nâng cao hiệu quả giờ dạy.
9
Có thể tổ chức các hoạt động sau:
Trước khi học sinh tiến hành hoạt động nhóm, giáo viên có thể mở đầu gợi ý
chủ đề của sơ đồ tư duy là hệ thần kinh có liên quan đến nơ ron: “Đơn vị cấu
tạo của hệ thần kinh gọi là gì?”
Hoạt động 1: Lập bản đồ tư duy với chủ đề là “Hệ thần kinh”.
Giáo viên cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm với chủ đề của bài học với
các gợi ý : viết ngắn gọn cấu tạo, chức năng của nơ ron, mô tả được trên hình
43.1, vẽ các bộ phận của hệ thần kinh theo cấu tạo, theo chức năng,…
Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy.
Cử đại diện các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm
mình đã thiết lập, qua hoạt động này giáo viên vừa biết rõ việc hiểu kiến thức
của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đám
đông, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn.
Giáo viên cũng nên lưu ý trong suốt quá trình đứng lớp, giáo viên đã biết
được các đối tượng học sinh về khả năng học tập, nên chỉ định trước các
thành viên nào của nhóm sẽ được lên báo cáo tránh tập trung ở một số em
khá, giỏi, điều này làm cho các em trung bình, yếu chủ quan , ít tập trung, tuy
nhiên để đỡ mất thời gian cũng nên lưu ý có thể cho các em này trình bày một
vấn đề nào đó đơn giản, dễ nhớ,….
Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy
Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tư
duy về kiến thức chung của hệ thần kinh.
10
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức về giới thiệu chung hệ thần kinh
Giáo viên cho học sinh lên trình bày về kiến thức chung của hệ thần kinh mà
giáo viên đã chuẩn bị sẵn, hoặc bản đồ tư duy tốt nhất mà các em vừa thiết kế
kết hợp hình 43.1 sách giáo khoa.
Hình 5.3: Sơ đồ tư duy “Hệ thần kinh”

Khi các em đã thiết kế sơ đồ tư duy và tự ghi chép như trên là các em đã hiểu
sâu kiến thức, biết chuyển kiến thức từ sách giáo khoa theo cách trình bày
thông thường thành cách hiểu, cách ghi nhớ riêng của mình.
11
Ví dụ 4: Bài “Đột biến gen” – Sinh học lớp 9
Thực hiện theo trình tự như ở ví dụ 3, ta xây dựng sơ đồ tư duy minh họa cho
bài này như sau:
Hình 5.4: Sơ đồ tư duy “Đột biến gen”

5.3.2 Ôn tập và củng cố kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì
a) Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp học tập nhóm:
Bước 1: Mỗi học sinh tự lập bản đồ tư duy ôn tập tổng kết ở nhà, giáo viên
cho học sinh trao đổi, tranh luận rồi chỉnh sửa lại bản đồ tư duy của mình cho
hợp lí nhất.
Bước 2: Cho các nhóm xây dựng bản đồ tư duy của từng nhóm, trình bày và
tranh luận trước lớp, chỉnh sửa cho hợp lí nhất.
Bước 3: Giáo viên cùng học sinh xây dựng bản đồ tư duy trên lớp.
b) Một số ví dụ cụ thể:
Tôi xin minh họa cách thực hiện của bản thân đã áp dụng khi ôn tập học kì I
trong năm học này, đã mang lại hiệu quả cao trong giảng day.Tôi xin chọn
cách dạy cho các nhóm xây dựng bản đồ tư duy.
12
Ví dụ 5: Bài “Ôn tập tổng kết 3 chương I,II,III” - Sinh học lớp 9
- Chương I: Các thí nghiệm của Menđen;
- Chương II: Nhiễm sắc thể;
- Chương III: ADN và gen.
i. Mục tiêu bài học:
Khái quát lại các kiến thức về: các qui luật di truyền, cơ sở vật chất của hiện
tượng di truyền, cơ chế của hiện tượng di truyền, các qui luật biến dị.
ii. Chuẩn bị:

 Đối với giáo viên:
Trước khi phân công để các nhóm lập sơ đồ tư duy, giáo viên nên định hướng
trước kiến thức chung của 3 chương trên là những kiến thức cơ sở của Di
truyền học đề cập tới cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di
truyền và biến dị, do đó từ trung tâm ở đây sẽ là “Di truyền và biến dị”. Từ
đây, giáo viên định hướng nội dung sẽ phân công cho các nhóm.
Lớp được chia thành 6 nhóm và giáo viên hướng dẫn nội dung cụ thể từng
nhóm như sau:
- Nhóm 1 và 2: Từ trung tâm là “Qui luật di truyền” gồm các nội dung
về những qui luật sau: phân li, phân li độc lập, di truyền liên kết, di truyền
giới tính, lai phân tích;
- Nhóm 3 và 4: Từ trung tâm là “Cơ sở vật chất di truyền” gồm các nội
dung về cơ sở vật chất di truyền sau: nhiễm sắc thể, ADN, ARN, Protein;
- Nhóm 5 và 6 : Từ trung tâm là “Cơ chế” gồm các nội dung về cơ chế
di truyền sau: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh, phát sinh giao tử, tổng hợp
ADN, tổng hợp ARN, tổng hợp Protein.
13
 Đối với học sinh:
Cá nhân mỗi học sinh chuẩn bị ở nhà lập sơ đồ tư duy theo từng nội dung để
sau này dùng cho ôn tập học kì I.
Mỗi nhóm lập chung một sơ đồ tư duy với nội dung kiến thức đã phân công.
Sơ đồ tư duy được trình bày trên giấy bìa khổ lớn, viết bằng bút màu, rõ ràng.
iii. Cách tiến hành:
Đầu tiên, giáo viên giới thiệu và ghi ngay trung tâm trên bảng đen “DI
TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ” (riêng qui luật biến dị sẽ trình bày ở nội dung minh
họa tiếp theo) (Sơ đồ 1)
Tiếp theo, giáo viên mời từng nhóm lên báo cáo nội dung đã được phân công,
các nhóm khác bổ sung. Trong suốt quá trình trình bày của học sinh, nếu còn
thiếu sót kiến thức nào giáo viên có thể dùng phương pháp vấn đáp để hoàn
thiện và có thể cho các em bổ sung ngay vào sơ đồ của mình.(sơ đồ 2,3,4)

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành nội dung kiến thức toàn bộ cả 3 chương. Nội
dung này có thể dùng để ôn tập cho bài kiểm tra 1 tiết (tiết 21), hoặc dùng để
ôn tập học kì I với nội dung rất cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ. Một số kiến thức có
thể so sánh với nhau, giúp các em không nhầm lẫn nội dung kiến thức này với
kiến thức khác.
Sơ đồ 1: Di truyền và biến dị
14
Sơ đồ 2: Qui luật di truyền
Sơ đồ 3: Cơ chế
15
Sơ đồ 4: Cơ sở vật chất di truyền
Ví dụ 6: Bài: “Ôn tập tổng kết chương IV- Biến dị” - Sinh học lớp 9
Từ trung tâm của chương này là “Biến dị”.
Trong chương này, ngoài kiến thức về đột biến, học sinh đã học 2 loại biến dị
ở 3 chương đầu là biến dị tổ hợp và thường biến. Như vậy giáo viên sẽ định
hướng cho các em xây dựng bản đồ tư duy có kiến thức của biến dị tổ hợp và
thường biến. Như vậy biến dị gồm: biến dị tổ hợp, thường biến và đột biến.
Về phương pháp lên lớp, giáo viên cũng thực hiện như nội dung ôn tập 3
chương trên, nhưng nội dung của chương biến dị ít hơn nên có thể cho tất cả
các nhóm cùng lập sơ đồ tư duy, sau đó cử đại diện một nhóm lên trình bày,
các nhóm khác bổ sung, giáo viên làm trọng tài và cùng với học sinh hoàn
chỉnh nội dung kiến thức.
16
Sơ đồ 5: Biến dị
Trước đây, ở các tiết ôn tập chương, ôn tập học kì, một số giáo viên cũng đã
lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống
như cách của giáo viên hoặc của tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây
dựng theo cách hiểu của mình. Hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến
hình ảnh, màu sắc và đường nét. Việc trình bày nội dung bài học theo phương
pháp ứng dụng sơ đồ tư duy giúp giáo viên sáng tạo trong cách dạy, mỗi giáo

viên, mỗi bài có thể trình bày theo các cách khác phù hợp với đặc điểm thực
17
tế mà vẫn đảm bảo trọng tâm bài học, đảm bảo kiến thức và kỹ năng của từng
nội dung bài học.
6. Kết quả nghiên cứu
Qua những tiết dạy có sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp học tập nhóm, không khí
học tập trở nên sôi nổi hơn, hào hứng hơn, đặc biệt là các tiết ôn tập chương,
ôn tập học kì. Sơ đồ tư duy là một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận
dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện
nay. Có thể thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử
dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản
đồ tư duy. Với những trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho giáo viên và học sinh sử
dụng.
Đối với bản thân tôi, việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp hoạt động nhóm đã
mang lại hiệu quả chất lượng giảng dạy bộ môn ở học kì I vừa qua cao hơn so
với những năm học trước, cụ thể như sau:
So sánh với điểm thi theo hình thức đề chung của cả huyện học kì I năm học
2012 – 2013
Lớp Số lượng Trên trung bình Tăng, giảm so với Huyện
9/2 36 86.0 + 8.0 %
9/4 36 83.6 + 5.6%
8/1 43 93.0 + 7.5%
8/3 43 93.0 + 7.5%
7. Kết luận
18
Bản đồ tư duy mang lại hiệu quả tốt cho quá trình Dạy – Học:
- Đối với giáo viên: Tiết kiệm thời gian, tăng tính linh hoạt;
- Đối với học sinh: Học hỏi được phương pháp học hiệu quả hơn, tăng
tính chủ động sáng tạo, phát triển tư duy.

Phần mềm Minmap hỗ trợ công việc dễ dàng nhanh chóng, dễ chỉnh sửa.
Giúp giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả và thiết
thực trong quá trình Dạy- Học.
Trên cơ sở bước đầu vận dụng thực tế trong quá trình giảng dạy môn Sinh
học, tôi xin ghi lại một vài kinh nghiệm để bạn bè, đồng nghiệp cùng tham
khảo và đóng góp ý kiến để các tiết dạy của chúng ta thành công hơn nhằm
nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy nhiên, trong quá trình trình bày chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự góp ý của Ban Giám
Hiệu, tổ chuyên môn và bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện đề tài
của mình. Xin chân thành cảm ơn.
Nam Phước, ngày 02 tháng 05 năm 2013
Người viết đề tài
Trần Thị Kim


PHỤ LỤC
19
Xin đính kèm một số sơ đồ tư duy do học sinh làm
1. Cơ sở vật chất di truyền
2. Quy luật di truyền
3. Cơ chế di truyền
4. Biến dị
5. Nguyên phân
6. Giảm phân
7. Cấu tạo và chức năng của da
8. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
1. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), “Dạy học tốt các môn
học bằng bản đồ tư duy”, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Tony Buzan (2010), “ Bản đồ tư duy trong công việc”, NXB Lao
động – Xã hội.
3. Nguyễn Quang Vinh (2011), Sách giáo khoa sinh học 8, NXB Giáo
dục Việt Nam.
4. Nguyễn Quang Vinh (2011), Sách giáo khoa sinh học 9, NXB Giáo
dục Việt Nam.
5. Website chính thức của Tony Buzan: www.mind-map.com
6. Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Freemind 0.8.1
21
MỤC LỤC
Trang
1. Tên đề tài 1
2. Đặt vấn đề 1
3. Cơ sở lý luận 2
4. Cơ sở thực tiễn 3
5. Nội dung nghiên cứu 3
5.1. Vai trò của việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với học tập nhóm 3
5.1.1. Vai trò của sơ đồ tư duy 4
5.1.2. Vai trò của việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với học tập nhóm 4
5.2. Cách sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với học tập nhóm 5
5.3. Vận dụng sơ đồ tư duy kết hợp học tập nhóm trong dạy và học sinh học
lớp 8, lớp 9 6
5.3.1. Xây dựng kiến thức mới và củng cố kiến thức sau mỗi tiết học 6
5.3.2. Ôn tập và củng cố kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì 11
6. Kết quả nghiên cứu 17
7. Kết luận 18
8. Phụ lục 19
9. Tài liệu tham khảo 20
10. Mục lục 21
11. Phiếu đánh giá kết quả nghiên cứu 22

22
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012- 2013
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường Trung học cơ sở Chu Văn An
1. Tên đề tài: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY KẾT HỢP VỚI HỌC TẬP NHÓM
TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC LỚP 8, LỚP 9.
2. Họ và tên tác giả: Trần Thị Kim
3. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn. Tổ: Sinh
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:




b)Hạn chế:




5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường : Trung học cơ sở Chu Văn
An- huyện Duy Xuyên thống nhất xếp loại :

Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)




II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT




Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT thống nhất xếp
loại:
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)


23

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×