Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Nghiên cứu hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Kinhdoanh Thép và Vật tư tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.35 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay, thép luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao và giá trị kinh tế
quan trong trên thị trường Việt Nam. Là một quốc gia đang phát triển, công cuộc xây
dựng kiến thiết các công trình giao thông, nhà máy, cảng biển…luôn được ưu tiên đặt
hàng đầu và thép là vật liệu thiết yếu trong lĩnh vực này. Việt Nam đã có những nhà
máy, xí nghiệp sản xuất thép song vẫn chưa đáp ứng đủ về sản lượng cũng như chất
lượng theo yêu cầu, vì vậy hoạt động nhập khẩu thép từ nước ngoài đóng vai trò khá
quan trọng đối với nền kinh tế. Kể từ sau khi gia nhập WTO, hoạt động nhập khẩu thép
của Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu này, đồng thời sau
một thời gian được thực tập tại Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp,
với mong muốn vận dụng những kiến thức lý thuyết đã tích luỹ được vào thực tiễn, em
đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Kinh
doanh Thép và Vật tư tổng hợp” làm đề tài báo cáo thực tập giữa khóa.
Kết cấu của bài viết gồm có 2 chương:
- Chương I: Giới thiệu tổng quát về Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư
tổng hợp.
- Chương II: Hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật
tư tổng hợp
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động nhập khẩu thép của Công ty TNHH
Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp trong thời gian từ năm 2009 đến nay. Mục tiêu
nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở xem xét tổng quát về hoạt động nhập khẩu thép của
công ty, từ đó đánh giá mức độ hiệu quả trong các khâu của quá trình nhập khẩu.
Ngoài ra, em còn mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động nhập khẩu thép tại công
ty, qua đó củng cố thêm kiến thức đã được học tại trường.
Để có được bài báo cáo hoàn chỉnh này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
từ bác Đoàn Sỹ Tuấn – Giám đốc công ty và chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang – kế toán
viên, cùng các anh chị nhân viên khác trong công ty. Đồng thời, em cũng xin gửi lời
cảm ơn đến Thạc sỹ Vũ Huyền Phương đã hướng dẫn em thực hiện kỳ thực tập giữa
khóa này.


Do thời gian thực tập không nhiều, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn
chế nên không thể tránh khỏi những sơ suất. Cuối cùng, em rất mong được sự đóng
góp, chỉ bảo của thầy cô nhằm hoàn thiện hơn bài báo cáo của mình.
Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Xuân Hiền
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
KINH DOANH THÉP VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP
1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp
1.1.1. Tên, địa chỉ và sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THÉP VÀ
VẬT TƯ TỔNG HỢP
Tên tiếng Anh: STEEL AND MATERIAL
GENERAL COMPANY LIMTED - SMG
Tên viết tắt: SMG Co., Ltd
Địa chỉ: 198 Nguyễn Trãi – Hà Nội
Điện thoại: 04 356 38454/385 33260
Fax: 04.356.38453
Email:
MST: 0101164117
Giám đốc: Đoàn Sỹ Tuấn
Hình 1.1. Logo Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp
Nguồn: Phòng Giám đốc – Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp
Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp là một doanh nghiệp tư
nhân, được thành lập vào ngày 7/9/2001 theo quyết định của sở Kế hoạch và Đầu tư Hà
Nội. Khi mới thành lập, Công ty có trụ sở chính tại 198 Nguyễn Trãi, Trung Văn, Từ
Liêm, Hà Nội.
Tiền thân của Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp là một cửa
hàng nhỏ, chuyên kinh doanh các mặt hàng thép và vật tư liên quan đến ngành thép,

với số lượng nhân viên làm việc từ 05 cán bộ, cho đến nay do đòi hỏi của cơ chế thị
trường cửa hàng đã phát triển và lập thành Công ty và đã tạo được niềm tin đối với
nhiều công trình tầm cỡ với số lượng cán bộ nhân viên làm việc của công ty trên 30
người.
Ban đầu vốn điều lệ hoạt động của Công ty là: 1.000.000.000 đồng (Một tỷ
đồng), những đến nay vốn điều lệ của Công ty đã được tăng lên: 10.000.000.000 đồng
(Mười tỷ đồng)
Trong bước đường tìm kiếm đối tác và thị trường, Công ty đã tự khẳng định
mình, tìm được chỗ đứng và chiếm lĩnh thị phần không nhỏ trong thị trường thép hiện
nay. Công ty thực hiện hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính, có tư cách pháp
nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản riêng tại các Ngân hàng và tạo được
nhiều uy tín.
Trong xu thế phát triển tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam. Với
đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi, tận tâm, hoạt động theo một khối thống nhất mang tính
chất khoa học và sự hợp tác hiệu quả của các đối tác, đã góp phần không nhỏ giúp công
ty vượt qua những khó khăn trên bước đường phát triển, tạo nên những thành công trên
các lĩnh vực và đặc biệt là trên lĩnh vực cung cấp dài hạn các mặt hàng thép cho các
hạng mục công trình trong nước.
Công ty chủ yếu cung cấp thép cho thị trường khu vực phía Bắc trong đó tập
trung tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La. Công ty có đủ
tiềm lực để cung cấp hàng hóa cho những công trình cấp nhà nước như cầu, cảng và
các công ty lớn trong nước.
Các công trình của nhà nước và liên doanh, công ty, doanh nghiệp mà Công ty
TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp đã cung cấp thép trong hơn 10 năm qua:
Các công trình:
- Công trình Gamura
- Công trình cảng Vũng Áng
- Một phần thép công trình cầu Vĩnh Tuy
- Cầu Thanh Trì
- Công trình thủy điện Sơn La

- Nhà máy bột giấy An Hòa – Tuyên Quang
Các công ty, doanh nghiệp:
- Các doanh nghiệp đóng tàu: khoảng 2.500 tấn/ năm
- Công ty Vimeco: khoảng 1.000 tấn/ năm
- Tổng công ty xây dựng đường thủy: khoảng 1.500 tấn/ năm
- Công ty cơ khí Ôtô 1-5: khoảng 1.700 tấn/ năm
- Công ty cầu 7 Thăng Long: khoảng 1.900 tấn/ năm
- Công ty xây dựng 789 BQP: khoảng 2.000 tấn/ năm
- Công ty cổ phần kim khí Hà Nội: khoảng 1.500 tấn/ năm
Giám đốc
Giám đốc
Phòng kinh doanh Phòng kế toán Các cửa hàng
1.1.2. Các phòng ban và nhân sự của Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư
tổng hợp
Công ty có trụ sở chính tại 198 Nguyễn Trãi, Từ Liêm, Hà Nội và có văn phòng
giao dịch Hà Nội tại Khu công nghiệp Cầu Bươu, Thanh trì, Hà Nội trong khuôn viên
của công ty VIMECO. Ngoài ra công ty còn có một số chi nhánh cửa hàng tại các tỉnh
lẻ như Lào Cai, Thái Nguyên, Hải Phòng, Yên Bái,…
Dưới đây là mô hình tổ chức phòng ban của công ty:
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của
Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp
Nguồn: Phòng Giám đốc – Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp
Từ khi thành lập năm 2001 chỉ với 05 nhân viên, đến nay công ty đã có 30 nhân
viên làm việc chính thức, trong đó có hơn một nửa là lao động trẻ (tuổi từ 24-36) có
trình độ đại học và cao đẳng, điều này góp phần đảm bảo duy trì ổn định năng suất làm
việc cũng như khai thác được nhiều nhất sự sáng tạo. Định hướng trong những năm tới,
công ty sẽ tăng cường đào tạo thêm cán bộ chất lượng cao và tuyển dụng một số nhân
viên có trình độ đại học để đáp ứng kịp thời các hoạt động của công ty.
Bảng 1: Nhân lực của Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp
STT Trình độ Số người

1 Đại học 11
2 Cao đẳng 9
3 Trung cấp 4
4 Khác 6
Nguồn: Phòng Giám đốc, Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp
1.2. Lĩnh vực kinh doanh và các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty
Công ty kinh doanh và nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng về thép, gồm có thép
cây xây dựng sản xuất trong nước và một số loại thép hình nhập khẩu với các thương
hiệu tin cậy đang có uy tín trên thị trường hiện nay như: VIS (thép Việt – Ý); TISCO
(thép Thái Nguyên); VPS (thép Việt – Hàn); HPS (thép Việt Nhật)…
1.2.1. Thép cây xây dựng
Hình 1.3. Thép cây xây dựng
Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp
1.2.2. Thép hình
Thép hình là mặt hàng nhập khẩu và kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH
Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp. Hàng năm, sản lượng nhập khẩu đối với mặt
hàng này luôn đạt trên 1.500 tấn.
Hình 1.4. Một số loại thép hình
Nguồn: Phòng kinh doanh-Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp
Dưới đây là một số loại thép hình hiện có của công ty:
Hình 1.5. Thép hình U
Hình 1.6. Thép hình I
Hình 1.7. Thép hình V
Nguồn: Phòng kinh doanh-Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp
1.2.3. Thép tấm lá
Thép tấm lá là mặt hàng được Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng
hợp nhập khẩu chủ yếu từ Liên bang Nga và Trung Quốc.
Hình 1.8. Thép tấm lá
Nguồn: Phòng Kinh doanh-Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp
1.4. Tóm tắt tình hình tài chính của công ty

Trong khi nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa vì tình trạng suy thoái kinh tế,
công ty kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp lại có sự phát triển vượt bậc về lợi nhuận.
Bằng chứng là từ năm 2010 đến năm 2013, doanh thu của công ty luôn đạt trên 150 tỷ
đồng/năm và có giao dịch với nhiều ngân hàng lớn như Ngân hàng liên doanh Lào
Việt, ngân hàng Techcombank, ngân hàng TMCP Sài Gòn,…
Dưới đây là bảng tóm tắt số liệu tài chính giai đoạn 2011-2013 của Công ty
TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp:
Bảng 2: Tóm tắt tài chính của Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng
hợp giai đoạn 2011 – 2013 (đơn vị: VNĐ)
T
T
NỘI DUNG Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tổng tài sản 65.941.620.672 76.491.722.228 87.358.500.939
2 Tổng nợ phải trả 55.344.497.011 59.333.258.708 59.332.712.654
3 Doanh thu 153.888.221.096 182.472.576.270 251.473.012.017
4 Lợi nhuận trước
thuế
5.120.350.450 6.408.625.579 8.120.350.144
5 Lợi nhuận sau
thuế
3.840.262.838 4.806.469.184 6.090.262.608
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, 2012, 2013, Phòng Kế toán, Công
ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp
Nhìn vào bảng trên ta thấy, từ năm 2011 đến năm 2013 doanh thu của công ty
liên tục tăng và đều đạt trên 150 tỷ đồng/năm. Cụ thể năm 2011 doanh thu của công ty
đạt gần 154 tỷ đồng, năm 2012 tăng 18% so với năm trước và tăng 4% so với dự kiến,
đạt 182,4 tỷ đồng. Mặc dù năm 2012 là năm mà nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến
động và khủng hoảng song công ty vẫn hoạt động tương đối hiệu quả và đạt được
doanh thu đáng ghi nhận. Năm 2013 đạt trên 250 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ
năm 2012, cao hơn mức dự kiến là 7%. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2013 đạt

trên 6 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2012. Có thể thấy với tình hình tài chính từ năm
2011 đến nay như vậy, công ty luôn hoạt động ổn định và có hiệu quả.

CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH
KINH DOANH THÉP VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP
2.1. Thị trường và đối tác chính của công ty trong hoạt động nhập khẩu thép
Trong hơn 13 năm hoạt động kể từ ngày thành lập đến nay, mặc dù gặp không ít
khó khăn do sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường nhưng Công ty TNHH Kinh
doanh Thép và Vật tư tổng hợp vẫn không ngừng lớn mạnh và ký được nhiều hợp đồng
với các đối tác nước ngoài, đưa tên tuổi của mình đến được với các thị trường trong
khu vực và trên thế giới.
Những thị trường quốc tế mà công ty thường xuyên nhập khẩu các sản phẩm về
thép bao gồm thị trường Đông Á, Nam Á và thị trường Đông Âu. Trong đó thị trường
Đông Á là thị trường hấp dẫn và được công ty chú trọng đầu tư. Với uy tín lâu năm về
chất lượng cũng như khả năng thanh toán, công ty luôn được các thị trường nước ngoài
chào hàng và sẵn sàng cung ứng các sản phẩm thép với chất lượng cao.
Đối tác cung ứng mặt hàng thép nhập khẩu chủ yếu cho công ty bao gồm hiệp
hội các công ty thép của Trung Quốc, các công ty thép của Nhật Bản, Hàn Quốc và
Liên Bang Nga. Trong 3 năm trở lại đây, công ty đã mở rộng nguồn cung sang Ấn Độ
và sắp tới đang dự định liên doanh với một số doanh nghiệp thép ở nước này để tận
dụng lợi thế về giá cũng như nhân lực giá rẻ.
Dưới đây là bảng thống kê tình hình nhập khẩu các loại thép của Công ty TNHH
Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp trong 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2013 :
Bảng 3 : Tình hình nhập khẩu các mặt hàng thép của Công ty TNHH Kinh doanh
Thép và Vật tư tổng hợp giai đoạn 2009-2013
Năm Số lượng
đơn hàng
Các mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu

Sản lượng
nhập
khẩu
Giá trị
nhập
khẩu
Đối tác cung
ứng hàng
2009 15
+ Thép cây xây
dựng
+ Thép cuộn
+ Thép hình U
2.500 tấn 1.5 triệu
USD
Trung
Quốc(12),
Nhật Bản(3)
2010 27
+ Thép cây xây
dựng
+ Thép cuộn
+ Thép hình U, H
+ Thép tấm
4.000 tấn 2.8 triệu
USD
Trung Quốc
(13), Nga (5),
Nhật Bản(4),
Hàn Quốc(5)

2011 29
+ Thép cuộn
+ Thép hình U, I
+ Thép tấm
5.500 tấn 3.2 triệu
USD
Trung
Quốc(16)
Ấn Độ (3)
Nhật Bản(10)
2012 21
+ Thép cây xây
dựng
+ Thép tấm
4.500 tấn 2.5 triệu
USD
Trung
Quốc(14)
Nga (7)
2013 24
+ Thép hình U, I
+ Thép tấm
5.000 tấn 2.7 triệu
USD
Trung
Quốc(16)
Ấn Độ(8)
Nguồn : Tác giả tự tổng hợp, hợp đồng nhập khẩu thép từ năm 2009 đến 2013,
Phòng Kinh doanh-Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp
Qua những số liệu thống kê trên có thể thấy, trong vòng 5 năm trở lại đây, kim

ngạch nhập khẩu đối với các sản phẩm về thép của công ty TNHH Kinh doanh thép và
Vật tư tổng hợp có xu hướng tăng dần. Cụ thể, sản lượng nhập khẩu của công ty chỉ đạt
mức 2.500 tấn/năm với tổng giá trị nhập khẩu là 1.5 triệu USD trong năm 2009. Đến
năm 2010, kim ngạch nhập khẩu đã tăng đáng kể với sản lượng nhập khẩu đạt 4.000
tấn/năm, tăng 60% so với năm 2009 và giá trị nhập khẩu đạt 2.8 triệu USD. Năm 2011,
kim ngạch nhập khẩu cũng tăng 37% so với năm 2010, đạt mức 5.500 tấn/năm. Trong
năm 2012, do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế chung trong nước nên kim ngạch
nhập khẩu thép của công ty có sự giảm nhẹ. Đến năm 2013, kim ngạch nhập khẩu đã
tăng trở lại và thị trường nhập khẩu đã mở rộng sang Ấn Độ, với 8 hợp đồng được ký
trị giá hơn 1 triệu USD. Nhìn chung, với kinh nghiệm và uy tín trong nhiều năm, công
ty luôn nhận được những sự tin cậy và ưu đãi từ phía các công ty nước ngoài trong hoạt
động nhập khẩu thép.
2.2. Quy trình nhập khẩu thép của Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư
tổng hợp
2.2.1. Thỏa thuận, ký kết hợp đồng nhập khẩu thép
Sau khi gọi điện hỏi hàng đối với những đối tác quen thuộc (hoặc gửi đi thư hỏi
hàng đối với một số đối tác mới) và được đối tác thông báo có hàng theo yêu cầu của
công ty, hai bên tiến hành giao kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng sẽ được
soạn thảo bằng tiếng Anh, quy định rõ ràng các điều khoản cần thiết và được chuyển
qua phía đối tác. Bên Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp và đối tác
sẽ trao đổi lại một lần nữa các điều khoản, nến cả hai bên đã hoàn toàn đồng ý với các
điều khoản trong hợp đồng thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Hợp đồng mua bán giữa
hai bên sẽ quy định rõ những điều khoản sau:
- Quy định về bên bán, bên mua: Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số Fax…
- Quy định về hàng hóa : Tên hàng, số lượng, giá tính trên một đơn vị (USD/MT – giá
CFR tại cảng Hảng Phòng), và tổng số tiền hàng phải thanh toán. Ngoài ra, tổng số
tiền thanh toán còn được ghi rõ bằng chữ.
- Quy định cụ thể về phẩm chất hàng hóa (Specification) : Các đặc điểm cần thiết như
chiều dài, chiều dày tiêu chuẩn, độ dầu bình quân tính bằng %, màu sắc…
- Quy định về cách đóng gói (Packing) và ký mã hiệu (Marking).

- Quy định về điều kiện cơ sở giao hàng (Shipment).
- Quy định về thanh toán (Payment).
- Quy định về bộ chứng từ giao hàng (Shipping document).
2.2.2. Mở thư tín dụng (L/C)
Thư tín dụng (gọi tắt là L/C) là cam kết thanh toán bằng văn bản của Ngân hàng
đối với bên thụ hưởng (thường là bên cung ứng hàng hóa) khi bên này xuất trình bộ
chứng từ đầy đủ, đáp ứng theo yêu cầu và phù hợp với thông tin trong L/C.
Căn cứ vào kết quả ký kết hợp đồng với đối tác cung cấp hàng, thống nhất về
các khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần xuất
trình, Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp tiến hành mở L/C tại Ngân
hàng Liên doanh Việt-Lào, chi nhánh Hà Nội. Đây là đối tác tài chính quan trọng của
công ty nên việc mở L/C diễn ra khá đơn giản. Với số vốn đảm bảo thanh toán L/C là
trên 40 tỷ đồng, công ty thường lựa chọn phương thức L/C phát hành bằng vốn tự có
và không ký quỹ đủ 100% đảm bảo lợi ích tối đa khi thanh toán. Sau đó người đại diện
công ty sẽ điền vào mẫu đơn yêu cầu thanh toán được phát hành bởi ICC và do Ngân
hàng cung cấp. Hoàn chỉnh đơn yêu cầu, bên công ty thép sẽ cung cấp một số chứng từ
sau:
- Thư yêu cầu phát hành L/C (theo Mẫu )
- Một bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương
đương như hợp đồng
- Một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu
(đối với khách hàng giao dịch lần đầu)
Ngân hàng theo đó sẽ xem xét số vốn của công ty và quyết định phát hành L/C.
Để đảm bảo thông tin trong L/C và hợp đồng không có mâu thuẫn, đại diện công ty sẽ
kiểm tra chi tiết L/C (bản sao) nhận được trước khi hoàn tất thủ tục với Ngân hàng. Sau
đó người đại diện bên công ty thép sẽ được nhận về một bộ chứng từ giao hàng theo
L/C tại trụ sở Ngân hàng khi chấp nhận thanh toán bộ chứng từ và các chi phí liên
quan.
2.2.3. Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Sau khi nhận được vận đơn đường biển (gọi tắt là B/L) và bộ chứng từ liên quan

từ phía Ngân hàng mở L/C (ở đây là Ngân hàng liên doanh Việt-Lào), và vì sự dụng
điều kiện nhập khẩu CFR nên công ty có thể tiến hành mua bảo hiểm ngoài cho lô
hàng. Đối tác bảo hiểm mà công ty thường lựa chọn đó là Công ty cổ phần Bảo hiểm
hàng không VNI. Đơn bảo hiểm bao gồm các nội dung như thông tin về người được
bảo hiểm (ở đây là Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp), thông tin về
người thụ hưởng BH, số vận đơn/số hợp đồng, thông tin về hàng hóa (tên hàng, số
lượng, bao bì, số tiền bảo hiểm), giá trị hàng hóa, tổng phí bảo hiểm,…và có chữ ký
của cả 2 bên.
2.2.4. Xin giấy phép nhập khẩu
Theo thông tư 23/2012/TT-BCT, Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư
tổng hợp sẽ được áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với các mặt
hàng thép quy định. Theo đó, Giấy phép nhập khẩu tự động sẽ do Bộ Công Thương
cấp cho công ty dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Các
sản phẩm nhập khẩu của công ty đều nằm trong danh mục HS được cấp giấy phép nhập
khẩu tự động.
2.2.5. Giao nhận hàng hóa
Sau khi nhận được thông báo tàu đến, đại diện của công ty thép có mặt tại cảng
như đã định để tiến hành nhận hàng. Bên công ty thép tiến hành xác định chính xác con
tàu như đã thỏa thuận trong hợp đồng và theo như trong B/L mà bên bán đã cung cấp.
Đại diện công ty sẽ xuất trình cho chủ tàu vận đơn và những chứng từ liên quan để
nhận hàng tại cảng. Chủ tàu kiểm tra bộ chứng từ đó nếu thấy thông tin cung cấp phù
hợp sẽ cho phép bên công ty thép kiểm tra và giám định lại lô hàng thép đảm bảo
container vẫn được niêm phong kẹp chì trước khi tiến hành dỡ hàng theo quy định.
Nếu thấy có sự thiếu hụt hay tổn thất sẽ phải ngay lập tức thông báo cho bên bán và
làm đơn khiếu nại (nếu cần). Chủ tàu sau đó sẽ tiến hành dỡ hàng theo quy định và đặt
hàng hóa dưới dự định đoạt của công ty thép. Vì giao hàng theo điều kiện CFR nên bên
bán đã thanh toán đầy đủ tiền cước cho chủ tàu cũng như chi phí dỡ hàng (bên công ty
thép đồng ý chi phí dỡ hàng được tính gộp với tiền cước). Lúc này hàng đã đủ điều
kiện làm thủ tục thông quan để chuyển về kho.
2.2.6. Làm thủ tục hải quan

Sau khi lô hàng được dỡ tại cảng Hải Phòng, đại diện hợp pháp của Công ty
TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp sẽ đến văn phòng hải quan tại cảng để làm
thủ tục thông quan nhập khẩu cho lô hàng. Việc khai báo hải quan sẽ bao gồm những
thủ tục như khai đầy đủ và chính xác những thông tin về lô hàng, mã hàng, thuế suất
cho từng loại hàng hóa, giá tính thuế và số thuế phải nộp cho cơ quan hải quan. Mặt
hàng thép của công ty là mặt hàng không thuộc danh mục các loại hàng hóa cần qua
kiểm định nên công tác làm thủ tục diễn ra khá đơn giản. Nhân viên hải quan sẽ kiểm
tra tính xác thực của thông tin trong tờ khai hải quan so với các chứng từ mà đại diện
công ty cung cấp (gồm có tờ khai hàng nhập khẩu, vận đơn, hóa đơn thương mại, hợp
đồng và một số giấy chứng nhận khác,…) và kết quả kiểm tra thực tế của lô hàng để
quyết định cho phép thông quan hàng hóa. Sau đó đại diện công ty sẽ nộp thuế (có thể
nộp sau trong vòng 30 ngày) và hoàn tất thủ tục thông quan nhập khẩu cho lô hàng để
chuyển hàng về kho riêng.
2.2.7. Thanh toán tiền hàng
Việc thanh toán tiền hàng cho bên bán đã được thực hiện khi Ngân hàng thông
báo của bên bán gửi cho Ngân hàng mở L/C bên phía công ty thép một bộ chứng từ
phù hợp. Ngân hàng mở L/C sẽ trích tài khoản của mình ra để thanh toán cho ngân
hàng bên bán sau khi kiểm tra bộ chứng từ mà không phát hiện bất cứ sai sót nào. Ngân
hàng thông báo sẽ ghi Có cho phía người bán và báo tiền hàng đã được thanh toán
xong. Ngân hàng mở L/C sẽ báo nợ cho phía công ty thép để nhận thanh toán và trao
bộ chứng từ cho đại diện công ty để đi nhận hàng. Việc thanh toán bằng L/C đã hoàn
tất trước khi hàng đến cảng và đảm bảo được lợi ích cho cả hai bên.
2.2.8. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp
Khi xảy ra trường hợp bị khiếu nại, công ty thường đặt vấn đề hoà giải lên hàng
đầu, thương lượng để đi đến kết quả tốt đẹp cho cả hai bên nhằm tạo dựng quan hệ làm
ăn lâu dài, củng cố uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng. Khi không giải quyết bằng
thương lượng, hoà giải thì công ty sẽ nhờ đến sự can thiệp của Trung tâm trọng tài
quốc tế, bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
2.3. Đánh giá quy trình nhập khẩu thép của Công ty TNHH Kinh doanh Thép và
Vật tư tổng hợp

Công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư tổng hợp là một doanh nghiệp vừa và
nhỏ, tuy nhiên hoạt động nhập khẩu của công ty luôn được tiến hành rất chuyên
nghiệp, làm cho phía đối tác cảm thấy hài lòng. Quy trình nhập khẩu thép của công ty
bao gồm khá nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều yêu cầu phải tiến hành cẩn thận và
chu toàn. Đại diện và các nhân viên của công ty luôn có trách nhiệm cao trong việc
thực hiện các khâu quan trọng trong quá trình nhập khẩu. Có thể thấy, các khâu trong
hợp đồng được thực hiện theo một trình tự hợp lý, linh hoạt, phù hợp với năng lực của
công ty từ việc mở thư tín dụng, kiểm tra chất lượng hàng, nhận hàng, làm thủ tục hải
quan tất cả đều được tiến hành một cách cẩn thận nhằm đảm bảo thực hiện đúng hợp
đồng, từ đó nâng cao uy tín của công ty. Với việc mở thư tín dụng thanh toán 100%
hóa đơn ngay khi nhận được hàng, khiến cho phía đối tác nước ngoài cảm thấy rất hài
lòng và tin cậy, đó chính là mục tiêu của công ty khi tiến hành kinh doanh quốc tế.
KẾT LUẬN
Là một thành viên của tập đoàn thép Việt Nam, đến nay Công ty TNHH Kinh
doanh Thép và Vật tư tổng hợp đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng đất
nước. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh và nhập khẩu, công ty
đã khẳng định và tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước và thế giới.
Song trước những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường và sự cạnh tranh gay
gắt của các doanh nghiệp khác, công ty cần có những biện pháp cụ thể nhằm cải tiến
công nghệ, liên kết mở rộng thị trường nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động nhập khẩu và
phân phối thép. Đây là một nhiệm vụ phức tạp, cần nhiều thời gian, công sức để tiến
hành, khảo sát… rồi từ đó mới đưa ra những quyết sách thích hợp để thúc đẩy hoạt
động nhập khẩu thép. Hy vọng rằng trong thời gian không xa, Công ty TNHH Kinh
doanh Thép và Vật tư tổng hợp sẽ trở thành một tập đoàn lớn mạnh, là đối tác tin cậy
của nhiều công ty xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức em tích lũy được qua quá trình thực tập tại
Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp. Qua một tháng thực tập em học
hỏi được khá nhiều điều từ các nhân viên trong công ty về thái độ làm việc cũng như
các công việc trong thực tế sau khi ra trường. Đây vừa là cơ hội để chúng em củng cố
lại những kiến thức về nghiệp vụ mà thầy cô đã giảng dạy trên lớp, vừa là cơ hội để trải

nghiệm thêm những điều mới lạ mà sách vở nhà trường không dạy, đồng thời qua đó
trang bị những kỹ năng cần thiết để chúng em làm khóa luận tốt nghiệp trong năm tới.
Em đánh giá cao chương trình thực tập giữa khóa mà nhà trường đã giành cho chúng
em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phòng giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp, “Hồ sơ
năng lực công ty thép”
2. Phòng Kế toán Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp, “Báo cáo
kết quả kinh doanh năm 2011, 2012, 2013”
3. Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Kinh doanh Thép và Vật tư tổng hợp, “Hóa
đơn nhập khẩu thép từ năm 2009 đến 2013”
4. Trường Đại học Ngoại thương (2007), “Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại
thương”, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
5. Trường Đại học Ngoại thương (2005), “Giáo trình Vận tải và giao nhận trong
ngoại thương”, Nhà xuất bản lý luận chính trị.
6. Bộ Công thương (2012), Thông tư số 23/2012/TT-BCT ngày 07 tháng 8 năm
2012 của Bộ Công thương quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập
khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép.
7. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 hướng
dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
8. Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Thông tư liên tịch
44/2013/TTLT-BCT-BKHCN quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất
trong nước và thép nhập khẩu.
PHỤ LỤC
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY TNHH KINH DOANH
THÉP VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP
XIAMEN C&D INC. 厦门建发股份有限公司
Add : 18
TH

FLOOR SEASIDE BUILDING XIAMEN, P. R. CHINA
Contract No. :FGQXE100331X
DATE : 31-MARCH-2010
SALES CONTRACT
The Buyers : STEEL MATERIAL GENERAL COMPANY LIMITED
198 Nguyen Trai Street – Hanoi City, Vietnam
It is hereby confirmed that Xiamen C&D Inc. As Seller. The under-signed Buyers and
Sellers have agreed to close the following transactions according to the terms and
conditions stipulated below :
1. COMMODITY :
GOODS : H – BEAM
WEIGHING : BY THEORETICAL WEIGHTNET
SPEC : SS400
PRICE : CFR FO HAIPHONG
SIZE MILL THICKNESS
TOLERANCE
(M)
QUANTITY
MT
PRICE
USD/M
T
AMOUNT
USD
150x75x5x7M
Mx14KG/Mx1
2M
TANG
SHAN
JIANG

FANG
STEEL
+/-8% 60 610 36600.00
200x100x5.5x
8MMx20.9KG
/MX12M
+/-8% 60 610 36600.00
250x125x6x9
MMX29KG/M
X12M300
+/-8% 30 610 18300.00
TOTAL : ###MTS
TOTAL
:
US$91,500.0
0
2. TOTAL QUANTITY : 150MTS (+/-10%)
3. PACKING TERM : EXPORT STANDARD
SHIPPING MARK :
4. TOTAL AMOUNT : US$91,500.00 (+/-ALLOWED)
5. SHIPMENT : BEFORE MAY 30, 2010
6. PORT OF LOADING : CHINESE PORT, CHINA
7. COUNTRY OF DESTINATION : HAIPHONG, VIETNAM
8. PAYMENT BY AN IRREVOCABLE L/C AT SIGHT TO BE OPENED WITHIN 5
WORKING DAYS AFTER SIGNING OF THE CONTRACT IN FAVOR OF M/S :
ADVISING BANK :
XIAMEN C&D INC.
18
TH
FLOOR SEASIDE BUILDING XIAMEN, CHINA

ADVISING BANK : BANK OF CHINA, XIAMEN BRANCH
ADD : BANK OF CHINA BUILDING, NORTH HUBIN ROAD, XIAMEN,
CHINA
SWIFT CODE : BKCHCNBJ73A
9. OTHER TERMS&CONDITIONS :
TRANSSHIPMENT NOT ALLOWED.
PARTIAL SHIPMENT ALLOWED.
10. DOCUMENTS :
A. 3/3 OF ORIGINAL BILL OF LADING MADE OUT TO ORDER, BLANK
ENDORSED AND NOTIFY THE BUYER.
B. SIGNED COMMERCIAL INVOICE 3 FOLDS.
C. PACKING LIST AND/OR WEIGHT MEMO SHOWING CONTRACT
NUMBER, GROSS
D. INSPECTION : MILL’S INSPECTION AS FINAL TO BE SENT OUTSIDE
L/C.
11. SHIPMENT ADVICE :
THE SELLER SHALL ADVISE UPON COMPLETION OF LOADING,
ADVICE THE BUYER BY FAX WITHIN 5 WORKING DAYS BY FAX OF
THE CONTRACT NUMBER, NAME OF THE COMMODITY, NUMBER OF
BUNDLES, GROSS AND NET WEIGHT, INVOICE VALUE, NAME OF
VESSEL AND LOADING PORT.
12. INSURANCE :
TO BE COVERED BY THE BUYER
13. FORCE MAJEURE :
INCASE OF FORCE MAJEURE, THE SELLER SHALL NOT BE HELD
RESPONSIBLE FOR DELAY IN DELIVERY OR NON-DELIVERY OF THE
GOODS BUT SHALL NOTIFY IMMEDIATELY THE BUYERS BYE FAX
AND DELIVER TO THE BUYERS BY REGISTERED MAIL A CERTIFICATE
ISSUED BY GOVERNMENT AUTHORITIES OR CHAMBER OF
COMMERCE AS EVIDENCE THEREOF. IF THE SHIPMENT IS DELAYED

OVER ONE MONTH AS THE CONSEQUENCE OF THE SAID FORCE
MAJOR, THE BUYER SHALL HAVE THE RIGHT TO CANCEL THIS
CONTRACT.
14. ARBITRATION :
ALL DISPUTES IN CONNECTION WITH THIS CONTRACT OF THE
EXECUTION THEREOF SHALL BE SETTLED BY FRIENDLY
NEGOTIATION. IF NO SETTLEMENT CAN BE REACHED, THE CASE IN
DISRUPT SHALL BE SUBMITTED FOR ARBITRATION TO CHINA
INTERNATIONAL ECONOMIC AND TRADE ARBITRATION COMMISSION
IN ACCORDANCE WITH ITS RULES OF ARBITRATION. THE DECISION
SHALL BE ACCEPTED AS FINAL AND BINDING UPON BOTH PARTIES.
THE FEES FOR ARBITRATION SHALL BE BORNE BY THE LOSSING
PARTY UNLESS OTHERWISE AWARDED.
15. SPECIAL CONDITIONS :
A. THIRD PARTY DOCUMENTS ACCEPTABLE
B. 10 PERCENT MORE OF LESS ON EACH SIZE AND IN TOTAL
QUANTITY AND TOTAL AMOUNT OF L/C ACCEPTABLE.
C. AVAILABLE WITH/BY ANY BANK BY FREELY NEGOTIABLE.
D. INVOICING BASED ON THEORITICAL WEIGHT.
ACCEPTED AND CONFIRMED BY
(BUYER)
XIAMENT C&D INC.
ON BEHALF OF SELLER

×