Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn kinh nghiệm trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức cho học sinh thông qua công tác “đền ơn đáp nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH ĐỒNG NAI
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC
ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THƠNG QUA
CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGHĨA TRANG
LIỆT SĨ

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
- Lĩnh vực khác: QLDD
Có đính kèm: Các sản phẩm khơng thể hiện trong bản in SKKN
 Mơ hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
Năm học: 2013 - 2014
1



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phạm Thị Ngọc
2. Ngày/ tháng/ năm sinh: 17/12/1988
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Trường PT Dân Tộc Nội Trú - ĐN
5. Điện thoại: 0613868367 (CQ)
6. E-mail:
7. Chức vụ: BT Đoàn trường.
8. Nhiệm vụ được giao: Đồn thể
9. Đơn vị cơng tác: Trường PT Dân Tộc Nội Trú - ĐN
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chun mơn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân.
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Toán.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên mơn có kinh nghiệm: Cơng tác đồn.
Số năm có kinh nghiệm: 01 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

2


GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC - ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
THÔNG QUA CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGHĨA TRANG
LIỆT SĨ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Truyền thống yêu nước là một giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp của dân tộc Việt

Nam, là sức mạnh tiềm tàng, nguồn lực không bao giờ cạn trong suốt chiều dài lịch sử
của dân tộc. Truyền thống yêu nước còn là đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người
Việt Nam. Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hiện nay nhằm xây dựng ở
họ lịng u nước nồng nàn, tha thiết gắn bó với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
có đạo đức trong sáng, có ý chí và quyết tâm xây dựng quê hương, đất nước giàu
mạnh. Đó là trách nhiệm của gia đình, tồn xã hội và trong đó nhà trường ln đóng
vai trị trực tiếp và quan trọng.
Như vậy, công tác giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước là một phần không
thể thiếu được để phát triển thế hệ trẻ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại một bộ phận
không nhỏ các bạn trẻ của chúng ta nhận thức hết sức nông cạn và hời hợt đối với
truyền thống đó của dân tộc. Thật đáng buồn khi một số học sinh học đến lớp 12 vẫn
không thể nhớ nổi ngày Quốc Khánh trong khi lại thuộc nằm lòng tên hàng loạt những
diễn viên, ca sĩ Hàn Quốc, tên các trò chơi game đang thịnh hay những ngày lễ kỉ niệm
được du nhập từ Tây phương (như ngày lễ Tình nhân 14/02, ngày Noel,…). Kết quả thi
mơn lịch sử trong các kì thi tốt nghiệp THPT trong nhiều năm qua đã bộc lộ nhiều
mảng tối trong chất lượng dạy và học mơn lịch sử nói riêng và cơng tác giáo dục
truyền thống yêu nước nói chung.
Đồng thời, trong các tiêu chí xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích
cực” có tiêu chí 3.5 (Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di
tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương) và ở các mơn học Lịch sử, Địa lí, Cơng
dân có các tiết học ngoại khóa nhưng vì nhiều lí do vẫn chưa được tổ chức thường
xuyên và mang lại hiệu quả giáo dục sâu.
3


Chính vì vậy, qua đề tài này tơi muốn chia sẻ những kinh nghiệm trong việc giáo
dục truyền thống yêu nước, đạo đức cho học sinh thông qua công tác “Đền ơn đáp
nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, cụ thể là công tác Thăm
viếng và chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ Huyện Trảng Bom mà trường tôi đã thực hiện
trong năm học vừa qua và đã đạt được những kết quả rõ rệt.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.

Cơ sở lý luận

1.1.Giáo dục truyền thống yêu nước - đạo đức
Giáo dục truyền thống yêu nước - đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung
thành đối với Đảng, hiếu với Dân, yêu quê hương đất nước, có lịng vị tha, nhân ái, cần
cù liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức xã hội chủ nghĩa là đạo đức của cá nhân, tập
thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá
nhân. Giáo dục truyền thống yêu nước - đạo đức cho học sinh gắn chặt với giáo dục tư
tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống lịch sử và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.
1.2. Vai trị của giáo dục truyền thồng yêu nước - đạo đức học sinh trong
nhà trường
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách rất sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục
“Tiên học lễ, hậu học văn”, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển
tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, với phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy
nghề” cũng thể hiện rõ vai trò của hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước - đạo đức
cho học sinh trong nhà trường. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả
tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức,
con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ khơng phải
là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”. Ngồi ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã
từng nói “Có tài khơng có đức chỉ là người vơ dụng. Có đức mà khơng có tài thì làm
việc gì cũng khó”. Bởi vậy, giáo dục truyền thống yêu nước - đạo đức học sinh trong
trường học có vai trị hết sức quan trọng. Nó góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện
các em, để các em trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài đáp ứng được
u cầu của thời đại cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập quốc tế của đất nước và
đó cũng chính là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh trong giai đoạn hiện nay.
4



1.3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người
cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sơng nước: “Người cách mạng
phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hồn thành được nhiệm vụ cách
mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Người viết: “Cũng
như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc,
khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù
tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”.Người quan niệm đạo đức tạo ra
sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công
hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh khơng có nghĩa là tuyệt đối hố mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng
“Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng nhưng có đức mà khơng có tài thì làm việc
gì cũng khó”. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn
thành nhiệm vụ cách mạng. Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền
đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau: Trung với nước, hiếu với dân; yêu
thương con người; cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư; tinh thần quốc tế trong sáng.
1.4.Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục truyền thống yêu nước đạo đức cho học sinh.
Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục cơng dân, giáo dục tư tưởng,
đạo đức, lịng u nước, chủ nghĩa Mác–Lênin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...”. Hội nghị lần thứ hai
Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã xác định: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của
giáo dục và đào tạo là nhằm xây dựng con người mới và thế hệ thiết tha gắn bó với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,
phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát
huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và cơng nghệ hiện đại, có tư
duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có tính tổ chức kỷ


5


luật, có sức khỏe, là những người kế thừa và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng"
vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ.
Đại hội Đảng lần thứ I đã định hướng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát
triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy
và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức.
Ngoài ra, Nghị quyết của bộ chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: Giáo dục
thế hệ trẻ yêu quê hương, tổ quốc xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vơ sản, ý thức
làm chủ tập thể, tinh thần đồn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học,
có ý thức kỷ luật, tơn trọng và bảo vệ của cơng, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng
cảm,...
1.5. Chủ trương của Nhà nước
Theo thông tư số13/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thơng có
nhiều cấp học, đưa ra tiêu chuẩn về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội như
sau:
Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự
tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh
: Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, cơng trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương
binh, liệt sĩ, gia đình có cơng với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.
1.6. Nghĩa trang liệt sĩ
Nghĩa trang liệt sĩ không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sĩ mà cịn là
cơng trình văn hóa, lịch sử mang đậm giá trị nhân văn, ghi nhận công lao của các anh
hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của
nhân dân. Vì vậy, việc chăm sóc, tu bổ, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ vừa là trách

nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền đoàn thể và nhân dân, vừa thể hiện nét đẹp
văn hóa của các thế hệ mai sau ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ. Đồng thời,
việc bảo vệ, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ là
6


việc làm có ý nghĩa thiết thực trong giáo dục đạo đức, truyền thống cách mạng, lòng
yêu nước cho các thế hệ học sinh.
Trong khi hiện nay chương trình học sử cịn q “khơ”, thì việc tổ chức tham
quan, chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng
niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ tại địa phương là một trong những phương pháp giáo dục
dễ hiểu để các em nắm bắt được lịch sử địa phương, qua đó cùng chung sức gìn giữ,
bảo vệ và sống đẹp hơn.
Bảo vệ, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ là 1
trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) phát động trong các trường phổ
thông từ năm 2008. Đây là một trong những hoạt động xã hội có ý nghĩa nhằm giáo
dục thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc đối với các anh hùng, liệt sĩ
đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, đồng thời phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong
công tác Đền ơn đáp nghĩa.
2.

Cơ sở thực tiễn

Theo báo cáo của ngành GD&ĐT, những năm qua gần như 100% số trường đến
đăng ký tham gia bảo vệ, chăm sóc nghĩa trang, đài tưởng niệm hay nhà bia ghi danh
liệt sĩ. Sau khi đăng ký, các trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, cụ thể.
Tuy nhiên, sau gần 6 năm phát động, vẫn cịn khơng ít nơi thực hiện nội dung phong
trào này theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, nặng tính hình thức, nặng về hơ khẩu hiệu.
Các trường chưa thực sự quan tâm hoặc do các yếu tố khách quan như khoảng cách

địa lý giữa trường và nghĩa trang liệt sĩ huyện xa, kinh phí tổ chức cịn hạn hẹp nên
việc tổ chức phong trào khơng thường xuyên.
Trong kỳ thi đại học mấy năm gần đây, kết quả về điểm thi môn Lịch sử của học
sinh rất thấp. Có hàng ngàn bài thi mơn Sử bị điểm 0 tròn trĩnh mỗi năm. Vừa qua,
việc Bộ GD&ĐT cho phép tự chọn môn thi tốt nghiệp THPT cũng một lần nữa phản
ánh học sinh quay lưng với môn Sử. Nhiều trường cơng bố rất ít học sinh đăng ký mơn
Sử làm mơn tự chọn (khoảng 3-5%), thậm chí có trường khơng có một học sinh nào
đăng ký thi môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Chúng ta phải thừa nhận
thực trạng, hiện nay rất nhiều học sinh ở trường phổ thơng khơng cịn ham thích học
7


tập bộ mơn lịch sử. Điều này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm
cho các em nhàm chán vì yêu cầu của giáo viên bắt các em nhớ quá nhiều sự kiện lịch
sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khơ khan, chưa gắn liền với thực tế cụ thể như
di tích lịch sử trên địa bàn mình sinh sống ,các nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia ghi danh liệt
sĩ tại địa phương. Thông qua việc làm này, các em thấy có ý nghĩa rất lớn, thiết thực,
người thật việc thật rõ ràng hơn học ở trong sách vở.
Tất cả các yếu tố trên đã thôi thúc tôi xây dựng và thực hiện 1 cách nghiêm túc ý
tưởng Giáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử dân tộc và đạo đức học sinh thông qua
công tác chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ.
Trong q trình thực hiện đề tài cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định:
a)Thuận lợi
Văn bản chỉ đạo của Sở Giáo Dục – Đào Tạo tỉnh Đồng Nai, của Ban Giám
Hiệu nhà trường hướng dẫn: chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, cơng trình văn hóa;
chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có cơng với nước, Mẹ Việt Nam anh
hùng ở địa phương.
Bản thân là giáo viên trẻ, có tinh thần nhiệt huyết, xung kích của tuổi trẻ.
Giáo viên Chủ nhiệm lớp hỗ trợ nhiệt tình trong việc triển khai kế hoạch và phân
công nhiệm vụ cụ thể đến từng học sinh tham gia.

Sự cộng tác và giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên tổ Xã hội.
Sự đồng thuận nhất trí cao của Ban giám hiệu nhà trường, Ban đại diện cha mẹ
học sinh.
Nghĩa trang liệt sĩ khá gần trường, đồng thời nhà trường có phương tiện đưa đón
học sinh.
b) Khó khăn
Đây là chuyên đề mới của trường phổ thông dân tộc nội trú, đồng thời là một
hoạt động vô cùng ý nghĩa, điều này đặt ra cho bản thân tơi cùng ban chấp hành đồn
trường u cầu phải tổ chức hoạt động thật sự cuốn hút, tạo sự hứng thú ở các em học
sinh tham gia những lần sau, cách thức đưa các yếu tố lịch sử, truyền thống vào trong
chuyến đi một cách tự nhiên từ đó hình thành lịng u nước, phát triển đạo đức như một
tất yếu khơng cần phải áp đặt gì cả.
8


Dưới đây là phần giải pháp mà tôi đã áp dụng đối với cơng tác Thăm viếng và
chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom nhằm phát huy những ưu điểm và hạn
chế những khuyết điểm đã nêu trên.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp 1: Tạo khơng khí hứng thú cho chuyến đi.
Đối tượng: Đồn viên Thanh niên ưu tú của tất cả các Chi đồn.
Cơng việc cụ thể: Tổ chức các game show nhỏ: các trò chơi, đố vui về các anh
hùng (đặc biệt là người dân tộc thiểu số), các sự kiện lịch sử. (Đính kèm phụ lục)
Thời gian thực hiện: Trong suốt quá trình di chuyển của trên xe.

9


Đánh giá: Với giải pháp này, ngoài việc tạo cho các em học sinh sự hứng thú
ban đầu, các em cịn tích lũy được cho bản thân những kiến thức nhất định về các anh

hùng liệt sĩ, về lịch sử dân tộc từ đó bồi đắp cho các em lịng biết ơn, kính trọng đối
với các anh hùng liệt sĩ, tạo nên yếu tố kích thích cho việc tìm hiểu lịch sử dân tộc.
2. Giải pháp 2: Tìm hiểu về lịch sử nghĩa trang liệt sĩ, các liệt sĩ thông qua
các cuộc trò chuyện trực tiếp với người đảm nhận cơng tác chăm sóc nghĩa trang.
Đối tượng: Đồn viên Thanh niên ưu tú của tất cả các Chi đồn.
Cơng việc cụ thể: Tổ chức buổi nói chuyện thân mật với Quản trang của nghĩa
trang liệt sĩ.
Thời gian thực hiện: Sau khi thăm viếng và quét dọn nghĩa trang.
10


Học sinh tham gia trò chuyện với Bác Quản trang tại NTLS huyện Trảng Bom
Đánh giá: Bác Quản trang là người hiểu rõ nhất về nghĩa trang liệt sĩ, về các anh
hùng liệt sĩ đã hi sinh, bản thân các em được trực tiếp đặt câu hỏi, đưa ra những tình
huống có vấn đề và muốn được giải quyết chúng, từ đó kích thích các em học sinh
tham gia vào cuộc trò chuyện như 1 buổi thảo luận nhỏ và qua đó học sinh lĩnh hội
kiến thức 1 cách thật tự nhiên, sâu sắc.
3. Giải pháp 3: Cộng điểm thưởng cho những Chi đồn tham gia tích cực.
Đối tượng: Các Chi đồn tham gia tích cực.
Cơng việc cụ thể: Sau mỗi chuyến đi Ban chấp hành đoàn trường sẽ tiến hành
họp tổng kết đánh giá về chuyến đi, tiến hành bình chọn 2 chi đồn tham gia tích cực
nhất để cộng điểm thi đua(50 điểm và 30 điểm) và tuyên dương những tập thể tham gia
tích cực trước cờ, ghi nhận các cá nhân tham gia nhiệt tình để cùng với giáo viên chủ
nhiệm và giáo viên bộ môn Giáo dục cơng dân đánh giá học sinh cuối mỗi kì và cuối
năm học .
Thời gian thực hiện: Sau mỗi chuyến đi.

11



Đánh giá: Với giải pháp này sẽ góp phần động viên, khích lệ tinh thần của các cá
nhân, tập thể tham gia 1 cách nghiêm túc, tích cực hơn, tạo động lực để các em cố
gắng phấn đấu rèn luyện sửa chữa lỗi lầm.
4. Giải pháp 4: Kết hợp với tổ Xã hội đánh giá mức độ hiểu biết, tinh thần
và thái độ của học sinh sau chuyến đi.
Đối tượng: Đoàn viên Thanh niên ưu tú của tất cả các Chi đồn.
Cơng việc cụ thể: Trao đổi với tổ Xã hội đưa ra các nội dung kiểm tra liên quan
đến chuyến đi Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.(Đính kèm phụ lục)
Thời gian thực hiện: Sau mỗi chuyến đi.
Đánh giá: Giải pháp này là thước đo hiệu quả nhất để đánh giá 1 cách khách
quan sự thay đổi thái độ, nhận thức của học sinh cùng với những kiến thức mà học sinh
lĩnh hội được trong suốt quá trình tham gia cơng tác chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Nghĩa trang liệt sĩ không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sĩ mà còn là
cơng trình văn hóa, lịch sử mang đậm giá trị nhân văn, là nơi suy tôn, ghi nhận công
đức của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hịa bình
của nhân dân ta.
Trường phổ thơng Dân Tộc Nội Trú tỉnh Đồng Nai đảm nhận công việc chăm
sóc nghĩa trang liệt sĩ Huyện Trảng Bom khơng những để giáo dục lịch sử, đạo lý
“Uống nước nhớ nguồn”, mà cịn góp phần ni dưỡng lịng u nước và tự hào về
truyền thống dân tộc cho các em, giúp học sinh thấy được trách nhiệm của mình cần
phải phấn đấu học tập và rèn luyện tốt hơn để xứng đáng với sự hy sinh lớn lao của các
bậc tiền nhân anh hùng.
Trong một năm thực hiện, chuyên đề này được cho là đã góp phần tạo bước
chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường phổ thông
Dân Tộc Nội Trú Đồng Nai, đồng thời phát huy vai trị tích cực của học sinh trong
cơng tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
Hiệu quả được thể hiện rõ quả kết quả:
• Về hạnh kiểm:

12


Khối 10
Tốt

Khá

TB

Yếu

HK I

72,8%

25%

1,5%

0,7%

Cả năm

85,3%

11%

3,7%


0%

Tốt
79%
80,7%

Khá
10,9%
16,8%

TB
5,9%
0%

Yếu
4,2%
2,5%

Tốt
69,8%
81,2%

Khá
24,5%
17,9%

TB
5,7%
0,9%


Yếu
0%
%

Khối 11

HK I
Cả năm

Khối 12
HK I
Cả năm

• Về học tập:
Khối 10

8 -> 10

6,5 -> 8

5-> 6,5

Trên TB

Dưới TB

HK I

6,6%


42,6%

32,4%

81,6%

18,4%

Cả năm

15,4%

58,1%

20,6%

94,1%

5,9%

HK I

41,2%

31,6%

21,3%

94,1%


5,9%

Cả năm

41,9%

39%

17,6%

98,5%

1,5%

Sử

GDCD

Khối 11

GDCD

6,5 -> 8

5-> 6,5

Trên TB

Dưới TB


HK I

6,6%

42,6%

32,4%

81,6%

18,4%

Cả năm

Sử

8 -> 10

15,4%

58,1%

20,6%

94,1%

5,9%

HK I


41,2%

31,6%

21,3%

94,1%

5,9%

Cả năm

41,9%

39%

17,6%

98,5%

1,5%

13


Khối 12

Học sinh
giỏi tỉnh


5-> 6,5

Trên TB

Dưới TB

HK I

13,4%

44,5%

37,8%

95,8%

4,2%

27,7%

53%

19,3%

100%

0%

HK I


31,1%

32,8%

28,6%

92,4%

7,6%

Cả năm

GDCD

6,5 -> 8

Cả năm

Sử

8 -> 10

37,8%

48,7%

12,6%

99,2%


0,8%

2012-2013

2013-2014

- K10: 2 giải KK

- K10: 1 giải 3 + 1 giải KK
- K12: 4 giải KK

Chun đề có được sự thành cơng trên là nhờ sự phối hợp chặt chẽ Đoàn thanh
niên, giáo viên chủ nhiệm, tồn thể học sinh trường phổ thơng Dân Tộc Nội trú Đồng
Nai và hơn hết là sự quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban Giám
Hiệu nhà trường. Điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin, chủ động sáng tạo trong
công việc của người làm cơng tác đồn thể, góp phần cùng với nhà trường nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh một cách toàn diện.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1.

Khả năng áp dụng

Như trên đã nói, việc tổ chức tham quan, chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử
văn hóa, các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ tại địa phương
là một trong những phương pháp giáo dục dễ hiểu để các em nắm bắt được lịch sử địa
phương, qua đó giáo dục lịng u nước, lịng tự hào dân tộc, ý thức chăm sóc và bảo
vệ các cơng trình nói trên.
Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom nằm trên quốc lộ 1A, xung quanh tập trung
khá nhiều các trương học từ cấp 1 đến cấp 3, đây là một điều kiện thuận lợi để các
trường có thể tham gia một cách tích cực và thường xuyên với nhiều hình thức phong

phú hơn. Đồng thời, mơ hình hoạt động này mang tính lâu dài và bền vững, bởi giáo
dục truyền thống yêu nước, đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay
là một hoạt động thiết thực mang tính cấp bách.

14


Trong một năm thực hiện, chuyên đề đã tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về
nhận thức và hành động trong toàn thể học sinh, chuyên đề đã phần nào cùng với nhà
trường hình thành giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức cho học sinh.
Chính vì lẽ đó, tơi hy vọng đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng
cao hiệu quả trong quá trình tổ chức cho học sinh thăm viếng, chăm sóc các di tích lịch
sử, nhà bia, nhà tưởng niệm,… đối với các đơn vị bạn.
2.

Đề nghị

a) Đối với Sở giáo dục và đào tạo
Hỗ trợ kinh phí các đơn vị trường học tổ chức các lớp tập huấn tham quan, thăm
viếng các di tích lịch sử cho học sinh.
Tăng cường các lớp tham quan tập huấn về giới thiệu các di tích lịch sử cho cán
bộ đồn.
b) Đối với chính quyền địa phương
Cần theo phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức đoàn nhằm khen
thưởng kịp thời các đơn vị có thành tích tốt trong cơng tác Đền ơn đáp nghĩa. Điều này
thể hiện sự quan tâm và tạo động lực cho các đơn vị phấn đấu.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 04 năm 2012 ban hành quy
định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường trung học phổ thơng có nhiều cấp học

2. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KHBGDĐT ngày 22/7/2008 về phát động, triển khai và thực hiện phong trào thi đua“Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Một số vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh - Đặng Vũ Hoạt - Viện nghiên
cứu khoa học giáo dục.
4. Một số phương pháp tiếp cận giáo dục đạo đức. NXB giáo dục - Năm 1999.
5. www.wikipedia.org.
6.



15


VII. PHỤ LỤC
Hãy viết 1 bài văn dưới 1500 từ nêu cảm nghĩ của bản thân em sau chuyến đi
chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ Huyện Trảng Bom.
1.

Bài viết của em: Hồng Như Phụng – Lớp 10A1

Có biết bao tình yêu cao đẹp đã hình thành, tồn tại, bất tử theo thời gian và trong
số đó là tình u Tổ quốc! Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà biết bao chiến
sĩ, anh hùng cách mạng đã đứng lên đấu tranh và hy sinh xương máu của mình để bảo
vệ nền độc lập của đất nước. Hôm nay, em được sống trong thời bình, chiến tranh đã
lùi xa vào quá khứ nhưng những mất mát đau thương ấy vẫn như ngày hôm qua. Để
phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và công tác “Đền ơn đáp nghĩa”,
trường em đã tổ chức những buổi đi thăm viếng và chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ huyện
Trảng Bom. Đó khơng chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sĩ mà cịn là sự suy tơn,
là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành
độc lập và khát vọng hịa bình của dân tộc.

Trong buổi thăm viếng đó em như được trở về với quá khứ hào hùng của dân
tộc, trở về những năm tháng đau thương, loạn lạc của chiến tranh. Đó là những năm
tháng dân tộc ta phải sống trong sự vùi dập của chiến tranh, sống trong sự bóc lột, đàn
áp của bọn xâm lược. Thật đau lòng biết bao khi nhân dân phải sống cực khổ, khi
người dân phải hy sinh tính mạng và của cải vì những chính sách phi nghĩa của bọn
thực dân đế quốc, chính vì vậy mà tinh thần yêu nước của người dân lại thêm sơi sục,
lịng căm thù bọn đế quốc thêm mãnh liệt. Các anh chị ấy đã đứng lên đấu tranh để
đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi. Mang lại sự bình yên, cuộc sống hạnh phúc
cho dân tộc. Trải qua gần trăm năm kháng chiến, quân và dân ta đã đánh đuổi được
bọn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước và xây dựng chính quyền mới.
Chính quyền của nền độc lập, tự chủ với trang sử hào hùng . Đó cũng là nhờ vào sự
kiên cường, bất khuất, lòng yêu nước nồng nàn của người chiến sĩ. Song những nỗi
đau ấy không thể nguôi ngoai khi biết bao nhiêu anh hùng đã hy sinh và nó sẽ là nỗi
đau khơng thể hàn gắn được theo thời gian.

16


Khi đứng trước linh vị của các chiến sĩ, em cảm thấy mình nhỏ bé trước sự hy
sinh lớn lao của các anh, các chị. Bất chợt em thấy xúc động và xao xuyến khi thấy
những phần mộ chưa có tên, chưa có lý lịch. Và em hiểu rằng các anh là những người
vơ danh mà vĩ đại đã đóng góp, cống hiến và hy sinh vì sự sống cịn của dân tộc.
Lắng mình trong những giây phút linh thiêng khi thắp nén tâm hương và cúi đầu
tượng nhớ đến sự hy sinh của các anh chị, em cảm thấy tự hào và thầm cảm ơn các
anh, các chị, Người đã cho em cuộc sống ngày hôm nay – một cuộc sống không bom
đạn, không những tháng ngày lo sợ, không phải chịu tổn thương về tinh thần và những
mất mát to lớn. Trước linh vị các anh chị, em như thức tỉnh được trách nhiệm của
mình: trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước. Để làm được điều đó, em sẽ phải
phấn đấu học tập và rèn luyện rất nhiều và em rất tự hào khi em là thế hệ trẻ, thế hệ
chủ nhân tương lai của đất nước, tự hào khi em được cống hiến tài năng trẻ để phát

triển Việt Nam thành nước vững mạnh, văn minh.
Qua đó em thấy việc tổ chức cho học sinh đi thăm viếng và chăm sóc Nghĩa
trang liệt sĩ là việc làm ý nghĩa và thể hiện được truyền thống “Uống nước nhớ
nguồn”, “Ăn quả nhở kẻ trồng cây” của dân tộc ta, góp phần giáo dục, bồi đắp những
truyền thống, giá trị lịch sử đối với thế hệ trẻ hôm nay.

2.

Bài viết của em: K’ Thanh Hiếu – Lớp 12A2

17


Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, đất nước ngày càng đổi mới, cuộc sống ngày
càng phát triển nhưng hình ảnh những người lính bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương
mãi mãi in sâu trong lòng của người dân Việt Nam. Bao cuộc chiến tranh đã đi qua,
những người anh hùng ngày ấy có người trở về trong hịa bình trong ấm no, nhưng cịn
có những anh hùng đã hy sinh trong cuộc chiến, họ đã ngã xuống vì độc lập, vì tự do.
Để tưởng nhớ và ghi ơn cơng lao của các anh chị đã qn mình vì Tổ quốc, Đảng và
nhân dân ta đã xây dựng các Nghĩa trang liệt sĩ để quy tập hài cốt của các anh chị, có
thể nói hành động này là một hoạt động đền ơn đáp nghĩa đến các anh chị, thể hiện
lòng thương nhớ sâu sắc của nhân dân tới những con người yêu quý trên mọi miền đất
nước đã ngã xuống trong cơng cuộc giải phóng đất nước.
Bảo vệ chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ là
một trong năm nội dung của phong trào “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”
được Bộ giáo dục và đào tạo phát động trong các trường phổ thông từ năm 2008. Để
ghi nhớ công lao của các anh đồng thời phấn đấu danh hiệu trên, trường phổ thông
Dân Tộc Nội Trú Đồng Nai chúng em đã tổ chức hoạt động: thăm viếng và chăm sóc
Nghĩa trang liệt sĩ Huyện Trảng Bom – Một hoạt động đầy ý nghĩa gửi đến các anh chị
trong cuộc sống thời bình.

Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom là một trong những nơi quy tập hơn 1215
ngôi mộ các liệt sĩ, nằm ngay mặt tiền quốc lộ 1A. Bước vào cánh cổng nghĩa trang là
một khung cảnh hoàn toàn khác, mặc dù nằm trong khu vực nhộn nhịp của nền cơng
nghiệp hóa, bao bọc xung quanh là các cơng ty, xí nghiệp, nhưng có lẽ cuộc sống xơ
bồ ấy khơng tác động gì đến nơi đây – Một không gian yên tĩnh đến lạ thường, đập vào
mắt em là hàng dầu xanh rì tỏa bóng mát, hàng hoa sứ trắng tinh cùng hàng hoa giấy
như tô thêm cho vẻ đẹp của khuôn viên.
Đứng trước đài tưởng niệm được xây cao vun vút cùng với dòng chữ “Tổ Quốc
Ghi Công” như nhấn mạnh những công lao của các anh chị - công lao to lớn mà cả đất
phải nghiêng mình. Tượng đài trơng uy nghiêm, sừng sững như tấm lịng và ý chí u
nước căm thù giặc của các anh.
Khuôn viên trải dài, hàng mộ của các anh thẳng tắp. Mỗi ngôi mộ là một bậc anh
linh, một người con yêu nước hơn cả bản thân mình. Tất cả đa số hy sinh vào những
18


giai đoạn cuối của cuộc chiến đấu chống Mĩ – Ngụy, lòng em dâng lên một cảm giác
nuối tiếc, một thứ cảm xúc nào đó len lỏi trong tâm hồn em, em cảm thấy tiếc thương
cho các anh chiến sĩ đã hy sinh vào trung tuần tháng tư đến 30/04/1975. Các anh đâu
biết chỉ vài ngày nữa thôi, lá cờ chiến thắng sẽ tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, mang
lại hịa bình, ấm no và dân chủ đến với dân tộc ta. Cũng giống bao anh hùng đã hy sinh
trong các cuộc chiến khác, các anh chưa biết một ngày không tiếng bom đạn, chưa biết
được niềm hạnh phúc khi hai miền thống nhất, khi mà các anh đã ngã xuống bảo vệ
vùng đất cửa ngõ vào Biên Hòa – Sài Gòn, các anh đã ra đi bên thềm của chiến thắng,
ra đi trước thảm đỏ tự do đầy vinh quang và hạnh phúc.
Quy mô hơn 1215 ngôi mộ, trong đó có khoảng trên 710 ngơi mộ đã biết tên
tuổi, quê quán cũng như đơn vị mà các anh từng chiến đấu, cịn lại thì chưa biết lai
lịch. Đứng trước anh linh khẽ thắp nén hương cho các anh mà nghe lịng nặng trĩu, làn
khói hương nghi ngút nối tiếp nhau bay vào không trung, trong giây phút này, em
mong rằng các anh sẽ cảm nhận được sự ấm cúng, tấm lòng thành của người con , của

thế hệ hậu chiến. Bất giác nhẹ bàn chân, tâm tư lắng lại như muốn trò chuyện cùng các
anh và cũng muốn ngẫm lại chính mình, ngẫm lại thế hệ trẻ ngày hôm nay. Bước chân
theo con đường bêtông, trong đầu em liên tưởng đến hình ảnh người lính, hình ảnh rất
gần gũi, dường như các anh đang trò chuyện, vui đùa, hình ảnh của chiến sĩ tuổi xuân
xanh mà em được thấy qua các tập tài liệu như hiện lên trước mắt. Có lẽ bản thân
khơng phải là một chiến sĩ, cũng không là một người chiến đấu trong các cuộc chiến
nên không thể hiểu hết được sự hy sinh anh dũng của các anh. Những dòng suy nghĩ
cứ chảy dài theo từng bước chân em, có cảm giác gì đó thật ấm cúng và gần gũi theo
sát bên mình.
Có thể nói như bao nghĩa trang liệt sĩ khác trên khắp mọi miền Tổ quốc, đây là
nơi để thế hệ người Việt Nam và đặc biệt là lớp trẻ học tập và noi theo tấm gương hy
sinh cao cả của các anh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Dạo quanh con đường xen lẫn các ngôi mộ, em chợt nghĩ tới những anh hùng
chưa quy tập được, những anh hùng bị lạc mồ, chắc có lẽ những liệt sĩ vơ danh an nghỉ
nơi đây cịn có một niềm an ủi, các anh còn được nằm bên đồng đội, còn được thế hệ
sau dâng nén tâm hương. Thương cho các anh linh còn vùi thân vào miền đất lạnh lẽo.
19


Các anh thật xứng đáng với lời bài hát “Nhạc Rừng” của nhạc sĩ Hồng Việt: “Miền
Đơng gian lao mà anh dũng” – anh dũng trên mọi chiến trận, anh dũng trên tất cả mặt
trận, hiến thân xác mình cho tổ quốc “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Bước chân ra về sau chuyến đi, thật sự đã để lại cho em nhiều suy nghĩ, để lại
cho em nhiều bài học, nhất là tấm gương hy sinh qn mình khơng tiếc máu xương cho
một Việt Nam tươi đẹp, các anh thật sự là những anh hùng trong lòng thế hệ sau này.
Xin cảm ơn các anh đã bảo vệ hòa bình để hơm nay thế hệ chúng em có cơ hội được
học tập và phát triển. Việt Nam có được như hôm nay là nhờ các anh! Chúng em sẽ có
gắng thi đua học tập để xứng đáng với sự hy sinh đó, sẽ xây dựng đất nước Việt Nam
ngày đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy.


ĐỐ VUI NHẬN THƯỞNG
Chủ đề: Các anh hùng dân tộc
TT

Câu hỏi

Đáp án

1

Khi nhắc đến hình ảnh người anh hùng lấy thân

Bế Văn Đàn

mình làm giá súng, chúng ta nhớ đến người anh
hùng nào?
2

Anh hùng Bế Văn Đàn là người dân tộc nào?

Dân tộc Tày

3

Nơi anh hùng Bế Văn Đàn sinh ra và lớn lên?

Xã Quang Vinh (nay là xã
Triệu Ẩu), huyện Phục
Hồ, tỉnh Cao Bằng


Hình ảnh "Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng" trở thành một trong những
tấm gương tiêu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến tranh Đông
Dương. Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam. Ông đã để lại tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh
của cấp trên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại hội mừng
cơng của đơn vị, Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất
và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đồn. Với những thành tích
đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy
20


tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Hn chương qn cơng
hạng nhì.
4

Ơng là người dân tộc Tày. Trong chiến dịch Biên

La Văn Cầu

Giới 1950, ông bị trúng đạn nát 1 phần cánh tay
nhưng nghiến rang nhờ đồng đội dùng lưỡi lê
chặt đứt cánh tay tiếp tục chiến đấu, dùng bọc
phá mở đường. Ông là ai?
5

Quê hương của anh hùng La Văn Cầu?

Xã Phong Nậm, huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng


La Văn Cầu (sinh năm 1932) là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông
được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1952.
6

Người đội viên đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Nơng Văn Dền (Kim
Minh là ai?

Đồng)

7

Anh Kim Đồng là người dân tộc nào?

Dân tộc Nùng

8

Quê hương của anh Kim Đồng?

Q ở thơn Nà Mạ, xã
Xn Hịa (nay là Trường
Hà),



Quảng,

Cao


Bằng.
9

Nêu tên 1 bài thơ của tác giải Tố Hữu viết về anh

Lượm

Kim Đồng? Hãy đọc 1 đoạn trong bài thơ?
10 Hãy hát 1 bài hát ca ngợi anh Kim Đồng?
11 Hãy kể tên 1 anh hùng người dân tộc Chơ-ro mà Điểu Xiểng
em biết?

Điểu Văn Cải

12 Quê hương của Điểu Xiểng?

Ông là người làng Võ
Dõng (nay là ấp Võ Dõng
thuộc xã Gia Kiệm, huyện
Thống Nhất, tỉnh Đồng
21


Nai)
13 Quê hương của Điểu Văn Cải?

Đức Thắng, xã Túc
Trưng, huyện Định Quán,
tỉnh Đồng Nai.


Điểu Xiểng - người Châu Ro ở Đồng Nai được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa
đầu tiên
Điểu Văn Cải - người dân tộc Chơro sinh năm 1948, quê Đức Thắng, xã Túc
Trưng, huyện Định Quán (Xuân Lộc và Tân Phú trước đây). Điểu Văn Cải được
thưởng 1 Hn chương chiến cơng giải phóng hạng nhất, 1 hn chương chiến
cơng giải phóng hạng nhì, 2 hn chương chiến cơng giải phóng hạng 3 và 4 lần
là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, liệt sĩ Điểu Văn Cải được truy
tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
14 Người đoàn viên đầu tiên là ai?

Lý Tự Trọng

15 Anh Lý Tự Trọng hy sinh năm bao nhiêu tuổi?

17 tuổi

16 Anh hùng Núp là người dân tộc nào?

BaNa

17 Anh hùng Vừ A Dính là người dân tộc nào?

Mơng

18 Anh hùng Bùi Xuân Tiếp là người dân tộc nào?

Mường

“Anh tên là Bùi Xuân Tiếp, dân tộc Mường, nguyên quán ở xã Liên Sơn, huyện
Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình, đi bộ đội từ năm 1974, Bùi Xuân Tiếp đã trải qua 95

trận chiến đấu ở chiến trường B, K, lập nhiều chiến công oanh liệt và hy sinh anh
dũng. Bùi Xuân Tiếp được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân
dân năm 1981.
19 Người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai?

Phan Đình Giót

20 Q hương anh Phan Đình Giót

Q huyện Cẩm Xuyên,
tỉnh Hà Tĩnh

Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót (1922-13/3/1954), Anh hùng Lực lượng Vũ
trang Nhân dân (truy phong; 31/3/1955), Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh
Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng
22


sản Việt Nam. Hn chương Qn cơng hạng Nhì.
Phan Đình Giót sinh năm 1920,. Nhà rất nghèo, bố mất sớm, anh phải đi ở, làm
thuê từ năm 13 tuổi. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia lực lượng tự
vệ. Đến năm 1950, anh xung phong vào bộ đội chủ lực. Trong chiến đấu, anh luôn
nêu cao tinh thần quả cảm, kiên quyết vượt mọi khó khăn, hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ.
Mùa đông năm 1953, đơn vị anh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong
trận đánh tiêu diệt cứ điểm Him Lam chiều ngày 13 – 3 – 1954, để mở đường cho
đơn vị tiến công và giảm thương vong cho anh em đồng đội, anh đã lấy thân mình
lấp lỗ châu mai, hi sinh anh dũng vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước.
Phan Đình Giót mãi xứng đáng là tấm gương sáng ngời của thế hệ thanh niên yêu
nước Việt Nam.

21 Người anh hùng lấy thân mình chèn pháo trong

Tơ Vĩnh Diện

trận Điên Biên Phủ?
Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) đã anh dũng hy sinh khi lấy thân mình
chèn pháo trên đường kéo pháo vào trận địa Điện Biên Phủ.
Tô Vĩnh Diện đã được tặng thưởng một Huân chương Chiến công hạng nhất.
Ngày 7 tháng 5 năm 1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà truy tặng Hn chương Qn cơng hạng nhì và được tặng danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang.
22 Tuổi chưa tròn mười bảy

Võ Thị Sáu

Tóc vừa chấm ngang vai
Một thiếu nữ mảnh mai
Nhưng hiên ngang bất khuất
Cả nước đều quen biết
Tên chị, Nữ anh hùng??
Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu sinh năm (1933- 1953) ở xã Phước Thọ,
23


quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Nhắc đến chị là
nhắc đến hình ảnh thiếu nữ 17 tuổi hiên ngang, khí phách trước kẻ thù, là nhớ tới
câu “ Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đơi mắt tơi được nhìn đất nước thân u
đến giây phút cuối cùng và tơi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của
các người”.
23 Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Trần Phú

Nam là ai?
Trần Phú (1904–1931) là một nhà cách mạng Việt Nam. Ơng là Tổng bí thư đầu
tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam khi mới 26 tuổi.
24 “Cuộc đời đẹp nhất là trên trân tuyến chống

Lê Mã Lương

quân thù” là câu nói nổi tiếng của người anh
hùng nào?
Tên tuổi anh hùng Lê Mã Lương luôn là một huyền thoại gắn với chiến tranh
chống Mỹ. Huyền thoại về một chàng trai từ chối đi học nước ngoài để cầm súng.
Huyền thoại về một thương binh hỏng mắt trái vẫn trở thành dũng sỹ diệt Mỹ và
anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

24


MỤC LỤC
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................Trang 3
II – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.....................................4
1. Cơ sở lý luận..............................................................................4
1.1 Giáo dục truyền thống yêu nước - đạo đức..........................................4
1.2 Vai trò của giáo dục truyền thồng yêu nước - đạo đức học sinh trong nhà
trường..................................................................................................4

1.3 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức..............................5
1.4 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục truyền thống yêu nước

đạo đức cho học sinh.............................................................................5

1.5 Chủ trương của Nhà nước....................................................................6
1.6 Nghĩa trang liệt sĩ ................................................................................7
25


×