Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn giáo dục, tuyên truyền tình yêu biển – đảo cho học viên ở trung tâm gdtx nhơn trạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.94 KB, 12 trang )

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN NHƠN TRẠCH
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC, TUYÊN TRUYỀN TÌNH YÊU BIỂN – ĐẢO
CHO HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM GDTX NHƠN TRẠCH
Người thực hiện: Lê Thị Hồng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác:Quản lý học sinh 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013 - 2014
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Thị Hồng
2. Ngày tháng năm sinh: 1964
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Ấp Xóm Hố, Xã Phú Hội, Nhơn Trạch, Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ)/ 0613.5221926 (NR); ĐTDĐ:
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: P. Giám đốc
8. Đơn vị công tác: Trung Tâm GDTX huyện Nhơn Trạch
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO


- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1997
- Chuyên ngành đào tạo: Văn
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục
Số năm có kinh nghiệm: 11
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
o Phương pháp so sánh trong thơ Huy Cận
o Vận động học viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
o Một vài ý kiến về việc chống bạo lực học đường
o Nữ sinh trong học đường cần được quan tâm nhiều hơn
2
BM02-LLKHSKKN
BM03-TMSKKN
GIÁO DỤC - TUYÊN TRUYỀN TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO
CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM GDTX NHƠN TRẠCH

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia có diện tích vùng biển gấp ba lần diện tích đất
liền. Biển Việt Nam nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, trãi rộng từ phía Đông đến
phía Tây Nam của đất nước . Biển Đông là biển lớn nhất trong sáu biển lớn của thế
giới có diện tích khoảng 3.447.000 km
2
tiếp giáp với các nước khác trong khu vực:
Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, đảo
Đài loan và lục địa Trung Quốc.
Biển Đông có tài nguyên biển rất phong phú và đa dạng đặc biệt là tài
nguyên sinh vật các đàn cá xuyên biên giới. Biển Đông Việt Nam có khoảng 3.000
đảo phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở hai khu vực vịnh Bắc bộ và Nam bộ.
Những đảo và quần đảo ven biển đều có dân cư sinh sống. Đặc biệt có hai quần

đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ngoài khơi phía Đông tỉnh Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận vào đến các tỉnh Nam bộ bao
gồm nhiều đảo nhỏ, nhiều bãi san hô và bãi cát ngầm
Trong nghị quyết về việc phê chuẩn công ước của liên hợp quốc về luật Biển
năm 1982 trong đó có nêu rõ quyết nghị “ Quốc hội khẳng định chủ quyền của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vùng nội thủy, lãnh hải,
quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và
các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền
nói trên của Việt Nam”
Giáo dục tình yêu biển đảo là giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước.
Nhận thức từ tình yêu quê hương đất nước con người mới có ý thức bảo vệ đất
nước như bác Hồ nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước bác cháu ta hãy cùng
nhau giữ lấy nước”
Hoạt động này nhằm khơi gợi trong toàn thể thầy cô và học viên lòng tự hào
về dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, tuyên truyền được tình yêu biển, đảo vào
trong lòng học viên đặc biệt là hướng về trường Sa và Hoàng Sa thân yêu với tất cả
tấm lóng yêu thương, trân trọng
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Học viên trung tâm GDTX Nhơn Trạch phần lớn chưa hiểu nhiều về biển
đảo quê hương, trách nhiệm của bản thân về đất nước còn hạn chế, tình trạng học
viên chán học, bỏ học, xảy ra những vụ đánh nhau, bạo lực học đường… thường
xuyên xảy ra không riêng gì ở Trung tâm giáo dục thường xuyên mà còn lan tràn ở
các trường trung học phổ thông khác. Đó là vấn đề nan giải của lãnh đạo nhà
trường. Để hạn chế phần nào những vấn đề trên, chúng ta phải rèn luyện trong tư
3
tưởng các em sự nhận thức đứng đắn trong tình yêu quê hương đất nước, yêu đồng
bào, có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau “Người trong một
nước phải thương nhau cùng” nhận thức sâu sắc từ vấn đề đó, học viên mới học tập
tốt để giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội

- Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam có nêu rõ mục đích của việc
tuyên truyền về biển đảo Việt Nam như sau “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục sâu rộng, có hệ thống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao
nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, tích cực tham gia hưởng
ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận phát động,
góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ
vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”
- Để thực hiện tốt công tác giáo dục tuyên truyền về biển đảo được thuận lợi,
Ban giám đốc đã chỉ đạo cụ thể:
+ Công tác của chi đoàn thanh niên: Phổ biến công tác tuyên truyền vào sáng
thứ hai hàng tuần – sau tiết chào cờ - cử một đoàn viên học viên có giọng đọc
truyền cảm để đọc các bài tuyên truyền về biển đảo và chuẩn bị một số hình ảnh
minh họa cho công tác này. Phát động học viên viết thư thăm hỏi các anh chiến sĩ
ngày đêm bảo vệ biển đảo
+ Công tác chủ nhiệm: Trong những giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp tiếp tục tuyên
truyền giáo dục học viên nhằm khắc sâu tinh thần yêu quê hương biển đảo Việt
Nam từ đó mới học tập tốt
+ Công tác giảng dạy: Giáo viên luôn có trách nhiệm giáo dục, tuyên truyền chủ
đề này bằng cách lồng ghép vào nội dung giảng dạy nhất là các môn khoa học xã
hội
Giải pháp này được áp dụng tại đơn vị đã thực hiện có hiệu quả
Trong qúa trình giáo dục - tuyên truyền tình yêu biển đảo cho học viên có những
mặt thuận lợi cũng như gặp nhiều khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
- Có sự thống nhất trong ban giám đốc cùng xây dựng kế hoạch, đề ra
phương hướng chỉ đạo hành động trong quá trình thực hiện
- Giáo viên chủ nhiệm nắm vững lý lịch từng học viên trong lớp đồng thời
cũng phần nào hiểu rõ hoàn cảnh của mỗi em để có hướng giúp đỡ giải quyết tùy

theo trường hợp. Ban chấp hành hội cha mẹ học viên phối hợp cùng nhà trung tâm
giúp đỡ tận tình trong việc giáo dục đạo đức học viên
- Trong quá trình thực hiện các giải pháp của đề tài, có sự phối hợp nhiệt
tình của chi đoàn thanh niên trong quá trình giáo dục - tuyên truyền biển đảo quê
hương đến với học viên trung tâm
4
2. Khó khăn:
- Giáo dục thường xuyên là một trường học không chính qui, đối tượng học
viên đủ mọi thành phần: Có những học viên do hoàn cảnh gia đình khó khăn bị
gián đoạn học tập nay trở ra trường học lại; có những học viên vừa học vừa làm,
nhưng đa số học viên ở Trung tâm là các em không đủ điều kiện để vào trường
trung học phổ thông vì vậy ý thức học tập và nhận thức của các em về tình yêu quê
hương đất nước nhìn chung chưa nâng cao.
- Địa bàn dân cư rộng, lớp học tập trung theo khu vực liên xã nên tinh thần
đoàn kết chưa cao. Đa số các bậc cha mẹ học viên chưa thực sự quan tâm đến việc
học tập của các em nên giáo viên chủ nhiệm gặp khó khăn trong vấn đề liên lạc với
gia đình đề cùng hợp tác giáo dục con em
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Từ những vấn đề nêu trên, việc tổ chức thực hiện được tiến hành như sau:
1 Tổ chức tập huấn về kiến thức biển, đảo cho giáo viên
- Giáo viên là lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục tuyên truyền đến với
học viên một cách sâu rộng có hệ thống. Giáo viên phải hiểu rõ vai trò vị trí tiềm
năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước. Phải hiểu rõ quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. các
văn bản pháp luật về biển, đảo Việt Nam, trong đó có luật biển Việt Nam được
Quốc hội khóa XIII nước CHXHCN Việt Nam thông qua, những nội dung cơ bản
của công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Tuyên bố về ứng xử của các
bên ở biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử mang tính pháp lý của các bên ở
Biển Đông (COC) khi được thông qua
- Giáo dục cho học viên có tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ chiến sĩ và

nhân dân đang ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền
biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
2. Hoạt động Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:
- Chi đoàn thanh niên có nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục
tuyên truyền biển, đảo Việt nam. Chi đoàn thường xuyên cập nhật những tư liệu vể
biển, đảo thực hiện vào sáng thứ hai hàng tuần sau việc chào cờ. Mục đích là nâng
cao nhận thức trong đoàn viên thanh niên về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo
Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuyên truyền về luật biển,
đảo tình hình biển đảo nước ta gần đây, những khó khăn của các chiến sĩ đang làm
nhiệm vụ nơi biển, đảo
- Liên hệ với các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn huyện tổ chức các buổi
nói chuyện chuyên đề biển , đảo thuộc chủ quyền Việt Nam cho 70 đoàn viên
thanh niên tham gia. Buổi nói chuyện tập trung nhấn mạnh về hai quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa. Vì hai quần đảo này là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ
Việt Nam. Nhà Nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần
đảo này phù hợp với luật pháp Quốc tế và được công nhận bởi hàng loạt các bằng
5
chứng pháp lý và lịch sử. Sau buổi nói chuyện của các anh bộ đội là cuộc thảo luận
và trả lời những câu hỏi của học viên xung quanh vấn đề về biển, đảo Việt Nam
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ bằng nhiều hình thức như: Thi thuyết
trình sau khi học viên xem phim tư liệu “ Hoàng Sa, Trường Sa nơi ghi dấu hồn
thiêng đất Việt”; Động viên đoàn viên thanh niên viết thư thăm hỏi các chiến sĩ
đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Phan Vinh và đóng góp tặng cờ cho cho nhân dân
huyện đảo Trường Sa . Thực hiện chương trình phát thanh “Khi tôi 18” vào các giờ
ra chơi trong ngày với các bài hát mang chủ đề “Hướng về biển, đảo quê hương”.
Phát động đoàn viên thanh niên tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Nghĩa tình
biên giới hải đảo” phát động đoàn viên thanh niên tham gia ủng hộ cán bộ chiến sĩ
và giáo viên học sinh đang công tác giảng dạy học tập tại quần đảo Trường Sa
- Thành lập tủ sách chi đoàn: Tăng cường sách báo, viết và giới thiệu về
biển, đảo Việt Nam. Triển lãm tranh ảnh giới thiệu các bộ phim, video, phóng sự

về biển, đảo. Bổ sung các văn bản pháp luật về biển, đảo như: Luật Biển Việt Nam,
Công ước của liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 mà Việt Nam là thành viên.
Sách báo tuyên truyền phổ biến những kiến thức ứng dụng, những thành tựu khoa
học công nghệ phục vụ cho các ngành kinh tế biển hoặc sách báo ca ngợi những
thành tựu hợp tác quốc tế về biển; sách báo tuyên truyền về quản lý bảo vệ và phát
triển tài nguyên môi trường biển…
3. Lồng ghép công tác giáo dục tuyên truyền biển, đảo Việt Nam vào các môn
học:
Để công tác giáo dục tuyên truyền được đồng bộ, ban giám đốc chỉ đạo cho
tất cả giáo viên đặc biệt là giáo viên bộ môn địa lý, lịch sử và ngữ văn phải biết
vận dụng kiến thức, giáo dục tinh thần yêu nước, yêu biển, đảo, có tinh thần trách
nhiệm xây dựng và bảo vệ quê hương đât nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh.
Một số bài học tiêu biểu cho ba môn địa lý, lịch sử và ngữ văn như sau:
a. Môn địa lý: Vấn đề biển – đảo trong thời gian gần đây là nội dung giáo dục
được đề cập tới trong nhiều môn học ở nhà trường phổ thông, trong đó nhiều nhất
là môn Địa lí, đặc biệt là chương trình Địa lý lớp 12. Cụ thể các bài như sau:
Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
Nội dung bài học: Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm
- Vùng đất: Gồm phần đất liền và các đảo, quần đảo.
- Vùng biển: Các nước tiếp giáp. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta
ở Biển Đông khoảng 1 triệu km
2
. Vùng biển của nước ta bao gồm vùng nội thủy,
vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Vùng trời: Khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên lãnh thổ nước
ta.
Qua phần bài giảng này giáo viên giáo dục học viên biết:
6
- Biển Đông và các đảo, quần đảo trên biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
sự phát triển của đất nước.

- Phạm vi vùng biển nước ta; chủ quyền biển, đảo, quần đảo nước ta và ý thức
bảo vệ lãnh hải trên biển. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – một phần máu
thịt của đất nước Việt Nam – hiện đang bị một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong
khu vực yêu sách chủ quyền.
- Vấn đề tranh chấp biển Đông quyết liệt nhưng phải được giải quyết bằng biện
pháp hòa bình, không dùng vũ lực, tránh xung đột đổ máu
Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
Nội dung bài học: Tài nguyên thiên nhiên biển vô cùng phong phú: khoáng sản ,
hải sản, nhiều bãi biển đẹp,
Qua bài học giáo viên giáo dục cho học viên biết:
- Tài nguyên vùng biển nước ta phong phú là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh
tế biển: du lịch, khai thác khoáng sản, đánh bắt hải sản, giao thông vận tải biển
- Tài nguyên biển ngày càng cạn kiệt, môi trường biển ngày càng ô nhiễm do các
hoạt động kinh tế, đời sống của con người.
- Ý thức khai thác hợp lý tài nguyên , bảo vệ môi trường biển.
Bài 42: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ AN NINH Ở BIỂN ĐÔNG
VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
Nội dung bài học:
- Vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên
- Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế, bảo vệ an
ninh quốc phòng vùng biển
- Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo
-Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển
và thềm lục địa
Qua bài dạy giáo viên giáo dục học viên biết:
- Vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là bộ phận quan trọng của nước ta.
Đây là nơi có nhiều tài nguyên, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, cần
phải bảo vệ
- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ
để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa
sâu sắc, là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm
lục địa quanh đảo.
7
- Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là
nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực. Vì thế mỗi cá nhân có bồn phận
bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước.
b. Môn lịch sử:
Bài 17 NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ NGÀY 2/9/1945
ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946
Khi giảng đến chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là chủ tịch Hồ
Chí Minh trong việc cùng với Trung Hoa dân quốc để tập trung đánh Pháp, sau đó
ta lại hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa dân quốc về nước . Đó là chủ trương “cứng
rắn về nguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược”, sự nhân nhượng đó là để cho dân
tộc ta cùng một lúc phải đấu tranh với nhiều kẻ thù, tránh một cuộc chiến tranh bất
lợi.
Sau khi giảng xong đoạn này, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Chính sách nhân
nhượng của Đảng và Nhà nước ta lúc bấy giờ, ngoài lý do tránh cho dân tộc ta
cùng một lúc phải đấu tranh với nhiều kẻ thù trong hoàn cảnh “vận mệnh dân tộc
như ngàn cân treo sợi tóc” thì còn lý do quan trọng nào? Sau đó giáo viên mời
học viên phát biểu và củng cố: Lý do quan trọng khiến Đảng và Nhà nước ta, đứng
đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chính sách nhân nhượng đó là lòng thương
dân, muốn tránh cảnh đạn bom, mong muốn giải quyết cuộc chiến tranh này bằng
phương pháp hòa bình. Từ đó, giáo viên giáo dục học viên có sự bình tĩnh, tính ôn
hòa trong cách giải quyết mọi vấn đề và đặc biệt có cái nhìn đúng đắn trong chính
sách ngoại giao của Đảng và Chính phủ ta hiện nay trong việc giải quyết vấn đề
Biển Đông với Trung Quốc
c .Môn ngữ văn:
Bài TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP của Hồ Chí Minh
Trong bản Tuyên ngôn Người đã khẳng định “Chúng tôi, chính phủ lâm

thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới
rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”
Trong phần này, giáo viên giảng cần nhấn mạnh đến vấn đề chủ quyền của
Đất nước: Sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập thực sự là một móc son trong lịch
sử của dân tộc Việt Nam, tuyên bố với nhân dân Việt Nam và nhân dân cả thế giới
về việc chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và hàng nghìn năm phong kiến
ở Việt Nam, mở ra giai đoạn mới của một nước Việt Nam hoàn toàn độc lập tự
chủ, đồng thời đấu tranh bác bỏ những âm mưu tái chiếm Việt Nam của các lực
lượng thù địch. Từ việc nêu ý nghĩa Tuyên ngôn Độc lập chứa đựng Chân lý của
nhân loại giáo viên giáo dục cho học viên tình yêu quê hương đất nước trong đó
có tình yêu biển, đảo và thông cảm với những vất vã khó khăn của người lính hải
đảo ngày đêm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
8
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Tăng cường phổ biến tuyên truyền tình yêu biển, đảo Việt Nam ở trung
tâm GDTX góp phần củng cố thêm tinh thần yêu nước cho học viên đồng thời
cũng giúp học viên hiểu hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng cũng như tiềm năng
của biển, đảo, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta và giúp cho học
viên có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của
đất nước. Kết quả của quá trình tuyên truyền giáo dục như sau:
+ 100% học viên hiểu biết về biển, đảo Việt Nam
+ 30 học viên viết thư thăm hỏi các chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ tại
đảo Phan Vinh
+ Mỗi lớp sưu tầm từ 3 đến 4 tranh ảnh về biển, đảo. Tổng cộng có 32
tranh ảnh. Đóng góp 10 lá cờ cho nhân dân huyện đảo Trường Sa
+ Phát động đoàn viên thanh niên tham gia quyên góp ủng hộ cán bộ chiến
sĩ và giáo viên học sinh đang công tác giảng dạy học tập tại quần đảo Trường Sa
tổng số tiền 1.320.000đ

V. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Công tác giáo dục tuyên truyền biển, đảo là một công tác xuyên suốt không
riêng gì ngành giáo dục mà nó có sức lan tỏa trên nhiều phương diện mọi miền đất
nước. công tác tuyên truyền về chủ quyền quốc gia trên biển, đảo đòi hỏi có sự
phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, phải có sự chỉ đạo
thống nhất chặt chẽ từ trung ương tới cơ sở về nội dung và phương pháp tuyên
truyền.
Công tác giáo dục tuyên truyền phải được tiến hành sâu rộng trong và ngoài
nước, phải gắn kết giữa lịch sử và hiện tại để mọi người thấy được tầm quan trọng
của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước làm cho
mọi người thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với chủ quyền biển,
đảo Quốc gia để từ đó chung sức đồng lòng quyết tâm làm chủ, bảo vệ biển, đảo
thiêng liêng của Tổ quốc
Từ bao đời nay, qua nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ biết bao công sức cả máu
xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay,
chúng ta phải biết vận dụng sáng tạo những bài học lịch sử cùng sức mạnh toàn
dân tộc, nêu cao chính nghĩa, lẽ phải, phát huy nội lực và tranh thủ sự đồng tình
của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. chúng ta kiên trì
chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biên Đông bằng các biện pháp hòa bình trên
cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc,
đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm
chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của chúng ta để tiến tới xây dựng một
nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Công tác giáo dục tuyên truyền biển, đảo cho học viên là nhiệm vụ của tất cả
thầy cô giáo. Đội ngũ sư phạm là lực lượng tiên phong trong công tác này, có yêu
9
biển, đảo có sự đồng cảm và chia sẻ cùng các chiến sĩ hải đảo xa xôi thầy cô mới
giáo dục, tuyên truyền bằng chính “cái tâm” của người thầy
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa - Báo

Tiền Phong
2. Công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2013 của Ủy Ban trung ương mặt trận
Tổ quốc Việt Nam
3. Sách giáo khoa lớp 12 môn: địa lý, lịch sử, ngữ văn
Nhơn Trạch, ngày 10/5/2014
Người thực hiện
Lê Thị Hồng
10
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GDTX NHƠN TRẠCH
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Nhơn Trạch, ngày 20 tháng 5 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục, tuyên truyền tình yêu Biển – Đảo cho học viên ở
Trung tâm GDTX Nhơn Trạch
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hồng Chức vụ: Phó giám đốc
Đơn vị: Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Nhơn Trạch
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,

nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu
của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm
này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá;
tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến
kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có
thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)
11
BM04-NXĐGSKKN
12

×