Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

Huong dan thuc hien chuong trinh Bao ve moi truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.22 KB, 38 trang )



Bài 1
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một cấu thành của “Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của
người học, cập nhật kiến thức kỹ năng, chuyển giao công nghệ”, “Chương trình
giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT)” nhằm đáp ứng yêu cầu chủ yếu là giúp
người dân cập nhật kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực môi trường để vận dụng giải
quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống và lao động sản xuất. Trong đó,
ngoài những kiến thức cơ bản về môi trường, những kỹ năng cần thiết và thái độ,
hành vi đáp ứng để sẵn sàng tham gia BVMT, chương trình phải bao gồm các vấn
đề về thực trạng và các quy định có liên quan.
Với quan điểm đó, nội dung của bài viết này gồm 3 phần chính sau đây:
Phần I. Một số vấn đề chung liên quan đến thực hiện Chương trình giáo
dục BVMT.
Phần này giới thiệu ( có tính chất liệt kê) một số vấn đề bức xúc nhất về
môi trường hiện nay ( trên thế giới và ở việt Nam), một số chủ trương, chính sách
của Đảng, nhà nước về môi trường và sự cần thiết đưa nội dung BVMT vào hệ
thống giáo dục quốc dân; Ngành giáo dục trong việc triển khai công tác giáo dục
BVMT.
Phần II. Giới thiệu khái quát Chương trình giáo dục BVMT
Phần này giới thiệu về mục tiêu, nội dung và bố cục của Chương trình.
Phần III. Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục BVMT.
Trên cơ sở hưóng dẫn chung, phần này sẽ đua ra một số quan điểm có
tính gợi ý tiếp cận để thực hiện chương trình ( kèm theo ví dụ minh họa).



I. Một số vấn đề chung có liên quan đến việc thực hiện chương trình
giáo dục BVMT.
1. Một số vấn đề bức xúc nhất về môi trường hiện nay
1.1. Về môi trường toàn cầu:
* Một là: Biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKH): là một thử thách lớn nhất
đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Các nhà khoa học đã xác định và khuyến
cáo 5 vấn đề của BĐKH có thể hạn chế và đẩy lùi quá trình pháy triển của
con người. Đó là:
- Sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực sẽ bị ảnh hưởng thông qua sự
biến động thất thường về lượng mưa và nhiệt độ.
- Khủng hoảng nước và tình trạng mất an ninh về nước: Sự thay đổi hình thể
về dòng chảy và hiện tượng băng tan sẽ làm tăng thêm áp lực sinh thái ảnh
hưởng xấu tới lưu lượng nước tưới tiêu và sự định cư của con người.
- Nước biển dâng và nguy cơ thiên tai. Sự tan chảy và tốc độ ngày càng cao
của cacvs tảng băng có thể làm cho mực nước biển dâng lên nhanh chóng.
- Các hệ sinh thái (HST) và đa dạng sinh học sẽ bị đe doạ. BĐKH đang làm
thay đổi diện mạo của HST.
- Sức khoẻ con người bị đe doạ, đặc biệt ở những nước đang phát triển do
tỷ lệ người nghèo và năng lực của y tế cộng đồng còn hạn chế.
Cả 5 vấn đề trên có mối quan hệ qua lại với các quá trình vận hành
xã hội, kinh tế và sinh thái tạo cơ hội phát triển cho con người.


* Hai là: Sự vận động ( khuyếch tán) tầm xa của các chất gây ô nhiễm: Các
chất ô nhiễm có trong không khí sẽ theo gió theo mưa vận động ( khuyếch
tán), gây ra ô nhiễm từ vùng này sang vùng khác.
* Ba là: Sự suy giảm tầng ôzôn (O
3
) : Tầng ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng
các tia sóng ngắn. Bức xạ tia sóng ngắn như cực tím , có nhiều tác động

mang tính chất phá huỷ đối với con người, động thực vật và thực vật cũng
như các loại vật liệu khác. Tầng Ôzôn hiện đang bị suy thái.
* Bốn là: Mưa axít - hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5.6 ( độ
pH chỉ có tính chất axít hoặc kiềm của nước. Khi độ pH nhỏ hơn 5.6, nước có
tính axít). Nguyên nhân chủ yếu của mưa axít là do con người tiêu thụ nhiều
nguyên liệu như than đá, dầu mỏ cho quá trình sống, phát triển sản xuất.
Mưa axít gây hậu quả nghiêm trọng đối với con người, cũng như hệ sinh thái
trên Trái đất.
* Năm là: Sự vận chuyển xuyên biên giới sản phẩm và chất thải nguy hại:
Các chất thải nguy hại (chất phóng xạ, hoá chất bảo vệ thực vật, các kim loại
nặng, rác thải bệnh viện, chất thải điện tử ) được thải bỏ trong quá trình sản
xuất ở các nước phát triển công nghiệp, đã được vận chuyển sang các nước
đang phát triển và các nước chậm phát triển, biến những nước này thành bãi
rác công nghiệp.


* Sáu là: Sự đô thị hoá nhanh và phát triển nhanh các công nghiệp, khu du lịch: Sự
phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ bỏ các loại rác thải, chất nguy
hại vào đất, vào biển, vào các thuỷ vực đã gây ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn ở
quy mô ngày càng rộng, đặc biệt là các khu đo thị đang trở thành các điểm nóng về
môi trường.
* Bảy là: Sự suy giảm đa dạng sinh học trên Trái đất: Các loài động vật và thực vật
có quá trình tiến hoá trên Trái đất hàng trăm triệu năm đã và đang góp phần quan
trọng trong việc duy trì sự cân bằng môi trường sống trên Trái đất, ổn định khí hậu
làm sạch các nguồn nước, hạn chế xói mòn đất, làm tăng độ phì nhiêu đất. Sự đa
dạng của tự nhiên cũng là nguồn vật liệu quý giá cho các ngành công nghiệp, dược
phẩm, du lịch, là nguồn thực phẩm lâu dài của con người, và là nguồn gen phong
phú để tạo ra các giống loài mới. Tuy nhiên, đa dạng sinh học (ĐDSH) đang bị suy
giảm mạnh mẽ.
* Tám là: Sự gia tăng dân số: Ở một số quốc gia hiện nay, sự gia tăng dân số đi đôi

với đói nghèo, suy thoái môi trường và tình hình kinh tế bất lợi đã gây ra xu hướng
làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số và môi trường.
* Chín là: Sự suy giảm các nguồn tài nguyên đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng:
Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạng mẽ,
đất hoang đang bị biến thành sa mạc.
* Mười là: Sự ô nhiễm biển và đại dương: “Những chất thải do hoạt động của con
người đổ một cách trực tiếp hay gián tiếp vào biển. Những chất thải này có hại đến
đời sống của sinh vật biển và sức khoẻ con người, làm trở ngại đến những hoạt
động trên biển ( đánh cá, giao thông) và làm giảm sút chất lượng nước biển” được
gọi là ô nhiễm biển.


Ở Việt Nam, môi trường cũng hội tụ đầy đủ các vấn đề bức xúc về
môi trường của thế giới. Song, do có những đặc điểm riêng về địa lý
( bờ biển dài, đa dạng về địa hình ), vấn đề bức xúc nhất về môi
trường của Việt Nam hiện nay là sự tác động của BĐKH và nạn suy
thoái các loại tài nguyên: rừng, đất, nước, ĐDSH.
* Một là: BĐKH ở Việt Nam có những đặc điểm đáng lưu ý sau:
- Nhiệt độ tăng: trong khoảng 50 năm qua ( 1951- 2000)
nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0.70C ( trung bình
của thế giới là 0.60).
- Lượng mưa biến đổi thất thường: ở từng thời điểm ( với
cùng một địa bàn/lãnh thổ) và rất khác nhau giữa các khu vực/ lãnh
thổ ( ở cùng một thời điểm).
- Mực nước biển dâng cao: Trong vòng 50 năm qua, mức
nước biển Việt nam đang cao thêm 20cm ( trung bình của thế giới là
18cm). Việt Nam được dự đoán là một trong hai nước đang phát
triển ( Bangladet) bị tác động tồi tệ nhất trên thế giới do BĐKH.



* Hai là: Suy thoái tài nguyên rừng, đất, nước và đa dạng sinh học.
- Suy thoái tài nguyên rừng: Trước đây phần lớn diện tích đất
của Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một thế kỷ qua
rừng bị suy thoái nặng nề.
- Suy thoái tài nguyên đất: Các loại hình suy thoái tài nguyên
đất chủ đạo ở nước ta là: Xói mòn, rửa trôi, sạt và trượt lở đất, ô
nhiễm đất cục bộ do chất thải đô thị, khu công nghiệp và làng nghề,
suy thoái và ô nhiễm đất ở khu khai thác mỏ.
- Suy thoái tài nguyên nước: Tài nguyên nước ngọt của Việt
Nam đang đứng trước tình trạng suy thoái nghiêm trọng : Ô nhiễm
nguồn nước mặn, sự phân bố thất thường về lượng nước, chất
lượng nước đang giảm sút tại nhiều nơi. Tình trạng suy thoái của tài
nguyên nước diễn ra khá nghiêm trọng trong khi nhu cầu về nước ở
Việt Nam tăng nhanh đang là một trong những thách thức lớn trong
việc phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở nước ta.
- Suy giảm ĐDSH (do sự mở rộng đất nông nghiệp, cháy
rừng, xây dựng cơ bản, nạn buôn bán các loài động vật hoang dã, ô
nhiễm môi trường).


2. Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
về môi trường: Có nhiều chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước về BVMT:
- Năm 2006, thủ tướng chính phủ ký quyết định số
79/2006/QĐ- TTg ngày 14/4/2006 về phê duyệt chương
trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả giai đoạn 2006- 2015.
Năm 2003, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định
số 256/2003/QĐ- TTg ngày 02/12/2003 phê duyệt
“Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2020” với danh mục gồm 36 chương
trình, kế hoạch, đề án, dự án ưu tiên cấp quốc gia về
BVMT.


- Tháng 11/2004, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết 41, ngày
15/11/2004 về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ( CNH, HĐH) đất nước trong đó, nhấn mạnh mối
quan hệ hữu cơ giữa 3 yếu tố của PTBV.
5 quan điểm lớn BVMT được đua ra trong Nghị quyết là:
- BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại là
nhân tố đảm bảo sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân
dân;
- BVMT vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ
bản của phát triển bền vững ( PTBV);
- BVMT là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức mọi gia đình,
mọi người.
- BVMT theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác
động xấu đối với MT là chính;
- BVMT là nhiệm vụ vừa phức tạp vừa cấp bách có tính đa
ngành và liên vùng rất cao .


- Năm 2005, Luật bảo vệ môi trường của nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam được thông qua quốc hôi tại kỳ họp thứ 10 và
được ban bố theo quyết định số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005
- Năm 2006 thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số
79/2006/QĐ- TTg ngày 14/04/2006 về phê duyệt chương trình mục
tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Năm 2008, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số

58/2008/QĐ- TTg ngày 02/12/2008 về phê duyệt chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Năm 2010, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 373/QĐ-
TTg ngày 23/3/2010 phê duyệt đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển biền vững biển và hải đảo Việt
Nam”. Một trong những nội dung lớn dung đề án là nâng cao nhận
thức cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và BVMT
vùng ven biển, hải đảo.
Ngoài ra, trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã tham gia
nhiều công ước quốc tế về môi trường.


3. Ngành giáo dục trong việc triển khai công tác giáo dục BVMT
- Ngày 31/01/2005 Bộ trưởng Bộ GD& ĐT đã có thỉ thị số
02/2005/CT-BGDĐT về tăng cường công tác giáo dục BVMT
- Ngày 12/10/2010 Bộ trưởng Bộ GD& ĐT đã ký quyết định số
4619/QĐ- BGD ĐT phê duyệt dự án “Đưa các nội dung ứng
phó vơi BĐKH vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai
đoạn 2011 – 2015 ”
- Ngày 23/07/2008 Bộ trưởng Bộ GD&DT đã ký quyết định số
4024/QĐ BGD ĐT về việc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia “Đưa các nội dung giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục
quốc dân”.( Thực hiện quyết định 79/2006/QĐ- TTg phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả
Sự ban hành hệ thống các văn bản trên vừa là các cơ sở pháp
lý vừa khẳng định tính cấp thiết phải đưa nội dung giáo dục
BVMT vào các chương trình giáo dục ở tất cả các cấp học và
trình độ đào tạo.



Trong hệ thống cơ sở GDTX trung tâm GDTX và trung
tâm HTCĐ được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục
đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng,
chuyển giao công nghệ (Điều 46, Luật Giáo dục). Hiện nay cả
nước có 69 trung tâm GDTX cấp tỉnh, 616 trung tâm GDTX cấp
huyện và 9990 trung tâm HTCĐ đang hoạt động tại các xã,
phường, thị trấn. Mạng lưới các cơ sở GDTX đã được thiết lập
từ địa bàn cấp tỉnh đến cấp xã; từ thành thị đến nông thôn, từ
miền biển đến vùng miền núi rẻo cao, tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân được học thường xuyên, học suất đời nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống.
Đối tượng người học của GDTX cũng rất đa dạng về độ
tuổi và thành phần xã hội. Phần đông trong số họ là những
người dân lao động nông thôn, trong các làng nghề, gắn bó với
quê hương, không có điều kiện theo học các chương trình giáo
dục chính quy.Song nhận thức và hành vi của họ có ảnh hưởng
trực tiếp tới nhiều mặt của sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt
là môi trường sống của cộng đồng.


Trong những năm gần đây, hàng năm có hàng chục
triệu lượt người tham gia học các chuyên đề thuộc các lĩnh
vực nông – lâm – ngư - thuỷ - hải sản, chăm sóc sức khoẻ,
pháp luật, môi trường, kỹ năng sống, PC HIV/AIDS, tại các cơ
sở giáo dục thường xuyên. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống của
người dân trong cộng đồng đã được cải thiện đáng kế. Chỉ tính
riêng năm học 2009 – 2010, cả nước có 13.937.784 lượt người
tham gia học các chuyên đề tại các Điều đó cho thấy, nhu

cầu học tập của người dân là rất lớn, các cơ sở GDTX đã và
đang là địa chỉ tin cậy của người dân trong việc học tập để
nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Như vây, giúp người dân có được kiến thức, kỹ năng cơ bản,
cần thiết để tham gia BVMT là việc làm rất cần thiết.
Mặt khác do sự đa dạng về đối tượng, sự khác biệt về
điều kiện tổ chức, hoạt động giáo dục BVMT cho người dân
trong cộng đồng không thể tổ chức học trong chương trình
chính khoá


II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH
“ Chương trình giáo dục BVMT’’ là 1 trong 5 chương trình giáo
dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng
cần thiết, chuyển giao công nghệ (ban hành theo thông tư số
26/2010/TT-BGGDDT ngày 27/10/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&
ĐT). Chương trình được tổ chức thực hiện tại các TTGDTX và
Trung tâm HTCĐ (theo điều 46, Luật giáo dục).


1. Mục tiêu của chương trình
Chương trình giáo dục BVMT nhằm giúp người học tăng
cường, cập nhập, bổ sung kiến thức về môi trường và
những kĩ năng cần thiết để tham giá BVMT gia đình, cộng
đồng, quốc gia và toàn cầu góp phần vào sự PTBV.
1.1 Về kiến thức
- Chương trình BVMT cung cấp cho người học một số
kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về môi truờng và
BVMT giúp người học nhận biết được tính phức tạp, quan
hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên

thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường địa
phưong, môi trường quốc gia với môi trường toàn cầu,
- Tạo điều kiện để người học điều chỉnh, bổ sung, hoàn
thiện kinh nghiệm, hiểu biết trước đây của mình về môi
trường và BVMT


1.2 Về kĩ năng
Chương trình BVMT góp phần hình thành và phát triển cho
người học một số kĩ năng cần thiết để sử dụng hợp lí, khôn ngoan các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và đối xử thân thiện với môi trường để
có thể tham gia một cách hiệu quả vào việc BVMT trong đời sống và
sản xuất của bản thân, gia đình, cộng đồng.
1.3 Về thái độ
Chương trình giáo dục BVMT góp phần hình thành và phát
triển ở người học:
- Ý thức được trách nhiệm, thực hiện BVMT trong đời sống và sản
xuất của bản thân, cộng đồng và quốc gia;
- Ý thức tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng về
những điều đã học về BVMT.
- Thái độ trân trọng gái trị của mộ trường;
- Thái độ phê phán đối với những người, với những hiện tượng,
hành vị gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên;
- Lòng tự tin về bản thân, về khả năng có thể tham gia một cách
hiệu quả vào BVMT;


2. Nội dung, cấu trúc của chương trình
2.1 Tổng quan về bố cục nội dung và cách thể hiện chương

trình
Chương trình BVMT được bố cục 3 phần:
Phần 1: Một số vấn đề chung về môi trường và BVMT
Phần 2: Những vấn đề môi trường và tài nguyên Việt Nam
Phần 3: Một số vấn đề môi trường thế giới hiện nay
Mỗi phần nội dung được bố cụ theo 3 bảng (3 cột tương ứng với 3
mục đích thông báo): những nội dung chính, những yêu cầu về mức
độ cần đạt các chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ tương ứng, một số
gợi ý (Ghi chú)
Mỗi chi tiết nhỏ (nằm trong các mục: 1.1, 1.2, , 2.1, 2.2, v.v )
của chương trình bao hàm một nhóm nội dung kiến thức cụ thể, tương
đối trọng vẹn (có thể xem như một modul, chuyên đề) và được đánh
theo số thứ tự liên tục, xuyên suốt từ đầu đến cuối Chương trình (tổng
số có 55 modul, chuyên đề)
Ví dụ: Phần 1: “Một số vấn đề chung về môi trường và BVMT”,
Mục 1.1. “Khái niệm và chức năng của môi trường”, gồm có 2
modul/chuyên đề “Môi trường và cuộc sống” và “Cân bằng sinh thái”


2.2 Giới thiệu bố cục nội dung cụ thể của Chương trình
 Phần 1: Một số vấn đề chung về môi trường và BVMT,
có các nội dung:
1.1 Khái niệm và chức năng của môi trường
(1) Môi trường và cuộc sống
(2) Cân bằng sinh thái
1.2 Tác động của con người tới môi trường
(3) Môi trường và phát triển bền vững
(4) Dân số môi trường
(5) Đô thị hoá và môi trường
(6) Công nghiệp hoá và môi trường

(7) Giao thông và môi trường
(8) Du canh, di cư tự do và vấn đề môi trường
(9) Du lịch và vấn đề môi trường
(10) Tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế đến môi trường


1.3 Quan điểm, chính sách BVMT
(11) Một số Công ước quốc tế về BVMT
(12) Chủ trương, chính sách của Việt Nam về môi trường,
Luật BVMT
1.4 Cộng đồng tham gia BVMT
(13) Vai trò làm chủ của cộng đồng và mỗi người dân trong
BVMT
(14) BVMT trong các hoạt động sinh hoạt chung của cộng
đồng
(15) Hương ước làng, xã với BVMT
(16) Các phong tục, tập quán của cộng đồng với việc BVMT
 Phần 2. Những vấn đề môi trường và tài nguyên Việt
Nam
2.1 Tình hình chung
(17) Những thách thức đối với môi trường Việt Nam hiện
nay
(18) Những vấn đề bức xúc của môi trường nông thông
(19) Biến đổi khí hậu ở Việt Nam


2.2 Môi trường và tài nguyên Việt Nam
* Rừng (trong Chương trình đặt tên các tiêu mục chưa hợp
lý)

(20) Rừng và cuộc sống
(21) Bảo vệ và phát triển rừng
2.3 Đất
(22) Bảo vệ tài nguyên đát
(23) Suy thoái và ô nhiễm đất
(24) Đất ngập nước và sử dụng bền vững đất ngập
nước
2.4 Nước
(25) Nước và cuộc sống
(26) Một số cách xử lí nước sinh hoạt
(27) Nước thải trong sản xuất làng nghề
(28) Sử dụng nước mưa
2.5 Biển
(29) Biển và cuộc sống
(30) Đa dạng sinh học biển


2.6 Đa dạng sinh học
(31) Đa dạng sinh học và cuộc sống
(32) Động, thực vật quý hiểm và nguy cơ tuyệt chủng
2.7 Khoáng sản
(33) Nguồn tài nguyên khoảng sản
(34) Khai thác khoảng sản và vấn đề môi trường
2.8 Năng lượng
(35) Năng lượng với cuộc sống
(36) Sử dụng năng lượng sạch và BVMT
2.9 Không khí
(37) Không khí và cuộc sống
(38) Ô nhiễm không khí ở các khu đô thị/khu công
nghiệp

(39) Ô nhiễm không khí ở các làng nghề


2.10 Bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên
(40) Bảo tồn thiên nhiên
(41) Mối quan hệ giữa văn hoá và bảo tồn thiên nhiên
(42) Bảo vệ danh lam, thắng cảnh
2.11 Chất thải và vệ sinh môi trường
(43) Chất thải và các nguồn phát thải
(44) Lợi và hại của sản phẩm bằng chất dẻo tổng hợp
(45) Xử lí rác thải sinh hoạt tại nguồn
(46) Giữ gìn vệ sinh môi trường sống
(47) Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi và sinh hoạt
(48) Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh
2.12 Thiên tai và sự cố môi trường
(49) Thiên tai
(50) Sự cố môi trường


 Phần 3. Một số vấn đề môi trường thế giới hiện
nay
(51) Một số vấn đề bức xúc của môi trường thế
giới hiện nay
(52) Biến đổi khí hậu toàn cầu
(53) Mưa axit
(54) Suy giảm tầng ozon
(55) Suy giảm đa dạng sinh học


III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Hướng dẫn chung
1.1 Phạm vi của Chương trình
Chương trình giáo dục BVMT được thiết kế, sử
dụng chung cho toàn quốc. Vì vậy Chương trình này
chỉ đề cập tới những nội dung chung nhất, những nôi
dung tương đối ổn định mà mọi người dân trong cả
nước cần phải biết. Dựa vào chương trình này, các địa
phương tự xây dựng nội dung riêng cho phù hợp với
yêu cầu chung của quốc gia và phù hợ với nhu cầu
của người học và vấn đề cụ thể của từng địa phương.


Chương trình này được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo,
không có cấu trúc chặt chẽ theo thời gian, theo thứ tự và
theo cấp lớp. Các địa phương có thể lựa chọn bất kì
chuyên đè nào trong chương trình tuỳ theo nhu cầu của
người học và theo yêu cầu của từng địa phương, từng
cộng đồng trong từng thời điểm cụ thể, không cần theo thứ
tự.
Chương trình này không quy định thời lượng cụ thẻ
cho toàn bộ chương trình, cho từng chuyên đề và cũng
không qui định thời gian phải hoàn thành chương trình,
không quy định số tiết/số buổi trong tuần, trong tháng, hoặc
trong năm. Chương trình dự kiến được thực hiện trong 300
tiết (100 buổi; mỗi buổi 3 tiết). Tuỳ theo nhu cầu, điều kiện
và khả năng của từng địa phương, tuỳ theo vốn kinh
nghiệm và hiểu biết đã có của người học, thời lượng cảu
Chương trình này có thể ngắn hoặc dài hơn.

×