Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Luận văn: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần B.O.O nước Thủ Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 83 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************


BẠCH VĂN TÂN


NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN VÀ
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG BIÊN HÒA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG BIÊN HÒA






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH








Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 07/2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************


BẠCH VĂN TÂN


NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN VÀ
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG BIÊN HÒA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG BIÊN HÒA


Ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Tổng Hợp)



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Người hướng dẫn: NGUYỄN VIẾT SẢN





Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011



i
LỜI CẢM ƠN

Thấm thoát bốn năm học đã trôi qua. Nhìn lại khoảnh khắc thời gian trôi qua
thật nhanh. Trong bốn năm học với biết bao những kỉ niệm buồn vui của thời sinh viên
.Giờ đây nhìn lại sao cảm thấy nhớ lại những khoảnh khắc đó, ước gì thời gian quay
trở lại thì hay biết mấy. Nhưng cuộc sống mà, thời gian vẫn cứ trôi không ngừng, giờ
đây tôi phải đối diện với một cuộc sống mới, một môi trường sau khi tốt nghiệp với
biết bao khó khăn.Có được những quãng đường này tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả.
Trước tiên, con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến mẹ. Mặc dù ba mất sớm nhưng
mẹ đã nuôi con ăn học đến ngày hôm nay.Em xin gởi lời cảm ơn các anh chị đã cố
gắng tạo điều kiện em ăn học trong bốn năm đại học vừa qua và em xin gửi lời biết ơn
đến những người thân đã luôn ủng hộ, động viên em trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô trường Đại Học Nông
Lâm TP. HCM, cùng toàn thể thầy cô Khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho em những kiến
thức quý báu, giúp em vững tin trên con đường học vấn và cả sự nghiệp trong tương
lai. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Viết Sản đã tận tình
giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập tại trường và hướng dẫn em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa đã
tạo điều kiện cho em được thực tập tại Công ty. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các
anh, chị trong phòng Kế hoạch – Thị trường và các anh chị phòng ban khác. Đặc biệt
em xin chân thành cảm ơn anh Phan Phúc Thịnh phòng Kế hoạch- Thị trường, người

đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Anh Nam trưởng phòng,
anh Phương, anh Mạnh, anh Hòa và chị Bình trong phòng Kế hoạch – Thị trường đã
tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài của mình và đặc biệt là
giúp em có được những kiến thức bổ ích, kinh nghiệm quý báu phục vụ cho cuộc sống.
Cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn lớp DH07QT và
tất cả những người bạn đã sát cánh bên Tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và
giúp đỡ Tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn !


ii
NỘI DUNG TÓM TẮT

BẠCH VĂN TÂN. Tháng 07 năm 2011. “Nghiên cứu quá trình xây dựng
phát triển và các giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu tại Công ty Cổ phần
Đường Biên Hòa”.

BACH VAN TAN. JULY 2011. “THE PROCESS OF BUILING
DEVELOPING AND SOLUTIONS THAT ENHANCE BRAND’S VALUE
NAME BIEN HOA SUGAR AT BIEN HOA SUGAR JOINT - STOCK
COMPANY”.

Đề tài tìm hiểu về quá trình xây dựng phát triển thương hiệu tại Công ty và
nghiên cứu sự nhận biết của người tiêu dùng về thương hiệu Đường Biên Hòa từ đó
đưa ra một số giải pháp để nâng cao giá trị thương hiệu Đường Biên Hòa.
Mục tiêu của việc thực hiện đo lường giá trị thương hiệu Đường Biên Hòa đó là
xác định thực trạng giá trị thương hiệu Đường Biên Hòa thông qua các yếu tố cấu
thành giá trị thương hiệu. Trên cơ sở đó có thể xác định vị trí giá trị thương hiệu
Đường Biên Hòa trên thị trường và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao
hơn nữa các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu của Đường Biên Hòa.

Ưu điểm là thương hiệu Đường Biên Hòa là một thương hiệu lâu năm nên được
nhiều người biết đến nên việc khai thác giá trị do thương hiệu mang lại sẽ dễ dàng
hơn.
Nhược điểm là hoạt động PR cho thương hiệu chưa nhiều, mới chỉ chú trọng
đến một số mảng như tham gia các hội chợ nhằm quảng bá và xúc tiến bán hàng









iii
MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC PHỤ LỤC ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Phạm vi không gian 2
1.3.2. Phạm vi thời gian 2
1.4. Cấu trúc khóa luận 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 4
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 5
2.2.1 Giới thiệu chung về công ty 5
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty. 5
2.2.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty 6
2.2.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty 8
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1. Cơ sở lý luận 10
3.1.1.Thương hiệu và nhãn hiệu 10
3.1.2. Vai trò của thương hiệu 11
3.1.3. Thành phần của thương hiệu 12
3.1.4. Các loại thương hiệu 12
3.1.5. Định vị thương hiệu 13
3.1.6. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu 14
3.1.7. Những công cụ để xây dựng thương hiệu 17
3.1.8. Giá trị thương hiệu 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu 23


iv
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 23
3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh Công ty Đường Biên Hòa 25
4.1.1. Đánh giá chung về ngành mía đường trong năm 2010 25
4.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 26
4.2. Thực trạng quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Đường Biên Hòa của
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa 28


4.2.1. Nhãn hiệu logo 28
4.2.2.Sản phẩm và dịch vụ. 28
4.2.3 Công nghệ. 30
4.2.4 Các mốc giai đoạn phát triển 31
4.2.5. Kết quả xây dựng thương hiệu trong thời gian qua 31
4.2.6.Công cụ xây dựng và phát triển thương hiệu Đường Biên Hòa 32
4.2.7. Đối thủ cạnh tranh 34
4.2.8 Khó khăn và thuận lợi 35
4.3. Đo lường giá trị thương hiệu Đường Biên Hòa qua người tiêu dùng 35
4.3.1. Sự nhận biết về thương hiệu đường 35
4.3.2. Sản phẩm đường được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất 39
4.3.3. Tiêu chí mà người tiêu dùng chọn sản phẩm đường thường sử dụng 39
4.3.4. Tiêu chí của người tiêu dùng khi mua sản phẩm 40
4.3.5. Cảm nhận về sản phẩm đường của thương hiệu Đường Biên Hòa. 41
4.3.6. Mức độ hài lòng về sản phẩm đường thương hiệu Đường Biên Hòa 42
4.3.7. Mức độ nhận biết về sản phẩm đường của Đường Biên Hòa 45
4.3.8. Hình thức khuyến mãi ưa thích của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm
Đường Biên Hòa 46

4.4. Ma trận SWOT của thương hiệu Đường Biên Hòa 47
4.5. Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Đường Biên Hòa 48
4.5.1. Nhận biết thương hiệu Đường Biên Hòa 48
4.5.2. Yếu tố cảm nhận chất lượng sản phẩm thương hiệu Đường Biên Hòa 53
4.5.3. Sự liên tưởng thương hiệu Đường Biên Hòa 54


v
4.5.4. Lòng trung thành của người tiêu dùng thương hiệu Đường Biên Hòa 56
4.6. Các giải pháp marketing cho Công ty 59
4.6.1. Đối với mảng khách hàng công nghiệp 59

4.6.2. Đối với mảng khách hàng còn lại của Công ty 59
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1. Kết luận 61
5.2. Kiến nghị 61
5.2.1. Đối với công ty 61
5.2.2. Đối với nhà nước 62
5.2.3. Về phía người tiêu dùng và xã hội 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 64



vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA ASEAN Free Trade Area (khu vực Mậu dịch Tự do)
WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)
NQ ĐHCĐ Nghị quyết Đại hội Cổ đông
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
KD Kinh doanh
CLKD Chiến lược kinh doanh
KCN Khu công nghiệp
CN ĐKKD Chứng nhận đăng kí kinh doanh
VNĐ Đơn vị tiền Việt Nam (Việt Nam đồng)
BHS Biên Hoa sugar
VLĐ Vốn lưu động
ISO Standard Organizetion (Tiêu chuẩn quốc tế)
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
HĐQT Hội đông quản trị
TGĐ Tổng Giám Đốc

SXKD Sản xuất kinh doanh
QM (quality management) Quản lý chất lượng
NL Nguyên liệu
ĐVT Đơn vị tiền
BSJC Bien Hoa Sugar Joint Stock Company
LASUCO Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
ĐT - TH Điều tra tổng hợp
PR Quan hệ cộng đồng (Public Relations)
VTV3 Kênh Truyền hình Việt Nam VTV3
Ma trận SWOT Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa
(Strenghts, Weaknesses, Opportunities, Threats)
HVNCLC Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty Năm 2009 – 2010 26
Bảng 4.2. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Thực Hiện So Với Nghị Quyết ĐHCĐ 27
Bảng 4.3. Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Qua Các Năm 31
Bảng 4.4. Các Hội Chợ Công Ty đã Tham Gia trong Năm 2009- 2010 32
Bảng 4.5. Nhận Biết về Tên của Các Thương Hiệu Đường 36
Bảng 4.6. Nhận Biết Logo Các Thương Hiệu 37
Bảng 4.7. Phương Tiện Nhận Biết Thương Hiệu 38
Bảng 4.8. Sản Phẩm Đường Thường Sử Dụng Nhất 39
Bảng 4.9. Tiêu Chí mà Người Tiêu Dùng Chọn Sản Phẩm Đường 39
Bảng 4.10. Thống Kê Mức Độ Ảnh Hưởng Trung Bình của Các Yếu Tố Đến Nhu Cầu
Sử Dụng Đường 40


Bảng 4.11. Phương Tiện Nhận Biết Sản Phẩm Đường Biên Hòa 41
Bảng 4.12. Mức Độ Hài Lòng về Chất Lượng Sản Phẩm Đường Biên Hòa 42
Bảng 4.13. Mức Độ Hài Lòng về Bao Bì Sản Phẩm Đường Biên Hòa 43
Bảng 4.14. Mức Độ Hài Lòng về Nhãn Hiệu Đường Biên Hòa 43
Bảng 4.15. Mức Độ Hài Lòng về Kích Cỡ Sản Phẩm Thương Đường Biên Hòa 43
Bảng 4.16. Mức Độ Hài Lòng về Chủng Loại Sản Phẩm Đường Biên Hòa 44
Bảng 4.17. Mức Độ Hài Lòng về Giá Sản Phẩm thương hiệu Đường Biên Hòa 44
Bảng 4.18. Mức Độ Hài Lòng về Kênh Phân Phối Đường Biên Hòa 44
Bảng 4.19. Mức Độ Hài Lòng về Khuyến Mãi Sản Phẩm Đường Biên Hòa 44
Bảng 4.20. Mức Độ Nhận Biết về Các Sản Phẩm Đường của Đường Biên Hòa 45
Bảng 4.21. Các Hình Thức Khuyến Mãi Người Tiêu Dùng Mong Muốn 46
Bảng 4.22. Ma Trận SWOT Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa 47




viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công ty 6

Hình 3.1. Sơ Đồ Thành Phần của Thương Hiệu 12
Hình 3.2. Các Chiến Lược Định Vị 14
Hình 3.3. Sơ Đồ Tóm Tắt Quá Trình Xây Dựng Thương Hiệu 14
Hình 3.4. Tóm Tắt 5 Thành Tố Chính của Giá Trị Thương Hiệu 19
Hình 3.5. Mô Hình Những Yếu Tố Chính Để Tạo Nên Tài Sản Thương Hiệu và
Những Giá Trị mà Tài Sản Đem Lại cho Thương Hiệu 23

Hình 4.1. Thị Phần Công Ty Đường Biên Hòa So với Cả Nước 34

Hình 4.2. Biểu Đồ Tỷ Lệ Biết Đến Thương hiệu Đường của Người Tiêu Dùng 36
Hình 4.3. Biểu Đồ Tỷ Lệ Nhận Biết Logo Các Thương Hiệu Đường 37
Hình 4.4.Tỷ Lệ Đáp Viên Biết Đến Thương Hiệu Đường Qua Các Phương Tiện. 38
Hình 4.5. Biểu Đồ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Nhu Cầu Sử Dụng Đường của Người
Tiêu Dùng Qua Các Mức Độ 40

Hình 4.6. Biểu Đồ Tỷ Lệ Người Sử Dụng Sản Phẩm Đường Biên Hòa 41
Hình 4.7. Biểu Đồ Mức Độ Nhận Biết Đường Biên Hòa Qua Các Phương Tiện 42



ix
DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang
Phụ lục 1: Bảng Phỏng Vấn Người Tiêu Dùng 64

Phụ lục 2: Hình Ảnh về Hội Chợ của Công Ty 67




1


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề

Với định hướng xây dựng và phát triển ngành công nghiệp mía đường Việt
Nam trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, và đặc biệt từ sau “chương
trình một triệu tấn đường vào năm 2000 của Chính phủ” đã giúp ngành mía đường
Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa nói riêng phát triển mạnh
mẽ. Từ một nước nhập khẩu đường, sau 5 năm thực hiện chương trình đã đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ đường trong nước và tiến đến xuất khẩu.
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là một trong những cánh chim đầu đàn của
ngành công nghiệp mía đường Việt Nam, tự hào với trọng trách là người tiên phong,
Công ty đã và đang gặt hái được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong bối cảnh
hiện nay, Việt Nam đang hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới, là thành viên của
AFTA, rồi WTO với những luật chơi cũng đã đặt ra cho tất cả các đơn vị trong ngành
mía đường Việt Nam áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong đó Công ty Cổ phần
Đường Biên Hòa cần tìm ra một hướng đi riêng, để có thể tồn tại và phát triển trên tầm
cao mới.
Một khái niệm đặt ra cho các công ty, doanh nghiệp nước ta đó là thương hiệu,
một khái niệm tuy không mới mẽ gì đối với các công ty mà chính là cách định nghĩa
của họ, sự quan tâm đối với thương hiệu còn hời hợt và chưa có sự đầu tư hiệu quả.
Mặc khác, với những doanh nghiệp đã có một chút tiếng tăm, nổi tiếng trong nước
cũng chưa có một quá trình đánh giá giá trị thương hiệu của công ty mình, để trả lời
những câu hỏi như: Thương hiệu của ta mạnh hay yếu? Mức độ nhận biết của thương
hiệu bao nhiêu? Làm thế nào để thương hiệu ta mạnh hơn các đối thủ khác? Đó
chính là việc định giá thương hiệu chưa thực sự coi trọng khi mà ở các nước phát triển,


2
việc đánh giá giá trị thương hiệu được xem như là một chìa khoá quan trọng cho sự
thành công của họ.
Trên cơ sở tiếp cận một số thông tin hiện có, được tham gia thực tập tại Công ty
Cổ phần Đường Biên Hòa, bản thân tôi đã lựa chọn cho mình đề tài: “Nghiên cứu quá
trình xây dựng phát triển và các giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Đường Biên

Hòa của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa”. Đề tài này nhận thức tầm quan trọng của
việc tìm hiểu quá trình xây dựng phát triển thương hiệu của Công ty và đánh giá giá trị
thương hiệu của Công ty.
Hi vọng đề tài này sẽ đóng góp một phần vào quá trình tìm hiểu và phương
hướng giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty và giá trị
thương hiệu trong tâm trí khách hàng, được người tiêu dùng đánh giá ở mức độ khách
quan qua sự cảm nhận, sự hiểu biết và dùng sản phẩm.
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty trong
thời gian tới.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Tại Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Đồng thời tiến hành nghiên cứu, thăm dò sự nhận biết, mức độ hài lòng của
người tiêu dùng tại khu vực các siêu thị, chợ, cửa hàng trên địa bàn TP.HCM.
1.3.2. Phạm vi thời gian: Từ ngày 15/02/2011 – 15/05/2011.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Nội dung của đề tài gồm 5 chương
Chương 1. Mở đầu
Khái quát lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu trong phạm
vi giới hạn về không gian và thời gian định sẵn.
Chương 2. Tổng quan
Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan trong thời gian qua


3
Mô tả những đặc trưng cơ bản về Công ty như: giới thiệu chung về Công ty,
lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm về thương hiệu, những phương pháp nghiên cứu
khoa học được sử dụng để phân tích, diễn giải nhằm tìm ra kết quả của đề tài nghiên
cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nghiên cứu quá trình phát triển thương hiệu của Công ty cùng các nhân tố ảnh
hưởng đến việc phát triển thương hiệu, lợi nhuận của Công ty và mức độ đánh giá,
nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao giá trị thương hiệu Đường Biên Hòa
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Thông qua các kết quả phân tích được từ đó đưa ra các kết luận và kiến nghị để
Công ty có cơ sở áp dụng.


4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài về xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian gần đây được khá
nhiều người nghiên cứu, có thể kể đến là: Lê Thị Sum, 2007. Hiện trạng xây dựng và
một số giải pháp để phát triển thương hiệu quạt điện LIDICO của Công ty điện cơ
TP.HCM. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, Chuyên ngành Quản trị kinh doanh,
Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam; Nguyễn Ngọc Thùy Linh, 2008.
Nghiên cứu quá trình xây dựng và định hướng chiến lược phát triển thương hiệu cafe
BaZan của Công ty TNHH Hoàng Phát Nghĩa – Tây Ninh. Luận văn tốt nghiệp Cử
nhân Kinh tế, Chuyên ngành Kinh tế, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt

Nam; Diệp Dương Nhi, 2010. Đo lường sức khỏe thương hiệu Knorr. Luận văn tốt
nghiệp Cử nhân, Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh Tế, TP. Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
Trong các đề tài này, các tác giả đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động KD của công ty bao gồm phân tích môi trường bên trong (nhằm nhận
biết các điểm mạnh và điểm yếu) và phân tích môi trường bên ngoài (để nhận biết
những cơ hội và thách thức). Từ đó, đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược.
Phương pháp chủ yếu được các tác giả sử dụng là phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp
và thứ cấp) và phương pháp xử lý số liệu (so sánh, thống kê, tính toán các chỉ số tài
chính).

Trong đề tài này sử dụng các phương pháp giống như các đề tài trước nhưng sử
dụng thêm phương pháp thống kê bằng SPSS để xử lý số liệu mẫu điều tra, qua đó đưa
ra nhận xét và giải pháp



5
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Tên giao dich quốc tế: BIEN HOA SUGAR JOINT STOCK COMPANY.
Địa chỉ: Đường số 1- KCN Biên Hòa I, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Giấy CN ĐKKD: Số 3600495818 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp
cho đăng ký lần đầu ngày 16/05/2001, đăng ký thay đổi gần nhất vào ngày 06/09/2010.
Điện thoại: (061) 3 835 176
Fax: (061) 3 836 213
Web site:

Email:


Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa đến cuối năm 2010 là
185.316.200.000 VNĐ (Một trăm tám lăm tỷ, ba trăm mười sáu triệu, hai trăm ngàn
đồng chẵn).
Mã chứng khoán: BHS
Số lượng cổ phiếu niêm yết: 16.200.000 cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu đã phát hành đến năm 2007: 16.847.727 cổ phiếu
Tổng diện tích mặt bằng công ty là 198.245,9 m2
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty.
Tiền thân Công ty là nhà máy đường 400 tấn, sản phẩm chính lúc bấy giờ là
đường ngà, rượu mùi, bao đay được xây dựng từ năm 1969.
Năm 1994 đổi tên thành Công ty Đường Biên Hòa.
Năm 1995, Công ty mở rộng công suất đường luyện tại Biên Hòa từ 200
tấn/ngày lên 300 tấn/ngày, và khởi công xây dựng nhà máy đường Tây Ninh có công
suất là 2500 tấn mía/ngày, đến năm 2001 nâng công suất lên 3500 tấn mía/ngày.
Ngày 16/5/2001 chuyển thành Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa với VLĐ là
81 tỷ.
Ngày 21/12/2006 Công ty niêm yết cổ phiếu lên tại Hose với vốn lưu động là
128.000.000.000 đồng.
Ngày 11/4/2007 Công ty tăng VLĐ lên 168.477.270.000 đồng.
Ngày 15/6/2008 Công ty tăng VLĐ lên 185.316.200.000 đồng.


6
Năm 1968 Công ty được thành lập với tên gọi nhà máy đường Biên Hòa với sản
phẩm là đường ngà công suất 400 tấn/ngày và chưng cất rượu Rhum.
Năm 1969-1971 lắp đặt đưa vào hệ thống nhà máy luyện đường năng suất 200
tấn/ngày. Đến năm 1995 được nâng lên 300 tấn/ngày.
Ngày 3/2/2000: tổ chức BQVI (vương quốc Anh) cấp giấy chứng nhận hệ thống
quản lý chất lượng công ty phù hợp với tiêu chuẩn iso 9002:1994. Ngày 23/6/2003

BQVI cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng chuyển sang phiên bảng iso
9001:2000.
Từ năm 2001 đến nay: Công ty đã liên tục mở rộng lĩnh vực cho thuê bãi, hiện
nay Công ty đã có hệ thống kho khá hoàn chỉnh, tiện lợi với diện tích 20.000m
2
.
Tháng 5/2001 Công ty hoàn tất quá trình cổ phần hóa và chuyển đổi hoạt động
theo loại hình doanh nghiệp mới với tên gọi Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa.
Năm 2006 Công ty đã tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra
sàn giao dịch HOSE.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công ty

Nguồn: Phòng nhân sự


7
 Nhiệm vụ, chức năng của ban lãnh đạo và các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: Thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động kinh
doanh của Công ty. Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị: Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của
Công ty. Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc. Kiến nghị
sửa đổi và bổ sung Điều lệ của Công ty. Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động
kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
Ban Giám đốc:
* Tổng Giám đốc: Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế
hoạch kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước HĐQT.
* Phó TGĐ - phụ trách Kinh doanh kiêm giám đốc kinh doanh: Tham mưu cho
Tổng giám đốc trong lĩnh vực quản lý, điều hành các công việc liên quan đến hoạt

động kinh doanh mua bán của Công ty.
* Phó TGĐ nhà máy kiêm giám đốc nhà máy: Tham mưu cho TGĐ về các hoạt
động có liên quan đến tài chính, kỹ thuật cũng là người có nhiệm vụ tổ chức, điều
hành, quản lý hoạt động của nhà máy đường Biên Hòa - Tây Ninh.
* Phó TGĐ sản xuất - phụ trách sản xuất kiêm giám đốc sản xuất: Tham mưu
cho TGĐ trong lĩnh vực phụ trách hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001; Quản lý điều hành phòng kỹ thuật, phòng quản lý chất lượng, phòng kế hoạch
vật tư và các phân xưởng sản xuất.
* Phó TGĐ – kiêm giám đốc tài chính: Phụ trách các vấn đề về tài chính, chi
phối nguồn vốn hợp lý.
Các phòng ban chức năng:
* Phòng Tài chánh - Kế toán: Hạch toán kế toán. Quản lý, kiểm soát hoạt động
tài chính. Thống kê, báo cáo và phân tích hoạt động kinh tế. Quản lý hệ thống mạng vi
tính.
* Phòng nhân sự: Quản lý lao động, tiền lương, chế độ, chính sách đối với
người lao động. Huấn luyện, đào tạo. Quản lý hành chính, văn thư. Quản lý tài sản,
trang thiết bị, dụng cụ văn phòng; Bảo vệ trật tự an ninh. Quản lý, điều hành xe đưa
rước, dịch vụ.


8
* Phòng Kế hoạch - Vật Tư:Tổng hợp xây dựng kế hoạch SXKD ngắn hạn và
dài hạn. Cung ứng nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, vật tư, thiết bị phục vụ sửa chữa,
lắp đặt dự án đầu tư (mua trong nước). Quản lý kho tàng.
* Phòng Dịch vụ: Tổ chức phục vụ ăn uống nội bộ. Kinh doanh dịch vụ ăn
uống.
* Phòng Kinh Doanh: Lập kế hoạch kinh doanh, thiết lập chiến lược Marketing.
Quản lý và khai thác hệ thống phân phối của Công ty.
* Phòng Kế hoạch – Thị trường: Thu thập thông tin tức thời và nghiên cứu thị
trường, tổ chứ các sự kiện Marketing, lập kế hoạch điều độ sản xuất.

* Phòng Xuất Nhập Khẩu: Thực hiện công tác xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu
ủy thác. Thu thập và xử lý thông tin về tình hình kinh tế thế giới liên quan đến hoạt
động của Công ty.
* Phòng QM: Công tác quản lý và triển khai công tác của hệ thống quản lý chất
lượng. Nghiên cứu và phát triển chất lượng sản phẩm.
* Phòng Đầu tư – Phát triển: Thiết lập các qui trình kỹ thuật công nghệ sản xuất
các sản phẩm và kiểm soát việc thực hiện trong toàn Công ty. Huấn luyện, đào tạo
công nhân kỹ thuật
2.2.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty
- Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm đường, sau đường, rượu các loại, phân hữu
cơ vi sinh.
Xuất nhập khẩu NL, sản phẩm và vật tư chuyên ngành.
Kinh doanh dịch vụ kho bãi.
- Phương châm hoạt động công ty
Với phương châm “chất lượng làm nên thương hiệu”, đã được Công ty coi
trọng trong suốt 15 năm qua. Chất lượng đường của Công ty không chỉ phù hợp với
yêu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với chính sách kinh tế xã hội của nhà nước mà
còn đảm bảo giá thành hợp lý. Chính vì vậy, thực phẩm của Công ty ngày càng trở
thành nhu cầu không thể thiếu của người tiêu dùng. Chất lượng đường của Công ty Cổ
phần Đường Biên Hòa đã tạo nên thương hiệu Đường Biên Hòa. Hiện nay trong toàn


9
ngành đường nước ta, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa đã vinh dự được bình chọn
liên tục trong 10 năm qua là hàng Việt Nam chất lượng cao
- Triết lý kinh doanh
Hướng đến thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn
ISO 9001:2000.

Thiết lập theo dõi và kiểm soát mục tiêu chất lượng tại các đơn vị và toàn Công
ty.
Nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ sản xuất đường luyện từ nguyên
liệu đường kết tinh thủ công sản xuất trong nước để thay thế một phần đường thô nhập
khẩu.





CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1.Thương hiệu và nhãn hiệu
- Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thương hiệu. Đối với đề tài này, Tôi đề
xuất một số định nghĩa về thương hiệu phổ biến sau:
Philip Kotler cho rằng: “Nhãn hiệu là tên gọi, là khái niệm, là dấu hiệu, là biểu
tượng thiết kế hay là sự kết nối giữa chúng nhằm xác định hàng hóa, dịch vụ của một
người bán hay một nhóm người nhằm làm khác biệt chúng so với đối thủ cạnh tranh”.
Theo Roderick White “Thương hiệu là những hình thức mà một công ty nhắm
tới để làm khác biệt hóa sản phẩm của mình so với đối thủ cạnh tranh, và thông qua
các hoạt động Marketing bảo vệ vị thế, lợi nhuận của công ty. Để đạt đến điều này thì
thương hiệu phải đạt đến sự hòa hợp với khách hàng”.
Theo định nghĩa của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên,
một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố
kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán
và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) của người đó với các đối thủ cạnh tranh”.

Như vậy có thể nói: Thương hiệu là một tập hợp những giá trị liên tưởng gắn
liền với tâm tư, tình cảm, niềm tin của người tiêu dùng. Nó không tồn tại ở dạng vật
chất mà chỉ là những khái niệm nằm trong tiềm thức của người tiêu dùng.
- Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Cần phân biệt rõ hai định nghĩa đó là “Thương hiệu” và “Nhãn hiệu”.
Nhãn hiệu là dấu hiệu, biểu tượng hoặc tên gọi của một sản phẩm dùng để nhận
biết và phân biệt trên thị trường


11
THƯƠNG HIỆU
NHÃN HIỆU
Thương hiệu được doanh nghiệp xây
dựng và người tiêu dùng chấp nhận và
sử dụng trên thị trường
Nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký
với cơ quan chức năng và được luật
pháp bảo vệ quyền sử dụng trên thị
trường
Khái niệm trừu tượng và tài sản vô hình Giá trị cụ thể và tài sản hữu hình
Hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng Hiện diện trên văn bản pháp lý
Doanh nghiệp xây dựng, người tiêu dùng
chấp nhận và tin tưởng
Doanh nghiệp đăng ký, cơ quan
chức năng công nhận
Xây dựng do hệ thống tổ chức công ty
Xây dựng trên hệ thống luật pháp
quốc gia
Là phần linh hồn của doanh nghiệp Là phần thân thể của doanh nghiệp


3.1.2. Vai trò của thương hiệu
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều khó tránh khỏi, mang tính
quy luật tất yếu. Giá trị cốt lõi của sản phẩm ngày càng gần nhau thì thương hiệu là
chìa khóa tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Thương hiệu có thể mang lại cho
sản phẩm những đặc tính và thuộc tính riêng có, nhằm phân biệt nó với những sản
phẩm khác. Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của
một sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm và lựa chọn
sản phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện. Lòng trung thành với thương hiệu của khách
hàng cho phép doanh nghiệp dự báo và kiểm soát thị trường.
Hơn nữa, nó tạo nên một rào cản gây khó khăn cho các doanh nghiệp khác
muốn xâm nhập thị trường. Chính thương hiệu làm tăng thêm giá trị của sản phẩm,
làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, và do đó cạnh tranh giữa các thương hiệu
ngày càng quyết liệt. Mặc dù các quy trình sản xuất và các thiết kế sản phẩm có thể dễ
dàng bị sao chép lại, nhưng những ấn tượng ăn sâu trong lòng người tiêu dùng qua
nhiều năm về sản phẩm thì không thể dễ dàng bị sao chép. Về khía cạnh này, thương
hiệu có thể được coi như một cách thức hữu hiệu để bảo đảm lợi thế cạnh tranh.

×