Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

tính thời gian trong lịch sử (tiết 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.38 KB, 5 trang )

Ngày soạn: 3.9.2013
Ngày giảng: 6a,b: 7.9.2013
Tiết 2 Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I: Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử. Biết
cách đọc, ghi và tính năm tháng theo Công lịch chính xác.
- HS phân biệt được Dương lịch, Âm lịch và Công lịch.
- HS giải thích được cách làm âm lịch và dương lịch.
2. Tư tưởng: Giúp cho HS biết quý thời gian, biết tiết kiệm thời gian.
- Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và tác phong khoa học trong mọi việc.
3. Kĩ năng: Bồi dưỡng cho HS cách ghi, tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ
chính xác.
II: Chuẩn bị:
GV: Tranh ảnh trong SGK lịch treo tường
HS: Chuẩn bị đọc trước nội dung của bài
III: Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng trực quan, trao đổi- đàm thoại, phân tích, giải
thích, thảo luận nhóm…
IV Tổ chức lên lớp:
1 Ổn định tổ chức: 1 phút
2. Kiểm tra đầu giờ: 3 phút
H: Trình bày ngắn gọn Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ
H:Tại sao chúng ta phải học Lịch sử?
- Học lịch sử để hiểu nguồn cội dân tộc, tổ tiên, cha ông….Từ đó biết quý trọng những
gì mình đang có, biết ơn những người đã làm ra nó.
3 Tiến trình tổ chức hoạt động:
*Khởi động( 1 phút) Lịch sử là những sự vật, hiện tượng xảy ra trong quá khứ, muốn
hiểu rõ những sự kiện trong quá khứ, cần phải xác định thời gian chuẩn xác. Từ thời
nguyên thủy, con người đã tìm cách ghi lại sự việc theo trình tự thời gian. Vậy làm sao
con người có thể biết được các cách tính thời gian như vậy?
Hoạt động của thầy và trò Nội dung


HĐ 1 HD tìm hiểu Diễn biến lịch sử theo
tiến trình thời gian. 10 phút
1.Diễn biến lịch sử theo tiến trình thời
gian.
-Mục tiêu: -Biết được tầm quan trọng của
việc xác định thời gian.
- Hs hiểu được tầm quan trọng của việc
tính thời gian trong học tập lịch sử.
- HS giải thích được bằng cách nào con
người tính được thời gian.
- Đồ dùng: Hình 2 SGK
- Cách tiến hành:
- Gv tóm tắt: Bài trước chúng ta đã khẳng
định: Lịch sử là những sự vật, hiện tượng
xảy ra trong quá khứ, muốn hiểu rõ những
sự kiện trong quá khứ, cần phải xác định
thời gian chuẩn xác. Từ thời nguyên thuỷ,
con người đã tìm cách ghi lại sự việc theo
trình tự thời gian.
- HS quan sát hình 2 SGK và đặt câu hỏi
H: Có phải các bia tiến sĩ ở Văn Miếu
Quốc Tử Giám được lập cùng một năm
không?
Gv: Nhìn vào bức tranh Văn Miếu Quốc tử
giám, không phải các bia tiến sĩ được dựng
cùng 1 năm. Có người đỗ trước, người đỗ
sau, cho nên có người được dựng bia
trước, người được dựng bia sau khá lâu.
Như vậy người xưa đã có cách tính và cách
ghi (t). Việc tính (t) là rất quan trọng vì nó

giúp chúng ta nhiều điều.
GV: gọi HS đọc: " Từ xưa … từ đây ".
H: Để tính thời gian việc đầu tiên con
người nghĩ đến là gì?
- Ghi lại những việc mình làm, nghĩ cách
tính thời gian nhìn thấy những hiện tượng
tự nhiên…=>Đó là cơ sở xác định thời
gian.
H: Vậy dựa vào đâu và bằng cách nào
con người tính được thời gian?
GV: - Thời cổ đại, người nông dân luôn
phụ thuộc vào thiên nhiên, cho nên, trong
canh tác, họ phải luôn theo dõi và phát
hiện ra các quy luật của thiên nhiên. Qua
đó, họ phát hiện ra quy luật của thiên
nhiên: hết ngày lại đến đêm; Mặt trời mọc
ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây (1 ngày)
- Nông dân Ai Cập cổ đại theo dõi và
phát hiện ra chu kì hoạt động của Trái Đất
- Tính thời gian là nguyên tắc cơ bản rất
cần thiết đối với môn lịch sử.
- Người xưa dựa vào quan sát hàng ngày,
hàng tháng, hàng năm để tính thời gian
quay xung quanh mặt trời (1 vòng ) là một
năm (360 ngày)
HĐ 2 HD tìm hiểu Nguyên tắc của phép
làm lịch . 10 phút
- Mục tiêu: Hs biết được nguyên tắc làm
lịch.
- Hs hiểu được cNguyên tắc của phép làm

lịch.
- HS giải thích được nguyên tắc làm lịch
- Cách tiến hành:
GV cung cấp kiến thức
H: Người xưa dự vào cơ sở nào để làm ra
lịch?
-Người xưa đều cho rằng mặt trời, mặt
trăng đều quay quanh trái đất
- Người phương Đông dựa vào sự tuần
hoàn của mặt trăng tính tháng,ngày,một
tháng gọi là một tuần trăng có 29-30 ngày.
- Người phương tây dựa vào thời gian trái
đất quay quang mặt trời một vòng làm một
năm họ tính được một năm có 365 hoặc
366 ngày, sau đó chia ra tháng, ngày….
HĐ 3 HD tìm hiểu cách làm lịch. 5 phút
-Mục tiêu: HS biết được cách làm lịch trên
thế giới
- HS hiểu được cách làm lịch.
- Giải thích được nhược điểm theo cách
tính thời gian của âm lịch
- Đồ dùng: Lịch treo tường
- Cách tiến hành:
H: Các em biết, hiện nay trên thế giới có
những loại lịch nào?
Âm và dương lịch
GV: - Cho HS quan sát lịch treo tường.
- Yêu cầu HS nói rõ lịch âm, dương.
GV: Cách đây 3000- 4000 năm, người
phương Đông đã sáng tạo ra lịch.

H: Cho biết cách tính âm lịch và dương
lịch?
H: - Âm lịch:
- Dương lịch: dựa vào chu kỳ xoay của
trái đất quay quanh mặt trời (1 vòng) là 1
năm (365 ngày).
H: Có mấy cách làm lịch? Thế nào là âm
và dương lịch
2. Nguyên tắc của phép làm lịch
-Dựa vào chu kì vòng quay của trái đất
quanh trục của nó , của mặt trăng quay
quanh trái đất, của trái đất quay quanh mặt
trời, tạo nên ngày đêm,tháng và mùa trong
năm.
3. Cách làm lịch.
(1 vòng) là 1 năm (365 ngày +1/4 ngày)
nên họ xác định một tháng có 30 -> 31
ngày riêng tháng 2 có 28 ngày
H: Cách tính thời gian theo âm lịch có
nhược điểm gì?
Nếu tính theo âm lịch cứ gần 3 năm thiếu
một tháng, vì thế họ phải làm them tháng
nhuận để khớp với chu kì trái đất quay
quanh mặt trời
H: Xem trên bảng ghi "những ngày lịch
sử và kỉ niệm" có những đơn vị (t) nào và
có những loại lịch nào?
- Bảng ghi có ngày tháng năm , có âm lịch
và dương lịch
GV: Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có các tính

lịch riêng. Nhưng nhìn chung có 2 cách
tính lịch là âm lịch và dương lịch.
HĐ 4 HD tìm hiểu Cách ghi và tính thời
gian theo Công lịch. . 10 phút
- Mục tiêu: HS biết cách tinh và ghi thời
gian theo công lịch.
- HS hiểu cách tính thời gian và cách ghi
theo công lịch.
- HS Giải thích KN công lịch, CN, TCN,
SCN, thế giới có cần chung một thứ lịch
không.
- Cách tiến hành:
GV XH loài người càng phát.triển, sự giao
hoà giữa các nước, các DT, các khu vực
ngày càng mở rộng => nhu cầu thống nhất
cách tính (t) được đặt ra.
H: Thế giới có cần 1 thứ lịch chung hay
không ? Đó là loại lịch nào?
H: Công lịch là gì?
Dựa vào cách thành tựu khoa học dương
lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có
thể sử dụng.
Tương truyền chúa giê su ra đời vào năm
đầu tiên của công nguyên trước năm đó là
Có hai cách làm lịch.
-Lịch âm: căn cứ vào sự di chuyển của mặt
trăng quay quanh trái đất
-Dương lịch:di chuyển của trái đất quay
quanh mặt trời
4.Cách ghi và tính thời gian theo Công

lịch.
- Cần phải có 1 lịch chung cho các DT trên
thế giới. Công lịch là lịch chung cho các
DT trên thế giới.
- Theo công lịch 1 năm có 12 tháng = 365
ngày 6 giờ. Năm nhuận thêm một ngày vào
tháng 2.
- Cách tính thời gian theo công lịch:
trước công nguyên
GV: Người xưa có sáng kiến: 4 năm có 1
năm nhuận, thêm 1 ngày cho tháng 2 (28
-> 29 ngày).
- 10 năm -> 1 thập kỉ
- 100 năm là 1 thế kỷ.
- 1000 năm là 1 thiên niên kỷ.
GV: vẽ sơ đồ lên bảng: cách ghi thứ tự
thời gian.
HS: vẽ vào vở.
TCN CN SCN

179 111 50 40
248 254
H: Em xác định thế kỉ XXI bắt đầu năm
nào và kết thúc vào năm nào?
2001 -> 2100
GVKL: Việc xác định (t) là 1 nguyên tắc
cơ bản quan trọng của Lsử, do nhu cầu ghi
nhớ và xác định (t), từ xa xưa con người đã
tạo ra lịch, tức là 1 cách tính và xác định
(t) thống nhất cụ thể. Có 2 loại lịch: âm

lịch và dương lịch. Trên cơ sở đó , hình
thành công lịch.
HĐ 5 Tổng kết và hướng dẫn học bài 5 phút
4. Củng cố: - Người xưa dựa vào đâu tính thời gian? Có mấy loại lịch?
- HD HS làm BT 1. GV củng cố lại nội dung của bài
V. Hướng dẫn học bài:
- Học bài cũ và làm bài tập 2
- Xem trước bài 3 và trả lời câu hỏi trong SGK.

×