Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

skkn THỰC HIỆN tốt tự ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO dục, góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý TRƯỜNG TRUNG học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.52 KB, 14 trang )










































SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CLGD

Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)







Sáng kiến kinh nghiệm

THỰC HIỆN TỐT TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC, GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC









Người thực hiện: HOÀNG CÔNG KHẢM
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: Quản lý hành chính Nhà nước  

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác




Năm học: 2013 - 2014



BM 01-Bia SKKN




SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Hoàng Công Khảm

2. Ngày tháng năm sinh: 22/02/1965
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trung Dũng – Biên Hòa – Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ:
0985.247.838
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: chuyên viên
8. Đơn vị công tác: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ Hóa
học
- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Hóa Vô cơ
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm, số năm có kinh nghiệm: Giảng
dạy Hóa học, 17 năm và Kiểm định chất lượng giáo dục, 8 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Synthesis of AlFe-Keggin by sol-gel method, 2011, Journal of
Chemistry, Vol. 49 (5AB), P.696-701;
2. Tổng hợp AlFe-Montmorillonite từ Bentonite Lâm Đồng, 2011, Tạp chí
Hóa học T.49 (6A),Tr. 393-402;
3. Giải quyết những khó khăn trong quá trình triển khai công tác kiểm định
chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. (Năm học
2011-2012)
4. Hướng dẫn thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non
(Năm học 2012 – 2013)

BM02-LLKHSKKN



MỤC LỤC



Trang
1.
Danh mục các chữ viết
1
2.
Lý do chọn đề tài ……………………………………… ………….
2
3.
Cơ sở lý luận và thực tiễn …………………… ……………………
3
4.
Tổ chức thực hiện các giải pháp ……………………… ………….
.
4

Giải pháp 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học ………….
4

Giải pháp 2: Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên …… ………….
6
5.
Hiệu quả của đề tài
9
6.
Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng …………… ………….
9

7.
Tài liệu tham khảo
10












1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI


Chuỗi ký tự viết tắt
Cụm từ, thuật ngữ được viết tắt
CLGD
Chất lượng giáo dục
CSGD
Cơ sở giáo dục
GDĐT
Giáo dục và Đào tạo
MN
Mầm non

TH
Tiểu học
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TT. GDTX
Trung tâm Giáo dục thường xuyên













2

THỰC HIỆN TỐT TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, GÓP PHẦN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), từ năm học 2008
– 2009, Sở GDĐT Đồng Nai đã triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục
(CLGD) đến các trường Tiểu học (TH), Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ
thông (THPT); Năm học 2012 – 2013 bắt đầu triển khai kiểm định CLGD trường

Mầm non (MN) và Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Tính đến tháng 05/2013
toàn tỉnh có 102/786 (12,81%) trường đã hoàn thành nhiệm vụ tự đánh giá, trong
đó: Trường MN 50/255 (19,60%, theo quy trình rút gọn là 100%), TH 21/297
(7,07%), THCS 21/170 (12,35%), THPT 10/64 (15,63%), TT. GDTX 0/12 (0,0%).
Đánh giá ngoài thí điểm mỗi bậc học 1 đơn vị: Mẫu giáo An Bình – Long Khánh,
TH An Hảo – Biên Hòa, THCS Hùng Vương – Biên Hòa, THPT Đoàn Kết – Tân
Phú [1], [2]. Nhìn chung, công tác kiểm định CLGD trên địa bàn toàn tỉnh chưa
đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là công tác tự đánh giá của các đơn vị còn chậm,
chưa thực hiện đúng tiến độ đề ra. Theo chúng tôi, những nguyên nhân dẫn đến
hiện trạng trên là:
1) Nguyên nhân khách quan: Hệ thống các văn bản kiểm định CLGD của Bộ
GDĐT chưa ổn định, còn thay đổi bổ sung; Có nhiều bộ tiêu chuẩn đánh giá
trường học gây khó khăn cho cơ sở khi thực hiện; Các cơ sở giáo dục (CSGD) hầu
hết là cơ sở công lập, được ngân sách nhà nước bao cấp, được phân công tuyển
sinh theo địa bàn dân cư, nên việc thực hiện tự đánh giá để tìm giải pháp nâng cao
CLGD còn chưa được chú trọng.
2) Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức của không ít cán bộ quản lý, nhất là
người đứng đầu về mục đích của công tác Kiểm định CLGD chưa đúng nên chưa
gắn kết công tác kiểm định với các hoạt động giáo dục và công tác khác. Đây là
nguyên nhân cơ bản, có tính quyết định làm chậm quá trình tự đánh giá CLGD tại
các đơn vị; Bên cạnh đó công tác văn thư lưu trữ về số liệu, tài liệu và hồ sơ còn
yếu kém, là thách thức không nhỏ trong việc thu thập, sắp xếp hệ thống các minh
chứng phục vụ công tác tự đánh giá CLGD.
Đứng trước thực trạng và yêu cầu của ngành GDĐT về công tác kiểm định
CLGD của tỉnh nhà, Phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD đã tham mưu Ban Giám
đốc Sở triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đánh giá đến các Phòng
GDĐT và các trường THPT và TT. GDTX, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ tự đánh
giá các đơn vị. Năm học 2013 – 2014, bên cạnh việc tổ chức tập huấn và tập huấn
lại cho đội ngũ cốt cán của các đơn vị về kỹ thuật tự đánh giá CLGD, chúng tôi
chú ý làm rõ mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn đánh giá CLGD với các nội dung

quản lý CSGD, xác định Tự đánh giá CLGD là giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý CSGD.
BM03-TMSKKN

3

Nội dung của đề tài “ Thực hiện tốt tự đánh giá chất lượng giáo dục, góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý trường trung học ”. đề cập đến tính hiệu quả
quản lý trường trung học khi thực hiện tốt nhiệm vụ tự đánh giá CLGD.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Quản lý trường học là tập hợp những tác động tối ưu của Hiệu trưởng đến
tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học nhằm thực hiện có chất lượng
mục tiêu kế hoạch giáo dục đã đề ra trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất, tinh
thần của xã hội, trường học và gia đình [3]. Muốn quản lý trường học có hiệu quả
cần dựa vào các chuẩn đánh giá CLGD, đây là xu hướng tất yếu của các nền giáo
dục tân tiến. Điều 17, Luật Giáo dục 2005 [4] quy định: Kiểm định CLGD là biện
pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung
giáo dục đối với nhà trường và CSGD khác. Khoản 8, Điều 3 Điều lệ trường
THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, quy định các CSGD phải Tự
đánh giá CLGD và chịu sự kiểm định CLGD của cơ quan có thẩm quyền kiểm
định CLGD [5].
Bộ GDĐT đã ban hành được hệ thống văn bản liên quan quy định về kiểm
định CLGD trường trung học:
- Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT, ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy trình và chu kỳ
kiểm định CLGD CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên;
- Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012, của Bộ GDĐT
về việc hướng dẫn tự đánh giá CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên;
- Công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15/01/2013, của Cục Khảo thí
và kiểm định CLGD về việc xác định nội hàm, tìm minh chứng theo các tiêu chuẩn

đánh giá CLGD trường tiểu học và trường trung học.
Sở GDĐT đã triển khai hệ thống văn bản quy định kiểm định CLGD của Bộ
GDĐT đến các đơn vị trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là cơ sở pháp quy và
công cụ cần thiết về kiểm định CLGD để các đơn vị tiến hành nhiệm vụ tự đánh
giá nhằm nâng cao CLGD.
Thực tế trong những năm học trước, Phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD
khi triển khai các văn bản hướng dẫn cũng như tập huấn công tác tự đánh giá,
chúng tôi chỉ chú trọng đến hướng dẫn kỹ thuật tự đánh giá đến lãnh đạo các đơn
vị, bao gồm:
(i) Cách thức thành lập hội đồng tự đánh giá, các nhóm công tác và nhóm thư ký;
(ii) Kế hoạch làm việc của hội đồng tự đánh giá; thời gian, nguồn lực cần huy động;
(iii) Hoạt động của các nhóm công tác trong việc thu thập các thông tin minh chứng

4

và viết Phiếu đánh giá các tiêu chí; (iv) Viết Báo cáo tự đánh giá.
Trong quá trình hướng dẫn chúng tôi chưa đề cập đến mối liên hệ giữa các
tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định CLGD với các nội dung liên quan đến quản lý trường
học cho đội ngũ cán bộ quản lý. Năm học 2013 – 2014, chúng tôi đã đề cập vấn đề
này; Đây là giải pháp mới góp phần thay đổi nhận thức về kiểm định CLGD cho cán
bộ quản lý trường học, phải nhận thức được Tự đánh giá là một trong những giải
pháp quản lý góp phần nâng cao CLGD. Từ đó, chỉ đạo đơn vị mình hoàn thành tốt
nhiệm vụ tự đánh giá đúng thời gian quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường trung học được Bộ GDĐT ban hành
bao gồm 5 tiêu chuẩn, 36 tiêu chí, 108 chỉ số. Nội dung đề cập đến các yêu cầu về:
(i) Tổ chức và quản lý trường học; (ii) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học
sinh; (iii) Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; (iv) Quan hệ giữa trường học,
gia đình và xã hội; (v) Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.
Đây là những yêu cầu bắt buột đối với đơn vị trường học trong quá trình

thực hiện tự đánh giá. Chúng tôi xây dựng những giải pháp dựa vào các nội dung
quản lý trường học gắn liền với các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số đánh giá CLGD
trường trung học.
Giải pháp 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học
Trước khi bước vào năm học mới, hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch hoạt
động của nhà trường theo tuần, tháng, năm học, kế hoạch này phải bám sát mục
tiêu kế hoạch của ngành đề ra, sát đúng với thực tế đơn vị và địa phương, việc xây
dựng kế hoạch phải bài bản và khoa học, thể hiện tính khả thi cao. Phân công cấp
phó xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn, hoạt động ngài giờ theo tuần, tháng
và từng học kỳ. Kế hoạch phải thông qua hội đồng sư phạm nhà trường nhằm phát
huy trí tuệ tập thể, đảm bảo tính dân chủ trong cán bộ, giáo viên và nhân viên. Trên
cơ sở kế hoạch năm học của nhà trường, tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch
hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả năm học. Kế hoạch phải cụ
thể, từ việc thực hiện chương trình đến dạy chuyên đề, tự chọn, dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; kế hoạch sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học
và các hoạt động ngoài giờ.
Muốn có kế hoạch năm học hoàn thiện cần lấy các tiêu chuẩn và tiêu chí
kiểm định CLGD làm thước đo, từ đó có sự bổ sung thay đổi phù hợp với thực tế.
Tiêu chí 1 và 4 - tiêu chuẩn 5 bộ tiêu chuẩn CLGD trường trung học yêu cầu về
hoạt động chuyên môn: Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ
GDĐT, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.
Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém theo kế
hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục, chú trọng:
- Kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần;

5

- Thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập
từng môn học theo quy định;
- Rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và

học tập hằng tháng;
- Khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học
sinh vươn lên trong học tập từ đầu năm học;
- Có các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu,
kém phù hợp;
- Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học
sinh yếu, kém sau mỗi học kỳ.
Tổ chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp gồm các nội dung giáo dục
địa phương theo quy định của Bộ GDĐT; Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể thao, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh và thực
hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương (Tiêu chí 3, 5, 6 - tiêu chuẩn 5):
- Thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu
môn học và gắn lý luận với thực tiễn;
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy
định;
- Rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa
phương hằng năm.
- Phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, một số
trò chơi dân gian cho học sinh;
- Tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho
học sinh trong và ngoài trường;
- Tham gia Hội khỏe Phù Đổng, hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ
hội dân gian do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
- Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo nhiệm
vụ được chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên giao;
- Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục đáp ứng với nhiệm vụ được giao;
- Kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục theo định kỳ để có biện pháp
cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học cần chú trọng giáo dục, rèn luyện
kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh (tiêu chí 7 – tiêu chuẩn 5).

6

- Giáo dục các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết
định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm
chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cho học sinh;
- Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý thức
chấp hành luật giao thông; cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và
các tai nạn thương tích khác; thông qua việc thực hiện các quy định về cách ứng
xử có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau;
- Giáo dục và tư vấn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính,
tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa
phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn
hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục (tiêu chí 3 – tiêu
chuẩn 4):
- Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền
thống lịch sử, văn hoá dân tộc;
- Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình
thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa
phương;
- Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung,
phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và
kế hoạch giáo dục.
Kế hoạch năm học của nhà trường phải có kế hoạch phối hợp với các cơ quan
chức năng địa phương trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống
dịch bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường. Đảm
bào các yêu cầu của tiêu chí 10 – tiêu chuẩn 1:

- Có phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích,
cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực
phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội của nhà trường;
- Đảm bảo an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà
trường;
- Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.
Giải pháp 2: Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên
Yêu cầu chung đối với việc quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên, việc thực
hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, phải theo quy định của Luật Cán bộ, công chức,
Luật Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường trung học và các quy định khác của
pháp luật (chỉ số c – tiêu chí 8 – tiêu chuẩn 1). Trên cơ sở đó nhà trường xây dựng

7

các quy định, quy chế nội bộ (bao gồm tiêu chí đánh giá thi đua) hằng năm nhằm
quản lý hoạt động giáo dục phù hợp tình hình thực tế của nhà trường và địa
phương, các quy định và quy chế này phải đảm bảo sự công bằng và có tính hiệu
quả cao trong quản lý trường học.
1) Đội ngũ cán bộ, giáo viên
Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên là tác nhân quan trọng đem lại hiệu quả
giáo dục của trường học, chính vì vậy trong công tác tuyển dụng đội ngũ này cần
đảm bảo các yêu cầu về số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của
Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học
(tiêu chí 2 – tiêu chuẩn 2) cụ thể:
- Số lượng và cơ cấu giáo viên đảm bảo để dạy các môn học bắt buộc theo
quy định;
- Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ
trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên làm công tác tư vấn cho
học sinh đảm bảo quy định;
- Đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định:

+ Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: 100% giáo viên đạt trình độ
chuẩn, trong đó trên chuẩn ít nhất 25% đối với trường trung học cơ sở, trường phổ
thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và trường phổ
thông dân tộc bán trú (gọi chung trường THCS); 10% đối với trường trung học phổ
thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh (gọi chung trường THPT) và 30%
đối với trường chuyên;
+ Các vùng khác: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn ít
nhất 40% đối với trường THCS, 15% đối với trường trung học phổ thông và 40%
đối với trường chuyên.
Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục của cán bộ giáo viên
và quản lý học sinh theo Điều lệ trường trung học; Quản lý hoạt động dạy thêm,
học thêm theo quy định của Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền (tiêu chí 8 – tiêu
chuẩn 1).
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên đó
là những yêu cầu bắt buộc trong công tác quản lý. Tiêu chí 3 – tiêu chuẩn 2 chỉ rõ:
- Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên,
trong đó có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung
học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông;
- Có ít nhất 15% giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh) trở lên đối với trường trung học cơ sở và 10% giáo viên dạy giỏi cấp
tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) trở lên đối với trường trung học phổ thông;

8

- Giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường tiểu
học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học và của pháp luật.
Từ những yêu cầu về trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên đòi hỏi nhà
trường ngoài công tác tuyển dụng mới còn phải có kế hoạch sắp xếp, tạo điều kiện
tốt cho giáo viên được học tập nâng cao trình độ, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn

nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trẻ thông qua hoạt động thao giảng, dự
giờ rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên trong toàn trường, sắp xếp phân công
giảng dạy từng khối lớp hợp lý (tính ổn định) , đảm bảo sự kế thừa (tính định
hướng), chủ động trong các hoạt động chuyên môn, đảm bảo duy trì và nâng cao
CLGD.
2) Nhân viên nhà trường
Đội ngũ nhân viên trường học được xem là cánh tay nối dài của cán bộ quản
lý trường học, hoạt động của đội ngũ này có ý nghĩa quan trọng, giúp việc chỉ đạo,
điều hành của lãnh đạo trường học đối với việc quản lý các hoạt động giáo dục và
các hoạt động khác của nhà trường. Việc tuyển dụng phải đảm bảo số lượng, chất
lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà
trường. (tiêu chí 4 – tiêu chuẩn 2), yêu cầu cụ thể:
- Số lượng nhân viên đảm bảo quy định;
- Nhân viên kế toán, văn thư, y tế, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị
dạy học có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác
được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc;
- Nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và được đảm bảo các chế
độ, chính sách theo quy định;
- Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ (chỉ
số b – tiêu chí 7 – tiêu chuẩn 1).
Chú trọng xây dựng đội ngũ nhân viên bộ phận hành chính đủ về số lượng,
thành thạo công việc, góp phần bảo quản tốt và khai thác có hiệu quả cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học. Đặc biệt phải bồi dưỡng
nhân viên văn thư có năng lực tổ chức khoa học công tác văn thư lưu trữ (điểm yếu
của các nhà trường hiện nay), giúp cán bộ quản lý trường học kiểm tra về mặt
pháp chế các văn bản do nhà trường soạn thảo; chế độ báo cáo thống kê đầy đủ,
kịp thời, chính xác theo từng chỉ tiêu, từng biểu mẫu quy định. Làm tốt công tác
văn thư lưu trữ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm
vụ tự đánh giá trong việc thu thập, sắp xếp, mã hóa các minh chứng theo yêu cầu
của bộ tiêu chuẩn CLGD trường trung học.

Ngoài ra, dựa vào 6 tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 3, bộ tiêu chuẩn CLGD trường
trung học quy định về các nội dung liên quan đến quản lý cơ sở vật chất và trang
thiết bị phục vụ dạy học, giúp Hiệu trưởng nhà trường xác định rõ các tiêu chí chưa

9

đạt chuẩn để có kế hoạch mua sắm bổ sung, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác
dạy học nhằm không ngừng nâng cao CLGD của nhà trường.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Chuyển biến tốt về nhận thức của cán bộ quản lý các CSGD.
Năm học 2013 – 2014, Sở GDĐT đã triển khai sâu rộng công tác kiểm định
CLGD đến các trường MN, TH, THCS, THPT và TT. GDTX trên địa bàn toàn
tỉnh. Bên cạnh triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tự
đánh giá của các đơn vị trường học, phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD cơ quan
Sở đã tiến hành lồng ghép các nội dung quản lý trường học liên quan đến các tiêu
chí, tiêu chuẩn đánh giá CLGD trong các đợt tập huấn và tập huấn lại công tác tự
đánh giá. Nhận thức các cán bộ quản lý CSGD có sự chuyển biến tốt, lãnh đạo các
đơn vị trường học tích cực thảo luận các vấn đề liên quan, chỉ đạo đơn vị mình
triển khai công tác tự đánh giá, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của Sở GDĐT.
2. Thực hiện tốt nhiệm vụ tự đánh giá các bậc học [6],[7].
STT
Bậc học
Tổng số
trường
Hoàn thành tự đánh giá CLGD
Số lượng
Tỷ lệ %
1
MN
265

264
99,62
2
TH
301
292
97,01
3
THCS
167
166
99,40
4
THPT
61
53
86,90
5
GDTX
12
12
100,00
Cộng chung
806
787
97,64
Tuy nhiên, qua kiểm tra chéo cho thấy vẫn còn một số hạn chế trong việc thu
thập, sắp xếp đầy đủ các minh chứng trong 5 năm liền kề; Đây là yếu kém trong
công tác văn thư lưu trữ của hầu hết các CSGD.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Các bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường MN, trường TH, trường trung học
và TT. GDTX liên quan mật thiết đến các nội dung quản lý CSGD; Đây là những
yêu cầu bắt buộc để đạt chuẩn CLGD. Do đó, ở gốc độ quản lý cấp ngành chúng tôi
luôn tìm cách tiếp cạnh một cách khoa học nhất để tác động đến đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục cấp cơ sở nhận thức tích cực và đầy đủ nhất về kiểm định CLGD, đặc
biệt là công tác tự đánh giá nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến chất lượng có tính khả
thi, tác động mạnh mẽ đến quá trình nâng cao CLGD.
1. Đối với các CSGD
Đưa công tác tự đánh giá vào kế hoạch nhiệm vụ năm học, thực hiện nhiệm

10

vụ quản lý giáo dục song song với nhiệm vụ tự đánh giá CLGD của đơn vị;
Thực hiện công tác văn thư lưu trữ một cách khoa học nhằm dễ dàng thực
hiện công việc thu thập, sắp xếp và mã hóa minh chứng phục vụ nhiệm vụ tự đánh
giá CLGD.
2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đề nghị Bộ GDĐT điều chỉnh quy định để được công nhận trường chuẩn
quốc gia thì trường đó phải có quyết định công nhận mức CLGD;
Bộ GDĐT nên quy định lộ trình yêu cầu các CSGD phải hoàn thành nhiệm
vụ Kiểm định CLGD và các chế tài kèm theo.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 969/BC-SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 20/5/2013 V/v báo cáo
kết quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Thống kê thực hiện Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non
20/5/2013 theo Công văn số 8299/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 04/12/2012
3. Biện pháp quản lý chất lượng trường mầm non A theo quan điểm quản lý
chất lượng tổng thể - Nguyễn Thị Bích Liên - Luận văn Thạc sỹ quản lý giáo dục -
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
4. Luật Giáo dục năm 2005.

5. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học – Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày
02/4/2007.
6. Công văn số 1012/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 14/5/2014 , V/v kết quả
thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở và nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục trong thời gian tới.
7. Công văn số 603/SGDĐT-KTKDCLGD ngày 28/3/2014 V/v thông báo
kết quả kiểm tra chéo công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục giữa các trường
THPT và trung tâm GDTX.

NGƯỜI THỰC HIỆN





Hoàng Công Khảm


11



SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị Phòng KTKĐ CLGD.
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––

Đồng Nai, ngày 26 tháng 5 năm 2014

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 -2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Thực hiện tốt tự đánh giá chất lượng giáo dục, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý trường trung học.
Họ và tên tác giả: Hoàng Công Khảm Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong

ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)


BM04-NXĐGSKKN

×