Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9 môn Tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.46 KB, 21 trang )

Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
Họ và tên:
Đơn vị công tác:
I. Lý do chọn đề tài
- Đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay.
- Đa số học sinh rất sợ tiếp cận với bài văn dài và khó .
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh lớp 9 Trường THCS Tân Bình, nhất là những
học sinh yếu kém.
-Phương pháp nghiên cứu:Đọc tài liệu, dự giờ trò chuyện thăm dò ý kiến.
III. Đề tài đưa giải pháp mới
Giúp học sinh tìm hiểu thông tin từ bài khóa và kỹ năng đọc hiểu cho
học sinh.
IV. Hiệu quả áp dụng
Học sinh yếu, kém biết tổng hợp thông tin từ bài khoá đã cho.
V. Phạm vi áp dụng
Các trường vùng sâu.
Tây Ninh ngày 18 tháng 02 năm 2009
Người thực hiện
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Trang 1
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
Trong giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã
được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Chúng ta không
ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện
đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng yêu cầu
học tập ngày càng cao của nhân dân. Khi mà trong thời đại hiện nay- thời đại
chúng ta mới gia nhập WTO- thời đại của công nghệ thông tin với sự phát


triển như vũ bảo của khoa học và công nghệ, lượng kiến thức của loài người
càng tăng lên với tốc độ chóng mặt thì việc rèn luyện tư duy lập lại không
còn đáp ứng yêu cầu của thời đại nữa.
Chính vì vậy, mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng việc
phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả
năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em, coi học sinh là chủ thể hoạt
động, khuyến khích các hoạt động tích cực, sáng tạo trong quá trình dạy học.
Học ngoại ngữ, học sinh có cơ hội tiếp cận thông tin về con người và
nền văn hoá của thế giới nói chung và của một số nước nói tiếng anh nói
riêng. Mức độ tiếp cận thông tin càng cao thì việc dạy học càng thuận lợi.
Điều này đòi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều thiết bị dạy học và nhiều hình
thức dạy học linh hoạt trên lớp.
Qua theo dõi hoạt động học tập của học sinh lớp 9, tôi nhận thấy các
em rất sợ khi tiếp cận với các bài văn vừa dài vừa khó. Từ đó, bản thân tôi
xác định rằng rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh là một trong những
yếu tố cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh; đồng thời,
giúp học sinh dần dần hình thành một năng lực phán đoán ngôn ngữ, vượt
qua trở ngại khi tiếp cận với đoạn văn khó và hình thành được một vốn từ
vựng phong phú để hổ trợ cho việc học Tiếng Anh. Đó chính là lý do mà tôi
chọn đề tài này để nghiên cứu.
II. Đối tượng nghiên cứu:
Trang 2
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
Tìm hiểu thăm dò ý kiến học sinh nhằm đề ra biên pháp thích hợp để
rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 9, cụ thể là lớp 9A
1
, 9A
2
của
trường THCS Tân Bình, Thị Xã, Tỉnh Tây Ninh.

III. Phạm vi nghiên cứu:
Xác định được tư tưởng chủ đạo của việc đổi mới phương pháp dạy
học là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng
dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinh tự giác, chủ động tìm tòi và có ý thức
vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được. Do
vậy, bản thân luôn cố gắng lựa chọn phương tiện, phương pháp dạy học và
hình thức tổ chức trên lớp sao cho khả thi, phù hợp với khả năng tiếp thu,
nhu cầu của học sinh và điều kiện giảng dạy của từng trường, từng lớp.
Chính vì vậy, tôiâ xin giới hạn đề tài với vấn đề “rèn kỹ năng đọc hiểu cho
học sinh lớp 9” trong một phạm vi nhỏ hẹp ở lớp 9A
1 ,
9A
2
mà tôi dạy ở
trường THCS Tân Bình.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Đọc tài liệu:
-Tài liệu học lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học cho giáo viên
Tiếng Anh do PGD&ĐT Thị Xã tổ chức (TKT course).
-Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên “ Một số vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học môn Tiếng Anh- THCS”.
-Tài liệu tham khảo từ các lớp học Workshop.
-Tài liệu từ các lớp học thay sách.
2.Dự giờ:
Dự giờ đồng nghiệp và đúc kết được nhiều kinh nghiệm giảng dạy.
3.Trò chuyuện, thăm dò ý kiến:
Trò chuyện kết hợp với thăm dò ý kiến của học sinh lớp 9 trường THCS
Tân Bình.
Trang 3
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9

B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Đọc hiểu đóng vai trò quan trọng vì:
- Giúp học sinh rèn kỹ năng ngôn ngữ.
Trang 4
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
- Mở rộng kiến thức về thế giới xung quanh các em, thúc đẩy sự
phát triển tư duy ngôn ngữ, góp phần hoàn thiện và hiểu tiếng mẹ đẻ thấu
đáo hơn.
- Cung cấp cho học sinh nhiều kinh nghiệm quí báo liên quan đến
thực tế.
- Thông qua các bài học, học sinh có thể phát triển kỹ năng đọc
hiểu, đồng thời qua đó mở rộng nội dung chủ điểm, mở rộng cách sử dụng
ngữ liệu đã học vào các tình huống, ngữ cảnh mới làm phong phú thêm vốn
từ, vốn kiến thức của học sinh về chủ điểm đang học.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Tình hình nhà trường:
Trường Tân Bình là một trường nằm trong một xã vùng sâu của
Thị Xã nên việc tiếp cận với khoa học công nghệ rất hạn chế. Nhân dân chủ
yếu sống bằng nghề nông, đời sống tương đối vất vả.
Nhìn chung, Tân Bình là một trường nhỏ, còn hạn chế về nhiều
mặt như: cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại….
2. Tình hình học sinh:
Lớp 9A
1
: 31/14 nữ
Lớp 9A
2
: 36/21nữ
* Ưu điểm:

- Các em tích cực phát biểu ý kiến xây dưng bài, có chuẩn bị
bài trước khi đến lớp.
- Trong giờ học, các em chú ý nghe giảng bài và thực hiện được
những yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh biết cách thực hiện tổ nhóm hoặc thực hành cặp tạo
bầu không khí sôi nổi cho lớp trong giờ học.
Trang 5
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
- Các em thích môn Tiếng Anh vì sau mỗi tiết học các em được
tham gia các trò chơi rất thú vị nhằm kích thích hứng thú học tập của học
sinh.
- Các em thường xuyên hoàn thành bài tập ở nhà trước khi đến
lớp.
* Tồn tại:
- Các em còn hạn chế phần từ vựng, các em không nhớ nghĩa
của từ.
- Còn hạn chế rất nhiều về cách phát âm dẫn đến đọc bài chưa
lưu loát.
- Khả năng viết của học sinh cũng gặp nhiều khó khăn vì hạn
chế vốn tư, viết chưa cẩn thận và còn sai lỗi chính tả nhiều.
- Do chương trình mới nên sách giáo khoa Tiếng Anh 9 chứa
rất nhiều ngữ liệu mới, học sinh chưa thể nắm bắt được tất cả từ vựng, cấu
trúc ngữ pháp. Ngoài ra, có một số bài nội dung quá khó nên ảnh hưởng rất
nhiều đến sự hiểu bài của học sinh.
- Do thời gian lên lớp có hạn, ít hơn so với nội dung kiến thức
cần truyền thụ cho học sinh, giáo viên ít sửa bài tập tại lớp nên học sinh còn
làm sai bài tập khá nhiều khi ứng dụng các dạng bài tập đó vào bài kiểm tra.
- Một bộ phận học sinh thường xuyên bỏ quên tập ở nhà gây
xao lãng và mất tập trung trong giờ học, kết quả dẫn đến là các em đó không
hiểu bài và mất căn bản cho bài học sau.

- Học sinh rất dễ quên bài nhất là các bài đọc hiểu mà học sinh
không tổng hợp được thông tin chính và rất sợ phần ứng dụng bài tập.
III. Nội dung:
Để phát triển được kỹ năng đọc hiểu của học sinh, nhất thiết trong
một tiết học đọc tôi nghĩ rằng giáo viên nên tổ chức thực hành tổ nhóm.
1. Những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức tổ nhóm:
Trang 6
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
a.Thuận lợi:
- Giúp cho học sinh tự tin hơn.
- Khi tham gia tổ nhóm, học sinh có thể giúp đở lẫn nhau, học
sinh khá giỏi có thể kèm học sinh yếu kém giúp nhau cùng tiến bộ.
- Học sinh học được tính độc lập trong quá trình học và không
lệ thuộc hoàn toàn vào giáo viên.
- Học sinh có được bầu không khí học thoải mái, không bó
buộc.
- Học sinh tiếp thu và nhớ bài lâu hơn.
- Học sinh có thể tự kiểm tra mức độ hiểu bài của mình.
- Học sinh có cơ hội đóng góp ý kiến riêng của mình cho nhóm,
trao đổi ý kiến lẫn nhau và có thể học hỏi được những điều hay từ bạn.
b. Khó khăn:
- Tốn thời gian.
- Giáo viên khó kiểm soát lớp.
- Lớp học thường xuyên bị ồn và làm mất trật tự trong lớp học.
- Một số học sinh tận dụng cơ hội để làm việc riêng hoặc
không làm việc ỷ lại vào những học sinh khá giỏi trong nhóm.
c. Hướng khắc phục:
- Thường xuyên cho học sinh quen dần với việc thực hành nhóm
và đưa ra các qui định trong việc thực hành nhóm.
- Trước khi thực hành nhóm, giáo viên phải hưỡng dẫn kỹ các

yêu cầu đề ra.
- Trong quá trình học sinh thực hành nhóm, giáo viên phải quan
sát lớp và hướng dẫn nếu học sinh gặp khó khăn.
- Đơn giản quá các câu hỏi quá sức với học sinh yếu.
2. Cách tổ chức:
a. Chuẩn bị:
Trang 7
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
* Yêu cầu đối với giáo viên:
Giáo viên cần chuẩn bị một số đồ dùng dạy học khi tổ chức một
bài đọc hiểu tại lớp.
+ Tranh ảnh có sẳn tại trường (bộ đồ dùng dạy học trường tự
trang bị hoặc do phòng cấp)(nếu có)
+ Tranh ảnh tự sưu tầm trên báo chí có liên quan đến nội dung
bài học.
+ Máy cassette và băng ghi.
+ Bảng phụ.
+ Thẻ thông tin.
*Yêu cầu đối với học sinh:
Để một bài đọc đạt hiệu quả cao đòi hỏi học sinh phải thực hiện
các yêu cầu sau:
+ Có đầy đủ sách giáo khoa.
+ Chuẩn bị sẳn các đồ dùng giáo viên đã dặn dò trong tiết
trước, chuẩn bị sẳn sàng bảng nhóm trên lớp.
+ Dành nhiều thời gian để đọc bài trước ở nhà.
+ Tìm nghĩa của từ hoặc cụm từ mới xuất hiện trong bài đọc.
b. Thời gian:
Giáo viên phải tự phân thời gian một cách rõ ràng cho từng
phần trong bài đọc trước khi bắt đầu tiết học, đặt biệt là phải đưa ra thời gian
cho việc thảo cầu sau:

+ Có đầy đủ sách giáo khoa.
+ Chuẩn bị sẳn các đồ dùng giáo viên đã dặn dò trong tiết
trước, chuẩn bị sẳn sàng bảng nhóm trên lớp.
+ Dành nhiều thời gian để đọc bài trước ở nhà.
+ Tìm nghĩa của từ hoặc cụm từ mới xuất hiện trong bài đọc.
b. Thời gian:
Trang 8
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
Giáo viên phải tự phân thời gian một cách rõ ràng cho từng
phần trong bài đọc trước khi bắt đầu tiết học, đặt biệt là phải đưa ra thời gian
cho việc thảo cầu sau:
+ Có đầy đủ sách giáo khoa.
+ Chuẩn bị sẳn các đồ dùng giáo viên đã dặn dò trong tiết
trước, chuẩn bị sẳn sàng bảng nhóm trên lớp.
+ Dành nhiều thời gian để đọc bài trước ở nhà.
+ Tìm nghĩa của từ hoặc cụm từ mới xuất hiện trong bài đọc.
b. Thời gian:
Giáo viên phải tự phân thời gian một cách rõ ràng cho từng
phần trong bài đọc trước khi bắt đầu tiết học, đặt biệt là phải đưa ra thời gian
cho việc thảo luận nhóm.
c. Học sinh hoạt động theo tổ nhóm:
Sau khi giáo viên đã cung cấp hết dữ liệu cho học sinh, hoạt
động tiếp theo là cho học sinh hoạt động nhóm:
- Giáo viên đi vòng quanh lớp để theo dõi học sinh làm việc.
- Giáo viên hướng dẫn để giúp học sinh hoàn thành yêu cầu
của bài tập nếu học sinh gặp khó khăn.
- Học sinh được yêu cầu viết đáp án của nhóm lên bảng nhóm
đã chuẩn bị trước.
- Giáo viên đề nghị học sinh đính bảng nhóm lên và đưa ra
đáp án.

d. Kiểm tra chung:
- Giáo viên cùng lớp kiểm tra đáp án của mỗi nhóm và chữa lỗi
nếu cần thiết.
- Học sinh phải thực hành lại (nếu phần đó là phần Answer the
questions).
@ Một số điều cần lưu ý khi tổ chức một tiết dạy:
Trang 9
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
+ Giáo viên cần phải quan tâm đến mọi đối tượng học sinh
trong lớp học, câu hỏi đặt ra phải có đủ trình độ, có cả cho học sinh yếu kém
nhằm làm “tỉnh giấc” học sinh yếu kém trong lớp.
+ Giáo viên phải chọn hoạt động vào bài thật tự nhiên, hấp dẫn
nhằm chuẩn bị tốt cho học sinh vào bài mới một cách tự tin hơn.
+ Giáo viên phải làm rõ mục tiêu bài học.
+ Giáo viên phải giới thiệu ngữ liệu mới rõ ràng trong ngữ
cảnh.
+ Mọi lời hướng dẫn phải được đơn giản quá, phải ngắn gọn, rõ
ràng, dễ hiểu không gay nhầm lẫn.
+ Giáo viên phải tạo ra một tiết học dễ dàng, sôi động hơn và
các câu hỏi của giáo viên phải thu hút nhiều học sinh tham gia trả lời.
3. Các bước thực hiện một bài đọc hiểu:
Đối với các bài đọc hiểu lớp 9 thường là các đoạn văn dài có giá
trị cao về nội dung và hình thức ngôn ngữ. Thông qua bài đọc hiểu tạo điều
kiện cho học sinh vận dụng được những dữ liệu đã học và tìm tòi thêm
những thông tin mới từ bài khoá. Khi thực hiện một bài đọc hiểu, giáo viên
cần chú ý những điểm sau:
- Học sinh đọc thầm (có thể đọc thành tiếng nếu thời gian cho
phép để rèn kỹ thuật đọc cho học sinh).
- Khi cung cấp ngữ liệu mới trong bài như từ vựng, cấu trúc
ngữ pháp, giáo viên nên đưa vào ngữ cảnh của bài để học sinh có thể hiểu

được bài đọc nhanh hơn.
- Yêu cầu đọc hiểu là học sinh phải hiểu được nội dung chính
của bài đọc.
Nhìn chung, đối với một bài đọc hiểu, giáo viên cần giúp học
sinh hiểu, luyện tập và phát huy tư duy qua việc thực hiện ba bước đọc hiểu
sau:
Trang 10
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
a. PRE-READINNG:
- Giáo viên phải tạo ra bầu không khí hưng phấn trước khi
bắt đầu tiết học.
- Tiết đọc hiểu luôn bắt đầu bằng việc làm rõ chủ đề hay
tình huống của bài đọc trước khi cho học sinh đọc bài khoá.
- Giáo viên giúp học sinh dự đoán các thông tin về bài đọc
và kích thích hứng thú học tập của học sinh về đề tài sắp học.
- Giáo viên có thể phối hợp giới thiệu từ mới hoặc các cấu
trúc có liên quan trong ngữ cảnh. Tuy nhiên, đối với bài học có quá nhiều từ
mới hoặc cụm từ mới, giáo viên nên chọn một số từ hoặc cụm từ then chốt
để trình bày, tránh đi sâu phần dữ liệu mới.
- Giáo viên cần tạo diều kiện cho học sinh tự khám phá
thông tin mới qua các thủ thuật gợi mở như:
+ Đặt câu hỏi gợi mở (making the questions)để học
sinh trả lời.
+ Đúng/ sai (true/ false)……………
b. WHILE- RREADING:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài khoá (có thểù đề
nghị hai hoặc ba học sinh đọc to bài khoá qua một lần).
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nắm ý và thu thập thông tin
bài đọc. Học sinh so sánh, đối chiếu dự đoán của mình trong phần Pre-
reading với thông tin đúng các em vừa tổng hợp.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện yêu cầu bài tập
phần đọc hiểu sau khi học sinh đã nắm vững nội dung chính của bài đọc
(học sinh hoạt động theo nhóm).
- Giáo viên đi vòng quanh lớp để quan sát các nhóm làm
việc và gợi ý cho nhóm để giúp học sinh hoàn thành yêu cầu bài tập nếu cần
Trang 11
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
thiết. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong phần này là giáo viên giải thích và
hướng dẫn mục tiêu cần đạt được của học sinh là gì?
- Học sinh cung cấp đáp án của nhóm.Sau đó, giáo viên
cùng học sinh kiểm tra và sữa chữa lỗi.
- Để học sinh khắc sâu nội dung bài học, giáo viên có thể
yêu cầu học sinh thực hành bài tập theo cặp ( nếu yêu cầu của bài đọc hiểu là
” answer the question”).
* Những dạng bài tập phổ biến gồm:
 Chọn câu rả lời đúng (Check/ tick the correct answer).
 Đánh dấu câu Đúng/Sai (True/ False).
 Hoàn thành câu (Complete the sentences).
 Điền thông tin vào bảng/ biểu đồ (Fill in the chart).
 Lập danh sách… (Make a list of…).
 Lắp ghép (Matching).
 Trả lời câu hỏi theo nôi dung bài đọc (Answer the questions on the
text).
 …….có nghĩa gì? (What does…… mean?).
 …….viết tắt/ ám chỉ gì? (What does…… stand for/ refer to?).
 Tìm từ, câu có nghĩa……… (Find the word/ sentence that means).
c. POST- READING:
- Giáo viên đánh giá kết quả hiểu nội dung bài của học
sinh thông qua các bài tập nhằm luyện tập, mở rộng kiến thức học tập cho
học sinh.

- Học sinh có thể thực hiện bài tập cá nhân hoặc tổ nhóm
tuỳ vào dạng bài tập mà giáo viên cho ứng dụng. Tuy nhiên, giáo viên nên
cho học sinh bàn bạc thảo luận ý kiến với nhau nếu hoạt động theo tổ nhóm.
Nếu hoạt động theo cá nhân, học sinh sẽ trao đổi đáp án với nhau để so sánh,
đối chiếu bài làm, từ đó rút ra kết luận đúng.
Trang 12
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
- Giáo viên sửa chửa bài tập và giải thích phần thông tin
học sinh bị sai.
- Vấn đề quan trọng trong giai đoạn này là giáo viên cần
động viên, khuyến khích và công nhận những đáp án mang tính sáng tạo của
học sinh.
* Các hình thức bài tập có thể là:
 Tóm tắt bài đọc (Summarize the text)
 Sắp xếp các sự kiện cho bài đọc (Arrange the events in order).
 Đặt tiêu đề cho bài đọc (Give the title of the reading text).
 Bình luận, cho ý kiến về các nhân vật trong bài đọc (Give
comments, opinions on the characters in the text).
 Viết lại câu chuyện dùng các từ / câu/ gợi ý tranh vẽ không theo
trật tự (Rewrite the stories from jumbled sentences/ words/ viual
cues).
 Đóng vai (Role- play basing on the text).
 Xây dựng câu chuyện mới dựa theo bài đọc (Develop another
story basing on the text).
 Kể một sự kiện tương tự về…. (Tell a similar event on…….).
 Liên hệ: viết/ nói về trường em……… (Persnalized tasks:
write/ talk about your own school……).
GIÁO ÁN MINH HOẠ:
ENGLISH 9
UNIT 3. A TRIP TO THE COUNTRYSIDE

Lesson 3: READ
PERIOD: 18
- Trước khi vào 3 phần trong kỹ năng đọc hiểu (pre-, while-, post-), giáo
viên cho học sinh thực hành trò chơi Networks (on a farm).
- Giáo viên hướng dẫn tổng quát về nội dung chính của bài đọc sắp học.
Trang 13
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
Teacher’s and Students’ activities Content
- T asks Ss to tell some sights in Ss’
countryside
- Ss present
- T introduces and explains new
words
+Explanation
+Synonym: = corn
+Explanation
+Explanation:bring things
together
+Translation
- T explains some difficult words (hot
dog, work part-time…)
- Ss repeat new words twice and then
copy them
- T explains the main grammar in the
text
- T gives three questions
- T asks Ss to read the questions
before reading
- Ss read and guess the answers
- Ss listen to the text and then read

the text in silence to answer the
above questions
- T remarks and gives the key
2. Pre_reading : (12ms)


*New words:
- exchange (n)
- maize (n)
- grocery store (n)
- collect (v)

- hamburger (n)



* Questions
a. What is Mr. Parker’s job?
b. How many children do Mr and
Mrs Paker have?
c. What does Peter play on Saturday
afternoons?
3. While_reading : (20ms)
The text on pages 25-26
Marks
* Answer key
Trang 14
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
- Ss copy down the correct answers
- T asks Ss to match the words in

column A with the words or groups
of words in column B having the
same meaning.
- Ss work in pairs
- Ss do exercise
- T corrects
- Ss read the text again and fill in the
blanks
- Ss work in groups
- Ask Ss to tick the answer on the
board
- T and another groups remark
- T gives the key
-T sets up “The Odering Game”
-Ask Ss to work in pairs
-Ss arrange small passages into the
text
-T explains how to play
- Ss practice
- Ss present
- T remarks and gives the marks
a. He is a farmer.
b. They have two children.
c. He plays baseball on Saturday
afternoons.
a) page 26
- maize + corn
- feed + give food to eat
- grocery store + where people buy
food and small things

- part-time +shorter or less than
standard time.
-collect +bringthings together.
b) page 26
1. Ohio 2. farmer 3. works
4. Peter 5. Sam 6. after
7. farm 8. watch
9. baseball 10. member
4. Post_reading : (6ms)

“Odering the text”
Trang 15
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
- Sau đó, giáo viên đưa ra phần homework, viết trên bảng hoặc
bảng phụ. Giáo viên phải giải thích kỹ phần chuẩn bị bài mới như các từ
mới, ngữ pháp sẽ được học ở tiết sau.
4) Some ways of reading:
a. Reading for specific information or scanning:
Cách này được sử dụng khi chúng ta muốn tìm một thông tin
nào đó trong toàn bài văn. Chúng ta chỉ đọc lướt không cần đọc toàn bộ.
Chúng ta chỉ đọc lướt qua và dừng lại khi nào chúng ta tìm được thông tin
cần tìm (Ex: Tìm số điện thoại trong danh bạ điện thoại…)
b. Reading for gist or Skimming:
Cách này được sử dụng khi chúng ta muốn đọc nhanh qua toàn
bộ để lấy ý chính, xem bài văn nói về vấn đề gì (Ex: Khi chúng ta đi vô hiệu
sách, chưa biết mua sách gì và phải đi quan sát toàn hiệu sách trước rồi mới
quyết định mua sách gì…)
c.Reading for detail:
Cách này được sử dụng khi chúng ta muốn đọc chi tiết toàn bài
văn (Ex: Khi chúng ta đọc một bức thư của một người mà ta rất thích nhưng

chúng ta đã mất tin tức về họ trong một thời gian rất dài, chúng ta phải đọc
từng từ trong lá thư đó…)
d. Extensive reading:
Chúng ta chỉ áp dụng cách này khi chúng ta đọc một bài văn
dài (Ex: đọc một câu chuyện hoặc một bài luận,…). Tùùy theo sự quan tâm
hoặc sở thích của người đọc mà người đọc quyết định đọc chỗ nào lướt chỗ
nào chi tiết.
e. Intensive reading:
Chúng ta chỉ áp dụng cách này khi chúng ta muốn học sinh
nhận được nhiều ngữ liệu mới (từ vựng, ngữ pháp) từ bài khoá đã cho.
f. Reading aloud:
Trang 16
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
Học sinh đọc to đoạn văn hoặc bài khoá trước lớp. Mục đích
của phương pháp này là rèn luyện kỹ thuật đọc cho học sinh, giúp học sinh
đọc đúng ngữ liệu và phát âm chính xác.
g. Silent reading:
Học sinh đọc thầm bài khoá để nắm thông tin, đây là phương
pháp hiệu quả nhất giúp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh.
Để đạt được mục tiêu giảng dạy, đòi hỏi giáo viên phải lựa
chọn việc kết hợp các cách được nêu ở trên một cách hài hòa, có hiệu quả,
nhất là phải phù hợp với bài đọc đưa ra. Nhằm mục đích cuối cùng là học
sinh có thể tổng hợp được thông tin bài đọc dễ dàng và hiểu được bài sâu
hơn.
IV. Kết quả nghiên cứu
Trong suốt quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 9, tôi nhận thấy
các lớp đều có một đặc điểm chung sau:
- Đa số các em chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bài vì mắc cở
và rụt rè.
- Học sinh còn yếu rất nhiều đối với môn ngoại ngữ.

- Giáo viên dụng phương pháp mới cho học sinh hoạt động theo
nhóm - cặp thì lớp sinh động nhưng rất ồn.
- Chỉ một số học sinh khá giỏi làm việc tốt còn các học sinh khác
chưa tập trung vào công việc được giao.
- Học sinh rất sợ phải đọc những bài khóa dài và khó.
- Học sinh chưa tổng hợp được ý chính của từng đoạn trong bài.
Với những đặc điểm chung đó, đa số học sinh đều yếu môn Tiếng
Anh. Nhưng sau khi áp dụng giải pháp khoa học này, tôi nhận thấy học sinh
có những chuyển biến về kỹ năng đọc hiểu nói riêng, cũng như về tổng thể
môn Tiếng Anh nói chung. Mặc dù không rõ rệt nhưng học sinh vẫn có
những chuyển biến theo chiều hướng tích cực như:
Trang 17
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
- Các em không còn sợ khi phải đối mặt với nnhững bài đọc dài
nữa.
- Các em đã dần làm quen với các thủ thuật áp dụng trong tiết đọc
hiểu nhất là thực hành tổ nhóm.
- Các em được khắc phục nhiều về cách phát âm của từ và mạnh
dạn trong quá trình phát biểu ý kiến.
Trong quá trình áp dụng giải pháp này, tôi đã cho khảo sát theo
từng tháng và với số học sinh đạt ở kỹ năng đọc hiểu với số liệu cụ thể như
sau:
Lớp TSH
S
Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
9A
1
31 3 7 11 15
9A
2

36 5 10 13 17
Khối 9 67 8 17 24 32
Mặc dù kết quả học kì I vẫn còn thấp nhưng riêng đối với kỹ năng
đọc học sinh đạt tỉ lệ cao hơn đầu năm học rất nhiều. Hy vọng rằng với tốc
độ như thế thì kết quả ở học kì II sẽ cao hơn học kì I.
Trang 18
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
C. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực tế và vận dụng phương pháp mới, tôi đã rút ra bài
học kinh nghiệm về phát triển kỹ năng đọc hiểu ở học sinh lớp 9 như sau:
- Để học tốt môn Tiếng Anh, học sinh phải nắm vững bốn kỹ năng:
nghe, nói, đọc, viết.Nói cách khác, các hoạt động giao tiếp ở lớp chính là
nhằm rèn luyện và phát triển ở học sinh các kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu,
diễn đạt nói và viết thông qua quá trình tiếp thu, thực hành và hoàn thiện các
năng lực ngôn ngữ.
- Cần vận dụng quan điểm “ Lấy người học làm trung tâm”. Khai
thác tối đa tính chủ động và rèn luyện năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh
qua các chủ điểm đang học và đã học vào các tình huống thực tế.
- Rèn cho học sinh kỹ năng đọc thành tiếng với ngữ âm, ngữ liệu
chính xác; đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài.
- Giúp học sinh hình thành năng lực phán đoán ngôn ngữ (phán đoán
thông tin đoạn văn), vượt qua trở ngại khi tiếp cận với những đoạn văn khó
có cùng chủ điểm đã học.
- Tổ chức và mở rộng các hình thức học theo nhóm có hiệu quả
nhằm tạo điều kiện cho học sinh yếu hoạt động và phân hóa khả năng hoạt
động theo khả năng học sinh.
Học sinh có tích cực hay không, trường học có thân thiện hay không
là nhờ vào quá trình dẫn dắt của giáo viên. Tôi mong rằng thông qua giải
pháp khoa học này, chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” và sẽ đẩy mạnnh ứng dụnng thông tin vào giáo dục.

Trang 19
Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
Trong quá trình thực hiện giải pháp này, ngoài sự cố gắng của bản
thân còn được sự giúp đỡ của quý Thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin
chân thành cám ơn quý Thầy cô cùng các bạn. Giải pháp này chắc chằn
không tránh khỏi sai sót mong quý Thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để
lần sau nghiên cứu đạt kết quả tốt hơn
- Tổ chức và mở rộng các hình thức học theo nhóm có hiệu quả
nhằm tạo điều kiện cho học sinh yếu hoạt động và phân hóa khả năng hoạt
động theo khả năng học sinh.
Học sinh có tích cực hay không, trường học có thân thiện hay không
là nhờ vào quá trình dẫn dắt của giáo viên. Tôi mong rằng thông qua giải
pháp khoa học này, chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” và sẽ đẩy mạnnh ứng dụnng thông tin vào giáo dục.
Trong quá trình thực hiện giải pháp này, ngoài sự cố gắng của bản
thân còn được sự giúp đỡ của quý Thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin
chân thành cám ơn quý Thầy cô cùng các bạn. Giải pháp này chắc chằn
không tránh khỏi sai sót mong quý Thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để
lần sau nghiên cứu đạt kết quả tốt hơn
- Tổ chức và mở rộng các hình thức học theo nhóm có hiệu quả
nhằm tạo điều kiện cho học sinh yếu hoạt động và phân hóa khả năng hoạt
động theo khả năng học sinh.
Học sinh có tích cực hay không, trường học có thân thiện hay không
là nhờ vào quá trình dẫn dắt của giáo viên. Tôi mong rằng thông qua giải
pháp khoa học này, chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” và sẽ đẩy mạnnh ứng dụnng thông tin vào giáo dục.
Trong quá trình thực hiện giải pháp này, ngoài sự cố gắng của bản
thân còn được sự giúp đỡ của quý Thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin
chân thành cám ơn quý Thầy cô cùng các bạn. Giải pháp này chắc chằn
Trang 20

Giải pháp khoa học: Rèn Kỹ năng đọc hiểu cho học sinh khối 9
không tránh khỏi sai sót mong quý Thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để
lần sau nghiên cứu đạt kết quả tốt hơn
- Tổ chức và mở rộng các hình thức học theo nhóm có hiệu quả
nhằm tạo điều kiện cho học sinh yếu hoạt động và phân hóa khả năng hoạt
động theo khả năng học sinh.
Học sinh có tích cực hay không, trường học có thân thiện hay không
là nhờ vào quá trình dẫn dắt của giáo viên. Tôi mong rằng thông qua giải
pháp khoa học này, chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” và sẽ đẩy mạnnh ứng dụnng thông tin vào giáo dục.
Trong quá trình thực hiện giải pháp này, ngoài sự cố gắng của bản
thân còn được sự giúp đỡ của quý Thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin
chân thành cám ơn quý Thầy cô cùng các bạn. Giải pháp này chắc chằn
không tránh khỏi sai sót mong quý Thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để
lần sau nghiên cứu đạt kết quả tốt hơn
dụnng thông tin vào giáo dục.
Trong quá trình thực hiện giải pháp này, ngoài sự cố gắng của bản
thân còn được sự giúp đỡ của quý Thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin
chân thành cám ơn quý Thầy cô cùng các bạn. Giải pháp này chắc chằn
không tránh khỏi sai sót mong quý Thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để
lần sau nghiên cứu đạt kết quả tốt hơn
dụnng thông tin vào giáo dục.
Trong quá trình thực hiện giải pháp này, ngoài sự cố gắng của bản
thân còn được sự giúp đỡ của quý Thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin
chân thành cám ơn quý Thầy cô cùng các bạn. Giải pháp này chắc chằn
không tránh khỏi sai sót mong quý Thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để
lần sau nghiên cứu đạt kết quả tốt hơn
Trang 21

×