Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh đồng tháp đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG

CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN
NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI
(TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020)
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM MINH TRÍ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2007


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯC ..................................................1
1.1 Một số lý luận cơ bản về chiến lược ................................................................1
1.1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược .........................................................1
1.1.2 Chiến lược phát triển ngành ......................................................................3
1.1.3 Qui trình hoạch định chiến lược .................................................................4
1.2 Đặc điểm của ngành du lịch .............................................................................5
1.2.1 Sản phẩm du lịch .......................................................................................5


1.2.2 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế ..............................................6
Kết luận....................................................................................................................7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI ...................8
2.1 Tiềm năng phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai ......................................8
2.2 Thực trạng ngành du lịch tỉnh Đồng Nai ......................................................27
2.2.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch .................................................................27
2.2.2 Khách du lịch ...........................................................................................29
2.2.3 Doanh thu du lịch .....................................................................................32
2.2.4 Hoạt động lưu trú và kinh doanh lữ hành ................................................34
2.2.5 Các dịch vụ hỗ trợ....................................................................................34
2.2.6 Đầu tư cho ngành du lịch .........................................................................35
2.2.7 Nguồn nhân lực ........................................................................................36
2.2.8 Thực trạng tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch và công tác
khai thác các tuyến điểm du lịch. .....................................................................37
2.2.9 Các yếu tố khác .....................................................................................38
2.3 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành
du lịch tỉnh Đồng Nai. ...........................................................................................41


2.3.1 Những điểm mạnh .................................................................................42
2.3.2 Những điểm yếu ...................................................................................43
2.3.3 Những cơ hội để phát triển ngành du lịch..............................................44
2.3.4 Những thách thức ...................................................................................45
Kết luận .......................................................................................................................46
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH
ĐỒNG NAI (TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020).............................................................48
3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến
2010 (tầm nhìn đến năm 2020) .......................................................................48
3.1.1 Mục tiêu................................................................................................48
3.1.2 Định hướng............................................................................................50

3.2 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến 2020...............................53
3.3 Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai ....................54
3.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) .......................................54
3.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .....................................56
3.3.3 Ma trận SWOT......................................................................................56
3.4 Lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai ....................58
3.4.1 Chiến lược xâm nhập thị trường theo hướng thu hút khách trong và
ngoài nước .............................................................................................58
3.4.2 Chiến lược tăng trưởng tập trung hướng phát triển sản phẩm du
lịch.........................................................................................................59
3.4.3 Chiến lược liên doanh liên kết phát triển du lịch .................................61
3.4.4 Chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch................62
3.5 Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược ......................................63
3.5.1 Giải pháp về đầu tư ..............................................................................63
3.5.2 Giải pháp về vốn ..................................................................................64


3.5.3 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch .............................................66
3.5.4 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch .................................................................................68
3.5.5 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch .......................................71
3.5.6 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ...............................................71
3.5.7 Giải pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch .....................................73
3.5.8 Giải pháp phát triển bền vững du lịch ..................................................73
3.6 Kiến nghị ..........................................................................................................75
3.6.1 Đối với Trung ương. .............................................................................75
3.6.2 Đối với Tỉnh Đồng Nai. .......................................................................75
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, tại nhiều nước trên thế giới, du lịch đang được xem là một
trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao bởi những lợi ích
to lớn về kinh tế - xã hội mà bản thân ngành Du lịch đem lại. Điều này càng thể
hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tài nguyên du lịch đa dạng,
phong phú. Phát triển du lịch không chỉ góp phần thực hiện các mục tiêu, định
hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần to lớn để Việt
Nam phát triển, mở rộng quan hệ đối ngoại trong xu thế toàn cầu hóa, thực hiện
tốt đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng. Phát triển du lịch còn là cơ hội giới
thiệu với thế giới về con người, đất nước và nền văn hóa đậm đà bản sắc của
dân tộc Việt Nam.
Trong những năm gần đây ngành du lịch nước ta phát triển với tốc độ khá
nhanh, từng bước khẳng định là điểm đến lý tưởng, an toàn cho du khách quốc
tế. Nhu cầu du lịch của người dân trong nước cũng gia tăng theo tốc độ phát
triển kinh tế đất nước. Nhu cầu du lịch không còn đơn thuần là tham quan thắng
cảnh, nghỉ dưỡng mà phải kết hợp với học hỏi, khám phá, nghiên cứu, mạo
hiểm, chữa bệnh…
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ngành du lịch phải
không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển dựa trên cơ sở lợi thế tự
nhiên sẵn có, hình thành nét đặc trưng riêng. Phát triển du lịch quốc gia phải
gắn liền với sự phát triển du lịch của từng địa phương. Với tiềm năng và tài
nguyên du lịch sẵn có, Tỉnh Đồng Nai có lợi thế phát triển du lịch rất lớn. Tuy
nhiên hiệân nay ngành du lịch Tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng


của mình. Vì vậy, Tỉnh cần có chiến lược phát triển du lịch phù hợp nhằm phát

huy những lợi thế sẵn có của mình, góp phần vào sự phát triển chung.
Đề tài: Chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai (tầm nhìn đến
năm 2020) có ý nghóa cấp thiết, mong muốn góp phần cùng ngành du lịch Tỉnh
Đồng Nai định hướng chiến lược phát triển phù hợp cho ngành du lịch của Tỉnh
nhà trong thời gian sắp tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài là phân tích tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch
Tỉnh Đồng Nai, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó
định hướng chiến lược phát triển phù hợp cho ngành này, đề ra các giải pháp,
kiến nghị để thực hiện chiến lược.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu hoạt động của ngành du lịch tỉnh Đồng Nai trong mối
quan hệ với sự phát triển của ngành trong cả nước. Đề tài không đi sâu nghiên
cứu các vấn đề chuyên môn về du lịch mà chỉ phân tích những vấn đề tổng quát
phục vụ cho việc xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh
Đồng Nai.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp thống kê, so sánh kết hợp với phương pháp khảo sát thực tế.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I

: Cơ sở lý luận về chiến lược.

Chương II

: Thực trạng ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai.

Chương III : Định hướng chiến lược và một số giải pháp phát triển

ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai tầm nhìn đến năm 2020.


1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯC:
1.1. Một số lý luận cơ bản về chiến lược:
1.1.1.

Khái niệm và vai trò của chiến lược:

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược. Theo Fred R.David
“chiến lược là những phương tiện để đạt đến những mục tiêu dài hạn”; “Chiến
lược có thể coi là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu để
các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức
từ bên ngoài” –Diễn đàn doanh nghiệp - Web Bộ Công Thương; Còn theo
phương pháp C3 thì “chiến lược của một doanh nghiệp là một hệ thống những
phương pháp mang tính chất lâu dài nhằm củng cố vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thương trường”.
Tuy cách tiếp cận khác nhau nhưng nội dung một chiến lược bao gồm:
− Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức
− Đưa ra và chọn lựa các phương án thực hiện
− Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đó.
Vai trò của chiến lược:
Một chiến lược kinh doanh tốt giúp định vị được công việc kinh doanh hiện
tại đang ở vị trí nào, từ đó đặt ra các mục tiêu thực tế, phù hợp với tổ chức và
biết được một cách rõ ràng về cách để đạt được chúng trong tương lai. Có chiến
lược đúng đắn với việc xác định các mục tiêu phù hợp sẽ tận dụng được tối đa
các nguồn lực sẵn có của tổ chức kết hợp các cơ hội trên thị trường để đạt được
mục tiêu của tổ chức một cách tối ưu nhất.

Chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế một quốc
gia. Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã biết vận dụng chiến lược vào việc phát
triển kinh tế và đã có những bước nhảy thần kỳ. Có thể nêu ra một số trường
hợp điển hình như sau:


2

− Singapore: Để vực dậy nền kinh tế quốc gia sau chiến tranh thế giới thứ
hai với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đến 14%, đảo quốc này đã thiết lập một chiến
lược phát triển đúng đắn với nhiều mục tiêu mũi nhọn: Chiến lược thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc xóa bỏ hoàn toàn những rào cản về đầu
tư và thương mại, áp dụng cơ chế một cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, kết
nối trực tiếp với những khách hàng tiềm năng ở chính quốc gia của các nhà đầu
tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lónh vực hoá dầu, sửa
chữa tàu thuyền, chế tạo kim loại và điện tử; Chiến lược tập trung xây dựng các
khu công nghiệp chất lượng cao; Chiến lược áp dụng mức thuế quan thấp;
Chiến lược chi phí nhân công rẻ; Chiến lược gia tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư:
với tỷ lệ tiết kiệm trung bình khoản 45% đã giúp chính phủ có quỹ tiết kiệm
khổng lồ đầu tư trở lại phát triển cơ sở hạ tầng đất nước như: giải phóng đường
biển và xây dựng các đường cao tốc hiện đại, sân bay tốt nhất thế giới Changi,
bệnh viện, trường đại học, đường hàng không cũng như cơ sở hạ tầng cho ngành
viễn thông cáp quang hiện đại. Ngày nay, thành phố từng là một làng ô nhiễm
đã trở thành một trong những thành phố sạch và hiện đại nhất thế giới.
− Thailand: nền kinh tế Thailand rơi vào tình trạng hết sức bi đát sau khủng
hoảng kinh tế khu vực 1997, tuy nhiên với những chiến lược phát triển kinh tế
đúng đắn, Thailand đã dần dần phục hồi kinh tế, tốc độ tăng trưởng hiện nay là
4,2% /năm . Chính phủ Thailand đã có những chiến lược quan trọng nhằm cải tổ
tình hình đất nước: chú trọng phát triển nhân tố con người - nhân tố chủ lực
quyết định sự phát triển đất nước, cải tổ chính sách tài chính - tiền tệ nhằm thu

hút đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự,
an toàn xã hội, lấy dịch vụ và xuất khẩu làm đầu tàu cho sự phát triển kinh tế,
tranh thủ lợi thế so sánh của từng nước với từng lónh vực kinh tế để phát triển
hợp tác song phương…


3

− Việt Nam: kinh tế nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên
nhân nhưng với chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010
và một số văn kiện khác của Đảng và Nhà Nước, chúng ta đã vượt qua những
khó khăn bước đầu và từng bước đạt được những thắng lợi nhất định. Từ đó đến
nay chúng ta cũng đã vạch ra những chiến lược cụ thể như: giữ vững ổn định
chính trị, củng cố quốc phòng, mở cửa nền kinh tế thu hút đầu tư, khuyến khích
đầu tư phát triển du lịch quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực…hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thành tựu mà chúng ta đạt được là rất quan trọng và thể hiện đường lối đúng
đắn của Đảng và Nhà Nước.
1.1.2.

Chiến lược phát triển ngành:

Chiến lược phát triển ngành là loại chiến lược mà nội dung của nó cũng
bao gồm các yếu tố chịu ảnh hưởng của chế độ chính trị, xã hội, cách thức phát
triển của một đất nước, hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển ngành. Chiến
lược phát triển ngành cũng phải xác định mục tiêu chính cần đạt đến dựa trên
nguồn lực, cơ cấu kinh tế, phương thức và cơ chế quản lý kinh tế, trong đó phải
xem xét con người là nhân tố quan trọng mang tính quyết định. Khi xây dựng
chiến lược chúng ta phải xét đến tính đa dạng và khác nhau giữa các chiến lược
do nhiều yếu tố ảnh hưởng:

Hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển ở từng giai đoạn của đất nước gắn
với những yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn đó, như: Chiến
lược thời kỳ hậu chiến tranh, khôi phục kinh tế, giai đoạn tiền đề cho công
nghiệp hóa… Ở những nước phát triển, họ rất chú trọng đến những chiến lược
ứng với những giai đoạn cụ thể trong tiến trình phát triển.


4

Dựa theo mục tiêu chính cần đạt đến của chiến lược, chúng ta có những
chiến lược như chiến lược xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chiến
lược thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước…
Gắn với nguồn lực, chúng ta có thể có các loại chiến lược ứng với những
nội dung khác nhau: Chiến lược nội sinh (dựa vào nội lực), chiến lược ngoại
sinh (dựa vào ngoại lực) hoặc chiến lược hỗn hợp, chiến lược dựa vào cách
mạng khoa học công nghệ…
Căn cứ vào cơ cấu kinh tế, chúng ta có thể xây dựng các chiến lược như:
chiến lược ưu tiên phát triển một số ngành then chốt, chiến lược thay thế nhập
khẩu, chiến lược hướng về xuất khẩu, chiến lược hỗn hợp…
Căn cứ vào phương thức và cơ chế quản lý kinh tế (mô hình quản lý), ta có
thể có các chiến lược kế hoạch hóa tập trung, chiến lược theo cơ chế thị trường
hoặc chiến lược phát triển theo cơ chế thị trường nhưng có sự điều tiết của nhà
nước, định hướng XHCN.
Con người là nhân tố cơ bản đóng vai trò quyết định đối với việc thực hiện
chiến lược. Mọi chiến lược được xây dựng là nhằm phát triển đất nước, đáp ứng
nhu cầu của con người. Phải phát huy được nhân tố con người như là một chủ
thể, một động lực cơ bản của chiến lược.
1.1.3.

Quy trình hoạch định chiến lược:


1.1.3.1.

Xác định mục tiêu:

Mục tiêu là khái niệm dùng để chỉ những kết quả cụ thể mà doanh nghiệp
mong muốn đạt được trong một giai đoạn nhất định và là cơ sở, nền tảng cho
việc xây dựng, hình thành chiến lược. Mục tiêu phải phù hợp với thực tế và
phải xác định được thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc cũng như những căn
cứ để xác định thứ tự ưu tiên trong việc phân bổ nguồn lực.
1.1.3.2.

Phân tích môi trường hoạt động:


5

Phân tích môi trường bên ngoài: Bao gồm môi trường vó mô và môi
trường vi mô:
Các yếu tố thuộc môi trường vó mô: bao gồm các yếu tố như yếu tố chính
trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa-xã hội, công nghệ… Trong quá trình xây dựng
chiến lược chúng ta không thể bỏ qua phân tích các yếu tố này.
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: Đây là các yếu tố tác động trực tiếp
đến ngành như yếu tố nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các đối thủ
tiềm năng, các sản phẩm thay thế.
Phân tích môi trường bên trong: Đây là các yếu tố trong nội bộ doanh
nghiệp, các yếu tố này ta có thể kiểm soát được. Các yếu tố như tình hình sản
xuất, tài chính, kỹ thuật, nhân sự, phân phối, tiếp thị… sẽ giúp cho nhà hoạch
định chiến lược thấy được điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh.
1.1.3.3.


Lựa chọn chiến lược :

Căn cứ vào chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của mình mà tổ chức lựa chọn
các phương án chiến lược phù hợp trong số những chiến lược được hình thành.
Ngoài ra chiến lược còn phải đáp ứng hiệu quả kinh tế, xã hội mà tổ chức yêu
cầu. Việc lựa chọn chiến lược đúng đắn, phù hợp với tổ chức sẽ là “kim chỉ
nam” cho sự thành công của tổ chức đó.
1.2. Đặc điểm của ngành du lịch:
1.2.1.

Sản phẩm du lịch:

Khái niệm: Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, tùy thuộc vào cách
tiếp cận của tác giả. Theo từ điển du lịch của nhà xuất bản Berlin 1984
[13,101]: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật
chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một
khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”
Đặc tính: Sản phẩm du lịch có các đặc tính như sau:


6

− Sản phẩm được bán cho du khách trước khi họ nhìn thấy sản
phẩm.
− Sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước.
− Sản phẩm được hình thành từ các ngành kinh doanh khác nhau.
− Sản phẩm du lịch luôn ở xa khách hàng.
− Sản phẩm du lịch không có tính tồn kho.
− Sản phẩm du lịch thường có tính thời vụ và chịu ảnh hưởng rất lớn

từ các yếu tố như chính trị, văn hóa, kinh tế, điều kiện tự nhiên.
− Trong thời gian ngắn thì lượng cung là cố định.
− Khách mua hàng thường ít trung thành với sản phẩm.
Thành phần: Cách sắp xếp theo tổ chức du lịch thế giới:
− Di sản thiên nhiên.
− Di sản năng lượng.
− Di sản về con người.
− Hình thái xã hội.
− Hình thái về thiết kế chính trị, pháp chế.
− Dịch vụ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất.
− Những hoạt động kinh tế, tài chính.
1.2.2.

Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế:

Hiện nay ngành này đóng góp rất lớn cho nền kinh tế mỗi nước cũng như
toàn cầu (chiếm khoảng 11% GDP toàn cầu). Ngành du lịch không những mang
lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn mà còn thu hút rất nhiều lao động, tạo ra nhiều
việc làm mới.
Tại Việt Nam, du lịch góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc
đẩy sự đổi mới và cũng góp phần thúc đẩy các ngành khác. Cũng thoâng qua du


7

lịch mà việc mở rộng giao lưu văn hóa được dễ dàng hơn, thông qua đó làm
tăng sự đoàn kết hiểu biết giữa các vùng, các dân tộc khác nhau.
Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì nhu cầu du lịch càng trở nên
cần thiết và quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người dân.
Ngành du lịch ngày càng được cải thiện, đa dạng hóa sản phẩm do nhu cầu

đòi hỏi khắt khe hơn của khách hàng. Du lịch ngày nay không đơn thuần chỉ là
đi nghỉ dưỡng mà còn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá, học hỏi, giao lưu… Vì
vậy, việc đầu tư nghiên cứu ngành này là hết sức quan trọng và cấp thiết.
Việt Nam được đánh giá là điểm đến lý tưởng, an toàn của du khách nước
ngoài, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, mang lại
nguồn thu ngoại tệ rất lớn (hơn 2 tỷ USD) cho đất nước. Cũng thông qua ngành
này chúng ta đang cho thế giới thấy rằng: Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới,
năng động phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới.
Kết luận: Qua nghiên cứu chương I chúng ta thấy:
− Xây dựng chiến lược phải bảo đảm tuân thủ theo các bước như đã
nêu ở trên, phải xác định được các mục tiêu dài hạn, các đảm bảo về
nguồn lực, các chính sách cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó.
− Nội dung chiến lược được xây dựng rất phong phú và đa dạng với
các loại hình khác nhau. Vì vậy việc xây dựng chiến lược phải được
xem xét gắn liền với các yếu tố ảnh hưởng.
− Việc lựa chọn chiến lược phải phù hợp với mục tiêu và định hướng
chung của nhà nước và đặc thù của từng địa phương.


8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Tiềm năng phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai
Theo số liệu của Cục Thống kê Đồng Nai, Đồng Nai thuộc miền Đông
Nam Bộ có diện tích là 5.894,73 km2, dân số năm 2006 là 2.246.192 người.
Đồng Nai nằm trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc giáp
tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Bình
Dương, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp tỉnh Bà RịaVũng Tàu. Với vị trí là cửa ngỏ phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh
có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch vì Thành phố Hồ Chí Minh là một
trong những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất nước, đây là nguồn cung cấp

lượng khách du lịch tiềm năng rất lớn cho Tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao trong những năm
gần đây. Tăng trưởng GDP luôn đạt ở mức cao nhất trong các tỉnh miền Đông
Nam Bộ và cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng GDP của cả nước. Theo số liệu
của Cục Thống Kê thì năm 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của Đồng Nai là
13,6%, trong khi cả nước chỉ là 7,7%; năm 2005 tăng trưởng GDP tỉnh Đồng Nai
là 14%, cao gấp 1,7 lần so với tăng trưởng GDP của cả nước; năm 2006 là
14,3% trong khi tăng trưởng GDP cả nước là 8,17%. Tuy nhiên, đóng góp cao
nhất cho tăng trưởng GDP lại do sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp với
các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn thành phố Biên Hòa và các huyện
lân cận. Cơ cấu kinh tế của Tỉnh năm 2006 là : công nghiệp - xây dựng chiếm
57,4%, dịch vụ chiếm 28,9%, nông – lâm - ngư nghiệp chiếm 13,7%. Tiềm
năng du lịch của tỉnh rất lớn nhưng chưa được khai thác đúng mức.
Tỉnh Đồng Nai mới nổi lên trong những năm gần đây như một địa điểm du
lịch lý tưởng cho du khách đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa
lịch sử, du lịch lễ hội truyền thống … với những địa danh nổi tiếng như rừng


9

quốc gia Nam Cát Tiên, khu di tích lịch sử Chiến khu D, làng bưởi Tân Triều,
khu du lịch Thác Giang Điền, Thác Mai… Tiềm năng phát triển các loại hình du
lịch này của tỉnh rất lớn vì bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, ổn định của nền
kinh tế, tỉnh còn có ưu thế được thiên nhiên ưu đãi. Chúng ta sẽ thấy rõ tiềm
năng đó khi đi sâu phân tích các tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh.
Phân loại các điểm du lịch Tỉnh theo địa hình:
STT Tên địa phương

Phân loại các điểm du lịch theo địa hình
Tổng


Rừng

1

Thành phố Biên Hoà
Thị Xã Long Khánh
Huyện Vónh Cửu

3

4

Huyện Long Thành

5

5

Huyện Nhơn Trạch

3

6

Huyện Thống Nhất
Huyện Trảng Bom

5


8

Huyện Xuân Lộc

7

9

Huyện Cẩm Mỹ

10
11

1

viên,
vườn

5

2

Công

cù lao,

2

7


Suối

2

3

3

Thác

đồi

10

2

Hồ

Sông,

đảo

số

Núi

3
1

1

1

1

1

1

1

1

1
1

1
2
1

2

1

1

1

6

2


2

Huyện Định Quán

3

1

Huyện Tân Phú

4

1

Tổng số

51

3

2
4
1

2
1

7


1

1

1

8

9

4

8

12

(Nguồn : Sở Du lịch Thương Mại Đồng Nai – Năm 2006)
Sự phong phú về địa hình đã đem đến cho Đồng Nai tiềm năng to lớn về
tài nguyên du lịch thiên nhiên. Đồng Nai đã có hầu như mọi loại địa hình lý
tưởng cho phát triển du lịch xanh.
Tài nguyên rừng: rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới,
có tài nguyên động thực vật phong phú, đa dạng, tiêu biểu là rừng quốc gia


10

Nam Cát Tiên. Từ năm 1976 đến năm 1981 diện tích rừng giảm đáng kể do
việc quản lý, bảo vệ tài nguyên chưa được quan tâm đúng mức, kết quả là độ
che phủ rừng giảm từ 47,8% xuống còn 21,5%. Hiện nay, công tác qui hoạch,
trồng rừng được chú trọng nên độ che phủ rừng đã gia tăng đáng kể, đạt 30%

tổng diện tích tự nhiên. Với tốc độ gia tăng này thì dự kiến đến năm 2010 độ
che phủ rừng sẽ chiếm khoảng 50% tổng diện tích tự nhiên.
Rừng quốc gia Nam Cát Tiên: nằm trên địa bàn ba Tỉnh Đồng Nai, Lâm
Đồng và Bình Phước, cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km, với tổng diện tích là
73.878 ha. Rừng Nam Cát Tiên là một trong những vườn quốc gia lớn nhất Việt
Nam. Hệ thực vật phong phú đa dạng với khoảng 1.800 loài thực vật thuộc 151
họ, 73 bộ, đặc trưng cho hệ thực vật miền Đông Nam Bộ với nhiều loại gỗ ưu
thế họ sao dầu, họ tử vi, họ đậu… Khu bảo tồn tự nhiên Nam Cát Tiên có nhiều
loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ bao gồm 18 loài thú, 20 loài và
phân loài chim, 12 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư. Vườn quốc gia có hệ động vật
phong phú với 77 loài thú, 326 loài chim, 82 loài cá nước ngọt , 40 loài bò sát,
14 loài lưỡng cư và hàng trăm loài công trùng.
Khu rừng có cảnh thiên nhiên đa dạng: vừa có đồi vừa có bãi ven sông,
vừa có các trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng chảy dốc. Giữa dòng
sông rộng lớn nổi lên các hòn đảo chạy dài theo con nước. Trên đảo, cây cổ thụ
mọc xen với đám cỏ rộng có thể làm nơi cắm trại, đốt lửa đêm hấp dẫn. Dọc
ven sông, theo lộ chính về phía tay trái là toàn bộ các kiểu rừng già, rừng hỗn
giao của các loại cây q : gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương… Bên phải của con
đường rừng là thác trời, một ghềnh thác kỳ thú nhất của Nam Cát Tiên. Nằm ở
khu trung tâm của rừng cấm Nam Cát Tiên là Bàu Sấu chứa nhiều loại cá, đặc
biệt có cả cá sấu nước ngọt, ven Bàu tập hợp các loài chim lớn như công, tró, gà
lôi, sến, giang, mòng két, le le, cù ñen…


11

Không những có cảnh tham quan ngoạn mục, mà còn nằm trong khu vực
chuyển tiếp của khí hậu miền núi và đồng bằng nên Nam Cát Tiên có một dạng
khí hậu độc đáo. Cùng với địa hình có nhiều sông suối bao bọc làm cho khu
rừng già được giữ vừa nguyên vẹn vừa trở thành nơi qui tụ hầu hết các kiểu

rừng đồng bằng Nam bộ. Đây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh
thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp.
Với khoảng 90km chiều dài sông Đồng Nai bao bọc quanh Vườn quốc gia,
cùng những cảnh quan hùng vỹ, hoang sơ của rừng ẩn chứa bao điều kỳ bí của
thiên nhiên tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp thích hợp phát triển các tour du
lịch sinh thái, nghiên cứu các hệ động thực vật quý hiếm…
Ngoài ra còn có các khu rừng cảnh quan như rừng ven hồ Trị An, rừng thác
Mai ở Lâm Trường Tân Phú, rừng Sác ở Nhơn Trạch, Long Thành… có nhiều
tiềm năng du lịch sinh thái rừng.
Rừng Sác: là một vùng rừng ngập mặn hàng ngàn km vuông nằm ở phía
Đông Nam tỉnh Đồng Nai, thuộc địa phận các huyện Nhơn Trạch, Long Thành,
ăn thông một dải với rừng Sác Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh). Vùng rừng
này có thảm thực vật nước mặn rất phong phú với nhiều loại cây đước, da, sú,
có, mắm, bần… đan níu nhau thành nhiều tầng lớp và rất nhiều cá tôm. Vùng
Rừng Sác đã từng là căn cứ địa cách mạng ngay từ những năm đầu tiên kháng
Pháp. Nơi đây cũng từng là chứng tích cho các cuộc rải thảm bom B52, chất độc
hóa học, các cuộc càn quét qui mô lớn với sự tham gia của nhiều binh chủng,
tàu chiến và vũ khí hiện đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Để tưởng nhớ
công ơn và chiến tích anh hùng của những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống, đền
thờ Liệt só Nhơn Trạch được xây dựng tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, nơi
cửa ngõ bước vào chiến khu Rừng sác năm xưa.


12

Núi Bửu Long: vùng địa lý miệt hạ lưu sông Đồng Nai khá bằng phẳng
với những đồng bằng, cù lao xanh mượt, những mảng rừng ngập nước nối nhau;
vì vậy, trên toàn vùng này, sự hiện diện của những ngọn núi do sự kiến tạo của
thiên nhiên đã trở thành những nơi hấp dẫn du lịch. Núi Bửu Long là ngọn núi
đẹp nhất trong các ngọn núi ở Đồng Nai. Khu danh thắng Bửu Long rộng 84 ha,

có độ cao trung bình 100m so với mực nước biển với quần thể núi non, sông hồ,
hang động, chùa chiền đã được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo như một khu di tích
quốc gia. Đây là nơi sơn thủy hữu tình, núi cao, hồ rộng, không khí trong lành
tạo cảm giác thanh thoát cho du khách. Khu danh thắng có hai cụm núi chính:
cụm núi Bình Điện và Long Sơn Thạch Động. Trên núi Bình Điện có chùa Long
Sơn, Bửu Phong cổ kính, có đường hầm bí mật che giấu các chiến só cách mạng
trong thời kỳ kháng chiến... Long Sơn Thạch Động thì có hình dạng giống hàm
ếch với nhiều nhũ đá rủ xuống đầy vẻ huyền bí.
Tỉnh Đồng Nai đang có định hướng phát triển Bửu Long theo hướng du lịch
sinh thái, lịch sử, tôn giáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tiêu biểu cho
vùng đất Đông Nam Bộ.
Núi Le: thuộc thị trấn Gia Rai, huyện Xuân Lộc. Núi cao 837m, trên đỉnh
núi có hồ nước thiên nhiên và 4 dòng suối đẹp. Ở độ cao 660m có chùa Gia Lào
với cảnh quan thiên nhiên đẹp, phù hợp cho các loại hình du lịch hành hương,
tham quan, vui chơi giải trí.
Đá Chồng: là một quần thể núi đá tạo dáng đẹp đẽ, kỳ lạ, cách thành phố
Biên Hòa khoảng 50 km, nằm trên địa phận huyện Định Quán. Với ba hòn đá
nằm chồng lên nhau khá chông chênh ở độ cao 36m so với mặt đường, hòn Đá
Chồng nằm sát quốc lộ 20 về hướng đông bắc như một tượng đài kỳ vó với gió
sương. Hòn dưới cùng lớn gấp hai hòn nằm trên, hòn trên cùng thì nằm chìa ra


13

khỏi phần nữa ngoài bên dưới như muốn đổ xuống bất kỳ lúc nào. Hình thù kỳ
dị này đã làm ngạc nhiên biết bao du khách tham quan.
Danh thắng Đá Chồng không những là một điểm tham quan kỳ thú cho
khách du lịch mà còn thu hút nhiều nhà khảo cổ học, bảo tàng học vì chính nơi
đây còn lưu giữ nhiều di tích của cuộc sống người tiền sử. Danh thắng này đã
được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích quốc gia.

Núi Đá Vôi: còn gọi là núi Bạch Tượng, nằm về phía tây nam của khu
thắng cảnh Đá Chồng. Núi có hình 2 con voi lớn nằm cạnh nhau. Trên đỉnh hòn
đá là Voi Đực có tượng Phật Thích Ca khổng lồ nhìn về hướng đông được xây
và đặt vào đầu năm 1970. Dưới chân của Voi Đực có hang Bạch Hổ. Hòn đá kế
bên gọi là Voi Cái. Từ hang Bạch Hổ có một hành lang tam cấp uốn theo núi
Đá Voi để du khách có thể lên đỉnh của đá Voi Đực, từ đây du khách có thể
phóng tầm mắt nhìn ra toàn cảnh của khu danh thắng đẹp tuyệt vời này.
Hồ Trị An: thuộc thị trấn Vónh An, huyện Vónh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách
TP. Hồ Chí Minh khoảng 65 km. Hồ rộng 32.000 ha với mặt nước trong xanh,
phẳng lặng; Lòng hồ có khoản 36 đảo lớn, nhỏ nhấp nhô trên mặt nước, trong
đó đáng kể nhất là hai đảo: Đảo Ó và đảo Đồng Trường nắm liền kề nhau. Hồ
giàu thủy sản với các món ăn dân dã, đậm đà khó quên.
Hồ Long n: rộng hàng chục héc ta, là hồ nước nhân tạo hình thành trong
quá trình khai thác đá. Hồ Long Ẩn là bức tranh thu nhỏ của Vịnh Hạ Long với
vô số vách đá soi bóng trên mặt nước xanh biếc tạo nên một vẻ đẹp hấp dẫn
trong một cảnh sắc thiên nhiên mỹ lệ: núi cao, hồ rộng kết hợp hài hoà. Điểm
nhấn của hồ Long n chính là ốc đảo cao 35 m nằm giữa lòng hồ, nơi quần tụ
của hàng chục loài chim q hiếm. Bửu Long với hồ Long Ẩn là nơi hấp dẫn
khách du lịch muốn dã ngoại tìm đến thiên nhiên trong một ngày nghỉ thư giãn.


14

Thác Mai: rất lớn với chiều dài 2km, diện tích mặt nước và bãi đá ước tính
500 ha, được hợp thành từ vô số dòng suối, thác và sông con, cây cối xanh tươi
dọc hai bên bờ thác. Cắm trại, tham quan dã ngoại ở đây, du khách sẽ thưởng
thức không khí trong lành giữa tiếng thác reo suốt ngày đêm. Nơi đây còn có
động Kim Quy là nơi luôn thu hút sự chú ý của du khách. Sâu trong động có
những tảng đá hình thù kỳ lạ, có 6 đường hướng lên trời và 3 đường hướng
xuống đất. Bước vào động du khách tha hồ khám phá những điều kỳ bí trong

những hang động này. Vẻ đẹp thác Mai được tăng thêm nhiều lần vào mùa hoa
nở với rất nhiều loại mai rừng và lan rừng.
Gần thác Mai là khu bàu nước sôi với mạch nước có nhiệt độ lên đến 7080 độ C, dòng nước khoáng ấm nóng, trong lành tắm và rửa mặt rất dễ chịu.
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi tuyệt vời, thác Mai thích hợp cho các tour du
lịch sinh thái kết hợp nghỉ ngơi, dưỡng bệnh cuối tuần, pícnic với bạn bè hay du
lịch gia đình…
Thác Giang Điền: Nằm trong địa phận xã Giang Điền, huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai. Con thác trải dài với nhiều tảng đá trên đỉnh tạo ra nhiều
dòng chảy, tung bọt trắng xóa, rất đẹp. Hai bên bờ suối có rất nhiều hoa dại và
bướm, cây xanh, thảm cỏ trải dài xanh ngút tầm mắt. Dòng suối từ chân thác
chảy ngoằn ngoèo dưới tán cây xanh tạo nên một khung cảnh khá ngoạn mục.
Ven dòng và giữa dòng thác, có những tảng đá to, là chỗ câu cá lý tưởng cho
những người có thú vui dân dã này.. Thác Giang Điền hiện nay được xem là
điểm dã ngoại sinh thái cuối tuần khá mới mẻ và hấp dẫn du khách từ TP.Hồ
Chí Minh và các vùng lân cận tìm đến.
Ngoài ra còn có thác An Viễn chảy qua nông trường cao su An Viễn thuộc
huyện Long Thành; thác Suối Reo thuộc huyện Thống Nhất; thác Ba Giọt thuộc
địa phận xã Phú Hòa, huyện Định Quán với nhiều túp lều của người đánh cá


15

xung quanh thác… phù hợp phát triển du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu nghề
đánh cá truyền thống.
Suối Mơ: xã Trà Cổ, huyện Tân Phú. Cảnh quan thiên nhiên nơi đây còn
rất hoang dã với nhiều phong cảnh đẹp, kỳ thú với dòng suối thơ mộng uốn lượn
giữa rừng cây xanh thẳm, dây leo chằng chịt, uốn khúc... lý tưởng cho các loại
hình du lịch tham quan dã ngoại, nghiên cứu sinh thái. Hiện nay, Tỉnh Đồng Nai
đang cho tiến hành quy hoạch chi tiết khu du lịch này. Trên cơ sở đó kêu gọi
các dự án đầu tư từ các thành phần kinh tế, cũng như các hình thức hợp tác liên

doanh, liên kết để phát triển khu vực này thành điểm du lịch sinh thái.
Sông Đồng Nai: bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), chảy
qua vùng đất Đồng Nai tạo nên nhiều phong cảnh nên thơ : những đồng lúa
xanh trải ngút ngàn tầm mắt, những vườn cây ăn trái sum suê tróu quả với
những loại trái cây đặc sản của miền nhiệt đới như: chôm chôm, sầu riêng,
bưởi, măng cụt, xoài, mít tố nữ… Dọc theo con sông xinh đẹp là các phố cổ với
đường nét kiến trúc độc đáo như Cù Lao Tân Vạn, Bến Gỗ… các làng nghề
truyền thống như làng gốm Hoá An, Tân Vạn, làng cá bè Tân Mai, các khu chợ
trên sông cũng được hình thành, tạo nên cảnh mua bán, sinh hoạt nhộp nhịp
suốt ngày.
Du khách có thể du ngoạn trên sông bằng thuyền vừa ngắm phong cảnh
đẹp hai bên bờ sông, vừa tận hưởng không khí mát mẻ vùng sông nước, phù
hợp cho những chuyến du lịch nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần kết hợp thăm quan
các làng nghề truyền thống…
Sông Ray: có chiều dài khoảng 150 km, bắt nguồn từ vùng núi Xuân Lộc
(Đồng Nai), chảy qua hai huyện Long Đất và Xuyên Mộc (thuộc tỉnh Bà RịaVũng Tàu) đổ ra đại dương bằng cửa biển Lộc An. Khám phá sông Ray theo
hướng xuôi về hạ lưu để câu, nướng cá và đặc biệt là tận mắt ngắm nhìn cửa


16

biển Lộc An đầy huyền thoại với một dải cát trắng rộng mênh mông, phẳng lì
men theo mé sông rồi bất chợt đâm sầm ra biển như mũi một con tàu. Sông,
biển, rừng, đồi cát bao la tạo nên bức tranh nguyên sơ thật đẹp.
Cù Lao Tân Vạn: thuộc xã Hiệp Hòa, Tp.Biên Hòa. Có địa thế là trung
tâm của Tp.Biên Hòa, cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 30 km, được bao quanh bởi
sông Đồng Nai, là điểm sáng để xây dựng, làm tour du lịch sinh thái, văn hóa.
Cảnh trí nơi đây đẹp, thanh bình, êm ả nhưng tràn đầy sức sống. Có nhiều di
tích văn hóa-lịch sử và lễ hội truyền thống. Trong quy hoạch, định hướng phát
triển Cù Lao Tân Vạn thành một cù lao xanh của thành phố Biên Hòa. Ước tính

đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, nơi đây sẽ xây dựng một trung tâm giải trí với quy
mô lớn bao gồm các công viên nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, cảng du thuyền, các
loại hình thể thao dưới nước, khu khách sạn, nhà hàng cao cấp....
Cù Lao Giấy: nằm trong cụm du lịch dọc đê Ông Kèo (huyện Nhơn Trạch,
Đồng Nai), cách Tp.HCM 30 km, là một điểm du lịch sinh thái khá lý tưởng.
Đây là vùng sông nước đậm chất miệt vườn, rợp bóng cây xanh. Trên Cù Lao
có nhiều ngôi nhà sàn mái lá, du khách có thể nằm võng nghỉ ngơi bên rìa bờ
sông để hít thở bầu không khí trong lành, thoáng mát hoặc tham gia các trò chơi
tại khu picnic như chèo xuồng, đi xe đạp nước, mô tô nước hoặc chơi những trò
chơi dân dã như nhảy cầu và tắm sông với phao an toàn... Điểm thu hút du
khách đến với Cù Lao Giấy ngoài phong cảnh yên bình, thơ mộng còn là những
bữa ăn dân dã với các món nướng đặc sản miệt vườn thơm ngon.
Ngoài ra còn có Cù Lao Hiệp Hoà, Cù Lao Cỏ, Cù Lao Ba Xê thuộc thành
phố Biên Hoà là những nơi có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái kết hợp vui
chơi giải trí cuối tuần. Trong tương lai, Tỉnh cần đẩy mạnh thu hút đầu tư xây
dựng những khu vực này thành những trung tâm giải trí lớn phục vụ khách trong
nước và quốc tế.


17

Đảo Ó và đảo Đồng Trường: là hai hòn đảo nằm giữa lòng hồ Trị An
(huyện Vónh Cửu, tỉnh Đồng Nai). đây là một điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn
với sông nước mênh mông, rừng cây xanh tươi, trăm hoa đua nở và nhiều đặc
sản tuyệt vời. Đến đây, du khách có thể đắm mình vui đùa trong làn nước hồ
trong xanh và mát mẻ. Đặc biệt, tại đây có một máng trượt nước cao 15 mét cho
những ai thích tìm cảm giác mạnh. Ngoài ra, còn có các trò chơi khác như: đi ca
nô, mô tô nước, phóng phi tiêu, đánh cờ… Nơi đây có những nhà nghỉ rất đẹp ẩn
mình dưới rừng cây bên mé đảo hoặc trên đồi cao trông xuống toàn cảnh hồ. Du
khách còn có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc sản.

Khu du lịch Bắc Sơn: Tọa lạc trên địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Thống
Nhất, cách quốc lộ 1 khoảng 1km, có vị trí rất thuận lợi để phát triển du lịch.
Với diện tích khoảng 254.000 m2, khu du lịch có cảnh quan thiên nhiên đẹp:
"sơn thủy hữu tình" bởi nơi đây có các dãi đồi nhấp nhô, có các hồ nước thiên
nhiên và dòng suối trong xanh uốn lượn tạo nên thế đất rồng cuốn, cọp nằm
(Long chầu, hổ phục). Cây cỏ bốn mùa xanh tươi ngát hương hoa trái, khí hậu
mát mẽ, trong lành thích hợp cho các loại hình du lịch dã ngoại.
Khu du lịch thuộc xã Sông Trầu, huyện Thống Nhất: Diện tích khoảng
300 ha, khu đất là những dãi đồi nhấp nhô không cao, có dòng thác đẹp, nước
chảy quanh năm, du khách có thể bơi lội, vui đùa dưới dòng thác, cảnh quan
thiên nhiên đẹp, xung quanh là các vườn điều, tràm, bạch đàn, lý tưởng cho các
loại hình du lịch cắm trại, tham quan.
Câu lạc bộ Làng Thôn, Sông Mây: Thuộc thị trấn Trảng Bom, huyện
Thống Nhất, diện tích quy hoạch là 235ha do Công ty liên doanh Bo Chang –
Donatours làm chủ đầu tư. Là một khu đất có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có
hồ Sông Mây nằm giữa 2 dãy đồi xanh ngắt, nhấp nhô uốn lượn. Khu du lịch có
sân golf 27 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khu nhà nghỉ sang trọng, nhà hàng,


18

quán bar... Trong tương lai, nơi đây sẽ được đầu tư xây dựng trở thành khu vui
chơi giải trí có qui mô lớn phục vụ cho cả khách trong nước và quốc tế.
Trung tâm văn hoá Suối Tre: Thuộc xã Suối Tre, huyện Long Khánh,
trực thuộc Công ty Cao Su Đồng Nai, tiền thân là một khu nhà nghỉ cuối tuần
của người Pháp chủ đồn điền cao su. Khu du lịch là một vùng đồi dốc nhấp nhô,
có con suối nhỏ uốn lượn dưới các chân đồi. Có thảm cỏ, đồi thông và cây cổ
thụ bao quanh các biệt thự xây dựng theo kiểu Pháp làm cho toàn khu có đặc
trưng riêng, không khí trong lành, thoáng mát... tạo cho Suối Tre có khung cảnh
thơ mộng gần giống thành phố Đà Lạt. Thiên nhiên nơi đây tươi thắm, hữu tình,

thích hợp cho các loại hình tham quan, nghỉ ngơi thư giãn và cắm trại.
Khu du lịch Bồ Cạp Vàng: dọc theo đập Ông Kèo, nơi đây được thiên
nhiên ban tặng sông nước hữu tình, với diện tích gần 4 ha, gồm 200 láng trại
nhà sàn, nhà chòi, có võng nằm, ghế ngồi dọc theo 2 bên bờ sông và vườn cây
ăn trái. Ở đây có khu sinh hoạt ngoài trời và cắm trại dã ngoại, đặc biệt có trò
chơi cảm giác mạnh dành riêng cho giới trẻ nhất là sinh viên học sinh. Tại đây
khách du lịch còn được thưởng thức các món ăn miệt vườn, dân dã ngon lạ như
bò cạp lăn bột chiên bơ, cá lóc nướng trui, thỏ nướng mọi, gà nướng thố đất...
Khu du lịch Câu Lạc Bộ Xanh: đây là một quần thể giải trí sinh thái rất
hấp dẫn gần TP Biên Hòa. Một không gian thiên nhiên tràn ngập màu xanh tươi
mát với những đồng cỏ xanh mướt và đủ loại cây cảnh trải dài ngút mắt, những
hồ nước thơ mộng. Một nhà hàng nổi bên hồ rộng 1,5 ha rất hiện đại: phòng hội
thảo sức chứa 500-1.000 khách, disco, bar, tennis, massage, 3 hồ bơi rộng 800m2
theo tiêu chuẩn quốc tế… Đặc biệt, một khu giải trí riêng dành cho trẻ em với hồ
bơi mini, cầu trượt xe điện, nhà chơi game, xiếc ảo thuật. Ngoài ra, nơi đây còn
là cơ hội tuyệt vời để du khách thử sức vào những trò chơi hấp dẫn, mới lạ nhất
miền Nam như môn thể thao Trượt cỏ, Bắn cung, Quả bóng trên nước, Tàu


19

chiến tàng hình, Nhảy đàn hồi, Đấu bò... là điểm đến lý tưởng để tổ chức các
tour du lịch dã ngoại cắm trại, hội nghị.
Trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai hiện có 18 di tích lịch sử cách mạng và 5 di
tích thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ. Các di tích lịch sử tập trung phần
lớn tại thành phố Biên Hoà.
Các di tích lịch sử văn hoá Tỉnh Đồng Nai
Stt

Tên địa phương


Loại di tích

Cấp xếp hạng

Lịch sử,

Kiến trúc, nghệ

cách mạng

thuật ,khảo cổ

1

Thành phố Biên Hoà

11

4

2

Huyện Long Thành

1

1

3


Huyện Nhơn Trạch

4

Tỉnh

Quốc

Tổng
số

gia
14

15

2

2

1

1

1

Huyện Vónh Cửu

2


2

2

5

Thị Xã Long Khánh

1

1

1

6

Huyện Cẩm Mỹ

1

1

1

7

Huyện Định Quán

1


2

2

1

1

(Nguồn: Sở Văn Hoá Thông Tin Đồng Nai-Năm 2006)
Các di tích lịch sử, cách mạng bao gồm các công trình tôn giáo, tín ngưỡng
như chùa, đình, đền (chùa Bửu Phong, chùa Gia Lào, chùa Cô Hồn, Đình Tân
Lân, Đền Nguyễn Hữu Cảnh, Văn Miếu Trấn Biên…) và các công trình từng là
chứng nhân lịch sử về một thời quá khứ hào hùng của miền đất Đồng Nai anh
dũng (Nhà xanh, nhà lao Tân Hiệp, Căn cứ uỷ Miền Đông, Địa đạo Nhơn
Trạch, khu căn cứ rừng Sác…) Nhóm di tích lịch sử, cách mạng là cơ sở để phát
triển những tour chuyên đề về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng, học
tập và nghiên cứu lịch sử.
Chùa Bửu Phong: nằm ở trên núi Bửu Long, thuộc xã Tân Bửu, cách
thành phố Biên Hoà 6 km. Đây là ngôi cổ tự rêu phong cổ kính được xây dựng
vào thế kỷ 17, lúc đầu chỉ là thảo am nhỏ sau do Thiền sư Pháp Thông xây cất


×