Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn rèn luyện kỹ năng làm bài tập hóa hữu cơ 12 cho học sinh yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.37 KB, 24 trang )


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHUYÊN ĐỀ
Giáo Viên: Phạm Anh Ngọc
Kiệm Tân, ngày 15 tháng 02 năm 2011
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHUYÊN ĐỀ
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI
TẬP HÓA HỮU CƠ 12 CHO HỌC
SINH YẾU
(PHẦN ESTE – LIPIT)
Người thực hiện: HUỲNH VĂN LONG
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục: 
Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa 
Phương pháp giáo dục: 
Lĩnh vực khác: 
Có đính kèm: 
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Hiện vật khác
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HOC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN.
- Họ và tên: HUỲNH VĂN LONG
- Sinh ngày: 02-01-1974
- Địa chỉ: 39 Hai Bà Trưng, thị xã Long Khánh, Đồng Nai
- Điện thoại: 0905632524.
- Chức vụ: Giáo viên.
- Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân.


II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO.
- Học vị: Cử nhân khoa học.
- Năm nhận bằng: 1998.
- Chuyên ngành đâò tạo: Hóa học.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC.
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa học.
- Số năm kinh nghiệm: 10 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây.
1. Sử dụng phương pháp tích cực trong bài dạy Hóa học có ứng dụng công nghệ
thông tin
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 2
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi con người ngày càng năng động, khả
năng làm việc với cường độ cao, đòi hỏi mỗi người cần phải có kiến thức tốt, có năng lực
và khả năng tự học hỏi cao. Với xu thế đó, ngành giáo dục đã đề ra yêu cầu phải đổi mới
phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá. Đó là dạy học theo
phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trọng tâm, học sinh phải có khả năng tự học, tự tìm
hiểu kiến thức để nâng cao năng lực của bản thân.
Thực tế giảng dạy ở trường cho thấy tỉ lệ học sinh yếu còn nhiều, thể hiện qua các bài
kiểm tra, thi học kỳ và thi tốt nghiệp. Do chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, học
sinh có lực học đa số yếu và trung bình, kiến thức cơ bản ở lớp dưới thiếu hệ thống, học
sinh không nắm đầy đủ. Và do đặc điểm của khu vực, nhiều học sinh không có động lực và
mục tiêu học tập dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa đạt yêu cầu với yêu cầu của xã
hội hiện nay.
Một trong những nguyên nhân học sinh học yếu môn Hóa học là chưa nắm chắc các
khái niệm cơ bản về hóa học; viết công thức phân tử, công thức cấu tạo còn sai; không viết
đúng phương trình hóa học; không hiểu được cấu tạo nguyên tử, phân tử các chất, các quá
trình biến đổi hóa học; không biết làm bài tập hóa học; chưa thạo các kỹ năng, kỹ xảo làm

bài tập; khả năng vận dụng kiến thức cơ bản còn yếu; học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ
động, ít suy nghĩ, còn nặng về học thuộc lòng, đối phó, dẫn đến học sinh không hứng thú
học môn Hóa học.
Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá bằng hình thức thi trắc
nghiệm cũng gây ra nhiều khó khăn cho những học sinh yếu, kỹ năng của học sinh còn
chậm, học sinh không có được kiến thức cơ bản sẽ thường lúng túng và chọn đáp án câu
trắc nghiệm theo hình thức “may rủi”, từ đó dẫn đến tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới 5 còn cao.
Đây cũng là vấn đề quan tâm và trăn trở của ngành giáo dục nói chung và của giáo viên bộ
môn Hóa học bậc trung học phổng thông nói riêng.
Mặc dù sách giáo khoa đã đáp ứng kiến thức đầy đủ, các phương pháp giảng dạy tích
cực đòi hỏi học sinh tư duy nhiều hơn nhưng thời gian để rèn luyện bài tập cho học sinh lại
quá ít so với thức tế. Chính vì vậy, rèn luyện kỹ năng làm bài tập cho học sinh là việc làm
cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, qua đó tạo nền tảng kiến thức vững
chắc cho học sinh, giúp học sinh có cơ sở để phát triển năng lực tư duy và khả năng tự học
hỏi. Vì những yêu càu và thực trạng trên nên tôi đã chọn đề tài “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
LÀM BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE VÀ CACBOHIDRAT)”
Tôi đã biết nhiều thầy cô giáo đã có nhiều sáng kiến rất hay và được áp dụng rộng rãi,
với năng lực còn hạn chế và thực trạng tại trường, tôi cố gắng trình bày một vài kinh
nghiệm nhỏ để hướng dẫn học sinh yếu củng cố lại kiến thức cơ bản về hóa học hữu cơ 12.
Từ đó học sinh có thể giải quyết bài toán hóa học cơ bản ở mức trung bình, góp phần làm
giảm tỉ lệ học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng học và dạy ở tại trường của mình.
Rất mong được sự góp ý tận tận của quý thầy cô. Chân thành cảm ơn!
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 3
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để
thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.
- Trường có tiết tăng giờ giúp giáo viên và học sinh chủ động về thời gian.
- Được sự hỗ trợ nhiệt tình của quý thầy cô trong tổ bộ môn Hóa học.

2. Khó khăn
- Chất lượng đầu vào còn thấp, lực học của học sinh đa số ở mức trung bình yếu.
- Học sinh học môn Hóa ở trung học cơ sở có ít thời gian rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
còn ít nên khi lên cấp trung học phổ thôngcác em mất cơ bản rất nhiều.
- Học sinh có thói quen học thuộc lòng, chưa chú trọng đến rèn luyện và phát triển
năng lực tư duy nên tiếp thu kiến thức còn thụ động và ít suy nghĩ.
3. Số liệu thống kê
Dựa vào số liệu thống kê điểm thi học kỳ II của của các lớp 11 trong năm học năm học
2012 – 2013 và kết quả điểm khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12, tôi có số liệu thống
kê từng lớp trước khi thực hiện chuyên đề.
Lớp Sĩ số Giỏi
Tỉ lệ
(%)
Khá
Tỉ lệ
(%)
Trung
bình
tỉ lệ
(%)
Yếu
Tỉ lệ
(%)
Kém
Tỉ lệ
(%)
12S5 40 1 2,5% 7 17,5% 22 55% 10 20% 0 0%
12S8 40 0 0% 6 15% 22 55% 12 30% 0 0%
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 4
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)

PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Bài tập hóa học là một phương tiện cơ bản để hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức
hóa học vào thực tế đời sống sản xuất và tập nghiên cứu hóa học. Phương pháp luyện tập
thông qua việc sử dụng bài tập hóa học là một trong những biện pháp quan trọng để nâng
cao chất lượng dạy và học môn Hóa. Bài tập hóa học có tác dụng trí dụng và đức dục.
- Rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức đã học dẫn đến học sinh nhớ lâu.
- Đào sâu, mở rộng kiến thức, củng cố hệ thống kiến thức.
- Rèn luyện những kỹ năng cần thiết nhất về hóa học góp phần giáo dục kỹ thuật tổng
hợp cho học sinh, hình thành các định luật hóa học.
- Phát huy tính tính cực trí luật và hình thành phương pháp bộ môn.
- Là phương tiện để giáo viên kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học
sinh.
Kỹ năng: là khả năng thực hiện một cách hợp lý các hành động trí tuệ và tay chân trong
những tình huống khác nhau.
Rèn luyện kỹ năng làm bài tập hóa học cho học sinh là hoạt động diễn ra thường xuyên
và lâu dài trong quá trình dạy và học để hoàn thiện kiến thức cho học sinh. Kỹ năng làm bài
tập hóa học bao gồm rất nhiều kỹ năng đặc trưng bộ môn như: kỹ năng viết công thức phân
tử, kỹ năng viết công thức cấu tạo, kỹ năng viết phản ứng hóa học và cân bằng phương
trình hóa học, kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng làm bài tập định tính, định lượng …
Đa số học sinh học yếu môn Hóa học và không hứng thú học môn Hóa học là do không
đủ kiến thức cơ bản về hóa học. Học sinh không nhớ hóa trị, không biết gọi tên và viết công
thức, không viết được phương trình hóa học thì không thể giải quyết các bài tập hóa học.
Để thực hiện các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra,
đánh giá thì cũng cần phải tạo cho học sinh một nền tảng kiến thức cơ bản nhất, trên cơ đó
mới phát huy được tính tích cực của học sinh, giúp học sinh có hứng thú học tập. Thực tế
giảng dạy tôi nhận thấy: học sinh học được môn hóa trước hết phải có một kiến thức nhất,
được đánh giá qua việc học sinh phải qua các bước sau:
Biết tên gọi,
CTPT và PTK


Biết viết CTCT

Biết tính chất hóa
học cùa các chất

Viết và cân bằng
được phản ứng
Tiếp theo học sinh sẽ vận dụng các kiến thức cơ bản để giải được các bài tập đơn giản,
biết nhận biết một số hiện tượng hóa học và giải thích các hiện tượng đó. Từ đó học sinh
có cơ sở để tự rèn luyện và phát huy khả năng tiếp thu kiến thức.
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 5
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu chung
- Giúp học sinh yếu củng cố các kiến thức căn bản về bài tập hóa học 12 trong
chương este – lipit và chương cacbohidrat.
- Xây dựng cho học yếu một nền tảng kiến thức cơ bản vững chắc để có cơ sở phát
huy tính tích cực trong việc vận dụng kiến thức cũ và chủ động lĩnh hội kiến thức
mới.
- Nâng trình độ học sinh từ mức yếu, kém lên mức trung bình hoặc khá hơn.
- Giúp học sinh có hứng thú học môn Hóa học, có thái độ yêu thích môn Hóa học.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 12 trường THPT Kiệm Tân.
- Nội dung nghiên cứu: chương este – lipit và chương cacbohidrat của hóa 12 cơ bản.
3. Kế hoạch và phương hướng thực hiện
Thời gian: trong học kỳ I.
- Học kỳ I gồm: 2 tiết/tuần x 17 = 34 tiết
- Theo phân phối chương trình của Bộ, nhà trường tăng thêm 2 tiết/tuần. Như vậy 2
tiết theo phân phối chương trình vẫn dạy bình thường và đảm bảo nội dung chương

trình, còn 2 tiết tăng giờ để luyện tập cho học sinh, không được kéo dài bài dạy.
- Nội dung trong giờ tăng tiết được kết hợp song song với chương trình dạy chính
thức, có tác dụng hỗ trợ cho học sinh bám sát nội dung SGK, học sinh tự giải quyết
bài tập SGK và một số bài tập giáo viên cung cấp thêm để nhớ bài lâu hơn, từ đó có
thái độ hứng thú và yêu thích bộ môn Hóa học.
- Để thực hiện các yêu cầu trên đòi hỏi giáo viên phải biết cách sắp xếp và phân phối
thời gian, lượng kiến thức một cách hợp lý, vừa phải, không quá tải với học sinh
yếu và gây nhàm chán với học sinh khá, giỏi. Bên cạnh đó giáo viên phải kết hợp
nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy tích cực, sử dụng các phương tiện dạy
học đặc trưng của bộ môn, sử dụng công nghệ thông tin, thực hành thí nghiệm,
phiếu học tập, học tập nhóm …
4. Một số dạng bài tập cơ bản của hóa hữu cơ 12
4.1. Bài tập định tính
a. Bài tập viết đồng phân và gọi tên.
b. Bài tập viết phương trình hóa học, thực hiện dãy chuyển hóa.
c. Bài tập mô tả, quan sát và giải thích hiện tượng.
d. Bài tập nhận biết hóa chất.
e. Bài tập tách và tinh chế các chất ra khỏi hỗn hợp,
f. Bài tập điều chế một chất.
g. Bài tập xác định cấu tạo của một chất dựa trên tính chất của nó.
4.2. Bài tập định lượng
a. Tính theo phương trình hóa học, bài toán lượng chất dư - thiếu.
b. Tìm CTPT, CTCT, tên gọi của một chất.
c. Tính thành phần phần trăm về khối lượng (thể tích) của chất trong hỗn hợp.
d. Tính khối lượng chất tham gia và tạo thành.
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 6
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Với hệ thống bài tập cơ bản nhiều như trên học sinh sẽ khó tiếp thu trong một thời gian
ngắn. Vì vậy tùy thuộc vào nội dung của từng bài, từng chương mà giáo viên linh động lựa

chọn một số nội dung luyện tập sao cho phù hợp với nội dung bài dạy. Sau đây là kế hoạch
thực hiện trong các bài cụ thể.
1. Các tiết ôn tập đầu chương
Trước khi vào chương I, II (Este – Lipit và Cacbohidrat), giáo viên cần ôn tập các kiến
thức và rèn luyện cho học sinh các dạng bài tập có nội dung củng cố kiến thức cơ bản
và liên quan đến bài dạy.
a. Ôn tập kiến thức trọng tâm liên quan đến nội dung bài dạy chương I và II
- Công thức và tên gọi của một số gốc hidrocacbon và axit cacboxylic
Để giúp cho học sinh nhớ tên một số gốc hidrocacbon và một số axit nhằm giúp học
sinh dễ đọc tên một số hợp chất hữu cơ.
Bảng 1: công thức và tên gọi một số gốc hidrocabon và axit
CTCT gốc hidrocacbon Tên gốc
CTCT của axit
cacboxylic
Tên thông thường
CH
3
Metyl HCOOH Axit fomic
CH
3
CH
2
- Etyl CH
3
COOH Axit axetic
CH
3
CH
2
CH

2
- Propyl C
2
H
5
COOH Axit propionic
(CH
3
)
2
CH- Isopropyl CH
2
=CHCOOH Axit acrylic
CH
3
[CH
2
]
2
CH
2
- Butyl C
6
H
5
COOH Axit benzoic
C
6
H
5

- Phenyl
C
6
H
5
CH
2
- Benzyl
CH
2
=CH- Vinyl
- Cách gọi tên các hợp chất hữu cơ
Để giúp cho học sinh nắm rõ quy tắc đọc tên của một số hợp chất hữu cơ thường
gặp, ta hướng dẫn học sinh đọc tên hợp chất hữ cơ theo 2 cách sau:
Tên gốc - chức:
Tên phần gốc Tên phần định chức
Ví dụ: C
2
H
5
OCOCH
3
: etyl axetat
Tên thay thế:
Ví dụ:
CH
3
COOH: axit etanoic
Chú ý:
- Mạch cacbon chính: mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm chức và nhiều nhánh nhất.

- Đánh số thứ tự trên mạch chính ở gần phía nhóm chức nhất (nếu không có nhóm
chức thì ưu tiên cho nhánh).
- Giữa số và số cách nhau dấu “,”
- Giữa số và chữ cách nhau bằng “-”
- Nhiều nhóm giống nhau dùng tiếp đầu ngữ: di (2); tri (3); tetra (4)…
- Nhiều nhóm khác nhau đọc theo thứ tự vần chữ cái A, B, C
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 7
Tên mạch cacbon chính
(bắt buộc có)
Tên phần định chức
(bắt buộc có)
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
b. Rèn luyện bài tập viết CTCT và gọi tên
Nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết CTCT từ tên gọi hợp chất hữu cơ và
ngược lại.
Thí dụ 1: gọi tên các hợp chất có công thức cấu tạo sau:
CH
3
CH
CH
3
CH
2
OH CH
3
CH
CH
3
CH
2

COOHCH
3
CH
CH
3
CHO
Giáo viên hướng dẫn một công thức và gọi học sinh lên bảng làm bài.
CH
3
CH
CH
3
CH
2
OH CH
3
CH
CH
3
CH
2
COOHCH
3
CH
CH
3
CHO
123 13
1234
2

2-metylpropan-1-ol 2-metylpropanal Axit 3-metylbutanoic
Thí dụ 2: Viết công thức cấu tạo của các chất có tên sau: 2-metylbutan-1-ol;
propantriol; axit etanoic
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một công thức: định mạch chính, số nhóm chức, vị trí
nhánh và tên nhánh. Sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài còn lại.
CH
3
CH
2
CH CH
2
OH
CH
3
CH
3
COOHCH
2
CH CH
2
OH OH OH
c. Rèn luyện bài tập viết đồng phân và gọi tên: giúp học sinh rèn luyện kỹ năng
viết CTCT và cách gọi tên.
Giáo viên nêu cách viết đồng phân các hợp chất hữu cơ đơn chức theo trình tự sau:
- Viết đồng phân nhóm chức (nếu có)
- Viết đồng phân vị trí nhóm chức: bằng cách thay đổi vị trí nhóm chức (đối với
nhóm chức andehit (CHO) hoặc nhóm chức axit (COOH) luôn nằm ở vị trí số 1 nên
không cần thay đổi vị trí của nó).
- Viết đồng phân mạch cacbon: thay đổi mạch cacbon (nếu có).
Thí dụ: Viết CTCT và gọi tên các đồng phân ancol ứng với CTPT sau: C

3
H
8
O; C
4
H
10
O
và axit ứng với CTPT C
5
H
10
O
2
.
Hướng dẫn học sinh (làm theo các trình tự trên) với C
4
H
10
O
CH
3
CH
2
CH
2
CH
2
OH : Butan-1-ol CH
3

CH
2
CH
OH
CH
3
: Butan-2-ol
CH
3
CH CH
2
OH : 2-metylpropan-1-ol
CH
3
CH
3
C
OH
CH
3
: 2-metylpropan-2-ol
CH
3
CH
3
CH
2
CH
2
CH

2
OH : Butan-1-ol CH
3
CH
2
CH
OH
CH
3
: Butan-2-ol
CH
3
CH CH
2
OH : 2-metylpropan-1-ol
CH
3
CH
3
C
OH
CH
3
: 2-metylpropan-2-ol
CH
3
Những chất còn lại: C
3
H
8

O; C
5
H
10
O
2
h ọc sinh tự làm
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 8
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
d. Rèn luyện bài tập có viết PTHH
Một trong những điều kiện quan trọng để học sinh làm được bài tập hóa học là phải viết và cân
bằng được phản ứng hóa học. Học sinh đã được học ở bậc THCS, lớp 10 và lớp 11 vì thế chỉ
cần ôn tập các bước cơ bản, lưu ý sửa sai cho học sinh.
- Cân bằng phản ứng cháy
Bước 1: Viết các chất phản ứng dưới dạng CTPT.
Bước 2: Viết đúng chất tham gia và sản phẩm (sản phẩm có CO
2
, H
2
O).
Bước 3: Cân bằng số nguyên tử ở hai vế theo thứ tự sau:
Cacbon → nguyên tố khác (không phải H, O) → H→ cuối cùng là oxi
Thí dụ: Viết và cân bằng phản ứng sau:
C
n
H
2n+2
O + O
2
→ CO

2
+ H
2
O
Hướng dẫn học sinh
Cân bằng nguyên tử C trước, sau đó đến H → O
Kết quả: C
n
H
2n+2
O + O
2
→ nCO
2
+ (n+1)H
2
O
Hay: 2C
n
H
2n+2
O + 3nO
2
→ 2nCO
2
+ 2(n+1)H
2
O
- Cân bằng phản ứng khác (dùng TCHH viết PTHH)
Bước 1: Viết đúng chất tham gia và sản phẩm (dựa vào TCHH).

Bước 3: Cân bằng số nguyên tử ở hai vế (dựa vào TCHH của các nhóm chức để cân
bằng).
Thí dụ: Viết và cân bằng phản ứng sau:
CH
3
CHO + AgNO
3
+ NH
3
+ H
2
O CH
3
COONH
4
+ NH
4
NO
3
+ Ag
Hướng dẫn học sinh
Để cân bằng phản ứng trên, ta dùng phương pháp thăng bằng electron. Như thế tương đối khó
với học sinh yếu, vì thế để đơn giản hơn do học sinh đã được học ở lớp 11: cứ một nhóm CHO
tạo 2Ag ta có thứ tự cân bằng các nguyên tử như sau:
- Cân bằng Ag trước → NO
3
-
→ N/NH
3
→ H

Kết quả:
CH
3
CHO + 2AgNO
3
+ 3NH
3
+ H
2
O CH
3
COONH
4
+ 3NH
4
NO
3
+ 2Ag
Thí dụ: Viết và cân bằng phản ứng sau:
C
3
H
5
(OH)
3
+ Na → C
3
H
5
(ONa)

3
+ H
2
Học sinh tự cân bằng
2. Bài tập cơ bản trong chương este – lipit
A. Bài este
A.1. Mục tiêu bài học
Học sinh biết được cấu tạo của este, tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng
của este
A.2. Bài tập cần rèn luyện
a. Bài tập đồng phân – danh pháp
Hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức cũ và cách viết đồng phân este
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 9
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
Este đơn ch ức có CTCT: RCOOR’
Với R, R’ là gốc hidrocacbon no, không no hoặc thơm. R có thể là H
Công thức chung của este no đơn chức mạch hở: C
m
H
2m+1
COOC
n
H
2n+1
(m ≥ 0, n ≥ 1) hay
C
n
H
2n
O

2
(với n ≥ 2)
Danh pháp
Tên este gồm: Tên gốc hidrocacbon R’ + tên anion gốc axit (đuôi “at”)
Đồng phân
Cách viết đồng phân este dạng RCOOR’:
- Cho R là H, dồn hết C còn lại qua R’
- Tạo nhánh cho R’ (nếu có)
- Chuyển C từ R’ sang R (tạo nhánh cho R nếu có) cho đến khi số C trong R’ bằng 1 thì ngưng.
VD: Viết đồng phân và gọi tên các este có CTPT C
3
H
6
O
2
; C
4
H
8
O
2
Hướng dẫn học sinh: C
3
H
6
O
2
HCOOCH
2
CH

3
: etyl fomat; CH
3
COOCH
3
: metyl axetat
C
4
H
8
O
2
học sinh tự làm
b. Bài tập viết PTHH, thực hiện chuỗi phản ứng
Bài 1: Viết PTHH thực hiện các phản ứng sau:
- CH
3
COOC
2
H
5
+ H
2
O (mt: H
+
)
- CH
3
COOC
2

H
5
+ NaOH (t
o
)
- thủy phân etyl format trong môi trường axit.
- thủy phân metyl axetat trong môi trường kiềm (KOH).
Hướng dẫn học sinh làm bài theo nhóm và sửa sai cho học sinh (học sinh thường viết sai đối
với phản ứng thuận nghịch, thiếu 2 mũi tên ngược chiều nhau trong phản ứng)
Bài 2: Viết PTHH cho chuỗi phản ứng sau:
CH
3
COOC
2
H
5
→ C
2
H
5
OH → CH
3
COOH → CH
3
COOCH
3
→ CH
3
COONa
Yêu cầu học sinh nhắc lại TCHH của este và các TCHH có liên quan đến chuỗi phản ứng. Sử

dụng linh hoạt các tính chất này. Chú ý sửa sai cho học tương tự bài 1.
c. Bài tập viết về hiệu suất và lượng chất dư - thiếu.
Mục tiêu: Giúp học sinh có nhận định chính xác về khối lượng của các chất tham gia hay sản
phẩm khi có hiệu suất, hiểu rõ hơn về hiệu suất phản ứng.
Phương pháp:
Giả sử: A → B có hiệu suất là H%
- Tính theo lượng chất A thì
- Tính theo lượng chất B thì
Bài 1: Cho 12 gam axit axetic tác dụng với lượng dư ancol etylic thì lượng este thu được là bao
nhiêu? Biết hiệu suất của phản ứng là 60%.
Hướng dẫn học sinh
- Xác định dữ kiện bài toán cho, yêu cầu của đề bài.
- Viết PTHH, ghi các giá trị lượng chất đề cho đúng với đơn vị
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 10
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
CH
3
COOH + C
2
H
5
OH
H
2
SO
4
CH
3
COOC
2

H
5
+ H
2
O
60g
12g
88g
m g
Áp dụng quy tác tam xuất: (khối lượng este tính theo lý thuyết)
Do H% = 60% nên khối lượng este thu được (lượng thực tế)
Bài 2: Cho 6 gam axit axetic tác dụng với 6 gam ancol etylic thì thu được m gam este. Tìm giá trị m,
biết hiệu suất của phản ứng là 65%
Hướng dẫn học sinh làm theo nhóm: giả sử H% = 100% thì tính xem lượng axit dư hay ancol dư. Bài
toán sẽ được tính theo lượng hết, tương tự bài 1.
Sau đó rèn luyện cho học sinh làm bài tập trog SGK và tài liệu
e. Bài tập tìm CTPT, CTCT
Hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức cũ
Tính chất hóa học của este
- Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit (phản ứng thuận nghịch)
PTHH:
R COO R'
H
2
SO
4
, t
0
R COOH
+

R' OHH OH
+
VD: CH
3
COO C
2
H
5

H
2
SO
4
, t
0
CH
3
COOH
+
C
2
H
5
OHH OH
+
- Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa): đây là phản ứng một
chiều
PTHH:
R COO R' R COONa
+

R' OH
+
NaOH
H
2
O, t
0
VD: CH
3
COO C
2
H
5
CH
3
COONa
+
C
2
H
5
OH
+
NaOH
H
2
O, t
0
- Phản ứng đốt cháy(đốt cháy este no đơn chức, mạch hở)
PTHH:

C
n
H
2n
O
2
+ O
2
→ nCO
2
+ nH
2
O
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam một este (được tạo bởi axit cacboxylic và ancol đều no đơn chức,
mạch hở) thì thu được 3,36 lít khí CO
2
(ở điều kiện tiêu chuẩn). Tìm công thức phân tử của este đó.
Hướng dẫn học sinh:
- Xác định dữ kiện bài toán cho, yêu cầu bài đề bài cho
- Đặt CTPT của este.
- Viết PTHH, ghi các giá trị lượng chất đề cho đúng đơn vị
- Đặt CTPT của este là C
n
H
2n
O
2
(n ≥ 2)
- Tính số mol CO
2

:
- PTHH
C
n
H
2n
O
2
+
O
2
→ nCO
2
+ nH
2
O
14n + 32 (g) n (mol)
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 11
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
3,7 (g) 0,15 (mol)
Lập tỉ lệ:
Giải được n = 3.
Vậy công thức phân tử của este là C
3
H
6
O
2
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một este thì thu được 4,48 lít khí CO
2

(ở điều kiện tiêu chuẩn)
và 3,6 gam nước. Xác định công thức phân tử của este đó.
Hướng dẫn thêm cho học sinh: dựa vào PTHH đốt cháy este no, đơn chức, mạch hở ta có kết luận
sau:
• Khi đốt cháy một este no, đơn chức mạch hở thì và ngược lại.
Sau đó học sinh tự làm bài tập và làm thêm bài tập ở tài liệu.
Bài 3: Thủy phân hoàn toàn 13,2 gam một este đơn chức bằng 150 ml dung dịch NaOH 1M (lượng
vừa đủ) thì thu được 12,3 gam muối. Xác định CTCT và tên gọi của este đó.
Phương pháp
- Đặt CTCT của este đơn chức là RCOOR’.
- Viết PTHH.
- Đưa dữ kiện đề bài cho vào PTHH, tìm R và R’. Suy ra CTCT este.
- Để làm bài tập trắc nghiệm nhanh học sinh cần nhớ: khi thủy phân este đơn chức trong môi
trường kiềm (NaOH, KOH …) thì ta có:
Và chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng gồm: muối và NaOH dư
Giải bài:
- Đặt CTCT của este là: RCOOR’
- Số mol NaOH: 0,15 1 = 0,15 (mol)
- PTHH:
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
0,15 mol ← 0,15 mol → 0,15 mol
Ta có:
- M
RCOONa
= M
R
+ 67 =
Suy ra: M
R
= 15 ⇒ R là gốc CH

3
- M
este
= M
R
+ M
R’
+ 44 =
Suy ra: M
R’
= 29 ⇒ R’ là gốc C
2
H
5
Vậy CTCT c ủa este là: CH
3
COOC
2
H
5
: etyl axetat.
Bài 2: Thủy phân hoàn toàn 8,88 gam este có CTPT C
3
H
6
O
2
bằng dung dịch KOH lượng vừa đủ.
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 10,08 gam chất rắn. Xác định CTCT và tên gọi của
este đó.

Học sinh tự làm bài tập.
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 12
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG ESTE – LIPIT
Câu 1: Số đồng phân đơn chức mạnh hở ứng với CTPT C
4
H
8
O
2
là:
A. 3 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 2: A có CTPT C
4
H
8
O
2
. Số đồng phân đơn chức tác dụng với NaOH, nhưng không tác dụng với Na là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3: Số đồng phân của C
4
H
8
O
2
tác dụng với NaOH và có khả năng tráng bạc là:
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C
2

H
4
O
2
cho phản ứng tráng bạc?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: Cho các chất: CH
3
COOH, CH
3
CHO, HCOOH, HCOOC
2
H
5
. Có bao nhiêu chất tham gia phản ứng
tráng bạc?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có CTCT:
A. HCOOC
3
H
7
B. C
2
H
5
COOCH
3
C. C
3

H
7
COOH D. C
2
H
5
COOH
Câu 7: Este được tạo từ axit no, đơn chức mạch hở và ancol no, đơn chức mạch hở có CTCT là:
A. C
n
H
2n-1
COOC
m
H
2m+1
B. C
n
H
2n-1
COOC
m
H
2m-1
C. C
n
H
2n+1
COOC
m

H
2m+1
D. C
n
H
2n+1
COOC
m
H
2m-1
Câu 8: CTTQ của este tạo bởi axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức (cả axit và ancol đều mạch
hở) là:
A. C
n
H
2n
O
2
B. C
n
H
2n – 2
O
2
C. C
n
H
2n + 1
COOC
m

H
2m +1
D. A, C đều đúng.
Câu 9: Chất nào sau đây không phải là este:
A. metyl fomat B. amylaxetat C. etylnitrat D. etylbenzoat
Câu 10: Trong các chất sau, chất nào là este:
A. Canxi axetat B. Natri fomat C. Natri phenolat D. Etyl fomat
Câu 11: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi?
A. CH
3
COOH, CH
3
COOC
2
H
5
, C
3
H
7
OH B. CH
3
COOH, C
3
H
7
OH, CH
3
COOC
2

H
5
C. C
3
H
7
OH, CH
3
COOH, CH
3
COOC
2
H
5
D. CH
3
COOC
2
H
5
, C
3
H
7
OH, CH
3
COOH
Câu 12: Phản ứng nào sau đây là pứ este hóa ?
A. CH
3

COOH + C
2
H
5
OH B. CH
3
OH + HCl
C. CH
3
COOCH
3
+ NaOH D. (A, C) đều đúng
Câu 13: Phản ứng nào xảy ra hoàn toàn?
A. Phản ứng este hoá.
B. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit.
C. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm.
D. Cả A, B, C.
Câu 14: Este CH
3
COOC
2
H
3
không phản ứng với các chất nào trong các chất sau:
A. Dung dịch Br
2
B. Mg(OH)
2
C. NaOH D. Khí H
2

Câu 15: Thủy phân vinyl axetat trong môi trường axit thu được
A. axit axetic và ancol vinylic B. axit axetic và axetilen
C. axit axetic và ancol etylic D. axit axetic và andehit axetic
Câu 16: Thủy phân vinyl axetat trong dung dịch NaOH thu được
A. axit axetic và ancol vinylic B. natri axetat và ancol vinylic
C. natri axetat và andehit axetic C. axit axetic và andehit axetic
Câu 17: Este X (C
8
H
8
O
2
) tác dụng với một lượng dư dung dịch KOH thu được 2 muối hữu cơ và H
2
O. X có tên
gọi là:
A. metyl benzoat B.benzyl fomat C. phenyl fomat D. phenyl axetat
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 13
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
Câu 18: Thủy phân este có công thức phân tử C
4
H
8
O
2
(với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y.
Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là:
A. ancol metylic. B. etyl axetat. C. axit fomic. D. ancol etylic.
Câu 19: Đun 12,00 gam axit axetic với một lượng dư ancol etylic (có mặt ax H
2

SO
4
đặc làm xúc tác). Đến khi
phản ứng kết thúc thu được 11,00 gam este. Hiệu suất của pứ este hóa là:
A. 70% B. 75% C. 62,5% D. 50%
Câu 20: Tính khối lượng metyl metacrylat thu được khi đun nóng 215gam axit metacrylyc với 100gam ancol
metylic. Giả thiết pứ este hóa đạt hiệu suất 60%?
A. 125gam B. 150gam C. 175gam D. 200gam
Câu 21: Cho 12 gam axit axetic tác dụng với 10,12 gam ancol etylic (có mặt H
2
SO
4
đặc) thì thu được m gam
este. Biết hiệu suất của phản ứng là 60%. Giá trị của m là:
A. 10,56g B. 17,60g C. 11,62g D. 19,36g
Câu 22: Đun nóng axit axetic với ancol iso amylic (CH
3
)
2
CHCH
2
CH
2
OH có axit H
2
SO
4
đặc làm xúc tác thu
được iso amyl axetat (dầu chuối). Tính lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đun nóng với
200gam ancol iso amylic. Biết hiệu suất pứ đạt 68%

A. 97,5 gam B. 195,0 gam C. 292,5gam D. 159,0gam
Câu 23: Hỗn hợp gồm ancol đơn chức và axit đơn chức bị este hóa hoàn toàn ta thu được 1 este. Đốt cháy hoàn
toàn 0,11 gam este này thì thu được 0,22gam CO
2
và 0,09gam H
2
O. Vậy CTPT của ancol và axit là:
A. CH
4
O và C
2
H
4
O
2
B. C
2
H
6
O và C
2
H
4
O
2
C. C
2
H
6
O và CH

2
O
2
D. C
2
H
6
O và C
3
H
6
O
2
Câu 24: Đốt cháy hỗn hợp 2 este no đơn chức ta thu được 1,8g H
2
O. Thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp 2 este trên
ta thu được hỗn hợp X gồm ancol và axit. Nếu đốt cháy 1/2 hỗn hợp X thì thể tích khí CO
2
thu được (đktc)
là:
A. 2,24l B. 3,36l C. 1,12l D. 4,48l
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,88g h.hợp 2 este đồng phân, ta thu được 1,76g CO
2
và 0,72g H
2
O. CTPT của 2
este là:
A. C
3
H

6
O
2
B. C
2
H
4
O
2
C. C
4
H
8
O
2
D. C
5
H
10
O
2
Câu 26: Đốt cháy 6gam este X ta thu được 4,48 lít CO
2
(đktc) và 3,6gam H
2
O. Vậy CTPT của este đó là:
A. C
4
H
6

O
2
B. C
4
H
6
O
4
C. C
3
H
6
O
2
D. C
2
H
4
O
2
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol este đơn chức E cần 2 mol oxi. E là:
A. CH
3
COOCH
3
B. CH
3
COOC
2
H

5
C. HCOOCH
3
D. HCOOCH=CH
2
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este đơn chức, thu được 0,22 gam CO
2
và 0,09 gam H
2
O. Hãy xác
định số đồng phân của este này theo các kết quả sau :
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 29: Thủy phân hoàn toàn 9,68g một este có CTPT C
4
H
8
O
2
bằng dung dịch NaOH thì thu được 9,02g muối
và một ancol. CTCT của este đó là:
A. HCOOCH(CH
3
)
2
B. HCOOCH
2
CH
2
CH
3

C. CH
3
CH
2
COOCH
3
D. CH
3
COOC
2
H
5
Câu 30: Cho 13,2 gam este E tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được 12,3 g muối. Xác định
E.
A. HCOOCH
3
B. CH
3
-COOC
2
H
5
C. HCOOC
2
H
5
D. CH
3
COOCH
3

Câu 31: Cho 0,1 mol chất X có CTPT C
4
H
8
O
2
tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, rồi cô cạn dung dịch thu
được 8,2g rắn khan thì CTCT của X là:
A. C
3
H
7
COOH B. CH
3
COOC
2
H
5
C. HCOOC
3
H
7
D. C
2
H
5
COOCH
3
Câu 32: Cho 0,1 mol chất X có CTPT C
3

H
6
O
2
tác dụng vừa đủ với dd NaOH, rồi cô cạn dd thu được 6,8g rắn
khan thì CTCT của X là:
A. C
2
H
5
COOH B. CH
3
COOCH
3
C. HCOOC
2
H
5
D. Cả ba
Câu 33: Một este X tạo bởi axit và ancol đều đơn chức no có tỉ khối hơi đối với CO
2
là 2. Đun nóng 2,2g X với
dd KOH dư, thu được 2,8g muối khan. CTCT của X:
A. C
2
H
5
COOCH
3
B. CH

3
COOC
2
H
5
C. HCOOC
2
H
5
D. CH
3
COOCH
3
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 14
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
Câu 34: Một este CTPT là C
4
H
6
O
2
, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetandehit. CTCT của este
đó là:
A. CH
2
=CH-COO-CH
3
B. HCOO-C(CH
3
)=CH

2
.
C. HCOO-CH=CH-CH
3
D. CH
3
COO-CH=CH
2
Câu 35: Este đơn chức có chứa 50%C (về khối lượng) có tên gọi là
A. vinyl fomat B. vinyl axtetat C. metyl axetat D. etyl axetat
Câu 36: Một este đơn chức có phân tử khối là 88. Cho 17,6 gam este tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 1M
đun nóng, sau đó đem cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 23,2 gam rắn khan. Biết phản ứng xảy ra hoàn
toàn, hãy tìm công thức cấu tạo của este, trong số các chất sau :
A. CH
3
COOCH
2
CH
3
B. CH
3
COOCH
3
C. HCOOC
2
H
5
D. CH
3
CH

2
COOCH
3
Câu 37: Cho chuỗi biến đổi sau: C
2
H
2
→ X → Y → Z → CH
3
COOC
2
H
5
. Vậy X, Y, Z lần lượt là
A. C
2
H
4
, CH
3
COOH, C
2
H
5
OH B. CH
3
CHO, CH
3
COOH, C
2

H
5
OH
C. CH
3
CHO, C
2
H
4
, C
2
H
5
OH D. CH
3
CHO, C
2
H
5
OH, CH
3
COOH
Câu 38: Axit béo no thường gặp là :
A. Axit stearic. B. Axit oleic. C. Axit butiric D. Axit linoleic.
Câu 39: Axit có cấu tạo : CH
3
[CH
2
]
7

CH = CH[CH
2
]
7
COOH được gọi là :
A. Axit panmitic B. Axit stearic C. Axit oleic. D. Axit linoleic.
Câu 40: Khi thuỷ phân bất kì chất béo nào cũng thu được :
A. glixerol B. axit oleic C. axit panmitic. D. axit stearic.
Câu 41: Chỉ ra nội dung đúng:
A. Mỡ động vật và dầu thực vật đều chứa chủ yếu là các gốc axit béo no.
B. Mỡ động vật và dầu thực vật đều chứa chủ yếu là các gốc axit béo không no.
C. Mỡ động vật chứa chủ yếu gốc axit béo không no, dầu thực vật chứa chủ yếu gốc axit béo no.
D. Mỡ động vật chứa chủ yếu gốc axit béo no, dầu thực vật chứa chủ yếu gốc axit béo không no.
Câu 42: Chỉ ra chất có trong xà phòng bột :
A. Natri panmitat. B. Natri đođexylbenzensunfonic.
C. Natri stearat. D. Natri glutamat.
Câu 43: Để điều chế xà phòng, người ta đun nóng chất béo với dung dịch kiềm trong thùng lớn. Muốn tách xà
phòng ra khỏi hỗn hợp nước và glixerol, người ta cho thêm vào dung dịch :
A. NaCl B. CaCl
2
C. MgCl
2
D. MgSO
4
Câu 44: Khi hidro hoá hoàn toàn một mol olein (glixerol trioleat) nhờ Ni xúc tác thu được một mol stearin
(glixerol tristearat) phải cần bao nhiêu mol H
2
?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 15

RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
3. Bài tập cơ bản trong chương cacbohidrat
Bài tập cần rèn luyện
A. Bài tập nhận biết
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau: glucozơ và saccarozơ.
Yêu cầu học sinh nêu những phản ứng đặc trưng của từng chất, từ đó xác định cách nận biết
các chất.
- Dùng dung dịch AgNO
3
/NH
3
: nhận biết được glucozơ và saccarozơ
Dung dịch tạo ra lớp bạc kết tủa là glucozơ, còn saccarozơ không có hiện tượng
PTHH:
HOCH
2
[CHOH]
4
CHO + 2AgNO
3
+ 3NH
3
+ H
2
O HOCH
2
[CHOH]
4
COONH
4

+2NH
4
NO
3
+ 2Ag↓
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau:
a. Fructozơ và saccarozơ b. Glucozơ và glixerol c. Glucozơ, fructozơ và saccarozơ
Học sinh làm bài theo nhóm.
B. Bài tập tìm lượng chất tham gia và tạo thành
Bài 1: Tính khối lượng bạc thu được khi đem 18 gam glucozơ tác dụng với dung dịch bạc
nitrat dư trong dung dịch amoniac. Biết hiệu suất phản ứng là 100%
Hướng dẫn học sinh
- Xác định dữ kiện và yêu cầu bài cho.
- Viết PTHH và đưa dữ kiện bài cho vào PTHH rồi tính.
Giải bài:
Số mol glucozơ:
HOCH
2
[CHOH]
4
CHO + 2AgNO
3
+ 3NH
3
+ H
2
O HOCH
2
[CHOH]
4

COONH
4
+2NH
4
NO
3
+ 2Ag↓
0,1 mol 0,2 mol
Vậy khối lượng bạc thu được là: 0,2 108 = 21,6 (g)
Để giải bài toán trên nhanh hơn trong bài trắc nghiệm, giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết
sơ đồ phản ứng: C
6
H
12
O
6
→ 2Ag
Bài 2: Đem glucozơ thực hiện phản ứng tráng bạc, tính khối lượng glucozơ cần dùng để
thu được 10,8 gam bạc. Biết hiệu suất phản ứng là 90%.
Học sinh tự làm bài.
Bài 3: Tính khối lượng tinh bột cần dùng khi lên men để thu được 9,2 gam ancol etylic.
Biết hiệu suất cả quá trình là 80%.
Hướng dẫn học sinh
- Viết PTHH
(C
6
H
10
O
5

)
n
+ nH
2
O → nC
6
H
12
O
6
C
6
H
12
O
6
→ 2C
2
H
5
OH + 2CO
2
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết sơ đồ phản ứng: chuyển chỉ số n thành hệ số
n(C
6
H
10
O
5
) → nC

6
H
12
O
6
→ 2nC
2
H
5
OH
Lược bỏ n ta có sơ đồ:
C
6
H
10
O
5
→ C
6
H
12
O
6
→ 2C
2
H
5
OH
162 (g)
m (g)

2 46 (g)
9,2 (g)
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 16
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
Vậy m =
Vì hiệu suất cả quá trình là 80% nên khối lượng tinh bột cần dùng là:
Học sinh rèn luyện thêm bài tập trong SGK và tài liệu.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG CACBOHIDRAT
Câu 1: Trong phân tử của các cacbonhidrat luôn có
A. nhóm chức xeton. B. nhóm chức axit. C. nhóm chức andehit. D. nhóm chức ancol
Câu 2: Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là
A. C
n
(H
2
O)
m
B. C
n
H
2
O C. C
x
H
y
O
z
D. R(OH)
x
(CHO)

y
Câu 3: Chất tiêu biểu, quan trọng của monosaccarit là :
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Mantozơ.
Câu 4: Chất nào thuộc loại monosaccarit ?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Mantozơ. D. Cả A, B, C.
Câu 5: Chỉ ra nội dung sai khi nói về phân tử glucozơ :
A. Có một nhóm chức andehit. B. Có 5 nhóm hidroxyl.
C. Mạch cacbon phân nhánh. D. Công thức phân tử có thể được viết C
6
(H
2
O)
6
.
Câu 6: Trong máu người luôn chứa một tỉ lệ glucozơ không đổi là :
A. 0,01% B. 0,1% C. 1% D. 10%
Câu 7: Glucozơ có đầy đủ tính chất hoá học của :
A. ancol đa chức và andehit đơn chức. B. ancol đa chức và andehit đa chức.
C. ancol đơn chức và andehit đa chức. D. ancol đơn chức và andehit đơn chức.
Câu 8: Glucozơ thuộc hợp chất:
A. lipit B. monosaccarit C. disaccarit D. polisaccarit
Câu 9: Saccarozơ và mantozơ là:
A. monosaccarit B. đồng đẳng C. đồng phân D. polisaccarit
Câu 10: Tinh bột và xenlulozơ là
A. monosaccarit B. disaccarit C. đồng phân D. polisaccarit
Câu 11: Glucozơ và fructozơ là:
A. disaccarit B. đồng đẳng C. andehit và xeton D. đồng phân
Câu 12: Glucozơ không tham gia phản ứng :
A. thuỷ phân. B. este hoá. C. tráng gương. D. khử bởi hiđro (Ni, t
0

).
Câu 13: Sobitol có cấu tạo
A. HOCH
2
[CH(OH)]
4
CHO. B. HOCH
2
[CH(OH)]
3
COCH
2
OH.
C. HO CH
2
[CH(OH)]
4
COOH. D. HOCH
2
[CH(OH)]
4
CH
2
OH.
Câu 14: Chất được dùng để tráng gương, tráng ruột phích :
A. glixerol B. Tinh bột. C. glucozơ. D. saccarozơ.
Câu 15: Trong huyết thanh truyền cho người bệnh có chứa
A. protein B. lipit. C. glucozơ. D. saccarozơ.
Câu 16: Loại đường phổ biến nhất là :
A. Glucozơ. B. Frutozơ. C. Saccarozơ. D. Mantozơ.

Câu 17: Phân tử saccarozơ được cấu tạo bởi
A. hai gốc glucozơ. B. hai gốc fructozơ.
C. một gốc glucozơ và một gốc fructozơ. D. không phải A, B và C.
Câu 18: Saccrozơ và mantozơ là:
A. disaccarit B. cacbonhidrat C. đồng phân D. tất cả đều đúng
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 17
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
Câu 19: Phản ứng hoá học quan trọng nhất của saccarozơ :
A. phản ứng thuỷ phân. B. phản ứng tráng gương.
C. phản ứng với Cu(OH)
2
. D. phản ứng este hoá.
Câu 20: Để chứng minh glucozơ có nhóm chức andehit, có thể dùng một trong ba phản ứng hóa học. Trong các
phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức andehit của glucozơ?
A. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO
3
/NH
3
B. Oxi hoà glucozơ bằng Cu(OH)
2
đun nóng
C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim D. Khử glucozơ bằng H
2
/Ni, t
0
Câu 21: Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ là hợp chất tạp chức.
A. Phản ứng tráng bạc và phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)
2
.
B. Phản ứng tráng bạc và phản ứng lên men

C. Phản ứng tạo phức với Cu(OH)
2
và phản ứng lên men
D. Phản ứng lên men ancol và phản ứng thủy phân
Câu 22: Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ có nhiều nhóm hidrôxyl.
A. phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)
2
.
B. Phản ứng tráng bạc và phản ứng lên men ancol
C. Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)
2
khi đun nóng và phản ứng lên men ancol
D. Phản ứng lên men ancol và phản ứng thủy phân
Câu 23: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ
phản ứng với:
A. kim loại Na. B. AgNO
3
trong dung dịch NH
3
, đun nóng.
C. Cu(OH)
2
trong NaOH, đun nóng. D. Cu(OH)
2
ở nhiệt độ thường
Câu 24: Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ có chứa 5 nhóm hidroxyl trong phân tử:
A. phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)
2
.
B. Phản ứng tráng bạc và phản ứng lên men ancol

C. Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)
2
khi đun nóng và phản ứng lên mên ancol
D. Phản ứng với axit tạo este có 5 gốc axit trong phân tử
Câu 25: Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)
2
.
B. Thủy phân (xúc tác H
+
, t
o
) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit.
C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, t
o
) có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)
2
khi đun nóng cho kết tủa Cu
2
O (đỏ gạch).
Câu 26: Những cacbonhidrat có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là :
A. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ B. Glucozơ, fructozơ, tinh bột
C. Glucozơ, fructozơ, xenlulozơ D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ
Câu 27: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hòa tan Cu(OH)
2
. B. trùng ngưng. C. tráng bạc. D. thủy phân
Câu 28: Có thể kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C
6

H
10
O
5
)
n
trên cơ sở
tính chất là
A. Thủy phân tinh bột, xenlulozơ (H
+
, t
0
) sản phẩm cuối cùng là glucozơ C
6
H
12
O
6
.
B. Tinh bột và xenlulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc
C. Tinh bột và xenlulozơ đều không tan trong nứơc
D. Tinh bột và xenlulozơ khi bị đốt cháy đều cho tỉ lệ mol CO
2
:H
2
O = 5:6
Câu 29: Chất không phản ứng với glucozơ là
A. AgNO
3
/NH

3
B. Cu(OH)
2
C. H
2
/Ni (nhiệt độ) D. I
2
Câu 30: Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây không dùng để chứng minh được cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch
hở:
A. Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan
B. Glucozơ có pứ tráng bạc
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 18
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
C. Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH
3
COO
-
D. Khi có xúc tác enzim, dd glucozơ lên men tạo ancol etylic
Câu 31: Đồng phân của glucozơ là:
A. saccarozơ B. xenlulozơ C. mantozơ D. fructozơ
Câu 32: Để xác định glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường người ta dùng:
A. axit axetic B. đồng (II) oxit C. natri hidroxit D. đồng (II) hidroxit
Câu 33: Khi thủy phân tinh bột ta thu được sản phẩm cuối cùng là
A. fructozơ B. glucozơ C. saccarozơ D. mantozơ
Câu 34: Saccarozơ có thể tác dụng với những chất
A. H
2
/Ni, t
0
; Cu(OH)

2
, đun nóng B. Cu(OH)
2
, đun nóng; CH
3
COOH/H
2
SO
4
đặc, t
0
C. Cu(OH)
2
, đun nóng; ddAgNO
3
/NH
3
D. H
2
/Ni, t
0
; CH
3
COOH/H
2
SO
4
đặc, t
0
Câu 35: Fructozơ không phản với chất nào sau đây

A. H
2
/Ni, t
0
B. Cu(OH)
2
C. ddAgNO
3
/NH
3
D. dd brom
Câu 36: Nhận định đúng là
A. Phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc
B. Tinh bột có cấu trúc phân tử thẳng, không phân nhánh
C. Dung dịch mantozơ có tính khử và bị thủy phân thành glucozơ
D. Phân biệt saccarozơ và glixerin bằng phản ứng thủy phân.
Câu 37: Trong quá trình sản xuất đường, người ta tẩy trắng nước đường bằng :
A. nước Gia-ven. B. khí clo. C. khí sunfurơ. D. clorua vôi.
Câu 38: Chỉ dùng Cu(OH)
2
có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau:
A. glucozơ, mantozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic.
B. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol.
C. saccarozơ, glixerin , anđehit axetic, ancol etylic.
D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerin , ancol etylic.
Câu 39: Glucozơ không có tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất của nhóm anđehit B. Tính chất của poliancol
C. Tham gia phản ứng thuỷ phân D. Tác dụng với CH
3
OH trong HCl

Câu 40: Amilopectin là thành phần của :
A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. protein. D. tecpen.
Câu 41: Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần :
A. glucozơ và fructozơ. B. amilozơ và amilopectin.
C. gốc glucozơ và gốc fructozơ. D. saccarozơ và mantozơ.
Câu 42: Chỉ ra nội dung đúng khi nói về phân tử tinh bột :
A. Gồm nhiều gốc glucozơ liên kết với nhau. B. Gồm nhiều gốc fructozơ liên kết với nhau.
C. Gồm nhiều gốc mantozơ liên kết với nhau. D. Gồm nhiều gốc saccarozơ liên kết với nhau.
Câu 43: Hoàn thành nội dung sau : “Khi thuỷ phân tinh bột ta được là glucozơ” :
A. sản phẩm tạo thành B. sản phẩm trung gian C. sản phẩm cuối cùng D. sản phẩm duy nhất
Câu 44: Tinh bột không tham gia phản ứng nào ?
A. Phản ứng thuỷ phân xúc tác axit. B. Phản ứng tráng gương.
C. Phản ứng màu với iot. D. Phản ứng thuỷ phân xúc tác men.
Câu 45: Thuốc thử để nhận biết tinh bột là :
A. Cu(OH)
2
B. AgNO
3
/NH
3
C. I
2
D. Br
2
Câu 46: Dung dịch iot tác dụng với hồ tinh bột cho màu xanh lam đặc trưng, sau đó đun nóng ta thấy
A. màu xanh đậm hơn. B. màu xanh nhạt hơn.
C. màu xanh chuyển sang màu vàng rơm. D. màu xanh biến mất.
Câu 47: Chất nào khi thuỷ phân sinh ra sản phẩm cuối cùng là glucozơ?
A. Tinh bột. B. Mantozơ. C. Glicogen. D. Cả A, B, C.
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 19

RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HĨA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
Câu 48: Dãy sắp xếp các chất có phân tử khối giảm dần :
A. Amilozơ, xenlulozơ, amilopectin, mantozơ. B. Xenlulozơ, amilopectin, amilozơ, mantozơ.
C. Amilopectin, xenlulozơ, amilozơ, mantozơ. D. Xenlulozơ, amilozơ, amilopectin, mantozơ.
Câu 49: Thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật là :
A. Protein. B. Lipit. C. Xenlulozơ. D. Tecpen.
Câu 50: Xenlulozơ tan được trong :
A. nước amoniac. B. nước cứng. C. nước Svayde. D. nước nặng.
Câu 51: Nước Svayde là dung dịch
A. AgNO
3
/NH
3
B. Cu(OH)
2
/NH
3
C. Zn(OH)
2
/NH
3
D. NH
4
OH/NH
3
Câu 52: Mỗi gốc glucozơ (C
6
H
10
O

5
) có bao nhiêu nhóm hiđroxyl ?
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 53: Cacbohiđrat Z tham gia chuyển hố
Z
Cu(OH)
2
/OH
-
dung dòch xanh lam kết tủa đỏ gạch
t
0
Vậy Z khơng thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Mantozơ
Câu 54: Phản ứng :
1 mol X + 1 mol H
2
O
0
H
t
+
→
1 mol glucozơ + 1 mol fructozơ. Vậy X là :
A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Mantozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 55: Phản ứng : 1 mol X + 1 mol H
2
O
0
H

t
+
→
2 mol glucozơ. Vậy X là :
A. Saccarozơ. B. Tinh bột. C. Mantozơ. D. Fructozơ.
Câu 56: Khối lượng saccarozơ cần để pha 500ml dd 1M là:
A. 85,5gam B. 171gam C. 324gam D. 684gam
Câu 57: Cho 3,6 gam glucozơ tác dụng với dung dịch AgNNO
3
dư trong NH
3
thì khối lượng Ag thu được là?
A. 1,08gam B. 2,16gam C. 3,24gam D. 4,32gam
Câu 58: Đem m gam glucozơ thực hiện phản ứng tráng bạc thì thu được 10,8 gam Ag. Giá trị m là?
A. 18 B. 9 C. 24 D. 36
Câu 59: Glucozơ lên men thành ancol etylic, tồn bộ khí sinh ra được hấp thụ hết vào dd Ca(OH)
2
dư, tách kết
tủa ra được 40 gam, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Lượng glucozơ cần dùng bằng
A. 24gam B. 40gam C. 50gam D. 48gam
Câu 60: Lấy a gam tinh bột lên men để tạo thành ancol etylic. Để thu được 4,6 gma ancol thì giá trị m là?
A. 8,1 B. 16,2 C. 32,4 D. 4,05
Câu 61: Từ xenlulozơ sản xuất được xenlulozơ trinitrat, q trình sản xuất bị hao hụt 12%.Từ 1,62 tấn
xenlulozơ thì lượng xenlulozơ trinitrat thu được là:
A. 2,975 tấn B. 2,546 tấn C. 3,613 tấn D. 2,613 tấn
Câu 62: Dùng 340,1 kg xenlulozơ và 420 kg HNO
3
ngun chất có thể thu được bao nhiều tấn xenlulozơ
trinitrat, biết sự hao hụt trong q trình sản xuất là 20%?
A. 0,75 tấn B. 0,6 tấn C. 0,5 tấn D. 0,85 tấn

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi áp dụng sáng kiến này vào hết học kỳ I, căn cứ vào điểm và thái độ học tập của học
sinh tơi nhận thấy tỉ lệ học sinh yếu kém giảm và u thích mơn Hóa học hơn.
Lớp Sĩ số Giỏi
Tỉ lệ
(%)
Khá
Tỉ lệ
(%)
Trung
bình
tỉ lệ
(%)
Yếu
Tỉ lệ
(%)
Kém
Tỉ lệ
(%)
12S5 40 3 7,5% 9 22,5% 26 65% 2 5% 0 0%
12S8 40 2 5% 10 25% 25 62,5% 3 7,5% 0 0%
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 20
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Rèn luyện kỹ năng làm bài tập cho học sinh là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo
viên phải có tính kiên trì và nhẫn nại, có cái nhìn tổng quát để nhận ra những khuyết điểm
của học sinh, tiên đoán và giúp học sinh phát hiện ra những lỗi thường mắc phải khi làm bài
tập, củng cố lại cho học sinh những kiến thức cơ bản.
Phải có sự đầu tư nghiên cứu chuyên môn, hệ thống hóa kiến thức chính xác theo một trình
tự từ cơ bản đến nâng cao và có liên quan đến kiến thức trọng tâm, tránh quá tải với học

sinh.
Để giảm bớt tỉ lệ học sinh yếu kém thì không phải áp dụng một phương pháp, mà phải tổng
hợp nhiều phương pháp, tiến hành nhiều cách như: sử dụng công nghệ thông tin, thực hành,
trang bị phiếu học tập, tăng thời gian luyện tập, đầu tư thời gian …
Muốn học khá môn Hóa học đòi hỏi học sinh phải có một số kỹ năng nhất định như: kỹ
năng viết PTHH, kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng giải bài tập hóa học … Để giúp học sinh
có những kỹ năng trên thì giữa người thầy và trò phải xây dựng được mối quan hệ thầy trò
thân thiện, hòa đồng. Người thầy biết lắng nghe những thắc mắc, khó khăn khăn của học
sinh và có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Nhiều học sinh yếu thường hay mặc cảm, tự ti nên
không dám hỏi những điều mình chưa hiểu, sợ phát biểu nên thường tìm cách trốn tránh
hoặc gật đầu cho qua mỗi khi giáo viên hỏi.
Qua quá trình thí điểm thực hiện một phần như đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy hiệu quả
việc giảng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh được nâng lên, ở các phần
khác và ở các khối lớp khác khác chúng tôi cũng đã tiến hành tương tự, đồng thời khắc
phục các nhược điểm, các thiếu sót để ngày càng tiến bộ hơn.
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 21
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
THAY LỜI KẾT
Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quốc sách của toàn xã hội nói chung và là nhiệm vụ
hàng đầu của người giáo viên. Hiện tôi là giáo viên của trường thuộc vùng mà ý thức và động lực học
của học sinh còn thấp cũng bức xúc trước tình trạng yếu kém của học sinh, trong đó có sự yếu kém về
môn Hóa học của học sinh Rất nhiều thầy cô giáo đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm rất hay để giúp
học sinh học tốt môn Hóa học, với kinh nghiệm của bản thân, tôi đã cố gắng thực hiện đề tài này mong
được một góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp chung của ngành giáo dục.
Đề tài này đã và dang áp dụng vào thức tế, cần được tìm tòi, học hỏi bổ sung thêm. Kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến tận tình của quý thấy cô để giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện, tiến bộ
hơp
Xin chân thành cám ơn!
Thống Nhất, tháng 01 năm 2014
Người thực hiện

Huỳnh Văn Long
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 22
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
MỤC LỤC
A. Sơ yếu lý lịch khoa học Trang 1
B. Phần mở đầu Trang 2
1. Lý do chọn đề tài Trang 2
2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài Trang 3
C. Phần nội dung Trang 4
I. Cơ sở lý luận Trang 4
II. Mục tiêu chuyên đề Trang 5
III. Biện pháp thực hiện Trang 6
IV. Kết quả đạt được Trang 19
V. Bài học kinh nghiệm Trang 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa 12 ban cơ bản.
2. Sách giáo viên 12
3. Sách bài tập Hóa học 12
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 23
RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Kiệm Tân Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
Thống Nhất, ngày 10 tháng 01 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 CHO HỌC SINH
YẾU (PHẦN ESTE – LIPIT)
Họ và tên tác giả: Huỳnh Văn Long Tổ: HÓA HỌC.
Lĩnh vực:

Quản lí giáo dục
Phương pháp giảng dạy bộ môn
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác.
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới.
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới phương pháp đã có.
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao.
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những phương pháp đã có và đã triển khai áp dụng
tại đơn vị có hiệu quả.
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả.
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt Khá Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào cuộc sống:
Tốt Khá Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt Khá Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
( Ký tên và ghi rõ họ tên) ( Ký tên và ghi rõ họ tên)
Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 24

×