Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.74 KB, 8 trang )

Kinh nghiÖm båi dìng häc sinh giái m«n vËt lý THCS
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi
môn vật lý THCS
Như chúng ta đã biết, học sinh giỏi đạt kết quả cao trong các kỳ thi
do nhiều yếu tố: Tố chất của học sinh, sự quan tâm của gia đình, ý thức học
tập của học sinh, việc bồi dưỡng và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy
nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn bởi vì yếu tố
may mắn chỉ là một phần rất nhỏ. Phương ngôn có câu:" Trở thành nhân tài
một phần do tài năng còn 99 phần là ở sự tôi luyện". Theo quan điểm của
tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang bị cho các em vững vàng
kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng
hơn cả. Nhưng chúng ta cần bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì,
bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả? Điều đó quả là một vấn đề còn
nan giải.
Là một giáo viên dạy vật lý tôi thấy rằng dạy vật lý đã khó, nhưng
việc bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý còn khó hơn và làm thế nào để đạt giải
lại không hề đơn giản. Thế nhưng trong nhiều năm qua, không ít thầy giáo
cô giáo bằng lòng yêu thương, bằng sự say mê nghề nghiệp, bằng tinh thần
trách nhiệm đã không quản khó khăn để tìm bước đột phá nâng cao chất
lượng mũi nhọn và cũng đã thu được nhiều thành công đáng ghi nhận. Tuy
vậy các câu hỏi bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý như thế nào là tốt nhất? Làm
sao để đạt được kết quả cao? Những câu hỏi đó luôn là nỗi trăn trở, băn
khoăn và tìm tòi của bản thân tôi và nhiều đồng nghiệp khác.
Là một giáo viên trẻ nên kinh nghiệm bồi dưỡng chưa nhiều. Nhưng
được sự tín nhiệm của chuyên môn đã giao cho tôi trọng trách bồi dưỡng
Ngêi thùc hiÖn : Lu ThÞ Thanh Thñy
1
Kinh nghiÖm båi dìng häc sinh giái m«n vËt lý THCS
học sinh giỏi vật lý 9 bản thân cũng rất lo lắng và trăn trở trước nhiệm vụ
khó khăn này. Bởi tôi hiểu rằng đội tuyển học sinh giỏi lý 9 mà mình được
vinh dự giảng dạy là kết quả của cả một quá trình phấn đấu nỗ lực của tất


cả giáo viên dạy vật lý của trường. Đây là một kết quả không nhỏ góp phần
vào thành tích của nhà trường, ý thức được điều đó trong những năm qua
tôi đã cố gắng nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, lựa chọn những
biện pháp tối ưu để nâng cao chất lượng những giờ lên lớp. Qua một số
năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi cũng rút ra một số kinh nghiệm nhỏ cho
bản thân. Hôm nay, trong buổi thảo luận này tôi cũng mạnh dạn trình bày
nột số kinh nghiệm cho các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý cho
tôi có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa để phục vụ tốt hơn trong quá trình
bồi dưỡng sau này:
1- Trước hết ta phải nói đến vai trò của người thầy.
Tục ngữ có câu:" Không thầy đố mày làm nên". Trước hết ta phải
xác định rõ vai trò của người thầy là hết sức quan trọng. Bởi vì, người thầy
có vai trò dẫn dắt học sinh các phương pháp giải bài tập, các phương pháp
kiểm tra kết quả, cách thức trình bày một bài giải
Nếu học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh, mà
không được bồi dưỡng nâng cao tốt thì sẽ ít hiệu quả hoặc không có hiệu
quả. Đồng thời giáo viên lại phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi
dưỡng và phải tự soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cách hợp lý, khoa
học, sáng tạo. Ngoài ra giáo viên cần tập cho các em có phương pháp tự
học, tự đọc và tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. Hướng cho các em có ý chí,
quyết tâm, biết đặt ra mục tiêu của mình cần vươn tới, đạt được cái đích mà
mình đã đặt ra.
2- Lựa chọn đúng đối tượng học sinh:
Cần tổ chức thi chọn lọc qua vài vòng loại để lựa chọn chính xác đối
Ngêi thùc hiÖn : Lu ThÞ Thanh Thñy
2
Kinh nghiÖm båi dìng häc sinh giái m«n vËt lý THCS
tượng học sinh vào bồi dưỡng.
Giáo viên cần đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác,
không chỉ qua bài thi mà cả qua việc học tập bồi dưỡng hằng ngày. Việc

lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, mà còn tránh bỏ sót
học sinh giỏi và không bị quá sức đối với những em không có tố chất.
3- Xây dựng chương trình bồi dưỡng
Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo,
Internet, song chương trình bồi dưỡng của Huyện nhà chưa có sách
hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình
chính khoá. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết
sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo,
tìm tòi và chọn lọc tốt. Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng dẫn dắt
học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khoá, tiến dần
tới chương trình nâng cao (tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản
của nội dung học chính khoá, từ đó vận dụng để mở rộng và nâng cao dần).
Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản tới nâng cao,
từ đơn giản tới phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập củng cố.
Ví dụ: Cứ sau 2, 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần
có một tiết luyện tập để củng cố kiến thức; và cứ sau 5, 6 tiết thì cần có một
tiết ôn tập để củng cố khắc sâu. Khi soạn thảo một tiết học chúng ta cần có
đầy đủ những:
-Kiến thức cần truyền đạt (lý thuyết, hay các công thức có liên quan đến
tiết dạy)
-Bài tập vận dụng.
-Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự bài ở lớp).
Không nên xây dựng chương trình như sách nâng cao hiện nay vì
như thế học sinh khó nắm chắc, dễ nhầm lẫn. Mặt khác trong sách nâng cao
Ngêi thùc hiÖn : Lu ThÞ Thanh Thñy
3
Kinh nghiÖm båi dìng häc sinh giái m«n vËt lý THCS
có một số bài quá khó đối với học sinh.
Một số giờ ôn tập, Giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài,
các phương pháp giải theo hệ thống. Vì hầu hết các em chưa tự mình hệ

thống đựơc mà đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của giáo viên.
Ví dụ như khi dạy chương điện học thì cần phải học theo chuyên đề;
- Chuyên đề về mạch điện tương đương.
- Bài toán chia dòng.
- Phép chia thế.
- Vai trò của Ampe kế trong sơ đồ.
- Vai trò của Vôn kế trong sơ đồ.
- Các quy tắc chuyển mạch
- Mạch cầu
- Công - công suất. Tác dụng nhiệt của dòng điện.
Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều
tài liệu để đúc rút, soạn thảo cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng.
Cần lưu ý rằng: Tuỳ thuộc vào thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp
thu của học sinh mà lựa chọn mức độ bài khó và từng dạng luyện tập nhiều
hay ít.
4- Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả?
Trước hết cần chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để
hướng dẫn học sinh, không nên máy móc theo các sách giải.
Cần vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung
từng bài; phát huy tính tích cực, độc lâp, tự giác của học sinh; tôn trọng và
khích lệ những sáng tạo của học sinh.
Những bài hướng dẫn kiến thức mới, giáo viên cần lấy ví dụ và ra
bài tập mang tính chất vui chơi, gắn với thực tế để gây hứng thú học tập
cho học sinh đồng thời giúp các em ghi nhớ được tốt hơn.
Ngêi thùc hiÖn : Lu ThÞ Thanh Thñy
4
Kinh nghiÖm båi dìng häc sinh giái m«n vËt lý THCS
Tuy nhiên, những bài toán như thế, giáo viên cần phải tìm hiểu kỹ,
thử và kiểm tra kết quả nhiều lần.
Hầu hết các bài toán giáo viên chỉ nên gợi mở để học sinh tìm tòi ra

cách giải; không nên giải cho học sinh hoàn toàn hoặc để các em bó tay rồi
chữa.
Ngựợc lại, khi chữa bài giáo viên lại phải giải một cách chi tiết
(không nên giải tắt) để giúp học sinh hiểu sâu sắc bài toán; đặc biệt là
những bài toán khó những bài học sinh sai sót nhiều. Đồng thời uốn nắn
những sai sót và chấn chỉnh cách trình bày của học sinh một cách kịp thời.
Ngoài ra giáo viên còn phải nắm được phương pháp ra đề trong
những năm trước của Phòng để làm được điều đó thì tôi phải luôn sưu tầm
các bộ đề thi của các năm trước và nghiên cứu xem cách ra đề trọng tâm là
các dạng nào là chủ yếu. Ví dụ có bao nhiêu % ra dạng toán cơ, bao nhiêu
% ra dạng toán nhiệt, bao nhiêu % ra dạng toán điện và bao nhiêu % ra
dạng toán quang.
Nắm được trọng tâm kiến thức cần bồi dưỡng, không bồi dưỡng tràn
lan. Vì kiến thức không nằm cụ thể trong một khung chương trình nhất
định nào.
5- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho học sinh
Để tạo điều kiện cho các em trong quá trình học tập thì giáo viên
phải cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan đến quá trình bồi dưỡng. Chính
vì vậy mà giáo viên phải tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường tạo điều
kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc bồi dưỡng (về phòng học bồi
dưỡng, cũng như tài liệu bồi dưỡng). Không những thế nhà trường còn luôn
khuyến khích các giáo viên tìm kiếm tài liệu trên mạng Internet trên trang
thư viện giáo án điện tử. Để sưu tầm các đề học sinh giỏi của các trường
bạn trong và ngoài Tỉnh. Ngoài ra trường còn tham mưu với một số trường
Ngêi thùc hiÖn : Lu ThÞ Thanh Thñy
5
Kinh nghiÖm båi dìng häc sinh giái m«n vËt lý THCS
trong Tỉnh đã có bề dày thành tích về bồi dưỡng học sinh giỏi để trao đổi
tài liệu phục vụ cho việc bồi dưỡng.
Khi các em được vào đội tuyển của Huyện rồi thì tôi vẫn tiếp tục bồi

dưỡng và cung cấp tài liệu cho các em.
Tóm lại:
Qua những năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng: Người
thầy cần không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ dúc rút
kinh nghiệm, thường xuyên xây dựng, bổ sung chương trình và sáng tạo
trong phương pháp giảng dạy.
Như vậy, để đưa con thuyền đến bến bờ vinh quang thì vai trò của
người cầm lái thật vô cùng quan trọng.
Trên đây là một số kinh nghịêm nhỏ của tôi bản thân tôi đã áp dụng
và thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, chắc hẳn vẫn chưa phải là tối
ưu, xin đưa ra để đồng nghiệp tham khảo, vận dụng và góp thêm ý kiến.
Quảng Xuân, ngày 22 tháng 10 năm 2009
Tóm lại:
Qua những năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng: Người
thầy cần không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ dúc rút
kinh nghiệm, thường xuyên xây dựng, bổ sung chương trình và sáng tạo
trong phương pháp giảng dạy.
Như vậy, để đưa con thuyền đến bến bờ vinh quang thì vai trò của
người cầm lái thật vô cùng quan trọng.
Trên đây là một số kinh nghịêm nhỏ của tôi bản thân tôi đã áp dụng
và thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, chắc hẳn vẫn chưa phải là tối
ưu, xin đưa ra để đồng nghiệp tham khảo, vận dụng và góp thêm ý kiến.
Quảng Xuân, ngày 22 tháng 10 năm 2009
Tóm lại:
Ngêi thùc hiÖn : Lu ThÞ Thanh Thñy
6
Kinh nghiÖm båi dìng häc sinh giái m«n vËt lý THCS
Qua những năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng: Người
thầy cần không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ dúc rút
kinh nghiệm, thường xuyên xây dựng, bổ sung chương trình và sáng tạo

trong phương pháp giảng dạy.
Như vậy, để đưa con thuyền đến bến bờ vinh quang thì vai trò của
người cầm lái thật vô cùng quan trọng.
Trên đây là một số kinh nghịêm nhỏ của tôi bản thân tôi đã áp dụng
và thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, chắc hẳn vẫn chưa phải là tối
ưu, xin đưa ra để đồng nghiệp tham khảo, vận dụng và góp thêm ý kiến.
Quảng Xuân, ngày 22 tháng 10 năm 2009
Tóm lại:
Qua những năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng: Người
thầy cần không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ dúc rút
kinh nghiệm, thường xuyên xây dựng, bổ sung chương trình và sáng tạo
trong phương pháp giảng dạy.
Như vậy, để đưa con thuyền đến bến bờ vinh quang thì vai trò của
người cầm lái thật vô cùng quan trọng.
Trên đây là một số kinh nghịêm nhỏ của tôi bản thân tôi đã áp dụng
và thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, chắc hẳn vẫn chưa phải là tối
ưu, xin đưa ra để đồng nghiệp tham khảo, vận dụng và góp thêm ý kiến.
Quảng Xuân, ngày 22 tháng 10 năm 2009
Người thực hiện
Lưu Thị Thanh Thủy
Ngêi thùc hiÖn : Lu ThÞ Thanh Thñy
7
Kinh nghiÖm båi dìng häc sinh giái m«n vËt lý THCS

Ngêi thùc hiÖn : Lu ThÞ Thanh Thñy
8

×