Tải bản đầy đủ (.ppt) (59 trang)

báo cáo tiểu luận môn sở hữu trí tuệ quyền bảo hộ giống cây trồng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 59 trang )

QUYỀN BẢO HỘ GIỐNG CÂY
TRỒNG Ở VIỆT NAM

GVHD:PGS TS Vũ Chí Lộc

Nhóm 3: Nguyễn Phương Lan
Nguyễn Minh Hoàn
Đào Thị Mây
Nguyễn Thị Ngân
Nguyễn Thị Trúc Như
Đỗ Thị Thanh Tạo
Lớp TM 6A
Nội dung
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT BẢO
HỘ GCT TẠI VIỆT NAM
II. LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ GCT TRÊN
THẾ GIỚI
III. NHỮNG THÀNH TỰU VỀ BẢO HỘ GCT
IV. TÌNH HÌNH TRANH CHẤP GCT Ở VIỆT NAM
V. THỰC TRẠNG BẢO HỘ GCT TẠI VIỆT NAM
VI. GIẢI PHÁP CHO VIỆC BẢO HỘ GCT TẠI VIỆT
NAM
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ
LUẬT BẢO HỘ GCT TẠI VIỆT NAM
1. Khái niệm về giống cây trồng
2. Khái niệm về giống cây trồng được bảo hộ
3. Điều kiện chung đối với cây trồng được bảo hộ
4. Đăng ký quyền đối với giống cây trồng
5. Cách thức nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây
trồng
6. Bằng bảo hộ giống cây trồng và Sổ đăng ký quốc gia về


giống cây trồng được bảo hộ
7. Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng
1.Khái niệm về giống cây trồng
Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng
một cấp phân loại thực vật thấp nhất. Quần thể này
đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân
giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các
tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu
gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể
cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một
tính trạng có khả năng di truyền được.
2. Khái niệm về giống cây trồng
được bảo hộ
(Điều 158, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa
đổi, bổ sung năm 2009)
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo
hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng
được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất,
tính ổn định và có tên phù hợp.
3. Điều kiện chung đối với giống
cây trồng được bảo hộ
3.1 Tính mới đối với giống cây trồng
3.2 Tính khác biệt đối với giống cây trồng
3.3 Tính đồng nhất đối với giống cây trồng
3.4 Tính ổn định của giống cây trồng
3.5 Tên của giống cây trồng
3.1. Tính mới của giống cây
trồng (Điều 159)
Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu

nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây
trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy
định tại Điều 164 của Luật này hoặc người được
phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách
khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên
lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một
năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp
đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc
loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây
trồng khác.
3.2. Tính khác biệt của giống
cây trồng (Điều 160)
Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng
phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến
rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được
hưởng quyền ưu tiên.
3.3. Tính đồng nhất của giống
cây trồng (Điều 161)
Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu
hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch
trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong
quá trình nhân giống.
3.4. Tính ổn định của giống cây
trồng (Điều 162)
Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng
liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện
như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống
hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống
theo chu kỳ.
3.5. Tên của giống cây trồng

(Điều 163)
1. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho
giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về
quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với
tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết
với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận
về bảo hộ giống cây trồng.
2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên
đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của
các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi
trong cùng một loài hoặc loài tương tự.
4. Đăng ký quyền đối với giống
cây trồng
1. Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ
chức, cá nhân phải thực hiện việc nộp đơn đăng ký
bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối
với giống cây trồng.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây
trồng (sau đây gọi là người đăng ký) bao gồm:
a) Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển
giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình;
4. Đăng ký quyền đối với giống
cây trồng
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và
phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ
trường hợp có thoả thuận khác;
c) Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng
ký bảo hộ giống cây trồng.
3. Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển do sử
dụng ngân sách nhà nước hoặc từ dự án do Nhà nước quản lý thì

quyền đối với giống cây trồng đó thuộc về Nhà nước. Chính phủ
quy định cụ thể việc đăng ký quyền đối với giống cây trồng quy
định tại khoản này.
5. Cách thức nộp đơn đăng ký quyền
đối với giống cây trồng(Điều 165)
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 157 của Luật này nộp đơn
đăng ký quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơn đăng
ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt
Nam.
6. Bằng bảo hộ giống cây trồng và Sổ đăng
ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ
(Điều 168)
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận tên giống và
loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống
cây trồng (sau đây gọi là chủ bằng bảo hộ), tên tác
giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với
giống cây trồng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây
trồng ghi nhận việc cấp Bằng bảo hộ và nội dung
Bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây
trồng được bảo hộ và lưu giữ các thông tin đó.
7. Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây
trồng (Điều 169)
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt
Nam.
2. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết
hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến
hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
II.LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ
GIỐNG CÂY TRỒNG TRÊN THẾ GIỚI


2.1. Công ước đa dạng sinh học (CBD –
Convention on Biological Diversity)

Đa dạng sinh học: Sự khác nhau giữa
các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi: hệ
sinh thái trên cạn, trong đại dương và
các hệ sinh thái thủy vực khác.

Lịch sử: 05/06/1992, CBD được các
nước ký kết trong Hội nghị về Môi
trường và phát triển của UN tại Janeiro
(Brazin). Hiệu lực ngày 29/03/1993
Tính đến tháng 10/2010, CBD có 192 thành viên. Việt Nam
tham gia vào ngày 16/11/1994.
Mục tiêu:

Bảo tồn đa dạng sinh học;

Sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học;

Chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích thu được từ việc sử
dụng tài nguyên di truyền.
Nội dung:

Chủ quyền Quốc gia và mối quan tâm
chung của nhân loại;

Bảo tồn và sử dụng bền vững;


Các vấn đề liên quan đến tiếp cận và
chia sẻ lợi ích
Vấn đề bảo tồn, sử dụng và phát triển
nguồn gen:

Điều tra và giám sát;

Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích;

Công nghệ sinh học và an toàn sinh
học
2.2. Hiệp ước ITPGRFA (International Treaty on Plant Genetic
Resources for Food and Agriculture
Lịch sử: Ngày 03/11/2011, Ủy ban về tài nguyên di
truyền thực vật nông lương của FAO đã thông qua
Hiệp ước Quốc tế về tài nguyên di truyền thực vật
nông lương phục vụ mục tiêu lương thực và nông
nghiệp (ITPGRFA)
Hiệu lực tháng 06/2004.
Có 120 nước phê chuẩn. Việt Nam chưa tham gia.
Mục tiêu:
Bảo tồn và sử dụng bền vững TNDTTVLN
Chia sẻ lợi ích công bằng và hợp lý từ sử dụng
TNDTTVLN
2.3. Nghị định thư Cartagena
Lịch sử: Nghị định thư về an toàn sinh học thực
hiện theo điều 8 của CBD
Hiệu lực ngày 11/09/2003. Hiện có 140 nước phê
chuẩn.
Mục tiêu:

Bảo vệ đa dạng sinh học khỏi các nguy cơ rủi ro
của sinh vật sống biến đổi gen tạo ra từ công
nghệ sinh học hiện đại.
2.4. Hiệp định TRIPS

Là hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến
quyền SHTT.

Hiệu lực năm 1995. Các thành viên WTO bắt buộc tham
gia.

Việc bảo hộ giống cây trồng đề cập trong điều 27 – phần
liên quan đến sáng chế.
2.5. Công ước Quốc tế về bảo hộ giống cây
trồng mới UPOV (The International Union for
the Protect of New Varieties of Plants)
Lịch sử:

Năm 1961, Công ước Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng
mới được xây dựng.

Được sửa đổi vào năm 1972, 1978 (Văn kiện 1978) và
1991(Văn kiện 1991).

Văn kiện 1978 thiết lập liên minh Quốc tế về Bảo hộ các
giống cây trồng mới (UPOV)
UPOV:

Trụ sở đặt tại Geneva


Tính đến 08/12/2011, UPOV có tất cả 70 thành viên.Việt Nam gia
nhập ngày 24/12/2006

Hợp tác chặt chẽ với WIPO.
Tuyên ngôn:
Cung cấp và hỗ trợ hệ thống bảo hộ giống cây trồng mới hoạt động
một cách có hiệu quả, với mục tiêu khuyến khích việc phát triển các
giống cây trồng mới vì lợi ích cộng đồng.
Nội dung:

Bảo tồn nguồn gen cây trồng;

Tiếp cận nguồn gen cây trồng;

Công khai về nguồn gốc;

Chia sẻ lợi ích

Nghĩa vụ thực hiện BHGCT của thành viên WTO

×