SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường PTDTNT- THCS ĐIỂU Xiểng
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG ĐÁP ÁN THẢO LUẬN
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC
TẬP VÀ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC
SINH TRONG PHÂN MÔN HỌC HÁT
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Chuyên
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Âm nhạc
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác:
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013- 2014
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Chuyên
2. Ngày tháng năm sinh: 22/ 06/ 1987
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Ấp Suối Cát 1, Xã Suối Cát, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0978590529 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ:
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên
môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Bí thư Đoàn; Chủ nhiệm lớp 7/3; Giảng dạy
Âm nhạc và Mĩ thuật Khối 6,7.
9. Đơn vị công tác: Trường PTDTNT- THCS Điểu Xiểng
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân CĐSP.
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: NhẠc- CTĐ.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 06
Số năm có kinh nghiệm: 06
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Phát huy tính nhân văn trong tác phẩm Âm nhạc để giáo dục học sinh
tình yêu thương trường lớp,thầy cô, bạn bè hiệu quả nhất.
2. Làm thế nào dạy và học phân môn Âm nhạc thường thức bậc THCS có
hiệu quả ?
3. Phương pháp gây hứng thú cho Học sinh THCS trong giờ học hát dân ca.
4. Sử dụng đáp án thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả học tập và tạo hứng thú
cho học sinh trong phân môn học hát.
BM02-LLKHSKKN
SỬ DỤNG ĐÁP ÁN THẢO LUẬN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP
VÀ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN HỌC HÁT
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay trước sự thay đổi như vũ bão của khoa học công nghệ cần những
con người toàn tài thì giáo dục càng được đề cao bởi giáo dục không chỉ còn đơn
thuần là dạy chữ mà còn phải dạy học làm người. Từ việc học chữ để tiếp thu kiến
thức Học sinh dần dần hình thành và phát triển nhân cách. Đồng thời vài năm gần
đây Ngành Giáo Dục và Đào Tạo liên tục thay đổi về những quy định, phương
pháp giảng dạy, thi cử và thêm những bộ môn như Công nghệ, Âm Nhạc, Mĩ thuật,
Giáo dục hoạt động ngoài giờ… vào chương trình học THCS nhằm phát triển,
hoàn thiện nhân cách cho Học sinh phù hợp với thời đại Công nghiệp hóa- Hiện
đại hóa.
Mục đích của việc giáo dục Âm nhạc trong nhà trường là vô cùng quan
trọng vì môn Âm nhạc trong trường học có đặc trưng riêng là không nhằm đào tạo
những người làm nghề âm nhạc, những nhạc sĩ, ca sĩ… mà chính là qua môn học
tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với các môn học khác
thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu của bậc
học, cấp học THCS. Mặt khác môn Nhạc là một môn học mới đưa vào học chính
khóa trong trường học THCS vài năm nay, vấn đề giảng dạy môn này còn hết sức
mới mẻ, khó khăn trong phương pháp dạy cho học sinh hứng thú, tiếp thu bài học
hiệu quả cao nhất trong thời lượng hạn chế dành cho cả ba phân môn. Ngoài ra
xuất phát từ đặc trưng bộ môn thì phân môn Học hát đòi hỏi phải có sự hứng thú
cao trong học tập thì các em mới khắc phục được những ngại ngùng, tiếp thu kiến
thức và không ngừng sáng tạo nên yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát
huy tính tích cực chủ động sáng tạo của Học sinh. Có như vậy các em mới có điều
kiện khắc phục khó khăn, tiếp nhận kiến thức mới. Một trong các phương pháp
hiệu quả là phương pháp thảo luận tuy nhiên khi áp dụng vào Âm nhạc để đạt hiệu
quả thì lại rất khó vì ngoài đòi hỏi các em kiến thức thì còn phải biết cảm nhận rút
ra nội dung, áp dụng diễn tả cảm xúc khi vận động theo nhạc… Do đó đa số giáo
viên sợ không đủ thời gian, thường dùng phương pháp phát vấn, thảo luận qua loa
cho có lệ hay chỉ sử dụng phương pháp thảo luận này khi có người dự giờ nhưng
đã có “ tư vấn” kiến thức của giáo viên từ trước.
Vấn đề đặt ra ngoài đạt về kiến thức chuyên môn, tinh thần trách nhiệm thì
giáo viên phải biết khắc phục khó khăn, yêu thương học sinh, hướng học sinh học
tập và sáng tạo, tin tưởng vào học sinh nhằm hướng cho các em sự hứng thú trong
học tập bộ môn Âm nhạc nói chung- phân môn học hát nói riêng để đạt kết quả
học tập cao nhất. Sau một thời gian trực tiếp tham gia giảng dạy, học hỏi, đúc rút
kinh nghiệm khi dạy phân môn học hát tôi xin chia sẻ kinh nghiệm “Sử dụng đáp
án thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả học tập và tạo hứng thú cho học sinh trong
phân môn học hát” với các thầy cô đồng nghiệp. Rất mong nhận được sự quan tâm
góp ý của quý thầy cô đồng nghiệp để tôi có thể đúc rút kinh nghiệm giảng dạy tốt
hơn.
BM03-TMSKKN
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
II.1 Cơ sở lý luận :
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật mà ở đó ấn tượng của cuộc sống, tâm tư
tình cảm của con người được thể hiện qua sự tinh tế của âm thanh. Âm nhạc gắn
liền mọi giai đoạn của đời người từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Do vậy
Âm nhạc tạo cho con người những cảm xúc mãnh liệt, tinh tế nhiều màu vẻ. Đồng
thời Âm nhạc còn có những phân môn, quy luật riêng thể hiện tính chất đặc thù của
loại hình nghệ thuật này. Do đó muốn hiểu, tiếp thu tốt Âm nhạc thì phải học, tiếp
xúc nhiều với loại hình nghệ thuật này.
Theo quan điểm chỉ đạo của Bộ trưởng BGD- ĐT ngày 24/ 01/ 2002 đã nói
“ Phải coi Âm nhạc như một môn Văn hóa bắt buộc, tất cả Học sinh đều được học
và phải học để có một trình độ Văn hóa Âm nhạc phổ thông trong nền học vấn
chung cấp THCS”. Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ trưởng, chương trình Âm nhạc
THCS có 3 phân môn: Học hát, TĐN- Nhạc lí và Âm nhạc thường thức trong đó
phân môn Học hát chiếm thời lượng lớn để các em có hiểu biết về tác giả, tác
phẩm, cách thể hiện tác phẩm để thể hiện tình cảm và nhận biết được cái hay cái
đẹp trong tác phẩm cũng như trong cuộc sống. Như vậy cho ta thấy trong một tiết
học Học hát thời lượng được ưu tiên trọn tiết so với hai phân môn còn lại nhưng lại
có yêu cầu không nhỏ. Bởi vì các em ngoài kiến thức sơ giản như tìm hiểu về nhạc
sĩ, những kí hiệu âm nhạc mà còn phải vận dụng để cảm nhận thể hiện tốt. Tuy
nhiên đặc trưng lứa tuổi THCS các em tiếp thu nhanh nhưng lại rất vội vàng, thiếu
kiên nhẫn, thích thể hiện mình do đó rất cần sự tin tưởng của giáo viên vào khả
năng các em, tạo sự hứng thú các em mới có thể vừa chủ động tiếp nhận kiến thức
vừa yêu thích môn học để nâng cao kết quả học tập.
II.2 Lí luận thực tiễn:
Thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
hay đổi mới phương pháp đánh giá từ chấm điểm sang xếp loại cho thấy tầm quan
trọng của việc thầy cô phải đầu tư giảng dạy, thay đổi phương pháp dạy để hướng
dẫn cho học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức nâng cao chất lượng dạy học. Tuy
nhiên với một bộ môn mới như Âm nhạc thì phương pháp dạy của mỗi giáo viên
còn bất cập: Có giáo viên dạy còn cứng nhắc nặng về kiến thức, một số giáo viên
dạy qua loa chỉ chú trọng dạy hát đúng mà quên mất phải giúp các em cảm nhận
rút ra bài học cho bản thân hay có giáo viên thì cho các em thảo luận theo phương
pháp mới nhưng chưa thực sự đầu tư mà chỉ qua loa đối phó…
Thực tế bản thân tôi trong những năm đầu vào nghề rất phân vân làm sao
vừa có thể truyền tải kiến thức đúng chuẩn, vừa giúp các em hứng thú mà không
quá căng thẳng khi có những tiết học kiến thức khó và dài mà bản thân thì kinh
nghiệm còn non nớt. Tôi áp dụng những phương pháp phát vấn thì thấy các em học
sinh ngoan, khá giỏi hay giơ tay phát biểu nhưng lại có nhiều học sinh thụ động do
ỷ lại đã có các bạn trả lời. Thay phương pháp phát vấn bằng thảo luận nhưng tôi
chưa thực sự tin tưởng vào khả năng các em vì sợ các em không đúc rút được nội
dung hay diễn tả được cảm xúc nên thường gợi ý hay can thiệp kết quả thảo luận
một cách cứng nhắc. Sau một thời gian tôi thấy biện pháp thảo luận của mình chưa
thực sự hiệu quả vì các em vẫn chưa thực sự hứng thú, năng động và có trách
nhiệm trong giờ thảo luận dù tôi đã đưa ra sườn bài cụ thể, đã “ giúp” các em tìm
được nội dung và động tác… thể hiện rõ qua kết quả điều tra mức độ Học sinh đạt
yêu cầu học hát khi học bình thường ( Chưa chú trọng tính hứng thú tích cực trong
học tập):
Các mức độ yêu cầu Kết quả
Nhớ tên, một số tác phẩm tiêu biểu nhạc sĩ sáng tác 70%
Tìm được câu trả lời đúng cho phần thảo luận nhanh, đúng. 75%
Hát đúng giai điệu, lời ca 75%
Biết hát kết hợp vận động theo nhạc. 70%
Thuộc tên và lời ca các bài hát đã học 70%
Yêu thích các bài hát trong chương trình THCS 65%
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
Sau khi tìm đọc các tài liệu của các giáo viên tâm huyết về các kinh nghiệm
dạy học nâng cao hứng thú dạy học, các phương pháp dạy học tiếp thu kiến thức
tốt mong truyền đạt, trao đổi kinh nghiệm đến quý đồng nghiệp như đề tài “Một số
phương pháp tạo hứng thú cho học sinh học Âm nhạc” của tác giả Huỳnh Văn Tới,
đề tài “Đưa trò chơi vào trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc nhằm nâng cao
hiệu quả bài học và tạo hứng thú cho Học sinh” của thầy Hồ Sỹ Bắc( Trường
THCS Đăk Sôr )… Từ đó tôi đã điều chỉnh lại một phần phương pháp dạy học
bằng thảo luận trong Âm nhạc: Tôi vẫn hướng dẫn các em tìm hiểu bài theo “ sườn
bài” chung nhưng để các em có thể tìm hiểu bài trước ở nhà thay vì tới lớp các em
nhìn vào bảng câu hỏi thảo luận mới bắt đầu tìm kiến thức trong Sách giáo khoa trả
lời. Đồng thời tôi tôn trọng các kết quả thảo luận của các em để chỉnh sửa lại nội
dung cho đúng để các em chép bài thay vì bắt các em công nhận nội dung của bản
thân giáo viên đưa ra.Mặt khác thay vì gò ép các em làm các động tác cùng hướng,
cùng động tác cho đẹp khi biểu diễn thì tôi khuyến khích các em thảo luận theo tổ
tìm động tác, cùng biểu diễn và tự đúc rút động tác đẹp học hỏi lẫn nhau.
1. Giải pháp 1: Hướng dẫn Học sinh nắm “ sườn bài” học hát ứng dụng
cho các bài học hát
Đối với giải pháp này tôi thường hướng dẫn các em vào tiết học đầu năm lớp
6 vì lớp 6 là nền tảng cho các lớp khác sau này.Tôi hướng dẫn các em xác định đâu
là tiết học hát, hướng dẫn các em chuẩn bị kiến thức ở nhà trước tiết học hát theo “
sườn bài”:
a. Tên nhạc sĩ, năm sinh- mất, tác phẩm tiêu biểu.
b. Nhịp, kí hiệu trong bài hát
c. Chia đoạn bài hát
d. Nội dung bài hát.
Tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm trưởng hướng dẫn nhóm thảo luận trên
lớp, nhận xét thảo luận và chỉ định thành viên hỗ trợ khi cần. Và tiết học hát đầu
tiên của học hát lớp 6 tôi hướng dẫn các em thực hiện một bài mẫu thảo luận dựa
vào kết quả tìm tòi kiến thức của các em ở nhà, hướng dẫn các em cách nhận xét…
Đối với những tiết học hát còn lại tôi làm nhiệm vụ cho các em nhắc lại “ sườn
bài”, nêu thời gian giới hạn thảo luận và theo dõi, tổng kết nhận xét kết quả các em
thảo luận và công nhận kết quả thảo luận nhóm tốt nhất, chỉ chỉnh lại nội dung khi
thật cần thiết để các em đúc kết vào bài học. Đặc biệt với phần tác phẩm tiêu biểu
khuyến khích các nhóm trình bày một tác phẩm minh họa hoặc sưu tầm tác phẩm
vào Usb để giới thiệu với cả lớp. Như vậy các em sẽ hứng thú vì công sức, kiến
thức của mình được các bạn công nhận từ đó thúc đẩy các nhóm thi đua trong học
tập.
Kết quả cho thấy các em năng động hơn trong làm việc nhóm: Tất cả các em
đều chia câu hỏi đóng góp ý kiến thậm chí tranh luận, biết làm việc theo nhóm hiệu
quả, năng động, hứng thú thay vì gần nửa các em yếu hoặc thụ động vì ỷ lại vào
bạn, mặc cảm không tìm không kịp kiến thức với các bạn khá giỏi như khi sử dụng
phương pháp phát vấn hay gò ép các em thảo luận theo ý giáo viên như trước. Các
em vừa được thể hiện mình, nhớ những kiến thức bài học sâu hơn vì bản thân đã
tìm tòi ở nhà, lên lớp thảo luận và được củng cố lại một lần nữa do đó các em học
sinh hào hứng chờ tới tiết học Âm nhạc nói chung hay tiết học hát nói riêng. Đồng
thời ở các bài kiểm tra 15 phút, hỏi vấn đáp kiểm tra 45 phút hay kiểm tra học kì
các em vẫn nhớ sơ lược thông tin tác giả, tác phẩm, nội dung bài hát sau khi hệ
thống mà không phải học lại từ đầu. Điều này cho thấy các em hứng thú trong học
tập, được tin tưởng vào khả năng bản thân đã giúp kết quả học tập được nâng cao
so với những giải pháp thực hiện trước đó thể hiện ở bảng:
Các mức độ đạt Kết quả
trước áp
dụng
Kết quả
Sau áp
dụng
Nhớ tên, một số tác phẩm tiêu biểu nhạc sĩ sáng tác 75% 95%
Tìm được câu trả lời đúng cho phần thảo luận nhanh,
đúng.
70% 98%
Biết làm việc theo nhóm tự nguyện. 85% 100%
Chuẩn bị bài, kiến thức ở nhà trước 75% 98%
Trả lời được các câu hỏi bài kiểm tra thường xuyên và
câu hỏi phát vấn khi kiểm tra định kì hoàn thiện.
78% 98%
2. Giải pháp 2: Hướng dẫn các em thảo luận về cách thực hiện động tác
vận động theo nhạc và thể hiện sau khi học xong giai điệu bài hát
Khi học xong giai điệu bài hát trong yêu cầu Chuẩn kiến thức kĩ năng chúng
ta sẽ thấy các em sẽ được thực hiện kết hợp gõ phách, đánh nhịp, trình bày bài hát.
Ở phương pháp này tôi chỉ đề cập tới động tác trình bày bài hát vì gõ phách và
đánh nhịp theo lí thuyết đã học, trình bày bài hát bằng các động tác vận động thuộc
về cảm nhận của các em. Tuy nhiên thay vì hướng dẫn các em làm theo động tác
hướng dẫn của giáo viên sẽ thấy một số em sẽ ngại ngùng không vận động hoặc
làm qua loa vì thực tế cho thấy cảm nhận của giáo viên và học sinh là khác nhau.
Mặt khác tuổi của giáo viên và học sinh là khác nhau, học sinh có sự hồn nhiên
theo lứa tuổi nhưng độ dạn dĩ và vị trí của các em sẽ khác biết với giáo viên dẫn
đến tình trạng trên. Do đó hướng các em thảo luận theo tổ các em sẽ tìm ra được
những động tác minh họa đa dạng hơn một mình giáo viên, từ đó các em sẽ lựa
chọn được động tác phù hợp nhất cho tất cả để đẹp, dễ làm mà không ngại
ngùng.Như vậy sẽ thu hút được tất cả các em đều tham gia thảo luận, thực hiện vận
động khi được giáo viên yêu cầu và đặc biệt là các tổ gắng hoàn thiện thật nhanh
để được lên trình bày.Điều này phần nào đã chứng minh rằng thực tế nếu chúng ta
tin tưởng các em, khuyến khích các em thảo luận các động tác và sử dụng các động
tác đó của các em sẽ giúp các em tự tin vào bản thân, phấn khởi, hứng thú và yêu
thích môn học từ đó sẽ học tốt hơn.
So với cách giáo viên hướng dẫn học sinh làm theo trước đây thì khi được
thảo luận học sinh làm động tác sẽ phong phú hơn, các em tham gia nhiều hơn và
tự giác hơn. Tuy nhiên khi các em thảo luận giáo viên cần lưu ý nhắc các em thể
hiện cùng hướng tay, bước chân cùng lúc sẽ đẹp hơn vì lần đầu các em sẽ lộn xộn
vị trí chưa đẹp. Dần dần các em sẽ tạo thành thói quen tốt khi trình bày tập thể, thể
hiện tinh thần thống nhất cao khi thảo luận và tinh thần tập thể. Điều này thể hiện ở
các tiết học đặc biệt là ở các bài kiểm tra định kì, các em thực hiện tốt, tự nhiên và
không gượng ép, ngại ngùng:
Các mức độ đạt Kết quả
trước áp
dụng
Kết quả
Sau áp
dụng
Biết vận động phù hợp với lời ca, bài hát 75% 95%
Vận động đẹp, sáng tạo. 50% 90%
Tích cực tham gia thảo luận các động tác vận động. 80% 100%
Thực hiện tốt vận động hát, vận động và thể hiện cảm
xúc khi kiểm tra.
70% 95%
Dạn dĩ thể hiện và biết vận dụng vào các bài hát, các
tiết mục văn nghệ.
70% 90%
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Khi thực hiện giải pháp “ Sử dụng đáp án thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả
học tập và tạo hứng thú cho học sinh trong phân môn học hát” tôi nhận thấy có
những lợi ích như sau:
* Ưu điểm:
- Phương pháp này giúp Học sinh tham gia môn học một cách chủ động và
hứng thú. Các em có trách nhiệm của bản thân với việc học tập như tự tìm kiến
thức, thảo luận nhóm có sự phân công nhịp nhàng, giúp đỡ nhau trong thảo luận
không phân bì.
- Thu hút tập trung của Học sinh trong tiết dạy.
- Học sinh thỏa sức được sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, tiết học vui vẻ nhẹ
nhàng.
- Học sinh dạn dĩ trong việc thể hiện năng lực bản thân: Trình bày bài hát có
vận động, thể hiện tốt cảm xúc tác phẩm trước đám đông .
- Học sinh thể hiện tốt các bài hát chính khóa được học, biết ứng dụng vào
các bài hát- tiết mục văn nghệ của trường của lớp đẹp, hay, sáng tạo cao.
- Học sinh thông qua nội dung các bài hát được học, được cảm nhận, được
liên hệ thực tế bản thân sau mỗi tiết học đã thêm yêu thương bạn bè, thầy cô đúng
theo chủ đề “ Trường học thân thiện- học sinh tích cực”. Biết giúp đỡ người nghèo
khó, thực hiện tốt các nhiệm vụ của người học sin, giữ gìn môi trường xanh- sạch –
đẹp.
- Học sinh say mê các buổi học hát, tích cực tham gia các trò chơi mang tính
chất hội thi để từ đó, thông qua hoạt động này phát hiện và bồi dưỡng những Học
sinh có năng khiếu.
- Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức
đúng theo phương pháp mới đồng thời luôn cập nhật được thêm kiến thức, các
động tác mới thông qua các bài thảo luận, sáng tạo của học sinh.
* Hạn chế:
- Việc gây hứng thú cho Học sinh không chỉ kết thúc sau phần thảo luận mà
phải duy trì hết tiết học : Học hát lời, vận động theo nhạc, nêu cảm nghĩ…
- Phải làm cho mức độ hứng thú tăng hơn lúc đầu để các em hăng hái tham
gia bài học cho đến lúc kết thúc tiết học.
- Học sinh chưa linh hoạt được nội dung thảo luận có một số thay đổi đối với
dạng “ sườn bài” bài hát nhạc sĩ thông thường với bài hát dân ca.
* Số liệu thống kê:
Các mức độ đạt Kết quả
trước áp
dụng
Kết quả
Sau áp
dụng
Nhớ tên, một số tác phẩm tiêu biểu nhạc sĩ sáng tác 75% 95%
Tìm được câu trả lời đúng cho phần thảo luận nhanh,
đúng.
70% 98%
Biết làm việc theo nhóm nhịp nhàng. 85% 100%
Chuẩn bị tốt bài, kiến thức ở nhà trước 75% 98%
Vận động tốt, biểu hiện được cảm xúc. 70% 95%
Biết áp dụng bài học vào thực tế. 70% 90%
Kết quả của bài kiểm tra sau khi áp dụng phương pháp của các em cao hơn
so với khi chưa thực hiện phương pháp. Thực tế qua các tiết học các em hứng thú
hơn, các tiết mục văn nghệ của đơn vị các lớp đẹp và nhiều hơn.Kết quả này khẳng
định kết quả này không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động đúng của phương
pháp thảo luận đến các em Học sinh.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đề xuất:
Khi áp dụng phương pháp “Sử dụng đáp án thảo luận nhằm nâng cao hiệu
quả học tập và tạo hứng thú cho học sinh trong phân môn học hát” tại trường
THCS Điểu Xiểng tôi nhận thấy học sinh tham gia môn học một cách chủ động và
hứng thú. Các em có trách nhiệm của bản thân với việc học tập như tự tìm kiến
thức, thảo luận nhóm có sự phân công nhịp nhàng, giúp đỡ nhau trong thảo luận
không phân bì.Thu hút tập trung của Học sinh trong tiết dạy. Học sinh thỏa sức
được sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, tiết học vui vẻ nhẹ nhàng và dạn dĩ trong việc
thể hiện năng lực bản thân: Trình bày bài hát có vận động, thể hiện tốt cảm xúc tác
phẩm trước đám đông, thể hiện tốt các bài hát chính khóa được học, biết ứng dụng
vào các bài hát- tiết mục văn nghệ của trường của lớp đẹp, hay, sáng tạo cao.Đồng
thời Học sinh thông qua nội dung các bài hát được học, được cảm nhận, được liên
hệ thực tế bản thân sau mỗi tiết học đã thêm yêu thương bạn bè, thầy cô, thực hiện
tốt các nhiệm vụ của người học sinh, giữ gìn môi trường xanh- sạch – đẹp. Qua các
đợt dự giờ hội giảng, các tiết thanh tra toàn diện hay thông qua các chương trình
ngoại khóa, văn nghệ Ban giám hiệu đồng ý với cách dạy, công nhận các tiết mục
của Học sinh dàn dựng là hợp lý với lứa tuổi. Điều đó cho thấy giải pháp trên có
thể thực hiện trong đơn vị tôi đang công tác.
2. Kiến nghị:
- Tăng cường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ giảng dạy đạt hiệu
quả: Tranh ảnh, đàn phím Yamaha đúng tiêu chuẩn theo yêu cầu giảng dạy, song
loan, máy đĩa, băng đĩa minh họa bài học…
- Mua những tài liệu hướng dẫn về chương trình mới, cách giảng dạy phát
huy tính tích cực, hứng thú trong dạy học Âm nhạc; Phương pháp giáo dục học
sinh đạt hiệu quả trong bài dạy, các bài hát mới…
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh học Âm nhạc – Huỳnh Văn Tới
2. Phương pháp dạy học Âm nhạc Học sinh THCS ( Nhạc sĩ Hoàng Long, Hoàng
Lân- Nhà xuất bản giáo dục) .
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Âm nhạc 6, 7, 8, 9 ( Nhà xuất bản GD Việt
Nam).
4. Tâm lí Học sinh Tâm lí học đại cương ( Tài liệu trường Đại học Đồng Nai – Lưu
hành nội bộ).
VI. Phụ lục:
* Phụ lục 1: Các phương pháp tạo hứng thú cho Học sinh
1. Trong quá trình giảng dạy hướng dẫn học sinh cách tìm tư liệu cho
bài thảo luận, tập trình bày thi đua giữa các nhóm trong giờ học hát.
Thực tế trong một tiết học giáo viên thuyết trình tiểu sử nhạc sĩ, cho nghe
nhạc nếu kết hợp với các phương tiện trình chiếu sẽ gây hứng thú cho học sinh
nhưng không hẳn tiết nào cũng gây được hứng thú nhất định cho học sinh. Mặt
khác trong phương pháp dạy học mới người học chủ động nắm tri thức, công nghệ
thông tin ngày càng phổ biến nên học sinh dễ dàng tìm kiếm thông tin cho bài học.
Do đó giáo viên hướng dẫn, thể hiện sự tin tưởng, khuyến khích học sinh tìm hiểu
thông tin bài học khiến các em hứng thú tìm hiểu thông tin thảo luận, thi đua giữa
các tổ nhóm thay vì lắng nghe hoặc đứng lên nhận xét bài học hay thảo luận bài
học một cách máy móc.
Ví dụ: Học hát bài “ Tiếng chuông và ngọn cờ”
. Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo sườn bài :
A. Tác giả:
- Tên, sinh, mất, quê quán.
- Tác phẩm tiêu biểu ( khuyến khích trình bày một tác phẩm, có thể sưu tầm
file nhạc)
B. Tác phẩm:
a. Nhịp
b. Kí hiệu
c. Chia đoạn
d. Nội dung bài hát.
Học sinh trình bày kết quả thảo luận theo từng mục bài giáo viên yêu cầu.
Giáo viên xem xét, hướng dẫn nhận xét và đúc kết nội dung ghi bảng.
Bên cạnh đó lời nói, hướng dẫn, khuyến khích nhiệt tình của giáo viên hết
sức quan trọng vì điều này giúp cho học sinh tự tin vào bản thân, hứng thú và cố
gắng trong các bài thảo luận tiếp theo.
2. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực,
chủ động sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em.
Đặc trưng của môn âm nhạc là thực hành. Sau khi hướng dẫn học sinh thảo
luận nắm bắt nội dung bài học, muốn duy trì hứng thú lâu dài giáo viên phải tạo
điều kiện cho các em thực hành: Học hát, vận động theo nhạc, nêu cảm xúc… Đặc
biệt giáo viên phải khuyến khích học sinh thể hiện các động tác mới thông qua sự
hiểu biết của bản thân, trình bày hội ý của tổ- nhóm…
3. Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của học sinh trong giờ
học âm nhạc
Việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học không chỉ một lần mà phải rèn
luyện thường xuyên từ phút đầu đến phút cuối giờ học.
4. Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp, trường để học sinh
được xem, được nghe, được thể hiện và bình luận: Bằng hình thức tổ chức các
Hội thi văn nghệ về các chủ đề, các buổi ngoại khóa âm nhạc nói về các nhạc sĩ…
Giúp cho học sinh có thể trình bày hiểu biết của bản thân, hứng thú học tập với bộ
môn.
* Phụ lục 2: Giáo án
* lỚP 6:
Tuần 10- Tiết 10: Học hát: Bài Hành khúc tới trường
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hs biết bài Hành khúc tới trường là bài hát của Pháp do nhạc sĩ Lê Minh Châu và
nhạc sĩ Phan Trần Bảng đặt lời.
2. Kĩ năng:
- Hs hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo
nhịp, theo tiết tấu lời ca.
3. Thái độ:
- Hs biết yêu quý nước Pháp xinh đẹp qua giai điệu bài hát.
- Hs biết khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập như lời ca bài hát.
II. Chuẩn bị:
- Đàn Organ.
- Tranh nhạc bài hát.
- Hình ảnh minh họa nước Pháp.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới:
Hoạt động của Gv Nội dung Hoạt động
của Hs
* Gv treo tranh hình minh họa nước Pháp giới
thiệu Tháp Ép- phen, cờ nước Pháp, công viên sinh
hoạt văn hóa Pháp… giới thiệu bài hát Hành khúc tới
trường- Dân ca Pháp ở thể loại hành khúc, lời Việt
do hai nhạc sĩ Việt Nam sáng tác.
? Nêu lại các bước thảo luận bài hát.
- Gv treo câu hỏi thaỏ luận và hướng dẫn Hs thảo
luận:
1. Tên nhạc sĩ.
2. Nhịp.
3. Kí hiệu
4. Chia đoạn.
5. Nội dung bài hát.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét thảo luận, đúc kết, giới
thiệu bài hát viết ở giọng F- dur.
- Gv đệm đàn và hướng dẫn Hs luyện thanh:
=&=4b==c==!==T==E== =f=!=g==h=!
=Y==J==k==!
=&=k===Z==!==i=== W== !==v===!
======r====.
- Gv đệm đàn, hát mẫu bài hát.
? Giai điệu bài hát.
- Gv dạy hát :
. Gv đệm đàn câu hát thứ nhất “ Mặt trời… xa”, lưu ý
Hs cách hát nốt móc giật.
. Gv đệm đàn câu hát thứ nhất, sửa sai nếu có.
. Gv đệm đàn câu hát thứ hai “ Rộn ràng… tiếng ca”.
. Gv đệm đàn câu hát thứ hai, sửa sai nếu có.
Tuần 10 -
Tiết 10:
Học hát:
Bài Hành
khúc tới
trường.
Nhạc : Pháp
Lời Việt:
Phan Trần
Bảng.
Lê Minh
Châu.
* Lời bài
hát:
Mặt trời lấp
ló đằng chân
trời xa. Rộn
ràng chân
bước đều
theo tiếng
ca. Non
sông ta bao
la mến yêu
sao đất quê
hương. Vui
như chim
reo ca tiếng
hát em dưới
mái trường.
La la la la la
.
* Nội dung
bài hát:
Bài hát miêu
tả buổi sáng
mặt trời lên,
từng tốp Hs
vui vẻ đến
trường với
niềm tự hào
về quê
hương đất
nước, cất
tiếng hát lạc
quan yêu
- Hs lắng
nghe, theo
dõi và ghi
đề mục.
- Hs nhắc
lại các
bước.
- Hs theo
dõi câu hỏi
thảo luận và
tiến hành
thảo luận
theo hướng
dẫn của Gv:
1. Nhạc sĩ
Lê Minh
Châu, Pha
Trần Bảng.
2. Nhịp 2/
4.
3. Kí hiệu:
Chấm dôi,
dấu quay
lại, dấu
nhắc lại,
khung thay
đổi 1- 2,
dấu giáng.
4. Chia
đoạn: 1
đoạn đơn.
5. Nội dung
bài hát: Bài
hát miêu tả
buổi sáng
mặt trời lên,
. Gv đệm đàn nối cả hai câu hát, sửa sai nếu có.
. Gv đệm đàn câu hát thứ ba “ Non sông quê
hương”, lưu ý Hs cách hát những nốt móc giật liên
tiếp.
. Gv đệm đàn câu hát thứ ba, sửa sai nếu có.
. Gv đệm đàn câu hát thứ tư “ Vui như… mái trường”,
lưu ý Hs thể hiện nốt móc giật liên tiếp.
. Gv đệm đàn câu hát thứ tư kết hợp sửa sai nếu có.
. Gv đệm đàn nối hai câu hát thứ ba và thứ tư, sửa sai
nếu có.
. Gv đệm đàn câu hát thứ năm “ La la… la la”, lưu ý
Hs dấu quay lại, hát nẩy tiếng.
. Gv đệm đàn câu hát thứ năm, sửa sai nếu có.
. Gv đệm đàn toàn bài ( 1 lần), lưu ý Hs những ký
hiệu nhắc lại, quay lại, móc giật…
. Gv đệm đàn toàn bài, kết hợp sửa sai nếu có.
- Gv chia lớp thành 2 dãy, hướng dẫn cách hát đuổi
( ca- nông), kết hợp sửa sai.
- Gv hướng dẫn Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách,
nhịp.
* Gv hướng dẫn Hs thảo luận vài động tác vận động
theo nhạc.
- Gv đệm đàn, yêu cầu một tổ xung phong trình bày.
- Gv đệm đàn, sửa sai nếu có, khuyến khích những Hs
có sáng tạo động tác mới.
- Gv chọn 4 Hs hát tốt trình bày bài hát.
? Cảm nhận của em khi học bài hát.
. Gv nhận xét, giáo dục Hs tình yêu quê hương đất
nước, tinh thần lạc quan, cố gắng học tập tốt.
đời. từng tốp Hs
vui vẻ đến
trường với
niềm tự hào
về quê
hương đất
nước, cất
tiếng hát lạc
quan yêu
đời.
- Hs nhận
xét, bổ sung
thêm thông
tin nhạc sĩ
sưu tầm
được, Gv
đúc kết.
- Hs luyện
thanh.
- Hs lắng
nghe, theo
dõi bài hát.
-> Giai điệu
vui, hơi
nhanh.
- Hs thực
hiện.
- Hs theo
dõi lời ca,
nhẩm theo
giai điệu,
lắng nghe
Gv hướng
dẫn.
- Hs hát
theo tiếng
đàn.
- Hs theo
dõi lời ca,
nhẩm theo
giai điệu,
lắng nghe
Gv hướng
dẫn.
- Hs hát hòa
theo tiếng
đàn.
- Hs hát
theo hướng
dẫn của Gv.
- Hs theo
dõi lời ca,
nhẩm theo
giai điệu,
lắng nghe.
- Gv hướng
dẫn.
- Hs hát hòa
giai điệu
theo hướng
dẫn của Gv.
- Hs theo
dõi lời ca,
nhẩm theo
giai điệu,
lắng nghe
- Gv hướng
dẫn.
- Hs hát hòa
giai điệu
theo hướng
dẫn của Gv.
- Hs hát
theo hướng
dẫn của Gv.
- Hs hát hòa
giai điệu
theo hướng
dẫn của Gv.
- Hs theo
dõi bài hát,
lắng nghe
Gv hướng
dẫn.
- Hs hát
theo hướng
dẫn của Gv.
- Hs thực
hiện thảo
luận theo
tổ.
- Tổ nhanh
nhất thực
hiện.
- Hs thực
hiện.
- Hs thực
hiện
- Hs nêu
cảm nhận.
- Hs lắng
nghe.
3. Củng cố:
- Hs nghe giai điệu đoán câu hát.
- Hs hát bài hát kết hợp vận động.
4. Dặn dò:
- Tìm một số bài hát có tính chất hành khúc.
- Học thuộc bài hát kết hợp biểu diễn.
- Tập chép các nốt nhạc trong 4 nhịp đầu bài hát Hành khúc tới trường.
- Chuẩn bị bài Tiết 11.
* Lớp 7:
Tuần 1- Tiết 1:
- Học hát: Bài Mái trường mến yêu
- Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hs biết tác giả của bài Mái trường mến yêu là nhạc sĩ Lê Quốc Thắng.
- Biết nội dung bài ca ngợi mái trường và thầy cô yêu quý.
2. Kĩ năng:
- Hs hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát.
3. Thái độ:
- Hs biết yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Đàn Organ.
- Tranh nhạc bài hát.
- Tư liệu nhạc sĩ Lê Quốc Thắng và tác phẩm minh họa.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới:
Hoạt động của Gv Nội dung Hoạt động
của Hs
? Kể tên một vài bài hát viết về mái trường và thầy, cô
giáo mà em biết.
- Gv giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ được
học một bài hát cũng rất hay về tình cảm thầy trò, về
những kỉ niệm mái trường yêu dấu qua bài hát Mái
trường mến yêu.
- Gv treo câu hỏi và hướng dẫn thảo luận nhóm:
1. Tên nhạc sĩ, tác phẩm tiêu biểu.
2. Nhịp.
3. Kí hiệu.
4. Chia đoạn.
5. Trong bài hát có những câu hát nào có giai điệu
hoàn toàn giống nhau.
6. Nội dung bài hát.
Tiết 1:
- Học hát:
Bài Mái
trường
mến yêu.
- Bài đọc
thêm:
Nhạc sĩ
Bùi Đình
Thảo và
bài hát Đi
học.
I. Học hát:
Bài Mái
trường
mến yêu
Nhạc và
lời: Lê
Quốc
Thắng
* Lời bài
hát:
+ Đoạn 1:
- Ôi hàng
cây xanh
thắm dưới
-> Ngôi
trường dấu
yêu, mong
ước kỉ niệm
xưa, con
đường đến
trường…
- Hs nghe,
ghi đề mục.
- Hs chú ý
theo dõi, tiến
hành thảo
luận nhóm
theo sự
hướng dẫn
của Gv:
1. Nhạc sĩ
Lê Quốc
Thắng. Tác
phẩm tiêu
biểu: Phố xa,
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét bài thảo luận, đúc kết.
- Gv hướng dẫn Hs luyện thanh bài hát theo mẫu âm:
=&=4b==c==!==T==E== =f=!=g==h=!
=Y==J==k==!
=&=k===Z==!==i=== W== !==v===!
======r====.
- Gv đệm đàn và hát mẫu bài hát.
? Giai điệu bài hát.
- Gv giới thiệu thêm: Bài hát Mái trường mến yêu
được viết ở giọng Em, do ở giọng thứ nên giai điệu
nghe nhẹ nhàng, trong sáng.
- Gv hướng dẫn Hs học hát từng đoạn:
+ Đoạn 1: “ Ôi hàng dịu êm”
. Gv đệm đàn giai điệu 2 câu hát “ Ôi hàng… như
nói”.
. Gv đệm đàn Câu 1 và 2, sửa sai nếu có.
. Gv đệm đàn giai điệu 2 câu hát “ Vì hạnh phúc
thiết tha”
. Gv đệm đàn Câu 3 và 4 , sửa sai nếu có.
. Gv đệm đàn nối các câu lại với nhau, sửa sai nếu có.
Lưu ý chỗ “ Với tấm lòng”.
. Gv đệm đàn giai điệu 2 câu hát “ Khi bình minh…
trên lá”
. Gv đệm đàn Câu 5 và 6 , sửa sai nếu có.
. Gv đệm đàn giai điệu 2 câu hát “ Thầy bước… dịu
êm”
. Gv đệm đàn Câu 7 và 8 , sửa sai nếu có.
. Gv đệm đàn nối các câu lại với nhau, sửa sai nếu có.
Lưu ý chỗ “ phố phường còn ngủ yên”.
- Gv đệm đàn nối nguyên Đoạn 1, sửa sai nếu có.
+ Đoạn 2: “ Như thời gian… sáng ngời”.
. Gv đệm đàn Câu 9 “ Như thời gian… tháng
năm”.Lưu ý Hs thể hiện ngân chỗ chấm dôi.
. Gv đệm giai điệu Câu 9, lưu ý sửa sai nếu có.
. Gv đệm đàn Câu 10 “ Như dòng sông… cơn gió”.
Lưu ý Hs thể hiện ngân chỗ chấm dôi liên tiếp.
. Gv đệm giai điệu Câu 10 , lưu ý sửa sai nếu có.
. Gv đệm đàn nối Câu 9 và 10, sửa sai nếu có.
mái trường
mến yêu.
Có loài
chim đang
hót vang
hòa tựa như
nói. Vì
hạnh phúc
tuổi thơ và
cho đời
thêm sức
sống. Thầy
dìu dắt
chúng em
với tấm
lòng thiết
tha. Khi
bình minh
hé sáng phố
phường còn
ngủ yên.
Khi giọt
sương long
lanh vẫn
còn đọng
trên lá.
Thầy bước
đến trường
em mang
một tình
yêu ước
mơ. Cho
từng ánh
mắt trẻ thơ
cho từng
khúc nhạc
dịu êm.
+ Đoạn 2:
Như thời
gian êm
đềm theo
tháng năm.
Như dòng
sông gợn
đều theo
cơn gió.
búp bê bằng
bông…
2. Nhịp 2/ 4.
3. Kí hiệu:
Lặng đơn,
lặng đen
chấm dôi,
dấu thăng.
4. Chia làm
2 đoạn.
5. Câu có
giai điệu
hoàn toàn
giống nhau:
- Câu “Ơi
hàng cây…
sức sống”
với câu “
Khi bình
minh…
đọng trên
lá”.
6. Nội dung
bài hát: Bài
hát gợi
những hình
ảnh thân
thương về
nhà trường,
về thầy cô
giáo. Qua đó
thể hiện tình
yêu, lòng
biết ơn của
các em Hs
với thầy cô
giáo.
- Hs nhận
xét thảo
luận, trình
bày tác
phẩm tiêu
biểu, nêu
thêm tư liệu.
- Hs luyện
thanh theo
. Gv đệm đàn Câu 11 “ Mang tình yêu… chúng em” .
. Gv đệm giai điệu Câu 11, lưu ý sửa sai nếu có.
. Gv đệm đàn Câu 12 “ Để dựng xây… sáng ngời”.
. Gv đệm giai điệu Câu 12, lưu ý sửa sai nếu có.
- Gv đệm đàn toàn Đoạn 2, sửa sai nếu có.
- Gv đệm đàn cả bài, sửa sai nếu có.
- Gv chia lớp thành 2 dãy lân phiên hát theo câu ở
Đoạn 1, Đoạn 2 hát chung.
* Gv hướng dẫn Hs thảo luận nhóm một số động tác
minh họa bài hát.
- Gv đệm đàn. Yêu cầu một tổ lên thực hiện.
- Gv đệm đàn.
? Cảm nhận của em khi học bài hát Mái trường mến
yêu.
* Gv hướng dẫn Hs sang mục tiếp theo: Bài đọc
thêm
- Gv chỉ định 1 đến 2 Hs đọc bài đọc thêm.
? Tóm tắt sơ lược tiểu sử nhạc sĩ Bùi Đình Thảo.
? Tác phẩm tiêu biểu của ông.
- Gv giới thiệu về bài hát “ Đi học” ( SGK trang 7).
- Gv đệm đàn và trình bày bài hát “ Đi học”.
Mang tình
yêu của
thầy đến
với chúng
em. Để
dựng xây
quê hương
tương lai
sáng ngời.
* Nội dung
bài hát:
Bài hát gợi
những hình
ảnh thân
thương về
nhà trường,
về thầy cô
giáo. Qua
đó thể hiện
tình yêu,
lòng biết
ơn của các
em Hs với
thầy cô
giáo.
hướng dẫn
của Gv.
- Hs lắng
nghe, theo
dõi bài hát.
->Vừa phải,
nhẹ nhàng,
tình cảm.
- Hs lắng
nghe.
- Hs thực
hiện theo
hướng dẫn
của Gv.
- Hs lắng
nghe, theo
dõi lời hát và
nhẩm giai
điệu.
- Hs hát theo
hướng dẫn
của Gv.
- Hs lắng
nghe, theo
dõi lời hát và
nhẩm theo
giai điệu.
- Hs hát theo
hướng dẫn
của Gv.
- Hs hát theo
hướng dẫn
của Gv.
- Hs lắng
nghe, theo
dõi lời hát và
nhẩm theo
giai điệu.
- Hs hát theo
hướng dẫn
của Gv.
- Hs lắng
nghe, theo
dõi lời hát và
nhẩm theo
giai điệu.
- Hs hát theo
hướng dẫn
của Gv.
- Hs hát theo
hướng dẫn
của Gv.
- Hs lắng
nghe, hát
hoàn thiện
Đoạn 1.
- Hs thực
hiện theo
hướng dẫn
của Gv.
- Hs theo dõi
lời hát, nhẩm
theo giai
điệu.
- Hs hát theo
giai điệu.
- Hs theo dõi
lời hát, nhẩm
theo giai
điệu.
- Hs hát theo
giai điệu.
- Hs hát theo
hướng dẫn
của Gv.
- Hs theo dõi
II. Bài đọc
thêm:
Nhạc sĩ Bùi
Đình Thảo
và bài hát
Đi học.
lời hát, nhẩm
theo giai
điệu.
- Hs hát theo
hướng dẫn
của Gv.
- Hs theo dõi
lời hát, nhẩm
theo giai
điệu.
- Hs hát theo
hướng dẫn
của Gv.
- Hs hát
hoàn thiện
đoạn 2 theo
hướng dẫn
Gv.
- Hs theo dõi
bài hát, hát
theo hướng
dẫn của Gv.
- Hs thực
hiện.
- Hs thảo
luận theo
nhóm, tập
trình bày bài
hát.
- Tổ thảo
luận nhanh
nhất lên
trình bày.
- Hs hát bài
hát kết hợp
vận động
theo nhạc.
- Hs nêu
cảm nhận.
- Hs lắng
nghe, ghi đề
mục.
- Hs thực
hiện.
-> Sinh- mất
( 1931-
1997), quê ở
thị trấn
Đồng Văn,
huyện Duy
Tiên , Tỉnh
Hà Nam.
Sáng tác từ
năm 1956.
Âm nhạc của
ông dung dị,
đầm ấm,
mềm mại,
mang âm
hưởng dân
gian.
-> Em đi
giữa biển
vàng, Bà
thương
em….
- Hs lắng
nghe, theo
dõi.
- Hs lắng
nghe.
3. Củng cố:
- Nêu nội dung bài hát “ Mái trường mến yêu”.
- Hs hát và vận động bài hát “ Mái trường mến yêu”.
4. Dặn dò:
- Học bài.
- Chuẩn bị bài Tiết 2.
* Phụ lục 3: Bài kiểm tra trước tác động là kiểm tra định kì 45’trước quy
đổi sang xếp loại ( Bài lớp 6)
A. Lý thuyết ( Bốc thăm trả lời 1 trong 10 câu hỏi sau):
Câu1: “ Thật là hay” là bài tập đọc nhạc của tác giả nào?
Câu 2: Định nghĩa nhịp 2/4?
Câu 3: Khóa nhạc là gì?
Câu4: Bài “ Vui bước trên đường xa” do nhạc sĩ nào đặt lời mới?
Câu5: “ Vui bước trên đường xa” là bài hát kí âm từ điệu Lí - dân ca vùng miền
nào ?
Câu 6: Định nghĩa Khuông nhạc ?
Câu 7: Bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ do nhạc sĩ nào sáng tác”?Nêu nội dung
bài hát .
Câu 8: Nêu nội dung bài hát “ Hành khúc tới trường”?
Câu 9: Nếu nội dung bài hát “ Vui bước trên đường xa” ?
Câu 10: Nêu nội dung bài hát “ Đi cấy” ?
B. Đề thực hành: ( 8 điểm)
Hs thực hiện ( Một nhóm 2 học sinh) hát 1 trong 4 bài hát chính khóa được
học HKI lớp 6 kết hợp vận động theo nhạc.
* Phụ lục 4: Bài kiểm tra sau tác động là kiểm tra định kì 15’ trước quy đổi
sang xếp loại
A. Đề 1:
Câu 1: Nêu định nghĩa nhịp 2/4. Vẽ sơ đồ cách đánh nhịp 2/4.
Câu 2: Dân ca là gì? Kể tên 3 bài dân ca em biết.Tại sao phải học tập, gìn giữ và
phát triển dân ca?
B. Đề 2:
Câu 1: Nêu vài nét về thân thế, sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Tuyên? Bài hát “
Tiếng chuông và ngọn cờ” được sáng tác hưởng ứng phong trào gì? Năm nào?
Câu 2: Nêu nội dung bài hát “ Hành khúc tới trường”
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hồng Chuyên
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường PTDTNT- THCS
Điểu Xiểng
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Xuân Định, ngày 24 tháng 05 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013- 2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đáp án thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả học tập và tạo
hứng thú cho học sinh trong phân môn học hát
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Chuyên Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường PTDTNT- THCS Điểu Xiểng.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Âm nhạc
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác:
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
BM04-NXĐGSKKN
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của
người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này
đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác
giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh
nghiệm cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người
có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)