Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐỘNG VẬT RỪNG (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.4 KB, 52 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
ĐỘNG VẬT RỪNG
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP)
Số tín chỉ: 02
Lý thuyết: 20 tiết
Bài tập, thảo luận: 5 tiết
Thực hành: 5 tiết
1
CHƯƠNG 1
Lớp ếch nhái và ếch nhài rừng Việt Nam
Số tiết: 3 tiết (Lý thuyết: 2 tiết; BT, TL: tiết; Thực hành: 1 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Hiểu được đặc điểm chung của lớp ếch nhái và tài nguyên ếch nhái rừng Việt Nam
+ Biết được đặc điểm, giá trị và tình trạng của một số loài ếch nhái điển hình ở Việt Nam
- Kỹ năng:
Nhận dạng và phân biệt được một số loài ếch nhái rừng điển hình ở Việt Nam
- Thái độ:
Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tìm hiểu tài liệu, quan sát thực tế
B) NỘI DUNG:
1.1. Đặc điểm chung
- Lớp ếch nhái hay Lưỡng thê gồm các động vật có xương sống ở cạn đầu tiên nhưng còn
giữ nhiều nét tổ tiên ở nước.
- Trong sự phát triển cá thể ếch nhái đã có sự thay đổi môi trường sống. Trứng và nòng
nọc sống trong nước, sau biến thái thành con non và sống ở cạn.
- Thích nghi với đời sống cạn, ếch nhái có một số nét cấu tạo tiến bộ
- Ngoài những đặc điểm tiến bộ, ếch nhái còn giữ một số nét nguyên thủy của tổ tiên
sống dưới nước như: da trần, dễ thấm nước, trứng không có vỏ, thiếu màng dai,…
1.2. Đặc điểm giải phẫu
1.2.1. Hình dạng cơ thể ếch nhái
Ếch nhái có ba hình dạng cơ bản


- Ếch nhái có đuôi: Thân dài, có đuôi, có chi chẵn (cá cóc)
- Ếch nhái không chân: Thân dài hình giun, không chân (ếch giun)
- Ếch nhái không đuôi: Thân ngắn, không đuôi, bốn chân. Đây là dạng phổ biến thường
gặp ở Việt Nam (Nhái, ngóe,…)
1.2.2. Da ếch nhái
- Da ếch nhái là cơ quan trao đổi nước và hô hấp quan trọng. Da trần, nhờn và ẩm.
- Da ếch nhái chỉ bám vào mặt cơ bên trong theo một số đường nhất định nên tạo ra
những khoảng giữa da và cơ những túi hạch huyết lớn.
- Da ếch nhái được cấu tạo từ hai phần: Biểu bì có nhiều tuyến nhờn. Bì có nhiều mao
mạch, nhiều tế bào sắc tố và nhiều đầu mút dây thần kinh.
1.2.3. Hệ cơ: Gồm nhiều cơ riêng biệt, cơ chi phát triển. Tính phân đốt mờ dần.
Bộ xương: Gồm ba phần: Xương đầu, xương cột sống và xương chi
- Sọ nguyên thủy của ếch nhái cơ bản là sụn, về sau hóa xương phần lớn. có hai lồi cầu
chẩm làm hộp sọ khớp với cột sống cổ và cử động được trong mặt phẳng đứng.
- Cột sống có số lượng đốt sống khác nhau và gồm 4 phần: Cổ, mình chậu và đuôi. Ếch
nhái không đuổi không có xương sườn, có xương mỏ ác. Bọn không chân có hai đôi sườn và
không có xương mỏ ác.
- Chi ếch nhái là chi 5 ngón điển hình đã biến đổi. Chi trước gồm 1 xương cánh tay, 2
xương ống tay, 9 xương cổ tay, đến xương bàn và xương ngón. Chi sau gồm 1 xương đùi, 2
xương ống chân, 5 xương cổ chân, 5 xương bàn chân và 5 xương ngón chân.
1.2.4. Hệ tiêu hóa
Ếch nhái là lớp động vật có lưỡi chính thức đầu tiên và đầu lưỡi gắn với thềm miệng, gốc
lưỡi tự do. Răng giống nhau hình nón, chỉ có hàm trên (đa số ếch nhái) hoặc thiếu cả hai hàm
(Cóc Bufo)
2
1.2.5. Hệ hô hấp
- Ếch nhái hô hấp bằng phổi và da.
- Phổi có hai lá, mỏng, thành có ít nếp nhăn và nhiều mao mạch. Cuống phổi không phân
nhánh vào trong phổi. Phổi không cung cấp đủ khí cho cơ thể nên hô hấp bằng da rất quan trọng.
- Trao đổi khí ở da nhờ có hệ mao mạch rất phát triển. Nòng nọc thở bằng mang và da.

1.2.6. Hệ tuần hoàn
- Tim ếch nhái có 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) hai vòng tuần hoàn (một vòng nhỏ, một
vòng lớn).
- Máu động mạch và tĩnh mạch còn pha trộn.
- Hệ bạch huyết rất phát triển với nhiều túi huyết lớn ở dưới da, sự phát triển này liên
quan đến hô hấp qua da.
1.2.7. Hệ bài tiết: Thận là trung thận, màu đỏ nâu, nằm sát cột sống. Có hai liệu quản dẫn nước
tiểu sống huyệt, cạnh huyệt có bóng đái.
1.2.8. Hệ sinh dục
- Lưỡng thê đực có hai tinh hoàn. Trên tinh hoàn có thể mỡ vàng có chức năng nuôi tinh
hoàn, có ống dẫn tinh (chung với niệu quản).
- Lưỡng thê cái có hai buồng trứng, ống dẫn trứng riêng (không chung với ống dẫn nước
tiểu), dài, cuộn khúc, đi tới huyệt.
1.2.9. Hệ thần kinh và giác quan:
- Não ếch nhái bắt đầu có tính chất thần kinh làm thành vòm não cổ.
- Thùy khứu giác không phân biệt rõ với bán cầu não.
- Não trung gian có đỉnh và mấu não dưới.
- Não giữa có hai thùy thị giác lớn.
- Tiểu não kém phát triển. Có 10 đôi dây não.
- Cơ quan cảm giác nhìn chung kém phát triển so với chim, thú. Ếch nhái chỉ có tai giữa
và tai trong. Lưỡng thê có đuôi chỉ có tai trong. Mắt ở nong nọc không có mí và không có tuyến
mắt. Mắt trưởng thành có mí và thủy tinh thể. Điều tiết mắt bằng cách di chuyển vị trí thủy tinh
thể về phía trước do các cơ đặc biệt co lại.
1.3. Sinh thái học ếch nhái
1.3.1. Sự thích nghi với môi trường sống
- Ếch nhái là động vật biến nhiệt nên đời sống lệ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm môi trường.
- Ếch nhái không sống ở sa mạc và vùng cực nhưng rất phong phú ở vừng nhiệt đới nóng ẩm.
- Ếch nhái có môi trường sống khác nhau và gồm nhóm: Sống ở cây, đất và ở nước.
1.3.2. Thức ăn của ếch nhái
- Thức ăn là động vật như: giun, thân mềm, kiến, mối, giáp xác,…

- Thức ăn thay đổi theo loài và theo tầm vóc cơ thể.
1.3.3. Sinh sản của ếch nhái
- Phần lớn ếch nhái đẻ trứng và với số lượng lớn, trứng được đẻ trong nước, trên lá cây,
- Số lứa đẻ trứng hàng năm thay đổi tùy vùng.
1.4. Ếch nhái rừng Việt Nam
Ở nước ta đã ghi nhận được 82 loài thuộc 9 họ, 3 bộ
1. Bộ có đuôi (Caudata): Họ Cá cóc (Salamandridae); Họ Cóc bùn (Pelobatidae); Họ
Cóc (Bufonidae)
2. Bộ Không chân (Apoda): Họ ếch giun (Coecillidae)
3. Bộ Không đuôi (Anura): Họ Cóc tía (Discoglossidae); Họ Nhái bén (Hylidae); Họ Ếch
nhái (Ranidae); Họ Ếch cây (Rhacophoridae); Họ Nhái bầu (Microhylidae)
3
1.4.1. Bộ có đuôi (Caudata)
- Gồm những loài ếch nhái có nhiều đặc điểm nguyên thủy, có mang. Thân dài, đuôi dẹp,
thích nghi bơi lội.
- Cơ quan giao cấu thiếu, nhưng nhiều loài thụ tinh trong, con cái tiếp nhận vào huyệt
khối tinh dịch của con đực tiết ra. Số trứng đẻ ra ít và có hiện tượng chăm sóc trứng
- Ở nước ta có ba loài là cá cóc Tam Đảo (Paramesontriton deloustali) và Cá cóc Mẫu
Sơn (Echinotriton asperrimus) và Cá cóc Xuân Sơn (Tylototriton Vietnamensis sp.n.).
* Cá cóc Tam đảo (Paramesontriton deloustali Bourret, 1934)
Tên khác: Các cóc bụng hoa, sa giông bụng hoa, tắc kè nước, cá sấu cảnh, bào chiên
(Dao), súi tắc ke sa (Sán Dìu), tắc kè nậm (Tày)
Đặc điểm nhận biết
- Dài 144-206mm, nặng 18-35gam.
- Thân dài, đuôi dưới hẹp.
- Da xù xì, bụng màu đỏ với những đường đen tạo thành mạng.
Sinh thái và tập tính
- Sống ở các suối có nước trong, chảy chậm.
- Kiếm ăn ban ngày.
- Thức ăn gồm thực vật, nhện, con trùng, giun đất, trứng nhuyễn thể, ếch

nhái con (Đào Văn Tiến, 1964).
- Sinh sản vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4, mỗi lần đẻ 2-36 trứng
Phân bố Chỉ có ở các khe suối Tam Đảo – Vĩnh Phúc – Việt Nam
Giá trị sử dụng
Là loài đặc hữu của Việt Nam, có giá trị khoa học và thương mại, người
Dao dùng làm thuốc. Trước đây bị săn bắt mạnh, buôn bán để làm cảnh
Tình trạng
- CITES (2000): Không
- Nghị định 48 (2002): Nhóm IB – Cấm săn bắt
- IUCN (2003): Bậc UV – Sẽ nguy cấp
- Sách đỏ Việt Nam (2007): Bậc EN – Nguy cấp
1.4.2. Bộ không đuôi (Anura)
- Là bộ có đông loài nhất, gồm các loài có thân ngắn, rộng, cổ không rõ ràng.
- Chi phát triển, chi sau dài và lớn hơn chi trước.
- Không có đuôi. Trứng và nòng nọc sống trong nước, cá thể trưởng thành sống ở cạn.
Nước ta có 78 loài.
- Đại diện: Ếch vạch (Rana microlineta Bourret, 1937), Ếch đồng (Hoplobatrachus
rugulosus Wiegmann, 1835)
* Ếch vạch (Rana microlineta Bourret, 1937)
Tên khác: Ếch ang, ếch núi (Việt), Đồi (Mường)
Đặc điểm nhận
biết
- Là loài ếch lớn nhất, có cá thể dài tới 160mm
- Cơ thể to mập.
- Mắt lồi rõ, sau mí trên mắt có một số mấu nhỏ. Một nếp gấp da đi từ mắt
tới vai.
- Đùi có nhiều nếp da dọc, cẳng chân có nhiều lớn da xiên.
- Lưng có nhiều vạch xám đen pha những vệt màu vàng nhạt. Mặt dưới
đùi trắng đục.
Sinh thái và tập

tính
- Sống trong hốc đá, gốc cây ven suối
- Kiếm ăn ban đêm
- Thức ăn là dán rừng, chuồn chuồn, sâu non, kiến đen và nhiều loài côn
trùng khác
- Đẻ trứng tháng 11-12 ở nơi nước suối chảy chậm hoặc vùng nước trũng.
Đám trứng từ 40-50 quả, màu vàng nhạt
4
Phân bố Chỉ có ở Việt Nam: Lào Cai, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Thanh Hóa
Giá trị sử dụng
Là nguồn thực phẩm của nhân dân vùng núi
Tình trạng
- CITES (2000): Không
- Nghị định 48 (2002): Không
- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): Bậc EN – Nguy cơ tuyệt chủng
1.4.3 Bộ không chân (Apoda)
Bộ này chỉ có một họ là họ ếch giun (Coceiliidae)
* Ếch giun (Ichthyophis bannacus Yang, 1984)
Đặc điểm nhận
biết
- Cơ thể là một con giun lớn khoảng 360 ngấn, chiều dài cơ thể là 325-
430mm
- Đầu nhỏ, hơi dẹp, mắt nhỏ không có mí.
- Mõm tương đối nhọn và có hàm rõ.
- Da trơn mầu nâu thẫm, bụng hơi nhạt.
- Hai bên có một dải màu vàng chạy dọc từ góc hàm đến gốc đuôi
- Nòng nọc có khe mang ở hai bên cổ
Sinh thái và tập tính
- Sông chui luồn dưới hang sâu, khoảng 20-30 cm nơi đất ẩm, ven các

suối nhỏ trên núi.
- Nòng nọc mới nở ăn tảo và vi sinh vật, lớn lên ăn các loài động vật không
xương sống. Trong điều kiện nuôi, con trưởng thành chỉ ăn giun đất
- Đẻ trứng vào mùa hè, mỗi lứa 20-30 quả, được nối với nhau bởi chất
nhày, nòng nọc phát triển ngay trong trứng. Khi nở vào trong nước mang
tiêu biến và thở bằng phổi
Phân bố
Cao Bằng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ
Giá trị sử dụng
Là loài hiếm, đôi khi săn bắt nuôi làm cảnh.
Tình trạng
- CITES (2000): Không
- Nghị định 48 (2002): Không
- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): VU
C. TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy (1998), Động vật rừng, NXB Nông nghiệp
2. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996). Danh lục Bò sát và ếch nhái Việt Nam. NXB. Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Sách đỏ Việt Nam, Tập 1 Phần Động vật. NXB Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội.
D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
*) Câu hỏi ôn tập:
1. Anh chị hãy nêu những đặc điểm thể hiện sự tiến hóa của ếch nhái so với các lớp động vật
trước đó?
2. Đặc điểm chung và đặc điểm giải phẫu của ếch nhái và cho biết những đặc điểm tiến hóa?
3. Sự phong phú của ếch nhái rừng Việt Nam? Sắp xếp một số loài ếch nhái thường gặp vào vị
trí phân loại?
4. Đặc điểm chung của bộ không đuôi và mô tả một số loài đặc trưng?
5. Đặc điểm chung của bộ có đuôi và mô tả một số loài đặc trưng?

6. Đặc điểm chung của bộ không chân và mô tả một số loài đặc trưng?
5
*) Thực hành:
Bài thực hành số 1: Nhận biết và phân biệt các loài sau:
- Cá có Tam Đảo và Cá cóc Mẫu sơn
- Cóc rừng, cóc tía và cóc nhà
* Mục đích: Củng cố kiến thức lý thuyết đã học, trang bị cho sinh viên cách mô tả, nhận biết và
phân biệt loài trong lớp ếch nhái.
* Yêu cầu:
- Mô tả đặc điểm hình thái của các loài nêu trên
- Vẽ và chỉ ra những đặc điểm khác biệt của các loài trên
* Dụng cụ:
- Mẫu vật khô, tươi sống
- Giấy vẽ, bút chì
* Tổ chức thực hiện:
- Từng sinh viên quan sát, vẽ và ghi chép các đặc điểm hình thái của mẫu vật
- Đối chiếu kết quả mô tả với kiến thức lý thuyết để xác định vị trí phân loại của chúng,
rồi đặt tên chúng.
- Xác định các đặc điểm khác biệt (khóa định loại) để phân biệt các loài.
- Đại diện sinh viên báo cáo kết quả mô tả và tên loài, các sinh viên còn lại bổ sung
- Giáo viên nhận xét và tổng kết.
- Thu bài thực hành để chấm điểm
6
CHƯƠNG 2
Lớp bò sát và bò sát rừng Việt Nam
Số tiết: 5 tiết (Lý thuyết: 3 tiết; Thảo luận: 1 tiết; Thực hành: 1 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Hiểu được đặc điểm chung của lớp bò sát và tài nguyên bò sát rừng Việt Nam.
+ Biết được đặc điểm, giá trị và tình trạng của một số loài bò sát rừng điển hình ở Việt Nam

- Kỹ năng:
Nhận dạng và phân biệt được một số bò sát rừng điển hình ở Việt Nam.
- Thái độ:
Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tìm hiểu tài liệu, quan sát thực tế
B) NỘI DUNG:
2.1. Đặc điểm chung
- Thân nhiệt không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
- Vách ngăn tâm thất chưa hoàn chỉnh, cường độ trao đổi chất thấp
- Thụ tinh trong, đẻ trứng, trứng có vỏ cứng, ngàng dai và nhiều noãn hoàng. Đa số các
loài trứng thiếu lòng trắng (trừ rùa và cá sấu)
2.2. Cấu tạo giải phẫu bò sát
2.2.1. Hình dạng và kích thước cơ thể
Bò sát hiện đại có ba dạng chính:
- Dạng thằn lằn cá sấu có sự phân biệt rõ các phần đầu, cổ, thân, đuôi và bốn chi. Chi
ngắn, khớp nằm ngang với cơ thể.
- Dạng rắn khó phân biệt phần cổ, phần thân dài, không có chân
- Dạng rùa có cổ dài, thân ngắn, lớn nằm giữa mai và yếm. Chân và đuôi ngắn. Cổ và
chân có thể rụt vào.
- Kích thước bò sát biến đổi từ ba bốn centimét đến bảy tám mét. Trọng lượng từ năm sáu
gam đến hàng trăm kilogam.
2.2.2. Da bò sát
- Da bò sát khô vì ít tuyến da
- Ngoài da phủ một lớp vẩy sừng khô có tác dụng bảo vệ và chống thoát hơi nước
- Da có nhiều sắc tố, sắc tố làm cho da thay đổi màu sắc để trốn tránh kẻ thù.
2.2.3. Bộ xương
- Các xương sọ gắn chặt với nhau (như sọ chim)
- Số lượng xương đốt sống thay đổi từ 300-400 đốt. Giữa các đốt sống phần đuôi có đĩa
sụn mỏng không hóa sườn. các đốt sống còn lại mang có thể mang xương sườn. Trừ rùa và rắn,
các loài bò sát khác đều có xương ức.
- Chi cấu tạo kiểu 5 ngón nhưng xương cổ chân và xương bàn chân ngắn. Chi khớp nằm

ngang với đai. Các loài rắn thiếu chi sau.
2.2.4. Hệ cơ
- Cơ lưng phát triển
- Là động vật trên đầu tiên có cơ gian sườn
2.2.5. Hệ tiêu hóa
- Khoang miệng có răng đồng hình (không phân hóa như thú), chức năng chủ yếu là bắt mồi.
- Dạ dày đơn (một buồng) ở hầu hết các loài. Cá Sấu có phần dạ dày giống như mề chim
chứa sỏi đá.
2.2.6. Hệ hô hấp
- Có đủ các bộ phận như chim và thú nhưng đơn giản hơn
7
- Khí quản của đa số các loài không phân nhánh hoặc đơn giản đi vào phổi
- Phổi có túi phế nang
- Cơ chế hô hấp ngoài thay đổi thể tích lồng ngực, bò sát còn phải cử động thêm đầu và chi.
2.2.7. Hệ tuần hoàn
- Tim bò sát có 3 ngăn: hai tâm nhĩ và một tâm thất, vách ngăn tâm thất chưa hoàn toàn,
trừ cá sấu.
- Hai cung chủ động mạch trái và phải hợp lại thành động mạch lưng, có một tĩnh mạch
lớn ở phái bụng thu nhận máu từ các nội quan.
- Có một vòng tuần hoàn lớn (máu đi từ tim đến cơ thể về tim) và một vòn tuần hoàn nhỏ
(máu đi từ tim đến phổi về tim)
2.2.8. Hệ bài tiết
- Thận là hai khối lớn nằm hai bên cột sống và nối với hai ống dẫn nước tiểu đổ thẳng
vào huyệt và thải ra ngoài.
- Bóng đái chỉ có ở thằn lằn và rùa
2.2.9. Hệ sinh dục
- Bò sát đực có một đôi tinh hoàn, hai mào tinh, ống dẫn tinh và cơ quan giao cấu.
- Bò sát cái có hai buồng trứng nằm trong xoang bụng, hai ống dẫn trứng với một đầu mở
to trong xoang bụng và đầu kia thông với huyệt.
2.2.10. Hệ thần kinh

- Bán cầu não bò sát đã bắt đầu hình thành phản xạ có điều kiện
- Não trung gian có mắt đỉnh là cơ quan cảm giác về ánh sáng và nhiệt độ
- Tiểu não là một tấm mỏng
- Dây thần kinh có 11 đôi
- Cơ quan cảm giác kém phát triển, thiếu vành tai ngoài, thu nhận âm thanh kém
2.3. Sinh thái học bò sát
2.3.1. Sự thích nghi với môi trường sống
- Khả năng thích nghi của bò sát với môi trường sống kém vì thân nhiệt không ổn định,
rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ xuống dưới 18
0
C, bò sát ngừng hoạt động,
dưới 3
0
C, bò sát ngủ đông.
- Bò sát phân bố gần như khắp bề mặt trái đất trừ vùng cực, nhờ có lớp da dày và phủ lớp
vẩy sừng để hạn chế mất nước, mặt khác bò sát đẻ trứng trên cạn, có nhiều noãn hoàng, vỏ cứng
bao bọc nên có môi trường sống đa dạng hơn ếch nhái.
- Sự thích nghi của bò sát với môi trường sống rất khác nhau.
2.3.2. Thức ăn của bò sát
- Hầu hết ăn động vật, trừ một số loài rùa ăn thực vật. Chủng loại thức ăn phụ thuộc vào
môi trường sống, các loài sống ở nước ăn cá, tôm, các loài sống trên cây, vách đá ăn côn trùng.
Trăn ăn các loài động vật có xương sống
- Bò sát có khả năng nhịn đói trong một thời gian dài, ví dụ: Trăn nhịn ăn một năm.
- Nhu cầu thức ăn của bò sát tăng và giảm theo nhiệt độ môi trường.
2.3.3. Chu kỳ hoạt động của bò sát
- Chu kỳ hoạt động của bò sát phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thường hoạt động
trong giới hạn 18-40
0
C.
- Chu kỳ hoạt động của bò sát không những phụ thuộc vào mùa mà còn phụ thuộc vào

khả năng kiếm mồi. Ví dụ: Trăn, Rắn ăn no nê thì sau 4-7 ngày chúng mới đi kiếm ăn.
2.3.4. Sinh sản của bò sát
- Bò sát thụ tinh trong và đẻ trứng, đa số loài không biết ấp trứng, trứng nở nhờ nhiệt độ
môi trường, do vậy thời gian trứng nở trong loài cũng khác nhau.
8
- Một số loài sau khi thụ tinh, trứng nằm trong ống dẫn trứng một thời gian, có thể nở tại
đó rồi chui ra ngoài hoặc đẻ ra trứng nở con ngay. Đây được gọi là hiện tượng noãn thai sinh.
- Số lượng trứng trong một lứa và số lứa đẻ trong một năm khác nhau tùy loài.
2.4. Bò sát rừng Việt Nam
Ở Việt Nam đến nay đã phát hiện được 258 loài bò sát thuộc 23 họ của 3 bộ và sống ở
các môi trường khác nhau từ miền biển đến vùng rừng.
2.4.1. Bộ có vẩy (Aquamata)
- Gồm các loài có thân được phủ một lớp vẩy sừng, răng mọc trên xương hàm. Khe
khuyết ngang. Con đực có cơ quan giao cấu chẻ đôi
- Đẻ trứng, một số loài noãn thai sinh, trứng có vỏ cứng, màng dai, không có lòng trắng
- Bộ có vẩy gồm 16 họ, chia làm hai bộ phụ: Bộ phụ Thằn lằn (Lacertilia), gồm những
loài có vẩy, có bốn chân và bộ phụ Rắn (Opidia) với những loài bò sát thiếu chân.
2.4.1.1. Họ Tắc kè (Gekkonidae)
Gồm những loài thằn lằn nhỏ sống trên cây hay vách đá, chân có giác bám, hoạt động
ban đêm và ăn côn trùng.
- Đại diện: Tắc kè (Gekko gekko Linnaeus, 1758)
* Tắc kè (Gekko gekko Linnaeus, 1758)
Tên khác: Tu tắc ké (Tày), cắt kè (Mường), tu chà kỷ (Thái)
Đặc điểm nhận
biết
- Kích thước cơ thể nhỏ, chiều dài thân tới 180mm, chiều dài đuôi tới
170mm, trọng lượng tới 90gam
- Đầu dẹp gần dạng hình tam giác, phủ vẩy nhỏ dạng hạt.
- Mí mắt là một hàng trong suốt không cử động được.
- Lưng phủ vảy dạng hạt có nhiều nốt sần lớn. Mặt lưng màu xám có

nhiều chấm màu cam hoặc đỏ
- Chân có 5 ngón, có giác bám, trừ ngón thứ nhất, các ngón còn lại có vuốt
- Con đực kêu “Tắc kè”, con cái không kêu
Sinh thái và tập tính
- Sống ở nhiều sinh cảnh khác nhau: rừng cây gỗ, bụi dậm, vách đá, Ngủ
theo đàn, kiếm ăn đơn lẻ
- Kiếm ăn từ xẩm tối tới nửa đêm quanh khu vực chúng sống
- Thức ăn là côn trùng nhỏ
- Đẻ trứng tháng 5-8 ngay trong hang hốc chúng sống, mỗi năm đẻ từ 1-2
lứa, mỗi lứa 2 trứng. Có hiện tượng đẻ trứng tập thể và sau 90-120 ngày
thì nở.
Phân bố
Đông Bắc Ấn độ, Miến Điện, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Đông Dương.
Việt Nam phân bố khắp cả nước
Giá trị sử dụng Dược phẩm, thực phẩm, thương mại, thiên địch
Tình trạng
- CITES (2000): Không
- Nghị định 48 (2002): Không
- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): VU – Sẽ nguy cấp
2.4.1.2. Họ Kỳ đà (Varadinae)
Gồm những loài cỡ lớn nhất trong bộ phụ Thằn lằn. Sống trên cạn, kiếm ăn dưới nước, ở
nước ta gặp 2 loài là kỳ đà hoa (Varanus salvator) và kỳ đà vân (Varanus nebulosue)
* Kỳ đà hoa (Varanus salvator Laurenti, 1786)
Tên khác: Kỳ đà nước (Việt), Tua Khẻ, Tu cà làn (Tày), Bù đầm (Mường), thàn xề (Hoa)
9
Đặc điểm nhận
biết
- Kích thước cơ thể lớn, có con dài tới 2,5m, nặng 15kg
- Đầu, lưng đuôi màu xám vàng.

- Bụng, họng màu vàng sáng.
- Lưng và hai bên hông có nhiều hoa màu vàng, hoa ở hông lớn
- Đuôi hẹp kiểu thân cá, sống đuôi có gờ
- Mõn dài, chân 5 ngón, ngón có vuốt lớn. Lỗ mũi tròn hay hình bầu dục
Sinh thái và tập tính
- Thường sống ở ven các vực nước như sông, suối, hồ, trong rừng.
Kiếm ăn ban đêm và chủ yếu dưới nước, bơi lặn giỏi
- Thức ăn chính là cá, tôm, cua và một số loài động vật thủy sinh khác
- Đẻ trứng vào mùa hè tháng 4-8, khoảng 15-20 trứng trong một hốc. Đẻ
xong thường phủ lên một lớp cát mỏng.
Phân bố
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippin và Đông Dương. Kỳ đà gặp
khắp các miền trung du và miền núi Việt Nam
Giá trị sử dụng Thực phẩm, dược phẩm, da làm đồ mỹ nghệ thương mại
Tình trạng
- CITES (2000): Phụ lục II
- Nghị định 48 (2002): Nhóm IIb
- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): EN – Nguy cấp
2.4.1.3. Họ Rắn hổ (Elapidae)
Gồm các loài rắn độc sống ở cạn. Đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt với các loại rắn lành là:
- Đầu hình bầu dục, không phân biệt rõ với cổ, trên đầu có phủ vảy hình tấm, ghép sát nhau.
- Thiếu tấm gian đỉnh, tấm má và hố má.
- Trong bộ răng thường có hai răng (móc) độc ở phía trước hàm trên. Móc độc thường
lớn hơn hẳn các răng khác và có rãnh hoặc hình ống.
- Họ rắn hổ ở Việt Nam có 9 loài, đại diện: Hổ mang (Naja naja Linnaeus, 1758), Hổ mang
chúa (Ophiophagus hannah Cantor, 1836), Cạp nong (Bungarus fasciatus Schneider, 1801)
* Hổ mang (Naja naja Linnaeus, 1758)
Tên khác: Hổ mang bạnh, Rắn mang bành (Việt), Tu háu tha, Tu ngu hố (Tày), Ngù hố (Thái),
Hu háu (Dao)

Đặc điểm nhận
biết
- Dài trên 1m, có thể bạnh cổ to phun phì phì
- Lưng màu nâu sẫm hay vàng lục.
- Bụng trắng đục, đôi lúc phớt vàng.
- Có một vòng tròn trắng khi cổ bạnh ra
- Vẩy môi trên 7 tấm, tấm thứ 3 và thứ 4 chạm hố mắt, môi dưới 8 tấm, 2
tấm giữa mũi, 1 tấm trước mắt, 2-3 tấm sau mắt
- Vẩy thân 21 hàng, cổ 25 hàng, trước hậu môn 15 hàng
Sinh thái và tập tính
- Sống ở các sinh cảnh khác nhau: nương rẫy, đồng ruộng, thảm cây bụi,
rừng. Thường ở hang song không phải chúng đào, trong hang chuột, hang tê
Sống đơn, hoạt động mạnh từ tháng 3 đến tháng 11. Kiếm ăn cả ngày
lẫn đêm, chủ yếu từ chập tối đến nữa đêm
- Thức ăn là các động vật có xương sống nhỏ (chuột, cóc, ếch nhái,…)
- Mùa sinh sản từ tháng 5 đến tháng 8, mỗi lứa đẻ 8-20 quả, sau 2-3 tháng
thì nở.
Phân bố
Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Mianma và Đông Dương. Việt Nam
rắn hổ mang gặp khắp cả nước
Giá trị sử dụng Thực phẩm, dược phẩm, thương mại
10
Tình trạng
- CITES (2000): Phụ lục III
- Nghị định 48 (2002): Nhóm IIB
- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): EN – Nguy cấp
2.4.1.4. Họ Trăn (Boidae)
Là những loài rắn cỡ lớn, đầu có kích thước ngang nhỏ hơn thân. Trong bộ xương còn có
di tích của đai hông và xương đùi và một phần lộ ra ngoài gọ là móng. Phổi đủ hai lá, lá phải lớn

hơn lá trái. Trăn không có nọc độc.
- Đại diện: Trắn đất (Python molurus Linnaeus, 1758), Trăn cộc (Python reculatus), Trăn
gấm (Python reculatus Shneider, 1801)
* Trăn đất (Python molurus Linnaeus, 1758)
Tên khác: Trăn mốc (Việt), Tu ngu lươn (Tày), Trăn hoa (Mường), Con lươm (Thổ), Tu lườm
(Thái)
Đặc điểm nhận
biết
- Dài đến 4,5-5m, nặng đến 30kg
- Mặt lưng xám đen có vân hình màu nâu sáng hay vàng xám
- Vẩy thân 64 hàng, vẩy gần hình vuông, xếp hình ngói lợp, vẩy bụng to
hơn vẩy lưng, có 1 vẩy hậu môn.
- Không quá 75 tấm vẩy dưới đuôi
Sinh thái và tập tính
- Thường sống savan bụi cây, nương rẫy ven rừng, nơi có bóng cây râm
mát, gần nguồn nước, ít khi sống trong rừng rậm.
Kiếm ăn ban đêm
- Thức ăn là các loài thú cỡ nhỏ, chim, trứng chim, bò sát,…
- Mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7, đẻ trứng trong hốc cây, mỗi năm
một lứa, mỗi lứa đẻ 15-25 trứng, trăn mẹ quấn quanh tổ, trứng nở sau 75-
90 ngày.
Phân bố
Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái lan, Mianma, Malaysia, Đông Dương.
Việt Nam, Trăn đất gặp ở hầu hết các vùng trung miền núi.
Giá trị sử dụng Thực phẩm, dược phẩm, thương mại, kỹ nghệ da
Tình trạng
- CITES (2000): Phụ lục I
- Nghị định 48 (2002): Nhóm IB
- IUCN (2003): LR
- Sách đỏ Việt Nam (2007): CR – Rất nguy cấp

2.4.2. Bộ rùa (Testudinata)
- Gồm những loài bò sát cổ nhất và đặc trưng bởi cơ thể hình đĩa, thân ẩn trong một giáp
xương là mai và yếm.
- Mai rùa được cấu tạo từ những tấm xương bì dính liền với xương mỏ ác và xương đòn.
- Đầu, cổ và bốn chi có khả năng thu vào trong hộp.
- Rùa không có răng
2.4.2.1. Họ Baba (Trionychidae)
- Gồm các loài rùa, mai được phủ da mềm. Mõm dài thành vòi thịt cử động được. Chân
có màng da nối các ngón.
- Đại diện: Ba ba trơn(Trionyx sinensis Wiegmann, 1835), Ba ba gai (Palea
steindachneri Siebenrock, 1906), Giải (Pelochelis bibronii Owen, 1853)
* Ba ba trơn (Trionyx sinensis Wiegmann, 1835)
Tên khác: Ba ba sông (Việt), Tu pha (Tày), Cóc sông (Mường)
11
Đặc điểm nhận
biết
- Da trơn màu xám xanh, với những chấm đen to,
- Đầu có nhiều vạch và chấm đen nhỏ, đầu có mỏ mềm
- Bụng màu trắng đục có nhiều chấm màu xám lớn
- Chân 3 ngón, có màng bơi
Sinh thái và tập tính
- Sống ở khe, hồ nước trong rừng hay các ruộng lúa.
Hoạt động vào mùa ấm, chủ yếu là ban đêm. Thường bơi ngược dòng
nước để kiếm ăn
- Thức ăn là cá, tôm, cua, rêu.
- Mùa sinh sản từ tháng 5 đến tháng 7, mỗi lứa đẻ 20-30 trứng. Sau 45-60
ngày thì trứng nở.
Phân bố
Trung Quốc, Đông Xibêri. Việt Nam phân bố từ đồng bằng đến miền núi
Giá trị sử dụng Thực phẩm, thương mại, làm cảnh

Tình trạng
- CITES (2000): Không
- Nghị định 48 (2002): Không
- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): VU – Sẽ nguy cấp
* Ba ba gai (Palea steindachneri Siebnrock, 1906) khác ba ba trơn là trên lớp da mềm của mai
có nhiều mụn gai. Loài này cũng phân bố rộng và bị săn bắt mãnh liệt.
* Giải (Pelochelis bibronii Owen, 1853) có hình thái giống ba ba song kích thước lớn hơn nhiều,
có con nặng trên 200kg. Lưng vàng lục với những đốm vàng. Bụng màu trắng nhạt. Loài này
hiện đang có ở Hồ Gươm và đang bị đe dọa tiêu diệt.
2.4.2.2. Họ rùa đầu to (Platysternidae)
Gồm các loài rùa sống ở nước, mai dẹp, đuôi dài. Việt Nam chỉ có một loài
* Rùa đầu to (Platysternum megacephamlum Gray, 1831)
Tên khác: Rùa đuôi dài, Rùa lưng dẹp, Rùa mỏ vẹt
Đặc điểm nhận
biết
- Đầu khá lớn và không thụt được vào mai
- Mỗi bên đầu có một vạch màu vàng nhạt chạy từ mắt tới cổ
- Hàm trên có mỏ to giống mỏ vẹt
- Mai rất dẹp, màu xám
- Đuôi dài, thường dài hơn thân
Sinh thái và tập tính
- Sống ở khe, suối trong rừng.
Hoạt động chủ yếu là ban đêm, ngày trú thân dưới các tảng đá.
- Thức ăn là thân mềm (ốc), giáp xác (tôm, cua), giun đất.
- Mùa sinh sản vào mùa hè, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Trứng tìm thấy trong các
hốc đất bên bờ suối.
Phân bố
Nam Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Bắc Lào và Việt Nam. Việt
Nam rùa đầu to gặp từ Gia Lai ra Bắc

Giá trị sử dụng Làm cảnh, dược liệu (mai, yếm rùa để nấu cao)
Tình trạng
- CITES (2000): Không
- Nghị định 48 (2002): Không
- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): VU – Sẽ nguy cấp
2.4.2.3. Họ rùa vàng (Testudinidae)
Gồm các loài chủ yếu sống ở cạn, mai cao, chân hình trụ, ngón tự do, đầu và ngón phủ
vảy lớn.
* Rùa vàng (Indotestudo elongata Blyth, 1853)
Tên khác: Rùa núi vàng (Việt)
12
Đặc điểm nhận
biết
- Là loài nhỏ, trên đầu có nhiều tấm sừng
- Mai cao, phủ các tấm sừng màu vàng, giữa các tấm mai có đốm đen
- Tấm sống thứ nhất hình năm cạnh, gần đều, có một tấm trên đuôi
- Chân hình trụ, các ngón chân tự do
Sinh thái và tập tính
- Sống ở trong rừng ở độ cao 800m trở xuống.
Hoạt động chậm chạp, kiếm ăn ban đêm.
- Thức ăn là các loại quả thực vật.
- Đẻ trứng trong các hố đất.
Phân bố
Bắc Ấn độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Đông
Dương. Việt Nam rùa vàng đã phát hiện ở Hà bắc, Quảng Ninh, Lạng
Sơn, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…
Giá trị sử dụng Dược liệu, thương mại
Tình trạng
- CITES (2000): Phụ lục II

- Nghị định 48 (2002): Nhóm IIB
- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): CR – Rất nguy cấp
2.4.3. Bộ Cá sấu (Crocodylia)
- Gồm những loài bò sát dạng thằn lằn, song có cấu tạo giải phẫu tiến hóa nhất trong lớp
bò sát.
- Tim có vách ngăn tâm thất hoàn thiện, chia tim ra hai nửa, phải chứa máu tĩnh mạch,
trái chứa máu động mạch
- Phổi phát triển và có nhiều túi phế nang, diện tích tiếp xúc với không khí lớn
- Thân phủ lớp giáp sừng và tấm xương lớn
- Việt Nam có 2 loài: Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis Schneider, 1801) và cá
sấu nước lợ (Corodylus porosus Schneider, 1801)
* Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis Schneider, 1801)
Tên khác: Cá sấu xiêm
Đặc điểm nhận
biết
- Chiều dài cơ thể 2-2,5m, lớn nhất đạt 4m
- Toàn thân phủ các tấm sừng, những tấm sừng ở lưng hình chữ nhật, tiếp
giáp nhau theo hàng ngang
- Mõn dài, có 1-2 đôi tấm sừng sau chẩm
- Đuôi cao, khỏe, trên mặt đuôi có 4 gờ
- Thân màu xám nhạt, bụng nhạt màu hơn thân
Sinh thái và tập tính
- Sống ở các sông hoặc đầm hồ lớn, chủ yếu sống trong nước.
Hoạt động cả ngày lẫn đêm.
- Thức ăn là cua, cá, ếch nhái và thú nhỏ.
- Đẻ trứng một lần/năm vào tháng 4 đến tháng 10, mỗi lần để 15-26 trứng
(có khi 40 trứng). Sau 75-85 ngày thì nở
Phân bố
Campuchia, Malaysia và Việt Nam. Việt Nam cá sấu nước ngọt phân bố ở

các sông khu vực phía Nam và Tây Nguyên
Giá trị sử dụng Thực phẩm, kỹ nghệ da, làm cảnh
Tình trạng
- CITES (2000): Phụ lục I
- Nghị định 48 (2002): Nhóm IB
- IUCN (2003): CR
- Sách đỏ Việt Nam (2007): CR – Rất nguy cấp
C. TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy (1998), Động vật rừng, NXB Nông nghiệp
13
2. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996). Danh lục Bò sát và ếch nhái Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Sách đỏ Việt Nam, Tập 1 Phần Động vật. NXB Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội.
D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
*) Câu hỏi ôn tập:
1. Anh chị hãy cho biết đặc điểm chung của lớp bò sát?
2. Những đặc điểm giải phẫu thể hiện sự tiến hóa của lớp bò sát so với ếch nhái
3. Sự phong phú của phong phú của bò sát rừng Việt Nam?
4. Đặc điểm chung của các bộ có vẩy và mô tả một số loài đặc trưng?
5. Đặc điểm của bộ rùa và mô tả một số loài đặc trưng?
6. Đặc điểm của bộ cá sâu và phân biệt cá sấu nước ngọt và cá sấu nước lợ
*) Nội dung thảo luận: Đặc điểm thích nghi của lớp bò sát
- Thường chạy trốn, tìm nơi ẩn náu trước kẻ thù
- Có màu sắc ngụy trang giống với môi trường
- Có hình dạng giống với vật xung quanh
- Có hiện tượng giả chết
- Phản ứng tự vệ, đối địch một cách chủ động
- Hành động đứt đuôi, bong da để trốn chạy
*) Thực hành:

Bài thực hành số 2: Nhận biết, mô tả và phân biệt các loài trong họ rắn hổ (Elapidae)
* Mục đích: Củng cố kiến thức lý thuyết đã học, trang bị cho sinh viên cách mô tả, nhận biết và
phân biệt loài trong lớp bò sát.
* Yêu cầu:
- Mô tả đặc điểm hình thái của một số loài trong họ rắn hổ
- Vẽ và chỉ ra những đặc điểm khác biệt của các loài trong họ rắn hổ
* Dụng cụ:
- Mẫu vật khô, hình vẽ
- Giấy vẽ, bút chì
* Tổ chức thực hiện:
- Từng sinh viên quan sát, vẽ và ghi chép các đặc điểm hình thái của mẫu vật
- Đối chiếu kết quả mô tả với kiến thức lý thuyết để xác định vị trí phân loại của chúng,
rồi đặt tên chúng.
- Xác định các đặc điểm khác biệt (khóa định loại) để phân biệt các loài.
- Đại diện sinh viên báo cáo kết quả mô tả và tên loài, các sinh viên còn lại bổ sung
- Giáo viên nhận xét và tổng kết.
- Thu bài thực hành để chấm điểm
14
CHƯƠNG 3
Lớp chim và chim rừng Việt Nam
Số tiết: 10 tiết (Lý thuyết: 6 tiết; BT, TL: 2 tiết; Thực hành: 2 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Hiểu được đặc điểm chung của lớp chim và tài nguyên chim rừng Việt Nam
+ Biết được đặc điểm, giá trị và tình trạng của một số loài chim rừng điển hình ở Việt
Nam, đặc biệt là các loài đặc hữu và quý hiếm.
- Kỹ năng:
Nhận dạng và phân biệt được một số loài chim rừng điển hình ở Việt Nam
- Thái độ:
Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tìm hiểu tài liệu, quan sát thực tế

B) NỘI DUNG:
3.1. Đặc điểm chung
- Lớp chim (Aves) là những động vật có xương sống thích nghi với điều kiện bay lượn.
Đặc điểm nổi bật là:
- Các giác quan, nhất là mắt và tai phát triển
- Thân nhiệt cao và ổn định (37-42
0
C).
- Da phủ lông vũ, có hai chi trước biến thành cánh.
- Đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con.
3.2. Đặc điểm giải phẫu của chim
3.2.1. Hình dạng và kích thước
Thân chim hình trứng, đầu nhỏ và tròn. Cổ nhỏ, ngắn ở đa số loài; dài ở các loài chim
kiếm ăn dưới nước.
Hai chi trước biến thành cánh để phục vụ hoạt động bay lượn và số lượng ngón tiêu giảm.
Hai chi sau khỏe, thường có 4 ngón, một số ít loài có 2-3 ngón.
- Kích thước cơ thể biến đổi từ vài centimet đến hàng trăm centimet. Trọng lượng từ vài
gam đến vài chục kilogam.
3.2.2. Da và lông vũ
- Da chim mỏng và khô vì thiếu tuyến da. Đa số loài chỉ có một tuyến phao câu phát triển.
- Da chim được phủ một lớp lông vũ, lông vũ ngoài chức năng bay còn có chức năng giữ
thân nhiệt cho chim. Lông vũ chim có hai loại: Lông bao và lông tơ
- Lông bao (lông cánh, lông đuôi và lông mã) có hai phiến lông gắn vào một trụ lông.
Phiến lông được cấu tạo từ nhiều sợi lông mảnh. Hai bên sợi lông có nhiều tơ lông, trên tơ lông
có nhiều móc lông. Móc lông có chức năng móc các lông tơ lại với nhau.
- Lông tơ gồm một ống ngắn với nhiều sợi lông dài. Lông tơ rất phát triển ở các loài chim nước.
3.2.3. Bộ xương
- Đặc điểm nổi bật của bộ xương chim là xương xốp, nhẹ và chắc, trong có các khoang khí.
- Hộp sọ nhỏ, các xương sọ gắn chặt với nhau. Xương cột sống ở các phần ngực và hông
gắn với nhau tạo thành bộ khung vững chắc và là nơi bám trụ cho hệ cơ. Phần cổ có số lượng đốt

sống từ 21-23, có mặt khớp hình yên, vừa lồi, vừa lõm, cử động linh hoạt
- Xương đai trước có 6 xương: 2 xương bả, 2 xương quạ và 2 xương đòn. Xương bả dài,
mảnh, hình lưỡi kiếm. Hai xương quạ lớn, tỳ vào xương mỏ ác và làm cột trụ cho hai vai. Xương
đòn dài, mảnh, nối liền nhau ở phía trước tạo thành chạc đòn hình chữ V có tác dụng như một cái
díp xe. Toàn bộ cấu trúc của đai vai thể hiện sự thích nghi với việc bay lượn của chim. Xương bả
trượt dễ dàng trên xương sườn và không cản trở gì khi cánh cụp xuống.
15
- Xương mỏ ác rất phát triển. Trước xương mỏ ác có xương lưỡi hái lớn và đây là nơi
bám vững chắc cho cơ cử động cánh.
- Xương sườn có hai khúc: khúc lưng và khúc bụng
- Xương chi trước có: 1 xương cánh tay, 2 xương ống tay, 2 xương cổ tay, 2 xương bàn
tay và 3 xương ngón tay.
- Đai hông biến đổi nhiều. Các xương hông, xương háng, xương ngồi gắn đốt sống phần
hông làm thành một vòm vững chắc, rộng và là nơi bám tựa cho các cơ nâng đỡ thân đứng lên.
Xương háng mảnh và dài, có hai đầu tự do thuận tiện cho việc đẻ trứng.
- Xương chân có: 1 xương đùi, 2 xương ống chân (xương chày và xương mác), xương
ống gắn với xương cổ chân thành xương ống- cổ, một số xương cổ chân gắn với xương bàn tạo
thành xương cổ-bàn. Xương ngón có từ 2-4 chiếc.
3.2.4. Hệ cơ
Chim có hệ rất phát triển, đặc biệt là cơ nâng và cơ hạ cánh.
- Cơ ngực (cơ dập cánh) lớn, cơ đòn (cơ nâng cánh to).
- Cơ vùng lưng tiêu giảm.
- Cơ đùi to và khỏe
- Đáng chú ý là ở chim có cơ co ngón chân sau thể hiện sự thích nghi đậu bám cành (nhất
là lúc chim ngủ).
3.2.5. Hệ tiêu hóa
- Hệ tiêu hóa của chim có cấu tạo khác so với thú
- Khoang miệng hẹp, không có răng, lưỡi có bao sừng bọc và là cơ quan bắt mồi của chim.
- Thực quản dài ở bọn chim kiếm ăn dưới nước, ở gần cuối thực quản có diều – nơi tích
trữ và làm mềm thức ăn.

- Dạ dày chim có hai phần. Phần trước là dạ dày tuyến, nhiệm vụ chủ yếu là tiết dịch tiêu
hóa, phần sau là dạ dày cơ có nhiệm vụ nghiền nhỏ thức ăn.
- Ruột chim có: ruột tá tràng hình chức U bao lấy tuyến tụy, ruột non có nhiệm vụ hấp
thụ chất dinh dưỡng và ruột già. Chim có hai ruột tịt. Tuyến tiêu hóa của chim gồm gan, tụy,
tuyến diều và các dạ dày tuyến.
3.2.6. Hệ tuần hoàn
- Tim chim rất lớn (chiếm từ 0,4 - 1,5% trọng lượng cơ thể) và có 4 ngăn (hai tâm thất và
hai tâm nhĩ).
- Máu động mạch và máu tĩnh mạch riêng biệt
- Điểm khác biệt với hệ tuần hoàn của thú là cung chủ động mạch cũng xuất phát từ tâm
thất trái song sau quay sang tâm thất phải.
- Sự phát triển hoàn thiện của hệ thống tuần hoàn là một trong những yếu tố quan trọng
đảm bảo cường độ trao đổi chất cao và giữ thân nhiệt ổn định cho chim.
3.2.7. Hệ hô hấp
- Chim có hệ hô hấp đặc biệt, thể hiện sự thích nghi với đời sống bay. Ngoài hai lá phổi
chim còn có đôi túi khí nằm dưới da, giữa các kẽ xương và giữa các nội quan.
- Các túi khí vừa thực hiện nhiệm vụ hô hấp vừa có tác dụng làm giảm trọng lượng cơ thể
lúc bay.
- Khi chim nghỉ bay, trao đổi không khí với môi trường được thực hiện nhờ sự thay đổi
thể tích lồng ngực.
3.2.8. Hệ thần kinh và giác quan
- Não của chim lớn và có 5 phần: não trước, não trung gian, não giữa tiểu não và hành tủy.
- Não trước là phần lớn nhất nhưng không phải do sự phát triển của vỏ não mà là do sự
phát triển của thể vân. Thể vân là trung tâm thần kinh điều hành các bản năng sinh sản của chim
như làm tổ, giao cấu, đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con
16
- Thùy khứu giác của chim rất bé. Thùy thị giác của chim rất lớn. Sự phát triển của thùy
thị giác liên quan sự phát triển cơ quan cảm giác ánh sáng của chim.
- Dây thần kinh não chim có 12 đôi
* Mắt chim

- Là cơ quan cảm giác phát triển nhất trong các cơ quan cảm giác. Thể tích cầu mắt lớn,
số lượng tế bào thần kinh võng mạc nhiều.
- Điều tiết ở mắt chim không những thay đổi độ lồi cầu thủy tinh thể mà còn thay đổi vị
trí của thủy tinh thể.
- Mắt chim có thể quan sát một phạm vi rộng (3/4 diện tích hình tròn) nên nó đóng vai trò
quan trọng đối với kiếm ăn và phát hiện kẻ thù.
* Tai chim
- Có đủ cấu tạo ba phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong. Tai ngoài không có vành tai.
- Tai giữa chỉ có một xương dai mảnh nối cửa sổ bầu dục với màng nhĩ. Ốc nhĩ ở tai
trong thẳng. Đây là ba đặc điểm thể hiện mức độ phát triển thấp của tai chim so với thú.
- Khả năng tiếp nhận âm thanh tương đối tốt, đặc biệt là loài chim ăn thịt đêm
- Khứu giác của loài chim nói chung kém phát triển, chim nhận biết mùi tồi.
3.2.9. Hệ bài tiết
Chim có hai thận sau, chiếm 1 đến 2,6% trọng lượng. Mỗi thận gồm 3 thùy, thiếu vỏ thận
và có ống niệu dẫn nước tiểu thẳng tới huyệt. Chim không có bóng đái.
3.2.10. Hệ sinh dục
- Chim đực có đôi tinh hoàn hình bầu dục nằm trong xoang bụng (trước thận). Kích thước
tinh hoàn thay đổi, nhỏ trong mùa không sinh sản và lớn trong mùa sinh sản. Từ tinh hoàn có hai
tinh quản nối ra huyệt.
- Phần lớn các loài chim không có cơ quan giao cấu (trừ một số loài trong bộ ngỗng vịt).
- Chim cái thường có một bường trứng và một ống dẫn trứng bên trái phát triển. Buống
trứng dạng hạt không đều, độ thành thục trứng khác nhau.
- Trứng chim có một khối noãn hoàng lớn, trên mặt có mầm phôi (gồm chất nguyên sinh
và nhân). Khi chín, trứng rơi vào xoang cơ thể và được vành tuyến hứng.
- Trứng chim phát triển sau khi thụ tinh và trước khi đẻ. Khi trứng được đẻ ra, phôi
ngừng phát triển nếu không được ấp nóng. Nếu trứng được ấp nóng, phôi sẽ tiếp tục phát triển.
3.3. Sinh thái học chim
3.3.1. Điều kiện sống và sự thích nghi của các nhóm chim
- Sự phát triển của cơ thể cộng với sự phát triển khả năng bay nên chim phân bố khắp bề
mặt trái đất.

- Hoạt động kiếm ăn của chim diễn ra trong nhiều môi trường khác nhau, khả năng này là
do chim có khả năng bay
- Chim có hai kiểu bay: bay chèo và bay lướt
Bay chèo: là kiểu đập cánh nhiều lần và gặp ở hầu hết các loài chim rừng, kiểu bay này
tiêu tốn một lượng năng lượng lớn.
Bay lướt: là kiểu bay lợi dụng năng lượng sinh ra do sự chuyển động của không khí trong
không gian. Bay lướt phổ biến ở các loài sống ở đại dương và một số loài chim ăn thịt.
- Leo trèo, nhảy chuyền, đi lại trên mặt đất là hình thức vận động khác của chim lúc kiếm ăn.
Chim leo trèo có vuốt sắc khỏe, sắc, ngón chân xắp xếp hai trước và hai sau. Mỏ vẹt dùng để leo cây.
3.3.2. Thức ăn và sự thích nghi với chế độ ăn của chim
- Chim có cường độ trao đổi chất rất mạnh nên nhu cầu thức ăn của chim rất lớn.
- Dựa vào nguồn gốc, tỷ lệ thành phần thức ăn, người ta chia thành các nhóm chim – thức ăn
và mỗi nhóm biểu hiện những đặc điểm thích nghi, đặc biệt là hình thái mỏ và hình thức kiếm ăn.
17
+ Mỏ chim ăn tạp thường to, ngắn và khỏe (Gà, Quạ). Chim ăn thịt có mỏ khỏe, nửa trên
dài, cong trùm nửa mỏ dưới, mép mỏ sắc và dưới mỏ nhọn. Ngoài mỏ, chim ăn thịt còn có ngón
chân to, khỏe, vuốt lớn, dài cong và sắc để giữ mồi, mắt tinh (Diều, Cắt, Ưng, Cú mèo, Cú vọ, ).
Chim ăn xác chết ngoài những đặc điểm chung của chim ăn thịt, chúng còn có mỏ lớn, đầu cổ
trụi lông thuận tiện cho việc chiu rúc trong xác chết.
+ Chim ăn côn trùng gồm nhiều loài. Hình dạng mỏ rất khác nhau và phụ thuộc vào
phương thức bắt mồi. Mỏ khỏe và chắc như: Gõ kiến, Cú muỗi, ngắn như: chim chích, chim
khuyên, chim sâu.
+ Chim ăn quả mềm thường có mỏ to khỏe, mép mỏ có răng cưa lớn (Niệc, Cao cát, chùa
thầy, Cu rốc). Chim ăn hạt mỏ ngắn, hình nón khỏe.
+ Một số loài thích nghi và chuyên hóa với chế độ thức ăn phấn, mật hoa như hút mật.
Bắp chuối có mỏ dài, mảnh và hơi cong.
+ Thức ăn của chim còn thay đổi theo tuổi, theo mùa và phụ thuộc vào sự giàu nghèo của
môi trường sống.
3.3.3. Chu kỳ hoạt động của chim
- Hoạt động của chim không bị lệ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ mà chủ yếu phụ thuộc vào

khả năng kiếm mồi.
- Đa số các loài chim hoạt động ngày và thời gian bắt đầu từ lúc mờ sáng đến lúc mặt trời
lặn. Một số ít chim kiếm ăn lúc hoàng hôn và đêm.
- Hoạt động mùa của chim thể hiện rõ nét nhất là sự di cư. Di cư là một hiện tượng thích nghi
sinh học. Nhiều loài chim sống ở phương Bắc, hàng năm vào mùa rét di cư vào phương nam.
3.3.4. Sinh sản của chim
- Đặc điểm sinh sản của chim là làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con.
- Tuổi thành thục sinh dục của chim khác nhau và thường tỷ lệ với kích thước cơ thể.
- Mùa sinh sản của chim rừng khác nhau phụ thuộc vào cường độ, thời gian chiếu sáng,
nhiệt độ, độ ẩm không khí và nguồn thức ăn.
- Chim có hiện tượng ghép đôi vào mùa sinh sản (trừ các loài sống đôi suốt đời)
- Số lượng trứng chim đẻ trong một lứa khác nhau tùy loài.
- Chim có bản năng ấp trứng, thời gian ấp trứng tùy từng loài.
- Chim non nở ra được bố mẹ nuôi dưỡng một thời gian.
3.4. Chim rừng Việt Nam
Việt Nam thống kê được 828 loài thuộc 81 họ, 19 bộ
Chim là một trong những thành phần cấu tạo của hệ sinh thái rừng và có vai trò kinh tế,
sinh thái lớn, đặc biệt là bảo vệ thực vật rừng.
3.4.1. Bộ Cò (Ciconiiformes)
- Chim cỡ lớn và trung bình, mỏ dài, cổ dài, chân cao.
- Chân có 4 ngón dài: ngón tự do hoặc có màng bơi nhỏ giữa các ngón.
- Quanh mắt có đám da trần.
- Cánh có dài (130-820mm), rộng và tròn
- Lông cánh sơ cấp 10-12 chiếc
- Đuôi ngắn, tròn có 8-12 lông, thường chim đực và chim mái có bộ lông giống nhau
- Cò sống gần nước
- Chim đơn thê, mùa sinh sản sống đôi, sau mùa làm tổ sống đàn. Đẻ 2-6 trứng, cả chim
mái và chim đực đều ấp trứng, thời gian ấp từ 17-32 ngày. Chim non nở ra yếu, trụi lông, chưa
mở mắt.
- Bộ Cò có 111 loài, nước ta có 31 loài thuộc 3 họ: Diệc, Hạc, Cò quắm

3.4.1.1. Họ Diệc (Ardeidae)
- Gồm các loài chim cỡ lớn và trung bình.
18
- Chân cao, giò dài, phía trước giò phủ vảy ngang.
- Chân bốn ngón, giữa ba ngón có màng bơi nhưng chỉ có ngón giữa với ngón ngoài lớn.
- Vuốt dài, nhọn, mép trong của vuốt có răng cưa.
- Da trước và quanh mắt trần. Đuôi ngắn, thường đẻ 5 trứng.
- Đại diện: Cò trắng (Agretta garzetta Linnaeus, 1766),
* Cò trắng (Agretta garzetta Linnaeus, 1766)
Tên khác: Nộc cò (Tày)
Đặc điểm nhận biết
- Chim lớn, cánh dài 230-290mm, bộ lông trắng ngà
- Gáy có hai lông seo dài, mảnh.
- Cổ và ngực có nhiều lông dài, nhọn.
- Đuôi ngắn, mỏ và chân đen.
- Ngón chân xanh lục, mắt vàng, da quanh mắt vàng lục nhạt.
Sinh thái và tập tính
- Sống ở vùng đầm lầy, ruộng nước
- Làm tổ ở rừng cây, bụi rậm, rừng tre
- Sống đàn 5-50 con,.Kiếm ăn ban ngày
- Thức ăn là cá nhỏ, tôm tép và một số động vật xương sống nhỏ
- Đẻ trứng tháng 4-9 mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 3-5 trứng. Trứng ấp 23 ngày
Phân bố Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi. Ở Việt Nam gặp từ Bắc đến Nam
Giá trị sử dụng
Là nguồn thực phẩm cho thịt, trứng
Tình trạng
- CITES (2000): Không
- Nghị định 48 (2002): Không
- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): Không

3.4.1.2 Họ Cò quắm (Threskiornithidae)
- Gồm các loài chim trung bình và lớn, dài, khỏe và cong hình cung.
- Cổ dài khi bay duỗi thẳng ra phía trước.
- Chân cao, ngón chân có màng bơi bé.
- Nhiều loài đầu, cổ trụi lông. Không có diều trong hệ tiêu hóa.
- Chim đực và chim cái có lông giống nhau
* Cò quắm đầu đen (Threskiornis melanocephala Latham, 1790)
Tên khác: Quắm đen (Việt)
Đặc điểm nhận biết
- Chim lớn, cánh dài 343-383mm, lông màu xám tro
- Thân của tất cả các lông cánh (trừ lông thứ nhất) đen, phần còn lại của
bộ lông màu trắng
- Đầu, cổ trụi lông, da đen phớt xanh
- Da sườn và dưới cánh đỏ thẫm.
- Mỏ, chân đen
Sinh thái và tập tính
- Sống ở rừng ngập mặn, đầm lầy, ruộng nước
- Kiếm ăn ngày, ngủ đêm trên cành cây
- Thức ăn là cá nhỏ, tôm tép, ít loại côn trùng, lúa
- Đẻ trứng vào tháng 7 và tháng 12. Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 3-4
trứng, ấp 20 ngày
Phân bố
Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia,
Nhật Bản. Nước ta gặp ở Nam Bộ
Giá trị sử dụng
Là nguồn thực phẩm
19
Tình trạng
- CITES (2000): Không
- Nghị định 48 (2002): Không

- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): VU – Sẽ nguy cấp
3.4.2. Bộ Ngỗng (Anseriformes)
- Gồm các loài chim nước hoặc sống gần nước, cỡ lớn hay trung bình
- Cổ dài, chân ngắn, có bốn ngón, ba ngón phía trước nối với nhau bằng màng bơi rộng
- Mỏ rộng và dẹt theo chiều trên dưới. Bờ mỏ có nhiều gờ hay nếp sừng mỏng nằm ngang.
- Bộ lông dày, nhiều lông không thấm nước và phủ đều khắp cơ thể
- Chim trống và chim mái một số loài khác nhau. Con đực có cơ quan giao cấu dài, xoắn
và nằm trong huyệt.
- Thế giới có khoảng 145 loài ngỗng, nước ta có 24 loài.
3.4.2.1. Họ Vịt (Anatidae)
Chim nhỏ, trung bình và lớn. Chân ngắn, dáng nặng nề nhưng bay bơi tốt
* Vịt trời (Anas poecilorhyncha Oates, 1907)
Đặc điểm nhận biết
- Đầu nâu thẫm, hai bên đầu nhạt hơn, có dải nâu đậm chạy qua mắt
- Vai và ít lông lưng viền nâu. Hông và trên đuôi nâu thẫm
- Đuôi nâu đen có viền nâu nhạt, lông cánh nâu với lông bao cánh xám chì
- Ngực hung nhạt có điểm nâu, gốc mỏ đen, chóp mỏ vàng, chân đỏ.
Sinh thái và tập tính
- Sống ở các bãi lầy, trong các rừng sú vẹt ven biển, trên các đầm ruộng
nước. Kiếm ăn ngày, sống đàn 5-7 con
- Thức ăn là nhuyễn thể, giáp xác, quả hạt thực vật
- Vịt trời sinh sản vào tháng 5, làm tổ bụi cây, mỗi lứa đẻ 10-15 trứng.
Phân bố
Miến Điện, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Nước ta vịt trời gặp ở
các vùng từ Bắc đến Trung Bộ. Vịt trời di cư vào mùa đông.
Giá trị sử dụng
Là nguồn thực phẩm
Tình trạng
- CITES (2000): Không

- Nghị định 48 (2002): Không
- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): Không
3.4.3. Bộ Cắt (Falconiformes)
- Gồm các loài chim ăn thịt ngày có kích thước khác nhau
- Mỏ lớn nhưng ngắn, chóp mỏ trên nhọn, sắc và trùm xuống mỏ dưới.
- Chân to, khỏe và có bốn ngón, ngón có vuốt to, khỏe, cong nhọn và sắc.
- Bộ lông dày, chắc, cánh dày rộng bay lượn giỏi và êm. Mắt to và tinh
- Sống đơn thê, phần lớn không có sai khác giữa đực và cái và thường sống đôi qua nhiều
năm. Đẻ 1-5 trứng và có tập tính ấp trứng ngay từ đầu.
- Bộ Cắt có 271 loài. Nước ta có 46 loài thuộc các họ Ó cá, Cắt và Ưng.
3.4.3.1. Họ Ưng (Accipitridae)
- Họ có số loài nhiều nhất trong bộ Cắt
- Các loài thường có cánh rộng, tròn, bay tốt. Chân khỏe, mỏ khỏe và quặp
- Thức ăn là thú nhỏ, chim, bò sát nhỏ, ếch nhái, côn trùng. Ăn con mồi sống (trừ một số
loài ăn xác chết)
- Nước ta có 36 loài, đại diện: Kền kền rừng (Gyps indicus Scopoli), Diều hoa (Spilornis
cheela Swann, 1920), diều hâu (Milvus korschun Gray, 1831), Cắt lớn (Falco peregrinus), Cắt
lưng hung (Falco tinnunculus), Đại bàng đầu nâu (Aquila heliaca), Diều lửa (Haliastur indus), Ó
cá (Pandion haliaetus).
* Diều hâu (Milvus korschun Gray, 1831)
20
Đặc điểm nhận biết
- Chim tương đối lớn, dài cánh tới 475-529mm
- Đầu cổ hung nâu, lưng nâu thẫm
- Lông bao cánh và lông bao cánh sơ cấp đen, gốc phiến lông trong
phớt trắng
- Đuôi nâu với vằn nâu thẫm xẻ đôi, bụng nâu nhạt
- Mắt nâu, mỏ đen, da gốc mỏ vàng, chân vàng nhạt.
Sinh thái và tập tính

- Sống ở nhiều sinh cảnh khác nhau từ đồng bằng đến rừng núi
- Kiếm ăn ngày, thường bay lượn để tìm mồi
- Là loài chim di cư về mùa đông
- Thức ăn là chuột, chim, gà con và cá
Phân bố
Nhật Bản, Bắc Trung Quốc, Mông Cổ, Miến Điện. Nước ta Diều hâu
phân bố từ Bắc đến Thừa Thiên Huế
Giá trị sử dụng
Thực phẩm
Tình trạng
- CITES (2000): Phụ lục II
- Nghị định 48 (2002): Không
- IUCN (2003): LR – Ít nguy cấp
- Sách đỏ Việt Nam (2007): Không
3.4.4. Bộ Gà (Galliformes)
- Gồm các loài chim có kích thước khác nhau từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn
- Đầu nhỏ, cánh ngắn và tròn, bay nhanh nhưng không bay xa được
- Chân to, khỏe có bốn ngón, ngón có vuốt to thích nghi bới đất tìm mồi
- Mỏ kiểu ăn tạp, ngắn, khoe, hơi cong, mở rộng trên trùm lên phần mỏ dưới.
- Màu lông thay đổi, con trống thường có màu sặc sỡ.
- Gà là chim đa thê, kiếm ăn trên mặt đất, ăn tạp
- Tổ đẻ có thể làm trên cây, hay trên đất, đa số đẻ 5-10 trứng, chim mái ấp trứng, chim
non nở ra khỏe mạnh
- Bộ gà có 250 loài, nước ta có 22 loài thuộc họ Trĩ (Phasianidae)
- Đại diện: Gà rừng (Gallus gallus Linnaeus, 1758), Công (Pavo munticus Delacour,
1949), Gà mặt tiền vàng (Polyplectron bicalcaratum Delacour et Jabouille), Gà tiền mặt đỏ
(Polyplectron germaini Elliot, 1866), Gà lôi trắng (Lophura nycthemera Linnaeus, 1758), Gà lôi
lam mào trắng (Lophura edwaris Oustalet, 1896), Gà lôi làm mào đen (Lophura imperalis
Delacour et Jabouille , 1924), Gà lôi hông tía (Lophura diardi Bonaparte, 1856), Trĩ đỏ
(Phasianus colchicus Delacour, 1927), Trĩ sao (Rheinartia ocellata Elliot, 1871), Gà gô

(Francolinus pintadeanus Scopoli, 1786).
* Gà rừng (Gallus gallus Linnaeus, 1758)
Tên khác: Gà ri, Gà cỏ (Việt), Cáy dông (Tày), Cáy pá, Cáy Thướn (Thái), Nọ chay (mán)
Đặc điểm nhận biết
- Chim lớn, dài cánh tới 200-250mm, nặng 1,0-1,5kg
- Chim đực có lông đầu, cổ màu đỏ, màu da cam. Lưng và cánh đỏ
thẫm, ngực, bụng đuôi đen
- Chim mái nhỏ, toàn thân màu nâu xỉn
- Mào thịt đỏ, châm xám nhạt.
Sinh thái và tập tính
- Sống định cư và ở trong nhiều kiểu rừng, thích hợp nhất là rừng thứ
sinh hay rừng gỗ pha nứa. Kiếm ăn ngày, sống theo đàn
- Thức ăn là các loại quả mềm, hạt cỏ dại, hạt cây lương thực, các loài
động vật nhỏ
- Mùa sinh sản của gà rừng bắt đầu từ tháng 3, mỗi lứa đẻ 5-10 trứng,
ấp 21 ngày, con non khỏe
21
Phân bố
Nam Trung Quốc, Bắc Miến Điện, Lào, Campuchia. Nước ta gà rừng
gặp khắp các vùng trung du, miền núi
Giá trị sử dụng
Thực phẩm
Tình trạng
- CITES (2000): Không
- Nghị định 48 (2002): Không
- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): Không
* Công (Pavo munticus Delacour, 1949)
Tên khác: Cuông (Việt), Nộc dung (Tày, Thái)
Đặc điểm nhận biết

- Là loài lớn nhất trong bộ gà, dài cánh tới 445-500mm
- Con đực có mào lông đen ánh xanh. Vùng ngực, cổ màu lục óng ánh.
Lông bao đuôi dài ra thành lông trang hoàng màu lục ánh đồng, trên
mỗi lông đuôi có một sao tròn xanh thẫm, bao quanh là bốn vòng lục
xanh, đỏ đồng vàng và nâu
- Chim mái không có mào và không có lông đuôi trang hoàng
- Chim đực và chim mái đều có cựa
Sinh thái và tập tính
- Sống ở rừng, thích hợp với rừng thưa xen vạt cỏ, không sống trong
rừng rậm. Định cư ở độ cao dưới 1000m
- Kiếm ăn ngày, trưa bay lên cây nghỉ
- Thức ăn là cỏ dại, côn trùng, ếch nhái
- Mùa sinh sản của công bắt đầu từ tháng 4, mỗi lứa đẻ 5-6 trứng, ấp
27-30 ngày, Công con sau một năm mới sống độc lập, sau 3 năm tuổi
mới đủ lông trưởng thành
Phân bố
Nam Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Campuchia, Thái Lan. Nước ta
trước kia phân bố rộng, nay còn chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ
Giá trị sử dụng
Làm cảnh, thương mại
Tình trạng
- CITES (2000): Phụ lục IIB
- Nghị định 48 (2002): nhóm IB
- IUCN (2003): VU – Sẽ nguy cấp
- Sách đỏ Việt Nam (2007): EN – Nguy cấp
3.4.5. Bộ Sếu (Gruiformes)
- Gồm các loài chim có kích thước khác nhau.
- Chân cao, có 4 ngón hoặc 3 ngón, ngón cái thường nhỏ và nằm trên cao.
- Cánh tròn, ngắn, bay kém (trừ Sếu).

- Sống ở các bãi cỏ nhiều cây bụi, các đầm lầy, ao hồ, nhiều cây thủy sinh.
- Việt Nam có 21 loài thuộc 5 họ: Cun cút (Turnicidae), Sếu (Gruidae), Gà nước
(Rallidae), Ô tác (Heliornithidae) và Chân bơi (Otidae)
3.4.5.1. Họ Sếu (Gruidae)
- Sếu là chim cỡ lớn, cổ dài và chân cao
- Chân có bốn ngón, ngón giữa và ngón ngoài có màng hẹp, ngón cái nằm phía sau nhỏ
và cao. Cánh dài, rộng, có khả năng bay cao và xa
- Là loài sống đơn thê, nhiều đôi sống chung với nhau suốt đời, thường đẻ 1-2 trứng.
Chim non khỏe.
* Sếu cổ trụi (Grus antigone Blanford, 1929)
Tên khác: Sếu đầu đỏ (Việt)
Đặc điểm nhận biết - Chim lớn, cánh dài 600-675mm.
22
- Đầu và phần trên cổ trụi lông (trừ đám lông xám ở má)
- Phần dưới cổ và toàn bộ lông còn lại màu xám.
- Khi bay cổ và chân duỗi thẳng
- Mắt vàng cam, mỏ xám lục, da cổ và đầu đỏ.
Sinh thái và tập tính
- Là chim di cư trú đông, sống ở vùng đất ngập nước rộng lớn. Sinh
cảnh thích hợp là rừng tràm có nhiều sinh vật thủy sinh
- Sống đôi, kiếm ăn ban đêm
- Thức ăn là các động vật nhỏ, thực vật
- Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 4, tổ làm trên cồn đất, đẻ 2 trứng, ấp 28-32
ngày, khi nở thường chỉ một con sống sót, trưởng thành sau 3 năm.
Phân bố
Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Mailaisia. Ở nước ta Sếu cổ trụi gặp
ở Đồng Tháp
Giá trị sử dụng
Thực phẩm, khoa học
Tình trạng

- CITES (2000): Phụ lục II
- Nghị định 48 (2002): nhóm IB
- IUCN (2003): VU – Sẽ bị đe dọa
- Sách đỏ Việt Nam (2007): VU – Sẽ nguy cấp
3.4.6. Bộ Bồ câu (Columiformes)
- Gồm các loài có kích thước trung bình, thân bầu dục và chắc, cổ ngắn. Cánh dài và nhọn
- Chân ngắn, có bốn ngón dài với vuốt nhắn và khỏe. Mỏ thẳng, gốc mỏ có da mềm
- Bộ lông dày và dễ rụng. Chim đực và chim cái có màu giống nhau.
- Hoạt động ban ngày, ăn thực vật, sống đơn thê, sống đôi, mỗi lứa đẻ 2 trứng, ấp 18-30 ngày
- Chim mẹ có tuyến sữa nuôi con
- Bộ Bồ câu có 300 loài, giá trị kinh tế lớn. Việt Nam có 22 loài thuộc họ Bồ Câu
(Columbidae).
- Đại diện: Cu xanh (Treron curvirostra Hodgson, 1836), Cu gáy (Streptopelia chinensis
Temminck, 1810), Cu ngói (Streptoprlia trangquebarica Temminck, 1824)
* Cu gáy (Streptopelia chinensis Temminck, 1810)
Tên khác: Nộc cu (Tày), Con cù (Mường)
Đặc điểm nhận biết
- Chim lớn, cánh dài 140-166 mm.
- Đầu, gáy, ngực và bụng nâu nhạt phớt tím hồng
- Có nửa vòng tròn đen chấm trắng (cườm) ở cổ.
- Mắt nâu đỏ, mỏ đen, chân tía
Sinh thái và tập tính
- Chim định cư và sống ở nhiều sinh cảnh khác nhau, thích nhất là xác
dải rừng còn lại giữa nương rẫy, không sống trong rừng rậm
- Kiếm ăn ngày, trưa nghỉ, đêm ngủ trong bụi rậm, cành cây, tán rậm
- Thức ăn hạt cây cỏ dại và ít côn trùng
- Sinh sản cuối tháng 2 đến tháng 5, mỗi lứa đẻ 2-5 trứng, ấp 12-14 ngày.
Phân bố
Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaisia.
Nước ta cu gáy gặp khắp các vùng từ trung miền núi.

Giá trị sử dụng
Thực phẩm, có giá trị bảo vệ nông nghiệp
Tình trạng
- CITES (2000): Không
- Nghị định 48 (2002): Không
- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): Không
3.4.7. Bộ Vẹt (Psittaciormes)
23
- Gồm các loài chim nhỏ và trung bình, màu lông sặc sỡ. Đầu lớn, cổ ngắn, thân chắc
- Mỏ trên của vẹt khớp động với hàm nên có thể gập lên trên và có thể há miệng rộng thêm.
Mỏ dưới có khả năng di chuyển ngang và trước, sau
- Chăn ngắn, có bốn 4 ngón và sắp xếp kiểu leo trèo (ngón I và IV ở sau, ngòn II và III ở trước).
- Não bộ khá phát triển nên có thể học và bắt chước được một số âm điệu của người và động
vật khác.
- Vẹt sống trên cây, leo trèo bằng cả chân và mỏ. Tổ làm trong hốc cây hay hang đá, thường
đẻ 2-5 trứng mỗi lứa.
Bộ vẹt có 315 loài. Việt Nam có 7 loài thuộc họ Vẹt (Psittacidae)
- Đại diện: Vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri Muller, 1776), Vẹt má vàng (P. eupatria), Vẹt
đầu xám (P. finschii), Vệt đầu hồng (P. roseata), Vẹt lùn (Loriculus vernalis).
* Vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri Muller, 1776)
Tên khác: Con két (Việt ở Gia Lai), Nộc mọ (Tày), Mọc mo (Thái)
Đặc điểm nhận biết
- Chim trung bình, dài cánh 162-174mm.
- Đầu xanh lơ phớt tím
- Lông gốc mỏ trên, vệt trước mắt và cằm màu đen, mặt trên cổ lục tươi
- Lông đuôi giữa xanh nhạt, lông cánh xanh mút vàng, ngực tím, bụng
trắng hồng.
- Mắt vàng nhạt, mỏ trên con đực đỏ tươi, con cái đen, mỏ dưới cả đực
và cái đen, chân vàng lục

Sinh thái và tập tính
- Sống định cư ở rừng gần nương rẫy, thích nhất là vùng ven rừng
- Từ tháng 7 đến tháng 10 Vẹt sống thành đàn 40-50 con, các tháng còn
lại sống thành đôi hoặc đàn nhỏ
- Kiếm ăn ban ngày trên các nương ngô, đậu của bản
- Thức ăn là quả mềm, hạt cây lương thực và mầm non các loài cây
- Mùa sinh sản từ tháng 4 đến giữa tháng 7, làm tổ trong hốc cây, mỗi
lứa đẻ 3-4 trứng
Phân bố
Himalaya, Đông Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt
Nam, Nam Trung Quốc. Nước ta vẹt ngực đỏ phân bố khắp các vùng
rừng.
Giá trị sử dụng
Làm cảnh, thương mại
Tình trạng
- CITES (2000): Phụ lục II
- Nghị định 48 (2002): Nhóm IIB
- IUCN (2003): LC – Ít lo ngại
- Sách đỏ Việt Nam (2007): Không
3.4.8. Bộ Cú (Strigformes)
- Gồm các loài chim ăn thịt đêm, kích thước thay đổi.
- Mỏ ngắn, mỏ trên cong, mép mỏ sắc, chóp mỏ nhọn, gốc phủ da mềm
- Mắt lớn, hướng về phía trước. Lỗ tai rộng và thường có nếp da tai
- Lông mặt nhỏ và xếp tỏa ra xung quanh thành “đĩa mặt”. Lông thân dày, mềm và nhẹ
- Chân ngắn và phần lớn giò phủ lông
- Kiếm ăn đêm, ngủ ngày, làm tổ trong hang, đẻ 3-5 trứng, chim đực và chim mái cùng ấp
trứng, chim non yếu.
- Bộ Cú có 134 loài, nước ta có 18 loài.
- Đại diện: Cú lợn lưng xám (Tyto alba Hartert, 1929), Dù dì phương đông (Ketupa
zeylonensis Delacour, 1826), Cú vọ sườn hung (Glaucidum cuculoides Ripplay), Cú lợn lưng nâu

(Tyto capensis), Cú mèo nhỏ (Otus sunia), Cú mèo khoang cổ (Otus bakkamoena)
24
* Cú lợn lưng xám (Tyto alba Hartert, 1929)
Tên khác: Chim ma, Hét ma (Việt)
Đặc điểm nhận biết
- Chim trung bình, dài cánh 275-323mm.
- Lưng, bao cánh lấm tấm lâu nhạt và trắng
- Cánh hung vàng xỉn có vằn rộng
- Đuôi hung vàng lấm tấm nau
- Đĩa mặt trắng óng ánh và nối liền nhau, lông quanh mắt hung nâu
- Vòng cổ trắng nhung, nửa dưới hung nâu thẫm.
Sinh thái và tập tính
- Sống định cư khắp các vùng, đặc biệt gần khu dân cư
- Kiếm ăn ban đêm (tai thính, mắt tinh)
- Thức ăn chủ yếu là chuột, động vật nhỏ khác
- Mùa sinh sản từ cuối tháng 4, tổ làm trong hốc cây, trong nhà, mỗi lứa
đẻ 4-7 trứng, vỏ trắng, ấp 25-27 ngày
Phân bố
Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Nước ta cú lợn gặp khắp
các vùng.
Giá trị sử dụng
Thiên địch bảo vệ mùa màng
Tình trạng
- CITES (2000): Không
- Nghị định 48 (2002): Không
- IUCN (2003): Không
- Sách đỏ Việt Nam (2007): Không
3.4.9 Bộ Cu cu (Cuculiformes)
- Gồm các loài chim cỡ trung bình và nhỏ
- Bộ lông dầy và bám rất chắc vào da. Lông ở đa số loài có màu tối

- Cánh dài, nhọn, bay tốt, đuôi ngắn, chân ngắn, giò phủ lông
- Chân bốn ngón xếp kiểu leo trèo (2 ngón trước, 2 ngón sau)
- Hoạt động ban ngày, ăn động vật nhỏ, chủ yếu là côn trùng
- Nhiều loài là chim đơn thê, vào mùa sinh sản ghép đôi, làm tổ. Nhiều loài đa thê, không biết
làm tổ
- Bộ Cu cu có 150 loài. Việt Nam có 18 loài thuộc một họ cu cu (Cuculidae)
- Đại diện: Bắt côi trói cột (Cuculus micropterus Gould, 1837), Chèo chẹo lớn (Cuculus
spraverioides Vigors, 1831), Khát nước (Clamator coromandus Linnaeus, 1766), Phướn
(Phoenicophaeus tristis Mayr, 1938), Bìm bịp (Centropus sinensis Hume, 1873)
* Bắt côi trói cột (Cuculus micropterus Gould, 1837)
Đặc điểm nhận biết
- Chim trung bình, dài cánh 169-209mm.
- Đầu, cổ xám tro, cằm ngực xám tro
- Lưng nâu, lông cánh sơ cấp có vằn trắng ở phiến lông trong
- Lông đuôi có mút trắng và một dải đen gần mút, bụng trắng đục có
vằn đen
- Mắt nâu, mỏ đen nâu, chân vàng
Sinh thái và tập tính
- Sống ở trong rừng, trong các rừng cây gỗ cao
- Sống đơn
- Kiếm ăn ngày
- Thức ăn chủ yếu là côn trùng
- Mùa sinh sản từ giữa tháng 3 đến tháng 4, con đực kêu “Bắt côi, trói
cột” trong cả ngày và đêm, không biết làm tổ.
Phân bố Miến Điện, Ấn Độ, Triều Tiên, Thái Lan, Lào, Nam Trung Quốc Việt
Nam. Nước ta dù dì phương đông gặp ở khắp các vùng trung du, miền
25

×