Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn sử dụng một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng hthkt cho hs trong dạy phần th – sinh 12.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.26 KB, 24 trang )

- 1 -
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, lượng tri thức ngày càng tăng, do đó
nhà trường không thể dạy cho học sinh (HS) tất cả mọi tri thức mà phải dạy cho
HS cách học như thế nào để họ có thể tự học tập để chiếm lĩnh tri thức.
Phần kiến thức Tiến hóa (TH) là tích hợp của các khoa học trong sinh học
(SH) bởi tính đặc trưng về lý thuyết và khái quát. Nội dung kiến thức TH sinh 12
là nội dung khó, phức tạp, đòi hỏi tính khái quát cao. Hiện nay, việc dạy và học
phần TH lớp 12 THPT vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều giáo viên (GV) vẫn còn
thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ sư phạm để tổ chức
hoạt động nhận thức tích cực cho HS. Do đó, đa số HS không có hứng thú học tập
với phần kiến thức bộ môn dẫn đến chất lượng học tập chưa cao.
Qua nghiên cứu, giảng dạy và rút kinh nghiệm trong 7 năm dạy học, tôi biết
được phần TH - SH 12 THPT đã có đề tài nghiên cứu về việc rèn luyện kĩ năng lập
sơ đồ trong rèn luyện kĩ năng HTHKT nhưng việc sử dụng bài tập tình huống
(BTTH) và câu hỏi, bài tập (CH, BT) và việc sử dụng phối hợp các biện pháp sơ đồ,
BTTH và CH, BT để rèn luyện kĩ năng HTHKT chưa được nghiên cứu và áp dụng
giảng dạy. Vì thế tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này và áp dụng giảng dạy tại
trường THPT Long Khánh- nơi tôi công tác và thực tế đã cho thấy được hiệu quả
của đề tài.
2. Mục đích của đề tài: Sử dụng một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng HTHKT cho
HS trong dạy phần TH – sinh 12.
3. Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng HTHKT cho HS
trong dạy phần TH - SH 12.
- Đưa ra nguyên tắc, quy trình và ví dụ minh hoạ việc sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ
năng HTHKT cho HS trong dạy phần TH - SH 12.
- Tự xây dựng một số sơ đồ, bảng hệ thống, BTTTH, CH, BT để GV có thể tham khảo và
sử dụng trong dạy phần TH - SH 12.
- Thiết kế một số giáo án có sử dụng các biện pháp nhằm rèn luyện kỹ HTHKT cho HS


trong dạy phần TH - SH 12 THPT.
4. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp cụ thể về rèn luyện kỹ năng HTHKT cho HS
trong dạy phần TH - SH 12.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- 2 -
- Đề tài tập trung nghiên cứu sử dụng ba biện pháp là biện pháp sử dụng sơ đồ, biện pháp
sử dụng BTTH và biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện kỹ năng HTHKT trong dạy
học phần TH – SH 12 cho HS ở một số trường THPT tỉnh Đồng Nai.
- Thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 9/2012 đến tháng 9/2013.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Gồm các phương pháp (PP) nghiên cứu: PP nghiên cứu lý thuyết, PP điều tra, PP
quan sát sư phạm, PP chuyên gia, PP thực nghiệm sư phạm, PP thống kê toán học.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
1.1. Khái niệm hệ thống hoá kiến thức
HTH là làm cho các kiến thức về các sự vật hiện tượng, quan hệ, … trở nên có
hệ thống.
Trong dạy học, khi học các nội dung kiến thức nào đó người ta thường phân
tích để sắp xếp chúng theo những quan hệ nhất định tạo thành tổ hợp hệ thống
logic gọi là HTHKT.
Căn cứ vào cấu trúc và nội dung kiến thức SH 12 THPT, để diễn đạt nội dung hệ
thống kiến thức phần TH, HS cần phải rèn luyện kĩ năng xây dựng sơ đồ (bao gồm
bảng hệ thống). Để rèn luyện được kĩ năng này, GV phải sử dụng các biện pháp sơ
đồ, BTTH, CH, BT để rèn luyện.
1.2. Vì sao cần sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng HTHKT
- Vì sao sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng HTHKT ?
Sử dụng sơ đồ có thể hệ thống được một khối lượng lớn kiến thức do có
những tính năng sau:
Tính khái quát: Các kiến thức chọn lọc đưa vào các đỉnh của sơ đồ là cơ
bản nhất, quan trọng nhất của bài học, của chương hay một phần của chương trình.

Khi nhìn vào sơ đồ ta sẽ thấy được tổng thể của các kiến thức, logic phát triển của
vấn đề và các mối liên hệ giữa chúng.
Tính hệ thống: Dùng sơ đồ có thể thể hiện được trình tự kiến thức bài học,
logic phát triển của kiến thức thông qua các trục chính hoặc các nhánh chi tiết của
logic và tổng kết được các kiến thức chốt cùng kiến thức có liên quan.
Tính trực quan: Thể hiện ở việc sắp xếp các đường liên hệ rõ, đẹp, bố trí
cân đối, có thể dùng ký hiệu, màu sắc, đường nét đậm nhạt để nhấn mạnh những
nội dung quan trọng. Graph còn là điểm tựa cho sự tái hiện kiến thức của HS. [1],
[2], [3].
Tính súc tích: Sơ đồ cho phép các ký hiệu, quy ước viết tắt ở các đỉnh nên
đã nêu lên được những dấu hiệu bản chất nhất của các kiến thức, loại bỏ những dấu
hiệu thứ yếu của khái niệm.
Về tâm lý của sự lĩnh hội: HS dễ dàng hiểu được các kiến thức chủ yếu,
quan trọng ở các đỉnh của graph và cả logic phát triển của cả hệ thống kiến thức.
Đồng thời, sử dụng sơ đồ tránh cho HS cảm giác đơn điệu, tẻ nhạt, thay vào đó
kích thích HS khát khao hoàn thiện thông tin, lôi cuốn được HS vào bài học.
- 3 -
- Vì sao sử dụng BTTH để rèn luyện kĩ năng HTHKT ?
Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích
cực của HS vào quá trình học tập, phát triển các kĩ năng tư duy như kĩ năng
phân tích - tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, HTH, cho HS; tăng cường khả
năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận tình huống dưới nhiều gốc độ; cho
phép phát hiện ra những giải pháp cho những tình huống phức tạp; chủ động
điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kĩ năng của HS.
Sử dụng BTTH dưới dạng các sơ đồ khuyết thiếu, sơ đồ câm hoặc sai ở
một vài quan hệ giữa nội dung kiến thức nào đó, dễ dàng định hướng người
học rèn luyện các kĩ năng xác định nội dung trọng tâm của vấn đề, xác định mối
quan hệ giữa các kiến thức liên quan với không khí học tập sôi nổi, nâng cao
được hiệu quả học tập, đặc biệt rèn luyện kĩ năng HTHKT.
- Vì sao sử dụng CH, BT để rèn luyện kĩ năng HTHKT ?

CH, BT có vai trò kích thích, định hướng hoạt động nghiên cứu tài liệu, giáo
trình của HS, qua đó giúp HS hình thành kĩ năng đọc sách, tham khảo tài liệu, tìm
và chọn những nguồn kiến thức quan trọng, mở rộng hiểu biết một cách linh động,
phong phú mà không làm nặng nề khối kiến thức của HS. Qua việc hoạt động
tương tác với hệ thống CH, BT còn giúp HS biết củng cố, hệ thống kiến thức một
cách thường xuyên theo những cách khác nhau, tiện cho việc sử dụng nó trong quá
trình ứng dụng vào cuộc sống sau này.
2. Thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng HTHKT trong dạy học TH – SH 12
2.1. Thực trạng dạy và học phần TH – SH 12 ở một số trường THPT thuộc tỉnh
Đồng Nai
Để có được cơ sở thực tiễn của đề tài, tôi tiến hành điều tra thực trạng việc
rèn luyện kĩ năng HTHKT trong dạy và học SH 12 ở một số trường THPT. Tôi đã
tiến hành dùng phiếu thăm dò ý kiến của GV, phiếu điều tra HS của một số trường
THPT ở tỉnh Đồng Nai. Qua đó, tôi rút ra một số kết luận như sau:
2.1.1. Kết quả điều tra về sự hiểu biết của GV về HTH và việc GV rèn luyện kĩ
năng HTHKT cho HS
Chúng tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của 28 GV SH thuộc tỉnh Đồng
Nai về sự hiểu biết của GV về HTHKT và việc GV rèn luyện kĩ năng HTHKT cho
HS và có kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả điều tra tình hình GV hiểu biết về HTHKT
Mức độ
hiểu biết
Khái niệm
HTHKT
Nguyên tắc
khi
HTHKT
Quy trình
chung
khi

HTHKT
Các dạng
trình bày
HTHKT
Số
người
Tỉ lệ
%
Số
người
Tỉ lệ
%
Số
người
Tỉ lệ
%
Số
người
Tỉ lệ
%
Chưa biết
15/28 53,6% 18/28 64,3% 19/28 67,9% 3/28 10,7%
Biết
8/28 28,6% 6/28 21,4% 7/28 25,0% 9/28 32,1%
Hiểu
5/28 17,8% 4/28 14,3% 2/28 7,1% 16/28 57,2%
- 4 -
Bảng 2: Tình hình GV sử dụng các biện pháp để HTHKT trong dạy học
Mức độ sử dụng
BP sử dụng sơ đồ BP sử dụng

BTTH
BP sử dụng CH,
BT
Không sử dụng
0/28 0% 27/28 96,4% 22/28
78,6%
Hiếm khi
5/28 17,9% 1/28 3,6% 2/28
7,1%
Thỉnh thoảng
23/28 82,1% 0 0% 4/28
14,3%
Thường xuyên
0/28 0% 0 0% 0
0%
Bảng 3: Hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ, BTTH, CH, BT để rèn luyện kĩ năng
HTHKT cho HS
Mức độ hiệu quả Số lượng Tỉ lệ %
Không mang lại hiệu quả 0/28 0%
Mang lại hiệu quả thấp 0/28 0%
Khá mang lại hiệu quả 5/28 17,9%
Mang lại hiệu quả cao 23/28 82,1%
Bảng 4: Kết quả điều tra tình hình rèn luyện kĩ năng tư duy chủ yếu cho HS
trong dạy phần TH - SH 12 THPT.
Các kĩ năng Số lượng Tỉ lệ %
Phân tích tổng hợp 1/28 3,6%
Khái quát hóa 4/28 14,3%
So sánh 10/28 35,7%
Hệ thống hóa 13/28 46,4%
Qua các bảng số liệu khảo sát, phiếu thăm dò tôi đưa ra kết luận chung như

sau: Số GV rèn luyện kĩ năng HTHKT cho HS chiếm tỉ lệ ít. Phần lớn GV chưa sử
dụng các biện pháp rèn luyện HS kĩ năng HTHKT trong quá trình dạy học. Một bộ
phận nhỏ GV có sử dụng HTHKT trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức, ôn tập
nhưng không thường xuyên.
2.1.2. Khả năng HTHKT của HS
Để có sự đánh giá khách quan, chúng tôi điều tra 160 HS lớp 12 tại 4 trường:
trường THPT Long Khánh, trường THPT Trương Vĩnh Ký, trường THPT Văn
Hiến, trường THPT Nguyễn Huệ và có được số liệu như sau:
Bảng 5: Kết quả điều tra về khả năng HTHKT của HS
Lập được
bảng
hoặc sơ đồ
Các chỉ tiêu
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Nội dung - Tách được nội dung kiến thức chính từ một 128/160 80%
- 5 -
kiến thức
giới hạn
trong một
mục
mục.
- Phân tích, xác định được mối quan hệ giữa kiến
thức với các nội dung kiến thức có liên quan.
- Vận dụng các thao tác tư duy để lập được sơ đồ
HTHKT.
44/160
16/160

27,5%
10%
Giới hạn
nhiều bài
- Tách được nội dung kiến thức chính từ nhiều
bài.
- Phân tích, xác định được mối quan hệ giữa kiến
thức giữa các bài.
- Vận dụng các thao tác tư duy để lập được sơ đồ
HTHKT.
53/160
15/160
10/160
33,1%
9,4%
6,3%
Một chương,
một học
phần
- Tách được nội dung kiến thức chính từ một
chương.
- Phân tích, xác định được mối quan hệ giữa kiến
thức đó.
- Vận dụng các thao tác tư duy để lập được sơ đồ
HTHKT.
22/160
8/160
7/160
13,8%
5,0%

4,4%
Qua phần điều tra thực trạng về việc học tập của HS lớp 12 ở các trường
THPT, tôi thấy rằng:
+ Đa số HS chỉ coi môn học là nhiệm vụ, số HS yêu thích môn học còn ít. Số
HS nắm chắc kiến thức, có phương pháp HTHKT chủ động, sáng tạo chiếm tỉ lệ
thấp.
+ Đa số HS tìm được kiến thức cơ bản nhưng chưa xác định được mối quan
hệ giữa các thành phần kiến thức, vì vậy chưa HTH được kiến thức.
+ Ngoài ra, theo phiếu điều tra chúng tôi nhận thấy đa số HS thích học kiến
thức trong một hệ thống sắp xếp các kiến thức sâu chuỗi lại với nhau và thích được
GV hướng dẫn phân tích mối quan hệ giữa các kiến thức với nhau. Tôi cũng nhận
thấy, các em thích được GV dạy học bằng cách sử dụng sơ đồ, bảng hệ thống vì sẽ
giúp giờ học đầy hứng thú và dễ hiểu.
+ Bên cạnh đó, các em còn mong muốn được GV lồng ghép các kiến thức
thực tế vào bài học để giờ học thêm phần bổ ích và thú vị.
2.2. Một số nguyên nhân gây ra những tồn tại trong rèn luyện kĩ năng HTHKT
cho HS và nhận định chung
Đa số GV và HS đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ
năng HTHKT trong dạy – học. Tuy nhiên, thực tế việc rèn luyện kĩ năng HTHKT
trong dạy học SH chưa được GV chú ý nhiều. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất
phục vụ cho dạy học còn thiếu, thời gian lên lớp hạn hẹp, khả năng tiếp nhận kiến
thức của HS không đồng đều. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, còn thiếu
những nghiên cứu về phương pháp và biện pháp rèn luyện kĩ năng HTHKT nên
việc thiết kế bài soạn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều GV chưa hề làm quen với
việc HTHKT trong dạy học vì thực tế phần nhiều họ chưa được học trong trường
đại học. Chính vì những nguyên nhân trên mà việc rèn luyện kĩ năng HTHKT
- 6 -
trong hoạt động dạy - học hiện nay được sử dụng rất ít ở các bộ môn trong trường
THPT nói chung, dạy - học ở bộ môn SH nói riêng, điều này phần nào làm hạn chế
việc nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.

Thực tiễn nêu trên một lần nữa khẳng định việc xây dựng và sử dụng các biện
pháp rèn luyện kĩ năng HTHKT trong dạy học SH ở trường THPT là điều rất cần
thiết.
2.3. Điểm mới của đề tài:
Đề tài của tôi có những điểm mới mà các đề tài trước đây chưa có là:
- Đề xuất sử dụng biện pháp dạy học bằng BTTH và CH, BT để rèn luyện kĩ
năng HTHKT cho HS trong dạy học phần tiến hoá 12NC.
- Đưa ra nguyên tắc sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng HTHKT với ví dụ
minh hoạ cụ thể.
- Xây dựng được hệ thống sơ đồ, bảng hệ thống (dưới dạng PHT), hệ thống
BTTH và CH, BT làm tư liệu cho GV tham khảo, giảng dạy.
3. Biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề:
3.1. Hệ thống các sơ đồ, BTTH và CH, BT rèn luyện kĩ năng HTHKT cho HS
trong dạy học phần sinh học tiến hoá 12 tự xây dựng được: Xem phụ lục 3
Lưu ý: Trong đề tài này, tôi thiết kế sơ đồ, bảng hệ thống dưới dạng phiếu
học tập (PHT) để GV tiện sử dụng. Nếu GV sử dụng tư liệu của tôi, tuỳ theo mục
đích, hoàn cảnh dạy học mà GV chỉ sử dụng sơ đồ, bảng hệ thống trong PHT
hoặc GV sử dụng cả PHT có chứa đựng nội dung sơ đồ, bảng hệ thống đó.
3.2. Nguyên tắc sử dụng các biện pháp để rèn luyện kĩ năng HTHKT cho HS:
Rèn luyện kĩ năng HTHKT cho HS tức là hình thành cho HS các kĩ năng: xác
định nội dung kiến thức cần được HTH, xác định mối quan hệ giữa các nội dung
kiến thức cần được HTH, biết cách trình bày hệ thống kiến thức dưới các hình thức
trình bày logic, dễ hiểu (sơ đồ, bảng hệ thống). Do vậy, sử dụng các biện pháp rèn
luyện kĩ năng HTHKT tức là sử dụng các biện pháp để giúp HS hình thành kĩ năng
lập được sơ đồ, bảng hệ thống dựa trên kiến thức học được.
Căn cứ vào quy trình rèn luyện kĩ năng HTHKT, tôi đề ra các biện pháp rèn
luyện kĩ năng HTHKT cho HS trong dạy học sinh học 12 THPT gồm biện pháp sử
dụng sơ đồ, bảng hệ thống; biện pháp sử dụng BTTH và biện pháp sử dụng CH,
BT. Để đạt hiệu quả cao trong rèn luyện kĩ năng HTHKT cho HS, tôi đưa ra đề
nghị cần sử dụng các biện pháp này theo các nguyên tắc sau:

Sơ đồ 1: Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng HTHKT cho HS
Thành thạo kĩ năng lập sơ đồ, BTTH, CH,
BT.
Thành thạo kĩ năng rèn luyện HS lập sơ
đồ, bảng hệ thống để HTHKT và nguyên
tắc HTHKT.
GV
BP sử dụng sơ đồ, bảng hệ
thống.
BP sử dụng BTTH.
BP sử dụng CH, BT.
Sử dụng các BP
rèn luyện kĩ
năng HTHKT
cho HS.
- 7 -
* Giải thích sơ đồ:
- GV muốn rèn luyện kĩ năng HTHKT cho HS thì trước tiên bản thân người
GV phải có kĩ năng thành thạo trong việc lập sơ đồ, bảng hệ thống, thiết kế các
BTTH và CH, BT có sơ đồ, bảng hệ thống để có cơ sở truyền đạt kĩ năng của mình
cho HS và đồng thời cũng tự tạo ra thiết bị dạy học (sơ đồ, BTTH, CH, BT) để sử
dụng trong giảng dạy.
- Khi GV đã thành thạo kĩ năng lập sơ đồ, bảng hệ thống, GV phải giỏi trong
việc truyền đạt kĩ năng đó cho HS, tức là thành thạo kĩ năng rèn luyện HS lập sơ
đồ, bảng hệ thống để HTHKT.
- Để rèn luyện cho HS kĩ năng lập sơ đồ, bảng hệ thống trong HTHKT cho
HS, GV cần lưu ý:
+ Tuỳ vào nội dung từng bài, từng chương, từng phần cụ thể mà có thể sử
dụng một biện pháp rèn luyện hay phối hợp các biện pháp lại với nhau. Đặc biệt,
khi sử dụng phối hợp các biện pháp một cách hợp lý sẽ tạo không khí học tập hứng

thú trong HS, nâng cao hiệu quả học tập, đặc biệt là nâng cao kĩ năng HTHKT.
+ Trong quá trình rèn luyện kĩ năng HTHKT cho HS, tuỳ vào trình độ và
năng lực cụ thể của HS để GV nâng dần yêu cầu các mức độ HTH từ dễ đến khó,
không nóng vội sẽ dễ làm cho HS chán nản khi không thực hiện được các yêu cầu
mà GV đặt ra. Theo tôi các mức độ HTHKT được sắp xếp từ dễ đến khó như sau:
Nếu HS chưa làm quen với kĩ năng HTHKT thì GV nên cho HS bước đầu làm
quen với sơ đồ, bảng hệ thống thông qua dùng biện pháp bảng hệ thống, sơ đồ
khuyết thiếu, sơ đồ câm hay dùng BTTH có sơ đồ, bảng hệ thống có nội dung sai,
mâu thuẫn, không phù hợp để định hướng, tạo cái nhìn khái quát cho HS.
Nếu HS đã có đôi chút kĩ năng HTHKT, GV tập trung sử dụng biện pháp
dùng CH, BT để HS tự HTHKT và xác định hình thức diễn đạt. Như vậy, qua
phân tích, ta thấy: biện pháp sử dụng CH, BT là biện pháp yêu cầu HS phải tự lực
lập được sơ đồ, bảng hệ thống để hình thành kĩ năng HTHKT. Do đó, GV cần phải
có kinh nghiệm và nắm rõ quy trình rèn luyện kĩ năng HTHKT.
• Ví dụ 1: Để gây hứng thú cho HS, trong dạy bài 45: sự phát sinh loài
người, GV có thể sử dụng phối hợp các biện pháp sử dụng sơ đồ, BTTH, CH,
BT như sau:
* CH, BT: (Dạy mục I: Những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài
người, bài 45).
Dựa vào nội dung bài 45 – Sự phát sinh loài người kết hợp nghiên cứu hình 45.1
SGK trang 187, em hãy trả lời các câu hỏi sau để làm cơ sở lập bảng hệ thống các giai
đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người.
CH1: Có mấy giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người? Nêu đại diện
điển hình cho mỗi giai đoạn.
CH2: Các dạng vượn người và người vượn cũng như người hiện đại sống ở giai
đoạn nào ?
CH3: Nêu các đặc điểm khác nhau chủ yếu giữa các dạng hóa thạch trong quá
trình TH hình thành loài người.
- 8 -
Đáp án:


Bảng 6: Những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người
Vượn
người
hóa
thạch
Người vượn
(người tối cổ)
Người cổ Homo Người hiện
đại
(H. sapien)
Đại
diện
Đrôpitec Ôxtralôpitec habilis
(người
khéo léo)
erectus
(người đứng
thẳng)
nêanđectan Crômanhôn
Thời
gian
sống
Cách đây
khoảng
18 triệu
năm.
Sống ở cuối
kỉ Đệ tam,
cách đây 2 - 8

triệu năm.
Cách đây
1,6 - 2
triệu
năm.
Cách đây
35000 năm -
1,6 triệu năm.
Cách đây
150000 -
30000 năm.
Cách đây
35000 -
50000 năm.
Đặc
điểm
Hình thái
Hộp sọ:
350 cm
3
.
Hộp sọ: 450 -
750 cm
3
.
Hộp sọ:
600-800
cm
3
.

Hộp sọ: 850 -
1100 cm
3
.
Hộp sọ:
1400 cm
3
,
xương hàm
gần giống
với người,
có lồi cằm
(có thể đã
có tiếng
nói).
Hộp sọ:
1700 cm
3
,
có lồi cằm rõ
(tiếng nói đã
phát triển),
giống hệt
người ngày
nay (chỉ
khác có răng
to khỏe).
Tư thế vận động
Sống trên
cây, đi

bằng 2
chân và 2
chi trước.
Chuyển từ lối
sống trên cây
xuống đất, đi
bằng 2 chân,
thân hơi khom
về trước.
Sống
thành
đàn, đi
thẳng
đứng.
Sống thành
đàn, đi thẳng
đứng.
Sống thành
đàn, đi
thẳng đứng,
đã có đời
sống văn
hóa.
Sống thành
bộ lạc, đã có
nền văn hóa
phức tạp, có
mầm mống
mĩ thuật và
tôn giáo.

Công cụ sử dụng
Biết sử
dụng
cành cây
để kiếm
thức ăn
và tự vệ.
Biết sử dụng
cành cây, hòn
đá, mảnh
xương thú để
tự vệ & tấn
công.
Biết chế
tác & sử
dụng
công cụ
bằng đá.
Biết chế tạo &
sử dụng công
cụ bằng đá,
bằng xương,
đặc biệt biết
dùng lửa
(người cổ Bắc
Kinh).
Biết dùng
lửa thông
thạo, sống
săn bắt &

hái lượm,
công cụ chế
tạo công
phu (dao,
rìu).
Biết chế tạo
& sử dụng
nhiều công
cụ tinh xảo
bằng đá,
xương, sừng
(rìu có cán,
lao nhọn,
kim khâu,
móc câu, )
* BTTH: (Dạy bài mới - Bài 45)
Có hai bạn sau khi học xong mục II - Bài 45 trang 188 đã có ý kiến khác nhau
về bảng nội dung phân biệt tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa trong quá trình
phát sinh loài người ở bên dưới. Bạn A cho rằng nội dung bên dưới là hoàn toàn
chính xác. Bạn B không đồng ý với ý kiến bạn A.
Theo em thì ý kiến của bạn nào đúng? Nếu em đồng tình với ý kiến bạn B thì
hãy chỉ ra chỗ chưa phù hợp và sửa lại cho đúng.
- 9 -
Bảng: Phân biệt TH SH và TH văn hóa trong quá trình phát sinh loài người.
Điểm phân
biệt
TH sinh học TH văn hóa
Các nhân tố
TH
- Biến dị di truyền,

CLTN
- Ngôn ngữ, chữ viết, đời sống văn
hóa tinh thần, khoa học công nghệ,
quan hệ xã hội …
Các giai
đoạn tác
động chủ yếu
- Vượn người hóa thạch.
- Từ giai đoạn người người vượn
đến ngày nay.
Kết quả
- Hình thành các đặc
điểm thích nghi nhờ sự
biến đổi SH trên cơ thể.
- Hình thành các đặc điểm thích
nghi nhờ sự biến đổi SH trên cơ thể.
Sự truyền đạt
đặc điểm
thích nghi
- Qua gen từ mẹ → con
(di truyền theo chiều
dọc).
- Qua học tập (từ người này sang
người khác nhờ tiếng nói, chữ viết
(truyền ngang).
Đáp án:
Bảng 7: Phân biệt THSH và TH văn hóa trong quá trình phát sinh loài người.
Điểm phân
biệt
Tiến hóa sinh học Tiến hóa văn hóa

Các nhân tố
tiến hóa
- Biến dị di truyền, CLTN
- Ngôn ngữ, chữ viết, đời sống văn hóa
tinh thần, khoa học công nghệ, quan
hệ xã hội …
Các giai
đoạn tác
động chủ yếu
- Vượn người hóa thạch,
người tối cổ, người cổ
Homo.
- Từ giai đoạn người cổ đến ngày nay.
Kết quả
- Hình thành các đặc điểm
thích nghi nhờ sự biến đổi
sinh học trên cơ thể.
- Hình thành nhiều khả năng thích
nghi mà không cần biến đổi về mặt
sinh học trên cơ thể. Con người làm
chủ khoa học kĩ thuật, ảnh hưởng đến
nhiều loài và có khả năng điều chỉnh
hướng tiến hóa của chính mình.
Sự truyền đạt
đặc điểm
thích nghi
- Qua gen từ mẹ → con (di
truyền theo chiều dọc).
- Qua học tập (từ người này sang
người khác nhờ tiếng nói, chữ viết

(truyền ngang).
* PHT: (Dạy củng cố bài 45)
Dựa vào nội dung bài 45, hãy hoàn thành sơ đồ sau (4 phút).
- 10 -
Sơ đồ 2: Sự phát sinh các vượn người ngày nay và người
Đáp án:
Theo thứ tự từ trên xuống, nội dung các dấu chấm hỏi lần lượt là: Người, H.
neanderthalensis (đã tuyệt chủng), H. Erectus, H. habilis (người cổ Homo),
Ôxtralôpitec (người vượn)
• Ví dụ 2:
Khi dạy bài Sự phát sinh sự sống trên trái đất, nếu kĩ năng HTHKT của HS còn
thấp, ta sử dụng biện pháp sơ đồ dưới hình thức PHT để dạy mục ”tiến hoá sinh
học” như sau:
* PHT: (Dạy bài mới, bài 43 – Sự phát sinh sự sống trên trái đất)
Hãy nghiên cứu nội dung mục III – bài 43 kết hợp liên hệ kiến thức thực tế,
hãy hoàn thành sơ đồ sau: (3 phút).


Sơ đồ 3: Sự TH cấu tạo cơ thể trong TH SH
Vượn người hóa thạch
(Parapitec)
Vượn
Đriôpitec (vượn người hóa thạch)
Đười ươi Gôrila
Tinh tinh
?
?
Kỉ thứ ba đại tân sinh
Kỉ thứ tư
Khỉ hóa thạch nguyên

thủy
Khỉ
Vượn người
?
?
?
? ?
Sinh
giới
ngày
nay
TB
nguyên
thủy
(chưa có
cấu tạo
TB)
?
?
?
ĐVNS, Tảo,
Nấm
?
- 11 -
Nhưng nếu kĩ năng HTHKT của HS đã đạt được một trình độ nhất định, ta sử
dụng biện pháp sử dụng CH, BT như sau:
* CH, BT: (Dạy bài mới - Bài 43)
Dựa vào tài liệu SGK trang 179, kết hợp kiến thức SH 10 để trả lời các câu
hỏi sau:
- Kết thúc giai đoạn TH tiền sinh học đã tạo ra diện mạo trái đất như thế nào?

- Các TB nguyên thủy đã hình thành nên tế bào sống đầu tiên có đặc điểm gì?
- Qúa trình TH tiếp theo diễn ra như thế nào để hình thành sinh giới ngày
nay?
- Nêu tên các dạng SV ứng với mỗi giai đoạn TH trong TH sinh học.
Từ đó, hãy lập sơ đồ các giai đoạn của quá trình TH sinh học.
Đáp án: Theo thứ từ từ trái qua phải, từ trên xuống dưới của sơ đồ 3, ta điền các
thông tin sau: TB sinh vật nhân sơ (Cơ thể đơn bào đơn giản); Đơn bào nhân thực;
Đa bào nhân thực;Thực vật, Động vật; Vi khuẩn; Virus.
• Ví dụ 3:
Khi củng cố chương 2, nếu kĩ năng HTHKT của HS còn thấp, ta sử dụng biện
pháp sử dụng BTTH như sau:
* BTTH: (Dạy củng cố chương 2)
Đề bài yêu cầu lập sơ đồ sự tác động của các nhân tố TH trong quá trình hình
thành loài mới. Một HS đã lập được sơ đồ như sau. Theo ý kiến của em, sơ đồ này
đúng hay sai. Nếu sai, em hãy sữa lại cho đúng.
Sơ đồ: Sự tác động của các nhân tố TH trong quá trình hình thành loài mới
Nhưng để nâng cao kĩ năng HTHKT cho HS, ta sử dụng biện pháp dùng CH,
BT như sau:
* CH, BT: (Ôn tập sau khi học xong chương 2)
Dựa vào nội dung kiến thức chương 2: Nguyên nhân và cơ chế TH, hãy:
- Kể tên và vai trò của mỗi nhân tố TH.
- Nêu rõ cơ chế chung của các nhân tố TH đối với sự hình thành loài mới.
Từ đó, em hãy lập sơ đồ các nhân tố TH và cơ chế tác động của chúng đối với
quá trình hình thành loài mới.
Đột biến
Các yếu tố
ngẫu nhiên
Giao phối
không ngẫu
nhiên

Di nhập gen
Các nhân tố TH
thay
đổi tần
số các
alen
thay
đổi
TPKG
KG
thích
nghi
Loài
mới
- 12 -
Đáp án:
Sơ đồ 4: Sự tác động của các nhân tố TH trong quá trình hình thành loài mới
Ngoài ra, GV có thể sử dụng các sơ đồ, bảng hệ thống, BTTH, CH, BT ở
phần phụ lục 3 mà tôi đã thiết kế theo nguyên tắc tôi đã trình bày trên để thực
hiện tốt hơn việc rèn luyện kĩ năng HTHKT cho HS.
3.3. Quy trình sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng HTHKT cho HS
Sau đây là các quy trình sử dụng các biện pháp cụ thể:
3.3.1. Quy trình sử dụng sơ đồ, bảng hệ thống để rèn luyện kĩ năng HTHKT
HTHKT thường được thực hiện vào cuối bài, cuối chương hay cuối một chủ
đề lớn nhưng cũng có thể thực hiện trong khâu hình thành kiến thức mới. Do vậy,
GV có thể sử dụng biện pháp sơ đồ (có thể dưới hình thức PHT) để tổ chức các
hoạt động tự học cho HS ngay tại lớp hoặc giao bài tập cho HS về chuẩn bị trước ở
nhà tuỳ thời lượng của tiết học và tuỳ nội dung kiến thức.
Quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: GV giới thiệu sơ đồ, bảng hệ thống và nêu yêu cầu cho HS, HS

nhận nhiệm vụ học tập.
Bước 2: HS làm việc cá nhân (tự làm ở nhà) hoặc thảo luận nhóm (tại lớp)
để thực hiện nhiệm vụ (đọc sơ đồ, hoàn thành sơ đồ khuyết thiếu, )
Bước 3: HS báo cáo kết quả, thảo luận góp ý.
Bước 4: GV tổng kết, HS tự hệ thống kiến thức đã học.
• Ví dụ: Để củng cố kiến thức bài 43: Sự phát sinh sự sống trên trái đất,
chúng ta có thể thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Cuối tiết học của bài 43, GV đưa ra sơ đồ dưới hình thức phát PHT
sau cho HS.
PHT: Qúa trình phát sinh sự sống trên trái đất
Bằng kiến thức đã học ở bài 43, hãy hoàn thành sơ đồ sau: (5 phút).
Đột biến
Các yếu tố
ngẫu nhiên
Giao phối
không ngẫu
nhiên
Di nhập gen
Các
nhân
tố
TH
thay
đổi tần
số các
alen
thay
đổi
TPKG
KG

thích
nghi
Loài
mới
CLTN CLTN
- 13 -
Bước 2: HS thảo luận nhóm (1 bàn/1 nhóm) để hoàn thành PHT tại lớp trong
thời gian 5 phút. GV quan sát lớp, hỗ trợ nhóm yếu.
Bước 3: HS cử đại diện nhóm báo cáo kết quả PHT, các nhóm khác thảo luận
góp ý.
Bước 4: GV tổng kết, HS tự hoàn thiện sơ đồ về các hình thức chuyển hoá vật
chất ở VSV như sau:
Đáp án:
Sơ đồ 5: Qúa trình phát sinh sự sống trên trái đất
TH
SH
TH
tiền
SH
TH
hóa
học
trùng
phân
?
Các chất vô
cơ: H
2
O,
CO

2
, NH
3
,
N
2
,
?
C, H
(Hydro
cacbua)
? ?
Coaxecva
? ? ?
TB
nguyên
thủy
Sinh
giới
ngày
nay
???
TH
SH
TH
tiền SH
TH
hóa
học
trùng phân Đại phân tử

hữu cơ
(protein, acid
nucleic)
Các chất vô
cơ: H
2
O, CO
2
,
NH
3
, N
2
,
Chất hữu cơ đơn
giản
C, H
(Hydro
cacbua
C, H,O
(glucid,
lipid)
C, H, O, N
(axit amin,
Nucleotid)
Coaxecva màng
liporotein
enzym cơ chế
tự sao
chép

TB nguyên
thủy.
Sinh giới
ngày nay
Đa bào
nhân
thực
Đơn
bào
nhân
thực
Đơn
bào
nhân

- 14 -
3.3.2. Quy trình sử dụng BTTH để rèn luyện kĩ năng HTHKT
BTTH được sử dụng để rèn luyện kĩ năng HTHKT cho HS là cá tình huống
có nội dung liên quan đến sơ đồ, bảng hệ thống. Khi HS tiếp cận với BTTH là đã
tiếp cận với kĩ năng HTHKT và giải giải quyết được BTTH, kĩ năng HTHKT sẽ
được hình thành ở HS.Tuỳ theo năng lực HTHKT của HS mỗi lớp mà GV sử dụng
BTTH ở mức độ phù hợp.
Sau đây là các bước sử dụng BTTH để rèn luyện kĩ năng HTHKT:
Bước 1: Giới thiệu BTTH
Bước 2: HS tự lực làm việc
Bước 3: Thảo luận toàn lớp
Bước 4: Kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải quyết hợp lý,
HS tự hoàn thiện kĩ năng HTHKT.
Nội dung cụ thể các bước như sau:
Bước 1: GV giới thiệu BTTH.

GV cần nêu rõ các giả thuyết và yêu cầu của tình huống. Đối với tình huống
ngắn, đơn giản GV có thể nêu bằng lời nhưng đối với các tình huống dài, phức tạp,
cần sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học như bảng phụ, máy chiếu, hoặc sử dụng
PHT để đỡ mất thời gian nêu tình huống, đồng thời HS theo dõi được toàn bộ các
giả thiết và yêu cầu của tình huống.
Bước 2: HS nghiên cứu, giải quyết BTTH.
Tùy theo tình huống dài hay ngắn, phức tạp hay đơn giản; tùy theo quỹ thời
gian trong tiết học, quy mô lớp học hay các mục tiêu dạy học mà GV có thể tổ
chức cho HS giải quyết tình huống bằng cách làm việc độc lập từng cá nhân, làm
việc từng đôi hay làm việc theo nhóm.
Nếu tổ chức HS làm việc theo nhóm, cần lưu ý:
+ Nêu rõ nhiệm vụ, thời gian và cách thức làm việc của nhóm.
+ Nhiệm vụ của HS khi làm việc trong nhóm.
+ Trong thời gian HS làm việc theo nhóm, GV đi đến từng nhóm để theo dõi,
có thể can thiệp, điều chỉnh, giúp đỡ khi cần thiết.
Bước 3: Tổ chức thảo luận toàn lớp.
Cả lớp tập trung lại để xử lý tập thể BTTH đã được nêu ra. Ở đây, các cá nhân
hay đại diện các nhóm đưa ra những ý kiến, giải pháp, lập luận cho nhóm mình và
những lập luận chống lại các ý kiến và các giải pháp trái ngược. GV cần đưa ra
những câu hỏi hướng dẫn, cung cấp thêm thông tin hỗ trợ, kích thích để HS thảo
luận thành công. GV cần ghi chép lại, tóm tắt những kết quả, đưa ra những câu hỏi
chuyển hướng mục tiêu dạy học khác.
Bước 4: Kết luận, chính xác hóa kiến thức.
Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận hướng về một hay một vài giải
pháp được coi là tốt nhất. GV kết luận, chính xác hóa nội dung kiến thức. HS tự
củng cố, rút ra kiến thức và tự hoàn thiện kĩ năng HTHKT.
- 15 -
• Ví dụ: BTTH dạy bài mới mục I: phân li tính trạng và sự hình thành
các nhóm phân loại.
Bước 1: GV giới thiệu BTTH.

Có một bạn được GV yêu cầu dán 9 mảnh giấy ghi sẵn nội dung của quá trình
phân li tính trạng và đồng qui tính trạng (được đánh số từ 1 đến 9) vào bảng tương
ứng và bạn đã hoàn thành như bảng bên dưới. Theo em, bạn đã lắp ghép đúng hay
sai. Em hãy lắp ghép lại cho đúng nếu bạn lắp ghép sai.
Chỉ tiêu
So sánh
Phân li tính trạng Đồng quy tính trạng
Nguyên
nhân
(5) Do chọn lọc tiến hành theo
cùng hướng trên những nhóm đối
tượng khác nhau.
(2) Do chọn lọc tiến hành theo
những hướng khác nhau trên cùng
một nhóm đối tượng.
Nội
dung
(9) Sự tích luỹ những ĐB tương
tự nhau theo hướng thích nghi .
(3) Sự tích luỹ những biến dị có
lợi, đào thải những dạng trung
gian kém thích nghi.
Kết quả
(4) Con cháu xuất phát từ một
gốc chung ngày càng khác xa
nhau và khác xa tổ tiên ban đầu.
Điều này chứng minh sinh giới
ngày nay là kết quả TH từ một
gốc chung (loài, chi, họ, bộ, lớp,
ngành).

(1) Hình thành những loài, những
nhóm SV khác nhau nhưng có
những tính trạng giống nhau.
Ví dụ
(8) Người thuộc lớp thú
(Mammalia) Bộ linh trưởng
(Primates) - Họ người
(Homonidae) - Chi người
(Homo) - Loài người (Homo
sapiens).
(6) Cá mập thuộc lớp cá, ngư long
thuộc nhóm bò sát (đã diệt vong),
và cá voi thuộc lớp thú cùng thích
nghi với đời sống ở nước nên hình
dạng ngoài của chúng rất giống
nhau.
(7) Màu sắc tự vệ của sâu bọ được
chọn lọc theo hướng ngụy trang,
báo hiệu hoặc hình dáng cơ thể.
Bước 2: HS tự lực làm việc.
Với tình huống này có thể tổ chức cho HS làm việc từng cặp.
Bước 3: Tổ chức thảo luận toàn lớp.
Từ nội dung mục I bài 42 kết hợp nghiên cứu H.42 SGK, HS xác định được
những điểm lắp ghép sai và lắp lại cho đúng.
Bước 4: GV kết luận.
GV nhấn mạnh sự khác nhau cơ bản giữa phân li tính trạng và đồng quy tính
trạng, từ đó chỉ ra chỗ lắp ghép sai và đưa ra đáp án đúng.
Đáp án:
- 16 -
Bảng 8:Phân biệt phân li tính trạng và đồng qui tính trạng.

Chỉ tiêu
So sánh
Phân li tính trạng Đồng quy tính trạng
Nguyên
nhân
Do chọn lọc tiến hành theo những
hướng khác nhau trên cùng một nhóm
đối tượng.
Do chọn lọc tiến hành theo cùng
hướng trên những nhóm đối tượng
khác nhau.
Nội dung
Sự tích luỹ những biến dị có lợi, đào
thải những dạng trung gian kém thích
nghi
Sự tích luỹ những đột biến tương
tự nhau theo hướng thích nghi .
Kết quả
Con cháu xuất phát từ một gốc chung
ngày càng khác xa nhau và khác xa tổ
tiên ban đầu. Điều này chứng minh
sinh giới ngày nay là kết quả TH từ
một gốc chung (loài, chi, họ, bộ, lớp,
ngành).
Hình thành những loài, những
nhóm SV khác nhau nhưng có
những tính trạng giống nhau.
Ví dụ
- Màu sắc tự vệ của sâu bọ được chọn
lọc theo hướng ngụy trang, báo hiệu

hoặc hình dáng cơ thể.
- Người thuộc lớp thú (Mammalia)
Bộ linh trưởng (Primates) - Họ người
(Homonidae) - Chi người (Homo) -
Loài người (Homo sapiens).
Cá mập thuộc lớp cá, ngư long
thuộc nhóm bò sát (đã diệt vong),
và cá voi thuộc lớp thú cùng thích
nghi với đời sống ở nước nên hình
dạng ngoài của chúng rất giống
nhau.
HS nghiên cứu phần giải quyết BTTH của GV, đối chiếu với cách phân tích,
tổng hợp, hệ thống kiến thức của bản thân. Phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt, hoàn
thiện kĩ năng HTHKT.
3.3.3. Quy trình sử dụng CH, BT để rèn luyện kĩ năng HTHKT
Cũng giống như biện pháp sơ đồ, GV có thể sử dụng CH, BT để rèn luyện kĩ
năng HTHKT trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Biện pháp này đặt ra
nhiệm vụ là HS phải tự lập sơ đồ, bảng HTH bằng một số CH định hướng mà nội
dung CH, BT đưa ra. Do đó, chắc chắn bước đầu HS sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ và khó
khăn. GV cần hướng dẫn trình tự, quy trình, cách thức một cách cụ thể để xây
dựng sơ đồ, bảng hệ thống cho HS. Khi sử dụng biện pháp này, GV cần lưu ý căn
cứ vào trình độ, mức độ thành thạo kĩ năng HTHKT của HS mà GV có thể quyết
định nên hay không nên đưa ra thêm một số CH dẫn dắt theo hướng chia nhỏ nội
dung vấn đề để xử lý (bổ sung cho nội dung CH, BT đã cho) để giúp HS giải quyết
vấn đề dễ dàng hơn.
Khi sử dụng biện pháp này, GV phải hướng dẫn HS từng bước xây dựng sơ
đồ, bảng hệ thống theo yêu cầu của nội dung CH, BT. GV nên tiến hành lần
lượt theo các mức độ: hướng dẫn chậm đến hướng dẫn sơ lược đến mức không
hướng dẫn, để HS tự lực giải quyết CH, BT.
- 17 -

Quy trình chung gồm 4 bước:
Bước 1: GV giao CH, BT cho HS.
Bước 2: Cá nhân từng HS tự trả lời hệ thống CH, BT, GV hỗ trợ (hướng dẫn
quy trình lập sơ đồ, bảng hệ thống).
Bước 3: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
Bước 4: Tổ chức trả lời trước lớp.
Giải thích các bước:
Bước 1: GV giao CH, BT cho HS.
GV giao CH, BT cho HS theo thứ tự nội dung bài học dưới dạng bảng phụ,
phần mềm trình chiếu, PHT nhằm tạo tình huống có vấn đề đối với HS, giúp định
hướng cho HS nghiên cứu tài liệu, SKG để tìm ra nội dung chính của bài học.
Bước 2: Cá nhân từng HS tự trả lời hệ thống CH, BT.
Khi HS được đặt vào các tình huống có vấn đề sẽ gây kích thích HS giải quyết
các mâu thuẫn, tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức thông qua nghiên cứu SGK theo
hướng dẫn của GV. Cá nhân tự lực hòan thành nhiệm vụ học tập tại lớp hoặc ở
nhà.
Đặc biệt, trong bước này, GV cần hướng dẫn thật kĩ cho HS quy trình lập
bảng, sơ đồ đối với lớp chưa làm quen với kĩ năng này hoặc chưa thành thạo.
Bước 3: GV tổ chức cho HS thảo luận tại lớp
Sau khi tự lực giải quyết mâu thuẫn ở các tình huống có vấn đề ở nhà hoặc tại
lớp, HS sẽ tự thể hiện, bổ sung chỉnh lí, hoàn thiện tri thức của mình thông qua
thảo luận nhóm hoặc nêu thắc mắc với GV. Đây là bước HS thống nhất nội dung
câu trả lời, giải quyết các thắc mắc, đề xuất các thắc mắc mới với HS khác trong
nhóm thảo luận hoặc với GV.
Bước 4: Tổ chức trả lời trước lớp.
GV cho đại diện các nhóm phát biểu ý kiến, đưa ra câu trả lời cho các CH, BT
(nếu có thảo luận nhóm). Sau đó, GV hướng dẫn cho HS tự rút ra kết luận về kiến
thức mới hoặc. HS ghi những kiến thức cơ bản vào vở.
• Ví dụ: CH, BT: Dạy phần hình thành loài bằng con đường địa lí.
Bước 1: GV giao CH, BT cho HS.

Hãy nghiên cứu tài liệu mục I - Bài 41 SGK trang 168-169, kết hợp nghiên
cứu sơ đồ: Quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý , từ đó cho biết :

AABBCCDD
B → b
A → a
C → c
D → d
aaBbCCDD
aabbCCDD
aabbCCDD
AaBBCcdd
AABbccdd
AABbccdd
2 loài
mới
QT gốc
(loài ban đầu)
Chướng
ngại địa lí
QTĐB QTGP CLTN
Cách li
sinh sản

- 18 -
Sơ đồ 6: Quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý
CH1: Qúa trình hình thành loài bằng con đường địa lí thường gặp ở đối tượng
SV có đặc điểm như thế nào?
CH2: Hãy phân tích vai trò của điều kiện địa lí đối với sự hình thành loài? Từ
đó, hãy trình bày cơ chế hình thành loài bằng con đường địa lí.

Hãy vẽ một sơ đồ về cơ chế hình thành loài bằng con đường địa lí đơn giản
hơn.
Bước 2: Cá nhân từng HS tự trả lời hệ thống CH, BT.
HS nghiên cứu mục I SGK kết hợp phân tích sơ đồ, tự lực hoàn thành nhiệm
vụ học tập tại lớp.
GV cần hướng dẫn thật kĩ cho HS quy trình, cách thức lập sơ đồ, bảng hệ thống
đối với lớp chưa làm quen với kĩ năng này hoặc chưa thành thạo bằng những CH
gợi ý. Cụ thể: GV chỉ ra các đỉnh, cung của sơ đồ trong nội dung CH, BT cho HS
biết, từ đó GV đặt ra những CH gợi ý để HS có thể áp dụng lập được sơ đồ đơn
giản hơn. Để xác định đỉnh của sơ đồ, GV gợi ý CH như: Qúa trình hình thành loài
trải qua những giai đoạn nào? Để xác định cung của sơ đồ, GV đặt CH: Qúa trình
hình thành loài mới cần có những điều kiện gì, có sự tham gia của những nhân tố
nào? Dựa vào yếu tố nào để biết loài mới đã được hình thành?
Bước 3: GV tổ chức cho HS thảo luận tại lớp
Sau khi tự lực giải quyết các câu hỏi, HS đưa ra ý kiến của mình với nhóm để
cùng thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời, giải quyết các thắc mắc, đề xuất
các thắc mắc mới với GV nếu không giải quyết được vấn đề hoặc phát sinh thắc
mắc mới khi thảo luận.
Bước 4: Tổ chức trả lời trước lớp.
GV cho đại diện các nhóm phát biểu ý kiến, đưa ra câu trả lời cho các CH,
BT. Sau đó, GV hướng dẫn cho HS tự rút ra kết luận về kiến thức mới.
- Đáp án CH1: Gặp ở cả TV lẫn ĐV, đặc biệt hay xảy ra đối với các loài có
khả năng phát tán mạnh.
- Đáp án CH2:
+ Vai trò: Là nhân tố tạo điều kiện làm phân hóa vốn gen của QT gốc, góp
phần hình thành loài mới dưới tác động của CLTN một cách chậm chạm, qua rất
nhiều thế hệ.
+ Cơ chế: Trong những điều kiện địa lí khác nhau, CLTN đã tích lũy các ĐB
và BDTH theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành nòi địa lí rồi tới các loài
mới.

+ Đáp án sơ đồ: Qúa trình hình thành loài khác khu vực địa lí.

Sơ đồ 7: Quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý (đơn giản).
Loài mở rộng
khu phân bố.
Chướng ngại địa
lí, CLTN
Tích lũy các ĐB
và BDTH theo các
hướng
Nòi địa

Cách li SS
CLTN
Loài
mới
- 19 -
3.4. Thực nghiệm sư phạm chứng minh hiệu quả của SKKN:
3.4.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm.
- Tôi chọn trường THPT Long Khánh - Đồng Nai để thực nghiệm. Ở đây tôi tiến
hành thực nghiệm theo mục tiêu (không có lớp đối chứng): 6 lớp 12 (khoảng 240 HS).
- Cho HS làm 1 bài kiểm tra 15 phút với các CH thuộc nội dung kiến thức
phần TH cần kĩ năng HTHKT.
- Sau đó, bám sát nguyên tắc và áp dụng quy trình sử dụng các biện pháp để
rèn luyện kĩ năng HTHKT cho HS như trong phần nội dung đã trình bày.
- Sau khi đã rèn luyện kĩ năng HTHKT, cho HS làm tiếp 1 bài kiểm tra 15
phút (sau khi dạy xong bài dạy thực nghiệm 1, 2). Chúng tôi chấm điểm theo từng
tiêu chí mà HS đã đạt được. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng HTHKT cho HS (sau khi
dạy xong bài dạy thực nghiệm 3) rồi tiếp tục cho HS làm 1 bài kiểm tra 45 phút.
- Sau đó tiến hành chấm điểm, đánh giá và so sánh kết quả (theo các tiêu chí)

các bài làm của HS trước và sau khi được rèn luyện về kĩ năng HTHKT.
3.4.2. Tiêu chí đánh giá mức độ đạt được của việc rèn luyện kỹ năng HTHKT.
Bảng 9. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kỹ năng HTHKT
(Trong đó: Mức độ 3 > Mức độ 2 > Mức độ 1).
Tiêu chí Mức độ
HS tiếp nhận yêu cầu và xác định được nội dung kiến thức cần HTH. 1
Xác định mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức. 2
Trình bày kết quả thông qua hình thức lập bảng HTHKT, lập sơ đồ. 3
HS " đạt" là những HS phải làm được 1/2 câu và 1/2 câu đều phải đạt 2 tiêu
chí 1 và 2. Ngoài ra, tiêu chí đánh giá của chúng tôi là 1/2 câu phải cùng đạt 1 tiêu
chí thì được xếp vào cùng một mức độ.
Bảng 10. Đánh giá việc rèn luyện kỹ năng HTH theo từng tiêu chí
(Trong đó: Mức A> Mức B > Mức C).
Tiêu chí Chỉ số chất lượng
Mức C Mức B Mức A
HS tiếp nhận
yêu cầu và xác
định được nội
dung kiến thức
cần HTH.
Không xác định
được những nội
dung kiến thức
trọng tâm cần được
HTH.
Xác định đúng
được một phần những
nội dung kiến thức
trọng tâm cần được
HTH.

Xác định được
đúng nội dung kiến
thức trọng tâm cần
được HTH.
Xác định
mối liên hệ giữa
các nội dung
kiến thức.
Không xác định
được mối liên hệ
giữa các nội dung
kiến thức và chưa
định hình được cấu
trúc của sơ đồ hoặc
bảng HTH.
Xác định được
một phần mối liên hệ
giữa các nội dung
kiến thức và xác định
được cấu trúc của sơ
đồ hoặc bảng HTH
nhưng chưa logic.
Xác định được mối
liên hệ và tính chất của
mối liên hệ giữa các
nội dung kiến thức để
định hình được cấu
trúc của sơ đồ hoặc
bảng HTH một cách
logic, chặt chẽ.

Trình bày
kết quả thông
qua hình thức
Chưa biết hệ
thống các yếu tố,
thành phần trong
Đã biết hệ thống
các yếu tố, thành
phần trong một chỉnh
Hệ thống các yếu
tố, thành phần trong
một chỉnh thể bằng
- 20 -
lập bảng, lập sơ
đồ.
một chỉnh thể,
chưa lập được
bảng hệ thống
hoặc sơ đồ.
thể nhưng cách diễn
đạt bằng bảng hệ
thống, sơ đồ chưa
logic, chặt chẽ.
các hình thức diễn đạt
bằng bảng hệ thống,
sơ đồ theo trình tự
logic, chặt chẽ.
Bảng 11. Mức điểm tương ứng với từng tiêu chí
Tiêu chí
Mức điểm (1→ 10)

Mức C Mức B Mức A
HS tiếp nhận yêu cầu và xác định được nội dung
kiến thức cần HTH.
< 5 5 → < 8 8 → 10
Xác định mối liên hệ giữa các nội dung kiến
thức.
< 5 5 → < 8 8 → 10
Trình bày kết quả thông qua hình thức phát biểu
bằng lập bảng HTH, lập sơ đồ.
< 5 5 → < 8 8 → 10
3.4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá
* Phân tích định lượng
Thống kê số lượng sau 3 lần kiểm tra chúng tôi có kết quả trong các bảng sau đây:
Bảng 12. Bảng tổng hợp kết quả các lần kiểm tra kĩ năng HTHKT.
Lần kiểm tra Số bài Kết quả
Chưa đạt (%) Đạt (%)
1 240 56,89 43,11
2 240 35,73 64,27
3 240 22,12 77,88
HS đạt là những HS phải làm được 1/2 câu, và 1/2 câu đều phải đạt 2 tiêu chí
1, 2.
Bảng 13. Bảng tổng hợp mức độ về các tiêu chí của kĩ năng HTHKT
Số lần kiểm
tra
Số bài Mức độ đạt được ( %)
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
1 240 52.72 38.59 14.00
2 240 83.25 56.11 23.75
3 240 93.13 78.21 39.03
Tiêu chí đánh giá của chúng tôi là 1/2 câu phải cùng đạt một tiêu chí thì

được xếp vào cùng một mức độ.
Hình 1. Đồ thị biểu diễn các mức độ về kĩ năng HTHKT trước TN và sau TN
- 21 -
Qua bảng 13 và được biểu diễn cụ thể ở đồ thị H.1 cho thấy:
- Ở giai đoạn trước TN, HS chủ yếu là đạt được mức độ 1 của kĩ năng
HTHKT (52.72%), tuy nhiên còn nhiều HS (47.28%) vẫn chưa đạt được tiêu chí
này. Mức độ đạt được các tiêu chí giảm dần từ tiêu chí 1 đến tiêu chí 3. Số lượng
HS đạt được mức độ 3 còn rất thấp (14.00%).
- Ở giai đoạn sau TN, tất cả các mức độ đều được nâng lên chứng tỏ tính hiệu
quả và khả thi của các biện pháp rèn luyện. Đặc biệt, gần như tất cả HS đã đạt
được mức độ 1 (83.25% ở lần kiểm tra thứ 2 và 93.13% ở lần kiểm tra thứ 3), đây
là bước đầu tiên cần có khi thực hiện HTHKT. Tuy nhiên số HS đạt được mức độ
3 còn hơi thấp (23.75% ở lần kiểm tra thứ 2 và 39.03% ở lần kiểm tra thứ 3) do
đây là một kĩ năng khó ngoài việc biết HTHKT còn phải có khả năng lập luận
lôgic, chặt chẽ.
Bảng 14. Bảng tổng hợp mức độ của từng tiêu chí của kĩ năng HTHKT
Tiêu chí
Số lần kiểm
tra
Mức độ
Mức độ C Mức độ B Mức độ A
1
1 23.33 53.76 22.91
2 0 70.55 29.45
3 0 57.57 42.43
2
1 54.78 32.21 13.01
2 5.26 74.12 20.62
3 0 68.73 31.27
3

1 77.02 14.68 8.30
2 31.18 50.01 18.81
3 18.45 60.65 20.90

Hình 2. Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1 trước TN và sau TN
- 22 -
Hình 3. Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 2 trước TN và sau TN


Hình 4. Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 3 trước TN và sau TN
Qua bảng 14 và các đồ thị H.2, H.3, H.4 cho thấy: Đối với tiêu chí 1, khi chưa
rèn luyện kĩ năng HTHKT, số HS đạt mức độ B khá cao (53,76% ) nhưng đến tiêu
chí 2 và 3 thì số HS đạt mức này rất thấp (32.21% và 14.68%). Sau khi rèn luyện
kĩ năng HTHKT, số HS đạt mức B ở tiêu chí 2 và 3 tăng lên đáng kể (74.12% và
60.65%). Đối với mức độ A thì cả 4 tiêu chí có rất ít HS đạt được (8.30% -
42.43%), chứng tỏ HS có kiến thức nhưng chưa biết HTHKT một cách logic, chặt
chẽ. Sau khi được rèn luyện về kĩ năng HTHKT thì mức độ C giảm đi rõ rệt, còn
mức độ B và mức độ A tăng lên một cách đáng kể. Điều này chứng tỏ việc sử dụng
qui trình và các biện pháp rèn luyện như luận văn đã đề xuất có ý nghĩa rèn luyện
kĩ năng HTHKT cho HS.
* Phân tích định tính.
Qua thực nghiệm dạy bài mới bằng phương pháp sử dụng sơ đồ, BTTH, CH,
BT để rèn luyện kỹ năng HTHKT cho HS, tôi thu được những thông tin ngược
được phản hồi từ phía HS: HS rất hưởng ứng với phương pháp dạy – học này. HS
thảo luận sôi nổi giữa các cá nhân trong nhóm, hay giữa các nhóm với nhau để
hoàn thành nhiệm vụ nhận thức hơn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống,
đặc biệt HS chủ động tìm ra kiến thức mới, sửa chữa những sai lầm do hiểu chưa
- 23 -
cặn kẽ, từ đó nâng cao việc rèn luyện kỹ HTHKT cho các em. Các em tham gia
phát biểu xây dựng bài nhiều hơn so với các giờ học trước TN. Không khí lớp học

sôi nổi trước các PHT, BTTH hoặc câu hỏi, bài tập nêu ra. Đa số HS được lôi cuốn
vào nội dung bài học, các em không còn thụ động mà chủ động thực hiện các hoạt
động do GV đưa ra.
Như vậy, sau khi sử dụng các biện pháp để rèn luyện kỹ năng HTHKT cho
HS trong quá trình dạy bước đầu đã mang lại hiệu quả, HS đã có những kỹ năng
lập bảng, sơ đồ hệ thống để tự mình HTHKT. Kĩ năng HTHKT của HS đã được cải
thiện và nâng lên rõ rệt sau khi được rèn luyện. Với kết quả thu được đã khẳng
định tính đúng đắn, hiệu quả, khả thi của các biện pháp sử dụng PHT, BTTH, CH,
BT để rèn luyện kỹ năng HTHKT.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- Tôi đã áp dụng sáng kiến trên ở các lớp 12 ban nâng cao thuộc trường THPT
Long Khánh vào các năm học từ 2009 đến 2014. Trình độ học sinh ở các lớp này
thuộc dạng trung bình khá trở lên, trong đó tỷ lệ học sinh khá chiếm phần lớn
(khoảng 50%).
- Sau khi áp dụng SKKN, tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS được nâng cao
hơn qua điểm số của các bài kiểm tra cũng như không khí lớp học sôi nổi hơn, HS
hoạt động trong học tập tích cực hơn so với việc dạy phần tiến hoá theo phương
pháp giảng giải, vấn đáp.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Thực hiện mục đích của SKKN, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, tôi đã đạt
được những kết quả sau:
- Qua nghiên cứu lí thuyết và tiến hành khảo sát thực trạng dạy - học TH SH
12, tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng HTH trong dạy học SH phổ thông nói
chung và dạy học phần TH nói riêng chưa được quan tâm đúng mức kể cả người
dạy và người học.
- Tôi đã thiết kế được 13 PHT, 14 BTTH và 17 CH, BT với tổng là 11 bảng hệ
thống, 20 sơ đồ để nhằm tổ chức dạy học phần TH theo hướng rèn luyện kỹ năng
HTH, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- SKKN đã xây dựng quy trình rèn kỹ năng HTHKT trong dạy học TH là phù

hợp với nội dung chương trình, năng lực của GV và trình độ, khả năng tiếp thu của
HS, giúp HS nâng cao năng lực tư duy và năng lực tự học.
- Đề tài có phạm vi áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả tại trường THPT Long
Khánh, do đó đề tài có thể được phổ biến áp dụng giảng dạy môn sinh học cho các
trường THPT trong ngành Giáo dục kể cả ban cơ bản lẫn nâng cao; đồng thời cũng
có thể được áp dụng cho các môn học khác trong ngành giáo dục.
- Để áp dụng được SKKN vào các môn học cũng như các môn học khác thì
bản thân GV phải nâng cao kĩ năng HTHKT và nhiệt tình trong công tác giảng
dạy.
2. Kiến nghị:
- Việc sử dụng sơ đồ, BTTH, CH, BT trong giảng dạy kích thích tính chủ
động tích cực của HS. Tuy đây là phương pháp dạy học không quá mới nhưng
chưa được nhiều GV áp dụng do thiếu tâm huyết, thiếu chuyên môn, thiếu kinh
nghiệm. Đặc biệt, việc phối hợp sử dụng các biện pháp này chưa được GV nghiên
- 24 -
cứu sử dụng. Do đó, để đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy, cần đổi
mới toàn diện, đặc biệt là cần đổi mới cách nghĩ, cách thực hiện của GV trong quá
trình dạy học.
- Cơ sở quy trình và các biện pháp cụ thể rèn luyện kĩ năng HTH cho HS
trong dạy học TH mà tôi đề xuất trong đề tài chỉ là bước đầu, chắc chắn còn nhiều
khiếm khuyết và hạn chế, xin đề nghị những nghiên cứu tiếp theo quan tâm bổ
sung, hoàn thiện để có thể áp dụng rộng rãi đề tài trong thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tony Buzan, 2009. Sơ đồ tư duy. Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
2. Nguyễn Phúc Chỉnh, 2005. Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẫu sinh lí người ở
trung học cơ sở bằng áp dụng phương pháp Graph. Luận án tiến sĩ giáo dục
học.
3. Phạm Minh Tâm, 2002. Sử dụng graph vào dạy học Địa lớp 12 THPT. Luận án
tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.
4. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên) – Nguyễn Như Hồng (đồng chủ biên) – Vũ Đức Lưu

(đồng chủ biên) – Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Phạm Lê Phương Nga và
Vũ Trung Tạng, 2010. Sách giáo khoa Sinh học 12 nâng cao. Nxb giáo dục
Việt Nam.
5. Trang web: http: // thuviensinhhoc.com.
6. Trang web: http:// www.Bioquest.org/usernote.html.
7. Trang web: http: // www.pup.edu.vn.

×