Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

skkn một số hình thức sinh động hóa nội dung vi sinh vật trong chƣơng trình sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.22 KB, 22 trang )



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: THPT CHUYÊN LƢƠNG THẾ VINH
Mã số:


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ HÌNH THỨC SINH ĐỘNG HÓA
NỘI DUNG VI SINH VẬT TRONG
CHƢƠNG TRÌNH SINH HỌC 10


Ngƣời thực hiện: NGUYỄN THỊ MỸ TRÚC
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục ………………………………. 
- Phƣơng pháp dạy học bộ môn: SINH HỌC 
- Lĩnh vực khác: 


Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)


Năm học: 2013- 2014



SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC


––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ MỸ TRÚC
2. Ngày tháng năm sinh: 28/01/1986
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 134/2 KP8A, phƣờng Tân Biên, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 061 3828107(CQ)/ 061 3980576 (NR); ĐTDĐ: 01228606286
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ đƣợc giao: Giảng dạy Sinh học lớp 10, lớp 12, chủ nhiệm lớp 10.
9. Đơn vị công tác: THPT CHUYÊN LƢƠNG THẾ VINH
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: THẠC SĨ SINH HỌC
- Năm nhận bằng: 2013
- Chuyên ngành đào tạo: SINH HỌC THỰC NGHIỆM
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: GIẢNG DẠY SINH HỌC
Số năm có kinh nghiệm: 6
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
 Năm học 2012- 2013: MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HÀNH SINH HỌC LỚP 1O




ĐỀ TÀI
MỘT SỐ HÌNH THỨC SINH ĐỘNG HÓA NỘI DUNG VI SINH VẬT
TRONG CHƢƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 10

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đề tài “MỘT SỐ HÌNH THỨC SINH ĐỘNG HÓA NỘI DUNG VI SINH VẬT

TRONG CHƢƠNG TRÌNH SINH HỌC 10” đƣợc thực hiện với mục đích:
- Nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung vi sinh vật.
- Rèn luyện một số kĩ năng học tập tích cực và chủ động theo chủ trƣơng lấy ngƣời
học làm trung tâm của hoạt động dạy và học.
- Tăng thêm hứng thú và yêu thích sinh học cho học sinh lớp 10.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sống và bản chất đó là một bộ môn khoa học
thú vị, lí thú và gần gũi với cuộc sống con ngƣời. Do đó, quá trình giảng dạy sinh học cần
thiết phải có cách thức biến các kiến thức hàn lâm, nặng tính học thuật trở thành các kiến
thức dễ tiếp thu, gần gũi và tạo đƣợc hứng thú nơi ngƣời học, điều này đòi hỏi sự kết hợp
tích cực của cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học, với các hình thức khác nhau
phải chuyển hóa đƣợc nội dung kênh chữ trong sách giáo khoa thành những dạng thông tin
sinh động và gần gũi hơn cho ngƣời học. Bằng cách này, kiến thức các em thu nhận đƣợc rất
chủ động, phong phú và hoàn toàn do hứng thú mà có đƣợc, hiệu quả học tập cao hơn so với
việc thụ động thu nhận thông tin một chiều từ giáo viên. Từ kinh nghiệm giảng dạy của bản
thân tại trƣờng THPT chuyên Lƣơng Thế Vinh, tôi nhận thấy phần lớn các em học sinh đều
là những cá nhân có ý thức học tập, có năng lực khai thác vấn đề, khi tạo điều kiện cho các
em hoạt động, năng lực ấy giúp các em học tập hăng say, nhẹ nhàng mà đem lại hiệu quả cao
hơn rất nhiều.




2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Đề tài tập trung đƣa ra một số cải tiến nhỏ trong phƣơng pháp tổ chức hoạt động dạy
học theo hƣớng sinh động hóa các tiết học, bổ sung và mở rộng một số mảng kiến thức liên
quan nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, ở một số phần trong 4 bài học
trong phần vi sinh vật- Sinh học 10, cụ thể nhƣ sau:

 Bài 24: THỰC HÀNH LÊN MEN ETYLIC VÀ LÊN MEN LACTIC
- Đề nghị các bƣớc lên lớp trong tiết thực hành theo hƣớng sinh động, chủ động, tiết
kiệm thời gian và hiệu quả.
- Bổ sung thêm nội dung làm siro trái cây, tăng sự phong phú cho bài thực hành.
- Thiết kế phiếu kết quả thực hành theo hƣớng phân tích và mở rộng vấn đề.
 Bài 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA VI
SINH VẬT
- Tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ cho từng nội dung: rèn luyện các kĩ năng hoạt
động nhóm, phân tích và xử lí vấn đề, đồng thời tạo không khí học tập sôi nổi vui
tƣơi.
- Thiết kế hệ thống câu hỏi định hƣớng hỗ trợ hoạt động của các nhóm, đảm bảo nội
dung lí thuyết cơ bản và đặc biệt khai thác tính ứng dụng thực tiễn của các nội dung
liên quan.
 Bài 28: THỰC HÀNH QUAN SÁT MỘT SỐ LOẠI VI SINH VẬT
- Bổ sung nội dung gây nuôi và quan sát tiêu bản sống của một số loại động vật
nguyên sinh (trùng roi, trùng đế giày), nội dung này phù hợp với các lớp khá hoặc lớp
chuyên. Bản thân học sinh tự gây nuôi (dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên) và quan sát
vi sinh vật do chính các em gây nuôi, đặc biệt khi quan sát tiêu bản sống, các em sẽ
có tâm lí thích thú và yêu thích hơn với bộ môn, đồng thời cũng nhận thức đƣợc một
thế giới sống nhỏ bé hoàn toàn sống động và gần gũi, đó là thế giới vi sinh vật.
 Bài 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO CHỦ
- Chia nhóm nhỏ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm do virus gây ra dƣới nhiều hình
thức: thuyết trình, dựng tiểu phẩm tuyên truyền, thiết kế tờ bƣớm….ví dụ nhƣ các
loại virus và bệnh sau đây: HIV/ AIDS, H5N1/ cúm gia cầm, HBV/ viêm gan B,


SARS/ viêm hô hấp cấp tính….Đây là nội dung có thể phát huy tính sáng tạo của
học sinh rất nhiều, đồng thời rèn luyện nhiều kĩ năng quan trọng trong phƣơng pháp
học chủ động: hoạt động nhóm, tìm kiếm xử lí thông tin, thuyết trình, phản biện…
- Thiết kế phiếu đánh giá hiệu quả bài báo cáo, nội dung tuyên truyền có thể trên quy

mô một lớp, một khối, thậm chí cả học sinh toàn trƣờng.

Các nội dung trình bày trên đây chỉ là hƣớng đề nghị cho một phần của bài học, thiết
kế theo hƣớng mở rộng và bổ sung thêm nhằm tăng tính sinh động cho các tiết dạy, không
phải nội dung thay thế hoàn toàn bài học của SGK. Tùy từng đối tƣợng học sinh và điều kiện
cho phép, giáo viên có thể linh hoạt chắt lọc một số nội dung cho phù hợp.

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đƣợc thử nghiệm áp dụng trên các lớp 10 trƣờng THPT chuyên Lƣơng Thế
Vinh trong 2 năm học 2012- 2013 và 2013- 2014 đã có kết quả khả quan, hầu hết học sinh
hứng thú với các tiết học đƣợc thiết kế theo hƣớng đã nêu, các nội dung kiểm tra đánh giá
cuối kì liên quan đến mảng kiến thức này thƣờng đạt kết quả khá cao.

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Các nội dung đã nêu có thể áp dụng đƣợc cho đối tƣợng học sinh khá giỏi, vì đòi hỏi
các em phải có ý thức nghiêm túc và tự giác trong các hoạt động mới đem lại hiệu quả, nếu
không sẽ cảm thấy nặng nề hơn với bộ môn. Tuy nhiên, tùy đối tƣợng và điều kiện, giáo
viên có thể điều chỉnh cho phù hợp, hi vọng đề tài có thể hữu dụng với nhiều đối tƣợng học
sinh, mục đích cuối cùng là giúp các em thoải mái và hứng thú với môn học hơn, học tập
hiệu quả hơn.




V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 10 Cơ bản- Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Giáo dục- 2012.
2. Sách giáo khoa Sinh học 10 Nâng cao- Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Giáo dục- 2012.
3. Tài liệu hƣớng dẫn thực hành Động vật không xƣơng sống- ThS Ngô Thị Lan- trƣờng Đại
học Sƣ phạm TP. HCM, 2009.
4. 3. Lí luận dạy học sinh học đại cƣơng- Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành- NXB Giáo

dục- 2005.

NGƢỜI THỰC HIỆN
(kí và ghi rõ họ tên)
.



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ HÌNH THỨC SINH ĐỘNG HÓA KIẾN THỨC VI SINH HỌC
TRONG CHƢƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 10

Nội dung SKKN này đƣợc triển khai ở một số bài dạy trong phần 3 SINH HỌC VI
SINH VẬT, chƣơng trình sinh học 10 cơ bản, đó là các bài:
 Bài 24: Lên men etylic và lên men lactic
 Bài 27: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của vi sinh vật
 Bài 28: Quan sát một số loại VSV
 Bài 30: Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ
Trên nền các yêu cầu cơ bản cần đạt đƣợc, đồng thời tăng thêm tính mới lạ và hứng
thú cho HS, cũng nhƣ cố gắng làm cho tiết học thực sự có hiệu qủa và gây đƣợc hứng thú
học tập cho HS, trong thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi đã áp dụng một số hình thức cụ thể
với từng nội dung giảng dạy dƣới đây.
PHẦN 1: BÀI 24- THỰC HÀNH LÊN MEN ETYLIC VÀ LÊN MEN LACTIC
I.1. Nội dung thực hiện
- Theo yêu cầu SGK: 2 nội dung cơ bản là lên men lactic và lên men etylic.
- Nội dung bổ sung: làm siro trái cây, minh họa quá trình phân giải cacbohydrat của VSV.
Mặc dù làm siro không có trong nội dung thực hành SGK, tuy nhiên đây là một mảng ứng
dụng khá gần gũi với cuộc sống, lại tƣơng đối dễ thực hiện, vì thế tôi mạnh dạn bổ sung làm
phong phú thêm bài thực hành, cũng nhƣ giúp HS nhận thấy vai trò thực tiễn của VSV trong
cuộc sống gần gũi và rõ nét hơn

I.2. Phƣơng pháp tổ chức
Các bƣớc
thực hiện
Nội dung thực hiện
Hiệu quả
Bƣớc 1:
Chia
nhóm
Chia nhóm nhỏ các HS trong lớp: 3-4 HS/ nhóm.
Các HS đều tham gia
thực hành nghiêm túc.



Bƣớc 2:
Chuẩn bị
Yêu cầu các nhóm chuẩn bị nguyên vật liệu và đọc
trƣớc hƣớng dẫn thực hành trong SGK về nội dung
lên men lactic và lên men etylic. Đồng thời tìm
hiểu thông tin về quá trình làm siro trái cây.

Bƣớc 3:
Thực
hành
GV tổ chức cho các nhóm thực hành trong phòng
thí nghiệm

Bƣớc 4:
Kiểm tra
kết quả

GV kiểm tra kết quả của các nhóm.

Bƣớc 5:
Đánh giá
- GV sử dụng phiếu kết quả thực hành (xem phụ
lục 1) là hệ thống câu hỏi nhỏ khai thác nội dung
thực hành, yêu cầu HS phải hoàn chỉnh ngay sau
tiết thực hành.
- Hệ thống câu hỏi trƣớc hết phải đảm bảo yêu cầu
cơ bản (câu hỏi SGK), sau đó tùy trình độ của đối
tƣợng HS mà GV điều chỉnh các câu hỏi mở rộng
cho phù hợp.
Với cách này, nhóm
HS phải thật sự
nghiêm túc và tập
trung trong tiết thực
hành, giúp các em
đƣợc củng cố kiến thức
lí thuyết tốt hơn và
tránh tình trạng xem
nhẹ giờ thực hành.





PHẦN II.
BÀI 27- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA VI SINH VẬT

II.1. Nội dung thực hiện

Theo nội dung SGK.
II.2. Phƣơng pháp tổ chức
Đây là một bài khá gần gũi với cuộc sống hằng ngày, GV có thể tin tƣởng HS hoàn
toàn đủ năng lực khai thác và vận dụng hiệu quả các kiến thức cần thiết, chú ý phƣơng pháp
tổ chức hợp lí sẽ giúp tiết học sinh động và thú vị hơn rất nhiều. Dƣới đây tôi xin gợi ý một
cách tổ chức tiết học đã đƣợc áp dụng tại các lớp 10 trong năm học vừa rồi, bản thân tự đánh
giá là thú vị và hiệu quả.
Các bƣớc
thực hiện
Nội dung
Hiệu quả
Bƣớc 1:
Chia
nhóm
Chia HS trong lớp thành 4 nhóm

Bƣớc 2:
Phân công
nội dung

- GV chia nhóm hoạt động theo các nội dung sau:
 Nhóm 1: Phần I.1. Chất dinh dƣỡng
 Nhóm 2: Phần I.2. Chất ức chế
 Nhóm 3. Phần II.1, 2, 3: Các yếu tố vật lí (nhiệt
độ, độ ẩm, độ pH)
 Nhóm 4: Phần II.4, 5: Các yếu tố vật lí (Ánh
sáng, áp suất thẩm thấu)
- Để nội dung thuyết trình đƣợc phong phú nhƣng cô
đọng, GV cần chuẩn bị hệ thống các câu hỏi định
hƣớng các phần cho các nhóm và phát vào đầu tiết

thuyết trình. (xem phụ lục 2)
Các nôi dung đƣợc
tìm hiểu kĩ lƣỡng
và sâu sắc hơn
Bƣớc 3:
- Các nhóm cử đại diện thuyết trình, các nhóm còn lại
Phát huy khả năng


Thảo luận
trƣớc lớp
lắng nghe và phản biện.
làm việc nhóm,
khả năng phân tích
vấn đề.
Bƣớc 4:
Đánh giá
GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm thông qua nội
dung trình bày và khả năng xử lí giải quyết các thắc
mắc phát sinh của các nhóm khác.
HS đƣợc rèn luyện
kĩ năng hoạt động
nhóm hiệu quả.


PHẦN III. BÀI 28- THỰC HÀNH QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT

III.1. Nội dung thực hiện
- 2 nội dung cơ bản theo yêu cầu SGK: Nhuộm đơn phát hiện VSV trong khoang miệng và
nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men.

- Nội dung bổ sung (mở rộng): Quan sát một số loại động vật nguyên sinh: trùng roi xanh,
trùng đế giày. Nội dung này có thể áp dụng cho các lớp khá hoặc lớp chuyên sinh, làm tăng
thêm hứng thú và sinh động trong tiết học. Đặc biệt trong nội dung này, HS phải tự nuôi
mẫu VSV để quan sát, điều này làm tăng hứng thú cho HS.
III.2. Phƣơng pháp tổ chức

Các bƣớc thực hiện
Nội dung thực hiện
Hiệu quả
Bƣớc 1:
Hƣớng dẫn nuôi VSV

- GV phát tài liệu hƣớng dẫn HS tự
nuôi một số loại VSV: nấm mốc,
trùng roi xanh, trùng đế giày (xem
phụ lục 3).
- Thực hiện trƣớc tiết thực hành 3-4
ngày (đối với mẫu nuôi nấm mốc), 7-
10 ngày (đối với mẫu nuôi trùng đế
giày).
- Mẫu vật phong phú
nhƣng gần gũi.
- Tăng hứng thú và rèn
luyện niềm yêu thích
khoa học cho HS.


Bƣớc 2:
Quan sát động vật
nguyên sinh

GV phát tài liệu hƣớng dẫn kĩ năng
thực hiện cho HS trƣớc tiết thực
hành (xem phụ lục 3). HS có nhiệm
vụ đọc và nắm các bƣớc thực hiện,
tiết kiệm thời gian trong khi thực
hành.
Rèn luyện kĩ năng làm
tiêu bản và làm việc với
kính hiển vi.
Bƣớc 3:
Kiểm tra kết quả
GV ghi nhận kết quả quan sát của
các nhóm trong giờ thực hành.

Bƣớc 4: Đánh giá
Vẽ hình các VSV quan sát đƣợc,
hoàn chỉnh phiếu kết quả (phụ lục 4)
HS tự đánh giá kết quả
làm việc của cá nhân và
cả nhóm  rút kinh
nghiệm cho những hoạt
động khác.


PHẦN IV. BÀI 30- SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO CHỦ

IV.1. Nội dung thực hiện
- Nội dung SGK
 Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ
 HIV/AIDS

- Nội dung bổ sung (mở rộng): SGK sinh học 10 có đề cập tới các bệnh tật do virus gây ra,
đặc biệt là HIV và căn bệnh thế kỉ- AIDS. Tuy nhiên, thực tiễn cuộc sống hiện nay có rất
nhiều loại virus gây ra những đợt dịch bệnh cho ngƣời, gia súc, gia cầm, thực vật ở nhiều
mức độ khác nhau. Vì thế, tôi mạnh dạn tổ chức hình thức hoạt động nhóm thuyết trình và
tuyên truyền theo chủ đề để HS có cơ hội hiểu biết thêm những thông tin cần thiết trong việc
phòng chống các loại virus, bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tùy trình độ các lớp,
GV có thể chọn thêm một trong số các chủ đề mang tính thời sự để các em thực hiện, dƣới
đây là một vài đề nghị:


 H5N1 và dịch cúm gia cầm
 SARS và dịch viêm đƣờng hô hấp cấp
 HBV và bệnh viêm gan B
IV.2. Phƣơng pháp tổ chức
Các bƣớc thực hiện
Nội dung thực hiện
Hiệu quả
Bƣớc 1:
Xác định thời điểm
thực hiện.

Sau khi học bài thực hành 28, GV triển
khai kế hoạch cho các lớp để HS chuẩn
bị trƣớc 2 tuần, bài thuyết trình đƣợc
chuẩn bị kĩ lƣỡng.

Bƣớc 2:
Chia nhóm HS và
phân chia nội dung
tìm hiểu

Tùy số lƣợng chủ đề GV đƣa ra và sĩ số
từng lớp mà GV có thể linh động.

Bƣớc 3:
Định hƣớng cơ bản
nội dung chuẩn bị
của các nhóm
GV định hƣớng một số nội dung cơ bản,
một số từ khóa bằng tiếng Việt và tiếng
Anh, để HS tra cứu, tham khảo trong quá
trình thực hiện chủ đề (xem phụ lục 5).
Tiết kiệm thời gian và
đạt đƣợc hiệu quả
mong muốn, tránh
tình trạng HS tìm
hiểu lan man và
không có trọng tâm
Bƣớc 4:
Triển khai các nội
dung
- Mỗi chủ đề lựa chọn sẽ có thời gian
khoảng 15 phút để trình bày và giải trình
các thắc mắc liên quan. Đặc biệt, các
hình thức trình bày có thể do nhóm tự
chọn cho phù hợp với nội dung nhƣ
thuyết trình, đóng tiểu phẩm, thiết kế tờ
bƣớm tuyên truyền…
- Do nguyên nhân chủ quan và khách
quan, tôi mới chỉ triển khai đƣợc hình
Làm cho các kiến

thức lý thuyết trở nên
sinh động, dễ nhớ, tạo
đƣợc hứng thú học
tập nơi HS cũng nhƣ
phát huy tính sáng tạo
chủ động của các em.


thức đóng kịch tuyên truyền, gây hứng
thú và hiệu quả tuyên truyền khá cao ở
các lớp 10Anh1, 10Anh 2. Trong những
năm học tiếp theo, tôi sẽ triển khai các
hình thức còn lại để đánh giá hiệu quả
các hình thức khách quan hơn.
Lƣu ý: trƣớc buổi thuyết trình, các nhóm
nộp bài thuyết trình cho GV để xem
trƣớc và có những góp ý chính xác và bổ
sung nếu cần
Bƣớc 5: Đánh giá
Đánh giá hiệu quả tuyên truyền bằng các
phiếu thăm dò kết quả (xem phụ lục 6).
Đề tài có gợi ý thông qua chủ đề HIV/
AIDS, GV có thể tham khảo để thiết kế
phiếu cho các chủ đề khác.
Khách quan, đòi hỏi
quá trình tìm hiểu và
trao đổi nghiêm túc
trong từng nội dung
đƣợc nghe báo cáo.




Phụ lục 1
PHIẾU KẾT QUẢ THỰC HÀNH
BÀI 24: THỰC HÀNH LÊN MEN ETYLIC VÀ LÊN MEN LACTIC (kèm gợi ý trả lời)
Trường:……………………………………
Lớp:………………. Nhóm:……………
Họ và tên thành viên:

I. LÊN MEN ETYLIC
1. Hãy điền hợp chất đƣợc hình thành vào khoảng trống trong sơ đồ sau:
Nấm men
Đƣờng CO
2
+…………C
2
H
5
OH…………… + năng lƣợng (ít)
2. Điền các nhận xét vào bảng dƣới đây: có (+), không (-)
Nhận xét
Ống nghiệm 1
Ống nghiệm 2
Ống nghiệm 3
Có bọt khí CO
2
nổi lên
-
+
-

Có mùi rƣợu
-
+
-
Có mùi đƣờng
+
+
-
Có mùi bánh men
-
+
+

 Kết luận điều kiện để có thể lên men etylic là: …………có đường (cơ chất), nấm
men (VSV phân giải) và điều kiện kị khí ………………………………………………

II. LÊN MEN LACTIC
Hãy trả lời các câu hỏi sau
Câu hỏi
Trả lời (gợi ý)
1. Đối tƣợng vi sinh vật nào là tác nhân chủ yếu
gây ra quá trình lên men trong làm sữa chua?
2. Vì sao trong quá trình lên men sữa chuyển từ
trạng thái lỏng sang trạng thái sệt?
- VK lactic

- casein bị đông tụ ở pH thấp




3. Tại sao muối chua rau quả có thể giúp bảo quản
lâu hơn?
4. Vì sao sƣa chua đƣợc xem là thực phẩm bổ
dƣỡng và có lợi cho đƣờng tiêu hóa của con ngƣời?

5. Giải thích tại sao trong quá trình làm sữa chua,
muối chua rau quả phải đậy kín dụng cụ chứa?
6. Khi muối dƣa ngƣời ta thƣờng cho thêm 1 ít
nƣớc dƣa cũ, 1-2 thìa đƣờng để làm gì?

7. Tại sao khi muối dƣa, ngƣời ta phải đổ ngập
nƣớc và nén chặt rau quả?
8. Dƣa muối để lâu sẽ bị khú. Vì sao?


9. Vai trò của acid lactic trong quá trình làm sữa
chua và muối chua rau quả là gì?
10. Vì sao siro có thể bảo quản đƣợc trong một thời
gian khá dài mà không bị hƣ hỏng?
- pH thấp ức chế sự phát triển của
các VSV gây hư hỏng thực phẩm.
- chứa VK có lợi cho đường tiêu
hóa, các chất dinh dưỡng dễ đồng
hóa, các vitamin….
- tạo điều kiện kị khí cho quá trình
lên men xảy ra.
- nước dưa cũ cung cấp VK lactic,
đường cung cấp dinh dưỡng cho
VK hoạt động nhanh hơn.
- đổ ngập nước và nén chặt để hạn

chế rau quả tiếp xúc với không khí.
- không đậy cẩn thận, nấm phát
triển làm cho pH trung tính, các
VSV có hại phát triển làm dưa hư.
- tạo pH thích hợp cho VK lactic
hoạt động.
-nồng độ đường cao ức chế VSV
phát triển.




Phụ lục 2
HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC VẤN ĐỀ
Bài 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA VI SINH VẬT

NHÓM
CÂU HỎI
CÂU TRẢ LỜI (gợi y)
NHÓM
1
1. Chất dinh dƣỡng đối với VSV là bao
gồm những chất nào là chủ yếu?
2. Thế nào là nhân tố sinh trƣởng (NTST)?
Cho ví dụ?

3. Phân biệt VSV nguyên dƣỡng và VSV
khuyết dƣỡng.



4. Vì sao có thể dùng VSV khuyết dƣỡng
(E. Coli tryptophan âm) để kiểm tra thực
phẩm có tryptophan hay không?
5. Câu 1, 2 SGK trang 108, 109.

- protein, lipid, cacbohydrat…

- chất hữu cơ có vai trỏ cực kì
quan trọng, thiếu chất này VSV
không sống được.
- VSV nguyên dưỡng (+): tự
tổng hợp NTST. VSV khuyết
dưỡng (-): không tự tổng hợp
được NTST.
- Thực phẩm có tryptophan,
quần thể E. Coli sẽ sinh trưởng
và ngược lại.
- theo nội dung SGK.
NHÓM
2
1. Vai trò chung của các chất ức chế đối
với VSV là gì? Ngƣời ta sử dụng các chất
ức chế với mục đích chủ yếu là gì?
2. Hãy kể tên những chất diệt khuẩn
thƣờng dùng trong bệnh viện, trƣờng học,
và gia đình.
3. Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong
nƣớc muối hay thuốc tím pha loãng 5- 10
phút?
- kìm hãm hoạt động của VSV.



- HS tự kể


- nước muối tạo môi trường ưu
trương làm VSV mất nước,
không phát triển được.


4. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn
không?

- là chất loại khuẩn, giảm khả
năng bám dính của VSV trên da.
NHÓM
3
1. Vì sao có thể giữ thức ăn tƣơng đối
trong tủ lạnh? Vì sao phải đun sôi lại thức
ăn còn dƣ trƣớc khi lƣu giữ trong tủ lạnh?
2. Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh
trƣởng của VSV kí sinh động vật?

3. Vì sao thức ăn chứa rất nhiều nƣớc dễ
bị nhiễm khuẩn? Dựa trên cơ sở khoa học
này, ngƣời ta có thể bảo quản thực phẩm
bằng cách nào? Cho ví dụ?
4. Vì sao trong sữa chua hầu nhƣ không có
VSV gây bệnh?


- nhiệt độ thấp ức chế VSV/ tiêu
diệt một phần VSV ưa lạnh.

- Nhiệt độ của chính cơ thể vật
chủ chúng kí sinh, thường từ 20-
35oC.
- nước là chất cần thiết cho tất
cả sinh vật

bảo quản bằng
cách phơi khô thực phầm (cá
khô, tôm khô, mực khô…)
- pH thấp ức chế các VSV gây
bệnh.
NHÓM
4
1. Tác động của ánh sáng và áp suất thẩm
thấu đối với VSV là gì?
2. Ứng dụng các tác nhân này trong thực
tiễn cuộc sống nhƣ thế nào?
3. Vì sao trái cây khi đƣợc làm thành mứt
có thể bảo quàn đƣợc khá lâu trong điều
kiện nhiệt độ bình thƣờng?
4. Vì sao nên phơi quần áo ở nơi có nhiều
ánh sáng?
5. Giải thích cơ sở khoa học của câu “Cá
không ăn muối cá ƣơn”.

- theo nội dung SGK


- dùng tia UV khử trùng nước
uống, dụng cụ….
- áp suất thẩm thấu quá cao,
VSV không phát triển được.

- tia UV trong ánh sáng giúp
tiêu diệt bào tử VSV gây bệnh.
- nếu dùng muối ướp cá, VSV bị
mất nước, không phát triển được
nên có thể bảo quản cá lâu hơn.



Phụ lục 3
HƢỚNG DẪN GÂY NUÔI MỘT SỐ VSV THÔNG THƢỜNG
VÀ KĨ NĂNG QUAN SÁT TIÊU BẢN VI SINH VẬT

I. HƢỚNG DẪN NUÔI MỘT SỐ VSV THÔNG THƢỜNG
1. Nấm mốc, nấm sợi: cơm nguội, bánh mì, vỏ cam quýt… để phơi tự nhiên trong không
khí vài ngày trƣớc buổi thực hành để các nhóm nấm mốc, nấm sợi phát triển.
2. Nuôi một số động vật nguyên sinh amip, trùng roi, trùng đế giày…
- Thu mẫu trong môi trƣờng tự nhiên: Trùng roi thƣờng sống trong môi trƣờng nƣớc ngọt
giàu chất hữu cơ: ao, hồ, ruộng rau muống…nơi nƣớc hơi màu xanh lá cây, có khi chúng kết
hợp thành váng màu xanh nổi lên mặt nƣớc.
- Cách gây nuôi: Lấy nƣớc ao, hồ nói trên (nơi có trùng roi, trùng đế giày sống) cho vào
bình thủy tinh miệng rộng, cắt từng đoạn cỏ tƣơi, rơm rạ khô đã rửa sạch cho thêm vào lọ,
đậy miếng vải mùng lên miệng bình, để yên tĩnh nơi có ánh sáng mặt trời để giúp trùng roi
tự dƣỡng bình thƣờng (lƣu ý không để nơi ánh sáng gắt, trùng sẽ chết). Sau khoảng 1 tuần,
mẫu sẽ có nhiều trùng, dễ quan sát.


II. KĨ NĂNG QUAN SÁT VSV SỐNG BẰNG TIÊU BẠN TẠM THỜI
Do các loại động vật nguyên sinh còn sống có khả năng chuyển động khá nhanh nên
khó quan sát, vì thế cần một vài kĩ thuât hạn chế sự chuyển động của chúng. Để tiến hành
làm tiêu bản tạm thời, thực hiện theo các bƣớc dƣới đây:
 Dùng ống hút hút 1 giọt môi trƣờng mẫu chứa vi sinh vật đã chuẩn bị đặt lên lam
kính.
 Dùng bông gòn tƣa ra từng sợi nhỏ thật mỏng, đặt vào giọt chất lỏng trên lam tạo
thành “lƣới” bắt VSV, sau đó mới đặt lamen lên.
 Dùng giấy thấm thấm bớt nƣớc trên tiêu bản để hạn chế môi trƣờng hoạt động của
trùng, tuy nhiên không hút quá khô sẽ làm chết trùng nhanh chóng.
 Quan sát dƣới KHV ở bội giác x10, x40: hình dạng, chuyển động của trùng roi, trùng
đế giày, amip…


Phụ lục 4
PHIẾU KẾT QUẢ THỰC HÀNH BÀI 28- QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT

1. Vẽ hình các loại VSV quan sát đƣợc trong khoang miệng, VK lactic trong nƣớc dƣa
chua, trùng đế giày trong bình nuôi…
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………….
2. Điền câu trả lời tƣơng ứng vào bảng dƣới đây

Câu hỏi
Trả lời (gợi ý)
1. Qua thực nghiệm, em thấy dễ phát hiện
loại tế bào VSV nhân thực hay VSV nhân
sơ? Vì sao?
2. Tại sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?


3. Khi trong bụng mẹ, trong khoang miệng
của đứa trẻ có VSV hay không? Khi nào
trong khoang miệng của đứa trẻ bắt đầu có
VSV?
- VSV nhân thực, vì kích thước lớn hơn VSV
nhân sơ.

- vệ sinh răng miệng không kĩ, VSV trong
khoang miệng biến đường thành acid lactic
ăn mòn chân răng gây sâu răng.
- không, khi đứa bé cất tiếng khóc chào
đời, VSV trong không khí xâm nhập vào
khoang miệng.




Phụ lục 5
MỘT SỐ HƢỚNG DẪN CƠ BẢN CHUẨN BỊ CHO HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM
BÀI 30- SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO CHỦ

I. CÁC NỘI DUNG CẦN TẬP TRUNG CỦA CÁC CHỦ ĐỀ

1. Nguồn gốc, cấu trúc virus gây bệnh
2. Cách thức xâm nhập và lây lan
3. Cách phòng chống

II. MỘT SỐ GỢI Ý TÌM KIẾM THÔNG TIN THAM KHẢO CHO CÁC CHỦ ĐỂ
(gợi ý với các chủ đề HIV/AIDS, H5N1, HBV, SARS)
Thông tin có thể đƣợc tìm kiếm từ nhiều nguồn, nhiều cách thức.
1. Thông tin từ sách, báo, tạp chí khoa học
2. Thông tin từ Internet
- Tiếng Việt: sử dụng cấu trúc: “cách lây truyền, triệu chứng, cách phòng chống, khả
năng lây lan, con đƣờng lây nhiễm, khả năng điều trị … + tên bệnh” , học sinh có thể
tìm đƣợc nhiều thông tin cơ bản cần thiết.
- Tiếng Anh: các website quốc tế có nhiều bài viết và hình ảnh, clip tham khảo minh họa khá
tốt cho các nội dung, các HS có trình độ tiếng Anh khá có thể hoàn toàn lĩnh hội đƣợc. Do
đó, đây là một nguồn thông tin tham khảo rất giá trị. Các thuật ngữ liên quan đến nội dung
của bài có thể là: sign and symptom of…, diagnosis, treatment, how to cure, transmitted
… + HIV/ AIDS, SARS, HBV, H5N1…
3. Lưu ý
- Cần có sự chọn lọc và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn để thông tin báo cáo chính xác
nhất có thể.
- Thông tin đƣợc sử dụng phải ghi rõ nguồn gốc để tiện cho việc tra cứu nếu cần.




Phụ lục 6
PHIẾU THĂM DÒ KẾT QUẢ TUYÊN TRUYỂN
(GỢI Ý CHO PHẦN HIV/ AIDS)
1. Các nhận định dƣới đây ĐÚNG hay SAI
Nhận định

Đúng/ Sai
a. Có thể lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với ngƣời bán dâm.
b. Thai nhi có thể nhiễm HIV từ mẹ nếu mẹ nhiễm HIV
c. Côn trùng nhƣ rệp, gián, muỗi có thể là những vật mang mầm
bệnh HIV và truyền cho ngƣời.
d. Anh chị em của đứa trẻ nhiễm HIV cũng sẽ bị AIDS.
e. Dùng chung điện thoại, li uống nƣớc, hôn vào má ngƣời nhiễm
HIV sẽ nhiễm HIV.
f. Ngƣời có nhiều bạn tình có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao hơn.
g. Bác sĩ, điều dƣỡng điều trị cho ngƣời nhiễm HIV cũng sẽ
nhiễm HIV.
h. AIDS chỉ tác động đến ngƣời nghèo, ngƣời có trình độ học vấn
thấp.
i. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV khi bú sữa của ngƣời mẹ nhiễm HIV.
j. Một ngƣời có kết quả xét nghiệm âm tính trong giai đoạn cửa
sổ không thể truyền HIV qua truyền máu.
k. Có thể bị nhiễm HIV khi dùng chung bồn tắm nƣớc nóng, bể
bơi với ngƣời nhiễm HIV.
l. Có thể bị nhiễm HIV khi tiếp xúc với các nƣớc mắt hay mồ hôi
của ngƣời nhiễm HIV.
Đ
Đ
S

S
S

Đ
S


S

S
S

S

S


2. Nên có thái độ nhƣ thế nào đối với ngƣời nhiễm HIV? Vì sao?
- yêu thương, nhân ái, không kì thị…vì HIV không lây qua tiếp xúc thông thường
3. Làm cách nào có thể hạn chế sự lan truyền của HIV?
- sống lành mạnh, bài trừ tệ nạn xã hội và luôn ý thức bảo vệ bản thân và người thân.


KẾT LUẬN

Với mong muốn giúp học sinh hứng thú hơn với bộ môn, học tập hiệu quả cũng nhƣ
rèn luyện cho các em một số kĩ năng học tích cực, trong quá trình giảng dạy cá nhân cũng
nhƣ học hỏi thêm từ phía các đồng nghiệp, tôi tiến hành thực hiện những cải tiến nói trên.
Nội dung đề tài do chủ quan ngƣời viết đúc rút trong công tác giảng dạy cá nhân chắc chắn
không thể tránh đƣợc những thiếu sót, rất mong quý thầy cô, anh chị em đồng nghiệp thông
cảm cũng nhƣ xem xét đóng góp ý kiến để đề tài hoàn chỉnh hơn. Nội dung đề tài sẽ đƣợc
tiếp tục kiểm định thêm trong thực tiễn giảng dạy và cải tiến thêm nữa để đem lại hiệu quả
cao hơn trong những năm học tiếp theo.

×