KIỂM TRA HỌC KÌ I (201302014)
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Khoanh tròn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Văn bản “Con Rồng cháu Tiên” kể lại nguồn gốc dân tộc nào?
A. Nguồn gốc dân tộc Ba na B. Nguồn gốc dân tộc Kinh
C. Nguồn gốc dân tộc Thái D. Nguồn gốc dân tộc Mường
Câu 2: Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì?
A. Bày tỏ thái độ, tình cảm B. Tả lại trạng thái sự vật, con người
C. Kể lại diễn biến sự việc D. Giới thiệu đặc điểm, tính chất
Câu 3: Truyện “Thánh Gióng” thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện cổ tích
C. Truyền thuyết D. Truyện cười
Câu 4: Từ nào sau đây là từ Hán Việt?
A. Ồn ào B. Máy tính
C. Náo nhiệt D. Râm ran
Câu 5: Muốn làm tốt một bài văn tự sự chúng ta cần phải làm gì?
A. Kể lại một chuỗi các sự việc dẫn đến một kết thúc B. Kể lại một sự việc gây ấn tượng
C. Kể lại sự việc chính mà mình thích D. Kể lại sự việc mình đã biết
Câu 6: Câu thơ sau có bao nhiêu tiếng?
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
A. 11 tiếng B. 12 tiếng C. 13 tiếng D. 14 tiếng
Câu 7: Trình tự thay đổi chỗ ở nào đúng theo cốt truyện “ Mẹ hiền dạy con”
A. Nghĩa địa- trường học- chợ. B. Chợ- nghĩa địa- trường học.
C. Chợ- trường học- nghĩa địa. D. Nghĩa địa- chợ- trường học.
Câu 8: Tác dụng đầu tiên của tiếng đàn Thạch Sanh là gì?
A. Bày tỏ tình yêu B. Làm nhụt chí khí 18 nước chư hầu
C. Giải oan D. Ngợi ca hòa bình
Câu 9: Từ “thăm quan” trong câu: “Chủ nhật tuần này, em và mẹ cùng đi thăm quan ở vịnh
Hạ Long” mắc lỗi sai nào?
A. Dùng lặp từ B. Dùng nhầm lẫn các từ gần âm
C. Dùng từ không đúng nghĩa D. Dùng từ không đúng phong cách
Câu 10: Ý nghĩa truyện “Em bé thông minh” là gì?
A. Chế giễu sự kém thông minh của vua, quan
B. Đề cao trí thông minh của người cha
C. Đề cao trí thông minh của em bé và trí khôn dân gian
D. Tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong cuộc sống
Câu 11: Cụm động từ có cấu tạo đầy đủ gồm mấy phần?
A. 2 phần B. 3 phần C. 4 phần D. 5 phần
Câu 12: Trong văn bản tự sự có những ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai B. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba D. Ngôi thứ ba và ngôi thứ tư
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Danh từ là gì?
Đặt một câu một có danh từ làm chủ ngữ, một câu có danh từ làm vị ngữ.
Câu 2: (5 điểm) Em hãy kể lại truyện “Con Rồng cháu Tiên” bằng lời văn của em.
Bài làm:
ĐÁP ÁN: Ngữ văn 6
I/ TRẮC NGHIỆM: (12 câu mỗi câu đúng 0,25 điểm, tổng 3 điểm)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
B C C C A D D C B C B C
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) HS nêu đúng:
- Danh từ: là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, (1.0 điểm)
- Đặt đúng câu có danh từ làm chủ ngữ (0.5 điểm)
- Đặt đúng câu có danh từ làm vị ngữ. (0,5 điểm)
Câu 2: ( 5 điểm)
A/ Yêu cầu chung:
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: Kể lại truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
B/ Yêu cầu cụ thể :
* Bài làm cần đảm bảo một số nội dung sau:
- Kể lại nội dung câu chuyện theo trình tự diễn biến sự việc như sau:
+ Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân – Âu Cơ …
+ Lạc Long Quân – Âu Cơ gặp nhau, đem lòng yêu thương nhau rồi trở thành vợ chồng …
+ Âu Cơ có mang sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con …
+ Lạc Long Quân từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về thủy cung …
+ Lạc Long Quân đưa năm mươi con xuống biển …
+ Âu Cơ đưa năm mươi con lên rừng …
+ Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương
+ Bởi sự tích này, người Việt Nam ta thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
C/ Biểu điểm:
- Điểm 4-5: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể hiện sự sáng tạo về kĩ năng cũng như nội dung,
cảm nhận tốt câu chuyện, lời văn trong sáng, trôi chảy, sai không quá 3 lỗi các loại.
- Điểm 2,5 -3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể hiện sự sáng tạo về kĩ năng cũng như nội dung
song đôi chỗ diễn đạt còn vụng, sai không quá 6 lỗi các loại.
- Điểm 1,5 -2: Chưa đảm bảo được yêu cầu của bài làm, kể không đúng ngôi kể thứ ba, lời văn
lủng củng, sai không quá 8 lỗi các loại.
- Điểm 0,5 -1: Không đảm bảo được yêu cầu của bài làm, kể không đúng ngôi kể thứ ba, lời
văn lủng củng, sai nhiều lỗi các loại hoặc viết một vài đoạn có liên quan.
- Điểm 0: Không làm được bài (bỏ giấy trắng hoặc ghi vài câu vô nghĩa)
***************************************