Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn nâng cao hiệu quả dạy – học giờ tự chọn hóa học bằng việc sử dụng các trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.43 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 2
5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
7. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
NỘI DUNG 5
2.1. TRÒ CHƠI ĐOÁN Ô CHỮ 8
2.2. TRÒ CHƠI HÁI HOA DÂN CHỦ 9
2.3. TRÒ CHƠI CHIẾC NÓN KÌ DIỆU 12
2.4. MỘT SỐ TRÒ CHƠI KHÁC 14
3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 15
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 15
3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 15
3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 15
3.4. TIẾN HÀNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QỦA 15
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 19
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY – HỌC GIỜ TỰ CHỌN HÓA HỌC BẰNG
VIỆC SỬ DỤNG CÁC TRÒ CHƠI
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi dạy học các bộ môn nói chung và dạy học Hóa học nói riêng, việc gây
hứng thú cho HS là một yếu tố hết sức quan trọng. HS có hứng thú học tập thì bài
giảng không nhàm chán và đạt hiệu quả tốt. Nếu kết hợp khéo léo việc dạy kiến
thức với một trò chơi học tập sẽ làm không khí lớp học sôi nổi, bài giảng sinh động
hơn nhiều và chất lượng dạy học được nâng lên.


Trong quá trình áp dụng chương trình phân ban hiện nay, ngoài giờ học chính
khóa, còn có giờ học tự chọn nhằm giúp HS có điều kiện nghiên cứu những nội
dung kiến thức mà giờ chính khóa chưa đáp ứng hết. Như thế, việc tổ chức các
hoạt động dạy học giờ tự chọn càng cần có những đổi mới sáng tạo để tránh sự
nhàm chán cho HS. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn vấn đề “Nâng cao
hiệu quả dạy – học giờ tự chọn Hóa học bằng việc sử dụng các trò chơi (Phần
Hóa học 10 cơ bản)” làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế các bài giảng điện tử giờ tự chọn hóa học trong đó có sử dụng các
chương trình trò chơi nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học.
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Điều tra thực trạng về việc giáo viên tổ chức hoạt động dạy học giờ tự
chọn hóa học thông qua các trò chơi;
3.2. Nghiên cứu một số trò chơi có thể áp dụng trong giờ tự chọn hóa học;
3.3. Thiết kế một số bài giảng điện tử giờ tự chọn hóa học theo hướng sử dụng
các trò chơi;
3.4. Thực nghiệm sư phạm kiểm tra kết quả của đề tài.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu GV biết cách thiết kế và sử dụng có hiệu quả trò chơi kết hợp vào bài
giảng điện tử giờ tự chọn hóa học sẽ nâng cao chất lượng dạy học.
2
5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Sử dụng các trò chơi vào việc thiết kế 5 bài giảng điện tử giờ tự chọn hóa học
lớp 10 cơ bản;
Rút ra được một số kinh nghiệm trong việc sử dụng các trò chơi để thiết kế
hoạt động dạy học giờ tự chọn hóa học.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: tra cứu các tài liệu, các văn
bản có liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Điều tra thực trạng vấn đề nghiên cứu thông qua phiếu điều tra.
Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm, tiến hành lên lớp theo 2 loại
giáo án để so sánh.
6.3. Phương pháp toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học
xử lí kết quả thực nghiệm.
7. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
7.1. Thuận lợi
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu việc tạo hứng thú học tập cho HS, trong đó có
sử dụng các trò chơi. Các tài liệu này giúp cho tôi rút ngắn thời gian hệ thống hóa
nội dung liên quan đến đề tài.
Khi thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của
tổ bộ môn, các cấp lãnh đạo và sự tham gia nhiệt tình các em học sinh.
Áp dụng một phương pháp, một kĩ năng dạy học mới vào đối tượng học sinh
có trình độ tương đối tốt ở trường THPT Ngô Quyền – Đồng Nai là một thuận lợi
lớn cho người nghiên cứu.
Trong nhiều năm liền, tôi áp dụng cách này để dạy cho học sinh nên đã rút
được kinh nghiệm giúp cho việc thực hiện đề tài đạt hiệu quả tốt hơn.
7.2. Khó khăn
3
Hiện tại chưa có tài liệu trình bày việc sử dụng các trò chơi để thiết kế hoạt
động dạy học giờ tự chọn hóa học. Điều đó có nghĩa người nghiên cứu sẽ tốn nhiều
công sức cho việc vạch ra kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ của đề tài.
7.3. Số liệu thống kê điều tra thực trạng
Tôi đã trò chuyện và tiến hành dùng phiếu điều tra 30 học sinh trường THPT
Ngô Quyền tìm hiểu về việc được thực hiện các trò chơi trong giờ tự chọn hóa học,
kết quả như sau:
NỘI DUNG ĐIỀU TRA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. Được thực hiện các trò chơi trong giờ tự chọn
hóa học
Thường

xuyên
Thỉnh
thoảng
Chưa bao
giờ
0
(0 %)
12
(40 %)
18
(60 %)
2. Em thích được thực hiện các trò chơi trong giờ
tự chọn hóa học
Rất thích Thích ít
Không
thích
23
(76,7 %)
7
(23,3 %)
0
(0 %)
Như vậy phần nhiều HS không được thực hiện các trò chơi trong giờ tự chọn
hóa học, trong khi đó các em lại rất thích và quan tâm đến việc này.
4
NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KẾT HỢP VÀO BÀI
GIẢNG ĐIỆN TỬ
1.1. KHÁI NIỆM TRÒ CHƠI GIÁO DỤC
Theo Đặng Thành Hưng: “Trò chơi giáo dục được đặc trưng bởi tác dụng cải

thiện tri thức, kĩ năng, tình cảm, ý chí, kinh nghiệm cá nhân của người tham gia, và
để thực hiện những nhiệm vụ, hành động, luật, quy tắc và yêu cầu của trò chơi thì
người tham gia phải sử dụng tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm, phải huy động tình
cảm, ý chí của mình ở mức độ nhất định.” [6, tr.393]
“Những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học,
tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức
năng tổ chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay HS tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học
tập và rèn luyện kĩ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành
vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải
thiện và phát triển thể chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của HS
khi họ tham gia trò chơi, gọi là trò chơi dạy học. Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi
và các quan hệ trong trò chơi dạy học được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn
khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung dạy học.”
[6, t.395]
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
- Với HS, ngoài sự giải trí, trò chơi còn là một nhu cầu cần thiết cho sự phát
triển Trí, Đức, Thể và Nhân Cách con người. Trong giáo dục HS , trò chơi giúp HS
rèn luyện và phát triển toàn mỹ các giác quan chính, làm cho HS khéo léo hơn, trí
tưởng tượng phong phú hơn. Trò chơi còn giúp HS biết quan sát và phản ứng
nhanh, biết tôn trọng kỷ luật, biết tự chủ, từ đó nảy nở tình đồng đội, đoàn kết
thương yêu nhau.
- Thông qua trò chơi, các GV sẽ hiểu rõ hơn về tính tình của từng em HS
như: mạnh bạo, nhút nhát, ích kỷ, vị tha, nóng nảy, điềm đạm, thông minh, khéo
léo, vụng về…
5
- Như vậy, trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân
được rèn luyện, giúp cho tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, thông cảm.
1.3. LỢI ÍCH CỦA TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
- Luyện giác quan: Với những trò chơi phản ứng nhanh, ghi nhớ, nhanh mắt,
thính tai, lẹ tay, quan sát, tập trung tư tưởng.

- Luyện ý chí và ý thức: Hăng say đua tranh để giành chiến thắng; tự chủ,
không rụt rè, sợ hãi, không bị lôi cuốn bởi nhiệt tình bồng bột; chấp hành kỷ luật
của trò chơi; kiên nhẫn trong khi chơi; biết sáng tạo, linh động.
- Luyện tính tình: Các em trở nên vui vẻ, sôi động. Rèn luyện tính đồng đội,
biết đoàn kết gắn bó với nhau để giành chiến thắng, phát triển năng khiếu tốt, sự
can đảm, gan dạ, lòng vị tha. Trò chơi còn giáo dục các em biết ý thức công dân,
những em biết tự giác tôn trọng luật chơi, khi lớn lên, cũng sẽ tự giác giữ đúng
pháp luật của quốc gia, luật lệ của hàng xóm. Nếu các em không tự giác thì chúng
ta phải uốn nắn dần dần. Trò chơi cũng có thể giúp cho những HS bớt căng thẳng
hay mệt mỏi về thần kinh.
1.4. YÊU CẦU TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội đủ 3 yếu tố sau:
- Xây dựng bầu không khí.
- Rèn luyện kỹ năng.
- Giáo dục chiều sâu.
+ Xây dựng bầu không khí: Trò chơi phải góp phần xây dựng một bầu
không khí vui tươi, sống động, lôi kéo mọi người cùng tham gia, xóa bỏ xa lạ ngại
ngùng, khép kín, thụ động, giải tỏa mọi căng thẳng, đem lại niềm vui và nụ cười.
+ Rèn luyện kỹ năng: Các bài toán rối trí biến thành trò chơi động não, suy
luận, phân tích lý thú.
- Như vậy qua nhiều lần chơi với các trò chơi khác nhau, các em đã nghiễm
nhiên được rèn luyện từng chút một mà không hay biết. Không cần những bài khóa
dài dòng tốn công sức và thời gian.
+ Giáo dục chiều sâu: Yêu cầu này, chúng ta không nhận thấy bộc lộ một
cách rõ rệt nhưng lại hết sức quan trọng. Nó góp phần vun đắp tính nhân bản một
6
cách âm thầm, tiệm tiến nhưng hiệu quả có thể nói là thấm thía sâu xa hơn so với
các bài công dân, đạo đức, trong các trường lớp. Nó giúp các em nhận thức được
tinh thần đồng đội và kỷ luật tập thể, tính trung thực trong khi thi đấu, mối tương
quan ứng xử tốt đẹp trong xã hội .

1.5. PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
* Có nhiều cách phân loại, theo Đặng Thành Hưng [6], căn cứ vào chức
năng có thể chia trò chơi dạy học thành 3 nhóm:
- Trò chơi phát triển nhận thức: nhằm mục đích cải thiện và phát triển các khả
năng nhận thức, quá trình và kết quả nhận thức của người học. Trò chơi phát triển
nhận thức lại được phân thành một số nhóm nhỏ:
Các trò chơi phát triển cảm giác và tri giác
Các trò chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ
Các trò chơi phát triển tưởng tượng và tư duy
- Trò chơi phát triển giá trị: định hướng vào việc kích thích, khai thác thái độ,
tình cảm tích cực, động viên ý chí và nhu cầu xã hội, khuyến khích sự phát triển
các phẩm chất cá nhân của người tham gia.
+ Các trò chơi phân vai, đóng kịch theo chủ đề
+ Các trò chơi dân gian
+ Một số trò chơi đòi hỏi khả năng đánh giá sự vật hay hành vi, hành động,
tính cách con người…
- Trò chơi phát triển vận động
* Phân loại trò chơi theo sự năng động
- Trò chơi động: là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến cơ
bắp của người chơi như chạy nhảy, nhào lộn, kéo đẩy, gồng gánh, vượt chướng
ngại. Khi dạy môn hóa chỉ có thể tổ chức loại trò chơi vận động này trong các
buổi học tập ngoại khóa .
- Trò chơi tĩnh: là những trò chơi chủ yếu cần vận dụng trí óc và giác quan,
những trò chơi tĩnh như: hái hoa dân chủ, ô cửa bí mật, đoán ô chữ…
7
2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI KẾT HỢP VÀO BÀI
GIẢNG ĐIỆN TỬ GIỜ TỰ CHỌN HÓA HỌC
2.1. TRÒ CHƠI ĐOÁN Ô CHỮ
2.1.1. Thiết kế trò chơi trên MS. Powerpoint
Có nhiều cách thiết kế khác nhau, tôi trình bày 1 trong các cách mà bản thân

đã thực hiện trong quá trình giảng dạy (xem thêm bài giảng minh họa).
a) Chuẩn bị :
* Tạo các ô chữ
- Tạo các ô vuông;
- Tại mỗi ô vuông kích phải chuột, chọn Add Text để đánh chữ (mỗi ô vuông chỉ
đánh 1 chữ in hoa );
- Nhóm các ô vuông thành các cụm từ hoàn chỉnh (group ) tạo ra 1 số cụm từ để
xếp theo hàng dọc từ trên xuống dưới;
- Với mỗi cụm từ cũng tạo ra thêm nhóm ô vuông đúng với kích cỡ của cụm từ đó
để làm nền.
* Tạo các biểu tượng bấm chọn cho mỗi cụm từ hoặc ô vuông chứa số thứ tự câu
hỏi
- Tạo các biểu tượng hoặc ô vuông;
- Đánh số các nút từ 1 đến hết;
* Sắp xếp các ô chữ trên màn hình MS.powerpoint
* Tạo nơi xuất hiện câu hỏi
- Tạo các câu hỏi ở 1 số Slide khác nhau.
b) Làm các hiệu ứng
- Tạo hiệu ứng xuất hiện cho các cụm từ, chú ý hiệu ứng trigger;
- Tạo hyperlink với slide chứa câu hỏi và slide câu hỏi có hyperlink quay về slide
chủ.
8
2.1.2. Cách thực hiện
- HS phải nắm được luật chơi trước khi chơi. Có thể soạn thảo luật chơi khác nhau,
tôi xin đề xuất luật chơi mà bản thân đã thực hiện.
 Chia làm 4 đội chơi
 Mỗi đội lần lượt chọn ô chữ bất kì, tất cả các đội đều trả lời bằng cách viết
đáp án vào bảng phụ, treo lên bảng (quay đáp án vào trong).
 Đội trả lời đúng và nhanh nhất được 20 điểm, sau đó giảm dần 5 điểm.
 Đội nào tìm ra từ khóa viết vào 1 tờ giấy nộp cho Giáo viên (trò chơi vẫn

tiếp tục).
 Đội tìm ra từ khóa sớm nhất sẽ được 40 điểm và giảm dần 5 điểm. Cuối trò
chơi, tổng kết các phần điểm để xếp thứ hạng.
 Lưu ý: câu nào mà cả lớp không trả lời đúng thì ô chữ không được lật.
- GV đóng vai trò là người hướng dẫn chơi đồng thời cũng là người điều khiển
máy tính theo tiến độ của trò chơi.
2.2. TRÒ CHƠI HÁI HOA DÂN CHỦ
2.2.1. Cách thiết kế trò chơi trên MS.powerpoint
a) Chuẩn bị
9
- Tạo một số ô vuông, có thể chèn hình ảnh hóa học cho đẹp.
- Tạo số thứ tự cho các ô vuông.
- Tạo các câu hỏi ở 1 số Slide khác nhau.

b) Làm các hiệu ứng
- Với mỗi số thứ tự ta làm liên kết (hyperlink) với một slide, mỗi slide chứa câu
hỏi và đáp án.
- Có thể làm thêm hiệu ứng ra có trigger chính nó đối với các số thứ tự.
- Tại các slide chứa câu hỏi và đáp án làm các nút liên kết (hyperlink) trở lại với
slide chính.
- Tại các slide chứa câu hỏi và đáp án làm thêm hiệu ứng thời gian hoàn thành bài
tập.
- Tại các slide chứa câu hỏi và đáp án làm lựa chọn đáp án đúng có thể có trigger.
10
2.1.2. Cách thực hiện
- HS phải nắm được luật chơi trước khi chơi.
- Trên màn hình xuất hiện các ô có các số thứ tự.
11
- Mỗi đội lần lượt chọn ngẫu nhiên 1 số tương ứng với 1 bài tập. Trong thời gian
qui định, nếu trả lời đúng sẽ được số điểm tươmg ứng. Nếu trả lời sai, không có

điểm.
- GV đóng vai trò là người hướng dẫn chơi đồng thời cũng là người điều khiển
máy tính theo tiến độ của trò chơi.
2.3. TRÒ CHƠI CHIẾC NÓN KÌ DIỆU
2.3.1. Cách thiết kế trò chơi trên MS.powerpoint
a) Chuẩn bị
- Tạo một vòng tròn tượng trưng cho chiếc nón, chia thành các khu vực như vẽ
biểu đồ %, tạo 1 mũi tên chỉ vào chiếc nón.
- Tại mỗi khu vực trên chiếc nón, thêm số điểm khác nhau, hoặc các từ phần
thưởng, mất lượt, gấp đôi số điểm, để tạo nên sự may mắn cho hấp dẫn.
- Tạo các ô có các số thứ tự tương tự như trò chơi hái hoa dân chủ.
b) Làm các hiệu ứng
- Tạo hiệu ứng xoay của chiếc nón.
- Với mỗi số thứ tự ta làm liên kết (hyperlink) với một slide, mỗi slide chứa câu
hỏi và đáp án.
- Có thể làm thêm hiệu ứng ra có trigger chính nó đối với các số thứ tự.
- Tại các slide chứa câu hỏi và đáp án làm các nút liên kết trở lại với slide chính.
- Tại các slide chứa câu hỏi và đáp án làm thêm hiệu ứng thời gian hoàn thành bài
tập.
- Tại các slide chứa câu hỏi và đáp án làm lựa chọn đáp án đúng có thể có trigger.
12
2.1.2. Cách thực hiện
- HS phải nắm được luật chơi trước khi chơi.
- Trên màn hình xuất hiện vòng tròn đã chia thành khu vực có điểm số hay các từ
phần thưởng, mất lượt, gấp đôi số điểm,
- Mỗi đội lần lượt click để xoay vòng tròn, mũi tên chỉ vào phần nào thì sẽ được
điểm hay kết quả tương ứng khi hoàn thành bài tập, sau đó chọn ngẫu nhiên 1 số
13
tương ứng với 1 bài tập. Trong thời gian qui định, nếu trả lời đúng sẽ được số điểm
hay kết quả tương ứng. Nếu trả lời sai, không có điểm.

- GV đóng vai trò là người hướng dẫn chơi đồng thời cũng là người điều khiển
máy tính theo tiến độ của trò chơi.
2.4. MỘT SỐ TRÒ CHƠI KHÁC
Việc phân loại trò chơi chỉ mang tính chất tương đối. Phần trên, tôi đã trình
bày 3 trò chơi với tên gọi quen thuộc dễ hiểu gắn liền với các trò chơi dân gian
được mọi người biết đến từ thực tiễn sinh hoạt hàng ngày cũng như có nhiều trên
các phương tiện truyền thông. Thực tế áp dụng còn rất nhiều trò chơi khác và có
cả sự biến dạng các trò chơi. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn áp dụng trò
chơi Đua tốc độ, trò chơi Giành quyền trả lời nhanh (Bài giảng Luyện tập Oxi-
Lưu huỳnh).
14
3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Trên cơ sở những nội dung đã đề xuất, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư
phạm nhằm giải quyết một số vấn đề sau:
- Kiểm tra giá trị và sự phù hợp của việc sử dụng trò chơi khi thiết kế hoạt
động dạy học giờ tự chọn hóa học;
- Xác định xem khi sử dụng kết hợp phương pháp dạy học tích cực có nâng
cao được chất lượng dạy học không.
3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
- Thiết kế các bài giảng thực nghiệm;
- Kiểm tra, đánh giá, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Tôi lựa chọn 85 học sinh ở các lớp có sĩ số và trình độ tương đương
nhau, trường THPT Ngô Quyền - Đồng Nai, để tiến hành thực nghiệm. Trong đó
43 học sinh được dạy theo giáo án thực nghiệm và 42 học sinh được dạy theo dạy
theo giáo án truyền thống để đối chứng.
3.4. TIẾN HÀNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QỦA
Tôi đã thực nghiệm ở 5 bài giảng, cho học sinh làm bài kiểm tra, chấm
điểm, rồi xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học.

- Trò chơi Đoán ô chữ được vận dụng trong bài Luyện tập Halogen;
- Trò chơi Hái hoa dân chủ được vận dụng trong bài Luyện tập Nguyên tử, bài
Luyện tập Oxi – Lưu huỳnh;
- Trò chơi Chiếc nón kì diệu được vận dụng trong bài Luyện tập Bảng tuần
hoàn các nguyên tố hóa học, Luyện tập Liên kết hóa học;
- Ngoài ra, trò chơi Đua tốc độ và trò chơi Giành quyền trả lời nhanh được vận
dụng cùng với trò chơi Hái hoa dân chủ trong bài Luyện tập Oxi – Lưu huỳnh.
15
3.4.1. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích và tham số thống
kê đặc trưng
Bảng 3.1: Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích
Điểm X
i
Số HS đạt điểm X
i
% HS đạt điểm X
i
% HS đạt điểm X
i
trở
xuống
TN* ĐC TN ĐC TN ĐC
0
0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
1
0 0 0.0 0.0 0.0 0.0
2
0 2 0.0 4.8 0.0 4.8
3
2 3 4.7 7.1 4.7 11.9

4
2 4 4.7 9.5 9.3 21.4
5
3 5 7.0 11.9 16.3 33.3
6
5 8 11.6 19.0 27.9 52.4
7
11 5 25.6 11.9 53.5 64.3
8
14 12 32.6 28.6 86.0 92.9
9
4 2 9.3 4.8 95.3 97.6
10
2 1 4.7 2.4 100.0 100.0
Tổng
43 42
100.0
100.0
Bảng 3.2: Phần trăm số HS đạt điểm YK (< 5); TB (5-6); K (7-8); G (9-10)
%
LỚP
YK TB K G
TN
9.3 18.6 58.1 14.0
ĐC
21.4 31.0 40.5 7.1
Bảng 3.3: Điểm trung bình X
TB
, phương sai S
2

, độ lệch chuẩn S, hệ số biến
thiên V, đại lượng kiểm định T
Lớp X
TB
S
2
S V T
TN
7.07 ± 0.25
2.73 1.65 23.38
2.15
ĐC
6.21 ± 0.31
4.03 2.01 32.29
Chọn α = 0,05 với k = 43 + 42 - 2 = 83; T
α,k
= 1,98
Ta có T = 2,15 > T
α,k
, vậy sự khác nhau giữa X
TN
và X
ĐC
là có ý nghĩa.
(* Chú thích: TN: thực nghiệm; ĐC: đối chứng)
16
3.4.2. Biểu diễn kết quả bằng đồ thị
Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích
Hình 3.2: Biểu đồ phân loại HS theo kết quả điểm
17

3.4.3. Phân tích kết quả thực nghiệm
Căn cứ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:
- Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chứng tỏ
chất lượng học tập lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng;
- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng. Như vậy
chất lượng lớp thực nghiệm đều hơn;
- Đồ thị đường lũy tích của lớp thực nghiệm nằm ở bên phải và dưới lớp đối
chứng, nghĩa là lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn;
- Hệ số kiểm định T > T
α, k.
Vậy sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa về mặt thống kê.
Chứng tỏ học sinh được thực hiện trò chơi trong giờ tự chọn hóa học có khả
năng hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn.
18
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Trước khi thiết kế hoạt động dạy học phải xác định rõ mục tiêu dạy học – giáo
dục của trò chơi.
- Phải có luật chơi rõ ràng. Những quy định ấy nếu được thực hiện nghiêm túc sẽ
đảm bảo cuộc chơi đoàn kết, vui vẻ, an toàn, công bằng, khách quan. Luật chơi
và quy tắc chơi cần dễ hiểu, tự nhiên, tránh gò bó và được HS hiểu rõ, chấp nhận
trước khi tiến hành trò chơi.
- Tránh trường hợp người chơi bị cưỡng bức tham gia.
- Yếu tố phần thưởng, điểm thưởng trong trò chơi dạy học cũng phải được coi là
quan trọng.
- Cần có tổng kết xem nội dung và mục tiêu học tập đạt được đến đâu, HS học
được cái gì bổ ích; nhận xét hiệu quả hoạt động của các nhóm, rút kinh nghiệm.
- GV cần chuẩn bị chu đáo dụng cụ đến cách hướng dẫn, dự đoán các thắc mắc
của HS để có khả năng giải đáp…
- Giờ học tự chọn chủ yếu giúp HS nghiên cứu sâu kiến thức, cơ động hơn giờ

chính khóa về nội dung và thời gian. Vì thế GV có thể thiết kế hoạt động dạy
học giờ tự chọn với việc sử dụng các trò chơi một cách phong phú, đa dạng hơn.
- Sử dụng trò chơi để thiết kế hoạt động dạy học có thể áp dụng cho các bài
mà HS đã có những hiểu biết nhất định. Như vậy sẽ thích hợp hơn cho các
bài ôn luyện, hoặc phần củng cố cuối giờ cũng như phần kiểm tra kiến thức
ở các bài nghiên cứu kiến thức mới.
19
KẾT LUẬN
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được
những vấn đề lí luận và thực tiễn sau:
- Điều tra tìm hiểu về việc HS được thực hiện các trò chơi trong giờ tự chọn
hóa học thông qua phiếu điều tra với 30 học sinh.
- Nghiên cứu 5 trò chơi trong đó 3 trò chơi phổ biến quen thuộc có thể vận
dụng vào bài giảng điện tử giờ tự chọn hóa học; sử dụng 5 trò chơi này để thiết kế
5 bài giảng điện tử.
- Thực nghiệm sư phạm khẳng định được tính đúng đắn của đề tài (của giả
thuyết khoa học).
Cơ sở lí luận và thực thế áp dụng đã khẳng định tính đúng đắn cũng như tính
khả thi của đề tài. Việc sử dụng các trò chơi khi thiết kế bài giảng điện tử giờ tự
chọn hóa học giúp cho HS cảm thấy hào hứng trong quá trình lĩnh hội tri thức,
đồng thời cũng phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đào tạo ra
thế hệ trẻ năng động và sáng tạo.
Không thể trong một thời gian ngắn mà nghiên cứu hết các trò chơi dạy học.
Hướng phát triển của đề tài là nghiên cứu nhiều hơn, chi tiết hơn các trò chơi có
thể vận dụng trong các giờ học hóa học nói chung và giờ tự chọn nói riêng.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2005), Hội thảo tập huấn phát triển năng lực
thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Hà Nội.
2. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường

ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
3. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp dạy học
hóa học tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2000), Phương pháp dạy học hóa học Tập 2,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại – Lý luận, Biện pháp, kỹ thuật, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Trường (CB) (2006), Hóa học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Xuân Trường (CB) (2006), Hóa học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Xuân Trường (CB) (2006), Hóa học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Hà Tú Vân (2008), Thiết kế giáo án điện tử môn hoá học lớp 10 chương trình nâng
cao theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ.
11. Nguyễn Xuân Việt (2011), Thiết kế và sử dụng một số trò chơi kết hợp vào bài
giảng điện tử nhằm nâng cao tính tích cực học tập môn hóa học cho HS
(phần phi kim - hóa học 10- nâng cao), Luận văn thạc sĩ.
Biên Hòa, ngày 02 tháng 04 năm 2014
Nguyễn Cao Biên
21

×