Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Một số giáo án sinh học lớp 9, 8, 7, 6 soạn theo phương pháp bàn tay nặn bột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.53 KB, 49 trang )

MỘT SỐ GIÁO ÁN SINH HỌC LỚP 9, 8, 7, 6 SOẠN THEO
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT DẠY SINH HỌC LỚP 9
Thầy (cô) hãy đọc và phân tích những thành công cũng như những điểm còn hạn chế
trong mỗi giáo án dưới đây khi vận dụng phương pháp BTNB.
Bài 2. Quy luật phân li
1. Mục tiêu cần đạt:
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
- Nêu được các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Phát biểu được định luật phân li.
- Giải thích đượckết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen.
- Rèn được kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.
2. Phương tiện dạy học và tài liệu học tập:
- Tranh phóng to hình 2.1, 2.2, 2.3 sách giáo khoa Sinh học 9
- Bình sơn màu vàng, bình sơn màu xanh
- Lọ đựng bi vàng, lọ đựng bi xanh
3. Tiến trình dạy - học cụ thể
Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát
- Cho lai hai giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương
phản hạt vàng với hạt xanh. Dự đoán kết quả thu được ở đời con lai F
1
?
- Nếu tiếp tục cho F
1
tự thụ phấn thì thu được kết quả F
2
như thế nào?
Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS
HS viết kết quả dự đoán của mình vào vở thí nghiệm và đặt câu hỏi:
- Có thể F
1


thu được cả hạt vàng với hạt xanh?
- Có thể F
1
thu được 100% hạt vàng?
- Có thể F
1
thu được 100% hạt xanh?
- Có thể F
2
thu được cả hạt vàng với hạt xanh (phân li)?
- Có thể F
1
và F
2
phân li giống nhau?
- …
1
Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
- HS đề xuất giả thuyết:
+ Nếu màu vàng hòa lẫn với màu xanh thì F
1
sẽ có màu trung gian giữa màu vàng
và màu xanh.
+ Nếu màu vàng không hòa lẫn với màu xanh thì F
1
sẽ có màu vàng hoặc màu
xanh.
- Phương án kiểm chứng giả thuyết:
+ Dùng hộp sơn màu vàng và hộp sơn màu xanh cùng rót vào hộp mới ta sẽ có
hộp sơn mới màu vàng xanh (hòa lẫn). Nếu rót hộp này ra ta chỉ có 1 loại sơn màu

vàng xanh.
+ Dùng hộp bi màu vàng và hộp bi màu xanh cùng rót vào hộp mới ta sẽ có hộp bi
màu vàng và bi màu xanh (không hòa lẫn). Nếu rót hộp này ra ta có: bi vàng; bi
vàng và bi xanh; bi xanh.
+ Làm thí nghiệm lai và theo dõi kết quả ở đời con lai.
Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu
- HS tiến hành thao tác thực nghiệm theo nhóm với các hộp sơn và hộp bi (cũng có
thể chỉ cần chiếu biểu tượng – thực nghiệm trong tư duy). Ghi nhận xét vào vở thí
nghiệm.
- HS đọc sách giáo khoa thí nghiệm của Menđen, ghi kết quả thí nghiệm theo sơ đồ:
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
F
1
: Hoa đỏ
F
2
: 705 hoa đỏ: 224 hoa trắng
- HS so sánh kết quả thí nghiệm của Menđen với thực nghiệm, rút ra nhận xét về
“nhân tố di truyền” quy định màu hoa.
Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
- Theo Menđen:
+ Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định.
+ Trong quá trình phát sinh giao tử có phân ly của cặp nhân tố di truyền.
+ Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.
- Sơ đồ lai:
P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
Gp: A a
F
1
: 100% Aa (hoa đỏ)

2
F
1
: Aa x Aa
G
F1
: A , a A , a
F
2
: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
(3 hoa đỏ : 1 hoa trắng)
Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS phân biệt và lấy được ví dụ về các dạng tài nguyên.
- Trình bày được tâm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
2.Kĩ năng:
- Thu thập, phân tích và nghiên cứu thông tin.
- Quan sát tranh vẽ, hoạt động nhóm và tự trình bày trước lớp.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn bảo vệ, sử dụng và phát triển hợp lí các dạng tài nguyên.
II.Chuẩn bị
- Tranh vẽ hình 58.1, 58.2;
- Phiếu học tập;
- Bảng phụ;
- HS kẻ sẵn bảng 58.3 vào vở thực hành.
III. Tiến trình dạy học
*ĐVĐ: Tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người nhưng nguồn tài nguyên
này không phải là vô tận nếu chúng ta không biết sử dụng hợp lí thì nguồn tài nguyên này

sẽ cạn kiệt nhanh chóng.Vậy sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào là hợp lí?
Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát
- GV đặt vấn đề: HS phân biệt được các dạng tài nguyên.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I trang 173 SGK.
Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân viết ra các dạng tài nguyên:
a.Khí đốt thiên nhiên
b. Tài nguyên nước
3
c. Tài nguyên đất
d Năng lượng gió
e. Dầu lửa
g.Tài nguyên sinh vật
h. Bức xạ mặt trời
i.Than đá
k. Năng lượng thuỷ triều
l. Năng lượng suối nước nóng
- GV yêu cầu HS trình bày ý kiến của mình về
1.Tài nguyên tái sinh
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

2.Tài nguyên không tái sinh
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
- GV tập hợp các ý kiến ban đầu của HS thành các nhóm biểu tượng ban đầu,
hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em
đề xuất các câu hỏi nghi vấn liên quan đến nội dung kiến thức về các dạng tài nguyên xếp
vào 3 loại; GV tập hợp câu hỏi các nhóm và chỉnh sửa câu hỏi phù hợp với nội dung bài
học.
- HS đề xuất câu hỏi:
Kể tên các dạng tài nguyên không tái sinh ở nước ta? (có thể kể thêm tài nguyên
không tái sinh ở địa phương). Tài nguyên rừng là tài nguyên tái sinh hay không tái sinh?
Vì sao? Có những dạngtài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào? Mỗi dạng lấy ví dụ minh
hoạ?
4
- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất phương án kiểm chứng: Làm thế nào để
trả lời các câu hỏi chúng ta đã đặt ra?
Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu
1. Phân biệt các dạng tài nguyên
- HS viết dự đoán vào vở thí nghiệm theo sơ đồ và bảng:
+ đáp án:
1. b,c,g
2. a,e,i
3. d,h,k,l
- Rừng là tài nguyên tái sinh vì nếu biết cách bảo vệ và khai thác hợp lí thì phục
hồi được.
2.Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động 2.1: một HS đứng dậy đọc to thông tin mục 1 SGK, cả lớp lắng nghe và
theo dõi thông tin.
- Treo bảng ghi sẵn nội dung bảng 58.2 lên bảng các nhóm HS thảo luận. HS tự

hoàn thành bảng vào vở bài tập sau đó nhận xét bài làm của bạn.
GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ 58.1SGK và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích vì sao
trên vùng đất dốc nhữnh nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể
góp phần chống xói mòn đất? Vậy sử dụng tài nguyên đất như thế nào là hợp lí?
+ Những nơi đó khi nước chảy va vào gốc cây, thảm mục nên vận tốc chậm lại làm
đất hạn chế xói mòn.
Hoạt động2.2.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục2
trang 175 SGK,kết hợp quan sát hình vẽ
58.2 và hoàn thành bảng 58.3 vào vở bài
tập. GV gợi ý để HS tìm các ví dụ tại địa
phương. Sau khi HS hoàn thành bảng thì
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Nếu
thiếu nước sẽ có tác hại gì? Nêu hậu quả
của việc sử dụng nguồn nước bị ô
nhiễm?
Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ
tài nguyên nước không ?
HS nghiên cứu thông tin và hoàn
thành bảng vào vở bài tập.
+ Thiếu nước ảnh hưởng tới mùa
màng, thiếu nước uống cho gia súc,
gây nhiều bệnh tật đối với người và
gia súc.
+ Trồng rừng tạo điều kiện thuận lợi
cho tuần hoàn nước trên trái đất, tăng
lượng bốc hơi nước và nước ngầm.
Hoạt động 2.3
5

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
mục3 trang 176 SGKvà trả lời câu hỏi:
Chặt phá và đốt rừng gây nên hậu quả
gì? Em hãy kể tên một số khu rờng nổi
tiếng của nước ta đang được bảo vệ tốt?
Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ý
nghĩa gì?
+ Làm cạn kiệt nguồn nước,xói
mòn đất,ảnh hưởng tới khí
hậu,mất nguồn gen sinh vật…
+ Rừng Cúc Phương, Ba Vì,Tam
Đảo, Cát Tiên, Bạch Mã, Pù
Mát…
Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
1.Các dạng tài nguyên:
+ Tài nguyên không tái sinh: sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
+ Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
+ Tài nguyên vĩnh cửu: thay thế năng lượng đang bị cạn kiệt, hạn chế ô nhiễm
môi trường.
2.Sử dụng tài nguyên đất hợp lí là làm cho đất không bị thoái hoá:
+ Nâng cao độ phì nhiêu của đất
+ Chống xói mòn đất, chống khô hạn,chống nhiễm mặn…
+ Nâng cao độ phì nhiêu của đất
+ Trồng cây gây rừng
3.Sử dụng hợp lí tài nguyên nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt
nguồn nước:
+ Xây dựng hệ thống thoát nước
+ Xây dựng các công trình xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp

+ Không đổ rác thải xuống dòng sông
+ Trồng rừng tăng lượng nước bốc hơi và lượng nước ngầm
4. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác, bảo vệ và trồng
rừng. Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc
bảo vệ đất,nước và các tài nguyên sinh vật khác.
IV. Củng cố:
Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng
1.Những tài nguyên sau là tài nguyên không tái sinh:
Than đa,đất ,nước,dầu lửa
6
Dầu mỏ,thiếc,gió,nước,đá vôi
Dầu lửa,vàng,quặng,than đá
2.Tài nguyên tái sinh là:
Nguồn tài nguyên sau khi sử dụng ít phục hồi
Nguồn tài nguyên sau khi sử dụng hợp lí không được phục hồi
Nguồn tài nguyên saư khi sử dụng hợp lí sẽ được phục hồi
Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã.
- Nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
2.Kĩ năng:
Quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm tự rút ra kiến thức.
3. Thái độ:
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II.Chuẩn bị:
- Hình vẽ 59 SGK; một số hình ảnh về Hội nghị chống biến đổi khí hậu ở Nam Phi
vừa diễn ra từ ngày 02/11/2011 đến ngày 12/11/2011.
- Phiếu học tập;
- Bảng phụ;

- HS kẻ sẵn bảng 59 vào vở bài tập.
III. Tiến trình dạy học
Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát
- GV đặt vấn đề: Hãy đưa ra các hình ảnh, con số về biến đổi khí hậu trong năm
2011 ở Việt Nam và thế giới? Em có thông tin gì về Hội nghị chống biến đổi khí hậu ở
Nam Phi vừa diễn ra từ ngày 02/11/2011 đến ngày 12/11/2011.
- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận trong nhóm và ghi vắn tắt kết quả thảo luận
vào vở thực hành.
Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS
7
- GV tập hợp các ý kiến ban đầu của HS thành các nhóm biểu tượng ban đầu về
khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã.
- HS đề xuất các câu hỏi về khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã.
Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
GV hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó
cho HS nêu giả thuyết về biến đổi môi trường làm biến đổi khí hậu, để chống biến đổi khí
hậu thì phải gìn giữ thiên nhiên hoang dã, góp phần giữ cân bằng sinh thái.
Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu
Hoạt động 1: Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhên hoang dã
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
mục I SGK trang 178 và trả lời câu hỏi:
Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên
nhiên hoang dã có ý nghĩa gì? Vì sao
gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp
phần cân bằng sinh thái?
HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi
độc lập:
+ Góp phần cân bằng sinh thái
+Vì bảo vệ các loài sinh vật và môi trường

sống của chúng.Tránh được thảm hoạ như:
Lũ lụt xói mòn hạn hán, ô nhiễm môi
trường.
Hoạt động 2. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
8
GV yêu cầu HS quan sát hình59SGK và tự lập sơ đồ
các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Sau khi
HS hoàn thành GV phác hoạ sơ đồ này lên góc phải
của bảng.
Phát phiếu học tập
Hãy chọn nội dung thích hợp ở cột B tương ứng
với cột A
Các biện pháp (cột A) Hiệu quả (Cột B)
1.Đối với những vùng
ất trống,đồi núi trọc
thì việc trồng cây gây
rừng l
biên pháp chủ yếu và
cần thiết nhất
2.Tăng cường công tác
làm thuỷ lợi vàa.Điều hoà
lưng nước,mở rộng diện
tích trồng trọt và tăng
năng suất cây trồng
tưới tiêu hợp lí
3.Bón phân hợp lí và
hợp vệ sinhb.Chống xói
mòn,hạn chế lũ lụt, ạn
hán,cải tạo khí hậu

c.Góp phần đem lại lợi
ích kinh tế
4.Thay đổi các loại cây
trồng hợp lí
d.Nhằm tăng độ màu
mỡ cho đất
5.Chọn giống vật nuôi
và cây trồng thíchhợp
và có năng suất cao
e.Làm cho đất không
bị cạn ki
Quan sát tranh và lập sơ đồ
theo nhóm
+Đáp án
1.b
2.a
3.d
4.e
5.c
9
t nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu quả sử dụng đất
và tăng năng suất cây trồ
g
Hoạt động 3.Vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu
hỏi sau: Là HS các em có trách nhiệm gì
trong việc bảo vệ thiên nhiên? Em có thể
làm gì để tuyên truyền cho mọi người
cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên?

Thảo luận theo nhóm: HS
phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn
và cải tạo thiên nhiên: trồng cây xanh,
không sử dụng túi nilông, …
Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
*Kết luận:
+ Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã góp phần giữ cân bằng sinh
thái.
+ Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
+ Tránh được các thảm hoạ: xói mòn, lũ lụt, hạn hán ô nhiễm môi trường
Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên:
+ Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn,
+ Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
+ Xây dựng khu bảo tồn, các vườn quốc gia.
+ Không săn bắn động vật và khai thác quá mức các loài sinh vật.
+ ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
Mỗi HS chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn và cải tạo thiên nhiên.
IV. Củng cố:
Hãy nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên sinh vật?
Gợi ý:
+ Bảo vệ các khu rừng có độ đa dạng sinh vật cao, rừng đầu nguồn.
+ Bảo vệ khẩn cấp các loài sinh vật đang bị đe doạ tuyệt chủng.
V. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
10
- Nghiên cứu trước bài “Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái”.
11
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT DẠY SINH HỌC LỚP 8
Thầy (cô) hãy đọc và phân tích những thành công cũng như những điểm còn hạn chế

trong mỗi giáo án dưới đây khi vận dụng phương pháp BTNB.
Bài 21. Hoạt động hô hấp
1. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp GV tiếp cận và thực hành dạy học theo phương pháp BTNB
 Người học có cơ hội và điều kiện nghiên cứu, thực hành những vấn đề:
- Cơ chế hô hấp ở người
- Trao đổi khí trong quá trình hô hấp
- Khả năng hô hấp của mỗi người
2. Phương tiện dạy học và tài liệu học tập:
Vật liệu: (dự trù cho 5 nhóm học viên)
- Chai nhựa 1,5 lít và chai nhỏ 0,5 lít, rỗng 15 cái mỗi loại
- Bóng bay nhỏ 50 quả
- Bóng bay to 05 quả
- Băng dính nhỏ 10 cuộn
- Băng dính to 05 cuộn
- Nút mềm 20 cái
- Ống hút 100 cái
- Âu nhựa nhỏ 05 cái
- Bơm bóng bay 05 cái
- Dây chun 50 cái
- Kéo 05 cái
- Nước tinh khiết 5 lít
- Nước vôi trong 5 lít
- Hột cườm một xâu
- Chỉ 05 cuộn
- Ống dây bằng nhựa mềm (đường kính 1cm) dài 2m
- Sáp nặn 05 hộp
- Bút dạ xanh, đỏ 10 cái hai màu
12
3. Tiến trình dạy - học cụ thể (theo 5 bước)

Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát
GV đặt vấn đề bằng câu hỏi: Làm thế nào để ta có thể thở ra và hít vào? Chúng ta thở ra
và hít vào như thế nào? Chúng ta thở ra và hít vào những loại khí gì?
Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS
Tổ chức cho học viên trao đổi trong nhóm
- Mỗi HS tự ghi vào vở thực nghiệm câu trả lời (viết hoặc vẽ sơ đồ)
- Mỗi nhóm trình bày câu trả lời chung của nhóm. So sánh kết quả giữa các nhóm. Nêu rõ
sự khác nhau giữa các nhóm.
Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:
+ Em hãy thiết kế một dụng cụ mô tả được cơ chế hô hấp của người và một dụng
cụ cho biết chất khí khi thở ra là khí gì.
+ Em hãy làm một dụng cụ có thể đo được lượng khí chứa trong phổi và một dụng
cụ cho biết chất khí khi thở ra là khí gì.
- HS trao đổi để vẽ mô hình dự định thiết kế, các bước tiến hành, các vật liệu cần chuẩn
bị (ghi tất cả những nội dung đã thảo luận vào vở thực nghiệm).
- HS ghi chép lại những thay đổi và những khó khăn trong quá trình thực hiện yêu cầu.
- Lưu ý: Một nhóm có thể có nhiều mô hình khác nhau. Làm xong mô hình 1 rồi mới
chuyển sang mô hình 2. GV quan sát các nhóm, tiên lượng trước những tình huống, khó
khăn phát sinh. Trường hợp mô hình đã thiết kế không khả thi, GV gợi ý để nhóm chuyển
hướng.
Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu
- Các nhóm thiết kế một dụng cụ mô tả được cơ chế hô hấp của người và một dụng cụ
cho biết chất khí khi thở ra là khí gì.
- Các nhóm thiết kế một dụng cụ có thể đo được lượng khí chứa trong phổi và một dụng
cụ cho biết chất khí khi thở ra là khí gì.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- HS trình bày kết quả theo cách: 01 người trình bày, 01 người lên viết các thông tin lên
bảng và những người khác hỗ trợ để trình diễn sản phẩm trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi, đưa ý kiến phản hồi.

Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
- GV tổng kết và cung cấp tài liệu chuẩn về quá trình hô hấp: do sự chênh lệch áp suất
giữa môi trường và cơ quan hô hấp dẫn tới sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
13
- HS đọc lại tài liệu và thảo luận nhóm để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.
- Ghi vào vở thực nghiệm
- Trả lời các câu hỏi:
Cơ chế thở bằng bụng như thế nào?
Làm sao biết khí thở ra là CO
2
?
Sự giống và khác nhau giữa mô hình và hệ hô hấp thật?
Vai trò của quá trình hô hấp?
- GV đưa ra câu hỏi liên hệ thực tế, khắc sâu kiến thức cho người học.
Bài 28. Tiêu hoá ở ruột non
1. Mục tiêu:
- Trình bày được quá trình tiêu hoá ơ ruột non, bao gồm:
+ Các hoạt động tiêu hoá
+ Các cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động.
+ Tác dụng và kết quả của hoạt động.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, dự đoán, vẽ sơ đồ.
2. Phương tiện dạy học và tài liệu học tập:
Chuẩn bị của GV:
- Tranh in màu hoặc tranh vẽ màu phóng to hình trong SGK của bài.
- Mô hình cấu tạo hệ tiêu hoá người.
- Băng video hoặc đĩa CD minh hoạ quá trình tiêu hoá ở ruột non, chủ yếu là các
hoạt động tiêu hoá hoá học.
3. Tiến trình dạy - học
Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát
- GV đặt vấn đề sau khi kiểm tra bài cũ về tiêu hoá ở dạ dày: Sau tiêu hoá ở dạ

dày, còn có những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hoá tiếp? Các chất này được
tiêu hoá trong ruột non như thế nào? Tại sao lại được tiêu hoá như vậy?
Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân vẽ cấu tạo của hệ tiêu hoá hoặc ruột non, viết
các hoạt động tiêu hoá diễn ra ở ruột non vào vở thí nghiệm.
Có thể theo bảng (cột 1 và 2):
Đặc điểm của ruột non
làm cơ sở cho dự đoán
Các hoạt động tiêu hoá dự
đoán
Các hoạt động tiêu hoá có
thật
14
(1) (2) (3)
- GV yêu cầu HS trình bày ý kiến của mình về cấu tạo của ruột non và các hoạt
động tiêu hoá diễn ra ở ruột non.
- (HS có thể nêu ý kiến khác nhau)
Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
- GV tập hợp các ý kiến ban đầu của HS thành các nhóm biểu tượng ban đầu,
hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em
đề xuất câu hỏi nghi vấn liên quan đến nội dung kiến thức về tiêu hoá ở ruột non. GV tập
hợp câu hỏi các nhóm và chỉnh sửa câu hỏi phù hợp với nội dung bài học.
(Các câu hỏi liên quan như:
- Hoạt động tiêu hoá ở ruột non là gì?
- Các cơ quan, bộ phận nào đóng vai trò chủ yếu?
- Kết quả hoạt động tiêu hoá ở ruột non là gì?
- Hoạt động tiêu hoá ở ruột non có gì khác so với tiêu hoá ở dạ dày và ở khoang
miệng?
- …)
- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất phương án kiểm chứng: Làm thế nào để

trả lời các câu hỏi chúng ta đã đặt ra? (HS có thể đề xuất nhiều phương pháp khác nhau).
- GV phân tích chọn phương pháp nghiên cứu tài liệu, kết hợp với tranh và mô
hình hiện có (các phương pháp khác sẽ tốn kém và tốn thời gian).
Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thuyết
- GV đề nghị các nhóm HS nghiên cứu tài liệu, kết hợp với tranh và mô hình để trả
lời các câu hỏi. Yêu cầu: mô tả được hoạt động tiêu hoá các chất ở ruột non và có vai trò
của các enzim trong dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột… và kết quả của hoạt động tiêu hoá.
- GV có thể cho HS xem băng hình, đĩa CD đã chuẩn bị.
Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- GV hướng dẫn HS so sánh lại với biểu tượng ban đầu của HS ở bước 2 để khắc
sâu kiến thức.
- GV yêu cầu HS hệ thống kiến thức và hoàn chỉnh cột (3) của bảng:
15
Đặc điểm của ruột non
làm cơ sở cho dự đoán
Các hoạt động tiêu hoá dự
đoán
Các hoạt động tiêu hoá có
thật
(1) (2) (3)
Bài 55: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được điểm giống và khác nhau của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
- Xác định được vị trí một số tuyến nội tiết chính của cơ thể trên hình vẽ.
- Nêu rõ tính chất, vai trò của hoocmon từ đó khái quát hoá thành tầm quan trọng
của hệ nội tiết.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích hình vẽ.

- Rèn kỹ năng thảo luận và trình bày.
II. Phương pháp
- Quan sát tìm tòi.
III. Chuẩn bị:
- GV: H55.1, H55.2, H55.3, bảng phụ và phiếu học tập.
- HS: Xem lại “ Điều hoà quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng”.
IV. Tiến trình dạy học
Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát
GV đặt vấn đề bằng hệ thống câu hỏi: Vì sao nhà nước vận động toàn dân dùng
muối iốt? Mô tả bệnh tiểu đường? Mô tả bệnh bazơđô? Nguyên nhân gây các bệnh này là
gì?
GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về bệnh do ảnh hưởng của hệ nội tiết để HS
quan sát.
Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS
Tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm về các vấn đề vừa nêu. Làm thế nào để xuất
hiện thuật ngữ “hoocmon”, “hệ nội tiết”.
- Mỗi HS tự ghi vào vở thực nghiệm câu trả lời (viết hoặc vẽ sơ đồ).
16
- Mỗi nhóm trình bày câu trả lời chung của nhóm. So sánh kết quả giữa các nhóm. Nêu rõ
sự khác nhau giữa các nhóm.
Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: Xác định trên hình vẽ vị trí của một số tuyến
nội tiết. Các bộ phận nào cấu tạo nên hệ nội tiết? Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại
tiết. Vẽ sơ đồ mũi tên chỉ đường đi của sản phẩm tiết từ tuyến tới cơ quan đích.
Phân biệt các tuyến: tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến trên
thận, tuyến ức; tuyến nước bọt, tuyến vị, các tuyến ruột, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn; tuyến
tuỵ, tuyến sinh dục, …
Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hệ nội tiết
Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hệ cơ quan nào có vai trò điều
hoà các quá trình sinh lý của cơ
thể?
Lấy ví dụ về sự điều hoà quá trình
sinh lý bằng cơ chế thể dịch?
Mức độ tác động của hệ nội tiết
và hệ thần kinh có gì khác?
Gợi ý: Tốc độ tác dụng, thời gian,
diện tác động.
Các bộ phận nào cấu tạo nên hệ
nội tiết ? Cho ví dụ?
- Hệ thần kinh. Ngoài hệ thần kinh còn có hệ nội
tiết tham gia điều hoà các quá trình sinh lý của cơ
thể thông qua cơ chế thể dịch.
- Hoocmon Insulin→máu→Điều hoà quá trình
chuyển hoá gluxit.
- Tốc độ chậm hơn cơ chế phản xạ của hệ thần
kinh nhưng thời gian lâu hơn, diện tác động rộng
(tác động đến nhiều bộ phận) trong khi đó hệ thần
kinh chỉ điều khiển tác động từng vùng.
- Các tuyến nội tiết. Ví dụ: Tuyến yên, tuyến tuỵ,
tuyến trên thận
Hoạt động 2: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV treo hình 55.1, hình 55.2, yêu cầu HS
quan sát, chú ý so sánh cấu tạo tuyến nội
tiết và tuyến ngoại tiết.
- GV: Tế bào tuyến tiết các sản phẩm tiết,
đường đi sản phẩm tiết được thể hiện bằng
chiều mũi tên.

- Yêu cầu HS quan sát chiều mũi tên.
? Nêu rõ sự khác biệt giữa con đường vận
HS quan sát tranh:
- Giống: đều có tế bào tuyến tiết
hoocmôn
- Khác: Tuyến ngoại tiết có ống dẫn chất
tiết.
Tuyến nội tiết: Không có ống
dẫn chất tiết, chỉ có mao mạch bao quanh
tế bào tuyến.
17
chuyển sản phẩm tiết của tuyến nội tiết và
tuyến ngoại tiết?
? Kể tên các tuyến mà em đã biết?
GV Treo hình 53.3 giới thiệu các tuyến nội
tiết: chú ý một số tuyến vừa nội tiết vừa
ngoại tiết: tuyến tuỵ, tuyến sinh dục.
- Yêu cầu thảo luận nhóm và xếp các tuyến
có trên hình 55.3 vào 3 nhóm tuyến nôị tiết
đã học.
- Chia góc phải bảng thành 3 cột
Cột a: Tuyến nội tiết
Cột b: Tuyến ngoại tiết
Cột c: Tuyến nội tiết và ngoại tiết
- Yêu cầu các nhóm bổ sung để hoàn chỉnh
HS phân tích tranh:
- Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm tiết được
chuyển theo ống dẫn đến các cơ quan.
- Tuyến nội tiết: Sản phẩm tiết được
chuyển trực tiếp vào máu đến các cơ

quan.
- Tuyến tuỵ, tuyến ruột, tuyến mồ hôi,
tuyến yên.
- Thảo luận nhóm, dự đoán hoạt động các
tuyến.
- Đại diện 3 nhóm thực hiện 3 cột
+ cột a: tuyến yên, tuyến tùng, tuyến
giáp, tuyến cận giáp, tuyến trên thận,
tuyến ức
+ cột b: tuyến nước bọt, tuyến vị, các
tuyến ruột, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn
+ cột c: tuyến tuỵ, tuyến sinh dục
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất của hoocmon
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
? Hoocmôn là gì?
- GV lưu ý với HS : Tuyến ngoại tiết tiết các chất
dịch còn chỉ có tuyến nội tiết mới tiết hoocmôn
- GV đưa ví dụ:
1. Gluco
Insulin
Glicogen + FSH →trứng chín
( insulin/ tuyến tuỵ chỉ có tác dụng này)
2. 1/1000 mg Ađrênalin → tăng nhịp tim, tăng
đường huyết.
3. Insulin ở bò làm chuyển hoá: Gluco→glicogen
ở người.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin độc lập , thảo
luận nhóm, tự tìm các cụm từ thích hợp để điền
- Hoocmôn là chất hoá học do
tuyến nội tiết tiết ra

- HS theo dõi.
18
vào chỗ trống
- Hướng dẫn: Lưu ý các cụm từ in nghiêng để tìm
ra các tính chất của hoocmôn
- Treo bảng phụ, nội dung:
+ Ví dụ (1) minh hoạ cho (a) của
hoocmôn
+ Ví dụ (2) chứng minh rằng hoocmôn có
(b)
+ Ví dụ (3) cho thấy hoocmôn (c)
- Yêu cầu các nhóm thông báo kết quả
? Vậy hoocmôn có những tính chất nào?
? Dựa vào tính đặc hiệu của hoocmôn, có thể dự
đoán xem hoocmôn tác dụng theo cơ chế nào?
- Mở rộng: Các hoocmôn hầu hết do quá trình
sinh tổng hợp tạo ra, tuy nhiên nhờ vào kỹ thuật
gen và công nghệ sinh học hiện nay người ta có
thể tổng hợp được một số hoocmôn. Cơ quan tiếp
nhận hoocmôn gọi là cơ quan đích hay mục tiêu
- Thảo luận nhóm và ghi 3 cụm từ
đã chọn lên giấy A
4
- Các nhóm đều đưa dáp án trên
giấy A
4
- Đáp án đúng:
(a): tính đặc hiệu
(b): có hoạt tính sinh học cao
(c): không đặc trưng cho loài

- HS tự rút ra kết luận về tính chất
của hoocmôn
- Chìa khoá - ổ khoá giữa cấu trúc
hoocmôn và tế bào của cơ quan
đích
Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò của hoocmôn
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
? Vì một lý do nào đó, lượng đường trong
máu tăng đột ngột, cơ thể có thể có quá
trình nào?
? Khi lượng đường trong máu giảm, quá
trình nào sẽ xảy ra?
? Có nhận xét gì về hoạt động của 2 chất
insulin và glucagôn?
- GV: sự tiết glucagon còn có sự tham gia
- Kích thích tuyến tuỵ sản xuất insulin
làm giảm lượng đường trong máu
- Kích thích tuyến tuỵ sản xuất glucagôn
làm tăng lượng đường trong máu
- Đối lập nhau nhưng cùng thực hiện một
chức năng là điều hoà lượng đường trong
máu.
- Thảo luận nhóm
19
của tuyến trên thận, điều khiển 2 tuyến
này là tuyến yên ( cơ chế điều khiển học ở
bài sau)
- Yêu cầu thảo luận nhóm về vai trò của
hoocmôn
? Điều gì sẽ xảy ra nếu cân bằng nội tiết

bị phá vỡ?
? Mối quan hệ giữa hoạt động của
hoocmôn và tuyến nội tiết là gì?
? Ngoài những tác dụng chính đó,
hoocmôn còn có tác dụng gì?
+ Điều hoà nồng độ các chất có trong máu
+ điều khiển, phối hợp hoạt động các
tuyến nội tiết (vd: tuyến tuỵ và tuyến trên
thận) nhằm đảm bảo các quá trình sinh lý
diễn ra bình thường.
- Bệnh lý: đái đường, bướu cổ
- Thực chất vai trò của tuyến nội tiết
chính là vai trò của hoocmôn
- Vai trò khác:
+ Điều tiết sự thích nghi của cơ thể với
môi trường: thân nhiệt, chống stress
+ Sinh trưởng và phát triển
+ Điều tiết quá trình trao đổi chất và năng
lượng: sự tăng hoặc giảm quá trình đồng
hoá và dị hoá
Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
- Hệ nội tiết gồm các tuyến nội tiết.Chức năng: Điều hoà các quá trình sinh lý một cách
chậm, kéo dài trên diện rộng.
- Có 2 loại tuyến tiết: Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
+ Giống: đều tiết các chất điều hoà hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
+ Khác:
.Tuyến ngoại tiết có ống dẫn chất tiết. Sản phẩm tiết được chuyển theo ống dẫn đến các
cơ quan.
.Tuyến nội tiết: Không có ống dẫn chất tiết, chỉ có mao mạch bao quanh tế bào tuyến.
Sản phẩm tiết được chuyển trực tiếp vào máu rồi đến các cơ quan.

- Một số tuyến vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết.
- Hoocmôn có bản chất hoá học, là sản phẩm tiết của hệ nội tiết
- Hoocmôn có những tính chất sau:
+ Tính đặc hiệu: Mỗi hoocmôn chỉ có tác dụng lên 1 hoặc một số cơ quan nhất định mặc
dù nó được máu mang đi khắp cơ thể
+ Có hoạt tính sinh học cao: Với liều lượng rất nhỏ nhưng mang lại hiệu quả cao
+ Không đặc trưng cho loài: Hoocmôn của loài này vẫn có hiệu quả khi đưa vào máu của
loài khác.
- Tác dụng sinh lý của hoocmôn :
20
+ Điều hoà các quá trình sinh lý.
+ Điều hoà nồng độ các chất nhằm đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.
IV- Kiểm tra - đánh giá - Củng cố
1.Phát phiếu học tập cho cá nhân HS
Hoàn thành bảng sau
Đặc điểm so sánh Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết
1) Cấu tạo
2) Chức năng
3) Sản phẩm tiết
4) Con đường vận chuyển
sản phẩm
Đáp án
Đặc điểm so sánh Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết
1) Cấu tạo
2) Chức năng
3) Sản phẩm tiết
4) Con đường vận chuyển
sản phẩm
Tế bào tuyến
Mao mạch bao quanh tế

bào tuyến
Điều hoà các quá trình sinh

Ôn định môi trường trong
Hoocmôn
Đổ trực tiếp vào máu→cơ
quan
Tế bào tuyến
ống dẫn chất tiết
Tham gia vào các phản
ứng hoá học
Bài tiết sản phẩm thải
Enzim và một số chất
khác
Đổ vào ống dẫn →cơ
quan
2. Điều phát biểu nào dưới đây là đúng ? Hãy đánh dấu x vào ô ở đầu câu trả lời đúng
?
a Tuyến nội tiết có thể làm ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lý.
b Tuyến nội tiết ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa
trong cơ thể.
c Tuyến nội tiết sản xuất các hoóc môn chuyển theo đường máu đến các cơ
quan đích.
21
d Tuyến nội tiết sản xuất các enzym tác động tới quá trình trao đổi chất.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập 1 và 2. Đọc mục em có biết.
- Tìm hiểu xem: Vì sao nhà nước vận động toàn dân dùng muối iốt.
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT DẠY SINH HỌC LỚP 7
Thầy (cô) hãy đọc và phân tích những thành công cũng như những điểm còn hạn chế

trong mỗi giáo án dưới đây khi vận dụng phương pháp BTNB.
Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Chứng minh được sự đa dạng của ngành Giun đốt
- Trình bày được vai trò của ngành Giun đốt
- Nêu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Kỹ năng
- Hình thành kỹ năng nhận biết vấn đề môi trường.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Biết cách phân loại rác.
- Biết cách tạo một hộp ủ phân hữu cơ.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường và bảo tồn sự đa dạng của giun đốt.
- Tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường.
22
- Có ý thức phân loại rác và sử dụng giun để phân hủy rác hữu cơ.
- Khơi gợi niêm say mê, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV:
- Tranh ảnh, phim tư liệu về ngành Giun đốt
- Bảng phụ
- Máy chiếu Projecter
- Máy chiếu vật thể
2. HS:
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về vai trò của ngành Giun đốt theo nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp bàn tay nặn bột
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát
- GV yêu cầu HS đưa ra các mẫu vật và tranh ảnh đó chuẩn bị về ngành Giun đốt.
HS: đưa mẫu vật, tranh, ảnh về giun đốt đó chuẩn bị trước. Nên có các đại diện
nêu trong sách giáo khoa và bổ sung thêm đại diện khác.
GV: Từng cá nhân hãy viết ra các câu hỏi để tìm hiểu về ngành Giun đốt.
Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS
- GV yêu cầu HS trình bày ý kiến, HS có thể nêu ý kiến khác nhau.
- GV định hướng:
+ Ngành Giun đốt đa dạng như thế nào?
+ Ngành Giun đốt có vai trò gì đối với tự nhiên và đời sống con người?
Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
HS (hoạt động nhóm) đưa ra giả thuyết:
+ Ngành Giun đốt rất đa dạng?
+ Ngành Giun đốt có lợi, có hại cho con người?
HS (hoạt động nhóm) đề ra phương án kiểm chứng:
+ Tìm số liệu về số loài giun đốt thông qua nghiên cứu SGK.
+ Xác định thông tin về: môi trường sống, lối sống, màu sắc, kích thước, vòng đời, di
chuyển, cấu tạo của những giun đốt thường gặp thông qua các mẫu vật sống, qua theo
dõi băng hình về một số đại diện thường gặp (giun đất, giun đỏ, đỉa, vắt, rươi, sá sùng).
23
+ Xác định vai trò của những giun đốt mà mình biết bằng kiến thức thực tế.
GV yêu cầu HS viết, vẽ những dự đoán về kết quả của nhóm vào vở thí nghiệm.
Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu
- HS tiến hành kiểm chứng giả thuyết ghi lại kết quả vào vở thớ nghiệm (dưới hỡnh
thức sơ đồ tư duy):
+ Ngành Giun đốt đa dạng về Loài: trên 9000 loài
Môi trường sống: trong đất, dưới nước,…
Lối sống: tự do, ký sinh,…
Kích thước: to, nhỏ, dài ngắn,…
+ Vai trò của ngành Giun đốt:

- Có lợi:
 Làm thức ăn cho người và động vật: rươi, sá sùng…
 Làm thuốc: chống đông máu, hút máu độc, cao huyết áp,
 Cải tạo đất: làm đất tơi xốp, màu mỡ
 Góp phần đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.
- Gây hại:
 Hút máu người: đỉa, vắt
 Hút máu động vật: Đỉa, vắt
- GV: Để xem ngành Giun đốt còn vai trò gì nữa, các con hãy theo dõi thí nghiệm sau (thí
nghiệm này cô đã chuẩn bị trước 4 tuần):
+ Hộp 1: Đất + rác hữu cơ + giun
+ Hộp 2: Đất + rác hữu cơ.
GV đổ đất của 2 hộp ra 2 khay có đánh số.
(?)Hãy quan sát và cho nhận xét: hộp nào đất tơi xốp hơn, rác hữu cơ bị phân hủy nhanh
hơn? Giải thích tại sao?
- HS: Hộp 1 đất tơi xốp hơn, rác hữu cơ được phân hủy nhanh hơn vì có giun
(?) Như vậy, ngành Giun đốt còn có vai trò gì?
- HS: Xử lý rác thải hữu cơ
- HS so sánh kết quả với nhóm khác và với dự đoán ban đầu; rút ra kết luận.
Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
HS khẳng định kiến thức vừa thu được:
+ Ngành Giun đốt đa dạng về loài, lối sống và môi trường sống.
24
+ Ngành Giun đốt có vai trò quan trọng trong thiên nhiên (đảm bảo cân bằng sinh
thái và tạo nên đa dạng sinh học) và đời sống con người.
+ Cần bảo tồn sự đa dạng của ngành Giun đốt: không tận diệt bất kì loài nào và bảo
vệ môi trường sống của chúng.
Bài 27. Đa dạng và đăc điểm chung của lớp sâu bọ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức

- Nêu được sự đa dạng của lớp Sâu bọ.
- Trình bày được đặc điểm chung của lớp Sâu bọ.
- Nêu được vai trò thực tiến của lớp Sâu bọ.
2. Kỹ năng
- Hình thành kỹ năng nhận biết vấn đề môi trường
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường.
- Có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
- Khơi gợi niêm say mê, yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp bàn tay nặn bột
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát
GV: Ngoài con châu chấu học ở bài trước, các em còn biết loài sâu bọ nào?
HS: trình bày (có thể trình bày tranh, ảnh về sâu bọ đã chuẩn bị trước). Nên có các
đại diện nêu trong sách giáo khoa và bổ sung thêm đại diện khác.
GV: Từng cá nhân hãy viết ra các câu hỏi để tìm hiểu về lớp sâu bọ.
Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS
- GV yêu cầu HS trình bày ý kiến, HS có thể nêu ý kiến khác nhau.
- GV định hướng quy về các câu hỏi chính:
+ Sâu bọ đa dạng như thế nào?
+ Nhận biết sâu bọ dựa vào đặc điểm nào?
+ Có phải tất cả các sâu bọ đều gây hại cho con người?
Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
HS (hoạt động nhóm) đưa ra giả thuyết:
+ Sâu bọ rất đa dạng?
+ Sâu bọ có lợi, có hại cho con người?
25

×