SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ LIÊN HUYỆN TÂN PHÚ-ĐỊNH QUÁN
Mã số: ………………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ GÌN VỆ SINH CÁ NHÂN
CHO HỌC SINH NỘI TRÚ”
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hường
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:
- Lĩnh vực khác: Quản lý y tế trường học
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2013-2014
1
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Vũ Thị Thu Hường
2. Ngày tháng năm sinh: 23/07/1970
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Tổ 15 khu 10 thị trấn Tân Phú – huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại (CQ) 0613.856483 ĐTDĐ(CN): 01627164507
6. Chức vụ: Nhân viên y tế
7. Đơn vị công tác: Trường PT. DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán
II/TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Trung cấp Y tế
- Năm nhận bằng (chứng nhận): 1990
- Chuyên ngành đào tạo: Y sỹ đa khoa – CK Sản Nhi
III/KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác y tế học đường - Chăm sóc
sức khoẻ ban đầu cho học sinh
- Số năm có kinh nghiệm: 19 năm
- Các kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
* Một số kinh nghiệm trong việc quản lý chăm sóc sức khoẻ học sinh ở
trường PTDTNT ( NH 2010 - 2011).
* Một số biện pháp làm tốt công tác VS trường học (NH 2011 - 2012).
* Một số kinh nghiệm xử lý bệnh Hystaria ở học sinh nữ (NH 2012 - 2013).
2
Sáng kiến kinh nghiệm
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ GÌN VỆ SINH CÁ NHÂN
CHO HỌC SINH NỘI TRÚ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết Con Người là vốn quý nhất của xã hội, sức khỏe là vốn
quý nhất của Con Người. Con Người muốn có sức khỏe tốt thì công tác chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe phải được quan tâm ưu tiên hàng đầu.
Học sinh là mầm non tương lai của đất nước. Để có một thế hệ kế cận có
đầy đủ năng lực, trí tuệ, sức khỏe cống hiến cho xã hội, thì nhiệm vụ giáo dục,
chăm sóc sức khỏe cho học sinh là một trách nhiệm lớn của ngành Giáo dục. Chính
vì thế công tác chăm sóc sức khỏe học sinh trong nhà trường hiện nay được đánh
giá là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện con người cả về
thể chất và tinh thần, nhằm góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, cải tạo
giống nòi cho dân tộc, cho đất nước.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe
trong trường học là giáo dục, hướng dẫn các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho
học sinh. Đây là một trong những yếu tố quyết định liên quan đến sức khỏe, nền
nếp sống và sinh hoạt của thế hệ tương lai.
Trường PTDTNT liên huyện Tân Phú - Định Quán là một loại hình trường
chuyên biệt làm nhiệm vụ nuôi và dạy học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn hai
huyện. Đối tượng học sinh là người dân tộc, sống ở vùng sâu vùng xa, nếp sống vệ
sinh cá nhân còn mang nhiều thói quen, tập tục lạc hậu, bản thân các em đã là học
sinh cấp II, nhưng các kỹ năng vệ sinh cá nhân cũng như giữ gìn vệ sinh môi
trường nói chung chưa được các bậc phụ huynh quan tâm hướng dẫn, giáo dục.
Khi các em đến trường ăn, ở nội trú, sự thiếu hiểu biết về các kỹ năng vệ sinh cá
nhân đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, vệ sinh môi trường. Kỹ năng vệ sinh
không tốt sẽ là nguồn ủ bệnh, lây truyền bệnh cho nhau từ đó ảnh hưởng rất lớn
đến học tập và sinh hoạt của các em hàng ngày. Đồng thời đây cũng là một yếu tố
làm cho công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho các em trong những năm qua gặp
nhiều khó khăn.
Xác định được việc giáo dục hướng dẫn các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân
cho các em là rất quan trọng, nó có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh
thực hiện nếp sống văn minh sạch đẹp. Đồng thời nó có tác động rất lớn đến kết
quả phòng chống bệnh tật, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh nội trú, do
đó tôi chọn đề tài: “ Biện pháp giáo dục kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học
sinh nội trú” để làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, góp
phần hoàn thành nhiệm vụ nuôi và dạy con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn mà Đảng và Nhà nước giao phó.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa: “Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về
thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ không có bệnh hoặc thương tật”.
3
- Quan điểm về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe của chủ tịch Hồ Chí
Minh đã thể hiện rõ ngay từ trong thời kỳ đầu, giai đoạn cực kỳ khó khăn gian khổ,
nhân dân ta tham gia kháng chiến chống quân xâm lược giành độc lập chủ quyền
dân tộc, xây dựng đời sống mới. Bác đã dạy: "Mình dù nghèo, ai cấm mình ăn ở
sạch sẽ"; "Sạch sẽ tức là một phần đời sống mới. Sạch sẽ thì ít đau ốm, sức khỏe
thì làm được việc, làm được việc thì có ăn. Xem đó thì biết rằng ai cũng nên làm
đời sống mới". Đối với thế hệ trẻ, trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng,
Bác đã dạy các cháu phải: “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”.
- Căn cứ vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi: cơ thể trẻ em là nền
tảng vật chất của trí tuệ và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới
có khả năng phát triển tốt: “thân thể khỏe mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng
suốt và ngược lại tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Trong cuộc
sống thực tế cho thấy những đứa trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc vào
những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mình mà lẽ ra chính
bản thân trẻ phải tự lập dần như bắt đầu là tự vệ sinh cá nhân.
- Căn cứ tài liệu giáo dục vệ sinh cá nhân cho học sinh của NGNN.PGS.TS
Nguyễn Võ Kỳ Anh (Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội).
- Căn cứ thông tư số: 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT, ngày 01/03/2000 của
liên bộ Y tế - GD&ĐT về quy định nhiệm vụ y tế trường học.
- Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về phát động phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
- Căn cứ phương hướng nhiệm vụ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học
sinh của trường PT. DTNT liên huyện Tân Phú - Định Quán.
Đối với nhà trường, song song với sự ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật từ nguy
cơ ô nhiễm môi trường, các dịch bệnh lây nhiễm tràn lan ngoài xã hội, đó là việc
nhận thức và ý thức về vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường chung của
học sinh và các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế do đó sức khỏe của học sinh bị
ảnh hưởng rất nhiều nếu như không chủ động giáo dục trang bị những kiến thức
giữ gìn vệ sinh cá nhân cho các em .
Quan sát nền nếp sinh hoạt hàng ngày của học sinh tôi phát hiện thấy nhiều
em còn lúng túng trong việc thực hiện vệ sinh cá nhân và các em còn có nhiều thói
quen xấu, lạc hậu chưa phù hợp với hoàn cảnh sống, môi trường sống hiện tại như:
- Vệ sinh răng miệng: Học sinh không đánh răng hoặc chải răng động tác
chưa đúng, chưa cọ hết các vùng răng trong khoang miệng, đặc biệt làm qua loa,
chiếu lệ chưa đủ để làm sạch răng, miệng.
- Học sinh rửa mặt: đa số không dùng khăn mà rửa bằng tay;
- Học sinh tắm gội chỉ xả nước không kỳ cọ, thậm chí học sinh nữ mặc
nguyên quần áo để tắm;
4
- Trang phục mặc chưa phù hợp: đi học, chơi thể thao, đi ngủ mặc đồng
phục đi học, rồi sáng hôm sau lại mặc bộ đồng phục đó đi học buổi sau, không chịu
thay, giặt hàng ngày
- Học sinh nữ, phần lớn các em lớp 6, 7 đầu còn có chấy;
- Học sinh còn thói quen xả rác và khạc nhổ bừa bãi;
- Thói quen thích đi chân đất, thói quen đi vệ sinh không dội nước, dùng cây
que, đá (Học sinh lớp 6 mới vào trường) để lau chùi, đi xong không rửa tay
Bằng biện pháp quan sát, kiểm tra hàng ngày, phát phiếu thăm dò một số kỹ
năng giữ gìn vệ sinh cá nhân của học sinh thu được kết quả tổng hợp như sau:
STT Các kỹ năng giữ gìn VSCN của
HS
Số
lượng
HS
Kết quả
Đạt Chưa
đạt
Tỷ lệ
(%) đạt
1 Kỹ năng rửa tay sạch bằng xà
phòng
80 32 em 48 em 40%
2 Kỹ năng rửa mặt, VS Mắt,
Mũi, Tai
40
10 em 30 em 25%
3 Kỹ năng tắm, gội
30
12 em 18 em 40%
4 Kỹ năng VS trang phục( mặc,
giặt, phơi, xếp quần áo)
271
120 em 151 em 44,3%
5 Kỹ năng vệ sinh răng miệng
74
24 em 50 em 32,4%
6 Kỹ năng giữ vệ sinh trong ăn
uống
150
86 em 64 em 57,3%
7 Kỹ năng vệ sinh trong học tập
271
172 em 99 em 63,5%
8 Kỹ năng giữ gìn vệ sinh bộ
phận sinh dục.
80
34 46 42,5%
Biện pháp “Giáo dục kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh nội trú”
tôi thực hiện trong năm học này là những giải pháp thay thế một phần những giải
pháp đã thực hiện tại đơn vị trước đây mà chưa có hiệu quả cao. Chính vì thế, tôi
đưa ra những giải pháp cải tiến, đi sâu vào thực tế đời sống sinh hoạt của học sinh,
trong năm học này đạt được nhiều kết quả thiết thực hơn so với những năm học
trước đây.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng tình hình thực hiện các kỹ năng
giữ gìn vệ sinh cá nhân của học sinh, tôi xin trình bày một số biện pháp giáo dục
kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh như sau:
5
1. Giải pháp 1: Công tác tham mưu chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất,
vật dụng phục vụ học sinh thực hiện vệ sinh cá nhân.
Đây là việc làm rất quan trọng đối với mỗi trường học, đặc biệt là trường có
học sinh ở nội trú. Để đảm bảo cho học sinh thực hiện tốt công tác vệ sinh chung
cũng như vệ sinh cá nhân nói riêng, ngay từ đầu năm học, tôi tham mưu cho lãnh
đạo nhà trường xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra cơ sở vật chất, chuẩn bị sửa
chữa, mua sắm vật dụng trang bị cơ sở vật chất nhà vệ sinh và việc cung cấp nước
sạch, đồng thời đưa ra ý kiến trong hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm về việc trang
bị, mua sắm, các vật dụng cá nhân để phục vụ tốt đời sống của học sinh nội trú bao
gồm các điều kiện sau:
- Tất cả các nhà vệ sinh, nhà tắm phải đảm bảo sạch sẽ và cung cấp đầy đủ
nước sạch cho học sinh sinh hoạt. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt công
tác vệ sinh chung cũng như vệ sinh cá nhân mỗi học sinh;
- Đảm bảo phòng ở sạch sẽ thoáng mát có đầy đủ giường, chiếu, mùng mền
cho học sinh ( Nhà trường đã bố trí 8 em/phòng, 1em/giường được trang bị mùng,
mền, chiếu khi mới vào lớp 6);
- Quần áo, yêu cầu mỗi học sinh ít nhất phải có 2 bộ đồng phục đi học, 1 bộ
quần áo thể dục, 2 bộ quần áo mát mặc lúc nghỉ ngơi, kèm theo quần áo lót đầy đủ
theo nhu cầu sử dụng;
- Giày, dép mỗi thứ ít nhất 1 đôi;
- Khăn mặt, bàn chải răng, thau, ca đảm bảo đủ mỗi thứ 1 chiếc;
- Xà phòng tắm, rửa tay, dầu gội đầu, giấy vệ sinh và các dụng cụ khác .
Tất cả các điều kiện trên là những điều kiện tối thiểu cần có để các em học
sinh nội trú sinh hoạt và thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày.
Để thực hiện tốt việc nuôi dạy học sinh, tạo đều kiện tốt nhất cho các em
sinh hoạt nội trú trong suốt năm học, tôi tham mưu cho lãnh đạo nhà trường phân
công phân nhiệm cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận, học sinh từng lớp
về sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất trong nhà trường để các công trình vệ sinh
luôn đảm bảo sạch sẽ, cung cấp đầy đủ nước sạch và an toàn cho học sinh sử dụng.
Còn đối với các vật dụng cá nhân của học sinh, ngay từ đầu năm học tôi
cùng quản sinh kiểm tra, thống kê vật dụng cá nhân từng em, rồi tham mưu cho
lãnh đạo nhà trường, thông qua hội nghị cha mẹ học sinh để trang bị cho những em
thiếu, đồng thời xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra thường xuyên mỗi tháng một
lần tất cả các vật dụng cá nhân như quần, áo, giày, dép, khăn mặt, bàn chải răng,
thau ca để phát hiện hư hỏng kịp thời sửa chữa, mất tìm lại bổ sung ngay để các
em có cái sử dụng.
Qua những đợt kiểm tra trong năm cho thấy sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở
vật chất phục vụ học sinh trong năm học này được quan tâm trang bị đầy đủ hơn,
đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của học sinh. Các đồ dùng vật dụng của học sinh
sau những lần kiểm tra đã khắc phục dần những hạn chế lần trước, chứng tỏ học
6
sinh có ý thức giữ gìn vật dụng cá nhân tốt hơn, khẳng định ý thức giữ gìn vệ sinh
cá nhân có chuyển biến rõ rệt.
2. Giải pháp 2: Xác định nội dung các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân
cần hướng dẫn giáo dục cho học sinh.
Như chúng ta đã biết con người sinh ra và lớn lên không phải điều gì cũng
biết mà phần nhiều do giáo dục, dạy dỗ mà nên. Các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá
nhân cũng thế, đối với học sinh cấp II, có thể đã được hướng dẫn từ lứa tuổi mầm
non, tiểu học, được cha mẹ dạy hoặc các em tự học và làm theo người lớn. Nhưng
sự tiếp thu, bắt chước làm theo đúng hay sai phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh
mỗi con người.
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhất cả về
thể chất và tinh thần, nhưng ở lứa tuổi này sự quan tâm của cha mẹ đã ít nhiều đã
giảm đi ở cả những gia đình có điều kiện, hoặc không còn quan tâm nữa đối với
những gia đình khó khăn, mà đối tượng học sinh dân tộc thì hầu như các em đều bị
phó mặc cho tự nhiên, đa số các em thích sống tự do hoang dã. Do đó việc thực
hiện vệ sinh cá nhân của các em phần lớn làm theo thói quen lạc hậu và bản năng
vốn có, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường sống.
Qua tìm hiểu nếp sống sinh hoạt của các em hàng ngày, tôi xác định nội
dung các kỹ năng vệ sinh cần thiết để hướng dẫn giáo dục cho học sinh gồm:
- Kỹ năng rửa tay sạch bằng xà phòng: như chúng ta đã biết, đôi bàn tay
hàng ngày làm rất nhiều việc, tiếp xúc với rất nhiều bề mặt ( cả sạch lẫn bẩn) do đó
đôi bàn tay bẩn vô tình là trung gian đưa vi khuẩn vào cơ thể người qua ăn, uống,
tiếp xúc với da (gãi, sờ)… đối với các em học sinh nội trú, tôi thực hiện khảo sát
bằng cách quan sát trực tiếp (không cho học sinh thấy) trong 10 em ngẫu nhiên có
3 em rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh đạt 30%; Quan sát lớp 6a ngày
4/9/2013 có 34 học sinh, trong giờ ăn chỉ có 7 em rửa tay trước khi ăn đạt 20%…
số lượng học sinh biết ý thức rửa tay sạch còn quá ít. Ngành y tế đã cảnh báo nguy
cơ lây bệnh từ đôi bàn tay bẩn rất cao, vậy giáo dục cho học sinh phải giữ cho đôi
bàn tay luôn sạch bằng cách rửa tay với xà phòng diệt khuẩn đúng cách để phòng
bệnh là rất cần thiết.
- Kỹ năng rửa mặt, vệ sinh Mắt, Mũi, Tai: Rửa mặt để khuôn mặt sạch,
đẹp, sáng sủa là động tác đơn giản mà ta phải thực hiện hàng ngày, nhưng đối với
các em học sinh nội trú chưa ý thức được điều này, các em rửa mặt bằng tay vã
nước lên mặt rồi vuốt qua vuốt lại là xong. Đây là động tác rất nguy hiểm, kém vệ
sinh do đó phải hướng dẫn các em rửa mặt bằng khăn đúng cách (phải dùng mỗi
người một khăn mặt riêng).
Mắt, mũi, tai là những bộ phận trên khuôn mặt, đây là những bộ phận quan
trọng trên cơ thể mỗi con người, mỗi bộ phận có chức năng, cấu tạo riêng. Giữ gìn
vệ sinh tốt cho các bộ phận này sẽ giảm các nguy cơ nhiễm các bệnh nan y như
mù, điếc, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm xoang…, ảnh hưởng chức năng nhìn, nghe,
ngửi, trao đổi dưỡng khí…Vì vậy cần giáo dục các em khi rửa mặt phải chú ý vệ
sinh mắt, mũi, tai đúng cách.
7
- Kỹ năng tắm, gội: Để giữ gìn vệ sinh da và tóc, chúng ta cần tắm gội
thường xuyên( nhất là về mùa hè) để cho da tóc luôn sạch sẽ, thơm tho và không bị
các bệnh thường gặp ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, viêm da, chấy rận…Do tắm gội
chưa đúng cách cho nên tỷ lệ bệnh ngoài da qua đợt kiểm tra sức khỏe đầu năm
học là 19 em chiếm 7%; đầu có chấy là 22 em chiếm 9% (đa số ở các em nữ).
- Kỹ năng vệ sinh răng miệng: Duy trì đánh răng hàng ngày, đánh răng
sạch sẽ, sẽ làm cho răng không bị sâu, lợi không bị viêm chảy máu, miệng thơm
tho, răng trắng đẹp. Mỗi ngày tối thiểu đánh răng 2 lần vào buổi tối trước khi đi
ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy. Nên đánh răng sau khi ăn 5-10 phút. Tỷ lệ bệnh
sâu răng ở học sinh trong đợt kiểm tra sức khỏe đầu năm là: 39 em chiếm 14,40%.
Đây là tỷ lệ bệnh cao nhất trong các bệnh mắc phải, nếu tiếp tục không biết giữ gìn
vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe phát sinh nhiều bệnh
khác liên quan tới răng miệng.
- Kỹ năng giữ vệ sinh trang phục: Vệ sinh trang phục nhằm phục vụ sức
khỏe, bảo vệ da, giúp cho da làm tốt chức năng của mình là bảo vệ các bộ phận bên
trong cơ thể không bị nhiễm bệnh hoặc thương tích, góp phần điều hòa nhiệt độ cơ
thể. Vệ sinh trang phục còn thể hiện sự văn minh, lịch sự của mỗi cá nhân khi tham
gia sinh hoạt với cộng động. Ở nội trú học sinh thường mặc quần, áo lẫn của nhau
nhất là các em học sinh nam, do đó tỷ lệ lây các bệnh ghẻ, lở, hắc lào, lang pen…
rất cao. Vậy cần giáo dục học sinh biết thay giặt sạch sẽ trang phục hàng ngày, mặc
trang phục phù hợp và tuyệt đối không mặc lẫn lộn quần áo của nhau để tránh lây
nhiễm các bệnh ngoài da.
- Kỹ năng vệ sinh trong học tập:
Phần lớn các chức năng của cơ thể (hơn 50 chức năng) đều biến đổi theo
quy luật thời gian trong ngày. Các chỉ số trao đổi chất, tim mạch, hô hấp và điều
hòa thân nhiệt thường giảm về đêm và tăng ở ban ngày. Các nhịp biến đổi theo thời
gian hàng ngày như vậy gọi là nhịp sinh học ngày đêm.
Khả năng học tập của học sinh cao hay thấp, phụ thuộc vào thời gian, vị trí,
tư thế ngồi học… Căn cứ vào nhịp sinh học ngày và đêm này để xây dựng chế độ
học tập, sinh hoạt, giải trí cho học sinh phù hợp. Vậy việc giáo dục cho học sinh ý
thức vệ sinh trong học tập trước hết các em phải tuân thủ thời gian biểu trong ngày
do nhà trường xây dựng, cung cấp các điều kiện chuẩn về bàn ghế, ánh sáng,
phòng học, bảng, hướng dẫn cho các em tư thế ngồi học …
- Kỹ năng giữ vệ sinh trong ăn uống: Ăn uống vệ sinh, văn minh, lịch sự
sẽ là điều kiện để ngăn chặn sự phát sinh các bệnh truyền nhiễm đường tiểu hoá
như tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán…
Giữ vệ sinh trong ăn uống góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường như không
vứt thức ăn thừa bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho các côn trùng
trung gian truyền bệnh phát triển. Ăn uống vệ sinh còn tạo điều kiện để ăn ngon,
ăn đủ suất, khắc phục được nếp sống lạc hậu.
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục.
8
Bộ phận sinh dục nam và nữ đều có hai chức năng là đào thải nước tiểu và
hoạt động tình dục. Riêng bộ phận sinh dục nữ còn có chức năng mang thai, sinh
đẻ. Dù là nam hay nữ, bộ phận sinh dục của cả hai giới này đều nằm ở phía trước
xương chậu, giữa hai đùi và cận kề với hậu môn là nơi đào thải phân của bộ máy
tiêu hóa ở phía sau. Với những đặc điểm chung như vậy, việc chăm sóc, gìn giữ vệ
sinh cho bộ phận sinh dục ngay từ khi còn nhỏ đã là việc rất cần thiết, đòi hỏi sự
hiểu biết đầy đủ của các bậc phụ huynh (các thầy cô giáo) và bản thân các em để
luôn giữ được sạch sẽ và tránh được các thương tổn do không giữ được vệ sinh
trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài các kỹ năng trên còn một số các kỹ năng khác như: vệ sinh giấc ngủ,
vệ sinh trong rèn luyện thân thể… là những kỹ năng cần thiết phải giáo dục hướng
dẫn cho các em học sinh, thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đầy đủ, đảm bảo cho
các em có sức khỏe tốt để tham gia học tập.
Tất cả các kỹ năng trên tôi soạn thảo chi tiết nội dung từng kỹ năng. Tôi tìm,
đọc, sưu tầm kiến thức vệ sinh cá nhân ở các tài liệu tập huấn công tác y tế học
đường, tài liệu sức khỏe và vệ sinh cá nhân ở các giáo khoa cấp I, cấp II, tài liệu
trên sách báo và đặc biệt đi sâu quan sát cách thức sinh hoạt vệ sinh cá nhân hàng
ngày của các em để soạn nội dung tuyên truyền, đồng thời sưu tầm tranh ảnh về
hoạt động vệ sinh cá nhân sao cho có sức thuyết phục học sinh. Tự liên hệ, so sánh
xem trong thực tế học sinh đã thực hiện các kỹ năng trên ở mức độ nào, hạn chế ở
phần nào, từ đó mình cần hướng dẫn các em những gì ?
3. Giải pháp 3: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, hướng
dẫn các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh.
Như trên tôi đã chuẩn bị nội dung tất cả những kỹ năng giữ gìn vệ sinh cần
hướng dẫn cho các em.
Để chuẩn bị tốt cho việc tuyên truyền tôi xin ý kiến ban giám hiệu đưa vào
kế kế hoạch công tác hàng tháng như sau:
-Tháng 8 : Giáo dục hướng dẫn cho học sinh lớp 6,7 các kỹ năng: Rửa tay
sạch bằng xà phòng, rửa mặt, vệ sinh Mắt, Mũi, Tai, Vệ sinh răng miệng, vệ sinh
tắm giặt. (Chú ý: Hướng dẫn học sinh lớp 6 ăn, ở, sử dụng công trình vệ sinh
trong nhà trường).
- Tháng 9: Giáo dục hướng dẫn cho học sinh toàn trường tất cả các kỹ năng:
Rửa tay sạch bằng xà phòng, rửa mặt, vệ sinh Mắt, Mũi, Tai, Vệ sinh răng miệng,
vệ sinh tắm giặt ( mục đích nhắc nhở lại cho học sinh thực hiện tốt).
- Tháng 10: Giáo dục hướng dẫn học sinh giữ gìn vệ sinh trang phục, vệ
sinh ăn uống, vệ sinh trong học tập. Nhận xét việc thực hiện các kỹ năng tháng 8, 9
đã tuyên truyền.
- Tháng 11: Giáo dục hướng dẫn học sinh giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục
(nội dung này chia riêng đối tượng nữ 6,7 một tiết, nữ 8, 9 một tiết; học sinh nam
toàn trường một tiết).
9
-Các tháng còn lại đi sâu kiểm tra, nhận xét, bổ sung những hạn chế trong
sinh hoạt hàng ngày của học sinh.
Bước tiếp theo là tổ chức các hình thức tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn
cho học sinh thực hiện các kỹ năng trên.
3.1/Hình thức tuyên truyền miệng:
Các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân trên là những kỹ năng cơ bản mà tất cả
các em học sinh nội trú phải biết, phải làm được để phục vụ trong sinh hoạt hàng
ngày. Khi các em bước vào môi trường nội trú, sống tập trung, tự lập đòi hỏi tất cả
các em phải tuân thủ theo những quy định chung. Vậy việc tuyên truyền giáo dục
các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho các em phải thực hiện ngay từ những ngày
đầu đến trường. Chính vì thế tôi thực hiện theo kế hoạch trên. Trong những buổi
tuyên truyền này phải mời sự tham gia hỗ trợ của lực lượng giáo viên chủ nhiệm,
quản sinh, tổng phụ trách cùng tham gia để giáo dục, hướng dẫn, theo dõi các em
thực hiện vệ sinh cá nhân trong suốt trong quá trình năm học.
Buổi tuyên truyền đầu tiên tổ chức vào ngày 19 tháng 8 năm 2013, đối
tượng để tuyên truyền là các em lớp 6,7. Trong buổi tuyên truyền này trước hết
phải hướng dẫn nhắc nhở lại cho các em quy trình các khu vực vệ sinh, cách sử
dụng nhà vệ sinh tự hoại (nhiều học sinh ở vùng sâu vùng xa khi đến trường là lần
đầu em tiếp cận với nhà vệ sinh này). Sau đó từng bước giáo dục hướng dẫn tất cả
các kỹ năng: Tắm giặt, gội đầu, rửa tay sạch, rửa mặt mũi, mắt, tai; vệ sinh ăn uống
cần giáo dục kỹ hơn về các kỹ năng như: đánh răng, rửa mặt, tắm gội ,
Buổi tuyên truyền thứ 2 tổ chức vào ngày 6/9/2013, đối tượng là tất cả học
sinh toàn trường. Nội dung tuyên truyền lại tất cả những kỹ năng đã tuyên truyền
ở tháng 8 mục đích nhắc lại và khắc sâu cho các em ghi nhớ.
Trong buổi tuyên truyền, trước khi đưa ra vấn đề, tôi tìm hiểu xem các em
học sinh có biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân không?, hàng ngày các em
đã thực hiện vệ sinh cá nhân như thế nào và kết quả làm như thế đã sạch chưa?
Trong khi các em trả lời tôi khen ngợi những câu trả lời đúng, trả lời hay nhưng
không chê bai những câu trả lời chưa đúng mà gợi mở cho các em thấy được mình
trả lời sai ở chỗ nào, đồng thời tôi cho các em tự liên hệ xem các hoạt động vệ sinh
cá nhân của bản thân hoặc bạn bè đã làm như thế nào? Nội dung tuyên truyền tôi
giáo dục tập chung xoáy sâu trọng điểm vào những hạn chế mà mình đã nhìn nhận
thấy trong sinh hoạt hàng ngày của các em như: đánh răng đúng cách, rửa mặt
bằng khăn riêng, tắm gội sạch sẽ . Lý giải các câu hỏi “tại sao?” như: “Tại sao
phải đánh răng ngày ít nhất 2 lần?”; “Tại sao phải rửa tay sạch bằng xà phòng?”;
“Tại sao phải tắm giặt hàng ngày?” và lợi ích của việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân
hàng ngày Sau đó tôi kết thúc vấn đề bằng cách tóm tắt các ý kiến đã được thống
nhất để đạt được mục đích mình cần tuyên truyền giáo dục hướng cho các em thực
hiện tốt hơn.
Tiếp theo hàng tháng kế hoạch nhà trường giành cho tổ nội trú một buổi
ngoại khóa để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong đó nhiệm vụ giáo dục kỹ
năng bảo vệ sức khỏe do tôi phụ trách, tôi chủ động nội dung tuyên truyền vệ sinh
trong trang phục mặc lúc nghỉ ngơi, mặc lúc đi học, mặc khi chơi thể thao Nhấn
10
mạnh trang phục mặc không được lẫn lộn của nhau (vì đây là hiện tượng phổ biến
trong học sinh nam) để đề phòng lây nhiễm các bệnh da liễu. Ngoài ra đối tượng
học sinh đang ở độ tuổi dậy thì, cơ thể có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý, do đó tôi
thực hiện phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn Sinh học tuyên
truyền kỹ năng giữ vệ sinh bộ phận sinh dục cho riêng từng đối tượng học sinh
nam, nữ Hướng dẫn tỷ mỷ cho các em các vệ sinh hàng ngày như thế nào.
Cùng với những nội dung tuyên truyền khác theo kế hoạch, trong mỗi tháng
tôi tập hợp những hoạt động tôi quan sát, theo dõi ghi nhận được hàng ngày, nhận
xét những tiến bộ, hạn chế của học sinh trong việc thực hiện vệ sinh cá nhân trong
tháng đó và tiếp tục nhắc nhở khuyến khích các em khắc phục những hạn chế, thực
hiện tốt các kỹ năng đã hướng dẫn.
Bên cạnh việc tuyên truyền miệng trực tiếp, mỗi tháng tôi viết những bài
tuyên truyền ngắn gọn về “Những điều em cần biết” đọc trong vòng 5 phút để tổng
phụ trách và quản sinh cho đọc qua chương trình phát thanh măng non trong tuần.
Ví dụ: Việc rửa tay bằng xà phòng, tôi chuyền tải tới các em cần biết sau:
“1. Tác hại của bàn tay bẩn
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ tử vong cao của các
bệnh lây truyền là do người dân thiếu hiểu biết về các biện pháp vệ sinh phòng
bệnh. Rất nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hoá thường gặp như tiêu
chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán … đều do các vi khuẩn từ phân, nước tiểu, chất
thải khác từ người và động vật gây ra. Các vi khuẩn đó vào nước hoặc thức ăn,
các đồ dùng nơi chuẩn bị thức ăn hoặc nơi ăn…, nhất là khi vi khuẩn bám vào các
chất bẩn dính ở đôi bàn tay…
Các nhà khoa học đã xác định trên 1cm
2
da của người bình thường chứa
tới 40.000 vi khuẩn. Đặc biệt số lượng này còn nhiều hơn nhiều lần ở trên bàn tay,
vốn là nơi thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi vật trong cuộc sống thường ngày như:
chúng ta thường chạm, xờ mó, cầm vào những người đang nhiễm bệnh, vật dụng,
bề mặt có nhiễm khuẩn từ đó khiến chúng ta tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. Sau
đó chúng ta có thể vô tinh bị nhiễm khuẩn khi đưa vi trùng, vi rút đó lên mắt, lên
miệng hoặc vô tình truyền bệnh cho người khác như chăm sóc, ẵm bồng em nhỏ,
cầm tay, bắt tay người khác, cầm đồ ăn
2. Lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch
Nếu được rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sẽ làm cho vi khuẩn không
lây truyền vào thức ăn hoặc vào miệng trực tiếp được. Theo tổ chức Y tế thế giới
thì chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi
khuẩn Shigella, vốn là nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng
triệu người trên thế giới.
Kết quả xét nghiệm bàn tay người tại 11 tỉnh của Việt Nam cũng cho thấy tỷ
lệ đối tượng có có bàn tay nhiễm Ecoli (nhiễm phân) rất cao.
Vậy rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên sẽ giúp chúng ta
hạn chế được việc chuyển giao vi rút từ người này sang người khác và ngược lại.
11
Rửa tay sạch còn được coi là “liều vắc-xin tự chế”, có tính khả thi và hiệu quả vì
chi phí thấp có thể cứu sống hàng triệu người.
3. Lúc nào cần rửa tay:
Phải thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch hàng ngày,
nhất là trong các trường hợp sau :
-Rửa tay trước khi rửa mặt.
-Rửa tay trước khi ăn, cầm vào thức ăn, chế biến thức ăn.
-Rửa tay sau khi đi tiêu, đi tiểu, sau khi làm vệ sinh cho em bé.
-Rửa tay sau khi chơi bẩn, chơi với các con vật
-Rửa tay sau khi đi học hoặc đi làm về, đếm tiền, quét rác…Rửa tay khi bàn
tay bị dính các chất bẩn.
Nói tóm lại: Rửa tay bất kỳ lúc nào khi thấy tay bẩn.
4. Hướng dẫn rửa tay sạch theo 6 bước
Bước 1 : Làm ướt hai bàn tay dưới vòi nước sạch hoặc dùng gáo để múc
nước dội ướt tay, xoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà xát hai lòng bàn tay vào
nhau.
Bước 2 : Dùng ngón tay và lòng bàn tay cuốn và xoay lần lượt từng ngón
của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3 : Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 4 : Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của
bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5 : Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng
cách xoay đi, xoay lại.
Bước 6 : Xả cho tay sạch hết xà phòng bằng nước sạch. Lau khô tay bằng
khăn hoặc giấy vệ sinh lau tay.
Chú ý : thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30 giây. Các bước 3,4,5 làm đi
làm lại khoảng 5-6 lần, ngoài việc rửa tay sạch yêu cầu các em cắt móng tay ngắn
để giữ vệ sinh tốt hơn ).
5. Liên hệ thực tế: Qua những lần đi kiếm tra, khảo sát thực tế của cán bộ y
tế, các thầy cô quản lý học sinh trong nhà trường( đã ghi đầy đủ tên, lớp từng em
mà các thầy cô quan sát được) việc “ rửa tay sạch” của các em chưa thực hiện tốt
còn những hạn chế như sau: Khi đi vệ sinh xong không rửa tay ( quan sát trong 10
em có 4/10 em không rửa tay) hoặc các em rửa chưa sạch (đa số học sinh nam).
Quan sát trước khi ăn chỉ có rất ít các em rửa tay sạch bằng xà phòng( bữa cơm
trưa ngày 10/9/2013 có 28/270 học sinh rửa tay). Thậm chí có một số em nam
đang chơi bi khi nghe kẻng cơm các em chỉ phủi tay, hoặc lau ngay vào quần áo
rồi chạy vào bàn ngồi ăn. Nếu các em biết bàn tay bẩn của các em có chứa cả
chục triệu con vi khuẩn sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho chúng ta
thì các em có nên rửa tay sạch hay không? Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn
12
đơn giản dễ thực hiện, giữ được bàn tay luôn sạch đẹp và sẽ làm cho vi khuẩn bị
tiêu diệt, cắt nguồn lây bệnh, đảm bảo vệ sinh phòng bệnh. Vậy các em nên nhớ
luôn rửa tay sạch nhé!”.
3.2/ Hình thức tuyên truyền giáo dục qua hình ảnh trực quan:
Giáo dục qua hình ảnh trực quan là phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất,
nó có tác động trực tiếp, cụ thể làm cho học sinh dễ tiếp thu, dễ học theo nhất là
đối với các em học sinh hiếu động thích học hỏi. Để tuyên truyền giáo dục các kỹ
năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh nội trú trong nhà trường tôi làm như sau:
- Tham mưu với lãnh đạo nhà trường cho làm những khẩu hiệu, pano, áp
phich, bảng biểu trang trí xung quanh khuôn viên trường. Trong mỗi nhà vệ sinh là
bảng nội quy thực hiện vệ sinh chung và hình ảnh rửa tay sạch bằng xà phòng
Những hình ảnh này có tác dụng tác động đến ý thức của các em từng ngày, từng
giờ và nhắc nhở mỗi học sinh khi nhìn vào đó thì phải làm theo.
- Tiếp đó tôi sưu tầm các tranh ảnh về vệ sinh cá nhân như: rửa tay sạch,
tắm gội hàng ngày hoặc “em mặc trang phục đẹp” để tuyên truyền giáo dục cho
các em. Ngoài ra, bằng những hình ảnh sinh hoạt thực tế của học sinh, tôi và các
thầy cô quản lý giáo dục đã quan sát các em sinh hoạt vệ sinh cá nhân hàng ngày,
dùng máy ảnh, điện thoại quay phim, chụp ảnh lại những hình ảnh, những đoạn
vioclip hoạt động thực hiện vệ sinh cá nhân của học sinh. Hoặc sưu tầm những
phim ảnh, hoạt động mang tính thời sự về thực hiện vệ sinh môi trường cũng như
vệ sinh cá nhân. Khi tổ chức những buổi tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống thì
chiếu những hình ảnh sống động thực tế này lên để các em xem, cho các em tự
nhận xét đánh giá nên làm thế nào. Qua những hình ảnh này, tôi giáo dục phân tích
cho các em những giá trị tích cực của những hình ảnh đẹp, tác dụng của nó đối với
sức khỏe và phong cách sống và ngược lại, từ đó các em nhận thức được việc làm
của mình, dần dần học và làm theo những điều tốt điều hay.
Ví dụ: Hình ảnh một học sinh lên lớp ăn mặc đồng phục chỉnh tề, sạch sẽ,
đầu tóc gọn gàng, đi dép có quai sau với một hình ảnh học sinh ăn mặc bộ đồng
phục để bẩn, không bỏ áo trong quần, không đi dép, đầu tóc bù xù; Hình ảnh một
số em biết rửa tay sạch trước khi ăn và hình ảnh một số em chơi bi song nghe kẻng
ăn cơm chạy luôn vào bàn ngồi ăn; Hình ảnh buổi sáng thức dậy làm vệ sinh cá
nhân: một em có đầy đủ khăn mặt, ca, bàn chải răng, còn một em chỉ mang theo
một bàn chải răng và rửa mặt thì dùng tay
- Bên cạnh những hình ảnh, tôi thực hiện xây dựng bảng thông tin tuyên
truyền sức khỏe đặt ở trung tâm các lớp học. Nội dung bảng cập nhật thông tin,
tuyên truyền sức khỏe hàng ngày, ngoài việc thông tin công tác vệ sinh, tôi dán
những bài viết, tranh ảnh sưu tầm được, hoặc những thông điệp nội dung về bảo vệ
sức khỏe, bảo vệ môi trường, thực hiện vệ sinh cá nhân lên bảng để học sinh tham
khảo thêm như thông tin bệnh đau mắt đỏ tháng 9/2013; thông tin bệnh sởi,
Rubenla từ tháng 1 đến tháng 4/2014; Thông điệp trên bảng tin: “Các em hãy
rửa tay sạch bằng xà phòng thường xuyên để phòng bệnh đau mắt đỏ hoặc (bệnh
sởi, bệnh rubenla, bệnh cúm!) ”; hình ảnh trang phục đẹp khi lên lớp, hình ảnh
hoạt động rửa tay sạch, phòng bệnh Tay- chân- miệng Nhờ có bảng thông tin
13
này, các thầy cô giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được tình hình hoạt động vệ sinh của
lớp mình hàng ngày để giáo dục nhắc nhở thêm, đồng thời bảng thông tin thu hút
rất nhiều học sinh đọc để biết thêm những thông tin hữu ích cho bản thân.
3.3/ Hình thức tuyên truyền thông qua lồng ghép vào các hội thi
Khi nhà trường tổ chức các hội thi “ Vui để học”; “ Nét đẹp học sinh”; hay
“Kỹ năng sống” bản thân tôi được tham gia vai trò ban tổ chức, tôi đã đưa các nội
dung giáo dục sức khỏe như việc thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày vào làm
những bộ câu hỏi, hoặc giả định những tình huống để học sinh tìm hiểu và tham
gia thi.
Ví dụ các câu hỏi:
1. Em có biết đi chân đất thường bị nhiễm bệnh gì rất nguy hiểm?
2. Tắm giặt hàng ngày có tác dụng gì đối với sức khỏe?
3. Em có thường xuyên rửa tay không? Và rửa khi nào?
4. Tai, mắt, mũi có liên quan gì với nhau? Em thực hiện vệ sinh những bộ
phận đó như thế nào để các cơ quan này không bị ảnh hưởng chức năng của
chúng?.
5. Hàng ngày em chải răng mấy lần? Chải vào lúc nào?
Hay đưa ra những tình huống như sau:
- Giờ thể dục, quần áo thể dục của em bị ướt không có để mặc. Sợ thầy giáo
phê bình, cho giờ học trung bình. Một bạn bảo em chạy vào phòng ở số 18 của lớp
6 lấy bộ quần áo của em T mặc. Vì thành tích thi đua của lớp em có lấy đồ của bạn
mặc không? Vì sao?.
- Quản lý nội trú xếp em là học sinh nữ lớp 9 vào phòng ở có 7 em nữ học
sinh lớp 6. Trong số 7 em đó có một em vệ sinh cá nhân rất kém (đầu tóc bù xù,
có chấy, quần áo cáu bẩn mùi hôi, khét) các em khác trong phòng thường có ý chế
nhạo bạn. Em sẽ giúp em nhỏ này như thế nào để phòng ở của mình thực sự đoàn
kết, sạch sẽ, đạt phòng ở Văn minh Lịch sự?.
Những câu hỏi và tình huống trên lấy từ thực tế trong sinh hoạt của học sinh
hàng ngày ở nội trú góp phần làm cho hội thi có ý nghĩa thiết thực hữu ích với từng
em, do đó các em rất hào hứng tham gia. Khi các em trả lời, ngoài việc xác nhận
đúng sai theo đáp án, tôi đặc biệt nhấn mạnh lại một số kiến thức trọng điểm và
những hạn chế thường ngày các em mắc phải để tuyên truyền cho các em thấy rõ
lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân với sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Tất cả các hình thức tuyên truyền giáo dục sức khỏe giữ gìn vệ sinh cá nhân
trên, mục đích cuối cùng là làm thay đổi hành vi sức khỏe, mà hành vi này bao
gồm: sự nhận thức + thái độ + thực hành. Hành vi sức khỏe của học sinh tốt sẽ bảo
vệ sức khỏe cho các em và tạo ra một thế hệ có nếp sống văn hóa, có thói quen văn
minh, lịch sự và khắc phục những thói quen lạc hậu có hại cho sức khỏe.
14
3.4/ Hình thức giáo dục hướng dẫn trực tiếp trong sinh hoạt hàng ngày
Ở trường nội trú, các thầy cô giáo và nhân viên quản lý học sinh vừa giữ vai
trò người thầy, người cô, lại gánh thêm trọng trách người cha, người mẹ. Nếu chỉ
tuyên truyền mà không có hành động hướng dẫn cụ thể, nhiều kỹ năng sau khi
tuyên truyền các em chỉ mơ hồ hoặc loáng thoáng nhớ, lại mau quên. Vì vậy cùng
với các hình thức tuyên truyền tùy thời điểm, tuỳ đối tượng mà các thầy cô phải
thực hiện hướng dẫn các em những kỹ năng thực hiện vệ sinh cá nhân cụ thể. Công
việc này phải thực hiện thường xuyên, liên tục, nhắc nhở nhiều lần và mọi lực
lượng giáo dục trong nhà trường cùng chung tay, tuyên truyền hướng dẫn phải tỷ
mỷ, tận tình tạo niềm tin cho các em với tinh thần yêu thương như con em mình.
Giáo dục hướng dẫn vệ sinh cũng là một vấn đề rất tế nhị, vì vậy các thầy,
cô là người hướng dẫn tránh tình trạng chê bai quá mức làm các em tự ái, xấu hổ,
mặc cảm dẫn đến việc giáo dục không có có hiệu quả. Hướng dẫn cho các em
những kỹ năng sống, kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày phải trực tiếp sâu
sát với các em, xem các em cần gì, giúp đỡ các em như thế nào? phải vừa nói,
vừa làm bằng những việc làm, hành động cụ thể chứ không thể nói suông được.
Muốn làm được những điều này chính các thầy cô phải là những tấm gương tốt,
phải thường xuyên rèn luyện cho chính bản thân mình tác phong ăn mặc chỉnh tề,
đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ trước học sinh.
Ví dụ: Muốn hướng dẫn học sinh kỹ năng tắm, gội, giặt giờ học sinh tắm
gội, giặt quần áo thì thầy cô phải xuống xem trực tiếp (thầy cùng học sinh nam; cô
cùng học sinh nữ). Để các em tự nhiên, thầy cô tạo bầu không khí thân mật bằng
nụ cười thân thiện và vài câu nói đùa vui. Quan sát xem em nào tắm gội có đầy đủ
đồ dùng cá nhân; Tắm, gội sạch đúng quy trình, biết cách giặt quần áo Ngược lại
em nào tắm chỉ dội nước hoặc đùa nghịch không kỳ cọ (học sinh nam thường ham
chơi đùa nghịch khi tắm giặt dễ gây tai nạn do trượt chân, lãng phí nước, ảnh
hưởng em khác), có em không lau khô người đã mặc quần áo, giặt quần áo chưa
đảm bảo sạch vùng cổ và nách áo thì nhẹ nhàng chỉ bảo các em nhìn bạn, học
bạn, khuyến khích các em quan sát để tự học hỏi lẫn nhau, nghiêm khắc phân tích
cho các em không đủa nghịch trong giờ tắm giặt. Nhờ những em lớn, có kỹ năng
tốt chỉ, giúp cho bạn chưa biết cùng tắm giặt sạch. Hoặc khi các em chải răng,
quan sát xem động tác có đúng không, thời gian chải răng có đủ làm sạch răng,
miệng không? nếu chưa đúng thì phân tích yêu cầu thực hiện chải răng lại.
Những lần sau các em sẽ ý thức được vệ sinh tắm, giặt, chải răng như thế nào và
làm tốt hơn.
Hướng dẫn cho học sinh kỹ năng vệ sinh, bảo quản trang phục, khâu vá, gấp
gọn hoặc treo phơi quần áo như thế nào đảm bảo sạch sẽ vệ sinh, đây là vai trò của
thầy cô quả lý học sinh hàng ngày, vai trò này như người cha người mẹ, đồng thời
lợi dụng vai trò của một số em học sinh lớn có kỹ năng tốt chỉ dẫn các em nhỏ, đưa
vào nền nếp để các em có kỹ năng tốt và tự lập được.
Đối với các em nhỏ lớp 6 mới vào trường, hầu như ở nhà các em chưa phải
giặt quần, áo, bản thân thầy cô phải sắn tay trực tiếp vừa giặt hộ, vừa hướng dẫn
cho các em giặt như thế nào, rồi chỉ cho các em tự làm xem có đúng không. Một số
15
em nhỏ đi thích đi chân đất, cổ chân, móng chân cáu bẩn do đất bám, dép cũng cáu
bẩn bỏ một góc. Khi thấy thế các thầy cô phải gọi các em lại nhẹ nhàng nói: “Thầy
(cô) giúp em chà bàn chân cho sạch nhé!”. Khi giúp các em xong nhắc các em phải
rửa chân sạch sẽ và đi dép, nếu thường xuyên đi chân đất sẽ dễ mắc bệnh Giun chỉ
là một bệnh rất khó chữa Những hành động thực tế này theo tôi rất đơn giản, chỉ
tốn ít thời gian nhưng cần xuất phát từ tâm của người thầy, người cô làm cho các
em cảm động, cảm nhận được tình thương yêu như cha mẹ, anh chị mình ở nhà,
các em sẽ nghe lời học và làm theo rất có hiệu quả.
Với tất cả các hình thức giáo dục hướng dẫn trên, trước đây nhà trường cũng
đã đề cập đến nhưng chỉ dừng lại ở tuyên truyền nhắc nhở các em ở những buổi
chào cờ, giờ sinh hoạt lớp chứ chưa có biện pháp cụ thể, đi sâu vào thực tế sinh
hoạt của các em hàng ngày, chưa hướng dẫn các em cụ thể một số kỹ năng nên chỉ
có số ít học sinh có ý thức tốt. Như trên tôi đã nói, đối tượng học sinh dân tộc còn
nhiều hạn chế về nhận thức vệ sinh cá nhân lại hay quên, thích sống tự do hoang
dã. Với các biện pháp cải tiến trong rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đồng
thời lực lượng giáo dục nhà trường luôn phải sâu sát tỷ mỷ trong sinh hoạt hàng
ngày, sát cánh cùng với học sinh nên việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giữ gìn
vệ sinh cho học sinh trong năm học này đạt kết quả tốt đẹp hơn.
4. Giải pháp 4: Thực hiện tốt công tác tham mưu, phối kết hợp
Một mình dù có giỏi đến đâu cũng không thể bao quát, làm tốt hết mọi việc
được. Bản thân tôi đã ý thức được công tác chăm sóc sức khoẻ cho học sinh trong
trường phổ thông Dân tộc nội trú là công tác phức tạp đòi hỏi người làm công tác y
tế sự kiên trì, nhẫn nại, tâm huyết và hết lòng vì học sinh thân yêu, đồng thời phải
biết phối kết hợp giữa các bộ phận với giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách để
cùng nhau làm tốt công tác giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng học sinh. Đối với
nhiệm vụ giáo dục hướng dẫn những kỹ năng thực hiện vệ sinh cá nhân cho học
sinh thì sự chung tay phối kết hợp tốt sẽ có hiệu quả cao hơn nhiều.
Ngay từ đầu năm học, khi quyết tâm thực hiện đề tài này, tôi đã tham mưu
với lãnh đạo nhà trường đồng thời xin ý kiến chỉ đạo được sự phối kết hợp, hỗ trợ
của mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường về công tác vệ sinh nói chung và giáo
dục hướng dẫn cá kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh nói riêng.
Trước hết tôi tham mưu với lãnh đạo và ban thi đua, đưa những nội dung
thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sát thực với sinh hoạt hàng ngày của
học sinh vào xây dựng các tiêu chí thi đua “lớp học tiên tiến”; “ phòng ở văn minh
lịch sự”; “bàn ăn văn minh”
Đồng thời để phối hợp tốt công tác tuyên truyền giáo dục hướng dẫn các kỹ
năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, tôi chuẩn bị tốt những nội dung cần hướng dẫn,
những kỹ năng cơ bản về vệ sinh cá nhân (ở phần giải pháp 2) sau đó in ấn trao
cho mỗi bộ phận, cá nhân cần phối kết hợp để họ cùng tham gia giáo dục.
Tôi đặc biệt quan tâm đối tượng học sinh lớp 6 mới vào trường, chính vì thế
ngoài việc tuyên truyền hướng dẫn riêng cho các em khi mới vào nhập học những
nội dung như: tắm, giặt, đi vệ sinh nhà vệ sinh tự hoại phải sử dụng như thế nào, ăn
uống nền nếp ở bếp ăn tập thể tôi còn liên hệ trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ
16
nhiệm và giáo viên phụ trách phòng ở học sinh lớp 6, 7 và các giáo viên khác để họ
giáo dục hướng dẫn các em vào những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt phòng, đồng
thời phân công những em lớp lớn có kỹ năng vệ sinh tốt giúp các em nhỏ, theo dõi,
quan tâm, nhắc nhở những em này thực hiện tốt vệ sinh cá nhân hàng ngày.
Đối với các em nữ nhỏ đầu tóc có chấy cắn, tôi cùng giáo viên phụ trách
phòng kiểm tra cho các em, tách các em có chấy nằm riêng, giúp các em dùng lược
dầy để chải tóc, hướng dẫn các em gội đầu bằng dầu diệt chấy hoặc các loại khác
như dấm thanh, bồ kết , động viên các chị lớn giúp em nhỏ bắt chấy để tránh lây
lan cho các em khác (Kiểm tra đầu năm có 22 em nữ đầu có chấy ở 6 phòng; sau
2 tháng kiểm tra lại chỉ còn 8 em ở 3 phòng; Kiểm tra sau Tết có 12 em ở 4 phòng
do về nghỉ Tết lây người nhà; tiếp tục tích cực khắc phục bằng cách trên, cuối năm
học kiểm tra lại các em đã cơ bản hết chấy).
Đối với Tổng phụ trách đội, đoàn thanh niên, phối hợp với họ để làm tốt
công tác giáo dục tác phong học sinh và xây dựng môi trường “Xanh-Sạch-Đẹp”,
tôi theo dõi, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường
của học sinh trong các tiêu chí thi đua, thông báo cụ thể từng ngày trên bảng để
tổng phụ trách theo dõi chấm điểm thi đua và giáo dục các em vào sáng thứ hai
chào cờ đầu tuần. Đồng thời tôi tích cực cùng họ tham gia tổ chức các phong trào,
lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giữ gìn vệ sinh chung qua các chương
trình phát thanh măng non “ Những điều em cần biết” để giáo dục hoàn thiện học
sinh trong trường nội trú.
Với quản lý nội trú, đây là lực lượng gắn bó với các em 24/24 giờ, quản lý
mọi hoạt động sinh hoạt của học sinh trong ngày. Quản sinh luôn theo sát và
hướng dẫn, giáo dục cho các em tất cả những kỹ năng sống trong đó có kỹ năng
giữ vệ sinh cá nhân, giáo dục nhắc nhở các em bảo quản đồ dùng cá nhân, ngăn
chặn tình trạng học sinh mặc đồ lẫn lộn của nhau dễ lây các bệnh ngoài da. Bản
thân tôi phối hợp chặt chẽ với lực lượng này, viết những bài tuyên truyền về vệ
sinh cá nhân để các thầy cô tuyên truyền cho các em trong những giờ nghỉ, đồng
thời qua quản sinh tôi có thể nắm bắt được diễn biến, thay đổi trong sinh hoạt hàng
ngày của các em.
Với bộ phận cấp dưỡng tôi phối hợp với họ cùng theo dõi giáo dục nền nếp
vệ sinh ăn uống. Trong các bữa ăn hàng ngày các cô là những người gần gũi với
các em sự ân cần, thân thiện chỉ bảo cho các em thực hiện tốt nội quy nhà ăn, vệ
sinh trong ăn uống (rửa tay trước khi ăn, ăn uống từ tốn, không đổ cơm canh ra
bàn) để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe tốt. Theo dõi thi đua trong các bàn ăn, chọn
được những “bàn ăn văn minh lịch sự ” để nhà trường khen thưởng.
Đối với giáo viên dạy các bộ môn như Sinh học, Thể dục, Giáo dục công
dân , đây là những bộ môn có liên quan mật thiết về nội dung với công tác chăm
sóc sức khỏe học sinh. Cùng với các thầy cô tôi tranh thủ tham khảo ý kiến về
những kiến thức trong giáo dục sinh học cấp II, cùng trao đổi những vấn đề liên
quan trực tiếp trong sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh cá nhân để các thầy cô có
thêm thực tế tích hợp trong giờ dạy, còn bản thân tôi có thêm kiến thức cơ bản để
tư vấn cho các em kỹ hơn, sâu hơn.
17
Biện pháp tham mưu, phối kết hợp trong công tác giáo dục kỹ năng giữ gìn
vệ sinh cá nhân cho học sinh được lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm, đây
được coi là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nêu cao vai trò trách nhiệm của mỗi cá
nhân trong trường nội trú, do đó tất cả đội ngũ đều phối hợp thực hiện tốt.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Giáo dục giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh nói chung và học sinh nội trú
trong nhà trường nói riêng là một biện pháp đã đem lại hiệu quả thiết thực trong
công tác chăm sóc giáo dục sức khỏe ban đầu cho học sinh. Đặc biệt trong năm
học 2013 - 2014, sau khi áp dụng những biện pháp giáo dục kỹ năng giữ gìn vệ
sinh cá nhân cho học sinh như trên đồng thời sâu sát quan tâm hướng dẫn từng kỹ
năng nhỏ cho các em, dưới sự chỉ đạo nghiêm túc của lãnh đạo và sự đồng thuận
của tập thể đội ngũ quản lý, giáo dục nhà trường cùng chung tay vì sự nghiệp chăm
sóc sức khỏe học sinh, việc thực hiện vệ sinh cá nhân của học sinh trong nhà
trường đã có nhiều tiến bộ, tác động tốt đến ý thức giữ vệ sinh của các em. Học
sinh ý thức được việc vệ sinh cá nhân, ăn ở, mặc sạch sẽ, vệ sinh môi trường tốt.
Hiện tượng khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh dùng cây que đá để lau chùi đã chấm dứt,
hiện tượng đi chân đất hạn chế, trang phục quần áo các em luôn sạch sẽ, đầu tóc
gọn gàng, bản thân mỗi em đã biết ăn ở sạch sẽ, mặc đẹp phù hợp, có nếp sống văn
minh lành mạnh hơn, kỹ năng sống của các em tốt hơn nhiều. Nhờ có sự chuyển
biến tốt của kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân do đó công tác vệ sinh chung có
những bước đột phá mới, trường học luôn luôn xanh - sạch - đẹp. Trong năm học
đã kiểm soát được nhiều dịch bệnh, hạn chế các bệnh lây lan ở nội trú, từ đó chất
lượng sức khỏe học sinh nâng cao.
*Sau đây là bảng kiểm tra đối chứng sau khi thực hiện các biện pháp giáo
dục các kỹ năng vệ sinh cá nhân cho học sinh trong năm học.
a) Trước khi thực hiện đề tài:
STT Các kỹ năng giữ gìn VSCN của
HS
Số
lượng
HS
Kết quả
Đạt Chưa
đạt
Tỷ lệ
(%) đạt
1 Kỹ năng rửa tay sạch bằng xà
phòng
80 32 em 48 em 40%
2 Kỹ năng rửa mặt, VS Mắt,
Mũi, Tai
40
10 em 30 em 25%
3 Kỹ năng tắm, gội
30
12 em 18 em 40%
4 Kỹ năng VS trang phục( mặc,
giặt, phơi, xếp quần áo)
271
120 em 151 em 44,3%
5 Kỹ năng vệ sinh răng miệng
74
24 em 50 em 32,4%
6 Kỹ năng giữ vệ sinh trong ăn
uống
150
86 em 64 em 57,3%
18
7 Kỹ năng vệ sinh trong học tập
271
172 em 99 em 63,5%
8 Kỹ năng giữ gìn vệ sinh bộ
phận sinh dục.
80
34 46 42,5%
b) Sau khi thực hiện đề tài:
STT Các kỹ năng giữ gìn VSCN của
HS
Số
lượng
HS
Kết quả
Đạt Chưa
đạt
Tỷ lệ
(%) đạt
1 Kỹ năng rửa tay sạch bằng xà
phòng
80 62em 18 em 77.5%
2 Kỹ năng rửa mặt, VS Mắt,
Mũi, Tai
40
36 em 4 em 90%
3 Kỹ năng tắm, gội
30
22 em 8 em 73.3%
4 Kỹ năng VS trang phục( mặc,
giặt, phơi, xếp quần áo)
271
245 em 26 em 90.4%
5 Kỹ năng vệ sinh răng miệng
74
68 em 6 em 91.8%
6 Kỹ năng giữ vệ sinh trong ăn
uống
150
150 em 0 em 100%
7 Kỹ năng vệ sinh trong học tập
271
228 em 43 em 84,1%
8 Kỹ năng giữ gìn vệ sinh bộ
phận sinh dục.
80
72 8 90%
*Bảng so sánh kết quả những bệnh liên quan đến vệ sinh cá nhân của học
sinh trước và sau thực hiện đề tài( số liệu báo cáo theo dõi bệnh trên 271 học sinh):
Tên bệnh
Trước khi thực hiện đề tài
Năm học 2012 - 2013
Sau khi thực hiện đề tài
Năm học 2013 - 2014
Số hs mắc bệnh Tỷ lệ Số hs mắc
bệnh
Tỷ lệ
Các bệnh ngoài da 19 em 7% 15 em 5,5%
Các bệnh răng
miệng
39 em 14,4% 32 em 11,8%
Bệnh về mắt 16 em 5,9% 12 em 4%
Bệnh tiêu chảy 28 em 10,3% 22 em 8,1%
V. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ:
Để làm tốt hơn nữa công tác Chăm sóc sức khỏe học sinh nói chung và
giáo dục tốt các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh nội trú nói riêng bản
thân tôi xin đề xuất, kiến nghị một số nội dung như sau:
19
a) Đối với nhà trường:
- Tiếp tục tăng cường trang bị, bảo quản và sử dụng tốt các trang thiết bị,
công trình vệ sinh công cộng trong trường học, đảm bảo tốt việc cung cấp nước
sạch cho học sinh.
-Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cũng như kỹ năng vệ sinh cá nhân cho
học sinh một cách đồng bộ, sâu sát với thực tế sinh hoạt hàng ngày của các em.
-Tăng cường các biện pháp phối kết hợp giữa đội ngũ giáo viên, nhân viên
để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học. Tạo
điều kiện cho nhân viên y tế yên tâm công tác, chủ động học tập, nâng cao tay
nghề, tiếp cận kịp thời khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực y học để một phần
đáp ứng nhu cầu công tác CSSKBĐ cho học sinh.
b) Đối với nhân viên y tế trường học nội trú
- Tận tâm, tận tình với công việc, tích cực học tập, nâng cao tay nghề, tiếp
cận kịp thời khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực y học.
- Sâu sát tìm hiểu, kiểm tra, đôn đốc nền nếp vệ sinh trong sinh hoạt hàng
ngày ở nội trú, trên lớp học, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục
sức khỏe cho học sinh.
c) Đối với cấp trên
-Tăng cường các biện pháp chỉ đạo phối kết hợp giữa hai ngành Giáo dục và
Y tế để kiểm tra đánh giá, công tác y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh,
đồng thời đầu tư cơ sở vật chất cho các công trình vệ sinh trường học.
- Tạo điều kiện cho nhân viên y tế các trường Dân tộc nội trú được giao lưu
học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh ở loại
hình trường chuyên biệt.
Những kinh nghiệm của bản thân tôi nêu trên thực hiện ở trường Phổ
thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú, Định Quán trong năm qua có hiệu quả
cao, giúp tôi tháo gỡ nhiều vấn đề trong công tác giáo dục vệ sinh cá nhân và chăm
sóc sức khỏe cho học sinh nội trú trong nhà trường. Để làm tốt được điều này bản
thân tôi luôn tâm huyết với công việc, thực sự yêu thương gắn bó, sâu sát với học
sinh, luôn biết lắng nghe học hỏi, phối hợp tốt với các cá nhân bộ phận trong nhà
trường để hoàn thành công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh nội trú.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Các Văn bản quy định, hướng dẫn công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu
cho học sinh của liên bộ Y Tế - Giáo Dục.
- Báo điện tử VietNamNét.
- Tài liệu giáo dục sức khoẻ vị thành niên của nhà XB phụ nữ năm 2005.
- Tài liệu quản lý công tác y tế trường học của Nhà giáo Nhân Dân
PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh năm 2011.
- Các báo Sức khỏe và Đời sống.
20
- Sách giáo khoa Sinh học 8; Sách giáo khoa TNXH cấp I (lớp 3,4,5).
VII. PHỤ LỤC
1. Khảo sát kỹ năng rửa tay sạch
Lấy mỗi lớp 10 em x 8 lớp = 80 em.
-Kiểm tra lý thuyết bằng phiếu trắc nghiệm: Đánh dấu (X) vào cột chọn
đúng (sai) quy trình rửa tay sạch theo 6 bước:
Bước Nội dung các bước quy trình rửa tay sạch bằng xà phòng Đún
g
Sa
i
Bước
1
Làm ướt hai bàn tay dưới vòi nước sạch hoặc dùng gáo để
múc nước dội ướt tay, xoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà
xát hai lòng bàn tay vào nhau.
x
Dội nước làm ướt tay hoặc rửa tay trong thau (chậu), xoa
xà phòng
x
Bước
2
Dùng lòng bàn tay này và ngón tay kia cuốn và xoay lần
lượt từng ngón và làm ngược lại.
x
Dùng ngón tay và lòng bàn tay cuốn và xoay lần lượt từng
ngón của bàn tay kia và ngược lại.
x
Bước
3
Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược
lại
x
Xả nước rồi dùng lòng bàn tay này chà xát mu bàn tay kia
và ngược lại.
x
Bước
4
Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các
ngón của bàn tay kia và ngược lại.
x
Xoa xà phòng tiếp, lấy đầu ngón tay của bàn tay này miết
vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại
x
Bước
5
Xả sạch xà phòng x
Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia
bằng cách xoay đi, xoay lại
x
Bước
6
Xả cho tay sạch hết xà phòng bằng nước sạch. Lau khô tay
bằng khăn hoặc giấy vệ sinh lau tay
x
Xả cho sạch xà phòng, lau khô vào quần áo đang mặc x
- Kiểm tra thực hành rửa tay sạch: Tổ chức chia 4 nhóm với 4 người phụ
trách( mỗi người 20 em) cho các em lần lượt thực hành rửa tay sạch theo 6 bước,
và đánh giá xem đúng quy trình hay không?.
-Kết quả đạt khi thực hành tốt, trả lời đúng 4/6 bước trớ lên.
2. Khảo sát kỹ năng rửa mặt, vệ sinh mắt, mũi, tai.
-Phối hợp với quản sinh lấy ngẫu nhiên 40 em ( 20 nam, 20 nữ).
21
-Kiểm tra khăn mặt của các em có đầy đủ không?.
- Cho các em thực hành rửa mặt và quan sát xem đúng quy trình sau:
“Bước 1 : Rửa sạch tay trước khi rửa mặt.
Bước 2 : Làm cho khăn mặt ướt dưới vòi nước chảy hoặc cho vào chậu
Bước 3 : Vò khăn, vắt nhẹ cho bớt nước, dùng khăn rửa mặt.
Bước 4 : Trải khăn lên lòng bàn tay, lau hai mắt trước ( lau từ hốc mắt ra )
sau đó lau hai má, trán, cằm, mũi, quanh miệng.
Bước 5 : Vò khăn lần hai, vắt bớt nước, lau cổ, gáy, lật mặt khăn ngoáy hai
lỗ tai, vành tai, cuối cùng dùng hai gốc khăn ngoáy hai lỗ mũi (tai và mũi là
bộ phận tiết nhiều chất bẩn nên phải lau sau cùng ).
Bước 6 : Giặt khăn bằng xà phòng và giũ lại bằng nước sạch.
Bước 7 : Phơi khăn ra chỗ thoáng có ánh nắng (phơi lên dây và kẹp lại cho
khỏi rơi ).
- Ghi nhận đạt: có đủ khăn mặt, thực hành đủ 7 bước,
3. Khảo sát kỹ năng vệ sinh răng miệng
- Chọn đối tượng 2 lớp 6 tổng số học sinh 74 em để khảo sát.
- Phiếu khảo sát trả lời câu hỏi:
1. Em có chải răng hàng ngày không? Có…/ không…; chải mấy lần/ngày? … lần.
2. Em có bàn chải răng riêng không? ………… (có)
3. Em thường chải răng vào lúc nào? ( sau khi ăn và buổi sáng thức dậy)
4. Ăn đồ nóng hoặc lạnh quá có lợi hay có hại cho răng? …………(có hại)
5. Chải răng sạch có ích lợi gì? ( Phòng bệnh sâu răng, thơm miệng).
4. Khảo sát kỹ năng vệ sinh tắm gội ( Quan sát trực tiếp ngẫu nhiên
khoảng 30 em trong đó 15 nam, 15 nữ) đánh giá ghi nhận.
5. Khảo sát kỹ năng giữ vệ sinh trang phục: ( kiểm tra trực tiếp từng học
sinh ăn mặc khi lên lớp và trực tiếp từng phòng ở, làm biên bản ghi nhận như sau:
BIÊN BẢN KIỂM TRA TRANG PHỤC PHÒNG Ở SỐ…
Thành phần: - Ban giám hiệu: thầy………………….
- Quản lý nội trú: gồm thầy, cô………………………
- Y tế trường học: cô……
Thời gian kiểm tra vào ngày…… tháng…………. Năm 201……….
STT HỌ TÊN HS Số lượng quần
áo, giày, dép
theo quy định
Treo, gấp, xếp VS, gọn Đánh
giá
1 Ka’ N Đầy đủ Gấp gọn, sạch sẽ. Đạt
2 Điểu Văn M… Thiếu áo TD, Không gấp, 1 quần xanh Chưa đạt
22
thiếu giày. đứt nút, rách gối. Dép để
không đúng vị trí
- Tổng hợp các phòng ghi nhận lại. Học sinh đạt Kỹ năng vệ sinh trang
phục gồm: đầy đủ trang phục theo quy định, trang phục sạch, không hư rách, gấp
xếp gọn hoặc treo phẳng có móc áo. Báo cáo xử lý học sinh chưa đạt.
6. Khảo sát Kỹ năng giữ vệ sinh trong ăn uống.
Khảo sát 271 học sinh.
Lấy kết quả bảng chấm điểm thi đua bàn ăn “Văn minh lịch sự hàng ngày
của bộ phận cấp dưỡng theo bảng hướng dẫn chấm điểm như sau:
BẢNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM THI ĐUA
BÀN ĂN VĂN MINH LỊCH SỰ NĂM HỌC 2013 -2014
Căn cứ ……………
NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ
Điểm
chuẩn
Điểm trừ
1.Thực hiện đúng giờ đi ăn theo lịch nhà trường quy định.
-Đến giờ ăn không có mặt tại trường, không lý do, bị đói.
-Đi ăn trễ giờ.
-Ngồi ăn lâu, kéo dài quá thời gian quy định (30 phút).
10đ
-5đ/lần/hs
-2đ/lần/hs
-5đ/bàn/lần
2.Thực hiện tốt vệ sinh trong khi ăn uống.
-Bàn ăn để cơm và đồ ăn rơi vãi xuống nền nhà.
-Cố ý để đổ cơm, canh, thức ăn xuống bàn, nền nhà
-Khạc nhổ ra nền, ra bàn ăn.
-Xả rác bừa bãi ra bàn ăn, nền nhà ăn.
10đ
-3đ/lần
-5đ/lần
-5đ/lần
-5đ/lần
3.Giữ trật tự nền nếp trong bữa ăn.
-Trong giờ ăn nói chuyện to gây mất trật tự
-Lấy ghế hoặc xếp ghế lại không nhẹ nhàng gây ồn
-Trong giờ ăn đùa giỡn, sô đẩy nhau, lấy thức ăn ném nhau
10đ
-3đ/bàn
-5đ/lần
-5đ/lần
4.Giữ nền nếp văn minh khi ăn uống
-Ăn uống quá nhanh, vội vàng, vừa ăn vừa nói
-Ăn lãng phí, ăn dư nhiều cơm và đồ ăn không lý do
-Không xếp ghế lại đúng vị trí sau khi ăn
-Ăn xong không bê khay ra vị trí rửa
-Tự ý đem cơm về phòng
-Vô lẽ với nhân viên phục vụ trong giờ ăn
-Trong bàn có 1 hs không ăn, hoặc ăn ít do bệnh nhưng không báo
lại với QS và nhân viên cấp dưỡng
20đ
-3đ/hs
-5đ/hs
-2đ/ghế
-3đ/khay
-5đ/lần
-10đ/lần
-5đ/lần
Tổng cộng 50điểm
Ghi chú:
-Tuần xếp loại tốt: từ 315 điểm trở lên (không có ngày <45đ);
-Tuần xếp loại khá: từ 280 điểm trở lên (không có ngày < 40đ);
-Tuần xếp loại TB: từ 245 điểm trở lên (không có ngày < 35đ);
-Tuần xếp loại yếu: điểm < 245 đ.
-Bàn ăn xét đạt VMLS trong học kỳ có 100% tháng xếp Tốt.
23
Tổng hợp ghi nhận những học sinh đạt kỹ năng vệ sinh ăn uống tốt ở những
bàn xếp loại khá hàng tuần, hàng tháng trở lên.
7. Khảo sát kỹ năng vệ sinh trong học tập
Biện pháp thực hiện: Phối hợp tổng phụ trách, sao đỏ kiểm tra, ghi nhận
việc thực hiện nền nếp, giờ giấc lên lớp học bài, quan sát kiểm tra các tư thế ngồi
học của học sinh… ghi nhận tổng hợp lại: đạt khi thực hiện nghiêm túc giờ học, tư
thế ngồi học đúng, chú ý tập trung nghe giảng.
8. Khảo sát kỹ năng vệ sinh bộ phận sinh dục
Lấy mỗi lớp 10 em x 8 lớp = 80 em.
Phát Phiếu kiểm tra trả lời (đúng) các câu hỏi sau:
1. Hiện tượng kinh nguyệt ở nữ giới, xuất tinh ở nam giới xuất hiện lần đầu là
dấu hiệu gì?
- Dấu hiệu dậy thì; ( đúng)
- Dấu hiệu bệnh lý;
- Dấu hiệu bệnh ung thư.
2. Vệ sinh bộ phận sinh dục thực hiện như thế nào?
- Rửa bằng nước sạch và thay đồ lót hàng ngày; ( đúng)
- Mặc quần lót rộng thoáng, không mặc chặt quá, gò bó; ( đúng)
- Không được dùng vật cứng đưa sâu vào bên trong hoặc tránh va đập vào bộ
phận sinh dục( đúng)
3. Phát hiện dấu hiệu lạ ở bộ phận sinh dục em xử lý thế nào?
- Dấu luôn vì mắc cỡ;
- Tự tìm hiểu trên sách báo hoặc các phương tiện thông tin khác rồi tự xử lý;
- Mạnh dạn tìm người lớn có kiến thức để chia sẻ. (đúng).
Kết quả: Tổng hợp học sinh đạt kỹ năng trả lời đúng hết 3 câu hỏi trên.
Với những nội dung thực hiện trong đề tài này chắc chắn còn những hạn chế
nhất định. Vậy tôi rất mong các bạn đồng nghiệp, các thầy cô giáo đóng góp ý kiến
để cùng làm tốt hơn nữa, công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thế hệ
trẻ ở trường học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân phú, ngày 16 tháng 5 năm 2014
Người thực hiện
Vũ Thị Thu Hường
24
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường PT DTNT liên huyện
Tân Phú - Định Quán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Phú, ngày 20 Tháng 5 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ GÌN VỆ SINH CÁ NHÂN
CHO HỌC SINH NỘI TRÚ”
Họ và tên tác giả: Vũ Thị Thu Hường. Chức vụ: Nhân viên y tế
Đơn vị: Tổ Quản lý nội trú; Trường phổ Thông Dân tộc Nội trú liên huyện
Tân Phú - Định Quán.
Lĩnh vực:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác: Quản lý y tế trường học
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng:Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới
-Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
-Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học,
đúng đắn
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở
đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn
ngành có hiệu quả cao
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
25